Tôi là một người không thích hoa, nếu không muốn nói là ghét. Không hiểu vì lý do gì, nhưng tôi đặc biệt khó chịu với cái vẻ mau nở mau tàn của chúng. Đó là những thứ yếu đuối nhất thế gian, có khi chỉ cần chạm nhẹ cũng dễ dàng tan biến.
Mẹ tôi thì khác, bà yêu hoa. Thỉnh thoảng bà lại đi chợ hoa, mua vài bình cho dù giá thành không hề rẻ. Tôi thường kêu ca này nọ, nhưng bà chỉ cười bỏ qua. Thái độ đó của bà giống như là đang bảo vệ tình yêu của mình vậy. Mẹ tôi là một người có lập trường rõ ràng. Chỉ cần là thứ bà yêu thích, thì sẽ không ai ngăn cấm được. Hoặc ngược lại, chỉ cần là thứ bà muốn bỏ, thì dù có yêu thương bà cũng sẽ tuyệt tình vứt đi.
Năm ấy khi tôi tròn mười tám tuổi, ba mẹ tôi ly hôn. Mọi thứ lúc đó không hề kinh khủng như tôi tưởng. Chỉ đến sau này, khi nhớ lại tôi mới thấy lạnh lòng. Kiểu ly hôn của ba mẹ tôi là kiểu ly hôn trong câm lặng. Không có bất kỳ một cuộc cãi vã nào diễn ra, càng không có ẩu đả như những gia đình tan vỡ khác. Ngày ly hôn, ba mẹ và em trai tôi phải ra tòa, ba vẫn gọi điện cho mẹ nói: “Xong chưa? Anh sẽ đến để đưa hai mẹ con đi”. Vì tôi là người đã tròn mười tám tuổi, nên không cần phải ra hầu tòa. Nhưng em trai mười bốn tuổi của tôi thì phải ra. Sự quan tâm của ba dường như được mẹ coi là một việc tất dĩ ngẫu. Bà nói được, rồi đi cùng ba tôi.
Tôi cứ có cảm giác, giữa hai người như tồn tại những đóa hoa. Mau nở rồi chóng tàn, không thể nói lời từ biệt.
Em trai tôi trong lòng đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Tôi cũng thế. Cả hai chúng tôi đều chọn mẹ, nhưng không có nghĩa là bỏ ba. Ba chúng tôi là một người rất yêu con cái. Trong lòng ông luôn có một khoảng trống đầy yêu thương dành cho chúng tôi.
Tôi còn nhớ năm bốn tuổi, được ba đưa đi nhà trẻ. Tôi ở phường Cẩm Thạch, nhà giữ trẻ chỉ cách khoảng vài trăm mét. Ba nắm tay tôi, dắt đi trên một con đường vàng nắng trong một buổi sáng trong lành. Hai bên đường là ruộng rau muống xanh mướt, thấp thoáng vài bóng người đang lội dưới đó. Tuy mùi phân bốc lên nồng nặc, nhưng chúng tôi đều im lặng. Vì đã quen rồi.
Ba thường huýt sáo, vẻ mặt vui tươi. Ông có thói quen xấu là khạc nhổ. Tôi không thích cái hành động thiếu lịch sự đó. Nhưng sống cùng nhau nhiều năm, tôi tự phải coi đó là một phần quan trọng trong con người của ông.
Lúc ấy tôi sẽ đi bên cạnh, chỉ tầm ngang hông của ông tôi. Đôi mắt ngây thơ, không ngừng nghiêng ngó. Với tôi lúc ấy, mọi thứ trong cuộc sống còn khá là lạ lẫm.
Rồi ba đưa tôi đến hàng quà cạnh nhà trẻ. Ông hỏi tôi muốn ăn gì. Tôi suy ngẫm một lúc lâu rồi trả lời thích sữa chua và thích mua đồng hồ đeo tay. Ông mua cho tôi những thứ đó – một hộp sữa chua và một chiếc đồng hồ đeo tay rẻ tiền dành cho trẻ con. Sau đó ông dẫn tôi vào nhà trẻ rồi đi làm. Thực ra lúc ấy tôi không thích gì cả, tôi chỉ muốn kéo dài thời gian ở bên ông. Tôi rất sợ cảm giác phải nhìn thấy bóng lưng của ông, lúc ấy tôi sẽ khóc.
Cô giáo là một người khá kiên nhẫn. Tôi khóc rất lâu, gào rất lâu, nhưng cô lại chỉ dỗ dành. Đôi khi tôi làm dữ quá thì nạt nhẹ. Đó là ngày đầu tiên tôi đi học. Sau này lớn lên, tôi bắt đầu nghĩ về nỗi cô đơn đầu đời. Không phải là cảm giác nhớ nhung ai đó, mà lại chính là cảm giác một bản thân bị ba mẹ bỏ lại ở nhà trẻ. Cảm giác đó sau này rồi sẽ quen, nhưng tôi biết ngày đầu tiên đi học, cũng là lúc bản thân không kìm được nước mắt tủi hờn.
Mẹ tôi nhắn tin thông báo việc mọi thủ tục đã được làm xong. Ba dọn ra ngoài sống, ba mẹ con tôi sẽ ở lại trong căn nhà cũ. Mọi thứ sẽ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ là thiếu đi một người đàn ông. Tôi thấy mẹ gỡ bức ảnh hai người chụp năm 2006 xuống và cất dưới gầm giường. Trong lòng tôi như có một thứ gì đó rất hụt hẫng tràn qua, cảm giác khó chịu chỉ muốn chạy trốn.
Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cười nhiều hơn, nhưng bà mua ít hoa dần. Tôi không hỏi về việc này, còn cảm ơn thần phật rằng mẹ không còn yêu hoa nữa. Tuy nhiên, tôi luôn biết đó chỉ là một sự kiềm h- ãm. Đôi khi cần phải nén lòng lại để tránh cho lòng khỏi những đau đớn nhất. Mẹ nói với tôi rất nhiều, hầu như chỉ là những câu nói mang tính tượng trưng. Bà nói bà không buồn, cũng chẳng có gì vướng vào lòng hết. Bà thấy rất vui khi đã bỏ được ba, như nhỏ bỏ được một chiếc gai cứ cắm ngập trong tim. Tôi vẫn chọn cách im lặng trước thứ mặt nạ của mẹ, chỉ biết thở dài và nhìn người bà gầy đi từng ngày.
Tôi biết trong lòng của mẹ, những bông hoa đã bắt đầu khô héo. Kết thúc cho sự rực rỡ và kiêu hãnh của nó. Trong mẹ chỉ còn giá lạnh, tình yêu đã là một sự tàn úa đau thương.
Từ bỏ một người bao giờ cũng là một việc khó khăn. Chinh phục người đó đã khó, nhưng để buông tay họ ra còn khó hơn. Mẹ tôi là một người phụ nữ kiên cường, cho nên bà mới rời xa được khỏi người đàn ông của đời mình. Ông là mối tình đầu của mẹ, và có thể sẽ là tình cuối.
…
Hạ đã tới, cũng là mùa sen nở. Tôi nghe nói Việt Nam đã bầu chọn hoa sen là quốc hoa. Tôi không phải người yêu hoa nên không rõ lắm, chỉ là loáng thoáng biết qua báo đài. Mẹ tôi không có ý kiến gì về việc đó. Bà đã không còn mua hoa về cắm nữa rồi. Bà nói sẽ chỉ cắm hoa vào ngày lễ Tết, như để thanh tẩy không khí ngột ngạt trong nhà.
Tôi hỏi: “Mẹ có thích sen không? Tâm sen pha trà sẽ rất ngon đấy. Có thể chữa được chứng mất ngủ của mẹ.”
Mẹ tôi cúi đầu, nói: “Mẹ không mất ngủ. Cũng không thích uống trà.”
Mùa này sen nở rất rộ, cảm giác như chưa năm nào nở nhiều như vậy. Tôi nghe qua những kênh thông tin truyền thông mà cũng cảm thấy có chút phấn khởi. Không hiểu vì lý do gì. Có thể là nó vui mừng vì bản thân được chọn làm quốc hoa. Hoặc cũng có thể là đã lâu lắm rồi nó chưa sống hết mình như thế.
Bạn bè tôi chụp rất nhiều ảnh ở ao sen. Chúng nó đều mặc quần áo “kinh điển mọi thời đại” khi chụp những tấm ảnh cạnh quốc hoa. Cũng chỉ có một chiếc yếm đỏ và một chiếc váy nâu sờn cổ truyền của Việt Nam thôi. Ảnh nào cũng như ảnh nào, mắt không có hồn, khuôn mặt gượng gạo, nhưng có vẻ như vẫn rất thích thú. Tâm lý đôi khi đánh lừa cảm giác, khiến chúng ta không thể phân biệt được thế nào mới là cái đẹp thực sự.
Tôi hỏi một cô bạn trên Facebook rằng: “Cậu sao lại chọn cái ngày nắng thế mà đi chụp ảnh? Không sợ cháy da à?”
Cô ta gõ lại: “Có chứ! Nhưng sen đang nở rất đẹp. Không nhanh thì nó tàn mất.”
Tôi mỉm cười nhìn màn hình, bàn tay click vào chuột một cách vô thức. Chợt phát hiện ra tôi đã tắt cửa sổ chat từ bao giờ. Tôi ngẩn ngơ nhìn tấm hình của cô bạn, không hiểu sao bỗng dưng lại thấy tiếc.
Con người sợ thời gian tới mức vội vã, tới mức quên đi chính bản thân mình. Thời gian là thứ vô tình, cho dù có đẹp đến đâu thì vẫn phải tới lúc tàn lụi.
Một lúc nào đó, tôi sẽ nói với mẹ rằng: “Mẹ biết không? Thực ra mọi thứ đều song song một cách rất tự nhiên. Thời kỳ hoa nở đẹp nhất, cũng là lúc sự lụi tàn đang chảy trôi trong lòng.”
Mẹ tôi thì khác, bà yêu hoa. Thỉnh thoảng bà lại đi chợ hoa, mua vài bình cho dù giá thành không hề rẻ. Tôi thường kêu ca này nọ, nhưng bà chỉ cười bỏ qua. Thái độ đó của bà giống như là đang bảo vệ tình yêu của mình vậy. Mẹ tôi là một người có lập trường rõ ràng. Chỉ cần là thứ bà yêu thích, thì sẽ không ai ngăn cấm được. Hoặc ngược lại, chỉ cần là thứ bà muốn bỏ, thì dù có yêu thương bà cũng sẽ tuyệt tình vứt đi.
Năm ấy khi tôi tròn mười tám tuổi, ba mẹ tôi ly hôn. Mọi thứ lúc đó không hề kinh khủng như tôi tưởng. Chỉ đến sau này, khi nhớ lại tôi mới thấy lạnh lòng. Kiểu ly hôn của ba mẹ tôi là kiểu ly hôn trong câm lặng. Không có bất kỳ một cuộc cãi vã nào diễn ra, càng không có ẩu đả như những gia đình tan vỡ khác. Ngày ly hôn, ba mẹ và em trai tôi phải ra tòa, ba vẫn gọi điện cho mẹ nói: “Xong chưa? Anh sẽ đến để đưa hai mẹ con đi”. Vì tôi là người đã tròn mười tám tuổi, nên không cần phải ra hầu tòa. Nhưng em trai mười bốn tuổi của tôi thì phải ra. Sự quan tâm của ba dường như được mẹ coi là một việc tất dĩ ngẫu. Bà nói được, rồi đi cùng ba tôi.
Tôi cứ có cảm giác, giữa hai người như tồn tại những đóa hoa. Mau nở rồi chóng tàn, không thể nói lời từ biệt.
Em trai tôi trong lòng đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Tôi cũng thế. Cả hai chúng tôi đều chọn mẹ, nhưng không có nghĩa là bỏ ba. Ba chúng tôi là một người rất yêu con cái. Trong lòng ông luôn có một khoảng trống đầy yêu thương dành cho chúng tôi.
Tôi còn nhớ năm bốn tuổi, được ba đưa đi nhà trẻ. Tôi ở phường Cẩm Thạch, nhà giữ trẻ chỉ cách khoảng vài trăm mét. Ba nắm tay tôi, dắt đi trên một con đường vàng nắng trong một buổi sáng trong lành. Hai bên đường là ruộng rau muống xanh mướt, thấp thoáng vài bóng người đang lội dưới đó. Tuy mùi phân bốc lên nồng nặc, nhưng chúng tôi đều im lặng. Vì đã quen rồi.
Ba thường huýt sáo, vẻ mặt vui tươi. Ông có thói quen xấu là khạc nhổ. Tôi không thích cái hành động thiếu lịch sự đó. Nhưng sống cùng nhau nhiều năm, tôi tự phải coi đó là một phần quan trọng trong con người của ông.
Lúc ấy tôi sẽ đi bên cạnh, chỉ tầm ngang hông của ông tôi. Đôi mắt ngây thơ, không ngừng nghiêng ngó. Với tôi lúc ấy, mọi thứ trong cuộc sống còn khá là lạ lẫm.
Rồi ba đưa tôi đến hàng quà cạnh nhà trẻ. Ông hỏi tôi muốn ăn gì. Tôi suy ngẫm một lúc lâu rồi trả lời thích sữa chua và thích mua đồng hồ đeo tay. Ông mua cho tôi những thứ đó – một hộp sữa chua và một chiếc đồng hồ đeo tay rẻ tiền dành cho trẻ con. Sau đó ông dẫn tôi vào nhà trẻ rồi đi làm. Thực ra lúc ấy tôi không thích gì cả, tôi chỉ muốn kéo dài thời gian ở bên ông. Tôi rất sợ cảm giác phải nhìn thấy bóng lưng của ông, lúc ấy tôi sẽ khóc.
Cô giáo là một người khá kiên nhẫn. Tôi khóc rất lâu, gào rất lâu, nhưng cô lại chỉ dỗ dành. Đôi khi tôi làm dữ quá thì nạt nhẹ. Đó là ngày đầu tiên tôi đi học. Sau này lớn lên, tôi bắt đầu nghĩ về nỗi cô đơn đầu đời. Không phải là cảm giác nhớ nhung ai đó, mà lại chính là cảm giác một bản thân bị ba mẹ bỏ lại ở nhà trẻ. Cảm giác đó sau này rồi sẽ quen, nhưng tôi biết ngày đầu tiên đi học, cũng là lúc bản thân không kìm được nước mắt tủi hờn.
Mẹ tôi nhắn tin thông báo việc mọi thủ tục đã được làm xong. Ba dọn ra ngoài sống, ba mẹ con tôi sẽ ở lại trong căn nhà cũ. Mọi thứ sẽ vẫn còn nguyên vẹn, chỉ là thiếu đi một người đàn ông. Tôi thấy mẹ gỡ bức ảnh hai người chụp năm 2006 xuống và cất dưới gầm giường. Trong lòng tôi như có một thứ gì đó rất hụt hẫng tràn qua, cảm giác khó chịu chỉ muốn chạy trốn.
Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cười nhiều hơn, nhưng bà mua ít hoa dần. Tôi không hỏi về việc này, còn cảm ơn thần phật rằng mẹ không còn yêu hoa nữa. Tuy nhiên, tôi luôn biết đó chỉ là một sự kiềm h- ãm. Đôi khi cần phải nén lòng lại để tránh cho lòng khỏi những đau đớn nhất. Mẹ nói với tôi rất nhiều, hầu như chỉ là những câu nói mang tính tượng trưng. Bà nói bà không buồn, cũng chẳng có gì vướng vào lòng hết. Bà thấy rất vui khi đã bỏ được ba, như nhỏ bỏ được một chiếc gai cứ cắm ngập trong tim. Tôi vẫn chọn cách im lặng trước thứ mặt nạ của mẹ, chỉ biết thở dài và nhìn người bà gầy đi từng ngày.
Tôi biết trong lòng của mẹ, những bông hoa đã bắt đầu khô héo. Kết thúc cho sự rực rỡ và kiêu hãnh của nó. Trong mẹ chỉ còn giá lạnh, tình yêu đã là một sự tàn úa đau thương.
Từ bỏ một người bao giờ cũng là một việc khó khăn. Chinh phục người đó đã khó, nhưng để buông tay họ ra còn khó hơn. Mẹ tôi là một người phụ nữ kiên cường, cho nên bà mới rời xa được khỏi người đàn ông của đời mình. Ông là mối tình đầu của mẹ, và có thể sẽ là tình cuối.
…
Hạ đã tới, cũng là mùa sen nở. Tôi nghe nói Việt Nam đã bầu chọn hoa sen là quốc hoa. Tôi không phải người yêu hoa nên không rõ lắm, chỉ là loáng thoáng biết qua báo đài. Mẹ tôi không có ý kiến gì về việc đó. Bà đã không còn mua hoa về cắm nữa rồi. Bà nói sẽ chỉ cắm hoa vào ngày lễ Tết, như để thanh tẩy không khí ngột ngạt trong nhà.
Tôi hỏi: “Mẹ có thích sen không? Tâm sen pha trà sẽ rất ngon đấy. Có thể chữa được chứng mất ngủ của mẹ.”
Mẹ tôi cúi đầu, nói: “Mẹ không mất ngủ. Cũng không thích uống trà.”
Mùa này sen nở rất rộ, cảm giác như chưa năm nào nở nhiều như vậy. Tôi nghe qua những kênh thông tin truyền thông mà cũng cảm thấy có chút phấn khởi. Không hiểu vì lý do gì. Có thể là nó vui mừng vì bản thân được chọn làm quốc hoa. Hoặc cũng có thể là đã lâu lắm rồi nó chưa sống hết mình như thế.
Bạn bè tôi chụp rất nhiều ảnh ở ao sen. Chúng nó đều mặc quần áo “kinh điển mọi thời đại” khi chụp những tấm ảnh cạnh quốc hoa. Cũng chỉ có một chiếc yếm đỏ và một chiếc váy nâu sờn cổ truyền của Việt Nam thôi. Ảnh nào cũng như ảnh nào, mắt không có hồn, khuôn mặt gượng gạo, nhưng có vẻ như vẫn rất thích thú. Tâm lý đôi khi đánh lừa cảm giác, khiến chúng ta không thể phân biệt được thế nào mới là cái đẹp thực sự.
Tôi hỏi một cô bạn trên Facebook rằng: “Cậu sao lại chọn cái ngày nắng thế mà đi chụp ảnh? Không sợ cháy da à?”
Cô ta gõ lại: “Có chứ! Nhưng sen đang nở rất đẹp. Không nhanh thì nó tàn mất.”
Tôi mỉm cười nhìn màn hình, bàn tay click vào chuột một cách vô thức. Chợt phát hiện ra tôi đã tắt cửa sổ chat từ bao giờ. Tôi ngẩn ngơ nhìn tấm hình của cô bạn, không hiểu sao bỗng dưng lại thấy tiếc.
Con người sợ thời gian tới mức vội vã, tới mức quên đi chính bản thân mình. Thời gian là thứ vô tình, cho dù có đẹp đến đâu thì vẫn phải tới lúc tàn lụi.
Một lúc nào đó, tôi sẽ nói với mẹ rằng: “Mẹ biết không? Thực ra mọi thứ đều song song một cách rất tự nhiên. Thời kỳ hoa nở đẹp nhất, cũng là lúc sự lụi tàn đang chảy trôi trong lòng.”
/31
|