Ba người dùng xong bửa trưa, đoạn tháp tùng một đoàn thương nhân thong thả rời thành Nghi Châu đi thẳng về phía trước.
Vượt khỏi thành chừng ba mươi lý (theo tự diển Thiều Chửu một lý bằng 360 bước), bổng nhiên nhìn thấy đằng trước mặt có một đám đông hành nhân đang tụ tập, Bạch Phụng kinh ngạc kêu lên: "Nơi đó đã xảy ra chuyện gì ?"
Mã Xung đùa : "Chắc bọn họ đi bộ mệt mỏi nhìn khúc gổ mục ngở là rắn rồi mượn cớ dừng chân."
Lam Long buột miệng cải: "Nghĩ ngơi cũng cần kiếm cớ nầy nọ hay sao?"
Mã Xung: "Đó là một thứ tâm lý thường được nhiều người dùng đến. Ví như Giáp với Ất tỉ võ đến lúc sức cùng lực tận. Theo lý thì cả hai nên dừng tay,nhưng một đằng Giáp cố chết tấn công, mà đằng kia Ất cũng không chịu khuất phục liều mạng cầm cự. Thành thử ráng kéo giằng dai chẳng ai thắng ai. Đến cuối cùng, gã Ất chịu đựng hết nổi song vẫn cố cả giọng hung hăng: "Hứ hử ! Lão tử bận chuyện quan trọng không thể phụng bồi thêm nữa, lần sau sẽ lấy mạng nhà ngươi."
Lam Long bật cười: "Thật là một gã mặt dày !"
Mã Xung cũng cười ha ha: "Lúc đó gã Giáp cũng chẳng hơn gì, thấy đối phương thoái bộ thì mừng rơn trong bụng nhưng ngoài mặt vẫn ra vẽ kênh kiệu: Ta để cho nhà ngươi sống thêm ít ngày nữa."
Bạch Phụng che miệng cười khúc khích: "Không nhường cũng chẳng được a !"
Mã Xung chưa kịp mở lời đột nhiên nghe thấy từ trong đám đông có người hô hoán: "Dưới nước có xác người."
Lam Long quay sang Mã Xung nghiêm nghị bảo: "Thật có chuyện xảy ra rồi !"
Mã Xung chợt nghĩ sự tình không đơn giản như mình vừa tưởng tượng, vội vã vượt lên phía trước: "Chả lẽ có vài người bị giết chết !"
Ba người chạy một mạch tới nơi, thì thấy nhiều người vẫn còn đang bàn tán, chỉ chỏ vào thi thể của hai hán tử trung niên còn đang ngâm trong mé ao đối diện, hành lý thì bị vứt bỏ bừa bải trên bờ.
Lam Long nhìn Mã Xung: "Hình như là một vụ chận đường đánh cướp !"
Mã Xung: "Căn cứ vào màu sắc từ hai thanh cương kiếm chiếu lấp lánh xuyên qua nước bùn mà xét thì e rằng hai người này chẳng phải hạng vô danh tiểu tốt. Lão đệ có lẽ tiếng hô hoán phát xuất từ những người đứng bên kia ao."
Lam Long đề nghị: "Hay Mã huynh sang bên đó điều tra kẻ bị hại là ai. Đệ và Phụng nhi ở lại đây cố tìm xem có phát hiện được chút manh mối nào chăng. Lẽ nào chúng ta lại bỏ qua không màng tới."
Lúc Mã Xung vòng sang bên kia ao, chợt một giọng nói trầm trầm vang lên: "Ư ừm! vị lão đệ tuổi trẻ kia ơi, có lo chuyện thiên hạ cũng phải biết cân nhắc, riêng chuyện này tốt nhất chớ nên nhúng tay vào !"
Lam Long và Bạch Phụng cùng lúc quay đầu lại, đồng thời phát hiện một hán tử trung niên với đôi mắt sắc bén từ trong đám đông đang chăm chú theo dõi hai người.
Lam Long hít hà trong bụng: "Nội công của người này quả thật cao thâm !"
Lập tức bước tới trước ôm quyền bái chào: "Xin được thỉnh vấn danh tính của đại thúc đây !"
Hán tử trung niên không mang binh khí, mình vận nông phục, thong thả hoàn lễ: "Tiểu lão Chu Húc, xem ra lão đệ không phải là người ở địa phương này."
Lam Long tươi cười: "Thì ra là bậc tiền bối, vãn sinh người Động Đình, xin được đại thúc chỉ giáo."
Chu Húc nghiêm nghị bảo: "Thấy lão đệ quá xăn xái tiểu lão mới lên tiếng bằng không thì đã khoanh tay đứng nhìn. Tại cái vũng nước cạn này trước sau đã có năm người uổng mạng. Bọn họ đều là những tay đắc lực của Phi Yến đại tiêu cục. Lần này rõ ràng là bọn cướp tính đúng chuyến tiêu giao tại Hải Châu thành tất phải đi ngang qua đây nên chờ sẳn mà phục kích. Cứ nhìn thương thế chí mạng của bọn tiêu sư thì biết."
Lam Long nghe trong lời của lão ta còn có ẩn tình, liền kính cẩn thưa: "Vãn sinh kiến thức ít oi, mong đại thúc giải bài tỏ tường!"
Chu Húc chậm rải thốt: "Bọn họ bị trúng thương giống nhau, sau ót đều có một dấu huyết ấn hình chữ Vạn (‘卍’). Vết thương không sâu lại không lưu huyết, thương thế như vậy e rằng chỉ có một ít nhân vật lão luyện trong giang hồ mới nhận ra người nào đã hạ độc thủ. Lão đệ hảy nhìn kỷ xem chung quanh có lưu lại dấu vết đánh nhau không ?"
Lam Long biết lão ta không tiện tiết lộ danh tánh hung thủ trước đám đông nên chỉ mĩm cười: "Đa tạ đại thúc có lòng chỉ điểm, vãn sinh đã thụ giáo."
Chu Húc thấy chàng chẳng có ý rút lui liền đổi giọng: "Chàng tuổi trẻ, quí danh là chi ?"
Bạch Phụng đáp thay lời: "Long ca ca của ta họ Lam."
Chu Húc mặt hơi đổi sắc, cất giọng cười lên ha hả: "Thì ra là Cứu Tinh của người khổ nạn, coi như tiểu lão công cóc uổng phí tâm cơ. Chuyện này đã lọt vào mắt chắc lão đệ sẽ chẳng chịu buông tay. Châu chấu đá xe thà chết không lui a."
Lam Long lộ vẽ bối rối: "Đại thúc quá khen rồi, vãn sinh nào có tài cán gì, bổn tánh vốn hay đa mang, gặp chuyện bất bình dù chết cũng không ngại."
Chu Húc cười bảo: "Lão hủ sớm đã hâm mộ hành vi của lão đệ. Chỉ mong lão đệ hành động cẩn thận là hơn."
Lam Long hỏi: "Còn mấy thi thể này phải xử trí ra sao đây ?"
Chu Húc đáp: "Bọn họ vốn có sáu người. Một vị may mắn gặp chuyện chi đó nên phải chậm lại một bước nhờ vậy mà thoát nạn. Người đó đang quay về tiêu cục để báo tin."
Lam Long vòng tay: "Thế thì tốt rồi, vãn bối xin cáo từ."
Chu Húc điềm nhiên nói: "Mời lão đệ theo ta !"
Lam Long biết lão còn có chuyện cần nói nên hướng sang Mã Xung vảy vảy tay gọi: "Mã huynh có đầu mối rồi, chúng ta phải đi mau."
Mé bên kia ao Mã Xung chăm chú quan sát cả ba thi thể mà không phát hiện được gì nghe Lam Long gọi liền hỏi tới: "Đầu mối ở đâu ?"
Lam Long giới thiệu lão nông: "Do đại thúc Chu Húc chỉ giáo."
Mã Xung nghe tên vội vàng chấp tay hành lễ: "Thì ra là Vô Biện Sơn Nông Chu tiền bối."
Chu Húc mĩm cười: "Lão đệ chính là Bắc Anh Mã Xung, ha ha ! hạnh hội, hạnh hội."
Mã Xung lại hoàn lễ: "Lão nhân gia xưa nay có tiếng không màng tới chuyện thị phi trong giang hồ, chẳng lẽ lần này lại phá lệ rồi sao?"
Chú Húc đưa tay chỉ Lam Long rồi bảo: "Trong võ lâm lắm kẻ nhất thời nổi hứng trượng nghĩa song chẳng mấy ai chịu bền chí hành hiệp dài lâu. Còn như Bát Hoang lãng tữ đây mới xứng danh hiệp nghĩa song toàn không hề cải biến. Lão hủ là ai, mà sao không bị hắn làm cho cảm động. Mã lão đệ cũng đang độ thanh niên, lẽ nào chẳng biết người trẻ tuổi trước tiên cần phải giử lấy điều chi là trọng điểm. Các bậc võ lâm tiền bối há chẳng từng trãi qua lứa tuổi thanh niên, vì vậy biết rõ danh vọng đã gây khổ lụy biết bao nhiêu người. Không phải lão hủ nhìn mặt lấy lòng mà nói lời thiên vị, chứ hiện nay các bậc tiền bối ai mà chẳng khen Bát Hoang lãng tử đáng được ngưởng mộ với hai chữ Cứu Tinh !"
Mã Xung nghe xong thầm nghĩ trong bụng: "Không ngờ Lam Long được các vị tiền bối trọng vọng đến như vậy."
Trái lại Lam Long có vẽ ngượng nghịu: "Chu đại thúc nói như thế khiến cho vãn bối như Thành Hoàng bất an, kỳ thật vãn bối có chổ nào đáng kể đâu !"
Chu Húc cười ha hả: "Cổ nhân thường bảo đạo hành niệm cửu phản bất kiến đạo. Lão hủ lấy một tỉ dụ khác có hơi tục khí một chút tuy chẳng đủ nghĩa như sau kẻ giàu ngày ngày chỉ ăn canh yến riết rồi không còn biết mùi vị canh yến như thế nào."
Mã Xung thở dài một tiếng: "Chu lão tán dương Lam huynh đệ vô hình chung nhắc nhở vãn bối mò mẩm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy chân đế a ! Từ rày về sau vãn bối sẽ gắng học theo Lam huynh đệ."
Chu Húc cả cười: "Coi như Lam lão đệ tiên thiên đắc đạo còn các hạ hậu thiên đắc đạo. Cho dù tiên thiên hay hậu thiên phải nên nhớ rằng ngộ đạo dễ hành đạo khó mấu chốt là ở một chử Hằng."
Dứt lời, lão vận khinh công đi trước.
Vượt hơn mấy mười lý, bốn người mới dừng chân tại một vùng đất hẻo lánh không người qua lại. Một gian mao thất đứng trơ trọi tựa vào vách núi kế bên một con suối nhỏ, chung quanh cỏ mọc um tùm gần như vô chủ. Ba người tiến vào mới ngạc nhiên khi thấy bên trong không dính một tí bụi nào.
Chu Húc cười bảo: "Đây là nơi tạm cư của lão, mởi chư vị ngồi."
Lam Long nói: "Lão nhân gia đừng khách sáo. Bọn vãn bối mong được chỉ giáo không dám quấy rầy thêm nữa."
Chu Húc bảo: "Các vị đều rõ lão hủ đến nơi đây là có ý muốn tránh tai mắt người ngoài."
Lão vào trong mang ra một kỷ trà, mời mổi người một chung rồi mới ngồi xuống, đợi tất cả uống xong mới trịnh trọng nói: "Lão hủ dư biết chư vị đều nôn nóng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện."
Mã Xung: "Rốt cuộc thảm án đó ra sao ?"
Chu Húc: "Đầu tiên phải nhắc đến nguyên do, năm ngoái có một phụ nhân lưng cỏng đứa trẻ đi vào thành Bắc Kinh tìm kiếm những tiệm cầm đồ. Cuối cùng bà tìm được tiệm cầm đồ lớn nhất thành là Đông Thăng Đường, thì ra món đồ mà bà ta muốn đem cầm là……"
Mã Xung vọt miệng xen vào: "Lão bản của Đông Thăng Đường là người giám định đồ cổ nổi tiếng họ Lạc tên Thế Kỳ."
Chu Húc hỏi: "Sao lão đệ biết được ?"
Mã Xung đáp: "Vãn bối đã từng đem đồ đi cầm tại đó."
Chu Húc bật cười ha ha: "Vậy thì đúng rồi, hôm đó tấu xảo lão bản Lạc Thế Kỳ đang có mặt tại quầy. Lão nhận thấy phụ nhân không phải là một kẻ quê mùa, đoán rằng gia đình bà ta tất có lai lịch nên đích thân chào hỏi xem bà ta định cầm thế món chi."
Lam Long buột miệng hỏi: "Vậy bà ta họ tên là gì ?"
Chu Húc đáp: "Bà ta không đề cập đến nhưng lấy từ trong túi ra một món cổ vật là chiếc bình đựng rượu Phụng Văn Dữu mà vương thất thời nhà Châu hay dùng. Lạc chưởng quản là người biết xem hàng vừa nhìn thấy cổ vật là tim đập thình thịch, lập tức ra giá một ngàn lạng bạc."
Mã Xung thốt: "Chắc chắn bà ta sẽ vui lòng."
Chu Húc lắc đầu: "Bà ấy chỉ cần năm trăm lạng và còn nói rõ chờ lúc thằng nhỏ trưởng thành sẽ chuộc về."
Lam Long a một tiếng: "Thực ra món đó đáng bao nhiêu tiền ?"
Chu Húc đáp: "Lạc lão bản dư biết cổ vật trị giá một vạn lạng bạc nên vừa mở miệng đã ra giá một ngàn lạng. Có điều nghe phụ nhân có ý thâu hồi lại cổ vật khiến lão nao nao trong lòng."
Lam Long hỏi: "Chính tự bà ấy ấn định thời hạn ?"
Chu Húc đáp: "Đúng vậy, hy vọng cuối cùng của lão Lạc là ở chổ thời gian ký thác. Song phương thảo luận rất lâu kết quả bà ta chịu nhường một bước không chờ đến đứa nhỏ trưởng thành mà chỉ kỳ hạn ba năm."
Bạch Phụng thắc mắc: "Lẽ nào ba năm sau đứa nhỏ có thể giải quyết được sự việc ?"
Chu Húc nói: "Sau này đọc di thư mới biết, gia cảnh của bà bần cùng đến nổi khi trượng phu qua đời bà chẳng còn tiền để an táng. Trượng phu của bà là một vị ẩn sĩ bị một tay cao thủ đánh trọng thương, trước phút lâm chung ông giao cổ vật Phụng Văn Dữu và dặn dò bà bảo quản cho tốt, chờ khi đứa nhỏ lớn lên hảy trao lại cho nó đồng thời cũng bảo bà hảy mau đi tìm Tửu Thần !"
Mã Xung hết sức kinh ngạc hỏi: "Chuyện ly kỳ đến vậy ư?"
Chu Húc đáp: "Phụ nhân cũng biết võ công, nhưng cần tiền để chôn chồng nên mới đem cầm tạm cổ vật. Một là có chổ cất giử cổ vật, hai là có tiền xoay sở vấn đề trước mắt, tính toán được như vậy kể ra bà ta cũng là người thông minh."
Lam Long lại hỏi: "Vì sao bà ta chết ?"
Chu Húc trả lời: "Trượng phu của bà ta vì món cổ vật mà bị hại, nhưng trước khi chết còn có thể chạy thoát khỏi tay hung thủ chứng minh võ công ông ta cũng cao cường. Phụ nhân sau khi cầm cổ vật vừa về đến nhà không ngờ kẻ thù tìm đến tận cửa, thử hỏi làm sao có thể sống sót."
Bạch Phụng hốt hoảng hỏi: "Cả đứa nhỏ cũng cùng chung số phận ư ?"
Chu Húc: "Phụ nhân đó cũng không phải là người tầm thường, trên đường về đã lo xa đem thằng nhỏ gởi tại một nơi mà chỉ có một mình bà ta biết mà thôi."
Lam Long: "Có lẽ kẻ địch không biết bà ta có con nhỏ, nhưng tìm không thấy cổ vật bọn chúng nhất định sẽ truy tầm."
Chu Húc: "Đó chính là nguyên nhân làm mấy tay tiêu sư mất mạng !"
Mã Xung: "Chắc Lạc lão bản nhờ tiêu cục vận chuyển cổ vật đi nơi khác."
Chu Húc: "Lạc lão bản vốn xuất thân từ gia tộc phú thương dưới núi Vân Đài. Sau khi nhận cầm cổ vật lão không ngừng suy đi nghĩ lại đồng thời hay tin được bà ta bị ngộ hại nên lo lắng ngày nào cổ vật còn lưu lại Bắc Kinh thì nguy cơ bị cướp đi càng lớn. Cuối cùng lão quyết định dùng ba ngàn lạng bạc thuê Phi Yến tiêu cục vận chuyển cổ vật về quê nhà đặng tìm chổ giấu đi, còn lão thì đã khởi hành hai ngày trước đó."
Lam Long thở dài: "Thế nào tên ma đầu cũng phăng ra lão Lạc."
Chu Húc: "Trước khi xuất hành Lạc lão bản có viết một phong thư nhờ phó tổng tiêu đầu Phi Yến Tiêu cục Đào Tường chuyển giao. Phó tổng tiêu đầu lại đòi thêm một ngàn lạng bạc nữa mới chịu mang thư đến tận ranh giới hai tỉnh Vân, Quí này. Thì ra lão nhắn thằng con trai đang học nghệ ở đó mau mau về gấp để tiếp nhận cổ vật."
Mã Xung vỗ đùi: "Con trai lão ta chính là Lạc Trọng !"
Chu Húc gật đầu: "Không sai chút nào, thế nhưng Lạc Trọng chẳng những không nhận được tiêu hàng mà luôn cả thân phụ của mình cũng vĩnh viễn không còn cơ hội để gặp mặt."
Ba người đều giật mình, Lam Long liền hỏi: "Lạc lão bản cũng bị ngộ hai ư ?"
Chu Húc đáp: "Toàn gia bị giết sạch, e rằng chỉ còn một mình Lạc Trọng sống sót mà thôi !"
Lão ngừng lại một chút rồi mới nói tiếp: "Cuối cùng cổ vật cũng lọt vào tay tên ma đầu kia rồi !"
Ba người đồng lên tiếng hỏi: "Rốt cuộc người đó là ai ?"
Chu Húc nghiêng tai lắng nghe động tịnh bốn bề chung quanh, rồi mới hạ thấp giọng nói: "Lão hủ tin rằng sau khi đắc thủ hắn ta cũng không mấy an tâm tất nhiên phải nhanh chân chạy về sào huyện của mình."
Lam Long hỏi: "Hắn sợ Tửu Thần truy tầm ?"
Chu Húc thở dài: "Hiện nay ai ai cũng cho rằng tam Kỳ tam Tà là những nhân vật võ công tuyệt đỉnh trong võ lâm nhưng nào biết thiên ngoại hửu thiên. Nếu đơn đả độc đấu thì Tửu Thần chưa đủ sức đả bại ma đầu này !"
Lam Long nghi ngờ hỏi: "Người đó là ai, chã lẽ chưa từng gặp phải đối thủ ?
Chu Húc đáp: "Đối thủ dĩ nhiên là có chứ, nhưng lão chẳng úy kỵ gì. Tuy nhiên chỉ có riêng lão mới biết rõ kẻ đối đầu đáng gờm của mình là ai."
Bạch Phụng đột nhiên góp lời: "Y chính là Ác Phật Ma Tăng !"
Chu Húc kinh ngạc hỏi: "Làm sao tiểu muội muội biết được ?"
Lam Long chen vào: "Thấy tiền bối và Mã Huynh không phải là người xa lạ nên vãn bối mới thôi dấu diếm, phụ thân Phụng nhi chính là Phù Dung đảo chủ Bạch tiền bối !"
Chu Húc a lên một tiếng: "Thì ra là thiên kim của bái huynh ta !"
Bạch Phụng từ tốn đứng lên thưa: "Mong Chu thúc đừng trách điệt nữ vô tri !"
Chu Húc cười ha ha: "Bạch đại ca quá là trầm mặc, không hề nhắc đến ta trước mặt nhi nữ. Ôi ! Đại tẩu đột ngột mất đi quả là một đả kích nặng nề đối với huynh ấy."
Đoạn lão quay sang hỏi Bạch Phụng: " Bạch đại ca sao lại an tâm để một mình điệt nữ phiêu bạt bên ngoài ?"
Bạch Phụng cười khúc khích đáp: "Gia gia đã giao phó điệt nữ cho Long ca ca chăm sóc a !"
Chu Húc không tài nào ngờ nổi Kiếm Đế có thể yên trí để ái nữ duy nhất của mình cùng với một thanh niên võ công xoàng xỉnh xông pha trên giang hồ.
Riêng Mã Xung khi biết Bạch Phụng là nhi nữ của Kiếm Đế thì trong lòng âm thầm xít xoa không ngớt.
Chu Húc tuy dành nhiều hảo cảm nhưng thấy nghĩa huynh còn xem trọng Lam Long hơn mình tưởng tượng, bất giác cũng sanh lòng thân thiết đối với chàng. Lão hướng về ba người: "Lúc nảy điệt nữ nói chẳng sai, ma đầu đó chính là Vi Phật Ma Tăng. Năm mươi năm trước lão tìm đến Tây Vực rồi từ đó bặt vô âm tín, vì vậy hiếm có nhân vật giang hồ nào dưới tuổi ngũ tuần mà biết tới y. Lão hủ lúc còn học nghệ từng nghe trưởng bối đề cập tới nên mới nhận ra lai lịch của huyết ấn hình chữ vạn kia."
Lam Long liền hỏi: "Sào huyệt của lão ta ở tại địa phương nào ?"
Chu Húc đáp: "Tại núi Tu Di có một sơn cốc được nhiềungười nghe tiếng là Điểu Thú Tuyệt, thế nhưng ít ai biết được lão ma đầu đã đổi tên của nó thành Tam Tây Thiên. Bên trong lão cho xây một tòa Sắc Bảo Tự thật nguy nga. Võ công của lão càng phức tạp vừa chánh vừa tà, tay trái chuyên xử Huyết Vạn Ấn của tà giáo, còn tay phải thiện dụng Thiên Tăng Công của bạch đạo, ngoài ra chẳng ai biết lão ta có bao nhiêu môn tuyệt học. Có điều không hiểu lão cần tranh đoạt Phụng Văn Dữu để dùng vào chuyện gì ?"
Mã Xung vội hỏi: "Đó có phải là những công phu lợi hại nhất của lão ta ?"
Chu Húc lắc đầu: "Ma đầu này là người nguỵ dị tuyệt luân, âm độc vô bì."
Lam Long: "Người càng âm độc thì càng thâm tàng bất lộ, chắc chắn lão còn những môn võ công lợi hại khác."
Chu Húc gật đầu: "Tiếc rằng không một ai biết."
Đột nhiên lão lấy ra một vật trao cho Mã Xung: "Đây là tín vật của lão hủ, nhờ lão đệ lập tức mang đến Lão Hà Khẩu tìm gặp một lão ngư dân cũng chính là bạn thâm giao của lão hủ mà người thường không ai biết đến có biệt danh Thanh Đào Ngư Phu. Huynh ấy sẽ nhận ra tín vật này, lão đệ cứ thuật lại đầu đuôi câu chuyện rồi thay ta mời y đến núi Tu Di một chuyến."
Ba người nhìn thấy đó là một cái bừa nhỏ bằng bạc dài chừng hai lóng tay. Mã Xung tiếp lấy rồi hỏi: "Sau đó vãn bối cùng đi với Ngư Lão tiền bối ?"
Chu Húc đáp: "Chắc chắn huynh ấy sẽ vui vẽ đánh bạn cùng lão đệ."
Kế đến lão quay sang nói với Lam Long: "Lão hủ đi tìm Lạc Trọng. Chuyện này không thể để hắn gánh vác một mình. Trong lúc đau thương quá độ e rằng hắn sẽ gây nên họa lớn."
"Còn vãn bối ?"
"Ngươi cùng điệt nữ cứ thong thả đi đến núi Tu Di, không chừng chúng ta sẽ gặp lại nhau trên đường."
Bạch Phụng lo lắng hỏi: "Không biết Tửu Thần bá bá đã hay tin chưa ?"
Chu Húc trả lời: "Chuyện này làm náo động cả võ lâm vã lại còn có bí ẩn ly kỳ, làm sao Bành huynh lại không biết ?’
Bàn định xong, lão mời ba người cùng dùng bửa trước khi chia nhau lên đường.
Rời khỏi mao thất Lam Long dẩn Bạch Phụng đi về hướng núi Vân Đài. Bạch Phụng ngỡ Lam Long lạc đường bèn lên tiếng nhắc nhở: "Chu thúc căn dặn chúng ta cứ nhắm hướng Tây Nam là tiến thẳng tới núi Tu Di a."
Lam Long bảo: "Huynh định từ núi Vân Đài đi dọc theo bờ biển !"
Bạch Phụng ngẩm nghĩ rồi vổ tay reo lên:"Lão Ma Tăng chẳng dại gì dùng đường bộ, nhất định sẽ ngồi thuyền đến Nam Hải rồi theo bí lộ trở về núi Tu Di vì trên mặt biển lão không sợ cao thủ vây công."
Lam Long chìa ngón cái tỏ vẽ tán thưởng, miệng thúc giục: "Sao chưa chịu đi mau mau một chút !"
Bạch Phụng nhíu mày: "Chã lẽ huynh muốn chặn đường lão ư ? Chúng ta còn chưa đủ sức à nha !"
Lam Long giơ hai ngón tay ra như nhứ: "Tìm được dấu, bám theo đuôi rồi rình cơ hội….."
Bạch Phụng bật lên cười khúc khích: "Muội quên là có một tên tiểu đạo tặc bên mình, nhưng huynh phải cẩn thận, coi chừng không còn bàn tay nào để cầm đủa."
"Thì muội đút cho huynh ăn."
"Xí ! Ai thèm."
Mấy hôm sau vào giờ ngọ hai người tiến vào thành Hải Châu, chọn một gian khách điếm nghỉ ngơi, chuẩn bị cho sáng sớm hôm sau lên núi Vân Đài.
Đang lúc Lam Long ngồi trên gường dưỡng thần Bạch Phụng cứ bước tới bước lui, nằng nặc đòi chàng đưa ra ngoài dạo chơi.
Lam Long chịu không thấu, tới bàn hớp vội một ngụm trà, gọi tiểu nhị lên khóa cửa phòng, sau đó cùng Bạch Phụng rời khỏi khách điếm.
Bên ngoài sinh hoạt buôn bán tấp nập hơn những phố trấn trong nội địa. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển nên số lượng càng phong phú. Hai người tản bộ đến một quảng trường có đông đảo người đang tụ tập. Hàng trăm mặt hàng đủ loại bày bán la liệt. Tiếng rao ơi ới đúng là một khung cảnh sầm uất náo nhiệt.
Bạch Phụng đảo mắt nhìn quanh rồi hạ giọng nói nhỏ với Lam Long: "Cũng không thiếu mặt võ lâm cao thủ a."
Lam Long cười bảo: "Biết đâu họ cũng đang đi dạo như chúng ta. Chỉ có hạng võ công bết bát mới bám vào chổ nước đục này. Chứ các bậc cao nhân khi nào lại chịu tịch mịch, cam lòng làm cá trong ao."
Hai người ung dung tản bộ, vừa đi ngang qua một ngôi miếu, Bạch Phụng nhìn thấy có nhiều người đang ăn xin liền quay sang háy mắt trêu Lam Long: "Cứu Tinh a ! Khách quen của huynh đây."
Lam Long lắc đầu: "Huynh chỉ cứu giúp những ai thực sự khốn cùng chứ không để cho ai lợi dụng lòng tốt của mình. Muội xem có người đang ở tuổi thanh niên, thể lực đều tốt nhưng chỉ biết ỷ lại không chịu lao động, thậm chí có người trông chẳng có vẽ nghèo đói chút nào. Những người như thế thì huynh xin miễn."
Bạch Phụng a một tiếng: "Sao trên đời có người cam tâm làm kẻ hạ tiện ?"
Lam Long chỉ về phía trước: "Đàng kia có mấy lão bà, chúng ta hảy tới đó. À còn có thêm ba hán tử bệnh nặng, thân thể gầy ốm, mặt mày vàng khè nữa. Phụng nhi biếu mỗi người một ít tiền nhưng đừng cho nhiều quá, e họ bị bọn quang côn vô lại giựt mất."
Trong lòng Bạch Phụng cũng khen thầm: "Về mặt này thì chàng quả có thừa kinh nghiệm." Nhưng vẫn mở miệng hỏi: "Nơi đây đâu phải chỉ có ba người?"
Lam Long giải thích: "Bốn người còn lại diện sắc khá tốt, da thịt đầy đặn, chứng tỏ bọn họ không hề thiếu ăn, sức lực còn cường kiện sao không chịu kiếm việc chi làm. Cứ mặc kệ họ."
Bạch Phụng bỉu môi cười trêu: "Thì ra Cứu Tinh mục quang như thần a !"
Bạch Phụng chuẩn bị xong bạc vụn vừa định đem phân phát cho từng người thì bị Lam Long níu tay kéo lại: "Không thể cứ phát khơi khơi như vậy, coi chừng cả bọn xúm lại quấy nhiểu muội."
"Vậy phải làm sao?"
"Hảy xem huynh đây!"
Chàng buớc tới gần ba hán tử mặt vàng vẩy vẩy tay gọi: "Các người mau tới đây."
Ba hán tử cùng ứng tiếng đứng lên, những tên kia cũng thừa dịp đi theo đuôi. Lam Long phớt lờ chỉ hướng về ba hán tử có bệnh hỏi: "Các người biết nơi nào bán giày, áo quần và đai lưng không?"
Một trong ba hán tử cung kính đáp: "Các món đó ở đây không có bán, nếu công tử muốn mua phải đi qua nơi khác cũng không xa lắm chỉ quẹo trái một con đuờng là thấy."
Lam Long cười bảo: "Vậy ta đưa tiền nhờ các người đi mua giùm. À, nhớ chọn thứ rẻ rẻ một chút, ta đứng đây chờ."
Nói xong dúi vào tay mỗi người một ít bạc vụn.
Ba người cầm chặt ngân lượng trong tay hí hửng chạy đi vì họ tin rằng sau khi mua xong mang về đây sẽ được trả công.
Một nam nhân khác bước tới hỏi: "Công tử có cần thêm món nào khác không ?"
Lam Long mĩm cười hỏi Bạch Phụng: "Muội muốn mua món gì ?"
"Một chiếc khăn tay bằng lụa ! Nàng đưa cho gã một miếng bạc nhỏ rồi dặn: "Mau mau nha !"
Gã vồ được miếng bạc, liền co giò phóng như bay.
Một lát sau, ba hán tử bệnh hoạn quay trở lại. Lam Long thoáng nhìn cũng nhận ra mấy món hàng cũng rất khá, cười bảo: "Tốt lắm."
Ba người vừa hoàn lại số bạc dư vừa nói: "Thưa công tử ! Chỉ tốn một ít bạc mà thôi !"
Lam Long cả cười: "Các vị quả là những người thật thà, chỉ vì mang bệnh mới đến nông nổi này. Số tiền còn dư coi như tiền công trả cho ba vị, ta còn tặng thêm một nén bạc này để dùng làm y phí. Mong rằng sau khi lành bệnh mọi người sẽ tìm được công việc làm, chứ cầm chén đi ăn xin không phải là cách mưu sinh chân chánh."
Ba hán tử lộ vẽ cảm kích: "Chúng tôi vì bất đắc dĩ mới…"
Lam Long cắt ngang : "Ta biết !"
Tiếp theo đó chàng bước tới trước mặt các bà lão rồi bảo Bạch Phụng: "Muội cứ phân phát cho họ đi."
Nàng vừa ân cần biếu mỗi bà lão năm quan tiền vừa dịu giọng dặn dò: "Các cụ ơi hảy giử tiền cho kỷ nha, coi chừng người khác lấy đi mất."
Ba bà lão run rẩy nói: "Cám ơn tiểu thư, cầu bồ tát bảo hộ cô. Chúng tôi về nhà ngay."
Lam Long chờ mấy bà lão đi khuất mới nhìn sang Bạch Phụng cười bảo: "Phía đông có một nhóm người đang quây quần, chúng ta hảy qua bên đó xem xem, biết đâu có trò vui xảy ra."
Bạch Phụng chần chừ hỏi: "Không chờ cái gã đi mua khăn tay cho muội hay sao ?"
Lam Long cười ha ha: "Vậy là muội phải đi báo quan rồi, e rằng hắn ta chẳng bao giờ trở lại."
"Tại sao ?"
"Hắn cầm bạc trong tay không tìm đến kỹ viện thì cũng vào đổ phường, cho nên…."
Bạch Phụng dậm chân: "Đã biết như thế sao còn bảo muội giao tiền cho hắn ta chứ ?"
Lam Long nhún vai: "Để muội tin, huynh không nhìn lầm người !"
Bạch Phụng hội ý bật cười khanh khách: "Huynh hư thật !"
Bọn hán tử đang chờ chực kiếm chác nghe hai người đàm thoại cảm thấy ngượng ngùng tự động lủi vào đám đông chuồn mất.
Lam Long dìu Bạch Phụng len vào giửa đám đông thì thấy một bà lão tóc bạc trắng như tuyết cùng một thiếu nữ trông thật chất phác tuổi chừng mười bảy mười tám ngồi trên một mãnh chiếu củ. Thiếu nữ ăn vận giản dị, tuy không tô son điểm phấn nhưng phong tư cực kỳ diễm lệ không thua kém bất cứ một tiểu thư danh môn khuê tú nào. Trước mặt bà lão có đặt một chiếc hộp gỗ nhỏ củ kỹ đã ngã màu vàng úa. Nắp hộp đã được mở toang ra, bên trong là một hoàn thuốc bóng bảy xanh biếc to gần bằng quả trứng gà. Kế bên có một tờ giấy, nét mực còn khá mới đề năm chữ Cổ Kim Đệ Nhất Đan, không biết dùng để trị bệnh gì.
Lam Long tò mò khều khều một thanh niên mặc trang phục hoa lệ đứng kế bên: "Huynh đài có biết chuyện gì không ?"
Gã thanh niên định lờ đi nhưng phát hiện Bạch Phụng đứng bên cạnh đẹp tựa thiên tiên trong lòng hí hửng, cười híp cả mắt, cất giọng khách sáo: "Xin hỏi quí danh các hạ là chi?"
Lam Long nhếch môi: "Tại hạ họ Lam !"
Gã thanh niên xích tới gần Lam Long cố tạo dáng vẽ nho nhã: "À ! thì ra là Lam huynh."
Gã liếc nhìn Bạch Phụng rồi mới tiếp tục nói: "Ha Ha ! Bà già kia chắc bị bịnh thần kinh dám đòi cả ngàn lạng bạc mới chịu bán cái hoàn thuốc xanh xanh tím tím kia."
Lam Long nghe xong giật mình: "Có ai chịu trả giá không ?"
Hoa phục thanh niên cười lớn bảo: "Lão đệ à, đây là nơi nào chứ. Đồ vật giá trị cả ngàn lạng nếu không vào tay công hầu quí tộc thì cũng nằm trong vương cung bảo khố. Tại cái đất rồng rắn hổn tạp này, những chuyện gạt gẩm nhau xảy ra như cơm bửa. Có quỷ mới tin vào mấy thứ thuốc như vầy, đừng nói tới một ngàn lạng bạc dù chỉ một đồng xu cũng chưa đáng giá. Uống vào hổng chừng còn bị toi mạng."
Lam Long cười ruồi: "Cũng không thể võ đoán như thế, có lẽ gia cảnh túng quẩn bà lão đành phải đem vật gia bảo bán đi."
Gã thanh niên phản bác: "Bà ta có thể đem đi cầm mà ?"
Bạch Phụng xen lời: "Chắc gì người trong tiệm biết được giá trị của nó ?"
Gã thanh niên cười hà hà: "Cô nương có định mua không ?"
Bạch Phụng cau mặt: "Ta đâu có nhiều tiền !"
Gã thanh niên nhích thêm một bước, ráng làm ra bộ điệu thư sinh: "Nếu cô nương muốn nhất định quý hửu sẽ mua cho !"
Bạch Phụng nhíu mày: "Long ca ca của ta cũng vậy !"
Gã thanh niên liền buông lời sàm sở: "Không sao, không sao, bản công tử có thể mua tặng cô nương mà."
Lam Long nghe nóng mủi nhưng không tiện phát tác, liền đưa tay kéo Bạch Phụng ra chổ khác.
Gã thanh niên thấy vậy càng đắc chí cười hi ha bước theo hai người.
Lam Long biết rõ trong đầu hắn ta đã khởi tà niệm song vẫn tảng lờ, cùng Bạch Phụng bước tới trước hai bà cháu rồi hạ mình ngồi xuống hỏi: "Xin được hỏi quý danh của Bà Bà ?"
Lão thái bà đưa mắt nhìn chàng một hồi lâu mới hắng giọng đáp: "Lão thân chẳng rảnh rổi ra đây ngồi chờ những người xa lạ đến làm quen, thứ cho lão không tiện phụng cáo !"
Lam Long ôn tồn nói: "Chẳng phải tiểu tử đa sự. Nếu bà bà gặp phải chuyện khó khăn mà tiểu tử đủ khả năng sẽ không ngần ngại giúp đở. Nào ngờ lại làm cho bà bà hiểu lầm a."
Lão bà cười lạt bảo: "Lão thân không cần người khác bố thí. Ai muốn mua thì hảy đến nói chuyện với lão."
Bạch Phụng cũng khom người ngồi xuống cất giọng dịu dàng: "Bà bà ơi, Long ca ca của cháu rất thật lòng. Bà bà có phiền toái gì cứ nói ra bọn cháu sẽ cố gắng hết sức."
Lão thái bà chăm chú nhìn Bạch Phụng, thấy nét mặt nàng lộ đầy vẽ quan thiết, bèn xoay qua hỏi tôn nữ: "Tố nhi, con nghĩ lời nói của bọn nó có đáng tin không ?"
Thiếu nữ trước giờ vẫn cúi đầu ngồi im, lúc này mới nhỏ nhẹ trả lời: "Bà bà cứ tự quyết định là được rồi."
Lão thái bà quay lại hỏi Lam Long: "Ngươi có thể giúp ta một ngàn lạng bạc hay sao ?"
Lam Long chân thành nói: "Hiện giờ cháu không mang theo ngần ấy ngân lượng. Hơn nữa phải xem xét sự việc khó khăn đến mức độ nào. Nếu quả thực là cần thiết thì cháu chắc chắn có cách tìm đủ số giúp bà bà."
Lão thái bà cầm viên dược hoàn màu lục đưa ra rồi trịnh trọng bảo: "Chuyện khó khăn từ từ phân giải, nếu nói ra nhất định nhà ngươi sẽ cho rằng một ngàn lạng bạc cũng chưa đủ. Bất quá lão thân chẳng muốn nhờ đến ngươi mà không chịu báo đáp. Ngươi mau uống dược hoàn này đi."
Lam Long do dự: "Cất để dành có được không ?"
Lão thái bà lắc đầu: "Giửa người và người, cần phải tín nhiệm nhau mới mong thành công trong mọi việc. Lão thân chỉ vịnh vào một lời nói mà ủy thác chuyện khó khăn này cho ngươi, chã lẽ tiểu tử còn chưa dám tin ta ư ?"
Lam Long cười khổ gật đầu: "Bất quản là lợi hay hại, vãn bối tuân lịnh."
Chàng đưa hai tay nhận lấy, thản nhiên cho vào miệng nuốt xuống."
Nhiều người trong đám đông thấy thế liền phá ra cười, có kẻ còn lớn tiếng mắng: "Tiểu tử thật ngu khờ !"
Thấy chàng hành xử trung hậu lại quả cảm quyết đoán, lão thái bà mĩm cười từ ái tỏ ý tán thưởng, gật đầu bảo: "Hài tử, tối nay ngươi đến nhà lão thân. Chuyện này không thể để người ngoài nghe lóm được.
"Bà bà cư ngụ ở đâu ?"
"Cổ gia bảo !"
Lam Long chợt nghĩ nếu đã biết địa danh thì chắc không khó tìm liền ứng thanh đáp: "Tiểu tử nhất định tới."
Thiếu nữ ngồi bên cạnh lão bà bổng nhiên bật cười khúc khích, thần thái vô cùng thần bí.
Lão thái bà dắt tay thiếu nữ bỏ đi. Lam Long thấy đám đông lần lượt giải tán, bèn sánh vai cùng Bạch Phụng trở về khách điếm.
Vưà đặt chân qua khỏi cửa, chàng vẩy tay gọi: "Làm phiền tiểu nhị ca lên trên phòng, ta có chuyện cần hỏi."
Gã tiểu nhị lập tức bước theo.
Lam Long mới ngồi xuống bàn đã hắng giọng: "Tiểu nhị ca có biết Cổ gia bảo tọa lạc nơi nào ở ngoại thành không ?"
Gã tiểu nhị gải gải đầu cười đáp: "Thưa công tử, tiểu nhân sinh trưởng tại đây e rằng trong vòng một trăm lý chung quanh thành chẳng thể tìm ra tòa Cổ gia bảo nào đó ạ !"
Lam Long nghe xong thì trong bụng bấn lên, khoát tay bảo: "Thôi được, không còn chuyện chi khác. Lát nữa tiểu nhị ca hảy mang lên một bình trà nóng."
Đợi tiểu nhị rời khỏi phòng, Lam Long mới quay sang nói với Bạch Phụng: "Lần này hỏng rồi, tối nay chúng ta biết đi đâu để gặp lão bà bà ?"
"Ai bảo huynh không chịu hỏi bà bà thêm ít câu nữa ?"
"Nhìn lão bà già lụ khụ, huynh cứ ngỡ là họ ở ngoại thành !"
Bạch Phụng ngẩm nghĩ thấy cũng có lý, thở nhẹ nói: "Bà lão hẹn chúng ta tối nay gặp lại. Nếu như không ở gần đây thì làm sao họ về nhà kịp ?"
Ngay lúc đó bổng có người đẩy tung cửa bước vào, cất giọng cười sang sảng bảo: "Anh bạn ơi! Bị mắc mưu rồi !" "
Lam Long chẳng cần nhìn cũng nhận ra giọng nói của gã thanh niên vận hoa phục. Chàng bực mình lạnh nhạt thốt: "Các hạ nghĩ sao mà bảo bà bà là kẻ lường gạt. Tại hạ chưa làm cho bà bà một chút gì mà còn được tặng cả hoàn thuốc."
Gã thanh niên cười lớn: "Có thể vì anh bạn gây chuyện xích mích với hậu nhân cuả bà ta nên bà cố tình bày kế để huynh lọt vào tròng. Tám phần mười là viên thuốc đó chẳng béo bổ gì."
Lam Long điềm nhiên thốt: "Bình sinh tại hạ chẳng khi nào muốn gây ra oán thù đến nổi không thể cởi mở. Cho dù có thù gì đi nữa thì với thân phận tại hạ bà bà có thể ra mặt báo phục hà tất tốn công bày ra nhiều trò như vậy ?"
"Tại hạ có hảo ý nhắc nhở mà các hạ lại dửng dưng !"
"Ý tốt của ông bạn, tại hạ xin tâm lãnh. Mời các hạ về đi."
Gã thanh niên hứ một tiếng: "Sao ông bạn vô lễ, lại hạ lịnh trục khách như thế ?"
Lam Long cất giọng hờ hửng: "Tại hạ cùng huynh đài vốn chưa từng kết giao. Các hạ không gõ cửa lại tự tiện tiến vào phòng. Người như vậy cũng gọi là biết lễ nghĩa ư ?"
Gã thanh niên tím mặt cười gằn: "Bất kỳ khách điếm tửu lâu nào trong thành Hải Châu này, chỉ cần Hoa Nhất Hào ta cao hứng muốn đến là đến. Gỏ cửa, hắc hắc, bổn công tử không hề có thói quen đó."
Lam Long trầm giọng bảo: "Tại hạ trả tiền thuê gian phòng này, dù trọ một ngày cũng là chủ một ngày. Nếu như ông bạn chưa chịu xéo đi thì chớ trách ta chẳng còn khách sáo."
Gã thanh niên cười nham hiểm: "Hay lắm, họ Hoa ta xem ngươi có thể ở đây được bao lâu ?"
Dứt lời quay người bỏ ra ngoài.
Bạch Phụng cài cửa lại, nhíu mày hỏi: "Sao huynh lại nổi giận đến như vậy ?"
Lam Long nghiêm mặt bảo: "Cái gã đó chẳng tốt lành gì, tối nay Phụng muội sẽ thấy."
"Gã ta còn dám trở lại gây phiền phức ư?
"Bằng không thì ngày mai khi chúng ta rời khỏi thành chừng mười lý thế nào cũng xảy ra chuyện."
"Tối nay làm sao tìm được lão bà bà a ?"
"Bây giờ chúng ta ra ngoài thành, trước nhất là tới mấy thôn lân cận dò hỏi, không chừng có người biết hoặc đã nghe danh Cổ gia bảo. Nếu chẳng tìm được chút manh mối nào thì kể như chúng ta đã tận hết tâm sức."
Bạch Phụng gật đầu đề nghị: "Không cần phải chuẩn bị gì, thời gian hảy còn sớm chúng ta tranh thủ dùng bửa cơm chiều trước khi xuất phát."
Trước khi hoàng hôn, hai người đã ra khỏi cửa thành và dò đường đi vào thôn trấn.
Từ đầu giờ dậu cho đến lúc mặt trời xế bóng, từ thôn đông chuyển sang thôn Bắc, tính ra cả hai đã hỏi qua mười bảy mười tám cư dân nào ngờ không một ai biết đến cái tên Cổ gia bảo !
Lam Long cảm thấy thất vọng. Chàng thở dài nhìn Bạch Phụng: "Xưa nay huynh hành sự chưa hề sơ ý. Lần này thất tín thật là có lỗi với lão bà bà. Phụng nhi, không biết chúng ta đã dò hỏi bao nhiêu nơi, dù cố gắng đến khuya cũng chưa chắc tìm được, chi bằng hảy trở về thành. Biết đâu tối nay hoặc sáng sớm mai còn lắm chuyện thị phi.
"Chúng ta đã dùng khinh công lui tới khắp nơi để dò hỏi đường. Bây giờ đi ngược về thành cũng mất nhiều thời gian, theo ý muội chúng ta nên tìm một nơi nghỉ chân suy tính bước kế tiếp còn hơn là quay trở lại." .
"Không được! Cái gã thổ hào đó cứ tưởng những kẻ ngoại hương như chúng ta dễ bị ăn hiếp, không chừng hắn đã quen bắt nạt người khác. Nếu chẳng dạy cho hắn một bài học thì khi nào hắn chịu từ bỏ cái thói khinh người."
"Hạng người đó đâu đáng cho huynh phí sức."
"Một mình gã thì có xá gì, huynh e đám tay chân của hắn chắc cũng thuộc hạng vô ác bất tác."
Bạch Phụng không hiểu vì sao mà chàng lại có ác cảm với bọn thổ hào đến như vậy, đành mĩm cười đáp ứng cùng chàng quay về thành.Ai ngờ hai người vận khinh công đi một mạch nửa canh giờ mới đặt chân lên quan đạo. Hỏi ra mới biết còn cách thành Hải Châu chừng hơn bốn mươi dặm.
Bạch Phụng thấy chung quanh có mấy hộ nông dân hiện đã thắp đèn, nên nghĩ rằng khi về tới nơi thì cửa thành đã đóng rồi, bèn cười bảo: "Long ca ca, theo lộ trình mà đoán thì chưa chắc gì chúng ta kịp vào thành."
"Người giang hồ muốn vào thành mà chịu chờ đến khi cửa mở thì thiên hạ thái bình rồi a !"
"Bôn ba nửa buổi trời muội hơi đói bụng. Nếu không cần qua cửa vào thành thì có về trể một chút cũng chẳng sao."
"Vậy muội định tìm mua thức ăn tại một hộ gần đây à ?"
Bạch Phụng gật đầu, đưa tay chỉ phía trước: "Đàng kia ánh đèn sáng rực chắc là nhà phú hộ khá giả, chúng ta đến đó thử xem, biết đâu lại tìm được thêm chút manh mối."
Lam Long cười bảo: "Theo huynh suy đoán thì từ đây đi đến đó cũng mất mười mấy dặm đường, chúng ta có thể nhìn thấy ánh đèn với một khoảng cách xa như vậy tất ngọn đèn phải được treo ở trên cao. Phụng nhi, huynh nghĩ chưa hẳn là một hộ dân cư đâu."
"Có thể địa hình nơi đó cao hơn ở đây."
"Thông thường người ta xây dựng đình chùa miếu tự trên đồi hay trên núi. Địa phương đó nếu không là chùa của hòa thượng thì cũng là miếu của đạo sĩ a."
Bạch Phụng bật cười: "Muội không tin, đợi đến tận nơi mới chứng thực được, cho dù là miếu tự cũng chẳng sao, có điều hơi bất tiện một chút."
Đối với mấy dặm lộ trình thì hai người chỉ cần tốn một hơi khẩu khí là tới nơi. Càng đi đến gần Bạch Phụng càng nhìn rõ ánh đèn phát ra từ trên một đỉnh đồi, bất giác thầm phục khả năng quan sát của Lam Long. Nàng nhoẽn miệng cười: "Chắc là một ngôi đại tự."
Bổng nhiên Lam Long kêu ồ một tiếng: "Dường như có nhiều người từ trong đó chạy ra ?"
Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: "Huynh có thể nghe xa đến như vậy sao ?"
Lam Long giật mình kinh hải, chính bản thân cũng không biết tại sao.
Bạch Phụng ước tính từ chổ bọn họ đang đứng tới đỉnh đồi ít ra cũng gần trăm thước, ngở Lam Long lầm lẩn nên bảo chàng: "Huynh lắng nghe kỷ thêm lần nữa xem…."
"Lầm sao được, bọn họ càng lúc càng tới gần a ."
Bạch Phụng vui mừng reo lên: "Nội công của huynh đã đến mức đại tiến rồi."
Lam Long hoang mang bảo: "Cả mấy tháng nay bận rộn không ngừng đâu có thời gian ngồi luyện công, ngay cả Cầm Vương Đại Thất Thức của Bành tiền bối, huynh cũng xao lãng."
"Nếu nội công chẳng thâm hậu tuyệt đối không thể nghe được động tịnh từ xa như vậy. Chả lẽ huynh biết thuật Thuận Phong Nhĩ ư ! Long ca ca , thử lắng nghe xem bọn họ có bàn tán gì không? Phụ thân muội bất quá cũng đạt tới mức độ này thôi."
Lam Long ngưng thần lắng nghe.
Không lâu sau, chàng hốt nhiên nắm tay Bạch Phụng hối thúc: "Chúng ta mau tránh đi !"
Bạch Phụng vội quay sang hỏi: "Đã xảy ra chuyện gì ?"
"Tất cả có mười ba tên. Gã họ Hoa cũng có mặt. Bọn chúng kéo nhau vào thành tìm huynh thanh toán !"
Bạch Phụng a lên: "Cái gã đó đến mời hoà thượng trợ trận."
"Trong bọn chỉ có một hòa thượng mà Hoa Nhất Hào gọi là ân sư, kỳ dư đều là hạng hạ lưu phỉ đồ."
Bạch Phụng cười bảo: "Chứng tỏ nội công của huynh cực kỳ tinh thâm, hay là huynh cố ý dấu muội ?"
Lam Long thở ra : "Chính huynh còn tự cảm thấy hồ đồ đây, chẳng hiểu nội công của mình từ đâu mà có a ?"
"Không cần biết, chờ chút nữa động thủ sẽ rõ thôi."
"Hay lắm ! Không thể để bọn này vào trong thành quấy nhiễu bá tánh. Chúng ta hảy đến bìa rừng đợi chúng. Phụng nhi hảy nấp vào trong tàng cây ngồi xem huynh thi thố bản lãnh của mình."
Bạch Phụng vừa ẩn mình sau một nhánh cổ thụ thì Lam Long đã nhìn thấy bóng dáng bọn chúng xuất hiện. Chàng cất tiếng quát lớn: "Các người không cần phải đi đâu xa cho mệt, bản thiếu gia cố tình tìm đến tận cửa đây !"
Ánh trăng sáng vằng vặt, đôi bên nhìn rõ nhau. Cả bọn không dư không thiếu vừa đúng mười ba người. Hoa Nhất Hào chỉ mặt Lam Long hét lên: "Sư phụ, chính là hắn."
Một nhà sư trung niên đủng đỉnh bước tới trước mặt Lam Long chắp hai tay vào nhau: "A Di Đà Phật, chẳng hay tôn tính đại danh của thí chủ là chi ? Bần tăng Đại Thông xin ngỏ lời chào."
Lam Long cười nhạt: "Hòa thượng không cần đóng tuồng. Lịnh đồ sớm biết tại hạ họ Lam !"
Trong khi nhà sư và Hoa Nhất Hào đứng yên tại chổ thì mười một tên đồng bọn tản ra, làm thành một vòng tròn vây Lam Long vào giửa. Một tên mủi quập hất hàm quát bảo: "Anh bạn không cần nói nhiều, biết điều thì theo bọn ta về nhà."
Lam Long phớt lờ, đưa tay chỉ gã họ Hoa: "Đầu dây mối nhợ cũng do chính ngươi gây ra. Hai sư đồ cứ việc xuất thủ."
Nhà sư đột nhiên cười hắc hắc, rút phương tiện sản cầm trên tay, nét mặt âm hiểm: "Thành Hải Châu này không để cho tiểu tử như ngươi sính cường. Tối nay nhà ngươi đến thì dễ, về thì khó."
Lam Long muốn thử nghiệm nội công của mình nên không rút kiếm. Chàng đại bộ bước tới đối diện nhà sư rồi cười lạt bảo: "Sở dĩ hắn ta dám làm tàng làm phách là vì đã bái thứ ác tăng không thủ thanh quy như lão làm sư phụ. Lão còn dung túng cho hắn kết bè đảng với bọn vô lại hạng bét trong giới hắc đạo bức hiếp người cô thế. Hôm nay thiếu gia quyết ra tay trừ hại cho dân chúng thành Hải Châu, không để cho các ngươi hoành hành thêm nữa."
Quả đúng như Lam Long nhận xét, gã họ Hoa cùng mười một tên côn đồ chẳng có tài cán gì, đứng bên ngoài hò hét trợ oai. Nhà sư trung niên thừa dịp vung phương tiện sản công tới. Lão sử chiêu La Hán Nghinh Phong trong Phục Ma Trượng Pháp của Thiếu Lâm tự. Chiêu này thường được xử dụng để tỏ lòng tôn trọng đối phương trước khi giao đấu nên các hòa thượng Thiếu Lâm chỉ hất trượng từ dưới chân lên thủ ở trước ngực thì thâu kình lực, ngưng thần chờ đón thế công của đối phương. Riêng nhà sư Đại Thông chẳng biết đã học lóm hay nội lực chưa luyện đúng mức nên phương tiện sản vừa đến ngang thắt lưng của Lam Long thì lão đã mất thăng bằng đành đâm thẳng tới, thành ra chiêu thức trông thật hạ lưu. Lam Long liền nương theo đà, giơ chân phải đạp lên đầu phương tiện sản búng người lên cao, cùng lúc vận kình vào tay trái chuẩn bị dùng chiêu Lôi Tập trong Cầm Vương đại thất thức đánh vào đỉnh đầu của nhà sư. Nào ngờ ngay lúc đó từ ngoài xa truyền lại một giọng nói trầm ấm từ hoà: "Lam thiếu thí chủ, thủ hạ lưu tình !"
Lam Long nghe thinh âm thật quen thuộc liền quay đầu ngó dáo dác. Chàng thấy một lão tăng thong thả rảo bộ, liền bật tiếng hô: "Long đại sư !"
Chân chàng chưa kịp chạm mặt đất thì lão tăng đã lướt đến hiện trường. Lão tăng trầm giọng bảo sư phụ của gã họ Hoa: "Pháp Tính, nhà ngươi còn dám ở đây tác oai tác phúc."
Đại Thông hòa thượng vừa thấy lão tăng xuất hiện thì sắc mặt tái mét, toàn thân run rẩy, quăng phương tiện sản xuống định đào tẩu.
Lão tăng quát lên: "Nghiệt súc, còn chạy đi đâu, đứng lại !"
Đại Thông vừa nhích chân, nghe tiếng quát như hồng chung liền mất tự chủ quỳ ngay xuống đất: "Long trưởng lão, tiểu tăng……"
"Câm miệng !" Lão tăng không để nhà sư nói thêm, quay sang Lam Long thi lễ: "Tiểu thí chủ, đã lâu không gặp a !"
Lam Long ôm quyền hoàn lễ: "Chào Long đại sư, xin hỏi ác tăng này lai lịch ra sao ?"
Long đại sư thở dài: "Tiểu thí chủ, nghiệt súc này chính là một hoả đầu trong tệ tự, hắn lén học một ít công phu bản môn rồi trốn xuống núi làm điều càn rỡ. Mong tiểu thí chủ đại lượng để cho lão nạp mang hắn về Thiếu Lâm tự."
Lam Long gật đầu: " May mà gặp được đại sư. Hy vọng sau này lão ta cải sửa ác tính, không còn gây chuyện thị phi."
Long đại sư chắp hai tay làm lễ, xoay qua Pháp Tính gắt nhỏ: "Còn chưa chịu theo ta về núi ?"
Pháp Tính nào dám phản kháng cúi đầu lầm lủi bước đi.
Hoa Nhất Hào vội kêu lên: "Sư phụ con cũng xin đi theo !"
Gã vừa định cất bước thì Lam Long đã chận ngang: "Thiếu Lâm Tự lẽ nào chứa chấp hạng người như ngươi !"
Hoa Nhất Hào thấy sư phụ mình vừa chạm mặt lão tăng thì đã nhủn chân quỳ xuống. Còn lão tăng thì cư xử lễ mạo với Lam Long. Hơn nữa Lam Long vừa mới hiển lộ một chút thân thủ khiến gã giật mình nhận ra đối thủ không phải là hạng dễ ức hiệp, bất giác thụt lui mấy bước, đồng thời phát hiện mười một tên nha trảo cũng co đầu rút cổ, im miệng như hến.
Lam Long cười nhạt: "Nhìn cái bộ dạng thổ hào mà đoán thì trong phủ của ngươi chắc chắn chứa đầy vàng bạc phi nghĩa. Thôi vậy đi, giết ngươi cũng chỉ làm bẩn tay ta. Ngươi hảy bảo một tên về thành thông báo thân nhân mau mau mang năm trăm lạng hoàng kim đến chuộc mạng."
Gã thanh niên nhăn nhó: "Năm trăm lạng hoàng kim ?"
"Quá nhiều ư ! Được, để xem người yêu tiền hay yêu mạng !"
Chử mệnh vừa dứt thì Lam Long co ngón tay bắn một ngọn chỉ phong vào chân bên trái của gã."
Hắn ta hét lên thê thảm, ôm đùi quỵ xuống sau đó rên rỉ luôn miệng.
"Đau không ? Ha ha, hoàng kim ta cũng chẳng cần. Bây giờ tới chân phải."
Gã thanh niên vội kêu lên: "Hảy khoan, ta đáp ứng !"
Lam Long rút tay lại rồi hỏi: "Làm sao chuyển giao ?"
Gã thanh niên cắn răng nhịn đau, ấp úng nói: "Ta phái một người về nhà, lập tức có người mang vàng tới."
Lam Long cười lạt: "Nghe hay lắm, chỉ sợ nhà ngươi khẩu thị tâm phi ! Thay vì về nhà, người đó lại tới nha môn báo quan. Ha ha, không sao, thiếu gia ngồi đây chờ, chỉ cần thấy bóng dáng của bọn nha sai thì thiếu gia mời nhà người đi gặp Diêm Vương lão gia."
Gã thanh niên hướng về đám nha trảo hét lên: "Lý sư phó mau trở về báo cho phụ thân ta, nhớ nhắc Người phái La sư phó đem năm trăm lạng hoàng đến đây !"
Gã họ Lý nghe xong lập tức phóng chân chạy trối chết. Xem ra hắn là một tay tâm phúc của gã thanh niên.
Lam Long cười cười nhìn gã họ Hoa hỏi: "Chắc La sư phó của phủ thượng võ công không tệ a ?"
Hoa Nhất Hào vội vàng phân bua: "Các hạ chớ hiểu lầm. Phụ thân ta chẳng an tâm để cho ai khác mang nhiều hoàng kim như vậy."
Lam Long cười ha hả: "Thì ra là vậy, kỳ thật võ công của La sư phó có cao cường đến đây cũng vô dụng thôi. Chỉ cần y mang hoàng kim tới là mọi chuyện xong xuôi."
"Tôn giá đã điểm huyệt đạo nào của tại hạ ?"
Lam Long cười hi hi: "Điểm huyệt đâu phải chịu đau đớn đến như vậy."
Hoa Nhất Hào hoảng sợ hỏi: "Người đã huỷ đi chân trái của ta ?"
Lam Long cất giọng lạnh lùng: "Gia đình ngươi giàu có dư ăn dư mặc, sáng tối đều có người hầu hạ. Hư một chân biết đâu lại là phúc cho ngươi. Bằng không nhà ngươi lòng dạ đen tối, ưa làm điều càng bậy, trên kết giao với quan phủ, dưới lại họp bẻ với thổ phỉ biết đâu chừng có một ngày sẽ hại ngươi đến cảnh nhà tan người mất. Hi hi, coi như bản thiếu gia đã giúp mi một tay rồi a !"
Hoa Nhất Cường bật tiếng khóc hu hu: "Ngươi đã hủy mất một chân lại còn đòi ta năm trăm lạng hoàng kim."
Lam Long cười to: "Hoàng kim là để chuộc mạng cho người."
Lúc này Lam Long mới quay sang cười lạnh lùng nói với bọn nha trảo: "Bọn các ngươi quá nhàn rổi mới có thời gian làm chuyện bại hoại. Đừng tưởng với ba mớ công phu mèo quào là có thể cậy thế hiếp người. Tối nay gặp phải thiếu gia thì các ngươi đừng hòng sống sót."
Dứt lời chàng sấn tới tung quyền ra nhanh như sấm chớp.
Mười gã côn đồ cố liều mạng né tránh, nhưng Cầm Vương đại thất thức biến hoá khôn lường, có đứa gảy tay, có tên què giò. Hể tên nào bị trúng là ngã ngay xuống đất, miệng kêu rên không ngừng.
Nữa canh giờ sau, Lam Long nhìn thấy hai bóng đen từ thành Hải Châu đang phi hành đến. Chàng tiến lên phía trước gọi: "Đã mang đủ số hoàng kim !"
Hai bóng đen nghe tiếng liền dừng chân lại. Một người trong bọn cao giọng hỏi: "Đại hiệp, thiếu chủ của chúng ta đâu ?"
Lam Long chỉ ngược ra đàng sau: "Hắn đang nằm nghĩ ngơi tại chổ đó."
Một vị trung niên khoảng năm mươi tuổi, cởi chiếc bọc trên lưng xuống, hai tay dâng tới: "Mời đại hiệp kiểm tra, bên trong đúng năm trăm lạng hoàng kim."
Lam Long nhận lấy cái bọc biết đối phương không dám lừa dối, gật đầu nói: "Nể tình hai vị thành thật, tại hạ chẳng muốn gây thêm khó dễ, hai vị có thể mang họ đi. À này ! tại hạ nhắc nhở hai vị chớ đi báo quan, bằng không đừng trách thiếu vô tình."
Vừa nói xong chàng liền nhún mình nhảy vào rừng cây.
Bạch Phụng mĩm cười nghinh tiếp: "Long ca ca hành động rất hợp ý muội vừa không sát sinh vừa dạy bọn chúng một bài học đích đáng."
Lam Long hạ giọng: "Xem ra chẳng cần quay về thành, chúng ta cứ tiến về núi Vân Đài."
Hai người bôn tẩu được hai mươi lý, hốt nhiên Bạch Phụng kêu lên: "Long ca ca hảy giao chiếc bọc cho muội."
Lam Long cười bảo: "Không nặng lắm đâu !"
"Cứ mang trên vai mãi cũng bất tiện lắm a. Người đi đường trông thấy sẽ biết ngay bọc có hoàng kim. Bọn hắc đạo sẽ thèm thuồng còn người chính phái sẽ sinh nghi."
"Khi đến thành phố lớn chúng ta sẽ đổi thành nhiều tấm ngân phiếu, khỏi phải vất vã mang chúng trên lưng.
"Thì ra huynh đã có sẳn dự tính !" Nàng ngừng lại một chút rồi nói tiếp: "Long ca ca, phía sau có người theo dõi chúng ta."
Lam Long quay lại, nhìn thấy hai bóng đen, hắng giọng bảo: "Là chúng nó !"
Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: "Huynh nhìn thấy rõ ư ?"
"Nhĩ lực không giống như nhãn lực. Tai nhờ thuận chiều gió có thể lắng nghe được từ xa, còn mắt không nhờ vào nội công thì khó thể nhìn rõ trong đêm tối. Phụng nhi ! muội có biết nội công của huynh đến từ đâu không ?"
"Chã lẽ nhờ vào dược hoàn của lão bà bà !"
"Muội đang nằm mộng ư, trừ khi bà bà là Vương Mẫu hạ phàm, bằng không với một viên được hoàn nho nhỏ đó có thể làm cho nội công của huynh tăng tiến nhanh như vầy. Sao giống chuyện thần thoại quá chừng ?"
"E rằng ngay phụ thân cũng không thể nhìn xa được ngần ấy."
"Đừng bận tâm, chúng ta hảy đề phòng đôi tiểu ngoan đồng."
Bạch Phụng giật mình hỏi: "Cháu chí đời của Cổ lão trượng?"
"Không sai tí nào. Tụi nó lén lén lút lút, chắc là bám theo chúng ta từ lâu."
"Chúng ta đâu có động chạm gì với hai đứa nó ?"
"Có lẽ vì cái bọc hoàng kim trên lưng huynh."
"Muội thấy hai đứa nhỏ chẳng phải là hạng tham lam tiền tài."
" Chỉ ngại tụi nó chỉ có ý đùa bỡn chọc phá chúng ta mà thôi."
"Huynh định làm gì ?"
"Dừng chân lại."
"Tại sao ?"
"Nếu bọn nhỏ cố ý theo dõi thì tụi nó sẽ ẩn nấp khi thấy chúng ta đứng lại."
"Huynh đã nghĩ ra kế hoạch ứng phó ?"
Lam Long gật đầu, sau đó dừng bước đứng yên một chổ.
Đúng như Lam Long đã dự đoán, từ xa xa hai chấm đen nhỏ bổng nhiên ngưng di động cho thấy mục lực của chúng cũng thuộc hạng kinh người, Bạch Phụng buộc miệng khen: "Tụi nó cũng thiện dụng khinh công a !"
Lam Long cười bảo: "Muội hảy mở túi vàng ra."
Bạch Phụng bở ngở hỏi: "Để làm gì ?"
Lam Long cười nhẹ: "Chúng ta lấy vàng cất kỷ trong người, sau đó kiếm những hòn đá to bằng quả trứng thế vào."
Bạch Phụng ngẫm nghĩ: "Không được, vàng nặng hơn đá. Bọn nhỏ tinh ranh vô cùng thế nào cũng nhận ra sơ hở a !"
"Thông minh là do thiên phú, còn kinh nghiệm phải tích lủy từ sự học hỏi. Bọn chúng còn nhỏ chắc chưa bao giờ cầm nhiều vàng trong tay, tuy vậy muội lựa những viên tròn tròn một tí, bằng không.
"Thông minh là do thiên phú, còn kinh nghiệm phải tích lủy từ sự học hỏi. Bọn chúng còn nhỏ chắc chưa bao giờ cầm nhiều vàng trong tay, tuy vậy muội lựa những viên tròn tròn một tí, bằng không chúng dùng tay sờ vào là phát hiện ra ngay."
"Cũng chẳng gạt được bao lâu. Sau khi bị lừa bọn nó nhất định rình cơ hội khác."
"Coi như đấu trí với tụi nhỏ, xem coi bên nào sẽ thắng. Khi đến thành phố thì chúng ta bớt lo ngại hơn."
Bạch Phụng cột kỷ miệng túi, cầm lên nhắm thử thấy trọng lượng gần như tương đương, liền bật cười nhìn Lam Long: "Bọn nó không ngu đến nổi ra tay trước mặt huynh. Chắc chắn là chờ khi chúng ta vào trọ trong khách điếm, mới soạn lại bổn củ như đã từng đối phó Mã đại ca."
Lam Long chẳng dám ỷ y nhưng vẫn cười cười pha trò: "Bọn chúng trộm vàng biết đâu lại cắc cớ cuổm luôn y phục của chúng ta. Muội phải coi chừng, nếu không có y phục để mặc thì bất tiện cho….. huynh lắm a !"
Bạch Phụng bỉu môi, cười khúc khích: "Hứ ! Tối nay muội để nguyên y phục mà ngủ, không phải vì sợ lủ trộm nhỏ mà chỉ phòng hờ tên đại thần thâu….làm càn."
Lam Long cười ha hả hối thúc: "Đi nhanh lên, không chừng chúng ta tới kịp trấn Tân Phổ ở phía trước để lấy phòng trọ."
Hai người đi vào trấn thì đã cuối giờ tuất (khoảng chín giờ tối), lanh quanh tìm được khách sạn thì chỉ còn một gian phòng trống gần hậu viện. Lam Long cẩn thận lưu ý đến động tịnh của hai đứa nhỏ không biết bọn chúng sẽ giở trò gì."
Hai người gội rửa qua loa rồi nghĩ ngơi một lát. Sau khi dùng bửa cơm tối, Lam Long dặn dò Bạch Phụng: "Muội cứ ở yên trong phòng, huynh ra ngoài quan sát một vòng chung quanh. Cũng có thể chúng nó trọ tại khách điếm này."
Bạch Phụng cười bảo: "Chúng biết đã bị phát hiện, còn dại gì đưa đầu vào lưới."
Lam Long ngẩm nghĩ cũng có lý, bổng vổ vổ vào đầu như sực nhớ ra chuyện gì: "Huynh đi lấy món này."
Một lát sau chàng trở vào tay cầm một gói giấy, miệng nở nụ cười thần bí.
Bạch Phụng chờ Lam Long khoá trái cửa phòng mới cười hỏi: "Huynh đang cầm cái gì vậy ?"
Lam Long cười mĩm: "Là bột phấn, muội mở ‘túi vàng’ ra mau."
Bạch Phụng hội ý, cười: "Huynh định lần theo…."
Lam Long đưa ngón tay lên che ngang miệng, suỵt nhỏ một cái: "Cẩn thận coi chừng bọn nhóc rình nghe phá hỏng diệu kế của huynh. Chẳng những rắc bột phấn, huynh còn chọc thủng một vài lổ nhỏ dưới đáy."
Bạch Phụng vổ tay: "Chỉ mong trong lúc vội vã bọn chúng chẳng để ý dưới chân."
Lam Long gật đầu: "Nếu như chúng ta bị dính bẩy mà chẳng đuổi theo được thì bọn nhóc sẽ sinh thói kiêu căng. Sau này tiếp tục tìm đến gây rối nữa.
"Thì ra huynh chẳng hiền từ gì, còn thuộc hạng ba búa !"
Chuẩn bị xong xuôi, Lam Long cầm ‘túi vàng’ đặt ngay bên mình làm như thể rất quan tâm đến. Riêng số vàng thì cuộn kỷ trong một bao y phục khác rồi bảo Bạch Phụng đem vào nội phòng giấu dưới gầm gường."
Thời gian không còn sớm, hai người nhìn nhau mĩm cười. Bạch Phụng buông rèm ngồi trên giường đả tọa, còn Lam Long dựa mộc ỷ nhắm mắt ngưng thần.
Gần tới nửa đêm, Lam Long còn chưa nghe thấy chút động tịnh nào mà cũng chẳng buồn ngũ. Nhất là Bạch Phụng cứ mở to hai mắt chờ đợi.
Không lâu sau, tiếng mõ vang lên báo sang canh tư, Lam Long bắt đầu bồn chồn, ngỡ rằng mình đã quá lo xa nên bắt đầu lơ là cảnh giác.
Bạch Phụng nghe tiếng bàn ghế động đậy bên ngoài trướng, liền cầm tấm chăn bước xuống giường, nhẹ nhàng đến bên Lam Long choàng lên vai chàng, cất giọng ôn nhu hỏi: "Huynh chưa buồn ngủ ư ?"
Lam Long mĩm cười: "Định chờ xem bọn chúng xử dụng bùa phép như thế nào mà vẫn chưa thấy có động tịnh chi."
"Không lẽ huynh đã đoán sai ?"
"Huynh cũng nghĩ như thế, bất quá cứ đợi thêm hai canh giờ nữa."
Bạch Phụng gật đầu quay vào trong nội trướng, tuy nhiên không tài nào ngủ được.
Đột nhiên Lam Long bật người đứng dậy, lao vào nội phòng, báo với Bạch Phụng: "Huynh đã nghe tiếng nữ nhân kêu cứu, muội trong này phải đề cao cảnh giác."
"Có lẽ đây là nguỵ kế của bọn nhóc."
"Thinh âm của nữ lang này và con bé hoàn toàn khác nhau. Dường như cô ta sắp sửa bị tên đạo tặc hái hoa nào đó xâm phạm."
Bạch Phụng nghe đến hai chữ ‘hái hoa’ liền thúc giục: "Đi cứu người nhanh lên !"
Phòng trọ của Lam Long nằm trong hậu viện cách biệt với bên ngoài, chỉ có một lối duy nhất là đi ra là phải qua cửa chính của khách điếm. Lam Long thừa hiểu bọn nhóc cố tình bày trò, nhưng thinh âm của nữ lang càng lúc càng thống thiết khiến chàng chẳng thể chế ngự sự khích động chỉ muốn xông ra. Chàng cố giử trầm tỉnh, hạ giọng dặn Bạch Phụng: "Muội phải lưu thần canh chừng, đừng bao giờ rời khỏi phòng, khi cần chỉ doạ cho bọn chúng bỏ chạy là xong."
Bạch Phụng gật đầu: "Muội biết rồi. Nếu bọn chúng bị truy đuổi sẽ cố chạy nhanh hơn, như vậy bột phấn không thể lưu lại dấu."
Lam Long khen: "Muội thật thông minh."
Nói xong chàng bước ra khỏi phòng, khép cửa lại rồi tung mình lên nóc khách điếm.
Chàng lắng tai nghe ngóng, xác định thinh âm của nữ lang văng vẳng phát ra từ khu rừng cây đàng sau thị trấn. Bất giác tự nhủ: "Từ đây đến cuối trấn ít ra cũng hơn ba lý. Bọn nhóc tuyệt đối không thể đoán biết được nội công của mình đang ở mức nào. Hay là chuyện này chẳng liên quan gì tới chúng cả."
Chàng do dự một lát rồi thi triển khinh công lao nhanh về cuối thôn.
Lam Long đột nhiên cảm thấy khinh công của mình tăng tiến đến mức hãi hùng, ngay chính chàng cũng chẵng rõ là cao thâm hơn lúc trước bao nhiêu bậc.
Trong chớp mắt chàng đã đến dưới chân núi nhưng không còn nghe tiếng kêu cứu của nữ lang nữa.
"Kỳ quái !" Lam Long buột miệng kêu lên.
Hốt nhiên nhìn thấy từ đàng xa có một vật gì trăng trắng đang phất phơ trong gió, chàng kêu ủa một tiếng rồi tự hỏi: "Cái gì kia ?"
Ban đầu chàng lầm tưởng là y phục của nữ lang bị ngộ hại còn vướng lại trên cây, nhưng khi đến gần nhìn kỷ mới nhận ra đó là một mảnh giấy trắng bên trên có ghi một hàng chữ: "Các hạ thâu được năm trăm lạng hoàng kim tuy chính đáng nhưng quá dễ dàng! Thật xin lỗi. Ta là Hoàng Tước."
Lam Long đọc xong vổ đùi hô lớn: "Ta bị trúng kế rồi !"
Chàng quay người phóng về khách điếm, trong bụng cười thầm: "Chưa biết mèo nào cắn miễu nào, ha ha…….Tiếc là không thể nhìn thấy chúng làm sao đột nhập khi Bạch Phụng còn thức trong phòng."
Trong lúc phi hành bổng chàng sực nghĩ tới sự tình có điều cổ quái khó mà giải thích. Chàng tự nói với mình: "Sao bọn chúng lại đánh giá mình cao đến thế, cố phát ra tiếng kêu cứu dẩn dụ mình từ một nơi cách hơn ba lý. Thật là nghĩ hoài chẳng thông……"
Lúc Lam Long vừa ly khai thì Bạch Phụng cũng gia tâm cảnh giác. Nàng lo sợ bị lấy mất bọc hoàng kim nên giả đò nằm ngủ yên trong nội phòng, lẳng lặng nghe ngóng động tịnh trong phòng.
Không lâu sau nàng phát hiện có tiếng kẻo kẹt như có ai đang mở cửa phòng nên nhủ thầm: "Chắc Long ca ca trở về, chứ bọn nhỏ đâu dám ngang nhiên như thế." Nên liền lớn tiếng gọi.
Bên ngoài có người ứng tiếng y hệt như thinh âm của Lam Long.
Bạch Phụng không nhận ra điểm gì khác lạ nên hỏi tiếp: "Điều tra được nơi kêu cứu của nữ lang không ?"
Bên ngoài không tiếng trả lời, Bạch Phụng biết mình mắc lừa, liền ngồi bật dậy quát lớn: "Là ai ?"
Rồi tung rèm lao ra phòng ngoài, liền phát hiện cửa phòng mở toang và cái ‘túi vàng’ cũng biến mất.
Bạch Phụng hoảng kinh nghỉ bụng: "Bọn chúng còn biết nhái giọng nói của Long ca ca !"
Bổng Bạch Phụng nhảy dựng lên tự nói với : "Như vậy thì tiếng kêu cứu của nữ lang cũng do bọn chúng tạo ra."
"Đương nhiên là giả rồi !" Lam Long thong thả tiến vào. Bạch Phụng liền hỏi: "Nhìn thấy được điều gì ?"
Lam long thuật lại mọi chuyện kế đó cười bảo: "Đôi tiểu ngoan đồng đó quả là lợi hại. Thằng nhỏ chẳng những biết giả giọng nữ nhân mà còn hiểu thuật công tâm người khác."
Bạch Phụng nhớ lại sự tình lúc nảy, thở dài bảo: "Thật giống hệt như thinh âm của huynh. Long ca ca thế nào là thuật công tâm ?"
"Bọn chúng hiểu rõ cá tính của huynh, biết rằng nghe được tiếng kêu cầu là huynh đâu nở bỏ qua !"
"Có cần đợi đến trời sáng mới bắt đầu theo dấu."
"Phụng nhi, nội công của huynh đạt mức cao thâm không thể tưởng tượng, có thể nghe được thinh âm từ xa, lại nhìn thấy rõ trong bóng đêm. Vừa rồi trước khi vào phòng huynh đã thấy dấu bột phấn rải trên mặt đất."
"Vậy thì còn chần chờ gì nữa ?"
"Không biết bọn chúng phát giác ra toàn là thạch đầu sẽ phản ứng ra sao?"
"Bột phấn chỉ về hướng nào ?"
"Núi Vân đài."
Vượt khỏi thành chừng ba mươi lý (theo tự diển Thiều Chửu một lý bằng 360 bước), bổng nhiên nhìn thấy đằng trước mặt có một đám đông hành nhân đang tụ tập, Bạch Phụng kinh ngạc kêu lên: "Nơi đó đã xảy ra chuyện gì ?"
Mã Xung đùa : "Chắc bọn họ đi bộ mệt mỏi nhìn khúc gổ mục ngở là rắn rồi mượn cớ dừng chân."
Lam Long buột miệng cải: "Nghĩ ngơi cũng cần kiếm cớ nầy nọ hay sao?"
Mã Xung: "Đó là một thứ tâm lý thường được nhiều người dùng đến. Ví như Giáp với Ất tỉ võ đến lúc sức cùng lực tận. Theo lý thì cả hai nên dừng tay,nhưng một đằng Giáp cố chết tấn công, mà đằng kia Ất cũng không chịu khuất phục liều mạng cầm cự. Thành thử ráng kéo giằng dai chẳng ai thắng ai. Đến cuối cùng, gã Ất chịu đựng hết nổi song vẫn cố cả giọng hung hăng: "Hứ hử ! Lão tử bận chuyện quan trọng không thể phụng bồi thêm nữa, lần sau sẽ lấy mạng nhà ngươi."
Lam Long bật cười: "Thật là một gã mặt dày !"
Mã Xung cũng cười ha ha: "Lúc đó gã Giáp cũng chẳng hơn gì, thấy đối phương thoái bộ thì mừng rơn trong bụng nhưng ngoài mặt vẫn ra vẽ kênh kiệu: Ta để cho nhà ngươi sống thêm ít ngày nữa."
Bạch Phụng che miệng cười khúc khích: "Không nhường cũng chẳng được a !"
Mã Xung chưa kịp mở lời đột nhiên nghe thấy từ trong đám đông có người hô hoán: "Dưới nước có xác người."
Lam Long quay sang Mã Xung nghiêm nghị bảo: "Thật có chuyện xảy ra rồi !"
Mã Xung chợt nghĩ sự tình không đơn giản như mình vừa tưởng tượng, vội vã vượt lên phía trước: "Chả lẽ có vài người bị giết chết !"
Ba người chạy một mạch tới nơi, thì thấy nhiều người vẫn còn đang bàn tán, chỉ chỏ vào thi thể của hai hán tử trung niên còn đang ngâm trong mé ao đối diện, hành lý thì bị vứt bỏ bừa bải trên bờ.
Lam Long nhìn Mã Xung: "Hình như là một vụ chận đường đánh cướp !"
Mã Xung: "Căn cứ vào màu sắc từ hai thanh cương kiếm chiếu lấp lánh xuyên qua nước bùn mà xét thì e rằng hai người này chẳng phải hạng vô danh tiểu tốt. Lão đệ có lẽ tiếng hô hoán phát xuất từ những người đứng bên kia ao."
Lam Long đề nghị: "Hay Mã huynh sang bên đó điều tra kẻ bị hại là ai. Đệ và Phụng nhi ở lại đây cố tìm xem có phát hiện được chút manh mối nào chăng. Lẽ nào chúng ta lại bỏ qua không màng tới."
Lúc Mã Xung vòng sang bên kia ao, chợt một giọng nói trầm trầm vang lên: "Ư ừm! vị lão đệ tuổi trẻ kia ơi, có lo chuyện thiên hạ cũng phải biết cân nhắc, riêng chuyện này tốt nhất chớ nên nhúng tay vào !"
Lam Long và Bạch Phụng cùng lúc quay đầu lại, đồng thời phát hiện một hán tử trung niên với đôi mắt sắc bén từ trong đám đông đang chăm chú theo dõi hai người.
Lam Long hít hà trong bụng: "Nội công của người này quả thật cao thâm !"
Lập tức bước tới trước ôm quyền bái chào: "Xin được thỉnh vấn danh tính của đại thúc đây !"
Hán tử trung niên không mang binh khí, mình vận nông phục, thong thả hoàn lễ: "Tiểu lão Chu Húc, xem ra lão đệ không phải là người ở địa phương này."
Lam Long tươi cười: "Thì ra là bậc tiền bối, vãn sinh người Động Đình, xin được đại thúc chỉ giáo."
Chu Húc nghiêm nghị bảo: "Thấy lão đệ quá xăn xái tiểu lão mới lên tiếng bằng không thì đã khoanh tay đứng nhìn. Tại cái vũng nước cạn này trước sau đã có năm người uổng mạng. Bọn họ đều là những tay đắc lực của Phi Yến đại tiêu cục. Lần này rõ ràng là bọn cướp tính đúng chuyến tiêu giao tại Hải Châu thành tất phải đi ngang qua đây nên chờ sẳn mà phục kích. Cứ nhìn thương thế chí mạng của bọn tiêu sư thì biết."
Lam Long nghe trong lời của lão ta còn có ẩn tình, liền kính cẩn thưa: "Vãn sinh kiến thức ít oi, mong đại thúc giải bài tỏ tường!"
Chu Húc chậm rải thốt: "Bọn họ bị trúng thương giống nhau, sau ót đều có một dấu huyết ấn hình chữ Vạn (‘卍’). Vết thương không sâu lại không lưu huyết, thương thế như vậy e rằng chỉ có một ít nhân vật lão luyện trong giang hồ mới nhận ra người nào đã hạ độc thủ. Lão đệ hảy nhìn kỷ xem chung quanh có lưu lại dấu vết đánh nhau không ?"
Lam Long biết lão ta không tiện tiết lộ danh tánh hung thủ trước đám đông nên chỉ mĩm cười: "Đa tạ đại thúc có lòng chỉ điểm, vãn sinh đã thụ giáo."
Chu Húc thấy chàng chẳng có ý rút lui liền đổi giọng: "Chàng tuổi trẻ, quí danh là chi ?"
Bạch Phụng đáp thay lời: "Long ca ca của ta họ Lam."
Chu Húc mặt hơi đổi sắc, cất giọng cười lên ha hả: "Thì ra là Cứu Tinh của người khổ nạn, coi như tiểu lão công cóc uổng phí tâm cơ. Chuyện này đã lọt vào mắt chắc lão đệ sẽ chẳng chịu buông tay. Châu chấu đá xe thà chết không lui a."
Lam Long lộ vẽ bối rối: "Đại thúc quá khen rồi, vãn sinh nào có tài cán gì, bổn tánh vốn hay đa mang, gặp chuyện bất bình dù chết cũng không ngại."
Chu Húc cười bảo: "Lão hủ sớm đã hâm mộ hành vi của lão đệ. Chỉ mong lão đệ hành động cẩn thận là hơn."
Lam Long hỏi: "Còn mấy thi thể này phải xử trí ra sao đây ?"
Chu Húc đáp: "Bọn họ vốn có sáu người. Một vị may mắn gặp chuyện chi đó nên phải chậm lại một bước nhờ vậy mà thoát nạn. Người đó đang quay về tiêu cục để báo tin."
Lam Long vòng tay: "Thế thì tốt rồi, vãn bối xin cáo từ."
Chu Húc điềm nhiên nói: "Mời lão đệ theo ta !"
Lam Long biết lão còn có chuyện cần nói nên hướng sang Mã Xung vảy vảy tay gọi: "Mã huynh có đầu mối rồi, chúng ta phải đi mau."
Mé bên kia ao Mã Xung chăm chú quan sát cả ba thi thể mà không phát hiện được gì nghe Lam Long gọi liền hỏi tới: "Đầu mối ở đâu ?"
Lam Long giới thiệu lão nông: "Do đại thúc Chu Húc chỉ giáo."
Mã Xung nghe tên vội vàng chấp tay hành lễ: "Thì ra là Vô Biện Sơn Nông Chu tiền bối."
Chu Húc mĩm cười: "Lão đệ chính là Bắc Anh Mã Xung, ha ha ! hạnh hội, hạnh hội."
Mã Xung lại hoàn lễ: "Lão nhân gia xưa nay có tiếng không màng tới chuyện thị phi trong giang hồ, chẳng lẽ lần này lại phá lệ rồi sao?"
Chú Húc đưa tay chỉ Lam Long rồi bảo: "Trong võ lâm lắm kẻ nhất thời nổi hứng trượng nghĩa song chẳng mấy ai chịu bền chí hành hiệp dài lâu. Còn như Bát Hoang lãng tữ đây mới xứng danh hiệp nghĩa song toàn không hề cải biến. Lão hủ là ai, mà sao không bị hắn làm cho cảm động. Mã lão đệ cũng đang độ thanh niên, lẽ nào chẳng biết người trẻ tuổi trước tiên cần phải giử lấy điều chi là trọng điểm. Các bậc võ lâm tiền bối há chẳng từng trãi qua lứa tuổi thanh niên, vì vậy biết rõ danh vọng đã gây khổ lụy biết bao nhiêu người. Không phải lão hủ nhìn mặt lấy lòng mà nói lời thiên vị, chứ hiện nay các bậc tiền bối ai mà chẳng khen Bát Hoang lãng tử đáng được ngưởng mộ với hai chữ Cứu Tinh !"
Mã Xung nghe xong thầm nghĩ trong bụng: "Không ngờ Lam Long được các vị tiền bối trọng vọng đến như vậy."
Trái lại Lam Long có vẽ ngượng nghịu: "Chu đại thúc nói như thế khiến cho vãn bối như Thành Hoàng bất an, kỳ thật vãn bối có chổ nào đáng kể đâu !"
Chu Húc cười ha hả: "Cổ nhân thường bảo đạo hành niệm cửu phản bất kiến đạo. Lão hủ lấy một tỉ dụ khác có hơi tục khí một chút tuy chẳng đủ nghĩa như sau kẻ giàu ngày ngày chỉ ăn canh yến riết rồi không còn biết mùi vị canh yến như thế nào."
Mã Xung thở dài một tiếng: "Chu lão tán dương Lam huynh đệ vô hình chung nhắc nhở vãn bối mò mẩm bấy lâu nay mà chưa tìm thấy chân đế a ! Từ rày về sau vãn bối sẽ gắng học theo Lam huynh đệ."
Chu Húc cả cười: "Coi như Lam lão đệ tiên thiên đắc đạo còn các hạ hậu thiên đắc đạo. Cho dù tiên thiên hay hậu thiên phải nên nhớ rằng ngộ đạo dễ hành đạo khó mấu chốt là ở một chử Hằng."
Dứt lời, lão vận khinh công đi trước.
Vượt hơn mấy mười lý, bốn người mới dừng chân tại một vùng đất hẻo lánh không người qua lại. Một gian mao thất đứng trơ trọi tựa vào vách núi kế bên một con suối nhỏ, chung quanh cỏ mọc um tùm gần như vô chủ. Ba người tiến vào mới ngạc nhiên khi thấy bên trong không dính một tí bụi nào.
Chu Húc cười bảo: "Đây là nơi tạm cư của lão, mởi chư vị ngồi."
Lam Long nói: "Lão nhân gia đừng khách sáo. Bọn vãn bối mong được chỉ giáo không dám quấy rầy thêm nữa."
Chu Húc bảo: "Các vị đều rõ lão hủ đến nơi đây là có ý muốn tránh tai mắt người ngoài."
Lão vào trong mang ra một kỷ trà, mời mổi người một chung rồi mới ngồi xuống, đợi tất cả uống xong mới trịnh trọng nói: "Lão hủ dư biết chư vị đều nôn nóng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện."
Mã Xung: "Rốt cuộc thảm án đó ra sao ?"
Chu Húc: "Đầu tiên phải nhắc đến nguyên do, năm ngoái có một phụ nhân lưng cỏng đứa trẻ đi vào thành Bắc Kinh tìm kiếm những tiệm cầm đồ. Cuối cùng bà tìm được tiệm cầm đồ lớn nhất thành là Đông Thăng Đường, thì ra món đồ mà bà ta muốn đem cầm là……"
Mã Xung vọt miệng xen vào: "Lão bản của Đông Thăng Đường là người giám định đồ cổ nổi tiếng họ Lạc tên Thế Kỳ."
Chu Húc hỏi: "Sao lão đệ biết được ?"
Mã Xung đáp: "Vãn bối đã từng đem đồ đi cầm tại đó."
Chu Húc bật cười ha ha: "Vậy thì đúng rồi, hôm đó tấu xảo lão bản Lạc Thế Kỳ đang có mặt tại quầy. Lão nhận thấy phụ nhân không phải là một kẻ quê mùa, đoán rằng gia đình bà ta tất có lai lịch nên đích thân chào hỏi xem bà ta định cầm thế món chi."
Lam Long buột miệng hỏi: "Vậy bà ta họ tên là gì ?"
Chu Húc đáp: "Bà ta không đề cập đến nhưng lấy từ trong túi ra một món cổ vật là chiếc bình đựng rượu Phụng Văn Dữu mà vương thất thời nhà Châu hay dùng. Lạc chưởng quản là người biết xem hàng vừa nhìn thấy cổ vật là tim đập thình thịch, lập tức ra giá một ngàn lạng bạc."
Mã Xung thốt: "Chắc chắn bà ta sẽ vui lòng."
Chu Húc lắc đầu: "Bà ấy chỉ cần năm trăm lạng và còn nói rõ chờ lúc thằng nhỏ trưởng thành sẽ chuộc về."
Lam Long a một tiếng: "Thực ra món đó đáng bao nhiêu tiền ?"
Chu Húc đáp: "Lạc lão bản dư biết cổ vật trị giá một vạn lạng bạc nên vừa mở miệng đã ra giá một ngàn lạng. Có điều nghe phụ nhân có ý thâu hồi lại cổ vật khiến lão nao nao trong lòng."
Lam Long hỏi: "Chính tự bà ấy ấn định thời hạn ?"
Chu Húc đáp: "Đúng vậy, hy vọng cuối cùng của lão Lạc là ở chổ thời gian ký thác. Song phương thảo luận rất lâu kết quả bà ta chịu nhường một bước không chờ đến đứa nhỏ trưởng thành mà chỉ kỳ hạn ba năm."
Bạch Phụng thắc mắc: "Lẽ nào ba năm sau đứa nhỏ có thể giải quyết được sự việc ?"
Chu Húc nói: "Sau này đọc di thư mới biết, gia cảnh của bà bần cùng đến nổi khi trượng phu qua đời bà chẳng còn tiền để an táng. Trượng phu của bà là một vị ẩn sĩ bị một tay cao thủ đánh trọng thương, trước phút lâm chung ông giao cổ vật Phụng Văn Dữu và dặn dò bà bảo quản cho tốt, chờ khi đứa nhỏ lớn lên hảy trao lại cho nó đồng thời cũng bảo bà hảy mau đi tìm Tửu Thần !"
Mã Xung hết sức kinh ngạc hỏi: "Chuyện ly kỳ đến vậy ư?"
Chu Húc đáp: "Phụ nhân cũng biết võ công, nhưng cần tiền để chôn chồng nên mới đem cầm tạm cổ vật. Một là có chổ cất giử cổ vật, hai là có tiền xoay sở vấn đề trước mắt, tính toán được như vậy kể ra bà ta cũng là người thông minh."
Lam Long lại hỏi: "Vì sao bà ta chết ?"
Chu Húc trả lời: "Trượng phu của bà ta vì món cổ vật mà bị hại, nhưng trước khi chết còn có thể chạy thoát khỏi tay hung thủ chứng minh võ công ông ta cũng cao cường. Phụ nhân sau khi cầm cổ vật vừa về đến nhà không ngờ kẻ thù tìm đến tận cửa, thử hỏi làm sao có thể sống sót."
Bạch Phụng hốt hoảng hỏi: "Cả đứa nhỏ cũng cùng chung số phận ư ?"
Chu Húc: "Phụ nhân đó cũng không phải là người tầm thường, trên đường về đã lo xa đem thằng nhỏ gởi tại một nơi mà chỉ có một mình bà ta biết mà thôi."
Lam Long: "Có lẽ kẻ địch không biết bà ta có con nhỏ, nhưng tìm không thấy cổ vật bọn chúng nhất định sẽ truy tầm."
Chu Húc: "Đó chính là nguyên nhân làm mấy tay tiêu sư mất mạng !"
Mã Xung: "Chắc Lạc lão bản nhờ tiêu cục vận chuyển cổ vật đi nơi khác."
Chu Húc: "Lạc lão bản vốn xuất thân từ gia tộc phú thương dưới núi Vân Đài. Sau khi nhận cầm cổ vật lão không ngừng suy đi nghĩ lại đồng thời hay tin được bà ta bị ngộ hại nên lo lắng ngày nào cổ vật còn lưu lại Bắc Kinh thì nguy cơ bị cướp đi càng lớn. Cuối cùng lão quyết định dùng ba ngàn lạng bạc thuê Phi Yến tiêu cục vận chuyển cổ vật về quê nhà đặng tìm chổ giấu đi, còn lão thì đã khởi hành hai ngày trước đó."
Lam Long thở dài: "Thế nào tên ma đầu cũng phăng ra lão Lạc."
Chu Húc: "Trước khi xuất hành Lạc lão bản có viết một phong thư nhờ phó tổng tiêu đầu Phi Yến Tiêu cục Đào Tường chuyển giao. Phó tổng tiêu đầu lại đòi thêm một ngàn lạng bạc nữa mới chịu mang thư đến tận ranh giới hai tỉnh Vân, Quí này. Thì ra lão nhắn thằng con trai đang học nghệ ở đó mau mau về gấp để tiếp nhận cổ vật."
Mã Xung vỗ đùi: "Con trai lão ta chính là Lạc Trọng !"
Chu Húc gật đầu: "Không sai chút nào, thế nhưng Lạc Trọng chẳng những không nhận được tiêu hàng mà luôn cả thân phụ của mình cũng vĩnh viễn không còn cơ hội để gặp mặt."
Ba người đều giật mình, Lam Long liền hỏi: "Lạc lão bản cũng bị ngộ hai ư ?"
Chu Húc đáp: "Toàn gia bị giết sạch, e rằng chỉ còn một mình Lạc Trọng sống sót mà thôi !"
Lão ngừng lại một chút rồi mới nói tiếp: "Cuối cùng cổ vật cũng lọt vào tay tên ma đầu kia rồi !"
Ba người đồng lên tiếng hỏi: "Rốt cuộc người đó là ai ?"
Chu Húc nghiêng tai lắng nghe động tịnh bốn bề chung quanh, rồi mới hạ thấp giọng nói: "Lão hủ tin rằng sau khi đắc thủ hắn ta cũng không mấy an tâm tất nhiên phải nhanh chân chạy về sào huyện của mình."
Lam Long hỏi: "Hắn sợ Tửu Thần truy tầm ?"
Chu Húc thở dài: "Hiện nay ai ai cũng cho rằng tam Kỳ tam Tà là những nhân vật võ công tuyệt đỉnh trong võ lâm nhưng nào biết thiên ngoại hửu thiên. Nếu đơn đả độc đấu thì Tửu Thần chưa đủ sức đả bại ma đầu này !"
Lam Long nghi ngờ hỏi: "Người đó là ai, chã lẽ chưa từng gặp phải đối thủ ?
Chu Húc đáp: "Đối thủ dĩ nhiên là có chứ, nhưng lão chẳng úy kỵ gì. Tuy nhiên chỉ có riêng lão mới biết rõ kẻ đối đầu đáng gờm của mình là ai."
Bạch Phụng đột nhiên góp lời: "Y chính là Ác Phật Ma Tăng !"
Chu Húc kinh ngạc hỏi: "Làm sao tiểu muội muội biết được ?"
Lam Long chen vào: "Thấy tiền bối và Mã Huynh không phải là người xa lạ nên vãn bối mới thôi dấu diếm, phụ thân Phụng nhi chính là Phù Dung đảo chủ Bạch tiền bối !"
Chu Húc a lên một tiếng: "Thì ra là thiên kim của bái huynh ta !"
Bạch Phụng từ tốn đứng lên thưa: "Mong Chu thúc đừng trách điệt nữ vô tri !"
Chu Húc cười ha ha: "Bạch đại ca quá là trầm mặc, không hề nhắc đến ta trước mặt nhi nữ. Ôi ! Đại tẩu đột ngột mất đi quả là một đả kích nặng nề đối với huynh ấy."
Đoạn lão quay sang hỏi Bạch Phụng: " Bạch đại ca sao lại an tâm để một mình điệt nữ phiêu bạt bên ngoài ?"
Bạch Phụng cười khúc khích đáp: "Gia gia đã giao phó điệt nữ cho Long ca ca chăm sóc a !"
Chu Húc không tài nào ngờ nổi Kiếm Đế có thể yên trí để ái nữ duy nhất của mình cùng với một thanh niên võ công xoàng xỉnh xông pha trên giang hồ.
Riêng Mã Xung khi biết Bạch Phụng là nhi nữ của Kiếm Đế thì trong lòng âm thầm xít xoa không ngớt.
Chu Húc tuy dành nhiều hảo cảm nhưng thấy nghĩa huynh còn xem trọng Lam Long hơn mình tưởng tượng, bất giác cũng sanh lòng thân thiết đối với chàng. Lão hướng về ba người: "Lúc nảy điệt nữ nói chẳng sai, ma đầu đó chính là Vi Phật Ma Tăng. Năm mươi năm trước lão tìm đến Tây Vực rồi từ đó bặt vô âm tín, vì vậy hiếm có nhân vật giang hồ nào dưới tuổi ngũ tuần mà biết tới y. Lão hủ lúc còn học nghệ từng nghe trưởng bối đề cập tới nên mới nhận ra lai lịch của huyết ấn hình chữ vạn kia."
Lam Long liền hỏi: "Sào huyệt của lão ta ở tại địa phương nào ?"
Chu Húc đáp: "Tại núi Tu Di có một sơn cốc được nhiềungười nghe tiếng là Điểu Thú Tuyệt, thế nhưng ít ai biết được lão ma đầu đã đổi tên của nó thành Tam Tây Thiên. Bên trong lão cho xây một tòa Sắc Bảo Tự thật nguy nga. Võ công của lão càng phức tạp vừa chánh vừa tà, tay trái chuyên xử Huyết Vạn Ấn của tà giáo, còn tay phải thiện dụng Thiên Tăng Công của bạch đạo, ngoài ra chẳng ai biết lão ta có bao nhiêu môn tuyệt học. Có điều không hiểu lão cần tranh đoạt Phụng Văn Dữu để dùng vào chuyện gì ?"
Mã Xung vội hỏi: "Đó có phải là những công phu lợi hại nhất của lão ta ?"
Chu Húc lắc đầu: "Ma đầu này là người nguỵ dị tuyệt luân, âm độc vô bì."
Lam Long: "Người càng âm độc thì càng thâm tàng bất lộ, chắc chắn lão còn những môn võ công lợi hại khác."
Chu Húc gật đầu: "Tiếc rằng không một ai biết."
Đột nhiên lão lấy ra một vật trao cho Mã Xung: "Đây là tín vật của lão hủ, nhờ lão đệ lập tức mang đến Lão Hà Khẩu tìm gặp một lão ngư dân cũng chính là bạn thâm giao của lão hủ mà người thường không ai biết đến có biệt danh Thanh Đào Ngư Phu. Huynh ấy sẽ nhận ra tín vật này, lão đệ cứ thuật lại đầu đuôi câu chuyện rồi thay ta mời y đến núi Tu Di một chuyến."
Ba người nhìn thấy đó là một cái bừa nhỏ bằng bạc dài chừng hai lóng tay. Mã Xung tiếp lấy rồi hỏi: "Sau đó vãn bối cùng đi với Ngư Lão tiền bối ?"
Chu Húc đáp: "Chắc chắn huynh ấy sẽ vui vẽ đánh bạn cùng lão đệ."
Kế đến lão quay sang nói với Lam Long: "Lão hủ đi tìm Lạc Trọng. Chuyện này không thể để hắn gánh vác một mình. Trong lúc đau thương quá độ e rằng hắn sẽ gây nên họa lớn."
"Còn vãn bối ?"
"Ngươi cùng điệt nữ cứ thong thả đi đến núi Tu Di, không chừng chúng ta sẽ gặp lại nhau trên đường."
Bạch Phụng lo lắng hỏi: "Không biết Tửu Thần bá bá đã hay tin chưa ?"
Chu Húc trả lời: "Chuyện này làm náo động cả võ lâm vã lại còn có bí ẩn ly kỳ, làm sao Bành huynh lại không biết ?’
Bàn định xong, lão mời ba người cùng dùng bửa trước khi chia nhau lên đường.
Rời khỏi mao thất Lam Long dẩn Bạch Phụng đi về hướng núi Vân Đài. Bạch Phụng ngỡ Lam Long lạc đường bèn lên tiếng nhắc nhở: "Chu thúc căn dặn chúng ta cứ nhắm hướng Tây Nam là tiến thẳng tới núi Tu Di a."
Lam Long bảo: "Huynh định từ núi Vân Đài đi dọc theo bờ biển !"
Bạch Phụng ngẩm nghĩ rồi vổ tay reo lên:"Lão Ma Tăng chẳng dại gì dùng đường bộ, nhất định sẽ ngồi thuyền đến Nam Hải rồi theo bí lộ trở về núi Tu Di vì trên mặt biển lão không sợ cao thủ vây công."
Lam Long chìa ngón cái tỏ vẽ tán thưởng, miệng thúc giục: "Sao chưa chịu đi mau mau một chút !"
Bạch Phụng nhíu mày: "Chã lẽ huynh muốn chặn đường lão ư ? Chúng ta còn chưa đủ sức à nha !"
Lam Long giơ hai ngón tay ra như nhứ: "Tìm được dấu, bám theo đuôi rồi rình cơ hội….."
Bạch Phụng bật lên cười khúc khích: "Muội quên là có một tên tiểu đạo tặc bên mình, nhưng huynh phải cẩn thận, coi chừng không còn bàn tay nào để cầm đủa."
"Thì muội đút cho huynh ăn."
"Xí ! Ai thèm."
Mấy hôm sau vào giờ ngọ hai người tiến vào thành Hải Châu, chọn một gian khách điếm nghỉ ngơi, chuẩn bị cho sáng sớm hôm sau lên núi Vân Đài.
Đang lúc Lam Long ngồi trên gường dưỡng thần Bạch Phụng cứ bước tới bước lui, nằng nặc đòi chàng đưa ra ngoài dạo chơi.
Lam Long chịu không thấu, tới bàn hớp vội một ngụm trà, gọi tiểu nhị lên khóa cửa phòng, sau đó cùng Bạch Phụng rời khỏi khách điếm.
Bên ngoài sinh hoạt buôn bán tấp nập hơn những phố trấn trong nội địa. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển nên số lượng càng phong phú. Hai người tản bộ đến một quảng trường có đông đảo người đang tụ tập. Hàng trăm mặt hàng đủ loại bày bán la liệt. Tiếng rao ơi ới đúng là một khung cảnh sầm uất náo nhiệt.
Bạch Phụng đảo mắt nhìn quanh rồi hạ giọng nói nhỏ với Lam Long: "Cũng không thiếu mặt võ lâm cao thủ a."
Lam Long cười bảo: "Biết đâu họ cũng đang đi dạo như chúng ta. Chỉ có hạng võ công bết bát mới bám vào chổ nước đục này. Chứ các bậc cao nhân khi nào lại chịu tịch mịch, cam lòng làm cá trong ao."
Hai người ung dung tản bộ, vừa đi ngang qua một ngôi miếu, Bạch Phụng nhìn thấy có nhiều người đang ăn xin liền quay sang háy mắt trêu Lam Long: "Cứu Tinh a ! Khách quen của huynh đây."
Lam Long lắc đầu: "Huynh chỉ cứu giúp những ai thực sự khốn cùng chứ không để cho ai lợi dụng lòng tốt của mình. Muội xem có người đang ở tuổi thanh niên, thể lực đều tốt nhưng chỉ biết ỷ lại không chịu lao động, thậm chí có người trông chẳng có vẽ nghèo đói chút nào. Những người như thế thì huynh xin miễn."
Bạch Phụng a một tiếng: "Sao trên đời có người cam tâm làm kẻ hạ tiện ?"
Lam Long chỉ về phía trước: "Đàng kia có mấy lão bà, chúng ta hảy tới đó. À còn có thêm ba hán tử bệnh nặng, thân thể gầy ốm, mặt mày vàng khè nữa. Phụng nhi biếu mỗi người một ít tiền nhưng đừng cho nhiều quá, e họ bị bọn quang côn vô lại giựt mất."
Trong lòng Bạch Phụng cũng khen thầm: "Về mặt này thì chàng quả có thừa kinh nghiệm." Nhưng vẫn mở miệng hỏi: "Nơi đây đâu phải chỉ có ba người?"
Lam Long giải thích: "Bốn người còn lại diện sắc khá tốt, da thịt đầy đặn, chứng tỏ bọn họ không hề thiếu ăn, sức lực còn cường kiện sao không chịu kiếm việc chi làm. Cứ mặc kệ họ."
Bạch Phụng bỉu môi cười trêu: "Thì ra Cứu Tinh mục quang như thần a !"
Bạch Phụng chuẩn bị xong bạc vụn vừa định đem phân phát cho từng người thì bị Lam Long níu tay kéo lại: "Không thể cứ phát khơi khơi như vậy, coi chừng cả bọn xúm lại quấy nhiểu muội."
"Vậy phải làm sao?"
"Hảy xem huynh đây!"
Chàng buớc tới gần ba hán tử mặt vàng vẩy vẩy tay gọi: "Các người mau tới đây."
Ba hán tử cùng ứng tiếng đứng lên, những tên kia cũng thừa dịp đi theo đuôi. Lam Long phớt lờ chỉ hướng về ba hán tử có bệnh hỏi: "Các người biết nơi nào bán giày, áo quần và đai lưng không?"
Một trong ba hán tử cung kính đáp: "Các món đó ở đây không có bán, nếu công tử muốn mua phải đi qua nơi khác cũng không xa lắm chỉ quẹo trái một con đuờng là thấy."
Lam Long cười bảo: "Vậy ta đưa tiền nhờ các người đi mua giùm. À, nhớ chọn thứ rẻ rẻ một chút, ta đứng đây chờ."
Nói xong dúi vào tay mỗi người một ít bạc vụn.
Ba người cầm chặt ngân lượng trong tay hí hửng chạy đi vì họ tin rằng sau khi mua xong mang về đây sẽ được trả công.
Một nam nhân khác bước tới hỏi: "Công tử có cần thêm món nào khác không ?"
Lam Long mĩm cười hỏi Bạch Phụng: "Muội muốn mua món gì ?"
"Một chiếc khăn tay bằng lụa ! Nàng đưa cho gã một miếng bạc nhỏ rồi dặn: "Mau mau nha !"
Gã vồ được miếng bạc, liền co giò phóng như bay.
Một lát sau, ba hán tử bệnh hoạn quay trở lại. Lam Long thoáng nhìn cũng nhận ra mấy món hàng cũng rất khá, cười bảo: "Tốt lắm."
Ba người vừa hoàn lại số bạc dư vừa nói: "Thưa công tử ! Chỉ tốn một ít bạc mà thôi !"
Lam Long cả cười: "Các vị quả là những người thật thà, chỉ vì mang bệnh mới đến nông nổi này. Số tiền còn dư coi như tiền công trả cho ba vị, ta còn tặng thêm một nén bạc này để dùng làm y phí. Mong rằng sau khi lành bệnh mọi người sẽ tìm được công việc làm, chứ cầm chén đi ăn xin không phải là cách mưu sinh chân chánh."
Ba hán tử lộ vẽ cảm kích: "Chúng tôi vì bất đắc dĩ mới…"
Lam Long cắt ngang : "Ta biết !"
Tiếp theo đó chàng bước tới trước mặt các bà lão rồi bảo Bạch Phụng: "Muội cứ phân phát cho họ đi."
Nàng vừa ân cần biếu mỗi bà lão năm quan tiền vừa dịu giọng dặn dò: "Các cụ ơi hảy giử tiền cho kỷ nha, coi chừng người khác lấy đi mất."
Ba bà lão run rẩy nói: "Cám ơn tiểu thư, cầu bồ tát bảo hộ cô. Chúng tôi về nhà ngay."
Lam Long chờ mấy bà lão đi khuất mới nhìn sang Bạch Phụng cười bảo: "Phía đông có một nhóm người đang quây quần, chúng ta hảy qua bên đó xem xem, biết đâu có trò vui xảy ra."
Bạch Phụng chần chừ hỏi: "Không chờ cái gã đi mua khăn tay cho muội hay sao ?"
Lam Long cười ha ha: "Vậy là muội phải đi báo quan rồi, e rằng hắn ta chẳng bao giờ trở lại."
"Tại sao ?"
"Hắn cầm bạc trong tay không tìm đến kỹ viện thì cũng vào đổ phường, cho nên…."
Bạch Phụng dậm chân: "Đã biết như thế sao còn bảo muội giao tiền cho hắn ta chứ ?"
Lam Long nhún vai: "Để muội tin, huynh không nhìn lầm người !"
Bạch Phụng hội ý bật cười khanh khách: "Huynh hư thật !"
Bọn hán tử đang chờ chực kiếm chác nghe hai người đàm thoại cảm thấy ngượng ngùng tự động lủi vào đám đông chuồn mất.
Lam Long dìu Bạch Phụng len vào giửa đám đông thì thấy một bà lão tóc bạc trắng như tuyết cùng một thiếu nữ trông thật chất phác tuổi chừng mười bảy mười tám ngồi trên một mãnh chiếu củ. Thiếu nữ ăn vận giản dị, tuy không tô son điểm phấn nhưng phong tư cực kỳ diễm lệ không thua kém bất cứ một tiểu thư danh môn khuê tú nào. Trước mặt bà lão có đặt một chiếc hộp gỗ nhỏ củ kỹ đã ngã màu vàng úa. Nắp hộp đã được mở toang ra, bên trong là một hoàn thuốc bóng bảy xanh biếc to gần bằng quả trứng gà. Kế bên có một tờ giấy, nét mực còn khá mới đề năm chữ Cổ Kim Đệ Nhất Đan, không biết dùng để trị bệnh gì.
Lam Long tò mò khều khều một thanh niên mặc trang phục hoa lệ đứng kế bên: "Huynh đài có biết chuyện gì không ?"
Gã thanh niên định lờ đi nhưng phát hiện Bạch Phụng đứng bên cạnh đẹp tựa thiên tiên trong lòng hí hửng, cười híp cả mắt, cất giọng khách sáo: "Xin hỏi quí danh các hạ là chi?"
Lam Long nhếch môi: "Tại hạ họ Lam !"
Gã thanh niên xích tới gần Lam Long cố tạo dáng vẽ nho nhã: "À ! thì ra là Lam huynh."
Gã liếc nhìn Bạch Phụng rồi mới tiếp tục nói: "Ha Ha ! Bà già kia chắc bị bịnh thần kinh dám đòi cả ngàn lạng bạc mới chịu bán cái hoàn thuốc xanh xanh tím tím kia."
Lam Long nghe xong giật mình: "Có ai chịu trả giá không ?"
Hoa phục thanh niên cười lớn bảo: "Lão đệ à, đây là nơi nào chứ. Đồ vật giá trị cả ngàn lạng nếu không vào tay công hầu quí tộc thì cũng nằm trong vương cung bảo khố. Tại cái đất rồng rắn hổn tạp này, những chuyện gạt gẩm nhau xảy ra như cơm bửa. Có quỷ mới tin vào mấy thứ thuốc như vầy, đừng nói tới một ngàn lạng bạc dù chỉ một đồng xu cũng chưa đáng giá. Uống vào hổng chừng còn bị toi mạng."
Lam Long cười ruồi: "Cũng không thể võ đoán như thế, có lẽ gia cảnh túng quẩn bà lão đành phải đem vật gia bảo bán đi."
Gã thanh niên phản bác: "Bà ta có thể đem đi cầm mà ?"
Bạch Phụng xen lời: "Chắc gì người trong tiệm biết được giá trị của nó ?"
Gã thanh niên cười hà hà: "Cô nương có định mua không ?"
Bạch Phụng cau mặt: "Ta đâu có nhiều tiền !"
Gã thanh niên nhích thêm một bước, ráng làm ra bộ điệu thư sinh: "Nếu cô nương muốn nhất định quý hửu sẽ mua cho !"
Bạch Phụng nhíu mày: "Long ca ca của ta cũng vậy !"
Gã thanh niên liền buông lời sàm sở: "Không sao, không sao, bản công tử có thể mua tặng cô nương mà."
Lam Long nghe nóng mủi nhưng không tiện phát tác, liền đưa tay kéo Bạch Phụng ra chổ khác.
Gã thanh niên thấy vậy càng đắc chí cười hi ha bước theo hai người.
Lam Long biết rõ trong đầu hắn ta đã khởi tà niệm song vẫn tảng lờ, cùng Bạch Phụng bước tới trước hai bà cháu rồi hạ mình ngồi xuống hỏi: "Xin được hỏi quý danh của Bà Bà ?"
Lão thái bà đưa mắt nhìn chàng một hồi lâu mới hắng giọng đáp: "Lão thân chẳng rảnh rổi ra đây ngồi chờ những người xa lạ đến làm quen, thứ cho lão không tiện phụng cáo !"
Lam Long ôn tồn nói: "Chẳng phải tiểu tử đa sự. Nếu bà bà gặp phải chuyện khó khăn mà tiểu tử đủ khả năng sẽ không ngần ngại giúp đở. Nào ngờ lại làm cho bà bà hiểu lầm a."
Lão bà cười lạt bảo: "Lão thân không cần người khác bố thí. Ai muốn mua thì hảy đến nói chuyện với lão."
Bạch Phụng cũng khom người ngồi xuống cất giọng dịu dàng: "Bà bà ơi, Long ca ca của cháu rất thật lòng. Bà bà có phiền toái gì cứ nói ra bọn cháu sẽ cố gắng hết sức."
Lão thái bà chăm chú nhìn Bạch Phụng, thấy nét mặt nàng lộ đầy vẽ quan thiết, bèn xoay qua hỏi tôn nữ: "Tố nhi, con nghĩ lời nói của bọn nó có đáng tin không ?"
Thiếu nữ trước giờ vẫn cúi đầu ngồi im, lúc này mới nhỏ nhẹ trả lời: "Bà bà cứ tự quyết định là được rồi."
Lão thái bà quay lại hỏi Lam Long: "Ngươi có thể giúp ta một ngàn lạng bạc hay sao ?"
Lam Long chân thành nói: "Hiện giờ cháu không mang theo ngần ấy ngân lượng. Hơn nữa phải xem xét sự việc khó khăn đến mức độ nào. Nếu quả thực là cần thiết thì cháu chắc chắn có cách tìm đủ số giúp bà bà."
Lão thái bà cầm viên dược hoàn màu lục đưa ra rồi trịnh trọng bảo: "Chuyện khó khăn từ từ phân giải, nếu nói ra nhất định nhà ngươi sẽ cho rằng một ngàn lạng bạc cũng chưa đủ. Bất quá lão thân chẳng muốn nhờ đến ngươi mà không chịu báo đáp. Ngươi mau uống dược hoàn này đi."
Lam Long do dự: "Cất để dành có được không ?"
Lão thái bà lắc đầu: "Giửa người và người, cần phải tín nhiệm nhau mới mong thành công trong mọi việc. Lão thân chỉ vịnh vào một lời nói mà ủy thác chuyện khó khăn này cho ngươi, chã lẽ tiểu tử còn chưa dám tin ta ư ?"
Lam Long cười khổ gật đầu: "Bất quản là lợi hay hại, vãn bối tuân lịnh."
Chàng đưa hai tay nhận lấy, thản nhiên cho vào miệng nuốt xuống."
Nhiều người trong đám đông thấy thế liền phá ra cười, có kẻ còn lớn tiếng mắng: "Tiểu tử thật ngu khờ !"
Thấy chàng hành xử trung hậu lại quả cảm quyết đoán, lão thái bà mĩm cười từ ái tỏ ý tán thưởng, gật đầu bảo: "Hài tử, tối nay ngươi đến nhà lão thân. Chuyện này không thể để người ngoài nghe lóm được.
"Bà bà cư ngụ ở đâu ?"
"Cổ gia bảo !"
Lam Long chợt nghĩ nếu đã biết địa danh thì chắc không khó tìm liền ứng thanh đáp: "Tiểu tử nhất định tới."
Thiếu nữ ngồi bên cạnh lão bà bổng nhiên bật cười khúc khích, thần thái vô cùng thần bí.
Lão thái bà dắt tay thiếu nữ bỏ đi. Lam Long thấy đám đông lần lượt giải tán, bèn sánh vai cùng Bạch Phụng trở về khách điếm.
Vưà đặt chân qua khỏi cửa, chàng vẩy tay gọi: "Làm phiền tiểu nhị ca lên trên phòng, ta có chuyện cần hỏi."
Gã tiểu nhị lập tức bước theo.
Lam Long mới ngồi xuống bàn đã hắng giọng: "Tiểu nhị ca có biết Cổ gia bảo tọa lạc nơi nào ở ngoại thành không ?"
Gã tiểu nhị gải gải đầu cười đáp: "Thưa công tử, tiểu nhân sinh trưởng tại đây e rằng trong vòng một trăm lý chung quanh thành chẳng thể tìm ra tòa Cổ gia bảo nào đó ạ !"
Lam Long nghe xong thì trong bụng bấn lên, khoát tay bảo: "Thôi được, không còn chuyện chi khác. Lát nữa tiểu nhị ca hảy mang lên một bình trà nóng."
Đợi tiểu nhị rời khỏi phòng, Lam Long mới quay sang nói với Bạch Phụng: "Lần này hỏng rồi, tối nay chúng ta biết đi đâu để gặp lão bà bà ?"
"Ai bảo huynh không chịu hỏi bà bà thêm ít câu nữa ?"
"Nhìn lão bà già lụ khụ, huynh cứ ngỡ là họ ở ngoại thành !"
Bạch Phụng ngẩm nghĩ thấy cũng có lý, thở nhẹ nói: "Bà lão hẹn chúng ta tối nay gặp lại. Nếu như không ở gần đây thì làm sao họ về nhà kịp ?"
Ngay lúc đó bổng có người đẩy tung cửa bước vào, cất giọng cười sang sảng bảo: "Anh bạn ơi! Bị mắc mưu rồi !" "
Lam Long chẳng cần nhìn cũng nhận ra giọng nói của gã thanh niên vận hoa phục. Chàng bực mình lạnh nhạt thốt: "Các hạ nghĩ sao mà bảo bà bà là kẻ lường gạt. Tại hạ chưa làm cho bà bà một chút gì mà còn được tặng cả hoàn thuốc."
Gã thanh niên cười lớn: "Có thể vì anh bạn gây chuyện xích mích với hậu nhân cuả bà ta nên bà cố tình bày kế để huynh lọt vào tròng. Tám phần mười là viên thuốc đó chẳng béo bổ gì."
Lam Long điềm nhiên thốt: "Bình sinh tại hạ chẳng khi nào muốn gây ra oán thù đến nổi không thể cởi mở. Cho dù có thù gì đi nữa thì với thân phận tại hạ bà bà có thể ra mặt báo phục hà tất tốn công bày ra nhiều trò như vậy ?"
"Tại hạ có hảo ý nhắc nhở mà các hạ lại dửng dưng !"
"Ý tốt của ông bạn, tại hạ xin tâm lãnh. Mời các hạ về đi."
Gã thanh niên hứ một tiếng: "Sao ông bạn vô lễ, lại hạ lịnh trục khách như thế ?"
Lam Long cất giọng hờ hửng: "Tại hạ cùng huynh đài vốn chưa từng kết giao. Các hạ không gõ cửa lại tự tiện tiến vào phòng. Người như vậy cũng gọi là biết lễ nghĩa ư ?"
Gã thanh niên tím mặt cười gằn: "Bất kỳ khách điếm tửu lâu nào trong thành Hải Châu này, chỉ cần Hoa Nhất Hào ta cao hứng muốn đến là đến. Gỏ cửa, hắc hắc, bổn công tử không hề có thói quen đó."
Lam Long trầm giọng bảo: "Tại hạ trả tiền thuê gian phòng này, dù trọ một ngày cũng là chủ một ngày. Nếu như ông bạn chưa chịu xéo đi thì chớ trách ta chẳng còn khách sáo."
Gã thanh niên cười nham hiểm: "Hay lắm, họ Hoa ta xem ngươi có thể ở đây được bao lâu ?"
Dứt lời quay người bỏ ra ngoài.
Bạch Phụng cài cửa lại, nhíu mày hỏi: "Sao huynh lại nổi giận đến như vậy ?"
Lam Long nghiêm mặt bảo: "Cái gã đó chẳng tốt lành gì, tối nay Phụng muội sẽ thấy."
"Gã ta còn dám trở lại gây phiền phức ư?
"Bằng không thì ngày mai khi chúng ta rời khỏi thành chừng mười lý thế nào cũng xảy ra chuyện."
"Tối nay làm sao tìm được lão bà bà a ?"
"Bây giờ chúng ta ra ngoài thành, trước nhất là tới mấy thôn lân cận dò hỏi, không chừng có người biết hoặc đã nghe danh Cổ gia bảo. Nếu chẳng tìm được chút manh mối nào thì kể như chúng ta đã tận hết tâm sức."
Bạch Phụng gật đầu đề nghị: "Không cần phải chuẩn bị gì, thời gian hảy còn sớm chúng ta tranh thủ dùng bửa cơm chiều trước khi xuất phát."
Trước khi hoàng hôn, hai người đã ra khỏi cửa thành và dò đường đi vào thôn trấn.
Từ đầu giờ dậu cho đến lúc mặt trời xế bóng, từ thôn đông chuyển sang thôn Bắc, tính ra cả hai đã hỏi qua mười bảy mười tám cư dân nào ngờ không một ai biết đến cái tên Cổ gia bảo !
Lam Long cảm thấy thất vọng. Chàng thở dài nhìn Bạch Phụng: "Xưa nay huynh hành sự chưa hề sơ ý. Lần này thất tín thật là có lỗi với lão bà bà. Phụng nhi, không biết chúng ta đã dò hỏi bao nhiêu nơi, dù cố gắng đến khuya cũng chưa chắc tìm được, chi bằng hảy trở về thành. Biết đâu tối nay hoặc sáng sớm mai còn lắm chuyện thị phi.
"Chúng ta đã dùng khinh công lui tới khắp nơi để dò hỏi đường. Bây giờ đi ngược về thành cũng mất nhiều thời gian, theo ý muội chúng ta nên tìm một nơi nghỉ chân suy tính bước kế tiếp còn hơn là quay trở lại." .
"Không được! Cái gã thổ hào đó cứ tưởng những kẻ ngoại hương như chúng ta dễ bị ăn hiếp, không chừng hắn đã quen bắt nạt người khác. Nếu chẳng dạy cho hắn một bài học thì khi nào hắn chịu từ bỏ cái thói khinh người."
"Hạng người đó đâu đáng cho huynh phí sức."
"Một mình gã thì có xá gì, huynh e đám tay chân của hắn chắc cũng thuộc hạng vô ác bất tác."
Bạch Phụng không hiểu vì sao mà chàng lại có ác cảm với bọn thổ hào đến như vậy, đành mĩm cười đáp ứng cùng chàng quay về thành.Ai ngờ hai người vận khinh công đi một mạch nửa canh giờ mới đặt chân lên quan đạo. Hỏi ra mới biết còn cách thành Hải Châu chừng hơn bốn mươi dặm.
Bạch Phụng thấy chung quanh có mấy hộ nông dân hiện đã thắp đèn, nên nghĩ rằng khi về tới nơi thì cửa thành đã đóng rồi, bèn cười bảo: "Long ca ca, theo lộ trình mà đoán thì chưa chắc gì chúng ta kịp vào thành."
"Người giang hồ muốn vào thành mà chịu chờ đến khi cửa mở thì thiên hạ thái bình rồi a !"
"Bôn ba nửa buổi trời muội hơi đói bụng. Nếu không cần qua cửa vào thành thì có về trể một chút cũng chẳng sao."
"Vậy muội định tìm mua thức ăn tại một hộ gần đây à ?"
Bạch Phụng gật đầu, đưa tay chỉ phía trước: "Đàng kia ánh đèn sáng rực chắc là nhà phú hộ khá giả, chúng ta đến đó thử xem, biết đâu lại tìm được thêm chút manh mối."
Lam Long cười bảo: "Theo huynh suy đoán thì từ đây đi đến đó cũng mất mười mấy dặm đường, chúng ta có thể nhìn thấy ánh đèn với một khoảng cách xa như vậy tất ngọn đèn phải được treo ở trên cao. Phụng nhi, huynh nghĩ chưa hẳn là một hộ dân cư đâu."
"Có thể địa hình nơi đó cao hơn ở đây."
"Thông thường người ta xây dựng đình chùa miếu tự trên đồi hay trên núi. Địa phương đó nếu không là chùa của hòa thượng thì cũng là miếu của đạo sĩ a."
Bạch Phụng bật cười: "Muội không tin, đợi đến tận nơi mới chứng thực được, cho dù là miếu tự cũng chẳng sao, có điều hơi bất tiện một chút."
Đối với mấy dặm lộ trình thì hai người chỉ cần tốn một hơi khẩu khí là tới nơi. Càng đi đến gần Bạch Phụng càng nhìn rõ ánh đèn phát ra từ trên một đỉnh đồi, bất giác thầm phục khả năng quan sát của Lam Long. Nàng nhoẽn miệng cười: "Chắc là một ngôi đại tự."
Bổng nhiên Lam Long kêu ồ một tiếng: "Dường như có nhiều người từ trong đó chạy ra ?"
Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: "Huynh có thể nghe xa đến như vậy sao ?"
Lam Long giật mình kinh hải, chính bản thân cũng không biết tại sao.
Bạch Phụng ước tính từ chổ bọn họ đang đứng tới đỉnh đồi ít ra cũng gần trăm thước, ngở Lam Long lầm lẩn nên bảo chàng: "Huynh lắng nghe kỷ thêm lần nữa xem…."
"Lầm sao được, bọn họ càng lúc càng tới gần a ."
Bạch Phụng vui mừng reo lên: "Nội công của huynh đã đến mức đại tiến rồi."
Lam Long hoang mang bảo: "Cả mấy tháng nay bận rộn không ngừng đâu có thời gian ngồi luyện công, ngay cả Cầm Vương Đại Thất Thức của Bành tiền bối, huynh cũng xao lãng."
"Nếu nội công chẳng thâm hậu tuyệt đối không thể nghe được động tịnh từ xa như vậy. Chả lẽ huynh biết thuật Thuận Phong Nhĩ ư ! Long ca ca , thử lắng nghe xem bọn họ có bàn tán gì không? Phụ thân muội bất quá cũng đạt tới mức độ này thôi."
Lam Long ngưng thần lắng nghe.
Không lâu sau, chàng hốt nhiên nắm tay Bạch Phụng hối thúc: "Chúng ta mau tránh đi !"
Bạch Phụng vội quay sang hỏi: "Đã xảy ra chuyện gì ?"
"Tất cả có mười ba tên. Gã họ Hoa cũng có mặt. Bọn chúng kéo nhau vào thành tìm huynh thanh toán !"
Bạch Phụng a lên: "Cái gã đó đến mời hoà thượng trợ trận."
"Trong bọn chỉ có một hòa thượng mà Hoa Nhất Hào gọi là ân sư, kỳ dư đều là hạng hạ lưu phỉ đồ."
Bạch Phụng cười bảo: "Chứng tỏ nội công của huynh cực kỳ tinh thâm, hay là huynh cố ý dấu muội ?"
Lam Long thở ra : "Chính huynh còn tự cảm thấy hồ đồ đây, chẳng hiểu nội công của mình từ đâu mà có a ?"
"Không cần biết, chờ chút nữa động thủ sẽ rõ thôi."
"Hay lắm ! Không thể để bọn này vào trong thành quấy nhiễu bá tánh. Chúng ta hảy đến bìa rừng đợi chúng. Phụng nhi hảy nấp vào trong tàng cây ngồi xem huynh thi thố bản lãnh của mình."
Bạch Phụng vừa ẩn mình sau một nhánh cổ thụ thì Lam Long đã nhìn thấy bóng dáng bọn chúng xuất hiện. Chàng cất tiếng quát lớn: "Các người không cần phải đi đâu xa cho mệt, bản thiếu gia cố tình tìm đến tận cửa đây !"
Ánh trăng sáng vằng vặt, đôi bên nhìn rõ nhau. Cả bọn không dư không thiếu vừa đúng mười ba người. Hoa Nhất Hào chỉ mặt Lam Long hét lên: "Sư phụ, chính là hắn."
Một nhà sư trung niên đủng đỉnh bước tới trước mặt Lam Long chắp hai tay vào nhau: "A Di Đà Phật, chẳng hay tôn tính đại danh của thí chủ là chi ? Bần tăng Đại Thông xin ngỏ lời chào."
Lam Long cười nhạt: "Hòa thượng không cần đóng tuồng. Lịnh đồ sớm biết tại hạ họ Lam !"
Trong khi nhà sư và Hoa Nhất Hào đứng yên tại chổ thì mười một tên đồng bọn tản ra, làm thành một vòng tròn vây Lam Long vào giửa. Một tên mủi quập hất hàm quát bảo: "Anh bạn không cần nói nhiều, biết điều thì theo bọn ta về nhà."
Lam Long phớt lờ, đưa tay chỉ gã họ Hoa: "Đầu dây mối nhợ cũng do chính ngươi gây ra. Hai sư đồ cứ việc xuất thủ."
Nhà sư đột nhiên cười hắc hắc, rút phương tiện sản cầm trên tay, nét mặt âm hiểm: "Thành Hải Châu này không để cho tiểu tử như ngươi sính cường. Tối nay nhà ngươi đến thì dễ, về thì khó."
Lam Long muốn thử nghiệm nội công của mình nên không rút kiếm. Chàng đại bộ bước tới đối diện nhà sư rồi cười lạt bảo: "Sở dĩ hắn ta dám làm tàng làm phách là vì đã bái thứ ác tăng không thủ thanh quy như lão làm sư phụ. Lão còn dung túng cho hắn kết bè đảng với bọn vô lại hạng bét trong giới hắc đạo bức hiếp người cô thế. Hôm nay thiếu gia quyết ra tay trừ hại cho dân chúng thành Hải Châu, không để cho các ngươi hoành hành thêm nữa."
Quả đúng như Lam Long nhận xét, gã họ Hoa cùng mười một tên côn đồ chẳng có tài cán gì, đứng bên ngoài hò hét trợ oai. Nhà sư trung niên thừa dịp vung phương tiện sản công tới. Lão sử chiêu La Hán Nghinh Phong trong Phục Ma Trượng Pháp của Thiếu Lâm tự. Chiêu này thường được xử dụng để tỏ lòng tôn trọng đối phương trước khi giao đấu nên các hòa thượng Thiếu Lâm chỉ hất trượng từ dưới chân lên thủ ở trước ngực thì thâu kình lực, ngưng thần chờ đón thế công của đối phương. Riêng nhà sư Đại Thông chẳng biết đã học lóm hay nội lực chưa luyện đúng mức nên phương tiện sản vừa đến ngang thắt lưng của Lam Long thì lão đã mất thăng bằng đành đâm thẳng tới, thành ra chiêu thức trông thật hạ lưu. Lam Long liền nương theo đà, giơ chân phải đạp lên đầu phương tiện sản búng người lên cao, cùng lúc vận kình vào tay trái chuẩn bị dùng chiêu Lôi Tập trong Cầm Vương đại thất thức đánh vào đỉnh đầu của nhà sư. Nào ngờ ngay lúc đó từ ngoài xa truyền lại một giọng nói trầm ấm từ hoà: "Lam thiếu thí chủ, thủ hạ lưu tình !"
Lam Long nghe thinh âm thật quen thuộc liền quay đầu ngó dáo dác. Chàng thấy một lão tăng thong thả rảo bộ, liền bật tiếng hô: "Long đại sư !"
Chân chàng chưa kịp chạm mặt đất thì lão tăng đã lướt đến hiện trường. Lão tăng trầm giọng bảo sư phụ của gã họ Hoa: "Pháp Tính, nhà ngươi còn dám ở đây tác oai tác phúc."
Đại Thông hòa thượng vừa thấy lão tăng xuất hiện thì sắc mặt tái mét, toàn thân run rẩy, quăng phương tiện sản xuống định đào tẩu.
Lão tăng quát lên: "Nghiệt súc, còn chạy đi đâu, đứng lại !"
Đại Thông vừa nhích chân, nghe tiếng quát như hồng chung liền mất tự chủ quỳ ngay xuống đất: "Long trưởng lão, tiểu tăng……"
"Câm miệng !" Lão tăng không để nhà sư nói thêm, quay sang Lam Long thi lễ: "Tiểu thí chủ, đã lâu không gặp a !"
Lam Long ôm quyền hoàn lễ: "Chào Long đại sư, xin hỏi ác tăng này lai lịch ra sao ?"
Long đại sư thở dài: "Tiểu thí chủ, nghiệt súc này chính là một hoả đầu trong tệ tự, hắn lén học một ít công phu bản môn rồi trốn xuống núi làm điều càn rỡ. Mong tiểu thí chủ đại lượng để cho lão nạp mang hắn về Thiếu Lâm tự."
Lam Long gật đầu: " May mà gặp được đại sư. Hy vọng sau này lão ta cải sửa ác tính, không còn gây chuyện thị phi."
Long đại sư chắp hai tay làm lễ, xoay qua Pháp Tính gắt nhỏ: "Còn chưa chịu theo ta về núi ?"
Pháp Tính nào dám phản kháng cúi đầu lầm lủi bước đi.
Hoa Nhất Hào vội kêu lên: "Sư phụ con cũng xin đi theo !"
Gã vừa định cất bước thì Lam Long đã chận ngang: "Thiếu Lâm Tự lẽ nào chứa chấp hạng người như ngươi !"
Hoa Nhất Hào thấy sư phụ mình vừa chạm mặt lão tăng thì đã nhủn chân quỳ xuống. Còn lão tăng thì cư xử lễ mạo với Lam Long. Hơn nữa Lam Long vừa mới hiển lộ một chút thân thủ khiến gã giật mình nhận ra đối thủ không phải là hạng dễ ức hiệp, bất giác thụt lui mấy bước, đồng thời phát hiện mười một tên nha trảo cũng co đầu rút cổ, im miệng như hến.
Lam Long cười nhạt: "Nhìn cái bộ dạng thổ hào mà đoán thì trong phủ của ngươi chắc chắn chứa đầy vàng bạc phi nghĩa. Thôi vậy đi, giết ngươi cũng chỉ làm bẩn tay ta. Ngươi hảy bảo một tên về thành thông báo thân nhân mau mau mang năm trăm lạng hoàng kim đến chuộc mạng."
Gã thanh niên nhăn nhó: "Năm trăm lạng hoàng kim ?"
"Quá nhiều ư ! Được, để xem người yêu tiền hay yêu mạng !"
Chử mệnh vừa dứt thì Lam Long co ngón tay bắn một ngọn chỉ phong vào chân bên trái của gã."
Hắn ta hét lên thê thảm, ôm đùi quỵ xuống sau đó rên rỉ luôn miệng.
"Đau không ? Ha ha, hoàng kim ta cũng chẳng cần. Bây giờ tới chân phải."
Gã thanh niên vội kêu lên: "Hảy khoan, ta đáp ứng !"
Lam Long rút tay lại rồi hỏi: "Làm sao chuyển giao ?"
Gã thanh niên cắn răng nhịn đau, ấp úng nói: "Ta phái một người về nhà, lập tức có người mang vàng tới."
Lam Long cười lạt: "Nghe hay lắm, chỉ sợ nhà ngươi khẩu thị tâm phi ! Thay vì về nhà, người đó lại tới nha môn báo quan. Ha ha, không sao, thiếu gia ngồi đây chờ, chỉ cần thấy bóng dáng của bọn nha sai thì thiếu gia mời nhà người đi gặp Diêm Vương lão gia."
Gã thanh niên hướng về đám nha trảo hét lên: "Lý sư phó mau trở về báo cho phụ thân ta, nhớ nhắc Người phái La sư phó đem năm trăm lạng hoàng đến đây !"
Gã họ Lý nghe xong lập tức phóng chân chạy trối chết. Xem ra hắn là một tay tâm phúc của gã thanh niên.
Lam Long cười cười nhìn gã họ Hoa hỏi: "Chắc La sư phó của phủ thượng võ công không tệ a ?"
Hoa Nhất Hào vội vàng phân bua: "Các hạ chớ hiểu lầm. Phụ thân ta chẳng an tâm để cho ai khác mang nhiều hoàng kim như vậy."
Lam Long cười ha hả: "Thì ra là vậy, kỳ thật võ công của La sư phó có cao cường đến đây cũng vô dụng thôi. Chỉ cần y mang hoàng kim tới là mọi chuyện xong xuôi."
"Tôn giá đã điểm huyệt đạo nào của tại hạ ?"
Lam Long cười hi hi: "Điểm huyệt đâu phải chịu đau đớn đến như vậy."
Hoa Nhất Hào hoảng sợ hỏi: "Người đã huỷ đi chân trái của ta ?"
Lam Long cất giọng lạnh lùng: "Gia đình ngươi giàu có dư ăn dư mặc, sáng tối đều có người hầu hạ. Hư một chân biết đâu lại là phúc cho ngươi. Bằng không nhà ngươi lòng dạ đen tối, ưa làm điều càng bậy, trên kết giao với quan phủ, dưới lại họp bẻ với thổ phỉ biết đâu chừng có một ngày sẽ hại ngươi đến cảnh nhà tan người mất. Hi hi, coi như bản thiếu gia đã giúp mi một tay rồi a !"
Hoa Nhất Cường bật tiếng khóc hu hu: "Ngươi đã hủy mất một chân lại còn đòi ta năm trăm lạng hoàng kim."
Lam Long cười to: "Hoàng kim là để chuộc mạng cho người."
Lúc này Lam Long mới quay sang cười lạnh lùng nói với bọn nha trảo: "Bọn các ngươi quá nhàn rổi mới có thời gian làm chuyện bại hoại. Đừng tưởng với ba mớ công phu mèo quào là có thể cậy thế hiếp người. Tối nay gặp phải thiếu gia thì các ngươi đừng hòng sống sót."
Dứt lời chàng sấn tới tung quyền ra nhanh như sấm chớp.
Mười gã côn đồ cố liều mạng né tránh, nhưng Cầm Vương đại thất thức biến hoá khôn lường, có đứa gảy tay, có tên què giò. Hể tên nào bị trúng là ngã ngay xuống đất, miệng kêu rên không ngừng.
Nữa canh giờ sau, Lam Long nhìn thấy hai bóng đen từ thành Hải Châu đang phi hành đến. Chàng tiến lên phía trước gọi: "Đã mang đủ số hoàng kim !"
Hai bóng đen nghe tiếng liền dừng chân lại. Một người trong bọn cao giọng hỏi: "Đại hiệp, thiếu chủ của chúng ta đâu ?"
Lam Long chỉ ngược ra đàng sau: "Hắn đang nằm nghĩ ngơi tại chổ đó."
Một vị trung niên khoảng năm mươi tuổi, cởi chiếc bọc trên lưng xuống, hai tay dâng tới: "Mời đại hiệp kiểm tra, bên trong đúng năm trăm lạng hoàng kim."
Lam Long nhận lấy cái bọc biết đối phương không dám lừa dối, gật đầu nói: "Nể tình hai vị thành thật, tại hạ chẳng muốn gây thêm khó dễ, hai vị có thể mang họ đi. À này ! tại hạ nhắc nhở hai vị chớ đi báo quan, bằng không đừng trách thiếu vô tình."
Vừa nói xong chàng liền nhún mình nhảy vào rừng cây.
Bạch Phụng mĩm cười nghinh tiếp: "Long ca ca hành động rất hợp ý muội vừa không sát sinh vừa dạy bọn chúng một bài học đích đáng."
Lam Long hạ giọng: "Xem ra chẳng cần quay về thành, chúng ta cứ tiến về núi Vân Đài."
Hai người bôn tẩu được hai mươi lý, hốt nhiên Bạch Phụng kêu lên: "Long ca ca hảy giao chiếc bọc cho muội."
Lam Long cười bảo: "Không nặng lắm đâu !"
"Cứ mang trên vai mãi cũng bất tiện lắm a. Người đi đường trông thấy sẽ biết ngay bọc có hoàng kim. Bọn hắc đạo sẽ thèm thuồng còn người chính phái sẽ sinh nghi."
"Khi đến thành phố lớn chúng ta sẽ đổi thành nhiều tấm ngân phiếu, khỏi phải vất vã mang chúng trên lưng.
"Thì ra huynh đã có sẳn dự tính !" Nàng ngừng lại một chút rồi nói tiếp: "Long ca ca, phía sau có người theo dõi chúng ta."
Lam Long quay lại, nhìn thấy hai bóng đen, hắng giọng bảo: "Là chúng nó !"
Bạch Phụng ngạc nhiên hỏi: "Huynh nhìn thấy rõ ư ?"
"Nhĩ lực không giống như nhãn lực. Tai nhờ thuận chiều gió có thể lắng nghe được từ xa, còn mắt không nhờ vào nội công thì khó thể nhìn rõ trong đêm tối. Phụng nhi ! muội có biết nội công của huynh đến từ đâu không ?"
"Chã lẽ nhờ vào dược hoàn của lão bà bà !"
"Muội đang nằm mộng ư, trừ khi bà bà là Vương Mẫu hạ phàm, bằng không với một viên được hoàn nho nhỏ đó có thể làm cho nội công của huynh tăng tiến nhanh như vầy. Sao giống chuyện thần thoại quá chừng ?"
"E rằng ngay phụ thân cũng không thể nhìn xa được ngần ấy."
"Đừng bận tâm, chúng ta hảy đề phòng đôi tiểu ngoan đồng."
Bạch Phụng giật mình hỏi: "Cháu chí đời của Cổ lão trượng?"
"Không sai tí nào. Tụi nó lén lén lút lút, chắc là bám theo chúng ta từ lâu."
"Chúng ta đâu có động chạm gì với hai đứa nó ?"
"Có lẽ vì cái bọc hoàng kim trên lưng huynh."
"Muội thấy hai đứa nhỏ chẳng phải là hạng tham lam tiền tài."
" Chỉ ngại tụi nó chỉ có ý đùa bỡn chọc phá chúng ta mà thôi."
"Huynh định làm gì ?"
"Dừng chân lại."
"Tại sao ?"
"Nếu bọn nhỏ cố ý theo dõi thì tụi nó sẽ ẩn nấp khi thấy chúng ta đứng lại."
"Huynh đã nghĩ ra kế hoạch ứng phó ?"
Lam Long gật đầu, sau đó dừng bước đứng yên một chổ.
Đúng như Lam Long đã dự đoán, từ xa xa hai chấm đen nhỏ bổng nhiên ngưng di động cho thấy mục lực của chúng cũng thuộc hạng kinh người, Bạch Phụng buộc miệng khen: "Tụi nó cũng thiện dụng khinh công a !"
Lam Long cười bảo: "Muội hảy mở túi vàng ra."
Bạch Phụng bở ngở hỏi: "Để làm gì ?"
Lam Long cười nhẹ: "Chúng ta lấy vàng cất kỷ trong người, sau đó kiếm những hòn đá to bằng quả trứng thế vào."
Bạch Phụng ngẫm nghĩ: "Không được, vàng nặng hơn đá. Bọn nhỏ tinh ranh vô cùng thế nào cũng nhận ra sơ hở a !"
"Thông minh là do thiên phú, còn kinh nghiệm phải tích lủy từ sự học hỏi. Bọn chúng còn nhỏ chắc chưa bao giờ cầm nhiều vàng trong tay, tuy vậy muội lựa những viên tròn tròn một tí, bằng không.
"Thông minh là do thiên phú, còn kinh nghiệm phải tích lủy từ sự học hỏi. Bọn chúng còn nhỏ chắc chưa bao giờ cầm nhiều vàng trong tay, tuy vậy muội lựa những viên tròn tròn một tí, bằng không chúng dùng tay sờ vào là phát hiện ra ngay."
"Cũng chẳng gạt được bao lâu. Sau khi bị lừa bọn nó nhất định rình cơ hội khác."
"Coi như đấu trí với tụi nhỏ, xem coi bên nào sẽ thắng. Khi đến thành phố thì chúng ta bớt lo ngại hơn."
Bạch Phụng cột kỷ miệng túi, cầm lên nhắm thử thấy trọng lượng gần như tương đương, liền bật cười nhìn Lam Long: "Bọn nó không ngu đến nổi ra tay trước mặt huynh. Chắc chắn là chờ khi chúng ta vào trọ trong khách điếm, mới soạn lại bổn củ như đã từng đối phó Mã đại ca."
Lam Long chẳng dám ỷ y nhưng vẫn cười cười pha trò: "Bọn chúng trộm vàng biết đâu lại cắc cớ cuổm luôn y phục của chúng ta. Muội phải coi chừng, nếu không có y phục để mặc thì bất tiện cho….. huynh lắm a !"
Bạch Phụng bỉu môi, cười khúc khích: "Hứ ! Tối nay muội để nguyên y phục mà ngủ, không phải vì sợ lủ trộm nhỏ mà chỉ phòng hờ tên đại thần thâu….làm càn."
Lam Long cười ha hả hối thúc: "Đi nhanh lên, không chừng chúng ta tới kịp trấn Tân Phổ ở phía trước để lấy phòng trọ."
Hai người đi vào trấn thì đã cuối giờ tuất (khoảng chín giờ tối), lanh quanh tìm được khách sạn thì chỉ còn một gian phòng trống gần hậu viện. Lam Long cẩn thận lưu ý đến động tịnh của hai đứa nhỏ không biết bọn chúng sẽ giở trò gì."
Hai người gội rửa qua loa rồi nghĩ ngơi một lát. Sau khi dùng bửa cơm tối, Lam Long dặn dò Bạch Phụng: "Muội cứ ở yên trong phòng, huynh ra ngoài quan sát một vòng chung quanh. Cũng có thể chúng nó trọ tại khách điếm này."
Bạch Phụng cười bảo: "Chúng biết đã bị phát hiện, còn dại gì đưa đầu vào lưới."
Lam Long ngẩm nghĩ cũng có lý, bổng vổ vổ vào đầu như sực nhớ ra chuyện gì: "Huynh đi lấy món này."
Một lát sau chàng trở vào tay cầm một gói giấy, miệng nở nụ cười thần bí.
Bạch Phụng chờ Lam Long khoá trái cửa phòng mới cười hỏi: "Huynh đang cầm cái gì vậy ?"
Lam Long cười mĩm: "Là bột phấn, muội mở ‘túi vàng’ ra mau."
Bạch Phụng hội ý, cười: "Huynh định lần theo…."
Lam Long đưa ngón tay lên che ngang miệng, suỵt nhỏ một cái: "Cẩn thận coi chừng bọn nhóc rình nghe phá hỏng diệu kế của huynh. Chẳng những rắc bột phấn, huynh còn chọc thủng một vài lổ nhỏ dưới đáy."
Bạch Phụng vổ tay: "Chỉ mong trong lúc vội vã bọn chúng chẳng để ý dưới chân."
Lam Long gật đầu: "Nếu như chúng ta bị dính bẩy mà chẳng đuổi theo được thì bọn nhóc sẽ sinh thói kiêu căng. Sau này tiếp tục tìm đến gây rối nữa.
"Thì ra huynh chẳng hiền từ gì, còn thuộc hạng ba búa !"
Chuẩn bị xong xuôi, Lam Long cầm ‘túi vàng’ đặt ngay bên mình làm như thể rất quan tâm đến. Riêng số vàng thì cuộn kỷ trong một bao y phục khác rồi bảo Bạch Phụng đem vào nội phòng giấu dưới gầm gường."
Thời gian không còn sớm, hai người nhìn nhau mĩm cười. Bạch Phụng buông rèm ngồi trên giường đả tọa, còn Lam Long dựa mộc ỷ nhắm mắt ngưng thần.
Gần tới nửa đêm, Lam Long còn chưa nghe thấy chút động tịnh nào mà cũng chẳng buồn ngũ. Nhất là Bạch Phụng cứ mở to hai mắt chờ đợi.
Không lâu sau, tiếng mõ vang lên báo sang canh tư, Lam Long bắt đầu bồn chồn, ngỡ rằng mình đã quá lo xa nên bắt đầu lơ là cảnh giác.
Bạch Phụng nghe tiếng bàn ghế động đậy bên ngoài trướng, liền cầm tấm chăn bước xuống giường, nhẹ nhàng đến bên Lam Long choàng lên vai chàng, cất giọng ôn nhu hỏi: "Huynh chưa buồn ngủ ư ?"
Lam Long mĩm cười: "Định chờ xem bọn chúng xử dụng bùa phép như thế nào mà vẫn chưa thấy có động tịnh chi."
"Không lẽ huynh đã đoán sai ?"
"Huynh cũng nghĩ như thế, bất quá cứ đợi thêm hai canh giờ nữa."
Bạch Phụng gật đầu quay vào trong nội trướng, tuy nhiên không tài nào ngủ được.
Đột nhiên Lam Long bật người đứng dậy, lao vào nội phòng, báo với Bạch Phụng: "Huynh đã nghe tiếng nữ nhân kêu cứu, muội trong này phải đề cao cảnh giác."
"Có lẽ đây là nguỵ kế của bọn nhóc."
"Thinh âm của nữ lang này và con bé hoàn toàn khác nhau. Dường như cô ta sắp sửa bị tên đạo tặc hái hoa nào đó xâm phạm."
Bạch Phụng nghe đến hai chữ ‘hái hoa’ liền thúc giục: "Đi cứu người nhanh lên !"
Phòng trọ của Lam Long nằm trong hậu viện cách biệt với bên ngoài, chỉ có một lối duy nhất là đi ra là phải qua cửa chính của khách điếm. Lam Long thừa hiểu bọn nhóc cố tình bày trò, nhưng thinh âm của nữ lang càng lúc càng thống thiết khiến chàng chẳng thể chế ngự sự khích động chỉ muốn xông ra. Chàng cố giử trầm tỉnh, hạ giọng dặn Bạch Phụng: "Muội phải lưu thần canh chừng, đừng bao giờ rời khỏi phòng, khi cần chỉ doạ cho bọn chúng bỏ chạy là xong."
Bạch Phụng gật đầu: "Muội biết rồi. Nếu bọn chúng bị truy đuổi sẽ cố chạy nhanh hơn, như vậy bột phấn không thể lưu lại dấu."
Lam Long khen: "Muội thật thông minh."
Nói xong chàng bước ra khỏi phòng, khép cửa lại rồi tung mình lên nóc khách điếm.
Chàng lắng tai nghe ngóng, xác định thinh âm của nữ lang văng vẳng phát ra từ khu rừng cây đàng sau thị trấn. Bất giác tự nhủ: "Từ đây đến cuối trấn ít ra cũng hơn ba lý. Bọn nhóc tuyệt đối không thể đoán biết được nội công của mình đang ở mức nào. Hay là chuyện này chẳng liên quan gì tới chúng cả."
Chàng do dự một lát rồi thi triển khinh công lao nhanh về cuối thôn.
Lam Long đột nhiên cảm thấy khinh công của mình tăng tiến đến mức hãi hùng, ngay chính chàng cũng chẵng rõ là cao thâm hơn lúc trước bao nhiêu bậc.
Trong chớp mắt chàng đã đến dưới chân núi nhưng không còn nghe tiếng kêu cứu của nữ lang nữa.
"Kỳ quái !" Lam Long buột miệng kêu lên.
Hốt nhiên nhìn thấy từ đàng xa có một vật gì trăng trắng đang phất phơ trong gió, chàng kêu ủa một tiếng rồi tự hỏi: "Cái gì kia ?"
Ban đầu chàng lầm tưởng là y phục của nữ lang bị ngộ hại còn vướng lại trên cây, nhưng khi đến gần nhìn kỷ mới nhận ra đó là một mảnh giấy trắng bên trên có ghi một hàng chữ: "Các hạ thâu được năm trăm lạng hoàng kim tuy chính đáng nhưng quá dễ dàng! Thật xin lỗi. Ta là Hoàng Tước."
Lam Long đọc xong vổ đùi hô lớn: "Ta bị trúng kế rồi !"
Chàng quay người phóng về khách điếm, trong bụng cười thầm: "Chưa biết mèo nào cắn miễu nào, ha ha…….Tiếc là không thể nhìn thấy chúng làm sao đột nhập khi Bạch Phụng còn thức trong phòng."
Trong lúc phi hành bổng chàng sực nghĩ tới sự tình có điều cổ quái khó mà giải thích. Chàng tự nói với mình: "Sao bọn chúng lại đánh giá mình cao đến thế, cố phát ra tiếng kêu cứu dẩn dụ mình từ một nơi cách hơn ba lý. Thật là nghĩ hoài chẳng thông……"
Lúc Lam Long vừa ly khai thì Bạch Phụng cũng gia tâm cảnh giác. Nàng lo sợ bị lấy mất bọc hoàng kim nên giả đò nằm ngủ yên trong nội phòng, lẳng lặng nghe ngóng động tịnh trong phòng.
Không lâu sau nàng phát hiện có tiếng kẻo kẹt như có ai đang mở cửa phòng nên nhủ thầm: "Chắc Long ca ca trở về, chứ bọn nhỏ đâu dám ngang nhiên như thế." Nên liền lớn tiếng gọi.
Bên ngoài có người ứng tiếng y hệt như thinh âm của Lam Long.
Bạch Phụng không nhận ra điểm gì khác lạ nên hỏi tiếp: "Điều tra được nơi kêu cứu của nữ lang không ?"
Bên ngoài không tiếng trả lời, Bạch Phụng biết mình mắc lừa, liền ngồi bật dậy quát lớn: "Là ai ?"
Rồi tung rèm lao ra phòng ngoài, liền phát hiện cửa phòng mở toang và cái ‘túi vàng’ cũng biến mất.
Bạch Phụng hoảng kinh nghỉ bụng: "Bọn chúng còn biết nhái giọng nói của Long ca ca !"
Bổng Bạch Phụng nhảy dựng lên tự nói với : "Như vậy thì tiếng kêu cứu của nữ lang cũng do bọn chúng tạo ra."
"Đương nhiên là giả rồi !" Lam Long thong thả tiến vào. Bạch Phụng liền hỏi: "Nhìn thấy được điều gì ?"
Lam long thuật lại mọi chuyện kế đó cười bảo: "Đôi tiểu ngoan đồng đó quả là lợi hại. Thằng nhỏ chẳng những biết giả giọng nữ nhân mà còn hiểu thuật công tâm người khác."
Bạch Phụng nhớ lại sự tình lúc nảy, thở dài bảo: "Thật giống hệt như thinh âm của huynh. Long ca ca thế nào là thuật công tâm ?"
"Bọn chúng hiểu rõ cá tính của huynh, biết rằng nghe được tiếng kêu cầu là huynh đâu nở bỏ qua !"
"Có cần đợi đến trời sáng mới bắt đầu theo dấu."
"Phụng nhi, nội công của huynh đạt mức cao thâm không thể tưởng tượng, có thể nghe được thinh âm từ xa, lại nhìn thấy rõ trong bóng đêm. Vừa rồi trước khi vào phòng huynh đã thấy dấu bột phấn rải trên mặt đất."
"Vậy thì còn chần chờ gì nữa ?"
"Không biết bọn chúng phát giác ra toàn là thạch đầu sẽ phản ứng ra sao?"
"Bột phấn chỉ về hướng nào ?"
"Núi Vân đài."
/12
|