Đi tìm sự thực lịch sử:
Miếu thờ thừa tướng là đây
Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá tỏa vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
(Thừa tướng đất Thục - thơ Đỗ Phủ)
Trong lịch sử hơn năm ngàn năm của Trung Quốc, Gia Cát Lượng là nhân vật truyền kỳ rất nổi tiếng, là một hình tượng rất đẹp.
Những đức tính cao đẹp như trí, dũng, trung thành đều gộp cả ở con người ấy, suốt một thời đại đều in dấu ở chính khách rất được tán thưởng này, thậm chí đến cả những phục trang bên ngoài của ông như quạt lông, khăn nhiễu cũng đã thành y trang độc nhất vô nhị.
Trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa qua ngòi bút tô điểm của nhà viết tiểu thuyết La Quán Trung đời Minh, Gia Cát Lượng chẳng những là nhà tiên tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần, hơn nữa còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hóan vũ, giẫm đạp thất tinh và có một siêu năng khác người.
Mọi người ngưỡng mộ ông ở phong thái phong lưu, trí lự siêu phàm, tài kiêm văn võ, bất luận với một đối thủ lợi hại như thế nào, ví như những nhà quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc: Tào Tháo và Chu Du, ông đều coi là chẳng ra gì, lại còn đùa bỡn nữa. Có thể nói hết thảy những biến hóa trong trời đất ông đều sớm nắm chắc, song Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, dẫu rằng được La Quán Trung tô vẽ và thần thoại hóa ra sao, liên tục sáu lần ra Kỳ Sơn, luôn đánh không thắng, cuối cùng phải nhận một kết cục bi thảm, gió thu thổi mãi gò Ngũ Trượng.
Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
Vậy suy cho cùng, một đời Gia Cát Lượng là được hay là thua? Vì sao với trí tuệ và nỗ lực siêu phàm của ông vẫn không đem lại kết quả mong muốn? Vì sao với một chính khách không thành công như vậy, sau hai nghìn năm, trăm họ ở Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những kỳ tích trị quốc ở đất Thục của ông. Và những văn nhân mặc khách nổi tiếng nghìn năm như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn đều sùng bái ông, đến cả viên tướng thiên tài là Nhạc Phi đã lừng danh tận trung báo quốc, đều đã đọc kĩ bản viết Xuất Sư Biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với ông. Đằng sau lớp sương khói của cuốn tiểu thuyết, con người thực của Gia Cát Lượng rốt cục là như thế nào? Lý tưởng của ông, trí tuệ của ông, mưu lược của ông, phong cách của ông, cuối cùng đâu là cái ta có thể nắm bắt được; đấy cũng là vấn đề rất hứng thú mà cuốn sách này sẽ đề cập đến.
1. Sức thu hút của Gia Cát Lượng là ở đâu?
Gia Cát Lượng có tên chữ là Khổng Minh, ông sinh ra vào năm thứ 4 Đời Ninh đế nhà Hán (năm 181 sau Công Nguyên), ở huyện Dương Đô, quận Lang Nha (nay là huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông). Huyện Dương Đô vẫn gọi là Gia Huyện, huyện này có rất nhiều người họ Cát, thế lực rất lớn, họ Cát này rất nổi trội nên thường được gọi là họ “Gia Cát”. Gia Cát Lượng xuất thân ở Phủ Quan. Tổ phụ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Phong từng giữ chức Tư lệ hiệu úy (quan Tư lệnh cảnh bị kinh thành) nổi tiếng thanh liêm, bởi vậy cũng hay va chạm với không ít những kẻ quyền quý. Đến thời phụ thân của ông, chẳng còn hiển hách như xưa; phụ thân của Gia Cát Lượng thường trầm mặc ít nói, từng làm việc với chức Quận thừa ở quận Thái Sơn, song lẽ cụ sớm nhất, cho nên cũng chẳng có gì đáng kể. Đáng nói là ông chú của Gia Cát Lượng là Gia Cát Huyền, là người giỏi giao thiệp có văn tài thường hay qua lại với những kẻ có quyền thế quanh vùng như Viên Thuật, Lưu Biểu.
Gia Cát Lượng có ba người anh em và một chị gái, do cha mẹ sớm mất, ở quê làng lại gặp phải loạn Hoàng Cân, ông chú là Gia Cát Huyền, mang cả nhà rời đến ở Thành Tương Dương lúc đó do Kinh Châu mục Lưu Biểu cai quản, định cư ở mé núi Nam Dương gần đô thành. Người anh cả là Gia Cát Cẩn đã lớn, để kế nghiệp cha đã đến học ở trường Thái học trong kinh thành Lạc Dương, về sau lại đến Đông Ngô theo lời mời của Lỗ Túc, thành ra một tân khách của Tôn Quyền, rồi ra làm quan với Đông Ngô, rất được Tôn Quyền sủng ái. Ít lâu sau, ông chú Gia Cát Huyền qua đời, Gia Cát Lượng và em trai Gia Cát Quân, dựa vào cái gia sản đạm bạc mà ông chú để lại, thường ngày cày ruộng, đọc sách, đợi có thời cơ để thi thố tài năng.
Cũng do những mối thân tình từ trước, mà Gia Cát Lượng vẫn có quan hệ mật thiết với quý tộc ở thành Tương Dương. Gia Cát Lượng năm hai mươi tuổi lấy con gái nhà Hoàng Thừa Ngạn vốn có quan hệ thân thiết với Lưu Biểu đang làm quan Kinh Châu mục, và người chị gái của Gia Cát Lượng cũng đã lấy chồng là người quyền quý họ Bàng, sau này một người nổi tiếng tên là Phượng Sồ Bàng Thống cũng là người của họ ấy.
Dân gian thường có câu “sức trói gà không nổi”, câu ấy dùng để chỉ cái vẻ thư sinh của Gia Cát Lượng, cũng dùng để nói cái ý rằng: ông là con người của đầu óc, thực ra lại không đúng với vẻ ngoài đích thực của ông.
Gia Cát Lượng là người đạt được mức tiêu chuẩn của những chàng trai vạm vỡ đất Sơn Đông, thân cao dư 8 thước cổ xưa, chừng 1,8 m bây giờ, trông thể hình rất cao lớn, thời còn trẻ thường vẫn làm các việc cày bừa, thích tự làm lấy mà cũng làm luôn chân tay, thích sáng tạo ra các loại công cụ. Về cuối đời ông còn chế ra “nỏ liên châu”, “trâu gỗ ngựa máy”, thiết lập “bát trận đồ” tuyệt đối không phải là một tư tưởng gia đơn thuần chỉ động não động khâu mà không động tay chân.
Ví như câu “sức trói gà không nổi”, cũng để chỉ một nhà chiến lược nổi tiếng thời Tây Hán là Trương Lương: Sách “Sử ký” miêu tả, ông ta “diện mạo giống như phụ nữ” là người thông tuệ, phong lưu và giàu tình cảm, là một mẫu mực thư sinh.
Song Trương Lương vốn là kẻ to gan lớn mật, thời trẻ, để rửa nỗi nhục vong quốc, ông đã phải khuynh gia bại sản để học võ công, đâm Tần Thủy Hoàng ở Bác Lãng Sa. Tuy việc ấy không thành, song khi bị truy bắt khẩn cấp vẫn khôn khéo thóat khỏi, rõ ràng là người thư sinh này cũng đã sôi sục dòng máu vũ dũng trong người.
Cũng ví như nói Gia Cát Lượng là người “sách hoạch cao thủ’'’ cũng hoàn toàn không đúng, ông thường nghiêm túc, trầm ngâm suy nghĩ, song hành động lại cẩn thận, mực thước, bởi vậy ít giao tiếp với bạn bè. Ở vào thời Đông Hán bấy giờ, giới thượng lưu chưa đánh giá cao đối với chàng thanh niên Gia Cát Lượng.
Như Tam quốc chí đã ghi lại, Gia Cát Lượng thường ví mình với các danh tướng thời Xuân Thu như Quản Trọng, Nhạc Nghị, song lúc bây giờ, chỉ có những danh sĩ Kinh Châu thường qua lại với ông như Tư Mã Huy, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, những người này không tài hoa bằng ông, xem những tư liệu của chính sử, Gia Cát Lượng là người trí tuệ tài giỏi, bên ngoài có vẻ trầm ngâm, bản tính là một người nghiêm túc; khi thảo luận công việc, nói năng sôi nổi, song thường thì rất ít nói, thích suy tư làm việc cẩn thận, quan sát thấu đáo, nắm chắc tình hình, lại có óc tổ chức và phân tích, làm việc có chuẩn bị và sách lược đúng, có khả năng suy tưởng, thực là một chuyên gia sách lược tiêu chuẩn.
2. Đi tìm người tổng quản.
Gia Cát Lượng lúc còn trẻ, về mặt suy tư so với người khác có những bất đồng rất lớn. Tam quốc chí kể rằng, ông thích đọc Lương Phụ Ngâm. Lương Phụ Ngâm là một khúc ca từng nói về tướng quốc Án Tử nước Tề, bởi muốn ổn định chính quyền nên đã bày ra kế trừ khử ba viên võ sĩ đối địch, khúc ca này nói về những sự kiện lịch sử có thật, qua đó cho thấy Gia Cát Lượng không hẹp hòi trong tập tục và truyền thống, đã dám vượt qua những ràng buộc tư tưởng của mình để thấy được chân tướng của sự kiện.
Sau này nhìn lại, có thể thấy, chàng tuổi trẻ Gia Cát Lượng thời ấy là một người rất tự tin. Ông từng suy nghĩ rất nhiều, nhận rõ vai trò người tổng quản là rất trọng yếu trong “tập đoàn”, bởi vậy ông đã chọn “tập đoàn” Lưu -Quan - Trương, muốn được phát huy hết năng lực của mình. Đương nhiên để phát huy được sở trường, trừ những người thích tự do, việc đảm nhận trọng trách là rất đáng chú ý. Sau này Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đảm đương những công việc lớn, thực sự là người tổng quản cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.
Lưu Bị lúc ấy đang bị Tào Tháo đuổi đến cùng đường miễn cưỡng phải tìm đến Kinh Châu nhờ Lưu Biểu che chở. Lưu Biểu danh nghĩa là đồng minh với Lưu Bị song thực tế để Lưu Bị ở Tân Dã huấn luyện binh sĩ tạo thành một phòng tuyến bên ngoài chống trả lại Tào Tháo mà thôi. Tuy tình hình quân sự rất khẩn cấp song Lưu Bị vẫn chưa thể yên lòng bởi chưa tạo dựng được sự nghiệp lớn, chưa tìm ra một chuyên gia hoạch định được kế hoạch lâu dài. Được sự tiến cử của những danh sĩ đất Kinh Tương là Tư Mã Huy và Từ Thứ, Lưu Bị nhận định rằng người ấy không trọng công danh, con người trẻ mưu lược ấy, chính là một nhân tài rất quan trọng trước mắt của “tập đoàn”, bởi thế ông nghe theo ý kiến của Từ Thứ, đích danh tự mình dẫn theo hai nhân vật quan trọng khác là Quan Vũ và Trương Phi, xông pha gió tuyết lạnh lẽo, đến cầu kiến ở lều cỏ của Gia Cát Lượng tại Long Trung.
Để thử thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý lánh mặt liên tục hai lần không ở nhà để Lưu Bị phải về không. Song Lưu Bị không nản lòng, đã ba lần đến Long Trung cầu kiến. Gia Cát Lượng rất cảm động, phải ở nhà chờ đợi để đáp lại. “Tam cố thảo lư cầu Gia Cát Lượng” là một giai thoại dã sử nổi tiếng nghìn năm. Trong bản viết Xuất Sư Biểu của Gia Cát Lượng sau này có viết “Tiên đế chẳng xem thần nhỏ mọn, ở nơi lẩn khuất, ba lần chiếu cố đến thần giữa nơi lều cỏ”, có thể coi đây là một sự thực lịch sử kể về ba lần cầu kiến Khổng Minh.
Lưu Bị lúc này đã bốn tám tuổi, dấn thân dựng nghiệp đã hai mốt năm, có uy tín lớn với toàn quốc, từng giữ các chức: Từ châu mục và Dự châu mục (chức quan đứng đầu về quân sự ở địa phương). Gia Cát Lượng mới hai bảy tuổi là một “lính mới” vừa xong tu nghiệp, song Lưu Bị đã nhất nhất nghe theo “Long Trung Sách”, kế sách quan trọng của Gia Cát Lượng.
Long Trung Sách được đưa ra khi hai người vừa mới biết nhau, hoạch định được kế hoạch lâu dài cho Lưu Bị. Hôm ấy, Gia Cát Lượng và Lưu Bị cùng đàm đạo rất tâm đắc, bản Long Trung Sách hiện còn lại là bản viết giản đơn do người đời sau chỉnh lý, song qua đó ta có thể thấy được ý tứ của nhà chiến lược trẻ tuổi là “giữ toàn tính mệnh ở đời loạn, chẳng cần nổi tiếng với chư hầu”, để mưu sự nghiệp to lớn về sau. Ông đã phân tích sáng suốt thời cục hiện tại với một nhãn quan thấu đáo, đề ra kế sách từng bước đi từ nhỏ đến lớn, trách chi mà Lưu Bị mừng như cá gặp nước vậy. Xem xét những cố gắng và việc làm của Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn, có thể chia làm ba giai đoạn, mỗi lúc nổi trội khác nhau, dễ thấy những phong cách và kế sách không giống nhau.
Giai đoạn thứ nhất kể về một “Quân sư” nổi tiếng từ trụ quân ở Tân Dã, rồi đến cuộc chiến ở Tương Dương, đại chiến ở Xích Bích, có được Kinh Châu, Hán Trung đều thấy vai trò phụ tá quan trọng của Gia Cát Lượng bên cạnh chủ tướng Lưu Bị, cho thấy rõ tính nổi trội ở những kế sách của ông.
Giai đoạn thứ hai kể vể nhà “Chính trị gia” nổi tiếng: kể từ Lưu Bị tự phong là Hán Trung Vương, cho đến giai đoạn thành Bạch Đế gửi con. Đoạn này bề ngoài là Lưu Bị nắm quyền, song bên trong Gia Cát Lượng điều hành, tỏ rõ vai trò một người tổng quản lý tài giỏi kiến tạo cơ cấu phụ trách, chi viện hậu cần đưa mọi việc vào qui củ, thành vai chính trên sàn diễn.
Giai đoạn thứ ba kế về một “Tổng tư lệnh” viễn chinh nổi tiếng, kể từ bắt đầu chiến dịch nam chinh tháng 5 vượt qua Lô Giang, đến bắc phạt Trung Nguyên, đến gò Ngũ Trượng mắc trọng bệnh từ trần ở giữa doanh trại. Gia Cát Lượng đã trở thành người tổng quản lý khai sáng cơ nghiệp, điều hành mọi việc trong nước.
Tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả Gia Cát Lượng trong một luồng sáng rực rỡ, với nhiều tình tiết như nhờ sương mù mượn tên, mượn gió đông hỏa thiêu Xích Bích, sáu lần ra Kỳ Sơn, hỏa thiêu Cơ Cốc, bát trận đồ gây khốn Lục Tốn, Gia Cát Lượng đã chết mà đuổi được Trọng Đạt sống v.v..., cơ hồ như Gia Cát Lượng là một thiên tài quân sự siêu năng xưa nay chưa có, xuất quỷ nhập thần; song theo ghi chép của cuốn sử “Tam Quốc Chí” của tác giả Trần Thọ, thì Gia Cát Lượng được thể hiện rất thực qua ba giai đoạn, nhất là qua giai đoạn hai.
Bình phẩm vê Gia Cát Lượng, tác giả Trần Thọ viết:
“Gia Cát Lượng giữ chức tướng quốc, vỗ yên bách tính, tỏ rõ nghi thức, sắp xếp quan chức, điều hành chính sự, khai sáng dân tâm cùng là ban bố pháp luật... Có thể nói ông là bậc hiền tài trị quốc, sánh được với các năng thần như Quản Trọng, Tiêu Hà, song liên tục nhiều năm huy động sức dân đánh mãi không thắng nói về tháo vát ứng biến, có thể đó chẳng phải là sở trường vậy’’.
Cứ như sử liệu mà xem, xét lời bình của Trần Thọ, đối chiếu với sự miêu tả của La Quán Trung, nghĩ rằng cũng nên tìm hiểu con người Gia Cát Lượng một cách chân thực.
3. Quân sư trẻ tuổi với ngoại giao con thoi và sách lược rõ ràng.
Kể từ Tào Tháo mang đại quân xâm nhập Kinh Châu cho đến cuộc chiến ở Xích Bích, thấy sự nghiệp của Lưu Bị ở vào vị trí rất chông chênh. Ở giai đoạn này, Gia Cát Lượng đã phát huy mưu lược và tài cán ngoại giao, giúp đỡ rất nhiều cho Lưu Bị. Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả thiên tài quân sự tuyệt vời của ông, ví như trận hỏa thiêu gò Bác Vọng và đại chiến Xích Bích thiêu hủy đoàn thuyền liên hoàn đều quy tụ ở công lao của ông, câu chuyện mượn gió đông mang đầy màu sắc thần thoại. Kỳ thực Gia Cát Lượng lúc đó còn ít tuổi, lại thiếu kinh nghiệm chiến đấu, được lưu ở tuyến sau, cống hiến thực sự của ông chỉ là lo liệu việc hậu cần.
Sau chiến dịch Tương Dương, Trường Bản, đội quân của Lưu Bị tan tác cả. Trong vạn phần nguy cấp, cũng nhờ Lỗ Túc dẫn lối Gia Cát Lượng, phục mệnh sang Giang Đông thuyết phục Tôn Quyền, để ông ta xuất binh cùng với Lưu Bị liên hợp chống trả Tào Tháo. Đấy chẳng những phải thuyết phục Tôn Quyền, mà phải chinh phục được cả quần thần văn võ của Đông Ngô, có thể nói là một nhiệm vụ rất khó khăn.
Đảm nhiệm việc sưu tầm tình báo đưa ra phán đóan tổng hợp, Gia Cát Lượng đã thành công trong việc triển khai ngoại giao con thoi. Nhờ được sự giúp đỡ của Lỗ Túc, Gia Cát Lượng đã có biểu hiện kiệt suất, ông trù liệu chính xác, phân tích rõ ràng, khi cứng, khi mềm, khi thuận theo, khi khích tướng, cuối cùng hiệp trợ Tôn Quyền thắng được phái chủ hòa trong nước, xuất binh tiến hành một trận quyết chiến với Tào Tháo ở Xích Bích, có thể nói đã traọ chiếc chìa khóa mở cửa cho sự nghiệp của Lưu Bị được tiến triển.
Trong cuộc chiến ở Xích Bích, thực tế là cuộc đối đầu giữa tập đoàn quân do Tào Tháo chỉ huy với thủy lục quân Đông Ngô do Chu Du chỉ huy. Đội quân của Tào Tháo bị chết trận và tan rã hơn mười vạn người mà bản thân Chu Du trong chiến dịch Giang Lăng sau đó cũng bị thương nặng, dẫn đến phải chết trong doanh trại, hai bên Tào Tháo và Tôn Quyền đều bị bại hoại, rốt cục người thu lợi chủ yếu lại là Lưu Bị. Tuy vậy Tào Nhân vẫn còn hùng cứ ở Tương Dương, Kinh Châu; Chu Du vẫn nắm giữ Giang Lăng, một vị trí quân sự quan trọng bên sông Trường Giang. Xong ở phía tây nam, một nửa phần Kinh Châu là ba quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa đã bị quân của Lưu Bị thừa cơ chiếm lấy, tạo ra đất sáng nghiệp trọng yếu của Lưu Bị, kế hoạch trên giấy “Long Trung Sách” của Gia Cát Lượng đã tiến được một bước có thể nói đã thành công được một nửa.
Tuy ở giai đoạn này Gia Cát Lượng chưa tác động nhiều lắm đến sự sáng nghiệp của Lưu Bị, song việc phát triển sự nghiệp của Lưu Bị vẫn nằm trong quy hoạch phát triển của Gia Cát Lượng. Bước thứ hai của “Long Trung Sách” nhằm vào Ích Châu ở phía tây không lâu nữa cơ hội lại đến.
Lưu Chương chiếm cứ Ích Châu, do nhiều năm bị quân Trương Lỗ ở Hán Trung phương bắc quấy nhiễu, thể theo những đề nghị của các trung thần Trương Tùng và Pháp Chính, đã chủ động mời quân của Lưu Bị đến giúp.
Lưu Bị để Gia Cát Lượng hiệp trợ với Quan Vũ và Trương Phi trấn thủ Kinh Châu, tự mình dẫn theo Hoàng Trung tiến vào Ích Châu, còn có tổng tham mưu trứ danh Phượng Sồ tiên sinh. Trong đoàn xuất quân này, có thể thấy Lưu Bị rất xem trọng Gia Cát Lượng quân sư, tuy không xếp vào hàng mưu lược quân sự, song lại đặt ở vị trí điều hành hậu cần, giống như Tiêu Hà với Lưu Bang.
Không bao lâu, các cánh quân của Lưu Bị tiến vào Ích Châu gặp phải sự cản trở của quân Lưu Chương, đội quân của Hoàng Trung tuy dũng mãnh thiện chiến, song lẽ thế đơn lực mỏng khó địch lại được đại quân bên Thục. Lưu Bị vội hạ lệnh Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, hai đội quân của Trương Phi và Triệu Vân theo hướng sông Nghi cùng tiến vào Ích Châu, hẹn hợp với quân Hoàng Trung cùng đánh Thành Đô.
Tổng tham mưu trưởng của Trương Phi và Triệu Vân là Gia Cát Lượng, đây cũng là lần thứ nhất Gia Cát Lượng chủ động lãnh đạo việc quân. Do hai hộ tướng Trương Phi, Triệu Vân dốc lực phối hợp, khiến cuộc tấn công lần này gần như nắm chắc phần thắng.
Không lâu, trong lần tiến đánh Thành Đô, Bàng Thống không may tử nạn, công việc tổng tham mưu chinh phạt đất Thục lại ở cả trong tay Gia Cát Lượng.
Do thanh thế đội quân Lưu Bị rất lớn, lại có Pháp Chính trong đất Thục làm nội ứng, Lưu Chương thấy đại thế đã vỡ, bèn xin đầu hàng Lưu Bị. Bước thứ hai rất quan trọng mà “Long Trung Sách” đã hoạch định cũng là công việc khuếch triển rất khó khăn đã đạt được thành công thuận lợi.
Sau khi chiếm được Ích Châu, không lâu Lưu Bị lại dẫn đội quân của Hoàng Trung và Triệu Vân, đánh vào đội quân Hạ Hầu Uyên được Tào Tháo phái đến Hán Trung, lấy sách lược đánh lâu dài, khiến đội quân viễn chinh của Tào Tháo không được viện trợ phải rút lui. Lưu Bị đã dần dần từng bước đi từ nhỏ đến lớn, sau tám năm Gia Cát Lượng hạ sơn giúp đỡ, đã tạo nên một kỳ tích là lập nên thế chân vạc chia ba thiên hạ (từ năm 207 đến 215). Trần Thọ trong Tam Quốc Chí viết rằng:
“Lưu Bị sau khi bình định được Thành Đô, phong Gia Cát Lượng là Quân sư tướng quân, chức Tả tướng quân (đây là chức quan quan trọng của Lưu Bị) để trông coi việc lớn. Lưu Bị thường dẫn quân đội đi chinh chiến bên ngoài để Gia Cát Lượng ở Thành Đô trông coi triều chính, chẳng bao lâu khắp vùng Ích Châu đều dư thực dư binh”.
Từ đó có thể thấy Gia Cát Lượng có tài điều hành và lập kế sách là một trợ thủ rất lớn bên cạnh Lưu Bị.
Miếu thờ thừa tướng là đây
Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá tỏa vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
(Thừa tướng đất Thục - thơ Đỗ Phủ)
Trong lịch sử hơn năm ngàn năm của Trung Quốc, Gia Cát Lượng là nhân vật truyền kỳ rất nổi tiếng, là một hình tượng rất đẹp.
Những đức tính cao đẹp như trí, dũng, trung thành đều gộp cả ở con người ấy, suốt một thời đại đều in dấu ở chính khách rất được tán thưởng này, thậm chí đến cả những phục trang bên ngoài của ông như quạt lông, khăn nhiễu cũng đã thành y trang độc nhất vô nhị.
Trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa qua ngòi bút tô điểm của nhà viết tiểu thuyết La Quán Trung đời Minh, Gia Cát Lượng chẳng những là nhà tiên tri khả kính, nhà chiến lược đa mưu túc kế, nhà ngoại giao ăn nói hùng hồn, nhà chính trị nhìn xa trông rộng, nhà binh pháp xuất quỷ nhập thần, hơn nữa còn là một đạo gia thuật sĩ có tài hô phong hóan vũ, giẫm đạp thất tinh và có một siêu năng khác người.
Mọi người ngưỡng mộ ông ở phong thái phong lưu, trí lự siêu phàm, tài kiêm văn võ, bất luận với một đối thủ lợi hại như thế nào, ví như những nhà quân sự thiên tài trong lịch sử Trung Quốc: Tào Tháo và Chu Du, ông đều coi là chẳng ra gì, lại còn đùa bỡn nữa. Có thể nói hết thảy những biến hóa trong trời đất ông đều sớm nắm chắc, song Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, dẫu rằng được La Quán Trung tô vẽ và thần thoại hóa ra sao, liên tục sáu lần ra Kỳ Sơn, luôn đánh không thắng, cuối cùng phải nhận một kết cục bi thảm, gió thu thổi mãi gò Ngũ Trượng.
Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
Vậy suy cho cùng, một đời Gia Cát Lượng là được hay là thua? Vì sao với trí tuệ và nỗ lực siêu phàm của ông vẫn không đem lại kết quả mong muốn? Vì sao với một chính khách không thành công như vậy, sau hai nghìn năm, trăm họ ở Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những kỳ tích trị quốc ở đất Thục của ông. Và những văn nhân mặc khách nổi tiếng nghìn năm như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn đều sùng bái ông, đến cả viên tướng thiên tài là Nhạc Phi đã lừng danh tận trung báo quốc, đều đã đọc kĩ bản viết Xuất Sư Biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với ông. Đằng sau lớp sương khói của cuốn tiểu thuyết, con người thực của Gia Cát Lượng rốt cục là như thế nào? Lý tưởng của ông, trí tuệ của ông, mưu lược của ông, phong cách của ông, cuối cùng đâu là cái ta có thể nắm bắt được; đấy cũng là vấn đề rất hứng thú mà cuốn sách này sẽ đề cập đến.
1. Sức thu hút của Gia Cát Lượng là ở đâu?
Gia Cát Lượng có tên chữ là Khổng Minh, ông sinh ra vào năm thứ 4 Đời Ninh đế nhà Hán (năm 181 sau Công Nguyên), ở huyện Dương Đô, quận Lang Nha (nay là huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông). Huyện Dương Đô vẫn gọi là Gia Huyện, huyện này có rất nhiều người họ Cát, thế lực rất lớn, họ Cát này rất nổi trội nên thường được gọi là họ “Gia Cát”. Gia Cát Lượng xuất thân ở Phủ Quan. Tổ phụ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Phong từng giữ chức Tư lệ hiệu úy (quan Tư lệnh cảnh bị kinh thành) nổi tiếng thanh liêm, bởi vậy cũng hay va chạm với không ít những kẻ quyền quý. Đến thời phụ thân của ông, chẳng còn hiển hách như xưa; phụ thân của Gia Cát Lượng thường trầm mặc ít nói, từng làm việc với chức Quận thừa ở quận Thái Sơn, song lẽ cụ sớm nhất, cho nên cũng chẳng có gì đáng kể. Đáng nói là ông chú của Gia Cát Lượng là Gia Cát Huyền, là người giỏi giao thiệp có văn tài thường hay qua lại với những kẻ có quyền thế quanh vùng như Viên Thuật, Lưu Biểu.
Gia Cát Lượng có ba người anh em và một chị gái, do cha mẹ sớm mất, ở quê làng lại gặp phải loạn Hoàng Cân, ông chú là Gia Cát Huyền, mang cả nhà rời đến ở Thành Tương Dương lúc đó do Kinh Châu mục Lưu Biểu cai quản, định cư ở mé núi Nam Dương gần đô thành. Người anh cả là Gia Cát Cẩn đã lớn, để kế nghiệp cha đã đến học ở trường Thái học trong kinh thành Lạc Dương, về sau lại đến Đông Ngô theo lời mời của Lỗ Túc, thành ra một tân khách của Tôn Quyền, rồi ra làm quan với Đông Ngô, rất được Tôn Quyền sủng ái. Ít lâu sau, ông chú Gia Cát Huyền qua đời, Gia Cát Lượng và em trai Gia Cát Quân, dựa vào cái gia sản đạm bạc mà ông chú để lại, thường ngày cày ruộng, đọc sách, đợi có thời cơ để thi thố tài năng.
Cũng do những mối thân tình từ trước, mà Gia Cát Lượng vẫn có quan hệ mật thiết với quý tộc ở thành Tương Dương. Gia Cát Lượng năm hai mươi tuổi lấy con gái nhà Hoàng Thừa Ngạn vốn có quan hệ thân thiết với Lưu Biểu đang làm quan Kinh Châu mục, và người chị gái của Gia Cát Lượng cũng đã lấy chồng là người quyền quý họ Bàng, sau này một người nổi tiếng tên là Phượng Sồ Bàng Thống cũng là người của họ ấy.
Dân gian thường có câu “sức trói gà không nổi”, câu ấy dùng để chỉ cái vẻ thư sinh của Gia Cát Lượng, cũng dùng để nói cái ý rằng: ông là con người của đầu óc, thực ra lại không đúng với vẻ ngoài đích thực của ông.
Gia Cát Lượng là người đạt được mức tiêu chuẩn của những chàng trai vạm vỡ đất Sơn Đông, thân cao dư 8 thước cổ xưa, chừng 1,8 m bây giờ, trông thể hình rất cao lớn, thời còn trẻ thường vẫn làm các việc cày bừa, thích tự làm lấy mà cũng làm luôn chân tay, thích sáng tạo ra các loại công cụ. Về cuối đời ông còn chế ra “nỏ liên châu”, “trâu gỗ ngựa máy”, thiết lập “bát trận đồ” tuyệt đối không phải là một tư tưởng gia đơn thuần chỉ động não động khâu mà không động tay chân.
Ví như câu “sức trói gà không nổi”, cũng để chỉ một nhà chiến lược nổi tiếng thời Tây Hán là Trương Lương: Sách “Sử ký” miêu tả, ông ta “diện mạo giống như phụ nữ” là người thông tuệ, phong lưu và giàu tình cảm, là một mẫu mực thư sinh.
Song Trương Lương vốn là kẻ to gan lớn mật, thời trẻ, để rửa nỗi nhục vong quốc, ông đã phải khuynh gia bại sản để học võ công, đâm Tần Thủy Hoàng ở Bác Lãng Sa. Tuy việc ấy không thành, song khi bị truy bắt khẩn cấp vẫn khôn khéo thóat khỏi, rõ ràng là người thư sinh này cũng đã sôi sục dòng máu vũ dũng trong người.
Cũng ví như nói Gia Cát Lượng là người “sách hoạch cao thủ’'’ cũng hoàn toàn không đúng, ông thường nghiêm túc, trầm ngâm suy nghĩ, song hành động lại cẩn thận, mực thước, bởi vậy ít giao tiếp với bạn bè. Ở vào thời Đông Hán bấy giờ, giới thượng lưu chưa đánh giá cao đối với chàng thanh niên Gia Cát Lượng.
Như Tam quốc chí đã ghi lại, Gia Cát Lượng thường ví mình với các danh tướng thời Xuân Thu như Quản Trọng, Nhạc Nghị, song lúc bây giờ, chỉ có những danh sĩ Kinh Châu thường qua lại với ông như Tư Mã Huy, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, những người này không tài hoa bằng ông, xem những tư liệu của chính sử, Gia Cát Lượng là người trí tuệ tài giỏi, bên ngoài có vẻ trầm ngâm, bản tính là một người nghiêm túc; khi thảo luận công việc, nói năng sôi nổi, song thường thì rất ít nói, thích suy tư làm việc cẩn thận, quan sát thấu đáo, nắm chắc tình hình, lại có óc tổ chức và phân tích, làm việc có chuẩn bị và sách lược đúng, có khả năng suy tưởng, thực là một chuyên gia sách lược tiêu chuẩn.
2. Đi tìm người tổng quản.
Gia Cát Lượng lúc còn trẻ, về mặt suy tư so với người khác có những bất đồng rất lớn. Tam quốc chí kể rằng, ông thích đọc Lương Phụ Ngâm. Lương Phụ Ngâm là một khúc ca từng nói về tướng quốc Án Tử nước Tề, bởi muốn ổn định chính quyền nên đã bày ra kế trừ khử ba viên võ sĩ đối địch, khúc ca này nói về những sự kiện lịch sử có thật, qua đó cho thấy Gia Cát Lượng không hẹp hòi trong tập tục và truyền thống, đã dám vượt qua những ràng buộc tư tưởng của mình để thấy được chân tướng của sự kiện.
Sau này nhìn lại, có thể thấy, chàng tuổi trẻ Gia Cát Lượng thời ấy là một người rất tự tin. Ông từng suy nghĩ rất nhiều, nhận rõ vai trò người tổng quản là rất trọng yếu trong “tập đoàn”, bởi vậy ông đã chọn “tập đoàn” Lưu -Quan - Trương, muốn được phát huy hết năng lực của mình. Đương nhiên để phát huy được sở trường, trừ những người thích tự do, việc đảm nhận trọng trách là rất đáng chú ý. Sau này Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đảm đương những công việc lớn, thực sự là người tổng quản cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.
Lưu Bị lúc ấy đang bị Tào Tháo đuổi đến cùng đường miễn cưỡng phải tìm đến Kinh Châu nhờ Lưu Biểu che chở. Lưu Biểu danh nghĩa là đồng minh với Lưu Bị song thực tế để Lưu Bị ở Tân Dã huấn luyện binh sĩ tạo thành một phòng tuyến bên ngoài chống trả lại Tào Tháo mà thôi. Tuy tình hình quân sự rất khẩn cấp song Lưu Bị vẫn chưa thể yên lòng bởi chưa tạo dựng được sự nghiệp lớn, chưa tìm ra một chuyên gia hoạch định được kế hoạch lâu dài. Được sự tiến cử của những danh sĩ đất Kinh Tương là Tư Mã Huy và Từ Thứ, Lưu Bị nhận định rằng người ấy không trọng công danh, con người trẻ mưu lược ấy, chính là một nhân tài rất quan trọng trước mắt của “tập đoàn”, bởi thế ông nghe theo ý kiến của Từ Thứ, đích danh tự mình dẫn theo hai nhân vật quan trọng khác là Quan Vũ và Trương Phi, xông pha gió tuyết lạnh lẽo, đến cầu kiến ở lều cỏ của Gia Cát Lượng tại Long Trung.
Để thử thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý lánh mặt liên tục hai lần không ở nhà để Lưu Bị phải về không. Song Lưu Bị không nản lòng, đã ba lần đến Long Trung cầu kiến. Gia Cát Lượng rất cảm động, phải ở nhà chờ đợi để đáp lại. “Tam cố thảo lư cầu Gia Cát Lượng” là một giai thoại dã sử nổi tiếng nghìn năm. Trong bản viết Xuất Sư Biểu của Gia Cát Lượng sau này có viết “Tiên đế chẳng xem thần nhỏ mọn, ở nơi lẩn khuất, ba lần chiếu cố đến thần giữa nơi lều cỏ”, có thể coi đây là một sự thực lịch sử kể về ba lần cầu kiến Khổng Minh.
Lưu Bị lúc này đã bốn tám tuổi, dấn thân dựng nghiệp đã hai mốt năm, có uy tín lớn với toàn quốc, từng giữ các chức: Từ châu mục và Dự châu mục (chức quan đứng đầu về quân sự ở địa phương). Gia Cát Lượng mới hai bảy tuổi là một “lính mới” vừa xong tu nghiệp, song Lưu Bị đã nhất nhất nghe theo “Long Trung Sách”, kế sách quan trọng của Gia Cát Lượng.
Long Trung Sách được đưa ra khi hai người vừa mới biết nhau, hoạch định được kế hoạch lâu dài cho Lưu Bị. Hôm ấy, Gia Cát Lượng và Lưu Bị cùng đàm đạo rất tâm đắc, bản Long Trung Sách hiện còn lại là bản viết giản đơn do người đời sau chỉnh lý, song qua đó ta có thể thấy được ý tứ của nhà chiến lược trẻ tuổi là “giữ toàn tính mệnh ở đời loạn, chẳng cần nổi tiếng với chư hầu”, để mưu sự nghiệp to lớn về sau. Ông đã phân tích sáng suốt thời cục hiện tại với một nhãn quan thấu đáo, đề ra kế sách từng bước đi từ nhỏ đến lớn, trách chi mà Lưu Bị mừng như cá gặp nước vậy. Xem xét những cố gắng và việc làm của Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn, có thể chia làm ba giai đoạn, mỗi lúc nổi trội khác nhau, dễ thấy những phong cách và kế sách không giống nhau.
Giai đoạn thứ nhất kể về một “Quân sư” nổi tiếng từ trụ quân ở Tân Dã, rồi đến cuộc chiến ở Tương Dương, đại chiến ở Xích Bích, có được Kinh Châu, Hán Trung đều thấy vai trò phụ tá quan trọng của Gia Cát Lượng bên cạnh chủ tướng Lưu Bị, cho thấy rõ tính nổi trội ở những kế sách của ông.
Giai đoạn thứ hai kể vể nhà “Chính trị gia” nổi tiếng: kể từ Lưu Bị tự phong là Hán Trung Vương, cho đến giai đoạn thành Bạch Đế gửi con. Đoạn này bề ngoài là Lưu Bị nắm quyền, song bên trong Gia Cát Lượng điều hành, tỏ rõ vai trò một người tổng quản lý tài giỏi kiến tạo cơ cấu phụ trách, chi viện hậu cần đưa mọi việc vào qui củ, thành vai chính trên sàn diễn.
Giai đoạn thứ ba kế về một “Tổng tư lệnh” viễn chinh nổi tiếng, kể từ bắt đầu chiến dịch nam chinh tháng 5 vượt qua Lô Giang, đến bắc phạt Trung Nguyên, đến gò Ngũ Trượng mắc trọng bệnh từ trần ở giữa doanh trại. Gia Cát Lượng đã trở thành người tổng quản lý khai sáng cơ nghiệp, điều hành mọi việc trong nước.
Tác giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả Gia Cát Lượng trong một luồng sáng rực rỡ, với nhiều tình tiết như nhờ sương mù mượn tên, mượn gió đông hỏa thiêu Xích Bích, sáu lần ra Kỳ Sơn, hỏa thiêu Cơ Cốc, bát trận đồ gây khốn Lục Tốn, Gia Cát Lượng đã chết mà đuổi được Trọng Đạt sống v.v..., cơ hồ như Gia Cát Lượng là một thiên tài quân sự siêu năng xưa nay chưa có, xuất quỷ nhập thần; song theo ghi chép của cuốn sử “Tam Quốc Chí” của tác giả Trần Thọ, thì Gia Cát Lượng được thể hiện rất thực qua ba giai đoạn, nhất là qua giai đoạn hai.
Bình phẩm vê Gia Cát Lượng, tác giả Trần Thọ viết:
“Gia Cát Lượng giữ chức tướng quốc, vỗ yên bách tính, tỏ rõ nghi thức, sắp xếp quan chức, điều hành chính sự, khai sáng dân tâm cùng là ban bố pháp luật... Có thể nói ông là bậc hiền tài trị quốc, sánh được với các năng thần như Quản Trọng, Tiêu Hà, song liên tục nhiều năm huy động sức dân đánh mãi không thắng nói về tháo vát ứng biến, có thể đó chẳng phải là sở trường vậy’’.
Cứ như sử liệu mà xem, xét lời bình của Trần Thọ, đối chiếu với sự miêu tả của La Quán Trung, nghĩ rằng cũng nên tìm hiểu con người Gia Cát Lượng một cách chân thực.
3. Quân sư trẻ tuổi với ngoại giao con thoi và sách lược rõ ràng.
Kể từ Tào Tháo mang đại quân xâm nhập Kinh Châu cho đến cuộc chiến ở Xích Bích, thấy sự nghiệp của Lưu Bị ở vào vị trí rất chông chênh. Ở giai đoạn này, Gia Cát Lượng đã phát huy mưu lược và tài cán ngoại giao, giúp đỡ rất nhiều cho Lưu Bị. Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả thiên tài quân sự tuyệt vời của ông, ví như trận hỏa thiêu gò Bác Vọng và đại chiến Xích Bích thiêu hủy đoàn thuyền liên hoàn đều quy tụ ở công lao của ông, câu chuyện mượn gió đông mang đầy màu sắc thần thoại. Kỳ thực Gia Cát Lượng lúc đó còn ít tuổi, lại thiếu kinh nghiệm chiến đấu, được lưu ở tuyến sau, cống hiến thực sự của ông chỉ là lo liệu việc hậu cần.
Sau chiến dịch Tương Dương, Trường Bản, đội quân của Lưu Bị tan tác cả. Trong vạn phần nguy cấp, cũng nhờ Lỗ Túc dẫn lối Gia Cát Lượng, phục mệnh sang Giang Đông thuyết phục Tôn Quyền, để ông ta xuất binh cùng với Lưu Bị liên hợp chống trả Tào Tháo. Đấy chẳng những phải thuyết phục Tôn Quyền, mà phải chinh phục được cả quần thần văn võ của Đông Ngô, có thể nói là một nhiệm vụ rất khó khăn.
Đảm nhiệm việc sưu tầm tình báo đưa ra phán đóan tổng hợp, Gia Cát Lượng đã thành công trong việc triển khai ngoại giao con thoi. Nhờ được sự giúp đỡ của Lỗ Túc, Gia Cát Lượng đã có biểu hiện kiệt suất, ông trù liệu chính xác, phân tích rõ ràng, khi cứng, khi mềm, khi thuận theo, khi khích tướng, cuối cùng hiệp trợ Tôn Quyền thắng được phái chủ hòa trong nước, xuất binh tiến hành một trận quyết chiến với Tào Tháo ở Xích Bích, có thể nói đã traọ chiếc chìa khóa mở cửa cho sự nghiệp của Lưu Bị được tiến triển.
Trong cuộc chiến ở Xích Bích, thực tế là cuộc đối đầu giữa tập đoàn quân do Tào Tháo chỉ huy với thủy lục quân Đông Ngô do Chu Du chỉ huy. Đội quân của Tào Tháo bị chết trận và tan rã hơn mười vạn người mà bản thân Chu Du trong chiến dịch Giang Lăng sau đó cũng bị thương nặng, dẫn đến phải chết trong doanh trại, hai bên Tào Tháo và Tôn Quyền đều bị bại hoại, rốt cục người thu lợi chủ yếu lại là Lưu Bị. Tuy vậy Tào Nhân vẫn còn hùng cứ ở Tương Dương, Kinh Châu; Chu Du vẫn nắm giữ Giang Lăng, một vị trí quân sự quan trọng bên sông Trường Giang. Xong ở phía tây nam, một nửa phần Kinh Châu là ba quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa đã bị quân của Lưu Bị thừa cơ chiếm lấy, tạo ra đất sáng nghiệp trọng yếu của Lưu Bị, kế hoạch trên giấy “Long Trung Sách” của Gia Cát Lượng đã tiến được một bước có thể nói đã thành công được một nửa.
Tuy ở giai đoạn này Gia Cát Lượng chưa tác động nhiều lắm đến sự sáng nghiệp của Lưu Bị, song việc phát triển sự nghiệp của Lưu Bị vẫn nằm trong quy hoạch phát triển của Gia Cát Lượng. Bước thứ hai của “Long Trung Sách” nhằm vào Ích Châu ở phía tây không lâu nữa cơ hội lại đến.
Lưu Chương chiếm cứ Ích Châu, do nhiều năm bị quân Trương Lỗ ở Hán Trung phương bắc quấy nhiễu, thể theo những đề nghị của các trung thần Trương Tùng và Pháp Chính, đã chủ động mời quân của Lưu Bị đến giúp.
Lưu Bị để Gia Cát Lượng hiệp trợ với Quan Vũ và Trương Phi trấn thủ Kinh Châu, tự mình dẫn theo Hoàng Trung tiến vào Ích Châu, còn có tổng tham mưu trứ danh Phượng Sồ tiên sinh. Trong đoàn xuất quân này, có thể thấy Lưu Bị rất xem trọng Gia Cát Lượng quân sư, tuy không xếp vào hàng mưu lược quân sự, song lại đặt ở vị trí điều hành hậu cần, giống như Tiêu Hà với Lưu Bang.
Không bao lâu, các cánh quân của Lưu Bị tiến vào Ích Châu gặp phải sự cản trở của quân Lưu Chương, đội quân của Hoàng Trung tuy dũng mãnh thiện chiến, song lẽ thế đơn lực mỏng khó địch lại được đại quân bên Thục. Lưu Bị vội hạ lệnh Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, hai đội quân của Trương Phi và Triệu Vân theo hướng sông Nghi cùng tiến vào Ích Châu, hẹn hợp với quân Hoàng Trung cùng đánh Thành Đô.
Tổng tham mưu trưởng của Trương Phi và Triệu Vân là Gia Cát Lượng, đây cũng là lần thứ nhất Gia Cát Lượng chủ động lãnh đạo việc quân. Do hai hộ tướng Trương Phi, Triệu Vân dốc lực phối hợp, khiến cuộc tấn công lần này gần như nắm chắc phần thắng.
Không lâu, trong lần tiến đánh Thành Đô, Bàng Thống không may tử nạn, công việc tổng tham mưu chinh phạt đất Thục lại ở cả trong tay Gia Cát Lượng.
Do thanh thế đội quân Lưu Bị rất lớn, lại có Pháp Chính trong đất Thục làm nội ứng, Lưu Chương thấy đại thế đã vỡ, bèn xin đầu hàng Lưu Bị. Bước thứ hai rất quan trọng mà “Long Trung Sách” đã hoạch định cũng là công việc khuếch triển rất khó khăn đã đạt được thành công thuận lợi.
Sau khi chiếm được Ích Châu, không lâu Lưu Bị lại dẫn đội quân của Hoàng Trung và Triệu Vân, đánh vào đội quân Hạ Hầu Uyên được Tào Tháo phái đến Hán Trung, lấy sách lược đánh lâu dài, khiến đội quân viễn chinh của Tào Tháo không được viện trợ phải rút lui. Lưu Bị đã dần dần từng bước đi từ nhỏ đến lớn, sau tám năm Gia Cát Lượng hạ sơn giúp đỡ, đã tạo nên một kỳ tích là lập nên thế chân vạc chia ba thiên hạ (từ năm 207 đến 215). Trần Thọ trong Tam Quốc Chí viết rằng:
“Lưu Bị sau khi bình định được Thành Đô, phong Gia Cát Lượng là Quân sư tướng quân, chức Tả tướng quân (đây là chức quan quan trọng của Lưu Bị) để trông coi việc lớn. Lưu Bị thường dẫn quân đội đi chinh chiến bên ngoài để Gia Cát Lượng ở Thành Đô trông coi triều chính, chẳng bao lâu khắp vùng Ích Châu đều dư thực dư binh”.
Từ đó có thể thấy Gia Cát Lượng có tài điều hành và lập kế sách là một trợ thủ rất lớn bên cạnh Lưu Bị.
/11
|