Kiếm Đế Đao Hoàng

Chương 2: U Cốc Ca Thinh

/12


Thần Sai vừa đi khuất, khách điếm đang trống không lập tức có nhiều người kéo vào. Lam Long lo ngại bị chúng nhân vây quanh truy vấn, liền nháy mắt với Bạch Phụng, cả hai vội vàng rời quán trọ.

Ra khỏi sơn trấn, Lam Long cười hỏi: "Phụng nhi, muội đề cập đến người kia có phải là Quỷ Sứ không ?’

Bạch Phụng cười khanh khách đáp: "Đương nhiên là lão ta, nếu muội đoán không lầm chỉ cần lão Thần Sai ở lại thêm một ngày nữa thôi, thì khách điếm kể như tiêu tan thành bình địa."

Lam Long cười bảo: "Muội biết chắc là lão ta sẽ bị mắc mưu."

Bạch Phụng cười đáp: "Thần Sai và Quỷ Sứ, hai lão già này một năm đánh nhau mười hai bận. Gần như mỗi tháng đều phải choảng nhau một lần. Hai người như nước với lửa, không đội trời chung."

Lam Long bật cười: "Cái đó gọi là chó cắn chó. Diệu kế của muội phải gọi là "Nhục Cốt đầu" Ha ha!"

Tiếng cười còn chưa dứt, Lam Long bổng cảm thấy toàn thân ớn lạnh,bất giác giựt mình, đảo mắt nhìn quanh nhưng chẳng phát giác được điều gì khác lạ.

Bạch Phụng đi trước ngẩu nhiên quay đầu lại, nàng phát hiện thần sắc của Lam Long có điểm quái dị, liền hỏi: "Long đại ca, đã xảy ra chuyện gì ?"

Lam Long thấy đã ra tới cửa trấn, nên nhẹ nhàng nói nhỏ: "Phụng nhi, huynh vừa cảm thấy toàn thân ê ẩm, không biết nguyên nhân tại sao ?"

Bạch Phụng nghe vậy thất kinh, nhưng không đáp trả. Nàng chỉ lẩm nhẩm một mình: "Thần Sai thật uy phong, dám công khai thách thức Quỷ Sứ tỷ đấu !"

Lam Long suy đoán Bạch Phụng đang định hí lộng quỷ thần gì đây nên hội ý mở miệng tiếp lời: "Lão ta còn nói Quỷ Sứ sẽ không dám lộ diện. Phụng nhi, không chừng lại đúng như thế !"

Bạch Phụng gật đầu: "Cũng có thể, Thần Sai thân hình to lớn, còn Quỷ Sứ đứng chỉ tới phân nữa. Chỉ một điểm này thôi Quỷ Sứ đã bị lão ta áp đảo rồi."

Lam Long cố ý nhấn mạnh: "Huynh không tin ?"

Bạch Phụng nói: "Không tin, vậy thì muội cùng huynh lên ngọn Thái Sơn. Thần Sai có nói là đã hẹn Quỷ Sứ tỷ đấu trên đỉnh núi. Đến lúc đó, huynh thấy ai là kẻ chiến thắng thì sẽ rõ muội chẳng nói ngoa."

Vừa dứt lời, hai người liền cảm thấy một luồng gió mạnh tạt qua, tạo thành một cơn lốc cuốn theo đất bụi xoáy nhanh về phía trước.

Bạch Phụng nhìn thấy liền thở phào một cái, vổ vổ ngực bảo: "Thật là nguy hiểm !"

Lam Long ngạc nhiên hỏi: "Cái gì ?"

Bạch Phụng trả lời: "Lúc nảy huynh đã trúng phải Âm Liên công của lão Quỷ Sứ."

Lam Long mơ hồ hỏi: "Âm Liên công?"

Bạch Phụng gật đầu: "Tuy gọi Âm Liên, thực chất là Quỷ Liên công. Lão ma đầu này nếu như đã khởi ác niệm với người nào. Trước tiên lão sẽ dùng Quỷ Liên công để làm cho đối phương khốn khổ. Sau đó lão mới từ từ chiết ma người đó đến chết mới chịu buông tay."

Lam Long hoài nghi nói: "Chúng ta có nhìn thấy lão đâu !"

Bạch Phụng nói: "Lúc ở sau lưng huynh, lão đã xử dụng U Minh công để ẩn thân."

Lam Long ngập ngừng nói: ‘Lão ma nầy thật khó đề phòng. Vừa rồi lão bị chúng ta lừa gạt nên mới bỏ đi, chả trách có một luồng âm phong."

Bạch Phụng tiếp: "Đâu phải âm phong, đó là nội kình phát ra từ U Minh công mà lão ta đang luyện. Vì sự trêu chọc của chúng ta đã làm cho lão tức giận, vô hình trung để công lực tiết ra ngoài, bằng không lúc lão bỏ đi, cát bụi chẳng bị cuốn lên."

Lam Long nghiêm nghị nói: "Sau này mở miệng nên cẩn thận. Lão ma đầu nghe huynh đùa cợt là chó cắn chó nên mới nhắm vào huynh mà hạ thủ."

Bạch Phụng đinh ninh là vậy nên cũng bắt đầu dè dặt.

Đột nhiên, Lam Long tò mò hỏi: "Binh khí của Quỷ Sứ sao lại là một sợi dây xích to lớn ?"

Bạch Phụng nghiêm chỉnh đáp: "Huynh chớ nên coi thường sợi thiết xích đó. Nó có tên là Tiêu Hồn Liên. Lão quỷ này công lực vô cùng thâm hậu, chiêu thức lại ngụy dị khó lường."

Lam Long hỏi tiếp: "Còn binh khí của Thần Sai gọi là gì ?"

Bạch Phụng trả lời: "Vốn có hai tên, một là Câu Mệnh, còn tên kia là Hỏa Thiếp. Binh khí của lão tựa như đồ vật của Phán Quan mà ta thường thấy tại các miếu tự. Bất quá tấm thiết bản Câu Mệnh to gần bắng cánh cửa của lão có hình dạng khác thường. Một đầu làm cán, phần còn lại tựa như hình của lưỡi kiếm. Trọng lượng của thiết bản này nặng tương đương với Tỏa Hồn Liên của Quỷ Sứ. Ngoài ra lão còn xử dụng thêm một cây Phán quan bút nặng chừng năm mươi cân."

Lam Long lại cười hỏi: "Lệnh tôn dùng kiếm và tiêu. Vậy Tửu Thần xử dụng binh khí gì ?"

Bạch Phụng đáp: "Huynh không để ý chiếc đại hồ lô trên lưng bá bá, đó cũng là một món binh khí. Hồ lô đó được đúc ra từ tinh thiết rất là cứng rắn."

Lam Long nghe kể lấy làm thích thú, cười bảo: "Đao Hoàng tất nhiên là phải dùng đao. À phải rồi, còn một người có tên Hạ Thập Lưu gì đó. Huynh thật không hiểu nổi vì sao y lại chọn tên mình như vậy ?"

Bạch Phụng ôn tồn hỏi: "Không phải huynh thường nghe người ta nhắc đến Tam giáo cửu lưu ?"

Lam Long gật đầu đáp: "Điều đó thì ai ai cũng biết !"

Bạch Phụng lại hỏi: "Có phải ngoài cửu lưu còn có thêm hạng Hạ cửu lưu không nào ?"

Lam Long đành công nhận.

Bạch Phụng nói: "Những kẻ thuộc vào hạng hạ cửu lưu thường bị người trong các đại môn phái khinh dễ. Vậy mà ma đầu đó còn tệ hơn hạng hạ cửu lưu nữa. Lão vô sĩ đến mức không thể tưởng tượng được cho nên giang hồ mới gọi là Hạ Thập Lưu."

Lam Long nói: "Nhân vật nào đã nghĩ ra cái tên đó quả là cao thâm !!"

Chàng ngừng một chút rồi nói: "Nghe nói ma đầu đó họ Vạn. Thật là liên lụy đến trăm ngàn người tốt cùng một họ với y."

Bạch Phụng lắc đầu nói: "Huynh lầm rồi, Hạ Thập Lưu là một đứa con hoang, ngay chính lão cũng chẳng biết được tên họ thực của mình."

Lam Long ngạc nhiên chất vấn: "Chẳng phải kêu là Vạn Sự Vi hay sao ?"

Bạch Phụng cười tươi bảo: "Huynh đọc hai câu thành ngữ thì sẽ hiểu được tên họ của lão ngay."

Lam Long bật cười: "Hai câu nào ?"

Bạch Phụng liền đọc: "Nhân bất yếu kiểm !.......(người không tự trọng)."

Lam Long vội tiếp lời: "Vạn sự khã vi ! (chuyện gì cũng dám làm)"

Bạch Phụng cười lên khanh khách nói: "Huynh có biết binh khí của lão ra sao không ?"

Lam Long cười đáp: "Quái vật này đương nhiên là xử dụng ngoại môn binh khí chẳng thuộc vào thập bát ban rồi."

Bạch Phụng đột nhiên cười lên đến độ bước đi không, nàng phải vịn vào một gốc cây bên đường thở dốc rồi nói: "Cho dù một trăm tám mươi ban cũng không phải ?

Lam Long ngạc nhiên hỏi: "Huynh không hiểu ý muội ?"

Bạch Phụng nói: "Ma đầu này có tính tưởng tượng siêu việt hơn người, Thông thường người xấu, tự biết là mình xấu nhưng không muốn ai bảo mình xấu. Hạng người này còn sót lại một chút nhân tính. Riêng lão ma đầu này thì chẳng như vậy. Người khác càng chê bai lão xấu xa bao nhiêu, lão càng cao hứng bấy nhiêu đủ chứng minh là lão không còn một chút nhân tính nào. Binh khí của lão cũng thiết kế theo những bản tính xấu xa. Đó là một sợi dây xích nhỏ và mềm được nối liền bằng các đồ vật mà những kẻ bại hoại thường hay dùng !"

Nàng thấy Lam Long lắng nghe đến nổi nhập thần, nhịn không được liền cười lên một tiếng, rồi nói tiếp: "Lão đã hai lần đến để tỷ thí nội công với gia gia cho nên muội mới có dịp nhìn rỏ từng món vật đó. Long đại ca, muội kể ra một món, thì huynh hảy đoán xem chúng đại biểu cho sự việc gì. Nhưng báo trước là những điều huynh đoán phải mang ý nghĩa càng bại hoại càng tốt."

Lam Long đồng ý: "Cũng được, chỉ e huynh đoán không ra ?"

Bạch Phụng nói: "Món đầu tiên là một thanh đao !"

Lam Long suy nghỉ một chút, cười bảo: "Đại biểu cướp của giết người !"

Bạch Phụng vổ tay khen: "Đoán đúng lắm, món thứ hai là một cánh tay !"

Lam Long nói: "Móc túi !"

Bạch Phụng cười ngất: "Không sai tý nào, món thứ ba là chìa khóa !"

Lam Long thừa hiểu, đắc ý nói: "Trộm cắp !"

Bạch Phụng khen: "Huynh thật thông minh, vậy vật thứ tư là áo lót của nữ nhân, thì huynh suy đoán như thế nào ?"

Lam Long đến gần nói nhỏ vào tai nàng: "Dâm !"

Bạch Phụng ửng hồng đôi má, mắc cở nói: "Huynh cũng hư, lại nghỉ tới chuyện nhảm nhí đó !"

Lam Long cười to: "Không phải chính muội đã bảo phải suy đoán từ phương diện xấu xa nhất hay sao?"

Bạch Phụng làm lơ lái sang chuyện khác: "Còn nhiều thứ nữa, tổng cộng gần như khoảng ba chục món. Kể cả những vật khi sư diệt tổ, món nào cũng do chính lão nhúng tay vào thực là không chuyện xấu xa nào mà lão không làm."

Lam Long nói: "Nếu huynh có đủ năng lực sẽ trừ khử lão ma trước tiên."

Hai người bỏ dở câu chuyện, đồng thời gia tăng tốc độ chạy về phía trước.

Không biết bao lâu, bọn họ đến chân núi Thái Sơn. Lam Long kêu lên: "Phụng nhi, đã quá giờ ngọ rồi, chúng ta hãy tìm một chổ để nghỉ ngơi rồi dùng tạm lương khô."

Bạch Phụng chỉ về hướng sơn cốc nói: "Nơi đó nhất định có suối trong."

Nàng liền dẫn đường, vừa tới miệng sơn cốc thì đã nghe được tiếng nước chảy róc rách.

Bạch Phụng lần theo tiếng nước chảy liền phát hiện một nơi mọc đầy những thảm cỏ xanh mượt như nhung, hoa rừng khoe đủ muôn sắc. Ở giửa có một giòng suối uốn khúc quanh co, nước trong như gương, không rõ có loại cá gì đang nhởn nhơ bơi lội. Nước chảy đều đều, cây rừng rợp bóng, trong gió còn thoang thoảng mùi hương hoa rừng. Quả là một cảnh sắc làm cho ai nhìn thấy cũng ngất ngây.

Lam Long buột miệng khen: "Nơi này thật tuyệt !"

Bạch Phụng soải mình nằm dài trên thảm cỏ, thở ra một hơi thật dài rồi nói: "Muội thiệt không muốn động đậy, Long đại ca, chúng ta hảy ở lại chổ này cho hết ngày hôm nay có được không ?"

Lam Long cởi thanh trường kiếm và bao y phục xuống. Chàng mở gói lương khô, nghiêng đầu nhìn Bạch Phụng cười bảo: "Xin tuân lệnh, chỉ cần muội cao hứng là được rồi !"

Nghỉ ngơi một hồi, hai người đến bên giòng suối vừa ăn lương khô vừa yên lặng thưởng thức cảnh đẹp mỹ miều của u cốc thanh nhã này.

Dùng xong lương khô, Bạch Phụng thoát cả hài lẩn tất. Nàng thả bộ mon men dọc theo con suối rồi ngồi trên một hòn đá trơn nhẵn. Nàng thả chân xuống vừa đùa nghịch với dòng nước trong veo vừa cất giọng thanh thoát gọi: "Long đại ca mau đến đây với muội. Nơi này còn thú vị hơn."

Lam Long cười ha hả bước tới, vừa nói trêu: "Phụng nhi, chân huynh đâu có thối đến nổi….."

Bạch Phụng bật cười lên khanh khách: "Chẳng lẽ chân của muội đã….." Nàng ngưng giọng nguýt Lam Long một cái rồi tiếp: "Huynh không muốn rửa chân thì thôi !"

Hốt nhiên, Nàng chỉ vào khối đá cao cao bên cạnh: "Huynh hảy ngồi đây."

Lam Long y lời ngồi xuống, chàng hỏi: "Bộ muội định ngồi như vầy cho hết ngày hay sao ?"

Bạch Phụng liến thoắng: "Muội muốn chơi trò bắt cá."

Nói xong, quả nhiên nàng lội xuống suối đuổi theo đàn cá.

Lam Long nhận thấy thủ pháp của Bạch Phụng rất cao minh, hể chụp là dính chưa hề sểnh tay. Nàng vừa bắt vừa thả như sợ làm cho chúng bị thương !"

"Phụng nhi, muội tài thật !" Lam Long nhịn không được phải lên tiếng khen ngợi.

Bạch Phụng cười nói: "Muội còn biết nhiều trò chơi khác nữa !"

Lam Long cười hỏi: "Lệnh tôn có thể dùng khẩu kỷ để tấu thần khúc đủ biết về âm luật lão nhân gia đã tu dưỡng đến cảnh giới cao nhất. Phụng nhi, nhất định muội cũng vào bậc cao thủ."

Bạch Phụng thả nốt con cá cuối cùng xuống nước mới trở về ngồi trên phiến đá. Nàng cười bảo: "Như lời huynh thường nói \'chỉ biết chút chút thôi !\' Bất quá, muội ưa ca hát hơn, vô luận là thể điệu nào, thậm chí dân dao, sơn ca..., muội đều thích cả."

Đột nhiên nàng kêu lên: "Long đại ca, huynh xem phong cảnh nơi đây u nhã biết bao, bốn bề vách núi, tùng bách xum xuê, cỏ xanh mươn mướt, suối chảy róc rách, cầm thú an hòa, hoa rừng khắp chốn. Huynh hảy mau đem thần tiêu ra, tấu một vài khúc cho thư giãn tinh thần, thật không còn gì tuyệt diệu cho bằng !"

Lam Long nhẹ giọng nói: "Nơi này quả xứng đáng là thế ngoại đào nguyên. Hiện giờ thiên hạ võ lâm tụ hội gần quanh đây. Thần tiêu không phải là vật bình phàm, cất giấu trong mình thì thiệt uổng phí, còn để lộ ra ngoài lại e ngại có người dòm ngó."

Bạch Phụng mĩm cười: "Ngoại trừ các bậc cổ lão ra thì những người khác có nhìn thấy bên ngoài của thần tiêu cũng chẳng sinh lòng hiếu kỳ. Bởi vì, gia phụ chưa từng xử dụng nó để đối địch bao giờ. Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có ai đánh bại được thanh Thiên Đế Ngân Kiếm của gia phụ, cho nên gia phụ có giử tiêu bên mình cũng chẳng có cơ hội thi thố. Thật ra chỉ có muội và Bành bá bá được xem qua tường tận chiếc tiêu này. Huynh hảy an tâm, hảy tấu vài khúc bình thường, bảo đảm vô sự."

Lam Long yên lòng. Chàng trịnh trọng rút tiêu ra.

Chàng ngắm nhìn thần tiêu một hồi, nhận ra trên thân có khắc Phục Ma Thần Khúc nên thâu liễm tâm thần chăm chú nghiên cứu tiêu phổ rất lâu. Bổng nhiên sắc mặt chàng lộ vẽ vui mừng tựa như đã lãnh hội được ít nhiều.

Tiếp đó, chàng ngẩng đầu lên cười hỏi: "Phụng nhi, muội muốn nghe khúc nào ? chỉ e huynh tấu không hay lắm."

Bạch Phụng lúc nào cũng quan tâm đến Lam Long, nghe hỏi liền tươi cười bảo: "Theo muội nhận xét thì công phu tu dưỡng âm luật của huynh rất cao. Đó cũng chính là tâm nguyện của gia phụ. Nhưng huynh cứ an tâm, cho dù là người có chút ít hiểu biết âm luật khi dùng tiêu này tấu lên thì chẳng những trọc khí của y sẽ biến thành thanh tịnh mà khi y khởi động tâm ý thì tiết tấu cũng trở nên vi diệu hơn.

Lam Long vui mừng nói: "Thật thần kỳ như vậy!"

Bạch Phụng nói: "Còn thần kỳ hơn nữa ! Muội biết một khúc tình ca phương Bắc, nếu huynh chỉ độc tấu sẽ không tài nào hiểu rõ nội dung của ca khúc. Còn như có muội hát theo thì huynh sẽ thấu hiểu mọi ý."

Lam Long càng cao hứng, liền giục: "Nào, muội bắt đầu đi !"

Bạch Phụng cười bảo: "Muội có thay đổi một ít ca từ nhưng không nói cho huynh biết. Huynh chuẩn bị."

Lam Long đưa tiêu lên môi, gật gật đầu.

Bạch Phụng cười chúm chím, rung nhẹ bờ môi, cất giọng hát:

(Phỏng dịch)

Buổi sớm ngày xuân, mặt trời đỏ hồng a, hế hê, có chàng trai anh tuấn đang trèo, trèo lên ngọn sơn phong nơi nàng đang chăn giử đàn dê. Ý a !

Hoa dại mọc khắp nơi, mùi hương thơm làm sao a, hế hê, nàng nhờ luồng gió mát, bẽn lẽn trau tình nhau, đừng vội vàng chàng ơi, Ý a !

Chú chim nhỏ hót vang, thật là hay làm sao a, hế hê, nó hòa theo điệu múa, thật nhẹ nhàng, say mê, chàng chàng ơi !

Đôi môi chàng ấm áp, hôn nhẹ lên sương mai, này hoa ơi, vì sao mà rung rẩy. Ý a ! "

Đôi tay chàng cường tráng, ôm chặt lấy nàng a, này nàng ơi, nàng ơi !!

Tiếng hát của nàng thật êm dịu, thật ngọt ngào. Tuy chỉ là một khúc sơn ca nhưng giọng hát của nàng như một giòng suối mát làm cho người nghe mê mẫn quên cảnh quên người.

Giọng ca thánh thót vang đều sơn cốc, tiếng tiêu trầm bổng quyện khắp không gian, đúng là xướng hòa song tuyệt.

Lam Long hạ tiêu xuống, sắc mặt hân hoan, khen hết lời: "Phụng nhi, muội ca thật là hay tuyệt. Có phải do tự muội đặt lời ca hay không ?"

Bạch Phụng tươi cười nói: "Đó là khúc Mục Dương Ca của người Di, lời ca chưa được hoàn chỉnh cho lắm nhưng ý nghĩa cũng không tệ !"

Lam Long nói: "Dân dao sơn ca, nặng về tình ý không chú trọng ca từ. Chỉ cần biểu đạt được tình cảm thì xem như là tuyệt tác. Huynh nghĩ muội sưu tập được không ít."

Bạch Phụng cười bảo: "Địa phương nào cũng có !"

Lam Long đột nhiên nín lặng, dõi tai nghe bốn phía, dường như chàng đã phát hiện được điều gì.

Bạch Phụng hạ thấp giọng nói nhỏ: "Dường như chung quanh đây đã có nhiều người xuất hiện !"

Lam Long gật đầu: "Chúng ta mau rời khỏi chổ này !"

Bạch Phụng giận dỗi: "Đang vui lại có người xen vào. Thật là mất hứng !"

Lam Long cười bảo: "Bọn họ đều đã bị tiếng ca của muội quyến rũ mất rồi !"

Hai người liên tục vượt qua mấy rặng núi tới khi không còn nhìn thấy bóng dáng một ai. Lúc đó Lam Long vội kêu Bạch Phụng dừng chân và nói: "Trời đã tối. Chúng ta không cần đi tiếp. Trước nhất hảy tìm một nơi để trú qua đêm."

Bạch Phụng bảo: "Nơi đây chẳng thấy có sơn động nào."

Lam Long quan sát cảnh vật chung quanh, rồi đưa tay chỉ: " Bên phía tả dường như là một thâm cốc, trong cốc tất có hang động, chúng ta hảy mau tới đó tìm."

Bạch Phụng thấy khoảng cách khá xa, hơn nửa sơn lộ không thuận tiện nên do dự : "Lại phải đi thêm mấy dặm nửa !"

Lam Long cổ võ: "Sá gì mấy dặm đường, chỉ cần tăng thêm chút cước lực là đến ngay. Tối nay mây dầy đặc chắc là trời sẽ đổ mưa. Phải tìm chổ trú mới được."

Bạch Phụng mau mắn bước đi trước, cười nói: "Muội ghét nhất trời mưa !"

Một lát sau, hai người đi đến một sơn cốc khá lớn vách đá che quanh, nhưng bên trong mọc nhiều bụi rậm. Bạch Phụng vừa nhìn thấy liền e dè nói: "Chổ này thật âm u, chẳng thoải mái tí nào !"

Lam Long cười bảo: "Đã đi lại giang hồ, không lẽ muội còn sợ gặp phải yêu quái. Chúng ta đâu như những người bình thường. Nào, để huynh dẫn lộ, đi về hướng đông nhất định sẽ tìm được một nơi vừa ý."

Bạch Phụng theo sát sau lưng, thấp giọng nói: "Cảnh vật quanh đây rùng rợn quá giống như ma quỷ đang há miệng khổng lồ nuốt chửng cả hai chúng ta !"

Lam Long định trêu nàng, nhưng chưa kịp mở miệng thì đã nghe được một tiếng hú quái dị từ xa vang lại. Chàng lập tức nắm lấy tay Bạch Phụng kêu lên: "Chậm đã !"

Bạch Phụng an nhiên hỏi: "Huynh có biết đó là âm thanh gì không ?"

Lam Long từ tốn đáp: "Tựa như tiếng thét thị uy do người ta hét lên trước khi lâm trận."

Bạch Phụng nói: "Thật tấu xảo, âm thanh lại phát ra tại địa phương mà chúng ta đang muốn tìm đến. Thế nào, có nên thay đổi phương hướng hay không ?"

Lam Long đáp: "Không, huynh muốn xem qua đối phương là những nhân vật như thế nào ?"

Bạch Phụng vội vàng nhắc: "Mau lấy thần tiêu ra cầm trên tay !"

Lam Long hỏi: "Tại sao vậy ?"

Bạch phọng nhẹ giọng bảo: "Ngoại trừ tam lão ma đầu thì không còn ai có trình độ để phát ra tiếng hú quái dị như vậy. Muội lo sợ là lão Quỷ Sứ đang ẩn núp trong bóng tối chờ đợi huynh đến mới ra tay như thủ đoạn hôm nọ."

Lam Long hỏi: "Vậy cầm thần tiêu trên tay thì có thể tránh khỏi ?"

Bạch Phụng trả lời: "Thần tiêu hể gặp được gió, thì các lỗ trên thân tiêu sẽ tự phát ra những âm điệu nho nhỏ làm cho vạn tà phải hiện hình. Đồng thời nếu như lúc đó lão ma hiện thân dùng ma âm tập kích, thì huynh cũng kịp thời tấu lên thần khúc để phòng thân."

Lam Long a lên: "Thì ra còn có biệt dụng !"

Bạch Phụng bảo: "Giả như huynh gặp một địch thủ ngang tay thì có thể dùng tiêu thay kiếm. Lúc thi triển thần tiêu cũng tự phát ra âm điệu của thần khúc làm cho đối phương mau chóng suy giảm công lực, tán loạn tâm thần, chiêu thức trì trệ. Đặc biệt là thần tiêu rất cứng rắn không sợ bị sứt mẻ khi va chạm binh khí của địch nhân. "

Lam Long kinh ngạc hỏi: "Thật kỳ diệu đến như vậy ?"

Bạch Phụng đáp: "Không tin, huynh hảy thử xem sao. "

Lam Long vội rút tiêu ra: "Thử như thế nào ?"

Bạch Phụng hỏi: "Có phải gốc cây ở phía trước mặt đang chặn ngang lối đi của huynh không ?"

Lam Long đáp: "Đương nhiên rồi."

Bạch Phụng nói: "Huynh cứ xem như mình đang bị một kẻ địch đón đầu uy hiếp. Hảy chờ đến khi nào tâm niệm đối địch của huynh vừa chớm động thì mới vung tiêu tấn công. Giả như gốc cây kia mà biết cử động thì nó sẽ lách mình né tránh."

Lam Long chưa hiểu thế nào là cây biết cử động nhưng nóng lòng muốn thử. Chàng bước tới trước gốc cây, vận công truyền xuống tay rồi vung tiêu quạt ra.

Nào ngờ, lúc chàng phạt tiêu ngang qua thân cây chẳng nghe thấy một thanh âm nhỏ nào phát ra.

Hốt nhiên, Bạch Phụng từ phía sau lướt tới nhanh như một luồng gió. Sau đó nàng vội đưa vai đở lấy thân cây, rồi mở miệng thúc giục: "Mau, mau lên, đến đây giúp muội một tay !"

Lam Long ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, buớc tới gần hỏi: "Giúp muội làm chuyện gì ?"

Bạch Phụng kêu lên: "Nếu thân cây này đổ xuống sẽ gây ra tiếng vang khá lớn. Muội e rằng sẽ gây kinh động khiến cho lão ma đầu tìm tới để điều tra."

Lam Long ngạc nhiên hỏi: "Thân cây còn y nguyên làm sao mà ngã được ?"

Bạch Phụng trả lời: "Huynh hảy nhìn kỷ sẽ thấy có một vết cắt nhỏ như sợi chỉ ngay chổ bị tiêu quét ngang. May mà vừa rồi huynh ra tay rất thuần thục, chỉ cần lệch đi một chút thôi thì thân cây đã ngã xuống rồi."

Lam Long vẫn còn nghi ngờ liền nghiêng đầu tìm kiếm, khó khăn lắm mới phát hiện ra một vết nhỏ cắt ngang thân cây. Chàng rùng mình, tự nhủ: "Thật không thể tưởng tượng, chả trách được gọi là thần tiêu."

Chàng vội chạy tới bên Bạch Phụng giúp nàng đở lấy thân cây.

Bạch Phụng liền đề nghị: "Cây này không lớn lắm, chúng ta có thể khuân nó tới một nơi có nhiều cây lớn mọc chung quanh nhưng lúc di chuyển phải cẩn thận đừng để lộ tung tích. Chỉ cần an toàn tới đó thì mình dựng nó tựa vào một thân cây khác. Như vậy tạm thời có thể che dấu được vết tích."

Lam Long hội ý, thấp giọng bảo: "Hảo phương pháp !"

Hai người không mất nhiều công sức cuối cùng cũng hoàn thành ý định.

Bấy giờ, Bạch Phụng mới thở ra rồi hỏi: "Hiện huynh đã chịu tin chưa ?"

Lam Long nghiêm nghị nói: "Lạ quá, vừa rồi huynh chỉ dùng có mấy thành công lực, nhưng không thấy có sự cản trở nào, thật kỳ diệu quá chừng !"

Bạch Phụng chợt thở dài nói : "Gốc cây này vô tội, tự dưng vì một lời nói của muội mà bị hủy đi, quả thật là đáng tiếc."

Lam Long liền lên tiếng an ủi: "Phụng nhi, từ đây về sau huynh cùng muội làm thêm nhiều điều thiện để bù đắp lại. Huynh hứa sẽ không ra tay đánh giết bừa bãi. Muội đừng có buồn trong lòng."

Lam Long ân cần cầm lấy tay Bạch Phụng và tiếp tục khuyên nhủ: "Chúng ta đi thôi. Có thể phần trên của thân cây đã bị hư hoại rồi, nếu huynh không vô ý chặt ngang thì nó cũng chẳng còn sống thêm được bao lâu nữa. Biết đâu chừng nhờ vậy mà nó có cơ hội mọc lại những cành mới. "

Bạch Phụng gật đầu bước theo Lam Long đi thẳng ra khỏi khu rừng cây.

Lúc này những cụm mây đen trên trời cũng vừa tản ra, để lộ một vầng trăng sáng treo nghiêng nghiêng giửa không trung. Rừng cây tuy dầy đặc nhưng ánh trăng vẫn soi rõ mặt đất, xua tan bóng đêm u tối khiến cho Bạch Phụng nảy sinh một cảm giác cực kỳ an tịnh. Nàng dịu dàng nói: "Giả như tiếng hú quái dị đó chưa hề phát ra thì bây giờ được nghe huynh tấu lên khúc Ngân Hà, thật là hay biết bao."

Lam Long cười: "Đây là một cổ khúc, xem ra muội hiểu biết rất nhiều về những tiêu khúc nổi tiếng. Chỉ cần muội thích thì huynh tấu ngay."

Bạch Phụng vội ngăn cản: "Không, không, tiếng hú quái dị đó vừa làm muội cụt hứng vừa băn khoăn trong dạ. Làm sao còn có tâm tình để lắng nghe."

Dần dần hai người tiến tới gần vách núi phía Đông đột nhiên nghe được những tiếng chấn động linh kinh leng keng đến nhức cả hai tai.

Bạch Phụng vội kêu lớn: "Huynh hảy tập trung tinh thần để ý cường độ của những âm thanh cổ quái đó, khi cần thiết chúng ta phải vận dụng nội công để kháng cự lại."

Lam Long liền hỏi: "Tại sao ?"

Bạch Phụng đáp: "Hai năm trước đây, lúc lão ma Quỷ Sứ cùng gia phụ tỷ thí nội công thì Tỏa Hồn Liên của lão ta đã phát ra những âm thanh giống như thế này."

Lam Long càng thêm thắc mắc hỏi: "Vì sao lại đấu nội công ? "

Bạch Phụng trả lời: "Những nhân vật có mức độ võ công tương đương với gia phụ ít khi nhờ vào chiêu thức thông thường để tranh thắng phụ bởi vì họ cho rằng múa may như vậy chỉ kéo dài thời gian vô ích. Còn như xử dụng đến nội lực thì có thể phân biệt ai cao ai thấp ngay."

Lam Long tò mò: "Đấu như thế nào ?"

Bạch Phụng đáp: "Họ chỉ cần điều khiển nội lực để công kích đối phương bất kể cự ly khoảng cách giửa hai bên. Cho dù cách một rặng núi, một cánh rừng hay một con sông họ cũng có thể vận lực cách vật truyền âm để đã thương địch nhân. Lúc nảy tuy chúng ta thấy chấn động ở hai tai nhưng thân thể không bị tổn thương bởi vì lão ma còn ở cách nơi này khá xa, hơn nữa mục tiêu của lão nhắm vào người khác. Giả tỷ chúng ta đến gần hơn nữa mà không có đủ công lực để kháng cự thì sẽ cảm thấy kinh mạch toàn thân rối loạn đầu ù mắt quáng như người bị sét đánh trúng, không còn tự chủ được mình nữa."

Lam Long hỏi: "Quỷ Sứ đã dùng Tỏa Hồn Liên để truyền âm ?"

Bạch Phụng gật đầu: "Đúng vậy, Thần Sai gõ vào Hỏa Thiếp, Đao Hoàng khảy lên thân đao, còn Hạ Thập Lưu rung động Vạn Ác Sách."

Lam Long hỏi: "Thế thì lệnh tôn sẽ dùng vật gì ?"

Bạch Phụng đáp: "Không phải lão nhân gia đã nói lấy miệng thay thế ngọc tiêu hay sao !"

Lam Long hỏi tiếp: "Vậy cònTửu thần ?"

Bạch Phụng trả lời: "Huynh có từng thấy qua người Miêu đánh trống bằng đôi tay trần chưa ? Bá bá mà vỗ lên ‘Càn Khôn Hồ Lô’ thì lập tức âm kình phát ra tựa như thiên binh vạn mã."

Lam Long xuýt xoa: "Không ngờ khi luyện tới cảnh giới thượng thừa, ta có thể biến âm thanh thành lợi khí ghê gớm đến như vậy."

Hốt nhiên, từ xa truyền lại những âm thanh nghe rất lạ kỳ quái đản.

Bạch Phụng lập tức kêu lên: "Chính là Câu Hồn Lịnh."

Lam Long buột miệng nói: "Không ngờ những lời nói hoang đường của muội hôm trước nay trở thành sự thực. Lão ma Thần Sai đã tìm đến nơi rồi."

Bạch Phụng nghiêng tai lắng nghe một hồi rồi nghiêm nghị nói: "Thì ra cuộc chiến chỉ mới bắt đầu. Lát nữa đây, huynh sẽ nghe rõ âm kình của đôi bên phát ra liên tục và mãnh liệt hơn."

Lam Long làm như chưa hiểu rõ ràng lắm liền hỏi: "Tại sao vậy ? "

Bạch Phụng thong thả giải thích: "Thật ra khi tỷ thí bằng chiêu thức hay bằng nội lực thì nguyên tắc cũng gần như giống nhau. Lúc khởi đầu hai bên ra tay chậm rãi để thăm dò thực lực sau đó mới gia tăng công lực của mình để trấn áp đối phương. Theo lời của Bành bá bá thì âm công tuy vô hình nhưng cũng biến hóa bằng nhiều chiêu thức khác biệt. Chỉ có những nhân vật cùng một trình độ võ công ngang hàng với nhau mới nhận thức được điểm này. Nếu người nào không phá giải nổi chiêu thức của đối phương thì kể như đã bị đánh bại."

Đột nhiên cả hai loại âm thanh cổ quái cùng đồng thời nổi lên khiến cho một góc rừng rung chuyển lên dữ dội, và những cành cây gần đó cũng không ngớt phát ra tiếng kêu rắc rắc.

Bạch Phụng vội hô lớn: "Phải tránh ra một nơi an toàn trước đã."

Dứt lời, nàng kéo tay Lam Long. Cả hai chạy đến bên phía bắc sơn cốc mới dừng lại.

Lam Long chỉ vách núi rồi bảo: "Tốt nhất là hãy lên trên đó."

Bạch Phụng hơi do dự: "Chỉ e dễ bị lộ hành tung."

Lam Long nói: "Dọc sườn núi có nhiều cây lớn, chúng ta ẩn theo đó đi dần dần lên sẽ không dễ bị phát giác."

Hai người chọn được một vị trí thích hợp để trèo lên, đang lúc chuẩn bị xuất phát thì bổng nhiên có người xuất hiện ngay trước mặt. Người đó nhẹ giọng gọi: "Phụng nhi, đâu có gì đáng để xem, mau rời khỏi chổ này."

Bạch Phụng vừa nhìn thấy phụ thân liền mừng rỡ kêu lên: "Cha cũng đến rồi."

Chỉ nghe Kiếm Đế trầm giọng bảo: "Cha đã đến đây lúc ban trưa khi các con đang dùng lương khô bên bờ suối. Long nhi chưa đủ kinh nghiệm nên cha không trách. Con cũng đã biết những cuộc tỷ đấu như vầy có chứng kiến cũng vô bổ hơn nữa lại rất nguy hiểm. Đúng ra tụi con nên tránh xa."

Lam Long vội chen lời: "Bá bá, chúng cháu lập tức đi ngay."

Kiếm Đế gật đầu giục: "Hảy nhanh lên. Không chừng một lát nữa Hạ Thập Lưu, Đao Hoàng và Bành huynh cũng sẽ đến đây."

Bạch Phụng kinh ngạc hỏi: "Tối nay có chuyện gì trọng đại ?"

Kiếm Đế đáp: "Thì bắt nguồn từ con Ma quang điểu."

Lam Long à lên: "Lại là con chim đó ư ?"

Chàng đang nghĩ thầm trong bụng không hiểu tại sao các tay cao thủ lại tụ hội về đây chỉ vì một con chim nhỏ xíu. Thật đúng là chuyện bé xé ra to. Ngờ đâu Kiếm Đế lại nghiêm giọng bảo: "Có lẽ Bành huynh đã nhắc sơ qua với con về sự tích Bàn Cổ Động. Con dị điểu này cũng xuất xứ từ nơi đó."

Lam Long lắc đầu: "Cháu chỉ nghe Phụng nhi kể lại."

Bạch Phụng bồn chồn trong dạ: "Nguy, mình cố dấu kín chuyện thân phụ anh ấy đã mất tích trong Bàn Cổ Động, mong rằng cha đừng có tiết lộ."

Kiếm Đế trầm ngâm một lúc rồi nói: "Thiên hạ võ lâm, ai ai muốn bắt cho được ma quang dị điểu để truy tìm bí mật của Bàn Cổ Động. "

Bạch Phụng hỏi tiếp: "Dị điểu đã xuất hiện trên Thái sơn ?"

Kiếm Đế gật đầu: "Nó đang tạm dừng trên đỉnh Trượng Nhân Phong, sáng mai sẽ bay ra biển Đông."

Bạch Phụng lại hỏi: "Vậy cần gì phải tranh đoạt ? Không phải người nào có bản lảnh thì sẽ thu phục được nó ?"

Kiếm Đế đáp: "Vấn đề là chẳng ai muốn kẽ khác nhúng tay vào. Mục tiêu trước mắt là tìm ra một phương pháp công bằng. "

Bạch Phụng a lên: "Thì ra người nào bị đánh bại hôm nay đành chịu bỏ cuộc !"

Kiếm Đế gật đầu: "Vì vậy mới càng hung hiểm, các con hảy đi cho mau !"

Lam Long cung kính đáp ứng, lập tức cáo biệt. Chàng cùng Bạch Phụng đi thẳng lên Trượng Nhân Phong.

Thái Sơn Đông Nhạc là ngọn núi đứng đầu trong Ngũ Nhạc, còn được gọi là Đại Sơn, Nhạc Đại hay Đại Tông. Quần phong chập chùng, trong đó đỉnh Trượng Nhân Phong được xem là cao nhất. Lại có Đông, Tây, và Nam tam thiên môn. Bên trong mỗi thiên môn đều có những danh tuyền rất nổi tiếng. Ngoài ra còn vô số thắng cảnh khác như Hồ Sơn, Hạc Sơn, Lương Phụ Sơn, Minh Nguyệt Chướng, Đăng Tiên Đài, và Thần Tiêu sơn.

Lam Long và Bạch Phụng đi liền một mạch cho đến lúc trời hừng sáng đã nhìn thấy Tây Thiên Môn thì dừng lại nghỉ chân, dùng điểm tâm rồi mới tiếp tục khởi hành.

Từ Tây Thiên Môn đến Trượng Nhân Phong hai người lại mất thêm một ngày đường nữa.

Khi cả hai dùng xong bửa cơm chiều thì trời đã chạng vạng tối, đành phải kiếm chổ để nghỉ đêm.

Cả hai lanh quanh một hồi mới tìm được một khu đất khá bằng phẳng thì bổng nhiên trên đỉnh Trượng Nhân Phong có một luồng hồng quang đẹp mắt chiếu thẳng lên không trung.

Hai người lập tức biết ngay ánh sáng kỳ lạ kia từ đâu mà có. Bạch Phụng vừa mừng vừa sợ, vội nắm tay Lam Long rồi hỏi: "Huynh có nhìn rỏ không ?."

Lam Long điểm đầu: "Trông đẹp mắt hơn sự tưởng tượng của huynh rất nhiều."

Bạch Phụng nói: "Theo như muội biết thì thân hình dị điểu rất nhỏ bé. Giả như huynh cầm nó trong lòng bàn tay thì người khác chỉ nhìn thấy cái mỏ trắng dài như một cây đinh bằng chứ không tài nào nhìn ra được màu sắc trên thân của nó."

(Mất mấy trang)

Hai người cười cười nói nói lập tức ly khai Thái Sơn.

Đến sáng hôm sau bọn họ đã đến Thái An huyện.

Trong lúc hai người đang đi dạo trong phố, đột nhiên nhìn thấy một nhóm thương nhân dáo dác đi lại trên đường. Bạch Phụng cảm thấy có điều khác lạ liền quay sang nói nhỏ với Lam Long: "Hình như bọn họ đã gặp phải bất trắc gì."

Lam Long cười bảo: "Họ cũng bình thường như mọi người, đâu thấy có gì lạ."

Bạch Phụng cải: "Không phải, thần thái của họ trông khẩn trương lắm dường như dọc đường đã bị bọn hắc đạo chặn cướp."

Lam Long không đồng ý: "Tất cả còn mang đồ đạt trên tay."

Bạch Phụng nghiêm nghị bảo: "Vậy sao họ lại quá vội vã ? Ai cũng muốn tranh nhau đi trước."

Lam Long cười ha ha nói: "Trời sụp tối đến nơi rồi. Người ta cũng cần phải kiếm chổ nghỉ ngơi chứ."

Chàng chưa nói dứt lời thì đám người thương nhân đó đã tiến đến gần. Lúc này Lam Long mới nhìn rõ sự kinh hoàng hiện lên trên từng nét mặt của họ. Chàng không cầm nổi sự hiếu kỳ liền bước tới đón đường một hán tử trung niên rồi hỏi: "Đại ca, các vị từ đâu tới ?"

Người đó không trả lời chỉ tìm cách tránh đi chổ khác.

Lam Long đưa tay ngăn lại, ngạc nhiên hỏi: "Vị đại ca này làm sao vậy ?"

Y đành phải đứng lại rồi nhìn thấy Lam Long còn trẽ lại mang trường kiếm liền giật lùi một bước nói: "Công tử là người biết võ vậy hảy đến chân núi Tổ Lai mà điều tra."

Nói xong y cúi đầu bước đi một mạch.

Bạch Phụng thấy chàng muốn chặn người khác lại để hỏi, liền lên tiếng: "Đừng tốn công vô ích. Dưới chân núi Tổ Lai chắc chắn đã phát sinh sự việc khác thường. Chúng ta hảy mau đến đó."

Lam Long hỏi: "Muội đã từng viếng qua núi Tổ Lai."

Bạch Phụng lắc đầu: "Chưa, muội cũng không biết phải đi còn bao xa nữa."

Lam Long nói: " Chúng ta vừa đi vừa hỏi đường có lẽ sẽ mất nhiều thời gian."

Cả hai còn đang do dự bổng nhiên từ phía sau lưng có người lên tiếng: "Có phải công tử đang muốn tìm người dẩn lộ ? Mổ là người sinh trưởng ở đây."

Lam Long quay đầu lại nhìn nhưng không nhớ ra đã gặp người này ở đâu, liền nói: "Trông đại ca rất quen mặt."

Người vừa đến là một đại hán tráng kiện khoảng ba mươi tuổi, trên người không mang theo binh khí, nhưng khí phái rất khác biệt với người bình thường, ông ta cười lên ha hả nói: "Công tử, có lẽ chúng ta gặp nhau trong lúc dùng bửa trong khách điếm tại huyện Thái An."

Chàng a lên cười bảo: "Đúng rồi, đúng rồi ! đệ thật mau quên lúc nảy đại ca ngồi tại góc bàn bên trái. Thì ra huynh là người bản địa."

Đại hán lớn tiếng cười: "Mổ đi chậm một bước nên mới theo sau công tử. Gia hương của mổ cách đây khoảng hai mươi lý."

Bạch phụng xen lời: "Vị đại ca này, xin cho hỏi lối nào đi đến núi Tổ Lai ?"

Đại hán đáp: "Cô nương, từ nơi đây không có quan lộ nào đến đó. Thời gian chẳng còn sớm nữa nếu không có người hướng dẫn sẽ dễ bị lạc trong khu núi. Mổ bảo chứng là có thể đưa hai vị tới nơi trước lúc hoàng hôn."

Lam Long hỏi: "Vậy phiền huynh hảy dẫn lộ, chi phí bao nhiêu bọn đệ sẽ phụng bồi."

Đại hán cười bảo: "Nếu là khi khác dù không có lộ phí mổ đây cũng nguyện ý. Chỉ tiếc là mổ đã xa nhà hơn cả tháng nay nên trong lòng nôn nóng muốn trở về ngay. Như công tử thật lòng nhờ đến thì mổ đây cũng ráng giúp cho một lần. Lộ phí thì tuỳ công tử. Mổ làm sao mở miệng cho được."

Lam Long ra giá: "Hai lạng bạc có đủ không?"

Đại hán điểm đầu nói: "Vậy cũng được. Ngay từ bây giờ chúng ta hảy đi nhanh hơn một chút, bằng không sau khi mặt trời lặn chúng ta mới tới nơi."

Dứt lời, đại hán rẽ vào một tiểu lộ bên trái.

Lam Long thấy y bước nhanh thoăn thoắt nhưng không hiển lộ khinh công nên cũng giảm bớt nổi hoài nghi, liền vảy tay gọi Bạch Phụng: "Chúng ta mau theo."

Ban đầu cả ba còn đi trên lộ, về sau phải băng qua một cánh rừng rậm chung quanh không có một mái nhà nào.

Đi được một canh giờ, đại hán bổng nhiên dừng lại quay đầu lại hỏi: "Công tử còn đủ sức đi tiếp không ? "

Lam Long còn cách một vài thước cười bảo: "Huynh cứ việc dẫn trước !"

Đạp hán nói: "Mổ chỉ lo cho vị cô nương đó thôi !"

Bạch Phụng lên tiếng: "Tôi là người sống nơi thôn dã, việc đi lại vốn cũng quen rồi."

Đại hán tiếp tục hành trình. Khi đi ngang qua một gốc cây bên bìa rừng bổng nhiên y giựt mình dừng bước, quay đầu lại sợ hãi kêu lên: "Công tử mau đến đây !"

Lam Long nghe gọi liền kéo tay Bạch Phụng vội vàng chạy tới hỏi: "Có chuyện gì ?"

Tráng niên nói: "Có người kêu cứu mạng bên khe suối phía trước."

Lam Long quả nhiên nghe được từ xa có người tiếng rên rỉ. Chàng và Bạch Phụng không chút chần chờ phóng ngay tới đó.

Đại hán thấy hai người phản ứng như vậy bổng mím môi cười cách bí hiểm. Sau đó y rảo bước theo sau mà nét mặt chẳng lộ chút sợ sệt nào.

Trên bải cỏ cạnh khe suối có một người đang nằm cuộn tròn không ngớt kêu rên. Lam Long Bạch Phụng tới gần nhìn kỷ thì ra đó là một lão nhân. Lão ta đã già quá chừng chừng, ngay cả râu tóc, mi mày đều trắng phếu như ngân. Có điều râu tóc ông rối nùi, mắt chỉ mở hi hí nên chẳng thể nhìn rõ diện mạo của lão ra làm sao. Lão vận trên người một chiếc áo ngoài màu tro nhưng lại quấn ngang hông một mảnh khăn hoa bằng bố. Chân lão mang giày cỏ nhưng lạ thay chẳng hề dính chút bụi đất nào.

Lam Long cúi người xuống gần ông ta để hỏi han: "Lão trượng, ông làm sao vậy ?"

Lão nhân nghe có tiếng người gọi thì càng kêu rên nhiều hơn, rồi làm như đau đớn lắm, cố ráng hết sức hổn hển hỏi: "Úi chà, ngươi là ai ?"

Lam Long nói: "Vãn bối là người qua đường. Lão trượng có chổ nào không được khỏe ?"

Lão nhân vừa nhích người một chút đã không ngớt kêu la úi chao úi chao liên hồi, rồi nói: "Lão đây bị rắn cắn !"

Lam Long vội vàng hỏi: "Tại chổ nào hảy mau cho tôi xem qua."

Lão nhân nói: "Không cần. Lão đây đã kịp ngăn chặn nọc độc lại nhưng không thể di chuyển được nữa."

Lam Long ngẩng đầu lên nhìn sang người dẫn lộ vội vã nói: "Đại ca, tôi tăng thêm một lạng bạc nữa phiền huynh hảy cỏng lão trượng nầy về nhà."

Tráng hán quay đầu lại nhìn không hiểu y đang suy nghỉ điều gì hốt nhiên lắc đầu nói: "Công tử, nếu còn dần dà nữa thì e rằng chưa đi đến nơi trời đã tối mất rồi. Chung quanh đây mấy mươi dậm không có lấy một mái nhà, bảo mổ phải cỏng thêm lão ta nữa thật là phiền phức."

Lam Long bảo: "Có đến được núi Tổ Lai hay không cũng là chuyện nhỏ. Chúng ta đâu thể bỏ mặc lão trượng ở lại đây. Mà chẳng hiểu sao lão lại mò tới cái chổ hoang vắng này"

Đại hán nói: "Theo mổ nhận xét thì có lẽ lão là người đi hái thuốc nhưng không thấy mang theo hành lý hay dụng cụ gì."

Lão nhân bổng chen lời: "Cậu trẻ kia, chỉ tại cái con la chết tiệt hoảng sợ mang theo cả hành lý chạy đi mất nên giờ đây lão chỉ còn nước nằm đây chờ chết."

Đại hán ra vẽ hăng hái nói: "Nhất định nó chạy chưa xa đâu, để tôi đi tìm dùm ông."

Lão nhân khoát tay: "Khỏi tốn công, cái con la chết tiệt đó đã chạy đi nửa ngày rồi."

Lam Long hướng sang đại hán nói: "Đại ca, thôi đừng dông dài nữa, phiền huynh mau cỏng lão về nhà."

Tráng hám đột nhiên đổi giọng: "Thật xin lỗi, từ đây còn cách nhà của mổ đến mấy mươi lý nữa. Nếu như công tử không muốn đến núi Tổ Lai thì mổ cũng chẳng nhận thù lao. Mổ xin cáo biệt."

Y vừa nói xong liền quày quả bỏ đi chẳng lý gì đến ba người.

Bạch Phụng đứng cạnh bên thở dài nói: "Không ngờ người đó tướng mạo đường hoàng mà lại không có chút lòng lân tuất với người gặp nạn."

Lam Long cười bảo: "Y đâu thể làm khó được huynh. Muội hảy cầm lấy bao y phục."

Bạch Phụng hỏi: "Huynh định cỏng lão trượng ư ?"

Lam Long đáp: "Đâu thể làm lơ được. Trước nhất phải tìm một nơi an trí lão trượng để chửa trị. Nếu như không kịp hút nọc rắn ra, e rằng thương thế sẽ mau chóng phát tác đến khi chất độc công tâm thì vô phương cứu trị."

Lão nhân chen lời: "Tiểu tử, lão nhân gia đây ngụ tại trấn Đại Vấn Khẩu phía trước. Cái con la chết tiệt kia chắc là đã chạy về đến nhà rồi. Khi nào đến đó lão đây tự có linh đan để chửa trị, chỉ cần đắp thuốc một lần sẽ hết ngay đâu cần phải hút nọc ra."

Lam Long chưa kịp dò hỏi phải đi bao xa nhưng cũng cao hứng đưa hai tay đở lão nhân lên, nghỉ thầm trong bụng: "Lão đi hái thuốc tất phải có diệu phương như vậy sẽ bớt đi nhiều rắc rối."

Chàng đâu ngờ vừa mới bế lên thì thân dưới của lão nhân lại tuột xuống. Chỉ nghe lão ta kêu lên úi chà rồi lớn tiếng mắng: "Tiểu tử thật vô dụng. Lão đây chỉ còn có mấy lóng xương khô mà nhà ngươi làm cũng không xong. Thật là đau đến chết người."

Lão mở miệng ra tự xưng là lão nhân gia, khép miệng lại thì gọi Lam Long là tiểu tử, tính khí thật ngang tàng, la mắng Lam Long như con cháu trong nhà. Đúng là một lão già chẳng hiểu lý lẽ gì cả. Vậy mà Lam Long chẳng hề tỏ vẽ tức giận, còn ấp úng nói: "Xin lổi lão trượng, vãn bối đã quên trong tay áo bên phải còn có cây ngọc tiêu."

Chàng vội trao ngọc tiêu cho Bạch Phụng. Lần này chàng cẩn thận hơn vì không biết vết thương nằm tại chổ nào, sợ chạm nhầm làm lão nhân thêm đau đớn.

Chàng còn đang ngần ngại không dám dùng hết sức, đột nhiên lão nhân đập một chưởng vào thiên linh cái của Lam Long rồi mở miệng mắng: "Tiểu tử, ngươi định làm cái trò gì đây."

Phát chưởng vừa rồi khiến cho Lam Long trở nên hồ đồ. Tuy hơi đau đau nhưng chàng chẳng biết làm sao hơn chỉ cười trừ: "Sao vậy lão trượng, vãn bối chỉ định bế lão trượng lên."

Lão nhân cười nhạt bảo: "Nhà ngươi có bao nhiêu khí lực mà định bế lão đến Đại Vấn Khẩu. Không khéo mới đi được nửa dậm đường lại quẳng lão đây xuống đất."

Lam Long cười xoà nói: "Trước tiên vãn bối đưa lão trượng đến ngồi dựa vào gốc cây đối diện, sau đó mới cỏng lão trượng trên lưng."

Lão nhân à lên: "Té ra lão đây đã mắng lầm ngươi !"

Lam Long cười nói: "Phàm người nào đang bị đau đớn thì tính tình có phần nóng nảy hơn lúc bình thường. Vãn bối không để bụng oán trách đâu. Lão trượng hảy ráng chịu khó một chút."

Lão nhân nằm yên.

Quả nhiên lần này Lam Long bế lão lên rất gọn gàng rồi đưa tới gốc cây trước mặt. Chàng thở phào một hơi nhìn lão nhân ngồi vửng vàng tựa vào gốc cây, cười bảo: "Thân thể lão trượng cũng còn tráng kiện lắm."

Lão nhân gật đầu bảo: "Đương nhiên cũng còn một vài cân thịt."

Bạch Phụng bước đến gần phủi vài hạt bụi trên vai áo của lão nhân.

Lão nhân quay sang nàng, gật đầu nói: "Nha đầu này thật khá lắm."

Lam Long lui cui cả nửa buổi chưa được một lời cảm kích. Bạch Phụng chỉ mới đụng mấy ngón tay lập tức lão mở miệng khen. Lão nhân này quả có lòng thiên vị.

Bạch Phụng tươi cười: "Lão công công tuổi hạc đã cao tốt nhất từ nay hảy ở nhà an dưỡng. Người trọng tuổi thì tinh lực suy nhược, lão nhân gia cần gì phải vất vã đi hái thuốc ? Trèo đèo vượt núi thật là nguy hiểm lắm."

Lão nhân thở dài nói: "Tại nha đầu mi chưa hiểu biết. Người càng lớn tuổi càng ham hoạt động, có vận động nhiều thì thân thể mới được kiện khang. Để lão đây nói cho mà nghe ngồi trên lưng lừa, ngao du sơn thủy, phỏng tầm u cốc, thắng địa. Nếu may mắn hái được kỳ hoa dị thảo còn bằng không thì tai nghe suối chảy róc rách, mắt ngắm sơn thảo diễm lệ, tùng bách xanh rì. Chẳng khác nào người xưa thường nói Nhật du phương thảo địa, Dạ túc minh nguyệt y. Nhân sinh còn có chi tuyệt diệu cho bằng."

Lam Long sợ lão ba hoa xích đế làm chậm trể thời gian, vội ngồi xổm xuống rồi nói: "Lão trượng quả là biết hưởng thụ. Sau nay chúng vãn bối sẽ học theo, bây giờ thời gian không sớm nữa, chúng ta hảy mau mau đi đến Đại Vấn Khẩu."

/12

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status