Hồng Bàng Lập Quốc Ký

Chương 10 - Chương 10: “Ki Ki” (1)

/92


Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 10: Ki Ki (1)

Buôn làng này gọi là buôn Ha Kluôn, nơi đây dân sống chủ yếu bằng nghề đi rừng săn thú, kiếm củi, đốt rừng làm nương rẫy. Vì miền núi không chịu sự kiểm soát của quân Đại Hoa, chính lệnh từ Hoằng Hạo cũng ít ảnh hưởng, nên dân ở đây sưu thuế nhẹ nhàng. Song vì xa cách những vùng đô thị miền xuôi, người dân có mức sống tương đối thấp, thuốc men, vải vóc, lương thực luôn ở trạng thái thiếu thốn. Chưa kể tới muối- thứ sản phẩm thiết yếu phải có của người dân vào mỗi bữa ăn cũng không được đảm bảo. Ở đây người dân phải lấy tro cây làm muối.

Chưa hết, các tiểu vương quốc của người thượng gần nhau san sát, thường xuyên vì tranh giành các nguồn tài nguyên: ruộng nương, khu săn thú, nguồn nước, … mà đánh nhau, khiến dân số giảm, đặc biệt là lực lượng trai tráng- nguồn lao động chính.

Trong các tiểu vương quốc này,2 vương quốc của Vua Gió K’brêt và Vua Suối San Di là mạnh nhất. Buôn làng mà Kiệt đi vào là buôn làng mà Vua Suối San Di đang ở. Buôn làng của một vị vua mạnh, nên có nhiều voi, ngựa, gà,… nhà cũng cao, người cũng đông.

Biết có người miền xuôi lên buôn bán, đặc biệt là buôn muối, thì mà daanmieenf ngược rất thèm, San Di cho triệu đoàn người vào hỏi chuyện. Hoàng Văn Định lên nói chuyện thay, vì ông đã được Kiệt mồi cho từ rất lâu rồi, trên suốt chuyến đường đi lên trên đây.

-Này lũ người dưới xuôi, các ngươi lên đây để bán muối, bán gạo hả?

-Vâng, chúng tôi nghe tiếng vua người thượng đã lâu, nên đến đây buôn bán.

-Thế các ngươi định bán thế nào? Ngày trước từng có mấy tên lên đây buôn muối, chúng nó lấy giá cao quá, một thúng muối lấy hai thúng gạo trắng, làng không trả nổi, phải nhìn chúng nó về xuôi.

-Chúng tôi không dám nói thách cao tới thế, chỉ một đấu gạo một thúng muối trắng tinh.

-Vậy ư? Nếu thế thì người dưới xuôi đánh quý với dân làng ta lắm. Vậy các ngươi có bao nhiêu gạo, bao nhiêu muối để bán.

-Thưa Vua Suối San Di, chúng tôi lần này là đi lần đầu, đường xá không quen, nên mang theo ít lương thực, lại đã hết nhiều, không đủ để buôn bán. Vậy tôi xin thưa thế này, số lương thực này tôi xin chia đôi, một phần tôi dùng để đi về ăn dọc đường, phần còn lại biếu Vua San Di, gọi là cái lễ ra mắt. Hễ vua đồng ý thì hai bên từ nay về sau sẽ thông thương với nhau. Gạo sẽ bán hàng trăm cân, muối bán vài chục thúng, thịt cá mang lên để dân của Vua Suối nếm thử. Chưa hết đâu, những thứ vải nhẹ mặc cho mát, vải bông mặc cho ấm đều sẽ được mang lên đây rất nhiều.

-Gã người xuôi kia ngươi nói rất hợp ý ta đấy! Vậy hôm nay ta sẽ mở tiệc đãi các ngươi, mai các ngươi lên đường sớm, nhanh mang gạo muối thịt cá lên ha.

-Tôi cũng xin vua miền ngược một chuyện. Tôi có đứa con nhỏ, lần này nó lên cùng tôi, nhưng giờ nếu cháu nó về cùng thì ắt sẽ làm chuyến đi chậm trễ. Vậy xin vua cho con tôi ở lại đây. Ngày tôi lên buôn bán, hễ cháu nó ăn cái gì, tôi xin trả cái ấy. Cháu nó làm hỏng cái gì, tôi xin bồi hoàn cái ấy. Được không Vua Suối.

-Ta thấy bọn người xuôi các ngươi lằng nhằng quá, ngươi lên đây buôn bán nhiều đồ quý cho buôn của ta, để dân ta sung sướng, ta sẽ đối xử con người như khách quý.

-Xin cảm ơn vua!

Sở dĩ Hoàng Anh Kiệt muốn ở lại, chính là để xem xét kĩ hơn miền ngược. Ngày xưa cụ Hồ còn sống ở Việt Bắc bao năm, ăn ở cùng dân mới khiến dân trên đó hết lòng theo cách mạng, đến như nhà Tây Sơn là phong kiến cũng phải khó nhọc cùng dân thì dân mới theo. Nay muốn chiêu dân ở đây làm tay chân, phải chịu bỏ công ra mà làm.

Sau trận nhậu túy lúy với rượu cần, hôm sau bố Kiệt quay về, Kiệt và hai cô vợ nhỏ tương lai ở lại trong buôn cùng vài người anh em trong làng. Sống ở trong buôn làng, thay vì ngày ngày ăn gạo của mình đợi bố lên, Kiệt thường xuyên cùng dân trong buôn làng đi làm công việc. Ở trên này, dân rất chất phác, cũng vì thế Kiệt tuyệt đối không bày trò ma lanh, cũng cấm tiệt anh em bày trò chọc phá, kẻo mất lòng dân. Thực hiện đúng phương châm “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc. Nhờ thế, những gì người dân ở đây trải qua, Kiệt cũng được trải qua ít nhiều và kết hợp với kiến thức kiếp trước, cậu dễ hiểu được cái họ đang thực sự cần là gì, dù chính dân ở đây cũng chưa có biết.

Dân dĩ thực vi tiên- dân lấy ăn làm gốc, đầu tư vào xóa đói là vấn đề đầu tiên. Việc buôn bán lương thực nếu có chỉ nên ở mức vừa phải, vì chỉ cho họ cách làm ra lúa gạo sẽ hay hơn việc bán lúa gạo giá rẻ nhiều. Ở những vùng cao thế này, việc trồng cấy là rất khó khăn, nước từ suối tuy nhiều, nhưng công mang vác hết sức lớn, dân có cần cù hơn nữa cũng chịu. Để có chất bón cây, dân trên đây vẫn làm bằng cách đốt rẫy làm nương, lấy tro đã đốt để làm chất bón, khi nào đất bạch màu thì lại đi nơi khác. Ngoài ra, giống lúa trên này và kĩ thuật trồng rất lạc hậu, cây gieo nhiều nhưng chết cũng nhiều.

Yếu tố công nghệ và kĩ thuật chính là thứ có thể làm người dân thay đổi tình trạng cuộc sống. Vậy làm thế nào để họ chịu tin và làm theo. Đơn giản thôi, thực tiễn là thước đo của chân lý, cứ làm ra ruộng lúa trĩu bông trước mặt họ là được.

Không có sẵn giống, Kiệt phải mua từ tay người thượng bằng một thúng muối lớn. Có giống rồi, cậu ta cẩn thận ủ chúng để nảy mầm, rồi sẽ gieo mạ và khi mạ lên thì mới đem cấy vào ruộng. Nhưng trước đó, công tác chuẩn bị ruộng, nước và phân bón diễn ra hết sức căng thẳng. Kiệt bỏ sức cùng mấy người ở lại làm một cái ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang có khả năng tốt trong việc giữ và tiết kiệm nước trong trồng lúa, nên tốn sức cũng đáng.

Làm được ruộng bậc thang rồi, cậu còn làm những chiếc ống và máy bơm nước kiểu cổ đại để bơm nước từ suối lên ngược ruộng bậc thang. Hàng trăm cây gỗ nhỏ được đốn để dùng để làm ống, lại phải thuê voi, trâu, ngựa của dân bản để vận chuyển từ rừng ra, rồi chế tạo, rồi lắp ghép. Đến khi mạ già, mới xong xuôi. Phân bón phải mua lại mới có.

Nhìn những cây mạ càng ngày càng lớn, Kiệt tự nhủ rồi dân ở đây sẽ sớm thoát nghèo. Rồi bố lên, mang theo gạo, muối vàn hiều hàng thực phẩm, cả mấy loại cây giống nữa. Thế là Kiệt được phen đại triển quyền cước, bắt đầu trồng trọt thêm để dân Thượng được phen lác mắt.

Không như lúa, rau củ dễ trồng hơn, mọc nhanh hơn nên chả mấy mà sắp được thu hoạch. Kiệt cũng rất háo hức, phần nhiều vì ở trên này quá lâu rồi, ăn toàn rau rừng, không ngon gì cả.

Nhưng chỉ vừa thu hoạch được vài củ non non ăn trước để đỡ thèm, thì cả vườn rau đã bị phá gần hết trong đêm. Thế là 2 tháng chăm bẵm gần như đi hết vào mồm gia súc.

Biết là bị thú hoang phá, Kiệt tiếp tục trồng số rau chưa hỏng và đặt bẫy xung quanh. Đêm tới, cậu và Hoàng Văn Tâm, đứa em họ, thằng này lớn hơn cậu 5 tuổi, khỏe như vâm. Ngoài đám người cùng làng, một tên nhóc người thượng cũng tới. Tên nó là Xủ Lu, một thằng nhóc có 13 tuổi nhưng cơ bắp cuồn cuộn, nhìn thích mắt lắm. Tài bắn nỏ của nó giống như hầu hết dân thượng, đều nhanh và chuẩn vượt qua xạ thủ giỏi nhất làng Bàng. Lần này cu cậu mang theo cây nỏ quí, cùng Kiệt ngồi rình.

Đêm đã khuya mà vẫn chưa có động tĩnh gì, mọi người đều mệt nhoài, thậm chí Xủ Lu cũng gà gật. Kiệt thì tỉnh táo như cú, giống như ở kiếp trước người ta vẫn hay gọi là “ bọn cú đêm”. Khoảng 4 giờ sáng, Xủ Lu ngủ rồi, tiếng xột xoạt vang lên. Một bóng đen lừng lững tiến vào khu vườn. Tuy to mà nó khéo đi, âm thanh phát ra không to, ai cũng chưa phát hiện ra. Kiệt nếu không phải làm cú đêm quen rồi, cứ thức suốt thì có khi cũng không biết mà tỉnh.

Khi bóng đen đã tới đủ gần và bắt đầu ăn rau, Kiệt mới đánh động mọi người. Nhưng tất cả vừa lao ra, bóng đen đá nhanh chóng lùi lại, cảnh giác nhìn tất cả. Hóa ra thứ ăn rau là một con voi con. Mọi người toan nhảy vào bắt, thì nó lập tức lao thẳng ra ngoài ruộng rau. Con voi tuy còn nhỏ, song cũng không khác con trâu mới lớn là mấy, không ai dám chống.

Kiệt vốn chuẩn bị nhiều thứ lắm, nhưng ai dè thứ ăn rau lại là voi. Nếu là lợn rừng thì chỉ một tên của Xủ Lu là xong, nhưng với voi con, Kiệt thấy công việc khác hợp với nó hơn. Và công việc đó đòi hỏi nó phải sống.

Kiệt cầm vài miếng bùi nhùi, nhanh chóng châm lửa rồi ném vào mặt con voi con. Hơi nóng là con vật hoảng sợ, nó vội lùi lại. Kiệt vừa chạy quanh con vôi, châm lửa, ném bùi nhùi. Sau khi đã quần nhau với con vật một hồi, Kiệt dồn nó vào chỗ cậu đã đặt sẵn bẫy sâu. Bẫy là cái hổ dựng đứng, đủ để con lợn lời lọt vài không nhảy lên được. Nhưng với con voi này thì nó chỉ bị ngã.

Nhưng như thế là đủ rồi, Kiệt và mọi người lấy được dây thừng lớn ra tròng vào cổ con voi con. Con vật chống cự dữ dội, nhiều lúc tưởng như phải thả dây ra cho nó đi về. Nhưng rồi dân thượng nghe tiếng động, kéo nhau ra xem, họ liền góp sức bắt con voi con lại.

Với đám trẻ thì con voi con còn giãy được, chứ với toàn mấy ông lực lưỡng lại có tay nghề thuần voi giỏi như mấy ông dân thượng này, thì có mà chạy bằng mắt. Con voi đã thúc thủ chịu chói và lúc bình minh vừa ló rạng.

Về phần xử lý, Kiệt đã nhảy ra chuộc con voi với giá 100 cân gạo, đồng thời yêu cầu người dân nơi đây dạy cậu cách thuần voi.Trong thời đại chiến tranh như lúc này, voi chiến tất nhiên là thứ vô cùng đáng giá.

/92

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status