Mưa lạnh như băng, cả một bầu trời trắng xóa trút xuống mặt đất. Mãi tới lúc hoàng hôn buông xuống thì mưa mới ngớt đi nhưng vẫn còn những bong bóng nước trôi lềnh bềnh
Đã tám mùa thu trôi qua mà Giang Đông Duy Dương phủ huyện Bạch Sa đều không tránh được những trận mưa như vũ bão như vậy.
Vô số nhà dân đã bị sụp xuống trong trời mưa bão, nước trên các đường phố trong huyện nhiều tới mức có thể đi thuyền được. Mới thượng tuần tháng chín mà một đoạn đê nam thành của huyện đã bị mưa lũ làm xói lở thành một lỗ thủng lớn. Hai ngày nay, ông trời dường như thương tình nên cho mưa ngớt đi để cho huyện Bạch Sa có thể nghỉ ngơi. Chỉ có điều khắp huyện nơi nào cũng có lũ, nước vì thế mà cũng không thể thoát ngay hết được. Dòng sông Bạch Thủy ở phía ngoài huyện thành nước cũng không chảy kịp, vì thế nước lũ đều phải tràn qua mặt đê. Nếu không phải trấn Thanh Hà ở phía bắc mười mấy ngày trước thông suốt lỗ hổng thì không chừng huyện thành này bị nước sông Bạch Thủy làm ngập rồi.
Những người cứu nạn ở phía ngoài thành đang cho xây dựng trong thành một ngọn núi, núi là núi đất, cao hơn mười trượng, hình dáng giống như một ngôi mộ khổng lồ mà không có nắp mộ vậy. Người nào lịch sự thì gọi là Ngọa Mi sơn, không có cây cối gì cả, trông trọc trơ, người dân trong huyện quen gọi là Mộ Phần sơn.
Một viên quan trẻ tuổi thân hình cao lớn, đầu đội mũ ô sa, người đang mặc quan bào màu xanh cũng không ngại đường xá lầy lội mà đi tới Mộ Phần sơn nơi có trại cứu tế.
Quan lớn đích thân tới Bạch Sa cứu tế dân lập tức khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Có rất nhiều nạn dân quần áo rách rưới bước lên nói:
- Đổng Phủ Quân tới thì chúng tôi có hi vọng rồi
- Đại nhân sẽ không để dân chúng chết đói
- Đổng Phủ Quân là ai vậy? Thì ra là ông ta.
Viên quan trẻ tuổi chính là Tri phủ Duy Dương phủ Đổng Nguyên, hắn có uy danh, dân chúng tôn xưng hắn là phủ quân. Lúc Xa gia ở phủ Tấn An phản loạn truy quét qua Đông Mân, Đổng Nguyên là chủ bộ Đông Mân bắc bộ của huyện Tiên Hà. Khi quân phản loạn tới, nguyên tri huyện huyện Tiên Hà chỉ lo cho mình, muốn hiến thành đầu hàng địch bảo toàn tính mệnh của cả nhà, Đổng Nguyên đã triệu tập nha dịch và dân chúng trong huyện bắt tri huyện giam lại, đóng thành kiên thủ, chặn con đường quân phản loạn từ phía bắc xâm nhập vào Chiết Tây. Quân phản loạn nhà họ Xa vây thành hơn một tháng trời, công kích không thành nên đành lui quân. Sau đó Đổng Nguyên nhậm chức dưới trướng của Giang Ninh binh bộ thượng thư - Tổng đốc Lý Trác, lập được nhiều công lớn. Quân phản loạn nhà họ Xa trải qua nhiều năm nổi loạn cũng khó có thể bình định được, triều đình và người phụ trách bình định miền đông nam Lý Trác đều có ý nghĩ muốn thu nạp nhà họ Xa. Đổng Nguyên không thể đồng nhất ý kiến được với đám đông, định sẽ rời xa quân doanh trở về với chức quan văn. Mùa xuân năm nay hắn sẽ được điều vào Duy Dương phủ nhậm chức.
Trời đã quang được vài ngày rồi, nhưng lúc hoàng hôn trên trời vẫn xuất hiện những đám mây mưa, Đổng Nguyên đi vội vàng, không để ý những hạt mưa li ti đang rơi trên đầu. Tri huyện huyện Bạch Sa Đinh Tri Nho và Đổng Nguyên và đồng liêu Cao Tông Đình ở Đông Mân cũng đi theo phía sau nửa bước.
- Tri Nho, chuyến lương thực thứ hai mà Giang Ninh phát cho ta khi nào có thể tới được? Đổng Nguyên hỏi.
Duy Dương phủ không chỉ có huyện Bạch Sa gặp nạn, tất cả lương thực tiền bạc cứu tế phải do lưu kinh Giang Ninh phân phối.
Bản triều thời Thái tổ ở Giang Ninh đặt cơ nghiệp, sau khi khởi sự đã lấy Giang Ninh làm đô thành. Thái tông vì chống đỡ các dị tộc Đông Hồ phía bắc nên đã dời đô sang Yến Kinh phủ, lấy Giang Ninh làm lưu kinh. Giang Ninh vẫn giữ lục bộ, các cơ cấu quan lại ở trung ương như Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Học Sĩ viện, trên danh nghĩa là cùng cấp bậc với lục bộ, tam viện ở Yến Kinh nhưng thực quyền lại mãi mãi không bằng. Vì lăng mộ của Thái tổ được đặt ở Giang Ninh nên người đời gọi những viên quan nhàn rỗi được ủy nhiệm tới Giang Ninh là thủ lăng quan. Cho dù như vậy, phủ Giang Ninh hơn hai trăm năm nay vẫn luôn là trung tâm kinh tế quân sự của miền nam đất nước.
Đinh Tri Nho nói:
- Vừa mới nhận được tin cấp báo, chuyến lương thực cứu nạn tối qua ở Giang Ninh đã bắt đầu đưa lên thuyền, trưa nay xuất phát, sáng sớm ngày mai có thể sẽ tới.
- Tốt, thế tình hình tai vong thế nào?
Con đường ven sông đã nhiều năm nay không được tu sửa, trời lại mưa xối xả, mấy ngày liền đều nhận được công văn đệ lên, mấy ngày nay tuy mưa đã ngưng bớt nhưng hồng thủy vẫn chưa rút, thương vong e rằng không dưới vạn người. Sợ là sợ nước sông Bạch Thủy cùng với nước sông Dương Tử trong chốc lát không thể rút xuống ngay được mà con đê thì lại không được phòng thủ kiên cố_____đây là điều đáng lo nhất.
Đổng Nguyên im lặng một lát rồi căm hận nói:
- Thái bình nhiều năm không biết tới nguy hiểm, huyện Bạch Sa gặp phải là lũ lụt; Hải Lăng, Sùng Châu là hải triều quay về, bọn hải tặc lợi dụng thời cơ lên bờ gây náo loạn, hiện nay ngay cả người dân trong huyện thành Sùng Châu cũng bị cướp ...
Nói ra những lời phiền lòng như vậy, Đổng Nguyên không kìm nổi lòng phải trút giận xuống đám quân cấp dưới, hắn tức giận phẩy mạnh cánh tay áo, ra lệnh cho Đinh Tri Nho lo việc tu sửa đê điều.
- Lúc này mới tu sửa đê điều thì cũng không kịp rồi, chỉ có thể đợi tới mùa đông. Đoạn đê nguy hiểm đó phải cho nhiều người canh giữ, những người ở dưới đê nếu có thể sơ tán ra ngoài thì cho sơ tán ra ngoài hết. Những nạn dân không sắp xếp được ổn thỏa ở bên này thì cho sơ tán sang Duy Dương thành. Việc chấn chỉnh lại huyện thành sau khi lũ qua, ngươi phải lo cho chu đáo, tính toán kinh phí rồi trình lên cho ta.
- Tuân mệnh
Đổng Nguyên, Đinh Tri Nho, Cao Tông Đình vừa bàn việc cứu tế dân gặp nạn vừa đi về phía đỉnh núi, bên đó có tòa đình, có thể nhìn thấy sông Bạch Thủy từ xa.
Mặc dù nói trên trời vẫn còn những đám mây mưa trôi nhẹ nhàng, nhưng ở đường chân trời lại là một bầu trời trong xanh, đứng trong đình trên đỉnh ngọn núi, nhìn về phía xa là mặt trời chiều mùa thu đỏ tươi giống như màu máu treo trên bầu trời trong xanh như ngọc vậy. Nước sông Bạch Thủy phía ngoài đê vẫn mênh mông, sắc xanh xen lẫn sắc hồng như nhuộm.
Lúc này, một tiếng đàn nhẹ như khói từ phía bến đò vọng lại, tiếng huyên náo dường như bị tiếng đàn làm cho yên ắng lại.
Đổng Nguyên nhìn xuống chân núi phía có tiếng đàn vọng lại , ngoài mấy chiếc lá nhẹ nhàng trôi phía ngoài con đê, nổi bật ở giữa là một con thuyền được trang trí đẹp mắt, tiếng đàn dường như phát ra từ trong thuyền, mơ hồ như âm thanh trên trời vậy. Rất nhiều nạn dân quần áo tả tơi đều ngồi trên những tảng đá giữ đê mà nghe tiếng đàn mê hồn người này, cúi nhìn sang, nhỏ như con kiến, đúng lúc cũng có mấy chiếc thuyền cá đơn sơ đi qua, dường như là vì tiếng đàn này mà tới vậy.
Đổng Nguyên nghe một lát , nhíu mày hỏi:
- Ai đang gảy đàn vậy?
- Giang Ninh danh kỹ Tô Mi đã dừng thuyền lại ở đây mấy ngày rồi.
Đinh Tri Nho bẩm.
- Cô ta không ở Giang Ninh mà lại ở đây làm gì?
Đổng Nguyên cũng từng nghe nói qua kỹ danh của Tô Mi, biết được cô ta là một ca kỹ có tiếng trong thành Giang Ninh, ở Giang Ninh rất được lòng của văn nhân mặc khách, các quan lớn đều muốn có được cô ta, nhưng trong lòng không hiểu tại sao cô ta lại rời xa Giang Ninh rồi xuất hiện ở Duy Dương này.
- Đỗ Vinh quay trở về quê hương để dự đại thọ 60 tuổi của cha, mời Tô Mi cùng về Duy Dương góp vui....
Đinh Tri Nho bẩm.
Nghe đến cái tên Đỗ Vinh, Đổng Nguyên khẽ nhíu mày, thở nặng nề, trông thần sắc có vẻ như coi thường người này.
Cao Tông Đình nói:
- Xa gia quy thuận có chủ ý, ngoại trừ Yến Kinh, Lưu Kinh ra bên này cũng có rất nhiều người giúp Xa gia hoạt động, tạo thế, Đỗ Vinh cũng là một trong số đó. Có người kiến thư tố cáo Đỗ Vinh tư thông hải tặc, Lý soái cũng ngồi nhìn không quản…
Đinh Tri Nho hướng ánh mắt về phía khác, chức tri huyện nhỏ của hắn cũng không dám xen vào chuyện triều chính. Đổng Nguyên nổi tiếng là người có tính tình nóng nảy, cùng Giang Ninh Binh bộ Thượng thư, Đông Mân Tổng đốc Lý Trác mà cũng dám đập bàn mắng chửi, chủ yếu là do Lý Trác khen ngợi tài năng của hắn, nên mặc dù trong lòng không thích hắn nhưng cũng coi chỉ là chuyện lướt ngang qua mắt.
Đổng Nguyên hừ một tiếng:
- Mấy năm nay Đông Hải tặc phỉ thành họa, Xa gia cũng không tránh được liên quan. Những năm gần đây nếu như không có hải tặc nối giáo cho giặc, Lý soái sớm đã dẹp được Đông Mân rồi, tội gì phải bận tâm nhiều việc làm gì.
- Chỉ sợ sau khi Xa gia quy thuận sẽ càng có cơ hội nuôi dưỡng quân.
Cao Tông Đình than vãn.
- Trước khi ta đến Duy Dương đã lưu lại ở Giang Ninh mấy ngày, các sĩ tử của Tây Khê học xã cũng công khai đồng ý việc Xa gia xin hàng, xem ra các thần tử trong triều cùng với Lý soái cũng đã sớm có dự tính.
- Đúng là con mọt sách, tự xưng là phong lưu danh sĩ mà lại chỉ biết khua môi múa mép .
Đổng Nguyên không chút khách khí, giọng điệu lại có chút không biết làm thế nào, hắn chỉ là tri phủ Duy Dương, không biết được chuyện triều chính, hơn nữa hắn chính là người có ý kiến khác với mọi người trong việc Xa gia quy thuận.
Con mọt sách? Ánh mắt Đinh Tri Nho nhìn về bức tranh phía ngoài con đê, Tây Khê học xã gì đó chỉ đơn giản là một đám con mọt sách chỉ biết khua môi mú mép như vậy ư? Lại nghĩ tới việc Xa gia xin hàng, phong hầu cắt đất, trong tay còn nắm giữ hàng vạn tinh binh, cùng với thế lực của đám giặc Đông Hải bên ngoài gia nhập vào, xem như là một phương chư hầu rồi, trước sau thì triều đình cũng hướng về mầm tai họa phía đông nam. Chẳng qua là bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với người Đông Hồ nên triều đình đã phái tinh binh từ phía đông nam tới tới phòng tuyến phía bắc. Tiếp nhận việc Xa gia quy hàng cũng là vì nghĩa chung , đương nhiên cũng phải có sự đề phòng Lý Trác nuôi quân làm phản. Nguyên nhân chủ yếu là gần mười năm nay, vì việc bình định phản loạn Xa gia ở Đông Mân, ngân sách dùng cho quân binh có tới nghìn vạn lượng, làm cho tiền thưởng và ứng phó trong triều vạn lần khó khăn.
Đinh Tri Nho thấy Đổng Nguyên đang nhìn mình, không dám tiếp tục đề tài đang bàn luận cùng Cao Tông Đình nữa, bèn cười lên rồi nói sang chuyện khác:
- Tô Mi đi qua huyện Bạch Sa, gặp lũ lụt nghiêm trọng, nạn dân đáng thương, từ Duy Dương trở về đã dừng thuyền ngoài đê hiến nghệ, những người có tiền trong huyện có thể lên thuyền nghe đàn nghe ca diễn, số tiền có được đều quyên góp để cứu giúp nạn dân. Đỗ Vinh cũng hào hứng, nhận lời Tô Mi ở lại Bạch Sa hiến nghệ mười ngày, hắn liền quyên góp nghìn hai. Hôm nay đã là ngày thứ tám..
Thấy Đổng Nguyên nhìn về hướng chiếc thuyền hoa, y liền lấy lòng nói:
- Phủ Quân nếu có nhã hứng nghe cầm, thần sẽ phái người mời cô Tô Mi lên bờ góp vui cho tiệc rượu.
Đổng Nguyên lắc đầu nói:
- Nạn dân khắp nơi, ta lại ở cao đường nhã phòng uống rượu nghe cầm, còn ra thể thống gì nữa ?
Đinh Tri Nho nhìn thần sắc Đổng Nguyên, rụt rè nói:
- Thực ra ta có ý khác, hy vọng phủ quân không lấy làm phiền lòng, ta kỳ thực khẩn cầu phủ quân khen ngợi việc Tô Mi giúp nạn nhân một tiếng.
Thấy Đổng Nguyên không nói tiếng nào liền quay đầu cùng Cao Tông Đình xuống núi trước, nghĩ lại câu nói quá uyển chuyển của mình, trong lòng khẽ cười: “ một tiểu mĩ nhân xinh đẹp như vậy ai mà chẳng thích.” Thấy một gã sai nha áo đen đứng cách đó không xa, y liền vẫy hắn tới, vừa cùng Đổng Nguyên đi hướng về phía thành vừa chỉ bảo sai nha đi mời Tô Mi tới buổi tiệc tối nay góp vui .
Sai nha áo đen là một người đàn ông béo lùn có đôi lông mày rộng, hắn đầu một nhóm sai nha xuống núi đi về phía đê sông.
Bến sông sớm đã bị nước lũ bao phủ, phía ngoài bờ đê đã dựng trụ cùng với ngói xây nên một bến tàu đơn sơ, lúc nay cũng có non nửa bị ngâm trong nước. Thân chiếc thuyền hoa to lớn, sau khi nước sông Bạch Thủy dâng lên, mép thuyền phải cao hơn bến tàu một khoảng lớn. Sai nha áo đen đi tới đứng ở trên bến tàu cũng không với được tới con thuyền. Cái thang đầu thuyền được thu trở về, sai nha áo đen không thấy được tình hình trên tàu cũng không dám mạo hiểm leo lên thuyền. Hắn chỉ một con thuyền ô bồng, vẫy tay gọi nhà đò đem thuyền qua, thuyền ô bông tuy cao hơn bến tàu một đoạn nhưng vẫn thấp hơn chiếc thuyền hoa một đoạn. Lấy thuyền ô bồng làm chỗ đặt chân phải mất khoảng bốn chân nữa mới leo tới được chiếc thuyền hoa.
Sai nha áo đen vừa nhảy lên đầu thuyền, một người hầu nam trẻ mặc áo xanh từ trong khoang thuyền chui ra, hai người suýt chút nữa đã đánh nhau. Sai nha áo đen sợ hết hồn, mắng:
- Đồ quỷ, tự dưng ở đâu xuất hiện... thiếu gia vô dụng nhà ngươi chết mà sống lại cũng làm cho mấy bà liệm sợ lăn ra giường. Ngươi còn muốn dọa chết ta phải không?
Đã tám mùa thu trôi qua mà Giang Đông Duy Dương phủ huyện Bạch Sa đều không tránh được những trận mưa như vũ bão như vậy.
Vô số nhà dân đã bị sụp xuống trong trời mưa bão, nước trên các đường phố trong huyện nhiều tới mức có thể đi thuyền được. Mới thượng tuần tháng chín mà một đoạn đê nam thành của huyện đã bị mưa lũ làm xói lở thành một lỗ thủng lớn. Hai ngày nay, ông trời dường như thương tình nên cho mưa ngớt đi để cho huyện Bạch Sa có thể nghỉ ngơi. Chỉ có điều khắp huyện nơi nào cũng có lũ, nước vì thế mà cũng không thể thoát ngay hết được. Dòng sông Bạch Thủy ở phía ngoài huyện thành nước cũng không chảy kịp, vì thế nước lũ đều phải tràn qua mặt đê. Nếu không phải trấn Thanh Hà ở phía bắc mười mấy ngày trước thông suốt lỗ hổng thì không chừng huyện thành này bị nước sông Bạch Thủy làm ngập rồi.
Những người cứu nạn ở phía ngoài thành đang cho xây dựng trong thành một ngọn núi, núi là núi đất, cao hơn mười trượng, hình dáng giống như một ngôi mộ khổng lồ mà không có nắp mộ vậy. Người nào lịch sự thì gọi là Ngọa Mi sơn, không có cây cối gì cả, trông trọc trơ, người dân trong huyện quen gọi là Mộ Phần sơn.
Một viên quan trẻ tuổi thân hình cao lớn, đầu đội mũ ô sa, người đang mặc quan bào màu xanh cũng không ngại đường xá lầy lội mà đi tới Mộ Phần sơn nơi có trại cứu tế.
Quan lớn đích thân tới Bạch Sa cứu tế dân lập tức khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Có rất nhiều nạn dân quần áo rách rưới bước lên nói:
- Đổng Phủ Quân tới thì chúng tôi có hi vọng rồi
- Đại nhân sẽ không để dân chúng chết đói
- Đổng Phủ Quân là ai vậy? Thì ra là ông ta.
Viên quan trẻ tuổi chính là Tri phủ Duy Dương phủ Đổng Nguyên, hắn có uy danh, dân chúng tôn xưng hắn là phủ quân. Lúc Xa gia ở phủ Tấn An phản loạn truy quét qua Đông Mân, Đổng Nguyên là chủ bộ Đông Mân bắc bộ của huyện Tiên Hà. Khi quân phản loạn tới, nguyên tri huyện huyện Tiên Hà chỉ lo cho mình, muốn hiến thành đầu hàng địch bảo toàn tính mệnh của cả nhà, Đổng Nguyên đã triệu tập nha dịch và dân chúng trong huyện bắt tri huyện giam lại, đóng thành kiên thủ, chặn con đường quân phản loạn từ phía bắc xâm nhập vào Chiết Tây. Quân phản loạn nhà họ Xa vây thành hơn một tháng trời, công kích không thành nên đành lui quân. Sau đó Đổng Nguyên nhậm chức dưới trướng của Giang Ninh binh bộ thượng thư - Tổng đốc Lý Trác, lập được nhiều công lớn. Quân phản loạn nhà họ Xa trải qua nhiều năm nổi loạn cũng khó có thể bình định được, triều đình và người phụ trách bình định miền đông nam Lý Trác đều có ý nghĩ muốn thu nạp nhà họ Xa. Đổng Nguyên không thể đồng nhất ý kiến được với đám đông, định sẽ rời xa quân doanh trở về với chức quan văn. Mùa xuân năm nay hắn sẽ được điều vào Duy Dương phủ nhậm chức.
Trời đã quang được vài ngày rồi, nhưng lúc hoàng hôn trên trời vẫn xuất hiện những đám mây mưa, Đổng Nguyên đi vội vàng, không để ý những hạt mưa li ti đang rơi trên đầu. Tri huyện huyện Bạch Sa Đinh Tri Nho và Đổng Nguyên và đồng liêu Cao Tông Đình ở Đông Mân cũng đi theo phía sau nửa bước.
- Tri Nho, chuyến lương thực thứ hai mà Giang Ninh phát cho ta khi nào có thể tới được? Đổng Nguyên hỏi.
Duy Dương phủ không chỉ có huyện Bạch Sa gặp nạn, tất cả lương thực tiền bạc cứu tế phải do lưu kinh Giang Ninh phân phối.
Bản triều thời Thái tổ ở Giang Ninh đặt cơ nghiệp, sau khi khởi sự đã lấy Giang Ninh làm đô thành. Thái tông vì chống đỡ các dị tộc Đông Hồ phía bắc nên đã dời đô sang Yến Kinh phủ, lấy Giang Ninh làm lưu kinh. Giang Ninh vẫn giữ lục bộ, các cơ cấu quan lại ở trung ương như Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Học Sĩ viện, trên danh nghĩa là cùng cấp bậc với lục bộ, tam viện ở Yến Kinh nhưng thực quyền lại mãi mãi không bằng. Vì lăng mộ của Thái tổ được đặt ở Giang Ninh nên người đời gọi những viên quan nhàn rỗi được ủy nhiệm tới Giang Ninh là thủ lăng quan. Cho dù như vậy, phủ Giang Ninh hơn hai trăm năm nay vẫn luôn là trung tâm kinh tế quân sự của miền nam đất nước.
Đinh Tri Nho nói:
- Vừa mới nhận được tin cấp báo, chuyến lương thực cứu nạn tối qua ở Giang Ninh đã bắt đầu đưa lên thuyền, trưa nay xuất phát, sáng sớm ngày mai có thể sẽ tới.
- Tốt, thế tình hình tai vong thế nào?
Con đường ven sông đã nhiều năm nay không được tu sửa, trời lại mưa xối xả, mấy ngày liền đều nhận được công văn đệ lên, mấy ngày nay tuy mưa đã ngưng bớt nhưng hồng thủy vẫn chưa rút, thương vong e rằng không dưới vạn người. Sợ là sợ nước sông Bạch Thủy cùng với nước sông Dương Tử trong chốc lát không thể rút xuống ngay được mà con đê thì lại không được phòng thủ kiên cố_____đây là điều đáng lo nhất.
Đổng Nguyên im lặng một lát rồi căm hận nói:
- Thái bình nhiều năm không biết tới nguy hiểm, huyện Bạch Sa gặp phải là lũ lụt; Hải Lăng, Sùng Châu là hải triều quay về, bọn hải tặc lợi dụng thời cơ lên bờ gây náo loạn, hiện nay ngay cả người dân trong huyện thành Sùng Châu cũng bị cướp ...
Nói ra những lời phiền lòng như vậy, Đổng Nguyên không kìm nổi lòng phải trút giận xuống đám quân cấp dưới, hắn tức giận phẩy mạnh cánh tay áo, ra lệnh cho Đinh Tri Nho lo việc tu sửa đê điều.
- Lúc này mới tu sửa đê điều thì cũng không kịp rồi, chỉ có thể đợi tới mùa đông. Đoạn đê nguy hiểm đó phải cho nhiều người canh giữ, những người ở dưới đê nếu có thể sơ tán ra ngoài thì cho sơ tán ra ngoài hết. Những nạn dân không sắp xếp được ổn thỏa ở bên này thì cho sơ tán sang Duy Dương thành. Việc chấn chỉnh lại huyện thành sau khi lũ qua, ngươi phải lo cho chu đáo, tính toán kinh phí rồi trình lên cho ta.
- Tuân mệnh
Đổng Nguyên, Đinh Tri Nho, Cao Tông Đình vừa bàn việc cứu tế dân gặp nạn vừa đi về phía đỉnh núi, bên đó có tòa đình, có thể nhìn thấy sông Bạch Thủy từ xa.
Mặc dù nói trên trời vẫn còn những đám mây mưa trôi nhẹ nhàng, nhưng ở đường chân trời lại là một bầu trời trong xanh, đứng trong đình trên đỉnh ngọn núi, nhìn về phía xa là mặt trời chiều mùa thu đỏ tươi giống như màu máu treo trên bầu trời trong xanh như ngọc vậy. Nước sông Bạch Thủy phía ngoài đê vẫn mênh mông, sắc xanh xen lẫn sắc hồng như nhuộm.
Lúc này, một tiếng đàn nhẹ như khói từ phía bến đò vọng lại, tiếng huyên náo dường như bị tiếng đàn làm cho yên ắng lại.
Đổng Nguyên nhìn xuống chân núi phía có tiếng đàn vọng lại , ngoài mấy chiếc lá nhẹ nhàng trôi phía ngoài con đê, nổi bật ở giữa là một con thuyền được trang trí đẹp mắt, tiếng đàn dường như phát ra từ trong thuyền, mơ hồ như âm thanh trên trời vậy. Rất nhiều nạn dân quần áo tả tơi đều ngồi trên những tảng đá giữ đê mà nghe tiếng đàn mê hồn người này, cúi nhìn sang, nhỏ như con kiến, đúng lúc cũng có mấy chiếc thuyền cá đơn sơ đi qua, dường như là vì tiếng đàn này mà tới vậy.
Đổng Nguyên nghe một lát , nhíu mày hỏi:
- Ai đang gảy đàn vậy?
- Giang Ninh danh kỹ Tô Mi đã dừng thuyền lại ở đây mấy ngày rồi.
Đinh Tri Nho bẩm.
- Cô ta không ở Giang Ninh mà lại ở đây làm gì?
Đổng Nguyên cũng từng nghe nói qua kỹ danh của Tô Mi, biết được cô ta là một ca kỹ có tiếng trong thành Giang Ninh, ở Giang Ninh rất được lòng của văn nhân mặc khách, các quan lớn đều muốn có được cô ta, nhưng trong lòng không hiểu tại sao cô ta lại rời xa Giang Ninh rồi xuất hiện ở Duy Dương này.
- Đỗ Vinh quay trở về quê hương để dự đại thọ 60 tuổi của cha, mời Tô Mi cùng về Duy Dương góp vui....
Đinh Tri Nho bẩm.
Nghe đến cái tên Đỗ Vinh, Đổng Nguyên khẽ nhíu mày, thở nặng nề, trông thần sắc có vẻ như coi thường người này.
Cao Tông Đình nói:
- Xa gia quy thuận có chủ ý, ngoại trừ Yến Kinh, Lưu Kinh ra bên này cũng có rất nhiều người giúp Xa gia hoạt động, tạo thế, Đỗ Vinh cũng là một trong số đó. Có người kiến thư tố cáo Đỗ Vinh tư thông hải tặc, Lý soái cũng ngồi nhìn không quản…
Đinh Tri Nho hướng ánh mắt về phía khác, chức tri huyện nhỏ của hắn cũng không dám xen vào chuyện triều chính. Đổng Nguyên nổi tiếng là người có tính tình nóng nảy, cùng Giang Ninh Binh bộ Thượng thư, Đông Mân Tổng đốc Lý Trác mà cũng dám đập bàn mắng chửi, chủ yếu là do Lý Trác khen ngợi tài năng của hắn, nên mặc dù trong lòng không thích hắn nhưng cũng coi chỉ là chuyện lướt ngang qua mắt.
Đổng Nguyên hừ một tiếng:
- Mấy năm nay Đông Hải tặc phỉ thành họa, Xa gia cũng không tránh được liên quan. Những năm gần đây nếu như không có hải tặc nối giáo cho giặc, Lý soái sớm đã dẹp được Đông Mân rồi, tội gì phải bận tâm nhiều việc làm gì.
- Chỉ sợ sau khi Xa gia quy thuận sẽ càng có cơ hội nuôi dưỡng quân.
Cao Tông Đình than vãn.
- Trước khi ta đến Duy Dương đã lưu lại ở Giang Ninh mấy ngày, các sĩ tử của Tây Khê học xã cũng công khai đồng ý việc Xa gia xin hàng, xem ra các thần tử trong triều cùng với Lý soái cũng đã sớm có dự tính.
- Đúng là con mọt sách, tự xưng là phong lưu danh sĩ mà lại chỉ biết khua môi múa mép .
Đổng Nguyên không chút khách khí, giọng điệu lại có chút không biết làm thế nào, hắn chỉ là tri phủ Duy Dương, không biết được chuyện triều chính, hơn nữa hắn chính là người có ý kiến khác với mọi người trong việc Xa gia quy thuận.
Con mọt sách? Ánh mắt Đinh Tri Nho nhìn về bức tranh phía ngoài con đê, Tây Khê học xã gì đó chỉ đơn giản là một đám con mọt sách chỉ biết khua môi mú mép như vậy ư? Lại nghĩ tới việc Xa gia xin hàng, phong hầu cắt đất, trong tay còn nắm giữ hàng vạn tinh binh, cùng với thế lực của đám giặc Đông Hải bên ngoài gia nhập vào, xem như là một phương chư hầu rồi, trước sau thì triều đình cũng hướng về mầm tai họa phía đông nam. Chẳng qua là bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với người Đông Hồ nên triều đình đã phái tinh binh từ phía đông nam tới tới phòng tuyến phía bắc. Tiếp nhận việc Xa gia quy hàng cũng là vì nghĩa chung , đương nhiên cũng phải có sự đề phòng Lý Trác nuôi quân làm phản. Nguyên nhân chủ yếu là gần mười năm nay, vì việc bình định phản loạn Xa gia ở Đông Mân, ngân sách dùng cho quân binh có tới nghìn vạn lượng, làm cho tiền thưởng và ứng phó trong triều vạn lần khó khăn.
Đinh Tri Nho thấy Đổng Nguyên đang nhìn mình, không dám tiếp tục đề tài đang bàn luận cùng Cao Tông Đình nữa, bèn cười lên rồi nói sang chuyện khác:
- Tô Mi đi qua huyện Bạch Sa, gặp lũ lụt nghiêm trọng, nạn dân đáng thương, từ Duy Dương trở về đã dừng thuyền ngoài đê hiến nghệ, những người có tiền trong huyện có thể lên thuyền nghe đàn nghe ca diễn, số tiền có được đều quyên góp để cứu giúp nạn dân. Đỗ Vinh cũng hào hứng, nhận lời Tô Mi ở lại Bạch Sa hiến nghệ mười ngày, hắn liền quyên góp nghìn hai. Hôm nay đã là ngày thứ tám..
Thấy Đổng Nguyên nhìn về hướng chiếc thuyền hoa, y liền lấy lòng nói:
- Phủ Quân nếu có nhã hứng nghe cầm, thần sẽ phái người mời cô Tô Mi lên bờ góp vui cho tiệc rượu.
Đổng Nguyên lắc đầu nói:
- Nạn dân khắp nơi, ta lại ở cao đường nhã phòng uống rượu nghe cầm, còn ra thể thống gì nữa ?
Đinh Tri Nho nhìn thần sắc Đổng Nguyên, rụt rè nói:
- Thực ra ta có ý khác, hy vọng phủ quân không lấy làm phiền lòng, ta kỳ thực khẩn cầu phủ quân khen ngợi việc Tô Mi giúp nạn nhân một tiếng.
Thấy Đổng Nguyên không nói tiếng nào liền quay đầu cùng Cao Tông Đình xuống núi trước, nghĩ lại câu nói quá uyển chuyển của mình, trong lòng khẽ cười: “ một tiểu mĩ nhân xinh đẹp như vậy ai mà chẳng thích.” Thấy một gã sai nha áo đen đứng cách đó không xa, y liền vẫy hắn tới, vừa cùng Đổng Nguyên đi hướng về phía thành vừa chỉ bảo sai nha đi mời Tô Mi tới buổi tiệc tối nay góp vui .
Sai nha áo đen là một người đàn ông béo lùn có đôi lông mày rộng, hắn đầu một nhóm sai nha xuống núi đi về phía đê sông.
Bến sông sớm đã bị nước lũ bao phủ, phía ngoài bờ đê đã dựng trụ cùng với ngói xây nên một bến tàu đơn sơ, lúc nay cũng có non nửa bị ngâm trong nước. Thân chiếc thuyền hoa to lớn, sau khi nước sông Bạch Thủy dâng lên, mép thuyền phải cao hơn bến tàu một khoảng lớn. Sai nha áo đen đi tới đứng ở trên bến tàu cũng không với được tới con thuyền. Cái thang đầu thuyền được thu trở về, sai nha áo đen không thấy được tình hình trên tàu cũng không dám mạo hiểm leo lên thuyền. Hắn chỉ một con thuyền ô bồng, vẫy tay gọi nhà đò đem thuyền qua, thuyền ô bông tuy cao hơn bến tàu một đoạn nhưng vẫn thấp hơn chiếc thuyền hoa một đoạn. Lấy thuyền ô bồng làm chỗ đặt chân phải mất khoảng bốn chân nữa mới leo tới được chiếc thuyền hoa.
Sai nha áo đen vừa nhảy lên đầu thuyền, một người hầu nam trẻ mặc áo xanh từ trong khoang thuyền chui ra, hai người suýt chút nữa đã đánh nhau. Sai nha áo đen sợ hết hồn, mắng:
- Đồ quỷ, tự dưng ở đâu xuất hiện... thiếu gia vô dụng nhà ngươi chết mà sống lại cũng làm cho mấy bà liệm sợ lăn ra giường. Ngươi còn muốn dọa chết ta phải không?
/83
|