Bao Ngọc Thủy lựa mười mấy con cá rô lớn để vào cái rỗ, đưa tới cho Tiểu Hàm, hỏi. Út à, con và anh năm đi cho cá cho ông bà nội đi, biết nói làm sao không?
Tiểu Hàm ngớ ra, chớp chớp mắt. Nói làm sao hả mẹ?
Con nói, con và anh năm đi câu cá, dính cá thật nhiều, cha mẹ chọn vài con biểu con đem qua biếu ông bà nội, bác hai cùng mấy anh chị ăn lấy thảo.
Tiểu Hàm giật giật khóe môi, thần sắc trong mắt chợt lóe mà qua một cảm xúc lạ. Gật đầu mỉm cười nói.
Dạ con hiểu rồi mẹ!
Tứ Tự hiểu chưa? Bao Bảo Ngọc lại hỏi.
Dạ con biết cái này lâu rồi mẹ! Tứ Tự cười hì hì đáp. Mấy lời nói kiểu này, từ nhỏ họ đã nghe mẹ dạy qua.
Nhìn anh năm như vậy, trong mắt Tiểu Hàm lóe qua hâm mộ, đồng thời hâm mộ chính bản thân mình. Có cha mẹ dạy chính là như vậy, có những lúc, những chuyện tưởng như bình thường giống như vầy, nhưng cũng coi là dạy dỗ. Đứa nhỏ đi ra ngoài dựa theo lời cha mẹ dạy mà biết nói cái gì, sẽ không nhút nhát trốn tránh ấp úng đứng núp ở đâu đó không dám nói vì sợ nói sai.
Dạy con cái từng câu nói, cũng là cách giúp con cái tự tin và mạnh dạn. Cũng là bổn phận của người làm cha mẹ.
Đời trước, cô...
Đứa nào mới dùng cần câu xong mà không chịu tháo mồi ra? Anh nói hoài, câu cá xong phải gỡ mồi trên lưỡi câu ra, rửa sạch lưỡi câu. Để mồi ở lưỡi câu như vậy, thằn lằn nó lại nó ăn mồi, ăn luôn cái lưỡi câu thì sao? Hoặc con gà con vịt ăn phải thì sao? Nói hoài mà không nghe, là đứa nào? Ngoài cửa vang lên tiếng rầy dạy của Tam Xạ, anh tư của Tiểu Hàm.
Nếu nói trong nhà ai nghiêm túc nhất, thì đó là anh tư Tam Xạ. Anh ít nói, mặt trầm trầm, tính cách khá giống mẹ, nghiêm túc cực kỳ, chỉ có hơn chứ không kém.
Em út mà làm sai cái gì, không để cha mẹ răn dạy mà tự mình mở miệng răn dạy. Bình thường ở trong nhà ai có thể làm sai cái gì đó, nhưng anh thì rất hiếm, anh rất ngăn nắp và gọn gàng. Quần áo mặc xong thay ra đều lộn ra bề mặt rồi mới để vào thau đồ giơ. Lúc phơi quần áo hoặc đem quần áo vào, cũng đều sắp xếp ngăn nắp đâu ra đó.
Tiểu Hàm nghe câu rầy la, nhìn ra hai cái cần cầu bị mình để tựa ở cửa ban nãy, đánh cái rùng mình. Mặt đỏ bừng mấp máy môi, phồng phồng má nhìn anh tư ở cửa nói.
Em.. em mới câu cá xong.
Tứ Tự cũng là rùng mình một cái. Ban nãy câu được cá nhiều, cậu vui mừng chạy vô cho mẹ xem mà quên mất cái vụ này. Lần này bị nhắc đã là lần thứ năm thứ sáu.
Nhìn gương mặt hầm hầm của anh tư, Tứ Tự sợ thật sự. Lại nhìn em Út nhận sai, càng thêm xấu hổ, cũng liền lắp bắp nói.
Là em! Út nó sợ trùng, toàn em móc mồi. Ban nãy câu nhiều cá quá, em quên tháo mồi rửa lưỡi câu. Lần sau em không dám nữa! Thái độ ủ rũ nhận sai. Nếu là với cha mẹ, cha mẹ đã bỏ qua. Chỉ là người này là anh tư.
Em nhận sai giống như vầy đã bao nhiêu lần rồi? Đi tới, đem lưỡi câu rửa sạch rồi mới làm gì thì làm. Phải làm ngay cho nhớ mà về sau đặng tránh!
Liên Hoàn Liên liếc nhìn vợ, thấy vợ nhún nhún vai, ông chỉ đành cười trừ cầm dao đi theo vợ đi mần cá. Thầm nói. Thằng tư nó thật giống tính mẹ nó. Nghiêm khắc!
...
Chờ Tứ Tự ủ rủ đi rửa lưỡi câu xong, hai anh em mới bưng rổ cá đi qua nhà bà nội.
Mấy ngày qua cha đã từng ôm Tiểu Hàm qua nhà ông bà nội một hai lần, xong chưa lần nào cô tự đi, hiện tại đi theo anh tư, nhìn ngó đường đi một chút.
Từ nhà cô đi qua nhà ông bà nội không xa, chỉ cách một khoảng sân vườn tầm trăm mét. Hàng rào bông bụp đỏ được cắt tỉa ngay ngắn thẳng hàng bao vây toàn bộ sân vườn phía trước nhà của ông bà nội, ở chỗ cổng ra vào, hai bên là hai cụm cây bông trang đỏ.
Cây may lớn ở trong sân, cùng với một ít cây cảnh hoa cỏ được ông nội cẩn thận chăm sóc.
Nhà ông bà nội là nhà cổ xưa, phía trước nhà là hàng song cửa bằng gỗ. Nền xi măng, mái ngói. Nhà có ba gian. Một gian ở giữa, là nơi tiếp đãi khách. Ở đây có một chiếc bàn bát tiên ở chính giữa nhà, hai bên bàn là những chiếc ghế được tạo hình hoa văn cầu kỳ tinh tế. Ở giữa nhà là chiếc bàn thờ tổ tiên gia tộc.
Phía bên phải là chiếc bộ ngựa ván. Bên trái là lối ra vào buồn trong, cũng là phòng ngủ của ông bà nội.
Gian phía bên trái, là gian phòng ngủ của vợ chồng bác hai và mấy anh, một gian có hai phòng. Còn ở gian bên phải là phòng bếp cùng nhà kho.
Tiểu Hàm cùng Tứ Tự đi vào sân, Tứ Tự liền lớn giọng gọi.
Ông nội bà nội ơi, bác hai ơi!
Liền nghe tiếng trả lời và tiếng bước chân đi ra từ gian nhà giữa, giọng ồn ồn của ông nội Liên Kế Tục. Nội đây, đứa nào vậy bây?
Thấy ông nội đi ra, hai anh em vội khoanh tròn tay cúi người thưa một tiếng.
Thưa ông nội tụi con mới qua!
Là Tứ Tự và Tiểu Hàm à? Ừa, vào nhà đi hai đứa. Ông nội ngồi xuống bàn, lấy bình trà rót nước ra hai cái ly rồi đẩy lên phía trước, ngoắc ngoắc hai người Tiểu Hàm tới.
Uống miếng trà gừng cho ấm bụng.
Nghe là trà gừng, Tứ Tự vội thụt lùi lại vài bước, bị ông nội cười mắng: Thằng cha mày! Sợ cái gì, uống vào bổ chứ có gì mà sợ. Ngược lại Tiểu Hàm ngoan ngoãn đi tới nói cảm ơn ông nội rồi uống một ngụm.
Tiểu Hàm hết bệnh chưa con? Tới đây đưa tay ông nội nghe mạch xem đã hết bệnh chưa.
Tiểu Hàm vâng dạ gật đầu, đầy tò mò mà vương cánh tay nhỏ để lên bàn.
Cũng không biết ông nội từ đâu lấy ra một cái gối mềm nhỏ, để ở trên bàn, rồi đem tay của Tiểu Hàm đặt lên, sau đó mới từ từ nghe mạch.
Qua một hồi ông nội gật gù.
Ừ, mạch đập ổn định, coi bộ con khỏi bệnh rồi đó. Ráng giữ sức khỏe, nghe cha mẹ bây nói tựu trường sẽ cho bây đi học. Đừng để bệnh mà lỡ học.
Dạ ông nội!
Lúc này ông nội mới thu hồi dụng cụ bắt mạch để vào ngăn tủ nhỏ ở dưới bàn, rồi mới ôn tồn hỏi.
Qua có chi không? Cầm cái gì qua nữa đó? Ông nội hỏi lại, sau đó nhìn cái rổ cá Tứ Tự đang cầm. Cá Rô đâu bự vậy? Ở đâu mà có đó?
Tứ Tự mắt sáng bừng, bước tới vài bước cười toe toét nói:
Ông nội, Út ăn may, câu dính tới bốn mươi hai con cá rô.
Dữ vậy đó hả? Tiểu Hàm giỏi quá! Rồi lại nói. Này là cầm qua cho ông bà nội hả?
Tứ Tự gật đầu, Dạ, mẹ bảo tụi con đem cá qua cho ông bà nội ăn lấy thảo.
Ừ, về nói với mẹ ông nội nhận cá rồi. Ông nội cũng không khách sáo hay nói lời từ chối gì. Là nghe nói có tới bốn mươi hai con, nhìn thấy mấy con cá phờ ra, cũng biết là không đem rộng được, cho nên cũng không nói lời khách sáo gì.
Liên Kế Tục quay đầu vào gian nhà bếp gọi to một tiếng.
Bà nó, thằng ba nó đem cá rô qua cho nè. Buổi chiều coi làm món gì đó ngon ngon mà ăn!
Không nghe câu trả lời, ông nội liền phất phất tay. Chắc bà nội các con ở sau vườn. Đi, cầm cá ra sau vườn cho bà nội đi!
Dạ!
Ừ, đi đi, hai anh em cầm cá ra cho bà nội bây đi!
...
Tiểu Hàm đi theo phía sau Tứ Tự, lại lần nữa chìm vào suy nghĩ. Ông nội thật sự có khí chất của người xưa, nói chuyện từ tốn chậm rãi. Còn có đôi mắt... nhìn thâm thúy vào trầm trầm, tựa hồ có thể nhìn thấu nhân tâm.
Đột nhiên hình tượng ông nội trong lòng Tiểu Hàm tăng lên cao.
Trước kia cô không có ông bà, dù nội hay ngoại... hiện tại có đủ, mà ông bà dường như còn yêu thương quan tâm mình. Chợt thấy ấm áp.
Đi theo Tứ Tự len vào gian nhà bên phải, đi ngang qua bếp nấu ăn, nhìn tủ chén, kệ dao, hàng nồi treo lủng lẳng. Ngăn nắp đâu và đó. Nhìn qua liền biết người trong nhà rất ngăn nắp gọn gàng.
Theo cửa sau đi thẳng ra sau vườn, liền nhìn thấy bà nội Giang Thị Ngọc Mai, bác hai gái Dương Thị Bé, chị họ thứ tư Liên Ngọc Mỹ đang ngồi lụm cụm, bà nội thì chặt củi, chị Mỹ hái rau, bác hai gái thì mần cá.
Bà nội, bác hai, con mới qua, chị Mỹ em mới qua. Tứ Tự vội chạy nhanh thưa một tiếng.
Tiểu Hàm ngớ ra, chớp chớp mắt. Nói làm sao hả mẹ?
Con nói, con và anh năm đi câu cá, dính cá thật nhiều, cha mẹ chọn vài con biểu con đem qua biếu ông bà nội, bác hai cùng mấy anh chị ăn lấy thảo.
Tiểu Hàm giật giật khóe môi, thần sắc trong mắt chợt lóe mà qua một cảm xúc lạ. Gật đầu mỉm cười nói.
Dạ con hiểu rồi mẹ!
Tứ Tự hiểu chưa? Bao Bảo Ngọc lại hỏi.
Dạ con biết cái này lâu rồi mẹ! Tứ Tự cười hì hì đáp. Mấy lời nói kiểu này, từ nhỏ họ đã nghe mẹ dạy qua.
Nhìn anh năm như vậy, trong mắt Tiểu Hàm lóe qua hâm mộ, đồng thời hâm mộ chính bản thân mình. Có cha mẹ dạy chính là như vậy, có những lúc, những chuyện tưởng như bình thường giống như vầy, nhưng cũng coi là dạy dỗ. Đứa nhỏ đi ra ngoài dựa theo lời cha mẹ dạy mà biết nói cái gì, sẽ không nhút nhát trốn tránh ấp úng đứng núp ở đâu đó không dám nói vì sợ nói sai.
Dạy con cái từng câu nói, cũng là cách giúp con cái tự tin và mạnh dạn. Cũng là bổn phận của người làm cha mẹ.
Đời trước, cô...
Đứa nào mới dùng cần câu xong mà không chịu tháo mồi ra? Anh nói hoài, câu cá xong phải gỡ mồi trên lưỡi câu ra, rửa sạch lưỡi câu. Để mồi ở lưỡi câu như vậy, thằn lằn nó lại nó ăn mồi, ăn luôn cái lưỡi câu thì sao? Hoặc con gà con vịt ăn phải thì sao? Nói hoài mà không nghe, là đứa nào? Ngoài cửa vang lên tiếng rầy dạy của Tam Xạ, anh tư của Tiểu Hàm.
Nếu nói trong nhà ai nghiêm túc nhất, thì đó là anh tư Tam Xạ. Anh ít nói, mặt trầm trầm, tính cách khá giống mẹ, nghiêm túc cực kỳ, chỉ có hơn chứ không kém.
Em út mà làm sai cái gì, không để cha mẹ răn dạy mà tự mình mở miệng răn dạy. Bình thường ở trong nhà ai có thể làm sai cái gì đó, nhưng anh thì rất hiếm, anh rất ngăn nắp và gọn gàng. Quần áo mặc xong thay ra đều lộn ra bề mặt rồi mới để vào thau đồ giơ. Lúc phơi quần áo hoặc đem quần áo vào, cũng đều sắp xếp ngăn nắp đâu ra đó.
Tiểu Hàm nghe câu rầy la, nhìn ra hai cái cần cầu bị mình để tựa ở cửa ban nãy, đánh cái rùng mình. Mặt đỏ bừng mấp máy môi, phồng phồng má nhìn anh tư ở cửa nói.
Em.. em mới câu cá xong.
Tứ Tự cũng là rùng mình một cái. Ban nãy câu được cá nhiều, cậu vui mừng chạy vô cho mẹ xem mà quên mất cái vụ này. Lần này bị nhắc đã là lần thứ năm thứ sáu.
Nhìn gương mặt hầm hầm của anh tư, Tứ Tự sợ thật sự. Lại nhìn em Út nhận sai, càng thêm xấu hổ, cũng liền lắp bắp nói.
Là em! Út nó sợ trùng, toàn em móc mồi. Ban nãy câu nhiều cá quá, em quên tháo mồi rửa lưỡi câu. Lần sau em không dám nữa! Thái độ ủ rũ nhận sai. Nếu là với cha mẹ, cha mẹ đã bỏ qua. Chỉ là người này là anh tư.
Em nhận sai giống như vầy đã bao nhiêu lần rồi? Đi tới, đem lưỡi câu rửa sạch rồi mới làm gì thì làm. Phải làm ngay cho nhớ mà về sau đặng tránh!
Liên Hoàn Liên liếc nhìn vợ, thấy vợ nhún nhún vai, ông chỉ đành cười trừ cầm dao đi theo vợ đi mần cá. Thầm nói. Thằng tư nó thật giống tính mẹ nó. Nghiêm khắc!
...
Chờ Tứ Tự ủ rủ đi rửa lưỡi câu xong, hai anh em mới bưng rổ cá đi qua nhà bà nội.
Mấy ngày qua cha đã từng ôm Tiểu Hàm qua nhà ông bà nội một hai lần, xong chưa lần nào cô tự đi, hiện tại đi theo anh tư, nhìn ngó đường đi một chút.
Từ nhà cô đi qua nhà ông bà nội không xa, chỉ cách một khoảng sân vườn tầm trăm mét. Hàng rào bông bụp đỏ được cắt tỉa ngay ngắn thẳng hàng bao vây toàn bộ sân vườn phía trước nhà của ông bà nội, ở chỗ cổng ra vào, hai bên là hai cụm cây bông trang đỏ.
Cây may lớn ở trong sân, cùng với một ít cây cảnh hoa cỏ được ông nội cẩn thận chăm sóc.
Nhà ông bà nội là nhà cổ xưa, phía trước nhà là hàng song cửa bằng gỗ. Nền xi măng, mái ngói. Nhà có ba gian. Một gian ở giữa, là nơi tiếp đãi khách. Ở đây có một chiếc bàn bát tiên ở chính giữa nhà, hai bên bàn là những chiếc ghế được tạo hình hoa văn cầu kỳ tinh tế. Ở giữa nhà là chiếc bàn thờ tổ tiên gia tộc.
Phía bên phải là chiếc bộ ngựa ván. Bên trái là lối ra vào buồn trong, cũng là phòng ngủ của ông bà nội.
Gian phía bên trái, là gian phòng ngủ của vợ chồng bác hai và mấy anh, một gian có hai phòng. Còn ở gian bên phải là phòng bếp cùng nhà kho.
Tiểu Hàm cùng Tứ Tự đi vào sân, Tứ Tự liền lớn giọng gọi.
Ông nội bà nội ơi, bác hai ơi!
Liền nghe tiếng trả lời và tiếng bước chân đi ra từ gian nhà giữa, giọng ồn ồn của ông nội Liên Kế Tục. Nội đây, đứa nào vậy bây?
Thấy ông nội đi ra, hai anh em vội khoanh tròn tay cúi người thưa một tiếng.
Thưa ông nội tụi con mới qua!
Là Tứ Tự và Tiểu Hàm à? Ừa, vào nhà đi hai đứa. Ông nội ngồi xuống bàn, lấy bình trà rót nước ra hai cái ly rồi đẩy lên phía trước, ngoắc ngoắc hai người Tiểu Hàm tới.
Uống miếng trà gừng cho ấm bụng.
Nghe là trà gừng, Tứ Tự vội thụt lùi lại vài bước, bị ông nội cười mắng: Thằng cha mày! Sợ cái gì, uống vào bổ chứ có gì mà sợ. Ngược lại Tiểu Hàm ngoan ngoãn đi tới nói cảm ơn ông nội rồi uống một ngụm.
Tiểu Hàm hết bệnh chưa con? Tới đây đưa tay ông nội nghe mạch xem đã hết bệnh chưa.
Tiểu Hàm vâng dạ gật đầu, đầy tò mò mà vương cánh tay nhỏ để lên bàn.
Cũng không biết ông nội từ đâu lấy ra một cái gối mềm nhỏ, để ở trên bàn, rồi đem tay của Tiểu Hàm đặt lên, sau đó mới từ từ nghe mạch.
Qua một hồi ông nội gật gù.
Ừ, mạch đập ổn định, coi bộ con khỏi bệnh rồi đó. Ráng giữ sức khỏe, nghe cha mẹ bây nói tựu trường sẽ cho bây đi học. Đừng để bệnh mà lỡ học.
Dạ ông nội!
Lúc này ông nội mới thu hồi dụng cụ bắt mạch để vào ngăn tủ nhỏ ở dưới bàn, rồi mới ôn tồn hỏi.
Qua có chi không? Cầm cái gì qua nữa đó? Ông nội hỏi lại, sau đó nhìn cái rổ cá Tứ Tự đang cầm. Cá Rô đâu bự vậy? Ở đâu mà có đó?
Tứ Tự mắt sáng bừng, bước tới vài bước cười toe toét nói:
Ông nội, Út ăn may, câu dính tới bốn mươi hai con cá rô.
Dữ vậy đó hả? Tiểu Hàm giỏi quá! Rồi lại nói. Này là cầm qua cho ông bà nội hả?
Tứ Tự gật đầu, Dạ, mẹ bảo tụi con đem cá qua cho ông bà nội ăn lấy thảo.
Ừ, về nói với mẹ ông nội nhận cá rồi. Ông nội cũng không khách sáo hay nói lời từ chối gì. Là nghe nói có tới bốn mươi hai con, nhìn thấy mấy con cá phờ ra, cũng biết là không đem rộng được, cho nên cũng không nói lời khách sáo gì.
Liên Kế Tục quay đầu vào gian nhà bếp gọi to một tiếng.
Bà nó, thằng ba nó đem cá rô qua cho nè. Buổi chiều coi làm món gì đó ngon ngon mà ăn!
Không nghe câu trả lời, ông nội liền phất phất tay. Chắc bà nội các con ở sau vườn. Đi, cầm cá ra sau vườn cho bà nội đi!
Dạ!
Ừ, đi đi, hai anh em cầm cá ra cho bà nội bây đi!
...
Tiểu Hàm đi theo phía sau Tứ Tự, lại lần nữa chìm vào suy nghĩ. Ông nội thật sự có khí chất của người xưa, nói chuyện từ tốn chậm rãi. Còn có đôi mắt... nhìn thâm thúy vào trầm trầm, tựa hồ có thể nhìn thấu nhân tâm.
Đột nhiên hình tượng ông nội trong lòng Tiểu Hàm tăng lên cao.
Trước kia cô không có ông bà, dù nội hay ngoại... hiện tại có đủ, mà ông bà dường như còn yêu thương quan tâm mình. Chợt thấy ấm áp.
Đi theo Tứ Tự len vào gian nhà bên phải, đi ngang qua bếp nấu ăn, nhìn tủ chén, kệ dao, hàng nồi treo lủng lẳng. Ngăn nắp đâu và đó. Nhìn qua liền biết người trong nhà rất ngăn nắp gọn gàng.
Theo cửa sau đi thẳng ra sau vườn, liền nhìn thấy bà nội Giang Thị Ngọc Mai, bác hai gái Dương Thị Bé, chị họ thứ tư Liên Ngọc Mỹ đang ngồi lụm cụm, bà nội thì chặt củi, chị Mỹ hái rau, bác hai gái thì mần cá.
Bà nội, bác hai, con mới qua, chị Mỹ em mới qua. Tứ Tự vội chạy nhanh thưa một tiếng.
/13
|