Mấy hôm sau có ha người đàn bà quý phái đi xe Audi màu trắng sang trọng dừng trước cửa nhà ông giáo Thông rồi vào thẳng nhà.
Ông Bà giáo Thông ra tiếp chuyện.
- Chúng tôi là Trần gia, Đây là Trần Tiến phu nhân giám đốc phu nhân công ty giày Tiến-Phong.
- Hân hạnh được biết bà Tiến..Không biết quý phu nhân hôm nay đến đây có chuyện gì..
- Chẳng giấu gì ông bà đây là má thằng Phong, hôm nay tôi đến đây vì chuyện của nó và cô Hồng-Linh con gái của ông bà.
Hai ông bà giáo Thông nhìn nhau không nói gì.
- Cháu Phong con trai lớn của bà chủ có lòng hâm mộ cô Hồng-Linh nên chúng tôi muốn đến đây xin phép ông bà cho cháu Phong đến đây tìm hiểu cô Hồng-Linh, nếu sau này tiến triển tốt đẹp cháu Phong sẽ tiến tới hôn nhân…
- Thật xin lỗi hai vị, con gái út Hồng-Linh của chúng tôi nay còn nhỏ phải chuyên tâm vào việc học nên chúng tôi không dám để nó dính líu vào chuyện tình cảm. Vậy yêu cầu của hai vị chúng không thể chấp nhận được. Mong hai vị phu nhân thông cảm.
- Đi học là điều tốt sau này dễ dàng kiếm sống, nhưng nếu sau này làm con vợ cậu Phong thì tự nhiên trở thành bà chủ tương lai của công ty Tiến-Phong rồi không cần phải lo vất vả học hành đi làm khổ cực nữa..
- Không được, không làm mà vẫn được hưởng là điều tối kỵ của chúng tôi, nên đành xin lỗi thất lễ….
Hai phu nhân sang trọng thất vọng đi về.
Hai ông bà giáo Thông đã được con dâu kể chuyện cậu Phong rồi nên đoán gia thế nhà này không nhỏ nhưng ông không đánh giá người theo gia thế, giầu có hay quyền lực nên ngấm ngầm đồng tình việc làm của con gái. Gia đình ông bà sống thanh đạm, không tham giầu, làm ăn thật thà, cần cù và cũng hằng dạy dỗ con cái phải làm như vậy chú tâm vào việc đạo nghĩa, tu thân tích đức nên đến bây giờ có bao nhiêu của dư đem quyên hết cho người nghèo, trại cùi, và trại trẻ mồ côi, chỉ cầm chừng đủ ăn.
Một tuần sau công an bao vây nhà ông bà giáo Thông, nói kiểm tra nhà vì có người báo ông bà Thông buôn bạch phiến.
Ông bà không phản kháng được gì, cũng không chối cãi chỉ ngạc nhiên đành phải để cho công an vào nhà lục lọi. Một công an đi vào nhà bếp lật bao gạo lên thì thấy quả nhiên một gói bạch phiến, anh công an này đang cúi xuống định nhặt và hô lên thì một luồng gió phía sau thổi mạnh đến khiến trước mắt bụi mịt mù tối tăm mặt mày, lúc mở mắt ra thì bao bạch phiến đã không cánh mà bay đành im miệng. Nhóm công an xét một hồi không thấy tang vật đành xin lỗi rời khỏi.
Mỵ-Điệp thần thức theo dõi anh công an, quả nhiên về đến đồn mấy vị này báo cáo lên trên, một anh nói:
- Rõ ràng chỉ điểm đúng chỗ sao không thấy, hay thằng Kiệm làm sai.
- Không sai đâu, việc này lạ lắm, lúc ấy tôi thấy bao bạch phiến thì một luồng gì phía sau thổi bụi lên mịt mù khiến mắt mở không ra, lúc mở ra thì không thấy bao bạch phiến nữa.
- Chúng ta kiếm thằng Kiệm hỏi nó xem sao.
- Thằng đó nổi danh ăn trộm làm việc rất nhanh gọn…
Hai anh công an chạy xe vào một khu nhà suy sụp gặp một thanh niên miệng hô.
- Kiệm mày có bỏ vật đó đúng chỗ không, sao chúng ta khám xét không thấy.
- Cái gì, tôi đã làm đúng như các anh dặn rồi mà, vậy thì lạ thật.
Hai công an nhìn nhau cũng không kể chuyện đã xảy ra, nói qua lại mấy câu thì rời khỏi.
Tối về Mỵ-Điệp kể cho Minh những gì đã xảy ra, chàng phẩn nộ điên tiết lên không kiềm chế nổi nói:
- Mau chúng ta gặp mấy tên khốn nạn kia, cả mẹ thằng Phong nữa nếu cứ nhân từ với bọn chúng thì càng nhiều người bị hãm hại thêm.
Hôm sau khắp vùng nghe tin, cấp cao cục cảnh sát phải đem vào nhà thương kết quả bị mù hai mắt, điếc hai tai, không nói chuyện được nữa, hai anh công an bị mất hai ngón tay trỏ và giữa, ba người đều phải nghỉ việc..
Trong căn nhà lụp xụp tên trộm khét tiếng đang nằm rên rỉ, bàn tay phải đã mất tay áo còn dính đầy máu.
Bà Tiến nghe tin giật mình kinh hãi, cả ngày ăn không ngon ngồi không yên, lòng lúc nào cũng nao nao, một nỗi sợ ám ảnh tận tâm linh …. Hay giật mình, gắt gỏng, đêm không ngủ được mãi đến sáng mới thiu thỉu một chút đã tỉnh, định đánh răng rửa mặt đi ra ngoài cho khuây khỏa, nhưng khi vào phòng tắm thì hét lên một tiếng lớn bất tỉnh nhân sự.
Chị người hầu nghe tiếng hét chạy vào xem thì thấy bà chủ nằm dướì đất, trên bàn rửa mặt thấy một bao bột màu trắng, một bàn tay người còn dính máu… Lại một tiếng hét vang dội, chị người hầu vội chạy ra ngoài run run lấy điện thoại gọi ông chủ ngồi run lên cầm cập không dám vào phòng tắn nửa bước.
Ông Tiến nghe tin vợ bị ngất trong phòng tắm vội về nhà thì bà Tiến đã tỉnh, ông vào phòng tắm xem thì thấy quả nhiên một gói bạch phiến, một bàn tay còn dính máu tươi và một tờ giấy.
Ông mở ra thì thấy mấy chữ:
“ Lần sau sẽ lấy tất cả bàn tay của mọi người trong gia đình chủ mưu! Cẩn thận…xám hối mau kẻo trễ.”
Bà Tiến thấy thì cũng lại gần đọc, người run lên bần bật hay tay như bới gạo tìm sạn.
Ông Tiến thấy vậy lại gần ôm vợ an ủi:
- Em bình tĩnh lại, chuyện này ngưng đi thôi, bốn người dính líu đến vụ này đều bị xử, mình thoát lần này là may rồi, đừng tìm khổ nữa.
Trong phòng Minh Mỵ-Điệp lên tiếng:
- Lần này anh làm dữ thế! Tên Kiệm kia không dè sợ đến nỗi phải tự chặt tay mình.
- Hắn cũng có dũng khí đấy, nhiều người gan lì nhưng không dám tự chặt tay mình, và ngay cả một ngón cũng không dám.
- Cho nên sau đó anh mới thương hại điểm huyệt cầm máu cho hắn phải không..
Còn bà kia chắc sợ vỡ mật, không dám lỗ mãng hành động nữa.
- Cái đó không biết, lòng người rất khó dò. Nếu họ hối cải thì mình cũng rộng lượng bỏ qua chuyện này không nhắc tới nữa nhưng em lưu tâm để ý một chút.
- Cái lão kia sao anh trừng trị nặng vậy?
- Đấy là nghĩ tốt cho lão, cho lão về hưu dưỡng sớm để suy nghĩ đến hành vi của mình, làm lớn mà hại dân lành thì tội vô cùng, nếu ba năm sau lão ăn năn thì anh tha cho một phần hay tha hết tuỳ theo.
Hồng-Linh về nhà nghe chị Dũng kể công an đến khám xét nhà vì nghi bạch phiến thì thắc mắc hỏi:
- Mấy hôm trước nhà mình có việc gì khác lạ không?
- À có, có hai phu nhân sang trọng, hình như má của anh Phong gì đó đến nói chuyện với Thày mẹ.
- Hừ, lại tên Phong này… Không biết hai chuyện có liên quan với nhau không đây.
- Thôi không có gì xảy ra là tốt rồi, công an cũng chẳng tìm ra gì đó… nên nhà mình vẫn yên ổn. Mấy anh đi làm ở Sài-Gòn cũng đã biết tin, nhưng không sao nên cũng yên tâm, chờ cuối tuần rảnh mới về nhà.
Hồng-Linh trong lòng không yên nhớ tới Minh thầm trách:
- “Anh Minh sao mấy ngày nay anh không đến, em đang cần anh…”
Sau đó ngồi lên nghiêm trang đem tràng hạt trên cổ ra, chuỗi tràng chàng tặng vẫn được nàng đeo trên cổ trong áo, mỗi tối và mỗi khi bối rối nàng đem ra lần hạt cầu nguyện thì lòng yên ổn lại ngay, dù xảy ra chuyện gì lớn đi nữa cũng không sợ hãi nữa. Hai tay chắp lại, cầm trên tay lần từng hạt nàng đều cảm thấy ngón tay mát dịu, tạp niệm dễ dàng quên đi để tập trung lắng đọng suy niệm vào mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Minh quét thần thức ngay lúc nàng đang cầu nguyện bằng chuỗi tràng hạt mình tặng, nhìn dáng vẻ nghiêm trang thánh thiện của nàng, hai tay chắp lại, mắt nhắm hờ nguyện ngắm, đọc kinh, lời không ra khỏi miệng nhưng Minh biết nàng đang đọc đến đâu rồi, chờ hơn nửa tiếng chàng vẫn thấy nàng còn đọc, thì ra hôm nay nàng chăm chỉ hơn đọc liên tiếp hai chuỗi. Cuối cùng 45 phút qua nàng đọc xong, Minh lấy Thanh Vân Tiêu ra tấu bản “Trên con đường về quê” Tiêu âm bị ép thành một tia nhỏ truyền thẳng đến xứ Tân-Triều vào nhà nàng. Hồng-Linh vừa đọc kinh xong đang định làm dấu thánh giá kết thúc thì tai lảng vảnh nghe tiếng tiêu bản Trên con đường về quê, nàng tưởng Minh tới thăm nàng đang ở ngoài nên giận dỗi không thèm ra, miệng hát theo âm tiêu:
“Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ
con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai.
Trời đêm vắng sao sương về,
Đường xa thăm thẳm khuất bóng quê.
Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
có ai bạn đường cùng đi khỏi lo …
Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng
Vực sâu đang gầm dưới lá rung
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn….”
- Tuyệt diệu, chắc Đức Mẹ mà nghe thấy cũng phải mủi lòng…. đến ngay mà nâng đỡ mình..
Vừa hết bản nàng làm dấu Thánh Giá kết thúc cầu nguyện, nàng chạy ra ngoài gọi: Anh Minh ! nhưng chẳng thấy chàng đâu..
Chị Dũng đang ở ngoài nghe nàng gọi “Anh Minh” thì giật mình ngơ ngác nhìn quanh nói:
- Cái gì cậu Minh..
Sau đó cũng nhìn quanh thì chẳng thấy… thì chọc:
- Cái Linh này, làm chị tưởng thật!
Sau đó thấy dáng của Hồng-Linh như không phải đùa thì nói:
- Linh, em đang mộng du hay sao. Cậu Minh đâu có đến đây.
- Thật không? Rõ ràng em vừa nghe tiếng tiêu từ ngoài này vọng vào mà, lúc đó em vừa lần chuỗi xong nghe bản „Trên con đường về quê“ em còn hát theo. Lạ thật.. Chẳng biết anh này giở trò gì, hay anh Minh đứng ngoài đường thổi tiêu vọng vào?
- Làm gì có tiếng Tiêu, nếu không sao chị không nghe thấy, Thày mẹ cũng không nghe thấy.
Lúc này ông Bà Thông dưới bếp đi lên.
- Thầy mẹ có nghe thấy tiếng tiêu gì không?
- Đâu có tiếng Tiêu…
- Thôi để mai em đi hỏi anh ấy, xem có phải anh Minh giở trò không..
Lúc này bao nhiêu ưu sầu muộn phiền nàng quên hết, thay vào đó nỗi vui khôn tả thầm nhủ „Nếu ngày nào cũng có chàng đệm tiêu cho mình hát thì vui sướng biết mấy.“
Ông Bà giáo Thông ra tiếp chuyện.
- Chúng tôi là Trần gia, Đây là Trần Tiến phu nhân giám đốc phu nhân công ty giày Tiến-Phong.
- Hân hạnh được biết bà Tiến..Không biết quý phu nhân hôm nay đến đây có chuyện gì..
- Chẳng giấu gì ông bà đây là má thằng Phong, hôm nay tôi đến đây vì chuyện của nó và cô Hồng-Linh con gái của ông bà.
Hai ông bà giáo Thông nhìn nhau không nói gì.
- Cháu Phong con trai lớn của bà chủ có lòng hâm mộ cô Hồng-Linh nên chúng tôi muốn đến đây xin phép ông bà cho cháu Phong đến đây tìm hiểu cô Hồng-Linh, nếu sau này tiến triển tốt đẹp cháu Phong sẽ tiến tới hôn nhân…
- Thật xin lỗi hai vị, con gái út Hồng-Linh của chúng tôi nay còn nhỏ phải chuyên tâm vào việc học nên chúng tôi không dám để nó dính líu vào chuyện tình cảm. Vậy yêu cầu của hai vị chúng không thể chấp nhận được. Mong hai vị phu nhân thông cảm.
- Đi học là điều tốt sau này dễ dàng kiếm sống, nhưng nếu sau này làm con vợ cậu Phong thì tự nhiên trở thành bà chủ tương lai của công ty Tiến-Phong rồi không cần phải lo vất vả học hành đi làm khổ cực nữa..
- Không được, không làm mà vẫn được hưởng là điều tối kỵ của chúng tôi, nên đành xin lỗi thất lễ….
Hai phu nhân sang trọng thất vọng đi về.
Hai ông bà giáo Thông đã được con dâu kể chuyện cậu Phong rồi nên đoán gia thế nhà này không nhỏ nhưng ông không đánh giá người theo gia thế, giầu có hay quyền lực nên ngấm ngầm đồng tình việc làm của con gái. Gia đình ông bà sống thanh đạm, không tham giầu, làm ăn thật thà, cần cù và cũng hằng dạy dỗ con cái phải làm như vậy chú tâm vào việc đạo nghĩa, tu thân tích đức nên đến bây giờ có bao nhiêu của dư đem quyên hết cho người nghèo, trại cùi, và trại trẻ mồ côi, chỉ cầm chừng đủ ăn.
Một tuần sau công an bao vây nhà ông bà giáo Thông, nói kiểm tra nhà vì có người báo ông bà Thông buôn bạch phiến.
Ông bà không phản kháng được gì, cũng không chối cãi chỉ ngạc nhiên đành phải để cho công an vào nhà lục lọi. Một công an đi vào nhà bếp lật bao gạo lên thì thấy quả nhiên một gói bạch phiến, anh công an này đang cúi xuống định nhặt và hô lên thì một luồng gió phía sau thổi mạnh đến khiến trước mắt bụi mịt mù tối tăm mặt mày, lúc mở mắt ra thì bao bạch phiến đã không cánh mà bay đành im miệng. Nhóm công an xét một hồi không thấy tang vật đành xin lỗi rời khỏi.
Mỵ-Điệp thần thức theo dõi anh công an, quả nhiên về đến đồn mấy vị này báo cáo lên trên, một anh nói:
- Rõ ràng chỉ điểm đúng chỗ sao không thấy, hay thằng Kiệm làm sai.
- Không sai đâu, việc này lạ lắm, lúc ấy tôi thấy bao bạch phiến thì một luồng gì phía sau thổi bụi lên mịt mù khiến mắt mở không ra, lúc mở ra thì không thấy bao bạch phiến nữa.
- Chúng ta kiếm thằng Kiệm hỏi nó xem sao.
- Thằng đó nổi danh ăn trộm làm việc rất nhanh gọn…
Hai anh công an chạy xe vào một khu nhà suy sụp gặp một thanh niên miệng hô.
- Kiệm mày có bỏ vật đó đúng chỗ không, sao chúng ta khám xét không thấy.
- Cái gì, tôi đã làm đúng như các anh dặn rồi mà, vậy thì lạ thật.
Hai công an nhìn nhau cũng không kể chuyện đã xảy ra, nói qua lại mấy câu thì rời khỏi.
Tối về Mỵ-Điệp kể cho Minh những gì đã xảy ra, chàng phẩn nộ điên tiết lên không kiềm chế nổi nói:
- Mau chúng ta gặp mấy tên khốn nạn kia, cả mẹ thằng Phong nữa nếu cứ nhân từ với bọn chúng thì càng nhiều người bị hãm hại thêm.
Hôm sau khắp vùng nghe tin, cấp cao cục cảnh sát phải đem vào nhà thương kết quả bị mù hai mắt, điếc hai tai, không nói chuyện được nữa, hai anh công an bị mất hai ngón tay trỏ và giữa, ba người đều phải nghỉ việc..
Trong căn nhà lụp xụp tên trộm khét tiếng đang nằm rên rỉ, bàn tay phải đã mất tay áo còn dính đầy máu.
Bà Tiến nghe tin giật mình kinh hãi, cả ngày ăn không ngon ngồi không yên, lòng lúc nào cũng nao nao, một nỗi sợ ám ảnh tận tâm linh …. Hay giật mình, gắt gỏng, đêm không ngủ được mãi đến sáng mới thiu thỉu một chút đã tỉnh, định đánh răng rửa mặt đi ra ngoài cho khuây khỏa, nhưng khi vào phòng tắm thì hét lên một tiếng lớn bất tỉnh nhân sự.
Chị người hầu nghe tiếng hét chạy vào xem thì thấy bà chủ nằm dướì đất, trên bàn rửa mặt thấy một bao bột màu trắng, một bàn tay người còn dính máu… Lại một tiếng hét vang dội, chị người hầu vội chạy ra ngoài run run lấy điện thoại gọi ông chủ ngồi run lên cầm cập không dám vào phòng tắn nửa bước.
Ông Tiến nghe tin vợ bị ngất trong phòng tắm vội về nhà thì bà Tiến đã tỉnh, ông vào phòng tắm xem thì thấy quả nhiên một gói bạch phiến, một bàn tay còn dính máu tươi và một tờ giấy.
Ông mở ra thì thấy mấy chữ:
“ Lần sau sẽ lấy tất cả bàn tay của mọi người trong gia đình chủ mưu! Cẩn thận…xám hối mau kẻo trễ.”
Bà Tiến thấy thì cũng lại gần đọc, người run lên bần bật hay tay như bới gạo tìm sạn.
Ông Tiến thấy vậy lại gần ôm vợ an ủi:
- Em bình tĩnh lại, chuyện này ngưng đi thôi, bốn người dính líu đến vụ này đều bị xử, mình thoát lần này là may rồi, đừng tìm khổ nữa.
Trong phòng Minh Mỵ-Điệp lên tiếng:
- Lần này anh làm dữ thế! Tên Kiệm kia không dè sợ đến nỗi phải tự chặt tay mình.
- Hắn cũng có dũng khí đấy, nhiều người gan lì nhưng không dám tự chặt tay mình, và ngay cả một ngón cũng không dám.
- Cho nên sau đó anh mới thương hại điểm huyệt cầm máu cho hắn phải không..
Còn bà kia chắc sợ vỡ mật, không dám lỗ mãng hành động nữa.
- Cái đó không biết, lòng người rất khó dò. Nếu họ hối cải thì mình cũng rộng lượng bỏ qua chuyện này không nhắc tới nữa nhưng em lưu tâm để ý một chút.
- Cái lão kia sao anh trừng trị nặng vậy?
- Đấy là nghĩ tốt cho lão, cho lão về hưu dưỡng sớm để suy nghĩ đến hành vi của mình, làm lớn mà hại dân lành thì tội vô cùng, nếu ba năm sau lão ăn năn thì anh tha cho một phần hay tha hết tuỳ theo.
Hồng-Linh về nhà nghe chị Dũng kể công an đến khám xét nhà vì nghi bạch phiến thì thắc mắc hỏi:
- Mấy hôm trước nhà mình có việc gì khác lạ không?
- À có, có hai phu nhân sang trọng, hình như má của anh Phong gì đó đến nói chuyện với Thày mẹ.
- Hừ, lại tên Phong này… Không biết hai chuyện có liên quan với nhau không đây.
- Thôi không có gì xảy ra là tốt rồi, công an cũng chẳng tìm ra gì đó… nên nhà mình vẫn yên ổn. Mấy anh đi làm ở Sài-Gòn cũng đã biết tin, nhưng không sao nên cũng yên tâm, chờ cuối tuần rảnh mới về nhà.
Hồng-Linh trong lòng không yên nhớ tới Minh thầm trách:
- “Anh Minh sao mấy ngày nay anh không đến, em đang cần anh…”
Sau đó ngồi lên nghiêm trang đem tràng hạt trên cổ ra, chuỗi tràng chàng tặng vẫn được nàng đeo trên cổ trong áo, mỗi tối và mỗi khi bối rối nàng đem ra lần hạt cầu nguyện thì lòng yên ổn lại ngay, dù xảy ra chuyện gì lớn đi nữa cũng không sợ hãi nữa. Hai tay chắp lại, cầm trên tay lần từng hạt nàng đều cảm thấy ngón tay mát dịu, tạp niệm dễ dàng quên đi để tập trung lắng đọng suy niệm vào mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Minh quét thần thức ngay lúc nàng đang cầu nguyện bằng chuỗi tràng hạt mình tặng, nhìn dáng vẻ nghiêm trang thánh thiện của nàng, hai tay chắp lại, mắt nhắm hờ nguyện ngắm, đọc kinh, lời không ra khỏi miệng nhưng Minh biết nàng đang đọc đến đâu rồi, chờ hơn nửa tiếng chàng vẫn thấy nàng còn đọc, thì ra hôm nay nàng chăm chỉ hơn đọc liên tiếp hai chuỗi. Cuối cùng 45 phút qua nàng đọc xong, Minh lấy Thanh Vân Tiêu ra tấu bản “Trên con đường về quê” Tiêu âm bị ép thành một tia nhỏ truyền thẳng đến xứ Tân-Triều vào nhà nàng. Hồng-Linh vừa đọc kinh xong đang định làm dấu thánh giá kết thúc thì tai lảng vảnh nghe tiếng tiêu bản Trên con đường về quê, nàng tưởng Minh tới thăm nàng đang ở ngoài nên giận dỗi không thèm ra, miệng hát theo âm tiêu:
“Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ
con biết cậy vào ai biết nương nhờ ai.
Trời đêm vắng sao sương về,
Đường xa thăm thẳm khuất bóng quê.
Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
có ai bạn đường cùng đi khỏi lo …
Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng
Vực sâu đang gầm dưới lá rung
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn….”
- Tuyệt diệu, chắc Đức Mẹ mà nghe thấy cũng phải mủi lòng…. đến ngay mà nâng đỡ mình..
Vừa hết bản nàng làm dấu Thánh Giá kết thúc cầu nguyện, nàng chạy ra ngoài gọi: Anh Minh ! nhưng chẳng thấy chàng đâu..
Chị Dũng đang ở ngoài nghe nàng gọi “Anh Minh” thì giật mình ngơ ngác nhìn quanh nói:
- Cái gì cậu Minh..
Sau đó cũng nhìn quanh thì chẳng thấy… thì chọc:
- Cái Linh này, làm chị tưởng thật!
Sau đó thấy dáng của Hồng-Linh như không phải đùa thì nói:
- Linh, em đang mộng du hay sao. Cậu Minh đâu có đến đây.
- Thật không? Rõ ràng em vừa nghe tiếng tiêu từ ngoài này vọng vào mà, lúc đó em vừa lần chuỗi xong nghe bản „Trên con đường về quê“ em còn hát theo. Lạ thật.. Chẳng biết anh này giở trò gì, hay anh Minh đứng ngoài đường thổi tiêu vọng vào?
- Làm gì có tiếng Tiêu, nếu không sao chị không nghe thấy, Thày mẹ cũng không nghe thấy.
Lúc này ông Bà Thông dưới bếp đi lên.
- Thầy mẹ có nghe thấy tiếng tiêu gì không?
- Đâu có tiếng Tiêu…
- Thôi để mai em đi hỏi anh ấy, xem có phải anh Minh giở trò không..
Lúc này bao nhiêu ưu sầu muộn phiền nàng quên hết, thay vào đó nỗi vui khôn tả thầm nhủ „Nếu ngày nào cũng có chàng đệm tiêu cho mình hát thì vui sướng biết mấy.“
/501
|