Sáng hôm sau, lão nhân tóc bạc vác Trần Văn Phúc ra ngoài bãi cỏ như chiều hôm trước. Lão hỏi:
- Thằng ranh, thế thật ra lão Tiếu Phong là gì của ngươi? Ta nhớ lão đâu có con đâu.
Trần Văn Phúc đáp:
- Ông tôi đã cứu tôi khỏi tay bọn cướp khi tôi còn bé, rồi nuôi dưỡng, truyền cõ công cho tôi.
Lão nhân kia lại hỏi:
- Thế Vô Tướng quyền ngươi học hết chưa?
Trần Văn Phúc đáp:
- Chiêu thức và yếu quyết ông tôi đều đã truyền hết cho tôi rồi.
Lão nhân kia nghĩ thầm: " Lão đã tìm đệ tử để truyền dạy tuyệt nghệ của lão. Còn ta bao năm nay vẫn đợi chớ cơ hội đánh bại lão mà quên đi việc thu nhận đệ tử. Rồi sau này, ta chết đi, chẳng phải thế gian sẽ không ai biết tới Cuồng Phong tam thập lục cước sao?"
Lão đưa mắt đăm chiêu quan sát Trần Văn Phúc. Một lát sau, lão nói:
- Thằng ranh, nhất quyết ngươi không chịu nói cho ta biết chỗ ở của lão Tiếu Phong.
- Đúng vậy_ Trần Văn Phúc đáp.
Lão nhân kia nói tiếp:
- Vậy ngươi có muốn học Cuồng phong tam thập lục cước của ta không.
Trần Văn Phúc ngạc nhiên đáp:
- Lão muốn truyền dạy tuyệt cước của lão cho tôi sao?
- Phải. Ngươi có muốn không?
Trần Văn Phúc vẫn không hiểu dụng ý của lão là gì, lại nói:
- Thật lòng tôi rất thích cước của lão. Nó mạnh mẽ và khoáng đạt. Nhưng tôi sắp chết rồi. Lão còn muốn dạy cước cho tôi để làm gì.
Lão nhân đáp:
- Thực ra vẫn còn một cách có thể cứu được ngươi. Vì ngươi nhất quyết không chịu nói ra chỗ ở của lão Tiếu Phong nên ta hi vọng, sau khi ngươi được chữa khỏi, ngươi sẽ đem cước của ta đến thi triển trước lão Tiếu Phong, cho thỏa lòng ta. Còn nữa, ta cũng chưa có thu nhận ai làm đệ tử, nên giờ muốn chọn ngươi để truyền dạy cước pháp.
Nghe nhắc đến có cách cứu mình, Trần Văn Phúc vụt mừng rồi hồ nghi hỏi:
- Thật có cách cứu được tôi sao.
- Đúng vậy
- Tôi nghe ông tôi kể trên đời Sinh Tử dược không có cách giải. Trừ phi ..... lão định thí mạng để cứu tôi. Nếu vậy thì nói trước là tôi sẽ không đồng ý đâu. Tôi thà chết chứ không để lão chết thay.
Lão nhân kia nghe thấy vậy, bật cười ha hả, rồi nói:
- Thằng ranh. Nhà ngươi nghĩ gì vậy. Ngươi nghĩ ta sẽ hi sinh mạng này để cứu ngươi sao? Ta bảo vẫn còn cách cứu ngươi là bởi ta có quen biết với một thầy y, người này y thuật cao thâm tuyệt thế, bách độc đều có cách giải, được giang hồ tôn sùng một tiếng Thần . Hẳn ngươi cũng biết chứ.
Trần Văn Phúc đáp:
- Ông tôi có kể cho tôi nghe.
Lão Tiếu Phong đã quy ẩn giang hồ được hơn mười năm, nên không biết việc Thần Y mai danh ẩn tích cũng từng ấy thời gian, dẫn đến Trần Văn Phúc một mực tin theo lời lão nhân tóc bạc mà không một chút nghi ngờ.
Lão nhân kia nói tiếp:
- Người ta nói rằng, trên đời này, chỉ có Thần Y là giải được độc của Vạn Độc Vương. Vì vậy, ta mới nói là còn cách cứu ngươi. Ngay ngày mai, ta sẽ đưa ngươi đến gặp lão. Còn giờ, ta sẽ truyền dạy cho ngươi yếu quyết cơ bản của Cuồng Phong tam thập lục cước.
Rồi lão bước ra khoảng đất rộng, vừa múa quyền vừa giảng giải:
- Cuồng Phong tam thập lục cước lấy nhanh làm trọng. Muốn vậy, khí lực phải dồi dào, xung mãn, thân thể phải nhẹ nhàng, thanh thoát. Khi vung cước ra là phải như gió lộng trời không, phiêu diêu vô tận.
Nói rồi lão vung chân đá vun vút ba phát liền vào không trung, nhanh tuyệt luân. Lão lại nói tiếp:
- Là cước pháp, cũng giống như các loại vỗ học khác, đều mang những đặc điểm trung cơ bản, đó chính là sự biến chuyển giữa công và thủ, như âm dương thái cực vậy, hoán chuyển luân hồi. Nhưng ngươi hãy nhớ, để Cuồng phong tam thập lục cước có thể xưng danh võ lâm thì không thể dụng nó như quyền pháp hay đao pháp được. Ngươi hãy xem đây.
Rồi lão lại biểu diễn vài ba đường cước nữa. Còn Trần Văn Phúc thì vừa cắn răng chịu đau, vừa cố quan sát, tập trung nắm bắt điểm trọng yếu của cước pháp.
Buổi truyền cước liên thông qua trưa đến chiều tà, khi mặt trời chìm hẳn xuống mặt hồ mới thôi. Lúc này, Trần Văn Phúc đã nắm được những điều cơ bản nhất của bộ cước pháp. Chàng lăn ra
Chàng lăn ra thảm cỏ, rồi mê man bất tỉnh. Lúc này Sinh Tử dược đang trong giai đoạn phát tác mạnh nhất, thiêu đốt nội quan của chàng.
Lão nhân tóc bạc liền bế Trần Văn Phúc vào trong căn lều tranh, rồi bỏ ra thuyền chài ngồi uống rượu một mình. Lão vừa uống vừa ngân nga:
Phong sương vạn nẻo vùi anh hùng.
Một đời sao được chữ hiếu trung.
Không nghiệp kinh bang, không tế thế.
Một chén rượu say thẹn với tùng.
Suốt đêm hôm đó, căn nhà tranh luôn sáng đèn. Lão nhân cặm bên sách bút, vội vã ghi chép.
Sáng hôm sau, Trần Văn Phúc tỉnh giấc khi những tia nắng ấm áp chiếu qua khe cửa, soi rọi trên mặt chàng. Chàng đưa mắt nhìn xung quanh, rồi ngồi bật dậy, vươn vai hít một hơi thật dài. Từng cơn gió sớm khẽ lùa vào trong căn nhà tranh, mang theo sự thanh trong, thuần khiết của đất trời. Nó đem lại sự sảng khoái trong từng hơi thở. Trần Văn Phúc lại vươn vai một lần nữa. Cái cảm giác này thật dễ chịu. Bất chợt chàng nhận ra một điều gì đó, rất khác lạ. Chàng đưa tay nắm lấy vạt áo ngực, tự hỏi: "Sao ta không còn cảm giác đau đớn tột cùng nữa vậy". Rồi chàng vội đưa mắt tìm câu trả lời. Bất giác, chàng phát hiện thấy ngay sau mình, trên chiếc chõng tre là thi thể lão nhân tóc bạc. Toàn thân lão co rúm lại, nước da thâm đen như khúc gỗ cháy.
Trần Văn Phúc hốt hoảng thốt lên:
- Này lão.
Rồi chàng vội vàng kiểm tra thì thấy lão đã chết từ lâu rồi, cơ thể cũng lạnh ngắt.
Trần Văn Phúc như ngây người ra, vừa xót lòng tiếc thương, vừa ngẫm: "Đích xác là lão đã cứu ta mới ra nông nỗi này. Là lão đã ép độc Sinh Tử trong người ta, để bị độc khí công tâm mà chết thảm."
Chàng đưa tay nắm chặt lấy bàn tay của lão, bờ vai run lên, giọt nước mắt khẽ rơi. Chàng nghẹn ngào nói:
- Tại sao? Tại sao lão lại cứu ta chứ. Ta với lão đâu có quen thân gì. Lão đâu cần vì ta mà phải như thế này.
Rồi chàng nhớ lại những chuyện ngày hôm qua, việc lão nói có cách trị độc và sau đó vội vã dạy cước pháp cho chàng. Chàng tự trách mình:
"Ta thật ngu ngốc. Rõ ràng là lão đã muốn chết thay ta, vậy mà ta không nhận ra. Lão đã vì ta mà phải chết. Nhưng vì sao lại thế cơ chứ?"
Chàng cũng ham sống như bao người, nhưng chàng cũng mang trong mình chí khí nam nhi, thà chết chứ nhất quyết không muốn để ai đó phải chết thay. Lúc này, trong tâm trí Trần Văn Phúc là sự đan xen lẫn lộn của cảm xúc. Sự ngậm ngùi thương tiếc, xót xa ẩn chứa chút dằn vặt, áy náy.
Trời chiều, gió thu đìu hiu thổi trên mặt hồ mênh mông. Bốn phương mây nước nhuốm một màu buồn ảm đạm.
Sau khi đã chôn cất lão nhân dưới bóng cây bên hồ, Trần Văn Phúc quay trở lại căn nhà tranh, lật giở trang sách mà lão nhân đã để lại. Đây là cuốn sách mà lão nhân đã dùng để gi chép toàn bộ thủ pháp, yếu quyết của Cuồng Phong tam thập lục cước, có thể coi là cước phổ. Trong đó còn có một bức thư, với nội dung:
Tiểu tử.
Ta đã cứu mạng ngươi. Ngươi nợ ơn cứu mạng của ta, ngươi phải trả. Cuồng phong tam thập lục cước ta đã truyền cho ngươi. Ta không yêu cầu ngươi phải gọi ta là sư phụ. Chỉ cần có một ngày ngươi biểu diễn nó trước mặt lão Tiếu Phong. Ngươi hãy nói với lão rằng, Thanh Tiêu Dực ta một đời hận lão. Cũng hi vọng ngươi có thể tìm người kế tục, truyền dạy cước pháp, để nó không bị thất truyền. Hãy nhớ, ngươi nợ ta mạng sống của ngươi.
- Thằng ranh, thế thật ra lão Tiếu Phong là gì của ngươi? Ta nhớ lão đâu có con đâu.
Trần Văn Phúc đáp:
- Ông tôi đã cứu tôi khỏi tay bọn cướp khi tôi còn bé, rồi nuôi dưỡng, truyền cõ công cho tôi.
Lão nhân kia lại hỏi:
- Thế Vô Tướng quyền ngươi học hết chưa?
Trần Văn Phúc đáp:
- Chiêu thức và yếu quyết ông tôi đều đã truyền hết cho tôi rồi.
Lão nhân kia nghĩ thầm: " Lão đã tìm đệ tử để truyền dạy tuyệt nghệ của lão. Còn ta bao năm nay vẫn đợi chớ cơ hội đánh bại lão mà quên đi việc thu nhận đệ tử. Rồi sau này, ta chết đi, chẳng phải thế gian sẽ không ai biết tới Cuồng Phong tam thập lục cước sao?"
Lão đưa mắt đăm chiêu quan sát Trần Văn Phúc. Một lát sau, lão nói:
- Thằng ranh, nhất quyết ngươi không chịu nói cho ta biết chỗ ở của lão Tiếu Phong.
- Đúng vậy_ Trần Văn Phúc đáp.
Lão nhân kia nói tiếp:
- Vậy ngươi có muốn học Cuồng phong tam thập lục cước của ta không.
Trần Văn Phúc ngạc nhiên đáp:
- Lão muốn truyền dạy tuyệt cước của lão cho tôi sao?
- Phải. Ngươi có muốn không?
Trần Văn Phúc vẫn không hiểu dụng ý của lão là gì, lại nói:
- Thật lòng tôi rất thích cước của lão. Nó mạnh mẽ và khoáng đạt. Nhưng tôi sắp chết rồi. Lão còn muốn dạy cước cho tôi để làm gì.
Lão nhân đáp:
- Thực ra vẫn còn một cách có thể cứu được ngươi. Vì ngươi nhất quyết không chịu nói ra chỗ ở của lão Tiếu Phong nên ta hi vọng, sau khi ngươi được chữa khỏi, ngươi sẽ đem cước của ta đến thi triển trước lão Tiếu Phong, cho thỏa lòng ta. Còn nữa, ta cũng chưa có thu nhận ai làm đệ tử, nên giờ muốn chọn ngươi để truyền dạy cước pháp.
Nghe nhắc đến có cách cứu mình, Trần Văn Phúc vụt mừng rồi hồ nghi hỏi:
- Thật có cách cứu được tôi sao.
- Đúng vậy
- Tôi nghe ông tôi kể trên đời Sinh Tử dược không có cách giải. Trừ phi ..... lão định thí mạng để cứu tôi. Nếu vậy thì nói trước là tôi sẽ không đồng ý đâu. Tôi thà chết chứ không để lão chết thay.
Lão nhân kia nghe thấy vậy, bật cười ha hả, rồi nói:
- Thằng ranh. Nhà ngươi nghĩ gì vậy. Ngươi nghĩ ta sẽ hi sinh mạng này để cứu ngươi sao? Ta bảo vẫn còn cách cứu ngươi là bởi ta có quen biết với một thầy y, người này y thuật cao thâm tuyệt thế, bách độc đều có cách giải, được giang hồ tôn sùng một tiếng Thần . Hẳn ngươi cũng biết chứ.
Trần Văn Phúc đáp:
- Ông tôi có kể cho tôi nghe.
Lão Tiếu Phong đã quy ẩn giang hồ được hơn mười năm, nên không biết việc Thần Y mai danh ẩn tích cũng từng ấy thời gian, dẫn đến Trần Văn Phúc một mực tin theo lời lão nhân tóc bạc mà không một chút nghi ngờ.
Lão nhân kia nói tiếp:
- Người ta nói rằng, trên đời này, chỉ có Thần Y là giải được độc của Vạn Độc Vương. Vì vậy, ta mới nói là còn cách cứu ngươi. Ngay ngày mai, ta sẽ đưa ngươi đến gặp lão. Còn giờ, ta sẽ truyền dạy cho ngươi yếu quyết cơ bản của Cuồng Phong tam thập lục cước.
Rồi lão bước ra khoảng đất rộng, vừa múa quyền vừa giảng giải:
- Cuồng Phong tam thập lục cước lấy nhanh làm trọng. Muốn vậy, khí lực phải dồi dào, xung mãn, thân thể phải nhẹ nhàng, thanh thoát. Khi vung cước ra là phải như gió lộng trời không, phiêu diêu vô tận.
Nói rồi lão vung chân đá vun vút ba phát liền vào không trung, nhanh tuyệt luân. Lão lại nói tiếp:
- Là cước pháp, cũng giống như các loại vỗ học khác, đều mang những đặc điểm trung cơ bản, đó chính là sự biến chuyển giữa công và thủ, như âm dương thái cực vậy, hoán chuyển luân hồi. Nhưng ngươi hãy nhớ, để Cuồng phong tam thập lục cước có thể xưng danh võ lâm thì không thể dụng nó như quyền pháp hay đao pháp được. Ngươi hãy xem đây.
Rồi lão lại biểu diễn vài ba đường cước nữa. Còn Trần Văn Phúc thì vừa cắn răng chịu đau, vừa cố quan sát, tập trung nắm bắt điểm trọng yếu của cước pháp.
Buổi truyền cước liên thông qua trưa đến chiều tà, khi mặt trời chìm hẳn xuống mặt hồ mới thôi. Lúc này, Trần Văn Phúc đã nắm được những điều cơ bản nhất của bộ cước pháp. Chàng lăn ra
Chàng lăn ra thảm cỏ, rồi mê man bất tỉnh. Lúc này Sinh Tử dược đang trong giai đoạn phát tác mạnh nhất, thiêu đốt nội quan của chàng.
Lão nhân tóc bạc liền bế Trần Văn Phúc vào trong căn lều tranh, rồi bỏ ra thuyền chài ngồi uống rượu một mình. Lão vừa uống vừa ngân nga:
Phong sương vạn nẻo vùi anh hùng.
Một đời sao được chữ hiếu trung.
Không nghiệp kinh bang, không tế thế.
Một chén rượu say thẹn với tùng.
Suốt đêm hôm đó, căn nhà tranh luôn sáng đèn. Lão nhân cặm bên sách bút, vội vã ghi chép.
Sáng hôm sau, Trần Văn Phúc tỉnh giấc khi những tia nắng ấm áp chiếu qua khe cửa, soi rọi trên mặt chàng. Chàng đưa mắt nhìn xung quanh, rồi ngồi bật dậy, vươn vai hít một hơi thật dài. Từng cơn gió sớm khẽ lùa vào trong căn nhà tranh, mang theo sự thanh trong, thuần khiết của đất trời. Nó đem lại sự sảng khoái trong từng hơi thở. Trần Văn Phúc lại vươn vai một lần nữa. Cái cảm giác này thật dễ chịu. Bất chợt chàng nhận ra một điều gì đó, rất khác lạ. Chàng đưa tay nắm lấy vạt áo ngực, tự hỏi: "Sao ta không còn cảm giác đau đớn tột cùng nữa vậy". Rồi chàng vội đưa mắt tìm câu trả lời. Bất giác, chàng phát hiện thấy ngay sau mình, trên chiếc chõng tre là thi thể lão nhân tóc bạc. Toàn thân lão co rúm lại, nước da thâm đen như khúc gỗ cháy.
Trần Văn Phúc hốt hoảng thốt lên:
- Này lão.
Rồi chàng vội vàng kiểm tra thì thấy lão đã chết từ lâu rồi, cơ thể cũng lạnh ngắt.
Trần Văn Phúc như ngây người ra, vừa xót lòng tiếc thương, vừa ngẫm: "Đích xác là lão đã cứu ta mới ra nông nỗi này. Là lão đã ép độc Sinh Tử trong người ta, để bị độc khí công tâm mà chết thảm."
Chàng đưa tay nắm chặt lấy bàn tay của lão, bờ vai run lên, giọt nước mắt khẽ rơi. Chàng nghẹn ngào nói:
- Tại sao? Tại sao lão lại cứu ta chứ. Ta với lão đâu có quen thân gì. Lão đâu cần vì ta mà phải như thế này.
Rồi chàng nhớ lại những chuyện ngày hôm qua, việc lão nói có cách trị độc và sau đó vội vã dạy cước pháp cho chàng. Chàng tự trách mình:
"Ta thật ngu ngốc. Rõ ràng là lão đã muốn chết thay ta, vậy mà ta không nhận ra. Lão đã vì ta mà phải chết. Nhưng vì sao lại thế cơ chứ?"
Chàng cũng ham sống như bao người, nhưng chàng cũng mang trong mình chí khí nam nhi, thà chết chứ nhất quyết không muốn để ai đó phải chết thay. Lúc này, trong tâm trí Trần Văn Phúc là sự đan xen lẫn lộn của cảm xúc. Sự ngậm ngùi thương tiếc, xót xa ẩn chứa chút dằn vặt, áy náy.
Trời chiều, gió thu đìu hiu thổi trên mặt hồ mênh mông. Bốn phương mây nước nhuốm một màu buồn ảm đạm.
Sau khi đã chôn cất lão nhân dưới bóng cây bên hồ, Trần Văn Phúc quay trở lại căn nhà tranh, lật giở trang sách mà lão nhân đã để lại. Đây là cuốn sách mà lão nhân đã dùng để gi chép toàn bộ thủ pháp, yếu quyết của Cuồng Phong tam thập lục cước, có thể coi là cước phổ. Trong đó còn có một bức thư, với nội dung:
Tiểu tử.
Ta đã cứu mạng ngươi. Ngươi nợ ơn cứu mạng của ta, ngươi phải trả. Cuồng phong tam thập lục cước ta đã truyền cho ngươi. Ta không yêu cầu ngươi phải gọi ta là sư phụ. Chỉ cần có một ngày ngươi biểu diễn nó trước mặt lão Tiếu Phong. Ngươi hãy nói với lão rằng, Thanh Tiêu Dực ta một đời hận lão. Cũng hi vọng ngươi có thể tìm người kế tục, truyền dạy cước pháp, để nó không bị thất truyền. Hãy nhớ, ngươi nợ ta mạng sống của ngươi.
/11
|