Khi trời bắt đầu đổ mưa, Nhan Hạc Kính vẫn chưa nhận ra. Cho đến khi gió lạnh thổi tới anh mới quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, phát hiện từ trên bầu trời đổ xuống một cơn mưa thật sự rất lớn.
Tông Dương vẫn đang nhìn anh, đôi mắt sáng toát ra cảm giác khó hiểu, quấn lấy cổ tay Nhan Hạc Kính như một sợi chỉ mỏng manh, thoáng chốc Nhan Hạc Kính cảm thấy vô lực, có đôi lời muốn nói, nhưng lại không có cách nào sắp xếp câu chữ cho hoàn chỉnh.
Nói không có thương hại, nhưng thật ra là có, Nhan Hạc Kính muốn tránh né, nhưng Tông Dương vẫn có thể cảm nhận được.
Đôi mắt trong sáng của Tông Dương, hiền lành, cố chấp. Nhan Hạc Kính thường quên mất rằng Tông Dương nhỏ hơn mình sáu tuổi. Cậu quá bình tĩnh, dường như không cần phải thể hiện cảm xúc của mình. Nhan Hạc Kính vẫn luôn cho rằng ở bên Tông Dương, bản thân sẽ không nảy sinh tình cảm quá nhiều.
Khoảng thời gian trước, biên tập viên của một tạp chí có đến nhà của Nhan Hạc Kính để phỏng vấn, hỏi rất nhiều những câu vô nghĩa, không mạch lạc, Nhan Hạc Kính trả lời đến phát mệt, nhưng anh phải lịch sự và không làm cho bầu không khí trở nên khó xử.
Lúc đó là khoảng hai giờ chiều, thời tiết nóng nực, Nhan Hạc Kính dựa lưng vào ghế sofa mềm mại ngủ thiếp đi, hy vọng cuộc phỏng vấn sẽ sớm kết thúc.
"Nghe nói gần đây đang viết một cuốn sách mới, anh có thể tiết lộ một chút về nội dung của cuốn sách mới không?"
Nhan Hạc Kính chỉ mô tả sơ lược bối cảnh của cuốn sách mới, cũng nói quá trình viết sách mới không quá thuận lợi, nguồn cảm hứng không mấy dồi dào cho lắm.
"Phần lớn nguồn cảm hứng của anh là đến từ đâu? Có bóng dáng của chính anh hay của những người bên cạnh anh không?"
Nhan Hạc Kính trả lời: "Tôi không quá thích mang tính cách của mình vào trong sách, tôi thích viết về những sự vật và con người mà tôi không hiểu biết, như thế chẳng phải càng thú vị sao? Cho nên chắc là sẽ có bóng dáng của những người bên cạnh."
"Vậy anh trong giao tiếp hàng ngày sẽ đặc biệt chú ý quan sát người bên cạnh sao? Thậm chí vì một nhân vật trong sách mà đặc biệt để ý một người?"
"Cũng không phải là cố ý như thế."
"Chúng ta đều biết nhân vật do anh viết ra đều vô cùng sinh động, cũng sẽ gặp những hoàn cảnh vô cùng trớ trêu, trắc trở, anh có đồng cảm với nhân vật của mình không?"
"Theo tôi, họ đều là những cá nhân có ý thức, đã làm một số việc mất kiểm soát do ảnh hưởng từ môi trường xã hội và thời đại, nên tất nhiên sẽ có sự cảm thông. Không có đồng cảm sẽ không thể uốn nắn họ tốt lên được."
Sau khi phỏng vấn kết thúc, Nhan Hạc Kính ở trong phòng ngủ để viết, anh đã quen với việc sửa lại những phần mình đã viết trước đó, hôm đó anh sửa đi sửa lại rất nhiều lần, rất không hài lòng với những gì mình viết, cả người tâm phiền ý loạn, anh quyết định không viết nữa, anh sẽ không ép buộc bản thân mình.
Anh đến ban công hút thuốc, uống một ly cà phê thì nhớ nhớ câu hỏi cuối cùng mà nhà biên tập hỏi.
Đôi khi Nhan Hạc Kính cảm thấy Tông Dương rất giống nhân vật A Lãng mà anh viết, có một tuổi thơ bất hạnh, tuổi thơ đó giống như có một con dao treo trên đầu, trở thành bóng ma không thể lay chuyển trong cuộc đời. Họ bị bắt trưởng thành, bị bắt phải hiểu chuyện, vứt bỏ sự ngây thơ non nớt và mộng tưởng, cũng mất đi khát vọng được đối xử một cách ấm áp.
Vì thế, phản ứng cảm xúc của Tông Dương có phần chậm chạp, thiếu đi rất nhiều thứ nên tồn tại ở độ tuổi của cậu, Nhan Hạc Kính chưa bao giờ cảm thấy kỳ lạ, anh cho rằng đó chính là dáng vẻ nên có của Tông Dương, tính cách của một người luôn không thể tách rời với hoàn cảnh và môi trường lớn lên của người đó.
Cũng chính là câu trả lời của Nhan Hạc Kính, anh sẽ có sự đồng cảm với nhân vật dưới ngòi bút của mình, anh sẽ đồng cảm với A Lãng, cũng sẽ đồng cảm với Tông Dương, đây có thể là lý do tại sao anh cho phép mình gần gũi với Tông Dương, Tông Dương mang lại cho anh một ít cảm hứng.
Đây là một lý do quan trọng, nhưng Nhan Hạc Kính cảm thấy đây không phải là lý do duy nhất.
Nhan Hạc Kính đồng cảm với chó mèo bị bỏ rơi, đồng cảm với nạn nhân trên tin tức thời sự, đồng cảm với người nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa, đồng cảm chỉ là lương tâm, Nhan Hạc Kính không có làm mấy việc từ thiện gì cả, trước giờ sự đồng cảm của anh vẫn chỉ dừng lại ở mặt tư tưởng.
Mưa dường như đã đọng lại trên những cánh hoa, cành lá bị mưa đè xuống. Nhan Hạc Kính quay lưng về phía Tông Dương, nhìn xuống dưới lầu, sự lạnh lẽo như bám vào tấm kính xuyên vào trong phòng.
Tông Dương đi vào nhà bếp lấy hai chai nước khoáng, đứng ở bên giường uống nước, có lẽ là uống hơi vội, nên phát ra vài tiếng ực ực nặng nề.
"Tông Dương, cậu ghét sự đồng cảm của người khác sao?"
"Đồng cảm có thể mang lại cái gì tốt đẹp không?" Tông Dương đóng nắp chai nước lại, "Anh cảm thấy tôi rất đáng thương ư?"
"Không phải vì cảm thấy cậu đáng thương, mà là vì có đôi khi cảm thấy cậu dường như rất mỏng manh."
Tông Dương kinh ngạc nhìn Nhan Hạc Kính, có lẽ là vì không nghĩ tới Nhan Hạc Kính sẽ dùng từ mỏng manh để hình dung mình.
"Lại làm anh vô duyên vô cớ nảy sinh ra cảm giác muốn bảo vệ?"
Nhan Hạc Kính biết Tông Dương đang nói móc mình, cũng không để ở trong lòng, chậm rãi nói: "Nếu cậu coi anh là bạn, sẽ cảm thấy anh đối tốt với cậu như vậy là xuất phát từ đồng cảm."
Tông Dương lẳng lặng ngồi trong chốc lát, giống như đang trầm tư, Nhan Hạc Kính thản nhiên lấy một cuốn sách từ tủ sách đặt ở phía trên giường, tự mình đọc.
Vài phút trôi qua, Tông Dương lấy cuốn sách trên tay Nhan Hạc Kính, nhìn anh nói: "Anh có con nhớ bức chân dung chú chó Shiba mà tôi làm không?"
Tầm mắt Nhan Hạc Kính từ cuốn sách chuyển sang Tông Dương: "Nhớ, rất đáng yêu."
"Nó là do tôi nhặt về nhà, bây giờ ngẫm lại, khi còn nhỏ tôi cũng khá tốt bụng. Bố tôi không thích chó, thậm chí hơi ghét chúng, nhưng ông ta không quản được tôi, cho nên từ nhỏ tôi không nghe lời ông ta."
Giọng của Tông Dương dần hơi không ổn: "Có lúc ông uống say, xách chó trong nhà ném ra ngoài cửa sổ, tôi nhìn con chó rơi xuống chết, đầu nó hơi nứt ra, vẫn chưa tắt thở ngay mà còn rầm rì kêu vài tiếng. Tuy tôi không nghe thấy, nhưng tôi có thể cảm nhận nó như thể đang gọi tên tôi, mắt nó cứ mở to nhìn tôi, tôi không rõ đó là oán giận hay buồn bã."
Tông Dương bình thản nhìn lên trần nhà, tựa như đang nhớ lại cảnh tượng ngày đó.
"Con chó thật sự rất thảm. Bị người khác ném xuống liền chết. Không một ai phải chịu trách nhiệm pháp luật trước cái chết của nó. Con chó ấy của tôi thậm chí còn thảm hại hơn chính là bị tôi nhặt về, nếu tôi không nhặt nó về, có lẽ nó sẽ không chết thảm như vậy."
"Tôi đã không giữ được những thứ mà mình muốn, nên bây giờ tôi chẳng muốn gì ngoài tiền cả, cũng sẽ không đau lòng như vậy nữa."
Nhan Hạc Kính im lặng nghe Tông Dương nói về chú chó của mình, Tông Dương hiếm khi nói nhiều như thế, anh tự hỏi có phải là do những gì anh nói tối nay không, anh mơ hồ cảm thấy Tông Dương đang muốn ám chỉ điều gì đó.
Tông Dương không muốn bất cứ thứ gì cả, vì vậy Nhan Hạc Kính không cần phải cho cậu thứ gì hết.
Bầu trời vẫn không ngừng trút xuống những cơn mưa, Tông Dương không định ở lại qua đêm, Nhan Hạc Kính cũng không níu kéo, đành cho Tông Dương mượn chiếc ô to nhất trước cửa.
Bóng dáng Tông Dương nhanh chóng mất hút trong hành lang.
Mấy năm trước có một khoảng thời gian Nhan Hạc Kính bị ghiền phim điện ảnh. Phim điện ảnh và tiểu thuyết đều là nghệ thuật. Còn đạo diễn phim điện ảnh và tác giả đều là người xây dựng nghệ thuật. Ánh sáng và bóng tối trong phim, cũng như bố cục của một bức tranh, đều là ba chiều tiểu thuyết thể hiện ra, có thể cho người ta những trải nghiệm khắc sâu vào ký ức.
Mặc dù Nhan Hạc Kính rất thích điện ảnh, có nhà sản xuất muốn chuyển thể cuốn sách của anh nhưng Nhan Hạc Kính vẫn không đồng ý. Anh hoài nghi rằng không có một người đạo diễn nào có thể làm tốt cuốn sách của mình, vì thế anh không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Anh có một người bạn tình cờ là đạo diễn phim truyền hình, cậu ta đã mời Nhan hạc Kính đến xem buổi diễn tập và diễn xuất của họ vài lần. Nhan Hạc Kính phát hiện kịch truyền thanh cũng vô cùng thú vị, tuy không có phạm vi rộng như phim nhưng về bản chất đều là sự diễn đạt từ văn tự.
Đúng lúc trong thời gian đó Nhan Hạc Kính rất rảnh rỗi nên anh đã thử viết kịch bản, bạn anh sau khi xem xong rất thích, quyết tâm làm một vở kịch, nhưng bạn anh lại có việc phải ra nước ngoài mấy năm, cho nên sự kiện này tạm thời phải gác lại.
Thị trường điện ảnh hiện nay khá quạnh quẽ, Nhan Hạc Kính mặc dù mê phim điện ảnh nhưng không xem thường xuyên vì không có thời gian.
Một ngày kia, người bạn làm đạo diễn phim truyền hình gọi điện thông báo cho Nhan Hạc Kính rằng cậu ta triển lại kịch bạn do Nhan Hạc Kính viết. Nhan Hạc Kính khó có thể nhớ lại nội dung cụ thể của kịch, vì thế anh đã dành cả đêm để đọc lại nó.
Câu chuyện mang đầy phong cách của Nhan Hạc Kính mấy năm trước, nhưng hôm nay anh lại không thể viết được như thế nữa.
Người bạn đó đã yêu cầu Nhan Hạc Kính diễn cùng cậu ấy, địa điểm là tại một nhà hát lớn ở thành phố Uất.
Tông Dương vẫn đang nhìn anh, đôi mắt sáng toát ra cảm giác khó hiểu, quấn lấy cổ tay Nhan Hạc Kính như một sợi chỉ mỏng manh, thoáng chốc Nhan Hạc Kính cảm thấy vô lực, có đôi lời muốn nói, nhưng lại không có cách nào sắp xếp câu chữ cho hoàn chỉnh.
Nói không có thương hại, nhưng thật ra là có, Nhan Hạc Kính muốn tránh né, nhưng Tông Dương vẫn có thể cảm nhận được.
Đôi mắt trong sáng của Tông Dương, hiền lành, cố chấp. Nhan Hạc Kính thường quên mất rằng Tông Dương nhỏ hơn mình sáu tuổi. Cậu quá bình tĩnh, dường như không cần phải thể hiện cảm xúc của mình. Nhan Hạc Kính vẫn luôn cho rằng ở bên Tông Dương, bản thân sẽ không nảy sinh tình cảm quá nhiều.
Khoảng thời gian trước, biên tập viên của một tạp chí có đến nhà của Nhan Hạc Kính để phỏng vấn, hỏi rất nhiều những câu vô nghĩa, không mạch lạc, Nhan Hạc Kính trả lời đến phát mệt, nhưng anh phải lịch sự và không làm cho bầu không khí trở nên khó xử.
Lúc đó là khoảng hai giờ chiều, thời tiết nóng nực, Nhan Hạc Kính dựa lưng vào ghế sofa mềm mại ngủ thiếp đi, hy vọng cuộc phỏng vấn sẽ sớm kết thúc.
"Nghe nói gần đây đang viết một cuốn sách mới, anh có thể tiết lộ một chút về nội dung của cuốn sách mới không?"
Nhan Hạc Kính chỉ mô tả sơ lược bối cảnh của cuốn sách mới, cũng nói quá trình viết sách mới không quá thuận lợi, nguồn cảm hứng không mấy dồi dào cho lắm.
"Phần lớn nguồn cảm hứng của anh là đến từ đâu? Có bóng dáng của chính anh hay của những người bên cạnh anh không?"
Nhan Hạc Kính trả lời: "Tôi không quá thích mang tính cách của mình vào trong sách, tôi thích viết về những sự vật và con người mà tôi không hiểu biết, như thế chẳng phải càng thú vị sao? Cho nên chắc là sẽ có bóng dáng của những người bên cạnh."
"Vậy anh trong giao tiếp hàng ngày sẽ đặc biệt chú ý quan sát người bên cạnh sao? Thậm chí vì một nhân vật trong sách mà đặc biệt để ý một người?"
"Cũng không phải là cố ý như thế."
"Chúng ta đều biết nhân vật do anh viết ra đều vô cùng sinh động, cũng sẽ gặp những hoàn cảnh vô cùng trớ trêu, trắc trở, anh có đồng cảm với nhân vật của mình không?"
"Theo tôi, họ đều là những cá nhân có ý thức, đã làm một số việc mất kiểm soát do ảnh hưởng từ môi trường xã hội và thời đại, nên tất nhiên sẽ có sự cảm thông. Không có đồng cảm sẽ không thể uốn nắn họ tốt lên được."
Sau khi phỏng vấn kết thúc, Nhan Hạc Kính ở trong phòng ngủ để viết, anh đã quen với việc sửa lại những phần mình đã viết trước đó, hôm đó anh sửa đi sửa lại rất nhiều lần, rất không hài lòng với những gì mình viết, cả người tâm phiền ý loạn, anh quyết định không viết nữa, anh sẽ không ép buộc bản thân mình.
Anh đến ban công hút thuốc, uống một ly cà phê thì nhớ nhớ câu hỏi cuối cùng mà nhà biên tập hỏi.
Đôi khi Nhan Hạc Kính cảm thấy Tông Dương rất giống nhân vật A Lãng mà anh viết, có một tuổi thơ bất hạnh, tuổi thơ đó giống như có một con dao treo trên đầu, trở thành bóng ma không thể lay chuyển trong cuộc đời. Họ bị bắt trưởng thành, bị bắt phải hiểu chuyện, vứt bỏ sự ngây thơ non nớt và mộng tưởng, cũng mất đi khát vọng được đối xử một cách ấm áp.
Vì thế, phản ứng cảm xúc của Tông Dương có phần chậm chạp, thiếu đi rất nhiều thứ nên tồn tại ở độ tuổi của cậu, Nhan Hạc Kính chưa bao giờ cảm thấy kỳ lạ, anh cho rằng đó chính là dáng vẻ nên có của Tông Dương, tính cách của một người luôn không thể tách rời với hoàn cảnh và môi trường lớn lên của người đó.
Cũng chính là câu trả lời của Nhan Hạc Kính, anh sẽ có sự đồng cảm với nhân vật dưới ngòi bút của mình, anh sẽ đồng cảm với A Lãng, cũng sẽ đồng cảm với Tông Dương, đây có thể là lý do tại sao anh cho phép mình gần gũi với Tông Dương, Tông Dương mang lại cho anh một ít cảm hứng.
Đây là một lý do quan trọng, nhưng Nhan Hạc Kính cảm thấy đây không phải là lý do duy nhất.
Nhan Hạc Kính đồng cảm với chó mèo bị bỏ rơi, đồng cảm với nạn nhân trên tin tức thời sự, đồng cảm với người nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa, đồng cảm chỉ là lương tâm, Nhan Hạc Kính không có làm mấy việc từ thiện gì cả, trước giờ sự đồng cảm của anh vẫn chỉ dừng lại ở mặt tư tưởng.
Mưa dường như đã đọng lại trên những cánh hoa, cành lá bị mưa đè xuống. Nhan Hạc Kính quay lưng về phía Tông Dương, nhìn xuống dưới lầu, sự lạnh lẽo như bám vào tấm kính xuyên vào trong phòng.
Tông Dương đi vào nhà bếp lấy hai chai nước khoáng, đứng ở bên giường uống nước, có lẽ là uống hơi vội, nên phát ra vài tiếng ực ực nặng nề.
"Tông Dương, cậu ghét sự đồng cảm của người khác sao?"
"Đồng cảm có thể mang lại cái gì tốt đẹp không?" Tông Dương đóng nắp chai nước lại, "Anh cảm thấy tôi rất đáng thương ư?"
"Không phải vì cảm thấy cậu đáng thương, mà là vì có đôi khi cảm thấy cậu dường như rất mỏng manh."
Tông Dương kinh ngạc nhìn Nhan Hạc Kính, có lẽ là vì không nghĩ tới Nhan Hạc Kính sẽ dùng từ mỏng manh để hình dung mình.
"Lại làm anh vô duyên vô cớ nảy sinh ra cảm giác muốn bảo vệ?"
Nhan Hạc Kính biết Tông Dương đang nói móc mình, cũng không để ở trong lòng, chậm rãi nói: "Nếu cậu coi anh là bạn, sẽ cảm thấy anh đối tốt với cậu như vậy là xuất phát từ đồng cảm."
Tông Dương lẳng lặng ngồi trong chốc lát, giống như đang trầm tư, Nhan Hạc Kính thản nhiên lấy một cuốn sách từ tủ sách đặt ở phía trên giường, tự mình đọc.
Vài phút trôi qua, Tông Dương lấy cuốn sách trên tay Nhan Hạc Kính, nhìn anh nói: "Anh có con nhớ bức chân dung chú chó Shiba mà tôi làm không?"
Tầm mắt Nhan Hạc Kính từ cuốn sách chuyển sang Tông Dương: "Nhớ, rất đáng yêu."
"Nó là do tôi nhặt về nhà, bây giờ ngẫm lại, khi còn nhỏ tôi cũng khá tốt bụng. Bố tôi không thích chó, thậm chí hơi ghét chúng, nhưng ông ta không quản được tôi, cho nên từ nhỏ tôi không nghe lời ông ta."
Giọng của Tông Dương dần hơi không ổn: "Có lúc ông uống say, xách chó trong nhà ném ra ngoài cửa sổ, tôi nhìn con chó rơi xuống chết, đầu nó hơi nứt ra, vẫn chưa tắt thở ngay mà còn rầm rì kêu vài tiếng. Tuy tôi không nghe thấy, nhưng tôi có thể cảm nhận nó như thể đang gọi tên tôi, mắt nó cứ mở to nhìn tôi, tôi không rõ đó là oán giận hay buồn bã."
Tông Dương bình thản nhìn lên trần nhà, tựa như đang nhớ lại cảnh tượng ngày đó.
"Con chó thật sự rất thảm. Bị người khác ném xuống liền chết. Không một ai phải chịu trách nhiệm pháp luật trước cái chết của nó. Con chó ấy của tôi thậm chí còn thảm hại hơn chính là bị tôi nhặt về, nếu tôi không nhặt nó về, có lẽ nó sẽ không chết thảm như vậy."
"Tôi đã không giữ được những thứ mà mình muốn, nên bây giờ tôi chẳng muốn gì ngoài tiền cả, cũng sẽ không đau lòng như vậy nữa."
Nhan Hạc Kính im lặng nghe Tông Dương nói về chú chó của mình, Tông Dương hiếm khi nói nhiều như thế, anh tự hỏi có phải là do những gì anh nói tối nay không, anh mơ hồ cảm thấy Tông Dương đang muốn ám chỉ điều gì đó.
Tông Dương không muốn bất cứ thứ gì cả, vì vậy Nhan Hạc Kính không cần phải cho cậu thứ gì hết.
Bầu trời vẫn không ngừng trút xuống những cơn mưa, Tông Dương không định ở lại qua đêm, Nhan Hạc Kính cũng không níu kéo, đành cho Tông Dương mượn chiếc ô to nhất trước cửa.
Bóng dáng Tông Dương nhanh chóng mất hút trong hành lang.
Mấy năm trước có một khoảng thời gian Nhan Hạc Kính bị ghiền phim điện ảnh. Phim điện ảnh và tiểu thuyết đều là nghệ thuật. Còn đạo diễn phim điện ảnh và tác giả đều là người xây dựng nghệ thuật. Ánh sáng và bóng tối trong phim, cũng như bố cục của một bức tranh, đều là ba chiều tiểu thuyết thể hiện ra, có thể cho người ta những trải nghiệm khắc sâu vào ký ức.
Mặc dù Nhan Hạc Kính rất thích điện ảnh, có nhà sản xuất muốn chuyển thể cuốn sách của anh nhưng Nhan Hạc Kính vẫn không đồng ý. Anh hoài nghi rằng không có một người đạo diễn nào có thể làm tốt cuốn sách của mình, vì thế anh không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Anh có một người bạn tình cờ là đạo diễn phim truyền hình, cậu ta đã mời Nhan hạc Kính đến xem buổi diễn tập và diễn xuất của họ vài lần. Nhan Hạc Kính phát hiện kịch truyền thanh cũng vô cùng thú vị, tuy không có phạm vi rộng như phim nhưng về bản chất đều là sự diễn đạt từ văn tự.
Đúng lúc trong thời gian đó Nhan Hạc Kính rất rảnh rỗi nên anh đã thử viết kịch bản, bạn anh sau khi xem xong rất thích, quyết tâm làm một vở kịch, nhưng bạn anh lại có việc phải ra nước ngoài mấy năm, cho nên sự kiện này tạm thời phải gác lại.
Thị trường điện ảnh hiện nay khá quạnh quẽ, Nhan Hạc Kính mặc dù mê phim điện ảnh nhưng không xem thường xuyên vì không có thời gian.
Một ngày kia, người bạn làm đạo diễn phim truyền hình gọi điện thông báo cho Nhan Hạc Kính rằng cậu ta triển lại kịch bạn do Nhan Hạc Kính viết. Nhan Hạc Kính khó có thể nhớ lại nội dung cụ thể của kịch, vì thế anh đã dành cả đêm để đọc lại nó.
Câu chuyện mang đầy phong cách của Nhan Hạc Kính mấy năm trước, nhưng hôm nay anh lại không thể viết được như thế nữa.
Người bạn đó đã yêu cầu Nhan Hạc Kính diễn cùng cậu ấy, địa điểm là tại một nhà hát lớn ở thành phố Uất.
/44
|