CHƯƠNG 18: NGĂN THÓI XẤU - TẬP TÍNH TỐT TRÁNH THÓI QUEN
Ai cũng biết là không tập hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý, phạm luật, sống vô luân, lừa gạt, chửi thề, cắn móng tay, ăn quá mức bao giờ cũng tốt hơn là tập... Vì các bậc phụ huynh và các công dân có trách nhiệm trên khắp nước đều quan tâm đến vấn đề thiết yếu này, nên ta hãy xem xét vài hướng dẫn hữu ích trong việc tránh các thói quen nguy hại.
Bước thứ nhất là dặn dò giới trẻ về những ích lợi của việc giữ được tâm trí trong sáng thân xác khỏe mạnh, đạo đức tốt lành hầu tránh được các rắc rối và trừ bỏ được các thói quen tai hại trước khi bước vào đời. Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn đồng ý rồi.
Bước thứ hai, để tránh các thói xấu, nhất là ma tuý, theo tiến sĩ Forest Tenant là “đánh cho chừa“. Hẳn nhiều vị tự do quá khích sẽ la lên “đánh trẻ” là việc cổ quá rồi, thời này ai còn áp dụng nữa! Dù sao, các nhà tâm lý đều đồng ý cách chung rằng khi một đứa trẻ biết nó phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì hầu như nó sẽ quan tâm đến hành vi của mình hơn.
Nhà tâm lý James Dobson quả quyết rằng buông thả con cái, không dám sửa phạt với lòng yêu thương thực sự là điều vô cùng tai hại. Việc sửa phạt giúp trẻ vững tin rằng nó đã được rèn luyện xứng đáng và là bằng chứng tình yêu đích thực của bạn.
Bước thứ ba là làm gương cho con cái. Khi tôi mới có con, mẹ tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Con nhớ đấy, các cháu thường để ý đến những gì con làm hơn là những lời con nói nhiều“. Nhưng bậc cha mẹ thành thực muốn con cái mình đừng uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc sống vô luân thì nên nêu gương trước. Cha mẹ mà hút thuốc, uống rượu tất thế nào con cái cũng noi theo. Như đã nó ở chương trước, có những cha mẹ, sáng sớm đã uống thuốc bổ rồi thuốc an thần, đến trưa lại uống hai viên Appirin, trước bữa ăn chiều một ly rượu pha, trước khi đi ngủ thêm một ly đưa giấc, mỗi ngày hút hai gói thuốc lá, mà rồi lại than van khi thấy con cái sa vào ma túy nữa chứ! Họ la lối, ngạc nhiên không hiểu con cái mình tại sao lại làm như vậy trong khi đã có đủ mọi thứ rồi!
Bước thứ tư là chống lại lối quảng cáo xảo mị. Các hãng thuốc lá và hãng rượu đã đổ ra cơ man nào là tiền bạc cũng như óc tưởng tượng cho các chiến dịch quảng cáo vận động. Những hãng bia có bán được cũng là nhờ vào các chương trình quảng cáo hấp dẫn trên truyền hình. Đặc biệt là họ khéo dùng hình ảnh các lực sĩ để rao bán bia vì họ biết các lực sĩ vốn là thần tượng của giới trẻ. Một khi các lực sĩ cường tráng ấy đã vui vẻ tuyên bố là họ mạnh khỏe nhờ bia thì ai còn dám ngờ gì nữa. Các hãng rượu thì quảng cáo một cuộc sống thư nhàn và phương cách để trở nên “Con người lỗi lạc” với những lời lẽ đạo đức và đề nghị bạn uống một cách “điều độ“. Các chương trình quảng cáo thuốc lá lợi dụng khía cạnh “Nam tính” và “nữ tính” bằng cách nhấn mạnh rằng, nếu biết hút thuốc, bạn sẽ thuộc týp người “mạnh dạn” và “sáng suốt“. Lối quảng cáo xảo mị này rất hấp dẫn và được lập đi lập lại hoài tới nỗi hầu hết giới trẻ đều quyết định hút thử. Như đã nói ở trên, cũng chính lối quảng cáo này đã khiến số thanh niên nghiện rượu gia tăng vượt bực trong năm qua.
SỰ THẬT TRONG LỜI QUẢNG CÁO
Theo tôi, ta nên dùng sự thật để quyết liệt chống lại lối quảng cáo xảo mị này. Thí dụ: bạn đã bao giờ trông thấy một bà lão ngậm mãi điếu thuốc trên môi chỉ đến khi ho mới bỏ ra một chút chưa? Hoặc một ông lão ngón tay vàng đậm chất Nicotin đặt điếu thuốc lên miệng rồi quên bẵng đi, để cả tàn thuốc rớt đầy trên quần áo chưa? Bạn hãy gẫm kĩ câu này: “Hôn một cô gái mới hút thuốc chẳng khác gì liếm cái gạt tàn“. Hút thuốc sẽ gia tăng phẩm chất giới tính và óc sáng suốt hay làm suy giảm thì bạn hẳn đã rõ rồi. Ngoài ra, hỡi các cô gái, hút thuốc chắc chắn sẽ khiến làn da các bạn khô nhăn trước tuổi đấy!
Đã thế, cậu Sam lại còn chế dầu vào lửa bằng cách bỏ ra hàng triệu đô la giúp đỡ những người trồng thuốc, ngoài số trợ cấp từng vụ mùa nữa. Sau khi tiêu tốn hàng triệu đô la ấy thì được biết hút thuốc chính là nguyên nhân gây bệnh ung thư và tim mạch, cậu lại tốn thêm hàng trăm triệu để giúp chữa trị những căn bệnh mà chính cậu đã bỏ tiền ra mua! Rồi lại còn phải chi thêm tiền để ngăn chặn việc bán thứ sản phẩm mà chính cậu đã trợ cấp nữa! Những điều tôi nói chẳng sai chút nào. Nhưng thật tức cười khi nghe người ta vừa đưa ra lý do biện hộ cho việc nâng đỡ người trồng thuốc lại vừa hạn chế việc quảng cáo thuốc vì hại đến sức khoẻ, rồi lại bỏ tiền ra để nghiên cứu và chữa trị bệnh ung thư do bởi hút thuốc mà ra. Đúng là một cái vòng luẩn quẩn mà chung quy là chúng ta phải đóng thuế để rước lấy bệnh ung thư!
CHO TRẺ NHÌN TẬN MẮT
Bước thứ năm trong việc tránh thói xấu là đem con cái đến “hiện trường” cho chúng ta xem xét tận mắt những hậu quả của việc hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý. Bạn nên dắt con cái đến thăm những người bị bệnh khí thủng hoặc ung thư phổi do hút thuốc một vài lần cho chúng biết. Bạn hãy để chúng nói chuyện với họ cho chúng thấy rõ hậu quả của việc hút thuốc như thế nào. Dĩ nhiên biện pháp này có hơi mạnh tay, nhưng bạn nên nhớ là bệnh nhân lúc đầu chỉ hút có một điếu thôi đấy. Nhờ vậy, con cái bạn mới có dịp nhìn thấy mặt trái của việc hút thuốc mà các chương trình quảng cáo không dám nói đến. Nếu được nghe bất cứ nạn nhân nào của các chương trình quảng cáo thuốc kể lại thì bạn sẽ thấy chẳng có tí “duyên dáng” “sáng suốt” “dũng cảm” “khoái khẩu” và “khuây khoả” nào đâu. Biện pháp mạnh, có lẽ mạnh thật, nhưng đôi khi cũng cần cho con cái biết các thói xấu sẽ bắt chúng phải trả giá cỡ nào. Để tăng thêm hiệu quả, bạn nên hỏi han những bệnh nhân đó trước mặt con cái bạn đôi câu như họ có muốn hút thuốc trở lại không... chắc chắn phần lớn sẽ dứt khoát từ chối. Cần suy nghĩ thêm - quyết định hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, ăn quá mức, hôn nhân thử... đều là những quyết định do cảm xúc và phi lý. Phần lớn chỉ vì muốn được thừa nhận mà ra. Do đó, tình thương và sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái hết sức quan trọng. Một khi con cái bạn (cũng như chính bạn) đã thừa nhận và bằng lòng với chính mình (tự ti) thì nó đâu cần người khác thừa nhận nữa. Hơn nữa, khi đã xác định rõ ràng các mục tiêu của mình rồi, chúng ta sẽ thấy các thói xấu cản trở bước tiến rất nhiều và ta sẽ suy nghĩ kĩ hơn về ván bài tương lai mà ta đã cẩn thận hoạch định.
- Nếu bạn hoặc con cái bạn còn trẻ mà đã sa vào lưới ma men thì bạn nên đi tới những khu trụy lạc, quan sát cho kĩ thành phần cặn bã của xã hội và ghi khắc vào lòng. Liệu bạn dám cá 16 ăn 1 là mình sẽ không rơi vào tình trạng ấy không? Có thể lắm chứ! Sau đó, hãy đi dự vài buổi họp của hội những kẻ nghiện rượu vô danh, bạn sẽ phải bàng hoàng khi thấy rất nhiều người thông mình, tài giỏi thuộc đủ mọi lãnh vực cũng từng nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ rơi vào tình trạng ấy cả. Có nghe chuyện của họ, bạn sẽ thấy rượu khác hẳn với những lời quảng cáo bảo là nó vô hại, thú vị. Khi nghe những người nghiện rượu kể lại đời họ, bạn hãy nhớ kĩ là lúc đầu, họ cũng chỉ uống một ly thôi đấy. Bạn hãy nhớ là trong năm nay, sẽ có hai mươi lăm ngàn người bị thiệt mạng trên các xa lộ của chúng ta do những người mà lúc đầu cũng chỉ uống có một ly, không hơn không kém! Bảng thống kê này, cũng như việc uống rượu, chẳng có gì đáng “hãnh diện” cả. Bạn hãy để con cái hỏi bạn các nạn nhân xem bao người trong số họ đã lập kế hoạch để trở thành người nghiện? Đây chính là cơ hội giúp thức tỉnh. Bất cứ bạn trẻ nào cũng sẽ được thỏa mãn phần lớn tính tò mò khi nghe thấy những tiếng la thét của một người nghiện ma tuý đang vật vã vì lên cơn. Một cách thức tỉnh khác là dẫn con cái đến dự phiên toà, nghe vị chánh án xét xử và buộc một cô gái hoặc một cậu trai lỗi lạc mười bốn tuổi, trở lại học đường sau khi phạm tội ăn cắp để mua ma tuý hoặc rượu mạnh để tìm cảm giác lâng lâng và chứng tỏ mình không còn là con nít nữa. Dĩ nhiên những phương cách này có khắc nghiệt thật, nhưng nếu không thế, tương lai của những người bạn yêu mến có thể bị đe dọa. Đó mới là điều hệ trọng.
TRỪ BỎ THÓI XẤU
Ta có thể làm những gì để trừ bỏ được một thói xấu như tham ăn, trễ nải, chửi thề, hút thuốc, nóng nảy, đồng tình luyến ái, nghiện ngập, giao du bất chính...
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là quyết định muốn trừ bỏ thói xấu. Quyết định này hoàn toàn thuộc nơi bạn. Nếu bạn không quyết định thì chẳng ai hoặc phương thế nào có hiệu quả được. Có lẽ bạn sẽ bắt đầu trừ bỏ khi có người thuyết phục, nhưng sẽ không bền. (Nên nhớ, bạn khó mà đạt mục tiêu của người khác được). Nhiều lần bạn đã quyết định quá trễ chỉ vì không sẵn sàng muốn trừ bỏ một thói quen, vì thế, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn hãy quyết định sẽ không làm nô lệ cho bất cứ một thói xấu nào nữa. Quyết định của bạn là muốn kiểm soát đời sống mình, muốn được tự do, muốn tác động lên sự việc chứ không để sự việc tác động vào cuộc sống.
LẮNG NGHE NHỮNG NGƯỜI ĐÃ BỎ ĐƯỢC
Thật khó, rất khó bỏ được một thói xấu. Nhưng thực tế cho thấy, kết quả luôn là niềm vui và rất đáng được thưởng. Những người trước đây hút thuốc, nghiện rượu... đều cho tôi biết rất tỉ mỉ về niềm vui và sự phấn khởi sau khi thoát được những cảnh ngộ khó khăn đó.
Người bỏ thuốc nói về hương vị thơm ngon của đồ ăn, mùi thơm tinh khiết của khí trời, áo quần, đồ đạc... Họ nói về lòng tự trọng và niềm vui mới nhờ thắng vượt được một thói xấu mà từ hai đến mười năm nay đã mai một và làm khô kiệt sức sống của đời họ (theo một câu chuyện đăng trong Associates Press, số ra ngày 1- 6 -1977, thì trường đào tạo Y sĩ Hoàng Gia đã cộng tác với các trường trung học y tế ở Anh thực hiện một cuộc nghiên cứu cho biết mỗi điếu thuốc sẽ khiến người hút bị giảm thọ năm phút rưỡi, cứ ba người hút thuốc sẽ có một người chết vì thuốc, và mỗi năm, nước Anh mất khoảng 50 triệu ngày lao động vì những bệnh tật do hút thuốc gây nên. Bảng nghiên cứu cũng cho thấy những người bỏ thuốc sẽ được hưởng lợi ngay và từ mười đến mười lăm năm sau đó không phải lo chết vì thuốc nữa).
Nếu mỗi điếu thuốc giảm thọ năm phút rưỡi, và mỗi ngày bạn hút một gói thì một năm, bạn sẽ bị giảm thọ hai mươi tám ngày.
Vì đã quyết định tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn hãy nghe những người bỏ thuốc cắt nghĩa tại sao họ hồ hởi khi biết mình sẽ sống thêm được một ít năm và sẽ dùng tiền bạc vào những mục đích có giá trị thay vì vào những mục đích tai hại.
Những người nghiện rượu từng bị bắt giữ thường nói về những người bạn mới cũng như lý do họ gặp lại được những người bạn cũ. Thường thì họ vừa khóc vừa kể về việc mình được đoàn tụ lại với gia đình, được trở lại nghề cũ, về lòng tự trọng mới mẻ, về đời sống xã hội mới và nỗi xúc động trước những thành tựu lớn lao ổn định được cuộc sống và nhiều điều thú vị khác nữa...
THẮNG NHỜ TỪ BỎ
Một điều đáng chú ý là có nhiều người bỏ được thói xấu y hệt như đã bị lây nhiễm nó, nghĩa là nhờ tiếp giao với những người đứng đắn, có mục tiêu tích cực ở đời. Chính sự lạc quan, nhiệt tình và khích lệ của một môi trường đứng đắn đã phát sinh những kết quả thật cảm động bạn bè sẽ ảnh hưởng đến thói quen của bạn và bạn sẽ được hưởng giá của thành công, sức khỏe và hạnh phúc... Chứ bạn không phải trả giá đâu. Sau đó là thay thế. Thực ra, không hề có vấn đề loại trừ một thói quen mà chỉ là thay thói quen tốt cho thói quen xấu thôi. Nhưng bạn bè lạc quan, tận tụy, ân cần trong bầu không khí xây dựng, hi vọng và khích lệ sẽ thay thế cho chai rượu, quán rượu, nỗi buồn chán, biếng nhác và chứng đau bụng thường là những bạn bè chí cốt của người nghiện rượu. Theo tâm lý thì tốt nhất là phải có một sinh hoạt mới hay một thói quen mới để điền vào chỗ trống khi bạn bắt tay loại trừ một hay nhiều thói xấu. Khi người nghiện rượu chữa được thói quen uống rượu và nhìn thấy những thay đổi khả quan trong cuộc sống những người nghiện khác cũng như chính mình, họ sẽ tự thiết đặt cho mình những mục tiêu mới và sẽ thấy mình đạt đích lần đầu tiên.
TÔI THỪA BIẾT ĐIỀU ĐÓ
Cách tốt nhất để “bỏ” một thói xấu là đừng bao giờ tập nó. Nếu bạn đừng hút điếu thuốc, không uống ly rượu, nói lời dối trá, uống tách cà phê “vô hại” buổi trưa, hoặc sau giờ làm việc với người đàn ông hoặc người phụ nữ “dễ thương” tại cơ quan, không hút liều ma tuý tại hộp đêm, không đọc cuốn sách khiêu dâm hoặc đồng tình luyến ái, không đánh số đề, không lừa đảo bạn học một lần đầu tiên, ắt bạn đâu phải khổ sở chuốc lấy những thói xấu là hậu quả của những lần đầu tai hại ấy. Nếu đã lỡ nhiễm những thói xấu tai hại ấy rồi, thì điều cần thiết là bạn phải ngừng bỏ và chừa hẳn mới được.
TẬP TÍNH TỐT
Trong Chương 15 phần này, tôi đã trình bày cách thức dậy vào buổi sáng. Theo tôi, đây là một tính tốt, tuy có khó khăn vài mặt. Nó là một tập quán nên buộc phải “Tập“. Ban đầu, cần nhất là nhẫn nại rồi ít ngày sau, bạn sẽ thấy thích thú. Dần dần bạn sẽ hết cảm thấy khó mà còn thấy vui nữa. Cố gắng trong vòng hai mươi mốt ngày, thói quen sẽ thành hình. Kết quả sẽ rực rỡ đến nỗi mọi sự bắt đầu đổi mới cả. Bạn sẽ thấy mình hạnh phúc, hăng hái, phấn khởi và lạc quan hơn. Cứ xem xét kĩ lưỡng bất kỳ tính tốt nào rồi cố gắng tập cho được. Bạn sẽ hưởng thêm được rất nhiều từ cuộc sống. Trong phần bốn của tập “Hẹn nhau trên đỉnh thành công” này, tôi đã trình bày khá tỉ mỉ về việc xác lập mục tiêu. Hôm tôi bắt đầu chạy thực là vất vả. Tôi đã phải rán hết cỡ, rồi ngày hôm sau và hôm sau nữa cũng vậy. Dần dà, việc sáng sớm chạy ra đường xem chừng dễ hơn, vì tôi bắt đầu cảm nghiệm được niềm vui thành tựu. Giờ đây, hôm nào bận rộn không chạy được, tự nhiên tôi thấy buồn buồn, bứt rứt sao đâu. Tập quán chạy bộ và tập thể dục, cũng như mọi tính tốt khác đều rất khó tập. Nhưng khi đã tập thành rồi thì rất “thú vị”, nhất là khi ta nhớ lại rằng việc khó làm được hôm nay sẽ giúp ta làm được những việc lớn lao ngày mai.
MẮC NỢ CHÍNH MÌNH
Tiết kiệm tiền bạc là một tính tốt khác. Thoạt tiên, bạn phải buộc mình trả tiền cho mình trước khi thanh toán các khoản khác. Dù thu nhập được bao nhiêu, bạn cũng phải dành ra một chút cho tương lai. Niềm vui dành dụm sẽ tăng theo số tiền để được. Chẳng mấy chốc, đức tính này sẽ bén rễ và trở nên một phần trong đời sống bạn, rồi thấm sâu vào người bạn khi con cái (tiền bạc) sinh sôi nảy nở thành con đàn cháu đống như người Trung Hoa vẫn bảo.
Phải, dành dụm là một tính tốt, nhưng thoạt đầu, bạn cũng phải “Tập” và giữ lấy nó suốt đời. Lúc đầu, nhiều khi bạn không muốn trả tiền cho mình đâu - Mỗi lần như vậy, bạn hãy nhớ rằng: “Dù lý do xài cho hết hấp dẫn đến đâu đi nữa thì cũng vẫn không mạnh bằng lý do để dành“. Nhiều năm trước, thủ trưởng đầu tiên của tôi ở Yazoo City, bang Mississipi có tuyên bố rất chí lý rằng: Bạn cũng không thể chết đói được khi bớt đi 20 đô la.
Ông cũng rất đúng khi tuyên bố rằng khả năng dành dụm chính là dấu hiệu của nhân cách lành mạnh và NẾU BẠN KHÔNG ĐỂ DÀNH ĐƯỢC CHÚT NÀO TRONG SỐ THU NHẬP HIỆN THỜI TẤT BẠN CŨNG SẼ CHẲNG ĐỂ DÀNH ĐƯỢC ĐỒNG NÀO MAI SAU. Điều mà mọi “Triết gia thành công” đều thừa nhận là nếu bạn mong gặp may thì cần nhất là phải dành dụm đều đặn mỗi ngày. Tiền bạc sẽ hóa nên cần kíp khi gặp cơ hội làm ăn hoặc gặp lúc xui rủi. Thêm vào đó, việc bạn rèn giũa được mình còn có ích lợi lớn hơn nữa!
Lịch thiệp, vui vẻ và nhiệt tình đều là những tính tốt. Bạn có thể thực sự bắt mình phải lịch thiệp, vui vẻ và nhiệt tình với mọi người bạn gặp gỡ. Buộc mình như vậy một thời gian rồi bạn sẽ quen dần.
Mỉm cười cũng là một tập quán. Thỉnh thoảng có ngưòi sẽ bảo là mình không thích những nụ cười xã giao. Riêng tôi, tôi thà thấy một nụ cười xã giao còn hơn là lời cằn nhằn thành thực - Còn bạn thì sao? May thay, một khi đã cố gắng mỉm cười và đã quen cười rồi thì chúng sẽ trở nên thành thực. Bạn còn nhớ William James nói gì về việc ca hát không? Mỉm cười cũng y như vậy đấy. Chúng ta không mỉm cười vì mình hạnh phúc mà hạnh phúc nhờ mỉm cười. Một lý do quan trọng khác khiến bạn nên mỉm cười là người ta sẽ “phản ứng” lại tùy theo cách bạn “đối xử' với họ. Nếu bạn mỉm với họ, họ sẽ mỉm cười lại. Còn bạn cau có với họ, thì họ sẽ cau có lại. Một khi đã nghiệm thấy những ích lợi của nụ cười thì bạn đã tập thêm được một tính tốt. Rồi cứ như vậy, nụ cười của bạn sẽ trở nên hoàn toàn tự nhiên vì nó biểu hiện cho tình cảm nội tâm của bạn. Một lợi ích khác mà bạn sẽ thấy là nụ cười tuy chỉ là một đường cong bé nhỏ nhưng lại uốn thẳng được khối thứ đấy.
Lạc quan, ân cần với vợ hoặc chồng, cũng là những tập quán tốt. Tập quán tốt có cái hay là luôn luôn có bạn đồng minh. Hễ đã tập được bất cứ tập quán tốt nào, thì bao giờ bạn cũng tự động thêm được một tập quán “tốt” khác. Chẳng hạn Việc dành dụm không chỉ giúp bạn được an toàn hơn mà còn khiến bạn thêm tự tin để dễ sống thoải mái và thân thiện hơn nữa. Thoạt đầu, có lẽ bạn phải khá vất vả để tập những tính tốt trên, song kết quả của chúng đối với bạn và người xung quanh sẽ kỳ diệu đến độ chẳng mấy chốc, bạn không còn phải cố gắng mấy nữa. Những “tính tốt” ấy sẽ hoạt động vì bạn và là chất liệu dẫn đến thành công và hạnh phúc.
Những tập quán hoặc sẽ xây dựng hoặc sẽ phá hại ta. Những tính tốt bao giờ cũng khó tập nhưng lại giúp ta dễ sống. Còn thói xấu thì dễ tập nhưng lại làm khổ ta. Thực sự thì cũng như mọi điều tốt khác trên đời, ăn thua là ở chỗ ta lựa chọn. Ta có thể lựa chọn để được hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ, lịch thiệp, thành công... bằng cách chọn lựa thói quen. Các thói quen ta tập thành sẽ tạo nên đời ta, đúng như câu nói TA XÂY DỰNG NHÂN CÁCH BẰNG NHỮNG VIÊN GẠCH TẬP QUÁN CHỒNG XẾP MỖI NGÀY. Mỗi viên gạch xem ra có lẽ chẳng đáng kể gì, nhưng trước khi nhận thức được nó thì ta đã xây xong căn nhà để ở rồi.
Có người cho rằng thành công và hạnh phúc không phải là đích tới - mà là cuộc hành trình trọn vẹn. Cuộc sống thì sinh động và cuộc hành trình dẫn đến đỉnh cao sẽ mỗi lúc một thêm hào hứng theo từng bước chân bạn. Đúng là càng tới gần đích, ta càng ngửi thấy mức tới và càng tăng thêm nhịp bước. Tôi hi vọng và tin rằng bạn đang hết sức phấn khởi khi nhìn vào cầu thang dẫn lên đỉnh thành công và thấy mình đang ở trên bậc thang số bốn.
Vậy là hiện giờ ta đang ở trên bậc thang số bốn và những cánh cửa kiếng của tương lai với tất cả những phần thưởng quí giá dành cho ta đang mỗi lúc một gần. Tôi rất tự hào về bạn và về việc bạn đã tiến xa đến thế và còn tự hào hơn nữa vì bạn vẫn còn tiếp tục leo lên tới đỉnh.
Giờ, mời bạn viết thật lớn trên đầu cầu thang tới đỉnh thành công có người đàn ông nhỏ thó tượng trưng cho bạn trong bức hình hai chữ “Hoan hô” thật lớn! Mời bạn nhé! Đây là sách của bạn cơ mà!
Ai cũng biết là không tập hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý, phạm luật, sống vô luân, lừa gạt, chửi thề, cắn móng tay, ăn quá mức bao giờ cũng tốt hơn là tập... Vì các bậc phụ huynh và các công dân có trách nhiệm trên khắp nước đều quan tâm đến vấn đề thiết yếu này, nên ta hãy xem xét vài hướng dẫn hữu ích trong việc tránh các thói quen nguy hại.
Bước thứ nhất là dặn dò giới trẻ về những ích lợi của việc giữ được tâm trí trong sáng thân xác khỏe mạnh, đạo đức tốt lành hầu tránh được các rắc rối và trừ bỏ được các thói quen tai hại trước khi bước vào đời. Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn đồng ý rồi.
Bước thứ hai, để tránh các thói xấu, nhất là ma tuý, theo tiến sĩ Forest Tenant là “đánh cho chừa“. Hẳn nhiều vị tự do quá khích sẽ la lên “đánh trẻ” là việc cổ quá rồi, thời này ai còn áp dụng nữa! Dù sao, các nhà tâm lý đều đồng ý cách chung rằng khi một đứa trẻ biết nó phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì hầu như nó sẽ quan tâm đến hành vi của mình hơn.
Nhà tâm lý James Dobson quả quyết rằng buông thả con cái, không dám sửa phạt với lòng yêu thương thực sự là điều vô cùng tai hại. Việc sửa phạt giúp trẻ vững tin rằng nó đã được rèn luyện xứng đáng và là bằng chứng tình yêu đích thực của bạn.
Bước thứ ba là làm gương cho con cái. Khi tôi mới có con, mẹ tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Con nhớ đấy, các cháu thường để ý đến những gì con làm hơn là những lời con nói nhiều“. Nhưng bậc cha mẹ thành thực muốn con cái mình đừng uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc sống vô luân thì nên nêu gương trước. Cha mẹ mà hút thuốc, uống rượu tất thế nào con cái cũng noi theo. Như đã nó ở chương trước, có những cha mẹ, sáng sớm đã uống thuốc bổ rồi thuốc an thần, đến trưa lại uống hai viên Appirin, trước bữa ăn chiều một ly rượu pha, trước khi đi ngủ thêm một ly đưa giấc, mỗi ngày hút hai gói thuốc lá, mà rồi lại than van khi thấy con cái sa vào ma túy nữa chứ! Họ la lối, ngạc nhiên không hiểu con cái mình tại sao lại làm như vậy trong khi đã có đủ mọi thứ rồi!
Bước thứ tư là chống lại lối quảng cáo xảo mị. Các hãng thuốc lá và hãng rượu đã đổ ra cơ man nào là tiền bạc cũng như óc tưởng tượng cho các chiến dịch quảng cáo vận động. Những hãng bia có bán được cũng là nhờ vào các chương trình quảng cáo hấp dẫn trên truyền hình. Đặc biệt là họ khéo dùng hình ảnh các lực sĩ để rao bán bia vì họ biết các lực sĩ vốn là thần tượng của giới trẻ. Một khi các lực sĩ cường tráng ấy đã vui vẻ tuyên bố là họ mạnh khỏe nhờ bia thì ai còn dám ngờ gì nữa. Các hãng rượu thì quảng cáo một cuộc sống thư nhàn và phương cách để trở nên “Con người lỗi lạc” với những lời lẽ đạo đức và đề nghị bạn uống một cách “điều độ“. Các chương trình quảng cáo thuốc lá lợi dụng khía cạnh “Nam tính” và “nữ tính” bằng cách nhấn mạnh rằng, nếu biết hút thuốc, bạn sẽ thuộc týp người “mạnh dạn” và “sáng suốt“. Lối quảng cáo xảo mị này rất hấp dẫn và được lập đi lập lại hoài tới nỗi hầu hết giới trẻ đều quyết định hút thử. Như đã nói ở trên, cũng chính lối quảng cáo này đã khiến số thanh niên nghiện rượu gia tăng vượt bực trong năm qua.
SỰ THẬT TRONG LỜI QUẢNG CÁO
Theo tôi, ta nên dùng sự thật để quyết liệt chống lại lối quảng cáo xảo mị này. Thí dụ: bạn đã bao giờ trông thấy một bà lão ngậm mãi điếu thuốc trên môi chỉ đến khi ho mới bỏ ra một chút chưa? Hoặc một ông lão ngón tay vàng đậm chất Nicotin đặt điếu thuốc lên miệng rồi quên bẵng đi, để cả tàn thuốc rớt đầy trên quần áo chưa? Bạn hãy gẫm kĩ câu này: “Hôn một cô gái mới hút thuốc chẳng khác gì liếm cái gạt tàn“. Hút thuốc sẽ gia tăng phẩm chất giới tính và óc sáng suốt hay làm suy giảm thì bạn hẳn đã rõ rồi. Ngoài ra, hỡi các cô gái, hút thuốc chắc chắn sẽ khiến làn da các bạn khô nhăn trước tuổi đấy!
Đã thế, cậu Sam lại còn chế dầu vào lửa bằng cách bỏ ra hàng triệu đô la giúp đỡ những người trồng thuốc, ngoài số trợ cấp từng vụ mùa nữa. Sau khi tiêu tốn hàng triệu đô la ấy thì được biết hút thuốc chính là nguyên nhân gây bệnh ung thư và tim mạch, cậu lại tốn thêm hàng trăm triệu để giúp chữa trị những căn bệnh mà chính cậu đã bỏ tiền ra mua! Rồi lại còn phải chi thêm tiền để ngăn chặn việc bán thứ sản phẩm mà chính cậu đã trợ cấp nữa! Những điều tôi nói chẳng sai chút nào. Nhưng thật tức cười khi nghe người ta vừa đưa ra lý do biện hộ cho việc nâng đỡ người trồng thuốc lại vừa hạn chế việc quảng cáo thuốc vì hại đến sức khoẻ, rồi lại bỏ tiền ra để nghiên cứu và chữa trị bệnh ung thư do bởi hút thuốc mà ra. Đúng là một cái vòng luẩn quẩn mà chung quy là chúng ta phải đóng thuế để rước lấy bệnh ung thư!
CHO TRẺ NHÌN TẬN MẮT
Bước thứ năm trong việc tránh thói xấu là đem con cái đến “hiện trường” cho chúng ta xem xét tận mắt những hậu quả của việc hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý. Bạn nên dắt con cái đến thăm những người bị bệnh khí thủng hoặc ung thư phổi do hút thuốc một vài lần cho chúng biết. Bạn hãy để chúng nói chuyện với họ cho chúng thấy rõ hậu quả của việc hút thuốc như thế nào. Dĩ nhiên biện pháp này có hơi mạnh tay, nhưng bạn nên nhớ là bệnh nhân lúc đầu chỉ hút có một điếu thôi đấy. Nhờ vậy, con cái bạn mới có dịp nhìn thấy mặt trái của việc hút thuốc mà các chương trình quảng cáo không dám nói đến. Nếu được nghe bất cứ nạn nhân nào của các chương trình quảng cáo thuốc kể lại thì bạn sẽ thấy chẳng có tí “duyên dáng” “sáng suốt” “dũng cảm” “khoái khẩu” và “khuây khoả” nào đâu. Biện pháp mạnh, có lẽ mạnh thật, nhưng đôi khi cũng cần cho con cái biết các thói xấu sẽ bắt chúng phải trả giá cỡ nào. Để tăng thêm hiệu quả, bạn nên hỏi han những bệnh nhân đó trước mặt con cái bạn đôi câu như họ có muốn hút thuốc trở lại không... chắc chắn phần lớn sẽ dứt khoát từ chối. Cần suy nghĩ thêm - quyết định hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, ăn quá mức, hôn nhân thử... đều là những quyết định do cảm xúc và phi lý. Phần lớn chỉ vì muốn được thừa nhận mà ra. Do đó, tình thương và sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái hết sức quan trọng. Một khi con cái bạn (cũng như chính bạn) đã thừa nhận và bằng lòng với chính mình (tự ti) thì nó đâu cần người khác thừa nhận nữa. Hơn nữa, khi đã xác định rõ ràng các mục tiêu của mình rồi, chúng ta sẽ thấy các thói xấu cản trở bước tiến rất nhiều và ta sẽ suy nghĩ kĩ hơn về ván bài tương lai mà ta đã cẩn thận hoạch định.
- Nếu bạn hoặc con cái bạn còn trẻ mà đã sa vào lưới ma men thì bạn nên đi tới những khu trụy lạc, quan sát cho kĩ thành phần cặn bã của xã hội và ghi khắc vào lòng. Liệu bạn dám cá 16 ăn 1 là mình sẽ không rơi vào tình trạng ấy không? Có thể lắm chứ! Sau đó, hãy đi dự vài buổi họp của hội những kẻ nghiện rượu vô danh, bạn sẽ phải bàng hoàng khi thấy rất nhiều người thông mình, tài giỏi thuộc đủ mọi lãnh vực cũng từng nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ rơi vào tình trạng ấy cả. Có nghe chuyện của họ, bạn sẽ thấy rượu khác hẳn với những lời quảng cáo bảo là nó vô hại, thú vị. Khi nghe những người nghiện rượu kể lại đời họ, bạn hãy nhớ kĩ là lúc đầu, họ cũng chỉ uống một ly thôi đấy. Bạn hãy nhớ là trong năm nay, sẽ có hai mươi lăm ngàn người bị thiệt mạng trên các xa lộ của chúng ta do những người mà lúc đầu cũng chỉ uống có một ly, không hơn không kém! Bảng thống kê này, cũng như việc uống rượu, chẳng có gì đáng “hãnh diện” cả. Bạn hãy để con cái hỏi bạn các nạn nhân xem bao người trong số họ đã lập kế hoạch để trở thành người nghiện? Đây chính là cơ hội giúp thức tỉnh. Bất cứ bạn trẻ nào cũng sẽ được thỏa mãn phần lớn tính tò mò khi nghe thấy những tiếng la thét của một người nghiện ma tuý đang vật vã vì lên cơn. Một cách thức tỉnh khác là dẫn con cái đến dự phiên toà, nghe vị chánh án xét xử và buộc một cô gái hoặc một cậu trai lỗi lạc mười bốn tuổi, trở lại học đường sau khi phạm tội ăn cắp để mua ma tuý hoặc rượu mạnh để tìm cảm giác lâng lâng và chứng tỏ mình không còn là con nít nữa. Dĩ nhiên những phương cách này có khắc nghiệt thật, nhưng nếu không thế, tương lai của những người bạn yêu mến có thể bị đe dọa. Đó mới là điều hệ trọng.
TRỪ BỎ THÓI XẤU
Ta có thể làm những gì để trừ bỏ được một thói xấu như tham ăn, trễ nải, chửi thề, hút thuốc, nóng nảy, đồng tình luyến ái, nghiện ngập, giao du bất chính...
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là quyết định muốn trừ bỏ thói xấu. Quyết định này hoàn toàn thuộc nơi bạn. Nếu bạn không quyết định thì chẳng ai hoặc phương thế nào có hiệu quả được. Có lẽ bạn sẽ bắt đầu trừ bỏ khi có người thuyết phục, nhưng sẽ không bền. (Nên nhớ, bạn khó mà đạt mục tiêu của người khác được). Nhiều lần bạn đã quyết định quá trễ chỉ vì không sẵn sàng muốn trừ bỏ một thói quen, vì thế, việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn hãy quyết định sẽ không làm nô lệ cho bất cứ một thói xấu nào nữa. Quyết định của bạn là muốn kiểm soát đời sống mình, muốn được tự do, muốn tác động lên sự việc chứ không để sự việc tác động vào cuộc sống.
LẮNG NGHE NHỮNG NGƯỜI ĐÃ BỎ ĐƯỢC
Thật khó, rất khó bỏ được một thói xấu. Nhưng thực tế cho thấy, kết quả luôn là niềm vui và rất đáng được thưởng. Những người trước đây hút thuốc, nghiện rượu... đều cho tôi biết rất tỉ mỉ về niềm vui và sự phấn khởi sau khi thoát được những cảnh ngộ khó khăn đó.
Người bỏ thuốc nói về hương vị thơm ngon của đồ ăn, mùi thơm tinh khiết của khí trời, áo quần, đồ đạc... Họ nói về lòng tự trọng và niềm vui mới nhờ thắng vượt được một thói xấu mà từ hai đến mười năm nay đã mai một và làm khô kiệt sức sống của đời họ (theo một câu chuyện đăng trong Associates Press, số ra ngày 1- 6 -1977, thì trường đào tạo Y sĩ Hoàng Gia đã cộng tác với các trường trung học y tế ở Anh thực hiện một cuộc nghiên cứu cho biết mỗi điếu thuốc sẽ khiến người hút bị giảm thọ năm phút rưỡi, cứ ba người hút thuốc sẽ có một người chết vì thuốc, và mỗi năm, nước Anh mất khoảng 50 triệu ngày lao động vì những bệnh tật do hút thuốc gây nên. Bảng nghiên cứu cũng cho thấy những người bỏ thuốc sẽ được hưởng lợi ngay và từ mười đến mười lăm năm sau đó không phải lo chết vì thuốc nữa).
Nếu mỗi điếu thuốc giảm thọ năm phút rưỡi, và mỗi ngày bạn hút một gói thì một năm, bạn sẽ bị giảm thọ hai mươi tám ngày.
Vì đã quyết định tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn hãy nghe những người bỏ thuốc cắt nghĩa tại sao họ hồ hởi khi biết mình sẽ sống thêm được một ít năm và sẽ dùng tiền bạc vào những mục đích có giá trị thay vì vào những mục đích tai hại.
Những người nghiện rượu từng bị bắt giữ thường nói về những người bạn mới cũng như lý do họ gặp lại được những người bạn cũ. Thường thì họ vừa khóc vừa kể về việc mình được đoàn tụ lại với gia đình, được trở lại nghề cũ, về lòng tự trọng mới mẻ, về đời sống xã hội mới và nỗi xúc động trước những thành tựu lớn lao ổn định được cuộc sống và nhiều điều thú vị khác nữa...
THẮNG NHỜ TỪ BỎ
Một điều đáng chú ý là có nhiều người bỏ được thói xấu y hệt như đã bị lây nhiễm nó, nghĩa là nhờ tiếp giao với những người đứng đắn, có mục tiêu tích cực ở đời. Chính sự lạc quan, nhiệt tình và khích lệ của một môi trường đứng đắn đã phát sinh những kết quả thật cảm động bạn bè sẽ ảnh hưởng đến thói quen của bạn và bạn sẽ được hưởng giá của thành công, sức khỏe và hạnh phúc... Chứ bạn không phải trả giá đâu. Sau đó là thay thế. Thực ra, không hề có vấn đề loại trừ một thói quen mà chỉ là thay thói quen tốt cho thói quen xấu thôi. Nhưng bạn bè lạc quan, tận tụy, ân cần trong bầu không khí xây dựng, hi vọng và khích lệ sẽ thay thế cho chai rượu, quán rượu, nỗi buồn chán, biếng nhác và chứng đau bụng thường là những bạn bè chí cốt của người nghiện rượu. Theo tâm lý thì tốt nhất là phải có một sinh hoạt mới hay một thói quen mới để điền vào chỗ trống khi bạn bắt tay loại trừ một hay nhiều thói xấu. Khi người nghiện rượu chữa được thói quen uống rượu và nhìn thấy những thay đổi khả quan trong cuộc sống những người nghiện khác cũng như chính mình, họ sẽ tự thiết đặt cho mình những mục tiêu mới và sẽ thấy mình đạt đích lần đầu tiên.
TÔI THỪA BIẾT ĐIỀU ĐÓ
Cách tốt nhất để “bỏ” một thói xấu là đừng bao giờ tập nó. Nếu bạn đừng hút điếu thuốc, không uống ly rượu, nói lời dối trá, uống tách cà phê “vô hại” buổi trưa, hoặc sau giờ làm việc với người đàn ông hoặc người phụ nữ “dễ thương” tại cơ quan, không hút liều ma tuý tại hộp đêm, không đọc cuốn sách khiêu dâm hoặc đồng tình luyến ái, không đánh số đề, không lừa đảo bạn học một lần đầu tiên, ắt bạn đâu phải khổ sở chuốc lấy những thói xấu là hậu quả của những lần đầu tai hại ấy. Nếu đã lỡ nhiễm những thói xấu tai hại ấy rồi, thì điều cần thiết là bạn phải ngừng bỏ và chừa hẳn mới được.
TẬP TÍNH TỐT
Trong Chương 15 phần này, tôi đã trình bày cách thức dậy vào buổi sáng. Theo tôi, đây là một tính tốt, tuy có khó khăn vài mặt. Nó là một tập quán nên buộc phải “Tập“. Ban đầu, cần nhất là nhẫn nại rồi ít ngày sau, bạn sẽ thấy thích thú. Dần dần bạn sẽ hết cảm thấy khó mà còn thấy vui nữa. Cố gắng trong vòng hai mươi mốt ngày, thói quen sẽ thành hình. Kết quả sẽ rực rỡ đến nỗi mọi sự bắt đầu đổi mới cả. Bạn sẽ thấy mình hạnh phúc, hăng hái, phấn khởi và lạc quan hơn. Cứ xem xét kĩ lưỡng bất kỳ tính tốt nào rồi cố gắng tập cho được. Bạn sẽ hưởng thêm được rất nhiều từ cuộc sống. Trong phần bốn của tập “Hẹn nhau trên đỉnh thành công” này, tôi đã trình bày khá tỉ mỉ về việc xác lập mục tiêu. Hôm tôi bắt đầu chạy thực là vất vả. Tôi đã phải rán hết cỡ, rồi ngày hôm sau và hôm sau nữa cũng vậy. Dần dà, việc sáng sớm chạy ra đường xem chừng dễ hơn, vì tôi bắt đầu cảm nghiệm được niềm vui thành tựu. Giờ đây, hôm nào bận rộn không chạy được, tự nhiên tôi thấy buồn buồn, bứt rứt sao đâu. Tập quán chạy bộ và tập thể dục, cũng như mọi tính tốt khác đều rất khó tập. Nhưng khi đã tập thành rồi thì rất “thú vị”, nhất là khi ta nhớ lại rằng việc khó làm được hôm nay sẽ giúp ta làm được những việc lớn lao ngày mai.
MẮC NỢ CHÍNH MÌNH
Tiết kiệm tiền bạc là một tính tốt khác. Thoạt tiên, bạn phải buộc mình trả tiền cho mình trước khi thanh toán các khoản khác. Dù thu nhập được bao nhiêu, bạn cũng phải dành ra một chút cho tương lai. Niềm vui dành dụm sẽ tăng theo số tiền để được. Chẳng mấy chốc, đức tính này sẽ bén rễ và trở nên một phần trong đời sống bạn, rồi thấm sâu vào người bạn khi con cái (tiền bạc) sinh sôi nảy nở thành con đàn cháu đống như người Trung Hoa vẫn bảo.
Phải, dành dụm là một tính tốt, nhưng thoạt đầu, bạn cũng phải “Tập” và giữ lấy nó suốt đời. Lúc đầu, nhiều khi bạn không muốn trả tiền cho mình đâu - Mỗi lần như vậy, bạn hãy nhớ rằng: “Dù lý do xài cho hết hấp dẫn đến đâu đi nữa thì cũng vẫn không mạnh bằng lý do để dành“. Nhiều năm trước, thủ trưởng đầu tiên của tôi ở Yazoo City, bang Mississipi có tuyên bố rất chí lý rằng: Bạn cũng không thể chết đói được khi bớt đi 20 đô la.
Ông cũng rất đúng khi tuyên bố rằng khả năng dành dụm chính là dấu hiệu của nhân cách lành mạnh và NẾU BẠN KHÔNG ĐỂ DÀNH ĐƯỢC CHÚT NÀO TRONG SỐ THU NHẬP HIỆN THỜI TẤT BẠN CŨNG SẼ CHẲNG ĐỂ DÀNH ĐƯỢC ĐỒNG NÀO MAI SAU. Điều mà mọi “Triết gia thành công” đều thừa nhận là nếu bạn mong gặp may thì cần nhất là phải dành dụm đều đặn mỗi ngày. Tiền bạc sẽ hóa nên cần kíp khi gặp cơ hội làm ăn hoặc gặp lúc xui rủi. Thêm vào đó, việc bạn rèn giũa được mình còn có ích lợi lớn hơn nữa!
Lịch thiệp, vui vẻ và nhiệt tình đều là những tính tốt. Bạn có thể thực sự bắt mình phải lịch thiệp, vui vẻ và nhiệt tình với mọi người bạn gặp gỡ. Buộc mình như vậy một thời gian rồi bạn sẽ quen dần.
Mỉm cười cũng là một tập quán. Thỉnh thoảng có ngưòi sẽ bảo là mình không thích những nụ cười xã giao. Riêng tôi, tôi thà thấy một nụ cười xã giao còn hơn là lời cằn nhằn thành thực - Còn bạn thì sao? May thay, một khi đã cố gắng mỉm cười và đã quen cười rồi thì chúng sẽ trở nên thành thực. Bạn còn nhớ William James nói gì về việc ca hát không? Mỉm cười cũng y như vậy đấy. Chúng ta không mỉm cười vì mình hạnh phúc mà hạnh phúc nhờ mỉm cười. Một lý do quan trọng khác khiến bạn nên mỉm cười là người ta sẽ “phản ứng” lại tùy theo cách bạn “đối xử' với họ. Nếu bạn mỉm với họ, họ sẽ mỉm cười lại. Còn bạn cau có với họ, thì họ sẽ cau có lại. Một khi đã nghiệm thấy những ích lợi của nụ cười thì bạn đã tập thêm được một tính tốt. Rồi cứ như vậy, nụ cười của bạn sẽ trở nên hoàn toàn tự nhiên vì nó biểu hiện cho tình cảm nội tâm của bạn. Một lợi ích khác mà bạn sẽ thấy là nụ cười tuy chỉ là một đường cong bé nhỏ nhưng lại uốn thẳng được khối thứ đấy.
Lạc quan, ân cần với vợ hoặc chồng, cũng là những tập quán tốt. Tập quán tốt có cái hay là luôn luôn có bạn đồng minh. Hễ đã tập được bất cứ tập quán tốt nào, thì bao giờ bạn cũng tự động thêm được một tập quán “tốt” khác. Chẳng hạn Việc dành dụm không chỉ giúp bạn được an toàn hơn mà còn khiến bạn thêm tự tin để dễ sống thoải mái và thân thiện hơn nữa. Thoạt đầu, có lẽ bạn phải khá vất vả để tập những tính tốt trên, song kết quả của chúng đối với bạn và người xung quanh sẽ kỳ diệu đến độ chẳng mấy chốc, bạn không còn phải cố gắng mấy nữa. Những “tính tốt” ấy sẽ hoạt động vì bạn và là chất liệu dẫn đến thành công và hạnh phúc.
Những tập quán hoặc sẽ xây dựng hoặc sẽ phá hại ta. Những tính tốt bao giờ cũng khó tập nhưng lại giúp ta dễ sống. Còn thói xấu thì dễ tập nhưng lại làm khổ ta. Thực sự thì cũng như mọi điều tốt khác trên đời, ăn thua là ở chỗ ta lựa chọn. Ta có thể lựa chọn để được hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ, lịch thiệp, thành công... bằng cách chọn lựa thói quen. Các thói quen ta tập thành sẽ tạo nên đời ta, đúng như câu nói TA XÂY DỰNG NHÂN CÁCH BẰNG NHỮNG VIÊN GẠCH TẬP QUÁN CHỒNG XẾP MỖI NGÀY. Mỗi viên gạch xem ra có lẽ chẳng đáng kể gì, nhưng trước khi nhận thức được nó thì ta đã xây xong căn nhà để ở rồi.
Có người cho rằng thành công và hạnh phúc không phải là đích tới - mà là cuộc hành trình trọn vẹn. Cuộc sống thì sinh động và cuộc hành trình dẫn đến đỉnh cao sẽ mỗi lúc một thêm hào hứng theo từng bước chân bạn. Đúng là càng tới gần đích, ta càng ngửi thấy mức tới và càng tăng thêm nhịp bước. Tôi hi vọng và tin rằng bạn đang hết sức phấn khởi khi nhìn vào cầu thang dẫn lên đỉnh thành công và thấy mình đang ở trên bậc thang số bốn.
Vậy là hiện giờ ta đang ở trên bậc thang số bốn và những cánh cửa kiếng của tương lai với tất cả những phần thưởng quí giá dành cho ta đang mỗi lúc một gần. Tôi rất tự hào về bạn và về việc bạn đã tiến xa đến thế và còn tự hào hơn nữa vì bạn vẫn còn tiếp tục leo lên tới đỉnh.
Giờ, mời bạn viết thật lớn trên đầu cầu thang tới đỉnh thành công có người đàn ông nhỏ thó tượng trưng cho bạn trong bức hình hai chữ “Hoan hô” thật lớn! Mời bạn nhé! Đây là sách của bạn cơ mà!
/28
|