Cuối năm Kiến An Hán Hiến Đế thứ chín (196), Mã Dược dâng tấu chương lên triều đình xin thảo phạt Ngũ Đấu Mễ giáo chiếm giữ Hán Trung, Hán thừa tướng Tào Tháo thoát khỏi mũi giáo của quân Lương, có được thời cơ để nghỉ ngơi, liền chuẩn tấu biểu chương của Mã Dược. Mã Dược lại dùng Phương Duyệt làm chủ tướng, Trương Tú, Trần Đáo làm phó tướng, khởi binh hai vạn năm ngàn thảo phạt Trương Lỗ.
Quận Hán Trung thuộc Ích Châu, là thục địa điển hình, bốn mặt đều là núi, dễ thủ mà khó công.
Đương thời có ba con đường từ Quan Trung thông tới Hán Trung.
Từ Tán quan nam hạ qua Tà cốc thẳng đến Hán Trung là quan đạo, lại có Dương Bình quan cách trở; đi về phía đông là Tử Ngọ tiểu đạo, sơn đạo quanh co, gập gềnh khó đi, phải đi xuyên giữa núi non trùng mất tám trăm dặm, mới có thể từ Trường An tới được Hán Trung, trước giờ chỉ có các hộ săn bắn, tiều phu mới dám đi. Đi về phía tây là Trần Thương cổ đạo, cũng hiểm trở khó đi.
Đại quân hai vạn năm ngàn người chia làm ba lộ.
Đông lộ năm ngàn người do Trấn Đáo xuất lĩnh, từ Trường An xuất phát qua Tử Ngọ cốc (trong Tam Quốc diễn nghĩa lúc Ngụy Duyên kiến nghị với với Gia Cát Lương chia binh đánh Trường An, tiểu lộ mà Ngụy Duyên định đi chính là tiểu lộ Tử Ngọ cốc) tới thẳng Hán Trung. Tây lộ năm ngàn người do Trương Tú suất lĩnh, xuất phát từ Lương Châu Vũ Đô quận, đi qua Trần Thương cổ đạo đến gần Miện Dương, đánh bọc sườn sau Nam Trịnh (quận thuộc Hán Trung). Trung lộ đại quân một vạn năm ngàn người do Phương Duyệt xuất lĩnh qua Tà cốc năm Hạ, tới thẳng Dương Bình quan.
Án chiếu theo dự mưu của Mã đồ tể và Cổ độc sĩ, trung lộ đại quân của Phương Duyệt từ Tà cốc gióng trống khua chiêng nam hạ, để hấp dẫn sự chú ý của trương Lỗ, khi đại quân Hán Trung tập trung ở Dương Bình quan giằng co với đại quân của Phương Duyệt, thì hai lộ đông, tây kỳ binh của Trần Đáo và Trương Tú đột nhiên từ sườn sau giết ra, ép tới dưới thành Nam Trịnh.
Đám thân tín văn võ của Hán Trung là Trương Vệ, Diêm Phố, Dương Tùng, Dương Ngang, Dương Nhâm, Dương Bách tề tụ trong một sảnh, trên đại sảnh đã loạn cào cào, quân Lương ồ ạt nam hạ, Hán Trung nguy tại sớm chiều, là chiến hay hàng, văn võ thân tín dưới quyền Trương Lỗ chia rẽ ý kiến thành hai phái.
Đám người Trương Vệ, Diêm Phố, Dương Nhâm, Dương Ngang cho rằng Hán Trung bốn mặt toàn là núi, dễ thủ khó công. Chỉ cần sai thượng tướng thủ vững Dương Bình quan, cho dù Mã đồ tể tự mình dẫn mười vạn đại quân tới công đánh cũng chẳng có gì mà phải lo lắng, mà Dương Tùng, Dương Bách thì cho rằng quân Lương thế lớn, thanh thế của Mã đồ tể như mặt trời giữa trưa, dựa vào nơi hiểm yếu để chống lại thì chỉ có thể ngọc nát đá tan, chỉ có hiến đất cầu hàng mới có thể bảo toàn được gia đình.
Trương Vệ bước ra khỏi hàng, vẻ mặt kích động, nói: Huynh trưởng, Hán Trung tuy nhỏ nhưng cũng có tới hai mươi vạn bách tính, binh lính có thể chiến đấu cũng có tới hai vạn, lương thực trong kho cũng đủ để duy trì ba năm mà vẫn còn dưa. Đây chính là lúc nam hạ Ích Châu, chiếm Tây Xuyên mà tranh thiên hạ, tự dưng đem cơ nghiệp dâng cho người ta là lý gì đây?
Trương Vệ là bào đệ của Trương Lỗ, người nay tuy năng lực bình thường, nhưng dã tâm lại có thừa. Trương Lỗ có năm con trai, nhưng lại không ai có tài để kế thừa cơ nghiệp của Trương Lỗ, cho nên Trương Vệ chỉ mong ngóng có thể nhận được quyền thống trị Hán Trung từ tay Trương Lỗ, tất nhiên không bằng lòng để Trương Lỗ đầu hàng Mã Dược.
Dám hỏi nếu nhị tướng quân tự so sánh với Lương hầu thì như thế nào? Trương Vệ vừa dứt lời, Dương Tùng đã bước ra khỏi hàng phản bác. Hán Trung tuy có hơn hai mươi vạn bách tính, hai vạn binh lính, nhưng dưới sự cai trị của Lương hầu lại có cả ngàn vạn bách tính (Dương Tùng cố ý khuyếch đại số lượng nhân khẩu dưới sự cai trị của Mã đồ tể, có điều do mấy năm nay Quan Đông chiến loạn, một lượng lớn nạn dân tràn vào Quan Trung, nhân khẩu dưới sự cai trị của Mã đồ tể đã tăng lên rất nhiều, vượt quá cả bốn trăm vạn rồi). Binh lính cũng hơn trăm vạn, nếu Lương hầu cho trăm vạn chi sư nam hướng tranh phong, nhị tướng quân sẽ chống đỡ như thế nào?
Trường Sử, Diêm Phố nói: Mã đồ tể tàn bạo bất nhân, thèm máu như mạng, mưu đồ soán ngôi nhà Hán, chính là loạn thần tặc tử. Tuy có trăm vạn dân chúng thì cũng vẫn chỉ là quân bất nghĩa, quân bất nghĩa thì vô lực, quân vô lực thì chẳng làm nên trò trống gì. Sư quân (Trương Lỗ tự xưng là sư quân, cũng thích văn võ bên dưới gọi hắn là sư quân) chỉ cần sai một viên thượng tướng lĩnh một nhánh tinh binh thủ vững Dương Bình hiểm yếu là Hán Trung không phải lo lắng gì cả.
Nói thì dễ lắm! Bào đệ Dương Bách của Dương Tùng lạnh lùng nói: Thủ vững Dương Bình hiểm yếu, để ai đi thủ đây? Phương Duyệt chính là đại tướng dưới trướng Lương hầu, từng dùng mấy ngàn thiết kỵ càn quét đại mạc, đạp phá Tiên Ti, danh tướng hiển hách như vậy, thử hỏi chư tướng Hán Trung ai có thể cùng hắn tranh phong? Nếu chiến đấu bất lực, để Dương Bình quan thất thủ, sư quân phải làm thế nào đây? Hai chục vạn bách tính Hán Trung sẽ ra sao đây?
Không sai! Dương Tùng tiếp lời bào đệ, cao giọng nói: Nếu như đầu hàng Lương hầu, ít nhất cũng có thể bảo toàn được tính mệnh người nhà của sư quân, cũng có thể bảo toàn tính mệnh của hai chục vạn bách tính Hán Trung.
Trương Lỗ hơi biến sắc, lời này của Dương Tùng đã đánh trúng chỗ yếu hại của hắn.
Trương Lỗ thân là giáo chủ của Ngũ Đấu mễ giáo, người gánh vác trách nhiệm cứu thế tế dân, làm chuyện gì đầu tiên cũng phải suy nghĩ tới sinh tử tồn vong của bách tính và Ngũ Đấu Mễ giáo, có thể gọi là quân phiệt lo lắng cho dân nhất trong tất cả quân phiệt thời Hán mạt. Mã đồ tể trên chiếc lược thì cực kỳ hậu đãi tử dân Đại Hán, song trên mức độ sách lược lại cực kỳ thô bạo, còn xa mới bằng được sự nhân từ của Trương Lỗ.
Ví dụ như Mã đồ tể từng hai lần dùng mã đao cường hành xua bách tính Quan Trung, Quan Đông tiến hành cuộc đại di chuyển cả ngàn dặm, dẫn tới một lượng lớn bách tính chết oan chết uổng, hành động này có thể nói là thương thiên hại lý, tàn bạo bất nhân, đổi lại là Trương Lỗ thì bất kể là như thế nào cũng không làm ra hành động nghịch thiên bội lý như vậy.
Trương Lỗ trước tiên là giáo chủ của Ngũ Đấu Mễ giáo, sau đó mới là thái thú Hán Trung.
Nếu có thể lựa chọn, Trương Lỗ đương nhiên không muốn quy phục dưới trướng Mã Dược, ai mà chẳng thích tự mình làm lão đại chứ?
Nhưng vấn đề là hiện tại Trương Lỗ không có sự lựa chọn, nếu muốn tiếp tục làm lão đại thì đành phải khai chiến với Mã đồ tể, nếu chiến thắng thì không sao, một khi chiến bại Mã đồ tể rất có khả năng là trút giận lên bách tính Hán trung, nếu như bách tính Hán Trung gặp phải sự huyết tẩy của Mã đồ tể, vậy thì Ngũ Đấu Mễ giáo dựa vào bách tính Hán Trung mà tồn tại sẽ gặp thương hại nghiêm trọng. Đây mấy là điều mà Trương Lỗ không thể chịu được.
Khi quyền sinh tồn của Ngũ Đấu Mễ giáo và quyền tự trị của Hán Trung phát sinh xung đột, Trương Lỗ rõ ràng là có khuynh hướng bảo toàn Ngũ Đấu Mễ giáo mà hi sinh tự trị Hán Trung. Có điều, Trương Lỗ chung quy cũng là quân phiết cát cứ một phương, có thể chiếm được một mảng cơ nghiệp Hán Trung này, tất nhiên là có chỗ hơn người của hắn, dĩ nhiên sẽ không dễ dàng làm ra quyết định đầu hàng.
Suy nghĩ đã định, Trương Lỗ chậm rãi đứng dậy.
Tiếng tranh cãi trong đại sảnh lập tức tắt hẳn, ánh mắt của tất cả mọi người đều tụ tập lên người Trương Lỗ.
Ánh mắt của Trương Lỗ quét qua mặt mấy người Trương Vệ, Dương Tùng, không nhanh không chậm nói: Vì bách tính Hán Trung, vì đại nghiệp thiên thu của Ngũ Đấu Mễ giáo, dốc hết đại quân Hán Trung, quyết một trận tử chiến với Mã nghịch phản quân tại Dương Bình quan, ý ta đã quyết, chư vị ai lĩnh lệnh nấy, tức tốc chuẩn bị chiến đấu!
Khi Dương Tùng đang muốn phất tay áo bỏ đi thì Trương Lỗ đột nhiên lại nói: Chư vị có thể đi, còn Bá Niên (tự của Dương Tùng) thì ở lại.
Khi mọi người tản hết, Trương Lỗ mới nói với Dương Tùng: Bá Niên phải chăng cảm thấy bản sư quân chỉ vì bản thân chứ không đếm xỉa gì đến hai mươi vạn bách tính Hán Trung?
Dương Tùng nói: Không dám.
Trương Lỗ thở dài, nói: Bá Niên có điều chưa biết, bản sư quân cũng có ý đầu hàng, nhưng lại sợ Lương hầu khinh thường, cho nên mới sai quân thủ Dương Bình, chính là để hướng tới Lương hầu chứng tỏ rằng Hán Trung ta không phải là không có người, bản sư quân sở dĩ hướng về phía bắc mà đầu hàng, cũng không phải là sợ binh phong của Lương quân, mà thực sự là vì nghĩ cho hai mươi vạn bách tính Hán Trung.
Dương Tùng đột nhiên hiện ra, vái một cái, nói: Hạ quan ngu muội, suýt chút nữa thì trách nhầm sư quân.
Trương Lỗ bước lên trước đỡ lấy tay Dương Tùng, bùi ngùi nói: Dương Bình quan chi chiến, vẫn mong Bá Niên tương trợ!
Dương Tùng đỏ mặt, kích động nói: Sư quân yên tâm, hạ quan cho dù dốc hết gia tài cũng sẽ giúp sư quân đánh thắng Dương Bình quan chi chiến.
Trương Lỗ vui vẻ nói: Có câu này của Bá Niên, bản sư quân yên tâm rồi.
Dương Tùng ôm quyền nói: Chuyện không thể chậm trễ, hạ quan xin cáo từ, trước tiên về phủ chuẩn bị tiền lương.
Không tiễn.
Đi thong thả.
Khi bóng hình của Dương Tùng khuất xa, thân ảnh của Trương Vệ đột nhiên như quỷ mị từ Thiên môn lách ra, nói với Trương Lỗ: Huynh trưởng giỏi tâm kế thật, nếu không làm như vậy thì sao có thể khiến tên Dương Tùng keo kiệt tham sống sợ chết này xuất tiền xuất lương ủng hộ Dương Bình quan chi chiến!
Trương Lỗ cười nhạt một tiếng, không nói gì, những lời nói với Dương Tùng vừa rồi vừa là thật mà vừa là giả. Trương Vệ đã hiểu như vậy thì hắn cũng chẳng buồn giải thích, dẫu sao thì Dương Bình quan chi chiến vẫn cần Trương Vệ dẫn binh. Dương Khâm, Dương Ngang tuy năng chinh thiện chiến, nhưng bọn họ dẫu sao cũng không phải là thân tín của Trương Lỗ, chỉ có Trương Vệ lĩnh quân thì Trương Lỗ mới có thể yên tâm để đại quân từ từ tiến về Dương Bình quan.
Cuối tháng sáu, trong núi ruồi nhặng sinh sôi, xà trùng lổn ngổn, tướng sĩ quân Lương ngày chịu đốt chích, khổ cực không tả xiết, lại vì trong núi nóng bức, không khô mát như phương bắc, người hoạn tật (bị cảm nắng) nhiều không đếm xuể, đại quân hành động chậm chạp, ngày đi không được ba mươi dặm, cũng may đại quân trung lộ chỉ là nghi binh, Phương Duyệt cũng không gấp.
So sánh với đường ở Tà cốc đạo, Tử Ngọ tiểu đạo và Trần Thương đạo còn hiểm trở khó đi hơn.
Đặc biệt là Tử Ngọ tiểu đạo dài đến hơn tám trăm dặm, trên đường thâm cốc đoạn nhai, u khê tuyệt giản ngang dọc đan xen, có thể nói là thiên hiểm vạn trở, có lúc sạn đạo đã lâu không được tu sửa, sĩ tốt vừa đặt chân lên đã trượt chân rơi xuống vực sâu, xương cốt cũng chẳng còn, lại vì sơn đạo trơn ướt, tướng sĩ hẫng chân một cái là trượt ngã chết người.
Sau hơn nửa tháng, khi Trần Đáo xuất quân rơi khỏi Tử Ngọ tiểu đạo, xuất hiện tại bình nguyên Hán Trung, năm ngàn đại quân khi xuất chinh đã thương vong quá nửa, chỉ còn lại hơn hai ngàn người! Tình huống của Trương Tú so với Trần Đạo thì cũng chẳng tốt hơn được là bao, đại quân năm ngàn người chỉ còn lại hơn ba ngàn ngươi, hơn nữa quân lương đánh rơi hết, các tướng sĩ vừa đói lại vừa mệt, đều chán nản vô cùng.
Quận Hán Trung thuộc Ích Châu, là thục địa điển hình, bốn mặt đều là núi, dễ thủ mà khó công.
Đương thời có ba con đường từ Quan Trung thông tới Hán Trung.
Từ Tán quan nam hạ qua Tà cốc thẳng đến Hán Trung là quan đạo, lại có Dương Bình quan cách trở; đi về phía đông là Tử Ngọ tiểu đạo, sơn đạo quanh co, gập gềnh khó đi, phải đi xuyên giữa núi non trùng mất tám trăm dặm, mới có thể từ Trường An tới được Hán Trung, trước giờ chỉ có các hộ săn bắn, tiều phu mới dám đi. Đi về phía tây là Trần Thương cổ đạo, cũng hiểm trở khó đi.
Đại quân hai vạn năm ngàn người chia làm ba lộ.
Đông lộ năm ngàn người do Trấn Đáo xuất lĩnh, từ Trường An xuất phát qua Tử Ngọ cốc (trong Tam Quốc diễn nghĩa lúc Ngụy Duyên kiến nghị với với Gia Cát Lương chia binh đánh Trường An, tiểu lộ mà Ngụy Duyên định đi chính là tiểu lộ Tử Ngọ cốc) tới thẳng Hán Trung. Tây lộ năm ngàn người do Trương Tú suất lĩnh, xuất phát từ Lương Châu Vũ Đô quận, đi qua Trần Thương cổ đạo đến gần Miện Dương, đánh bọc sườn sau Nam Trịnh (quận thuộc Hán Trung). Trung lộ đại quân một vạn năm ngàn người do Phương Duyệt xuất lĩnh qua Tà cốc năm Hạ, tới thẳng Dương Bình quan.
Án chiếu theo dự mưu của Mã đồ tể và Cổ độc sĩ, trung lộ đại quân của Phương Duyệt từ Tà cốc gióng trống khua chiêng nam hạ, để hấp dẫn sự chú ý của trương Lỗ, khi đại quân Hán Trung tập trung ở Dương Bình quan giằng co với đại quân của Phương Duyệt, thì hai lộ đông, tây kỳ binh của Trần Đáo và Trương Tú đột nhiên từ sườn sau giết ra, ép tới dưới thành Nam Trịnh.
Đám thân tín văn võ của Hán Trung là Trương Vệ, Diêm Phố, Dương Tùng, Dương Ngang, Dương Nhâm, Dương Bách tề tụ trong một sảnh, trên đại sảnh đã loạn cào cào, quân Lương ồ ạt nam hạ, Hán Trung nguy tại sớm chiều, là chiến hay hàng, văn võ thân tín dưới quyền Trương Lỗ chia rẽ ý kiến thành hai phái.
Đám người Trương Vệ, Diêm Phố, Dương Nhâm, Dương Ngang cho rằng Hán Trung bốn mặt toàn là núi, dễ thủ khó công. Chỉ cần sai thượng tướng thủ vững Dương Bình quan, cho dù Mã đồ tể tự mình dẫn mười vạn đại quân tới công đánh cũng chẳng có gì mà phải lo lắng, mà Dương Tùng, Dương Bách thì cho rằng quân Lương thế lớn, thanh thế của Mã đồ tể như mặt trời giữa trưa, dựa vào nơi hiểm yếu để chống lại thì chỉ có thể ngọc nát đá tan, chỉ có hiến đất cầu hàng mới có thể bảo toàn được gia đình.
Trương Vệ bước ra khỏi hàng, vẻ mặt kích động, nói: Huynh trưởng, Hán Trung tuy nhỏ nhưng cũng có tới hai mươi vạn bách tính, binh lính có thể chiến đấu cũng có tới hai vạn, lương thực trong kho cũng đủ để duy trì ba năm mà vẫn còn dưa. Đây chính là lúc nam hạ Ích Châu, chiếm Tây Xuyên mà tranh thiên hạ, tự dưng đem cơ nghiệp dâng cho người ta là lý gì đây?
Trương Vệ là bào đệ của Trương Lỗ, người nay tuy năng lực bình thường, nhưng dã tâm lại có thừa. Trương Lỗ có năm con trai, nhưng lại không ai có tài để kế thừa cơ nghiệp của Trương Lỗ, cho nên Trương Vệ chỉ mong ngóng có thể nhận được quyền thống trị Hán Trung từ tay Trương Lỗ, tất nhiên không bằng lòng để Trương Lỗ đầu hàng Mã Dược.
Dám hỏi nếu nhị tướng quân tự so sánh với Lương hầu thì như thế nào? Trương Vệ vừa dứt lời, Dương Tùng đã bước ra khỏi hàng phản bác. Hán Trung tuy có hơn hai mươi vạn bách tính, hai vạn binh lính, nhưng dưới sự cai trị của Lương hầu lại có cả ngàn vạn bách tính (Dương Tùng cố ý khuyếch đại số lượng nhân khẩu dưới sự cai trị của Mã đồ tể, có điều do mấy năm nay Quan Đông chiến loạn, một lượng lớn nạn dân tràn vào Quan Trung, nhân khẩu dưới sự cai trị của Mã đồ tể đã tăng lên rất nhiều, vượt quá cả bốn trăm vạn rồi). Binh lính cũng hơn trăm vạn, nếu Lương hầu cho trăm vạn chi sư nam hướng tranh phong, nhị tướng quân sẽ chống đỡ như thế nào?
Trường Sử, Diêm Phố nói: Mã đồ tể tàn bạo bất nhân, thèm máu như mạng, mưu đồ soán ngôi nhà Hán, chính là loạn thần tặc tử. Tuy có trăm vạn dân chúng thì cũng vẫn chỉ là quân bất nghĩa, quân bất nghĩa thì vô lực, quân vô lực thì chẳng làm nên trò trống gì. Sư quân (Trương Lỗ tự xưng là sư quân, cũng thích văn võ bên dưới gọi hắn là sư quân) chỉ cần sai một viên thượng tướng lĩnh một nhánh tinh binh thủ vững Dương Bình hiểm yếu là Hán Trung không phải lo lắng gì cả.
Nói thì dễ lắm! Bào đệ Dương Bách của Dương Tùng lạnh lùng nói: Thủ vững Dương Bình hiểm yếu, để ai đi thủ đây? Phương Duyệt chính là đại tướng dưới trướng Lương hầu, từng dùng mấy ngàn thiết kỵ càn quét đại mạc, đạp phá Tiên Ti, danh tướng hiển hách như vậy, thử hỏi chư tướng Hán Trung ai có thể cùng hắn tranh phong? Nếu chiến đấu bất lực, để Dương Bình quan thất thủ, sư quân phải làm thế nào đây? Hai chục vạn bách tính Hán Trung sẽ ra sao đây?
Không sai! Dương Tùng tiếp lời bào đệ, cao giọng nói: Nếu như đầu hàng Lương hầu, ít nhất cũng có thể bảo toàn được tính mệnh người nhà của sư quân, cũng có thể bảo toàn tính mệnh của hai chục vạn bách tính Hán Trung.
Trương Lỗ hơi biến sắc, lời này của Dương Tùng đã đánh trúng chỗ yếu hại của hắn.
Trương Lỗ thân là giáo chủ của Ngũ Đấu mễ giáo, người gánh vác trách nhiệm cứu thế tế dân, làm chuyện gì đầu tiên cũng phải suy nghĩ tới sinh tử tồn vong của bách tính và Ngũ Đấu Mễ giáo, có thể gọi là quân phiệt lo lắng cho dân nhất trong tất cả quân phiệt thời Hán mạt. Mã đồ tể trên chiếc lược thì cực kỳ hậu đãi tử dân Đại Hán, song trên mức độ sách lược lại cực kỳ thô bạo, còn xa mới bằng được sự nhân từ của Trương Lỗ.
Ví dụ như Mã đồ tể từng hai lần dùng mã đao cường hành xua bách tính Quan Trung, Quan Đông tiến hành cuộc đại di chuyển cả ngàn dặm, dẫn tới một lượng lớn bách tính chết oan chết uổng, hành động này có thể nói là thương thiên hại lý, tàn bạo bất nhân, đổi lại là Trương Lỗ thì bất kể là như thế nào cũng không làm ra hành động nghịch thiên bội lý như vậy.
Trương Lỗ trước tiên là giáo chủ của Ngũ Đấu Mễ giáo, sau đó mới là thái thú Hán Trung.
Nếu có thể lựa chọn, Trương Lỗ đương nhiên không muốn quy phục dưới trướng Mã Dược, ai mà chẳng thích tự mình làm lão đại chứ?
Nhưng vấn đề là hiện tại Trương Lỗ không có sự lựa chọn, nếu muốn tiếp tục làm lão đại thì đành phải khai chiến với Mã đồ tể, nếu chiến thắng thì không sao, một khi chiến bại Mã đồ tể rất có khả năng là trút giận lên bách tính Hán trung, nếu như bách tính Hán Trung gặp phải sự huyết tẩy của Mã đồ tể, vậy thì Ngũ Đấu Mễ giáo dựa vào bách tính Hán Trung mà tồn tại sẽ gặp thương hại nghiêm trọng. Đây mấy là điều mà Trương Lỗ không thể chịu được.
Khi quyền sinh tồn của Ngũ Đấu Mễ giáo và quyền tự trị của Hán Trung phát sinh xung đột, Trương Lỗ rõ ràng là có khuynh hướng bảo toàn Ngũ Đấu Mễ giáo mà hi sinh tự trị Hán Trung. Có điều, Trương Lỗ chung quy cũng là quân phiết cát cứ một phương, có thể chiếm được một mảng cơ nghiệp Hán Trung này, tất nhiên là có chỗ hơn người của hắn, dĩ nhiên sẽ không dễ dàng làm ra quyết định đầu hàng.
Suy nghĩ đã định, Trương Lỗ chậm rãi đứng dậy.
Tiếng tranh cãi trong đại sảnh lập tức tắt hẳn, ánh mắt của tất cả mọi người đều tụ tập lên người Trương Lỗ.
Ánh mắt của Trương Lỗ quét qua mặt mấy người Trương Vệ, Dương Tùng, không nhanh không chậm nói: Vì bách tính Hán Trung, vì đại nghiệp thiên thu của Ngũ Đấu Mễ giáo, dốc hết đại quân Hán Trung, quyết một trận tử chiến với Mã nghịch phản quân tại Dương Bình quan, ý ta đã quyết, chư vị ai lĩnh lệnh nấy, tức tốc chuẩn bị chiến đấu!
Khi Dương Tùng đang muốn phất tay áo bỏ đi thì Trương Lỗ đột nhiên lại nói: Chư vị có thể đi, còn Bá Niên (tự của Dương Tùng) thì ở lại.
Khi mọi người tản hết, Trương Lỗ mới nói với Dương Tùng: Bá Niên phải chăng cảm thấy bản sư quân chỉ vì bản thân chứ không đếm xỉa gì đến hai mươi vạn bách tính Hán Trung?
Dương Tùng nói: Không dám.
Trương Lỗ thở dài, nói: Bá Niên có điều chưa biết, bản sư quân cũng có ý đầu hàng, nhưng lại sợ Lương hầu khinh thường, cho nên mới sai quân thủ Dương Bình, chính là để hướng tới Lương hầu chứng tỏ rằng Hán Trung ta không phải là không có người, bản sư quân sở dĩ hướng về phía bắc mà đầu hàng, cũng không phải là sợ binh phong của Lương quân, mà thực sự là vì nghĩ cho hai mươi vạn bách tính Hán Trung.
Dương Tùng đột nhiên hiện ra, vái một cái, nói: Hạ quan ngu muội, suýt chút nữa thì trách nhầm sư quân.
Trương Lỗ bước lên trước đỡ lấy tay Dương Tùng, bùi ngùi nói: Dương Bình quan chi chiến, vẫn mong Bá Niên tương trợ!
Dương Tùng đỏ mặt, kích động nói: Sư quân yên tâm, hạ quan cho dù dốc hết gia tài cũng sẽ giúp sư quân đánh thắng Dương Bình quan chi chiến.
Trương Lỗ vui vẻ nói: Có câu này của Bá Niên, bản sư quân yên tâm rồi.
Dương Tùng ôm quyền nói: Chuyện không thể chậm trễ, hạ quan xin cáo từ, trước tiên về phủ chuẩn bị tiền lương.
Không tiễn.
Đi thong thả.
Khi bóng hình của Dương Tùng khuất xa, thân ảnh của Trương Vệ đột nhiên như quỷ mị từ Thiên môn lách ra, nói với Trương Lỗ: Huynh trưởng giỏi tâm kế thật, nếu không làm như vậy thì sao có thể khiến tên Dương Tùng keo kiệt tham sống sợ chết này xuất tiền xuất lương ủng hộ Dương Bình quan chi chiến!
Trương Lỗ cười nhạt một tiếng, không nói gì, những lời nói với Dương Tùng vừa rồi vừa là thật mà vừa là giả. Trương Vệ đã hiểu như vậy thì hắn cũng chẳng buồn giải thích, dẫu sao thì Dương Bình quan chi chiến vẫn cần Trương Vệ dẫn binh. Dương Khâm, Dương Ngang tuy năng chinh thiện chiến, nhưng bọn họ dẫu sao cũng không phải là thân tín của Trương Lỗ, chỉ có Trương Vệ lĩnh quân thì Trương Lỗ mới có thể yên tâm để đại quân từ từ tiến về Dương Bình quan.
Cuối tháng sáu, trong núi ruồi nhặng sinh sôi, xà trùng lổn ngổn, tướng sĩ quân Lương ngày chịu đốt chích, khổ cực không tả xiết, lại vì trong núi nóng bức, không khô mát như phương bắc, người hoạn tật (bị cảm nắng) nhiều không đếm xuể, đại quân hành động chậm chạp, ngày đi không được ba mươi dặm, cũng may đại quân trung lộ chỉ là nghi binh, Phương Duyệt cũng không gấp.
So sánh với đường ở Tà cốc đạo, Tử Ngọ tiểu đạo và Trần Thương đạo còn hiểm trở khó đi hơn.
Đặc biệt là Tử Ngọ tiểu đạo dài đến hơn tám trăm dặm, trên đường thâm cốc đoạn nhai, u khê tuyệt giản ngang dọc đan xen, có thể nói là thiên hiểm vạn trở, có lúc sạn đạo đã lâu không được tu sửa, sĩ tốt vừa đặt chân lên đã trượt chân rơi xuống vực sâu, xương cốt cũng chẳng còn, lại vì sơn đạo trơn ướt, tướng sĩ hẫng chân một cái là trượt ngã chết người.
Sau hơn nửa tháng, khi Trần Đáo xuất quân rơi khỏi Tử Ngọ tiểu đạo, xuất hiện tại bình nguyên Hán Trung, năm ngàn đại quân khi xuất chinh đã thương vong quá nửa, chỉ còn lại hơn hai ngàn người! Tình huống của Trương Tú so với Trần Đạo thì cũng chẳng tốt hơn được là bao, đại quân năm ngàn người chỉ còn lại hơn ba ngàn ngươi, hơn nữa quân lương đánh rơi hết, các tướng sĩ vừa đói lại vừa mệt, đều chán nản vô cùng.
/359
|