Tuấn Hạc quan sát địa hình khu vực này, nhận ra Hồ Diện Cái đã nói đúng. Chỉ có đường vách núi phía Tây là còn có hy vọng.
Chàng bảo Tiểu Quyên chỉ cho mình nơi ở của Tích Ngọc Lang Quân. Đó là một tòa tiểu viện hai tầng xinh xắn, nằm nơi mé tả Thượng Thanh cung, chếch xuống dưới chừng hai chục trượng.
Hai người quay trở lại khách xá thì Xảo Thủ Cái đã có mặt. Tối đến, Tiểu Quyên ngượng ngừng thỏ thẻ :
- Nô tỳ được lệnh hầu hạ gối chăn, mong Cốc chủ thu nạp.
Tuấn Hạc giật mình, bối rối. Chàng đang đóng vai một lão già phong lưu háo sắc nên việc từ chối một mỹ nhân như thế này sẽ không thích hợp. Trong quyển Hồi Ức Lục, Đinh lão đại đã ghi chép tỷ mỉ những lần cùng Trương Tỳ Vân say sưa ở chốn yêu hoa. Có lẽ vì biết rõ bản tính của bằng hữu nên họ Trương đã cho Tiểu Quyên phục vụ bằng hữu.
Tiểu Quyên thấy chàng lặng im không nói lại tưởng chàng đã đồng ý nên tự động trút bỏ xiêm y. Tấm thân lõa lồ kia tròn trịa và gợi cảm, nhưng lại khiến Tuấn Hạc nhớ đến Huệ Vân, đến Tiểu Băng và Doanh Doanh. Một người đã chết, một người chưa rõ tử sinh và một người đang trong cảnh cá chậu chim lồng.
Tuấn Hạc nghe lòng chua xót, gượng cười :
- Lão phu đã hơn bảy mươi, tinh lực chẳng được bao nhiêu, chắc không có phúc hưởng thụ lòng ưu ái của Trương giáo chủ. Mong cô nương lượng thứ cho.
Tiểu Quyên lặng lẽ mặc lại y phục. Bỗng nàng tái mặt, ôm bụng chạy nhanh đến chiếc ống nhổ, ngồi xuống nôn khan.
Tuấn Hạc từng nghiên cứu Y kinh nên hiểu ngay nàng đang mang thai. Và tác giả của thai nhi kia chắc không ai khác ngoài Tích Ngọc Lang Quân. Gã nổi tiếng háo sắc, lẽ nào lại bỏ qua một nữ tỳ xinh đẹp thế này? Chàng nghiêm giọng hỏi :
- Tiểu Quyên! Ngươi đang mang thai mà dám đến đây hầu hạ lão phu, quả là to gan! Để sáng mai ta nói chuyện này với Trương giáo chủ!
Tiểu Quyên sợ xanh mặt, chạy đến quỳ xuống, ôm chân chàng mà nức nở :
- Mong lão gia thương tình! Cả nhà nô tỳ sẽ chết đói mất.
Chàng đỡ nàng lên, vỗ về :
- Lão phu là bạn thâm giao với Trương giáo chủ! Có gì cứ nói thực ra, lão phu sẽ giúp cho.
Tiểu Quyên sụt sùi nói :
- Nô tỳ biết phận mình, chẳng dám với cao, nhưng Thiếu giáo chủ không chịu tha cho.
Tuấn Hạc gật gù :
- Vậy Ân Tuấn có biết nàng đã mang thai hay không?
- Thưa có! Nhưng công tử trở mặt, không chịu nhận trách nhiệm.
- Nàng có dám thề rằng đứa con trong bụng nàng là của Ân Tuấn hay không?
Tiểu Quyên nức nở :
- Nô tỳ suốt đời chỉ thất tiết với một mình Thiếu giáo chủ, thề có Hoàng Thiên chứng giám. Các chị em trong đám tỳ nữ đều có thể làm chứng.
- Tốt lắm! Vậy thì lão phu sẽ bắt Ân Tuấn phải lấy nàng. Hãy yên tâm đi!
Tiểu quyên vui mừng khôn xiết, cúi lạy :
- Nếu được như vậy, nô tỳ nguyện kiếp sau kết cỏ ngậm vành báo đáp đại ân.
Tuấn Hạc dặn dò :
- Cô nương không cần ở lại đây, cứ về bàn bạc với đám tỳ nữ. Khi nào lão phu gọi thì nhất loạt đứng ra làm chứng.
Tiểu Quyên hoan hỉ đi ngay. Đầu canh ba, Tuấn Hạc thay áo dạ hành, bịt kín mặt rồi lẩn vào bóng đêm, đi về phía tòa tiểu lâu hai tầng - nơi ở của Tích Ngọc Lang Quân.
Việc phòng bị ở khu vực này rất nghiêm mật, đèn đuốc sáng trưng, bọn giáo chúng qua lại không ngớt. Nhưng cũng may Tuấn Hạc học được của Tiểu Bạch phép di chuyển trên cây. Chàng bế khí nhảy lên hàng đào già, chuyền nhanh như vượn và êm ái tiến dần đến tòa mộc lâu.
Trương giáo chủ trồng rất nhiều đào, lý để biểu hiện sự nghiệp vinh quang của Thiên Sư giáo. Nhờ vậy, Tuấn Hạc mới có phương tiện để tiến vào. Sự đời biến ảo khôn lường, cái lợi hôm nay vô tình là cái họa ở mai sau!
Tuấn Hạc ẩn mình trong tán lá nghe ngóng mới tung mình lên lan can lầu. Chàng lom khom dưới các khung cửa sổ, cố tìm cho ra nơi giam giữ Doanh Doanh.
Đến một khung cửa đóng kín, tim chàng đập mạnh, linh cảm rằng đã đến nơi. Nhìn qua khe cửa, chàng giật mình kinh hãi nhận ra trong phòng kê đến bốn chiếc giường nhỏ, và dưới ánh nến lung linh là bốn gương mặt giống nhau như đúc không thể phân biệt ai là Doanh Doanh thật.
Tuấn Hạc chết điếng người, vội quay trở ra ngay. Thiên Sư giáo chủ quả là kẻ đa mưu túc trí. Lão đề phòng trường hợp Tuấn Hạc vào giải cứu Doanh Doanh nên đã bày ra kế này. Đem một người ra còn dễ, chứ bốn người thì hoàn toàn vô vọng. Hơn nữa, ba người kia là đệ tử của lão, tất sẽ tri hô lên khi thấy chàng xuất hiện.
Tuấn Hạc vô kế khả thi, đành phải chờ đến lúc cử hành hôn lễ. Chàng sẽ cướp lấy tân nương rồi mở đường máu thoát đi, bất kể tử sinh. Nhưng đó chỉ là hạ sách vì chẳng có chút sinh cơ nào cả.
Về đến nơi, chàng kể lại tình hình cho Xảo Thủ Cái nghe. Gã suy nghĩ một lúc rồi bảo :
- Nếu trưởng lão động thủ vào ban ngày thì không thể nào thoát được. Đêm mai, trưởng lão hãy phóng hỏa đốt tiểu lâu rồi để ý xem người nào chậm chạp nhất thì đấy là Cổ thiếu phu nhân. Nàng bị phong tỏa võ công nên chẳng thể nhanh nhẹn bằng bọn giả mạo. Hơn nữa, qua tiếng la hét của họ cũng có thể phân biệt được.
Tuấn Hạc mừng rỡ vỗ vai gã :
- Quả là diệu kế!
Phùng Ý Trúc khoan khoái, hấp háy đôi mắt to nhỏ không đều, cười bảo :
- Đê tử đã làm quen với đám nhà bếp, đêm nay sẽ thừa cơ thả sạch đám gà, vịt, heo, bò, gây ra cảnh hỗn loạn.
Hai người thương lượng chu đáo đến tận cuối canh tư mới đi ngủ.
Sáng hôm sau, gã lân la xuống bếp, phụ giúp đám gia nhân chuẩn bị yến tiệc.
Đến chiều, lại cùng bọn đầu bếp nhậu nhẹt say sưa. Lúc gã ngất ngưởng trở về thì bụng đã to như chiếc trống. Thực ra đó là một chiếc bong bóng heo đựng đầy dầu mỡ.
Đưa dầu cho Tuấn Hạc xong, gã trở xuống bếp uống tiếp.
Tuấn Hạc đã rành rẽ đường đi nên hành động rất sớm. Gần cuối canh hai, chàng nai nịt gọn gàng, bỏ túi dầu vào tay nải, khoác lên vai rồi đi về phía tiểu lâu.
Chàng mới đi được nửa đường thì một cơn mưa rào đột ngột ập đến. Tuấn Hạc núp trong bụi cây, chờ đợi. Cơn mưa quái ác kia ào ào, như thác lũ và kéo dài không dứt. Tuấn Hạc thầm trách trời già đã phá hỏng kế hoạch của mình. Trong thời tiết này, các bức vách đều ướt đẫm chẳng thể bắt lửa được. Hơn nữa, dẫu có đem Doanh Doanh đến bờ vực phía Tây, cũng không thấy ánh lửa hiệu mà nhảy xuống dưới.
Chàng lặng lẽ quay về khách xá, nằm nghe tiếng mưa gió gào thét. Sáng mai, chàng chỉ còn một con đường duy nhất là liều mạng rồi chết chung với Doanh Doanh.
* * * * *
Nhưng bình minh vừa ló dạng thì tiếng mõ báo động vang dậy khắp vùng núi Cú Khúc Tuấn Hạc chồm dậy, lau sơ mặt mũi, xách kiếm chạy ra. Chàng chặn một gã giáo chúng lại và hỏi :
- Có việc gì đã xảy ra vậy?
- Bẩm lão gia! Tân nương đã biến mất!
Tuấn Hạc vui mừng khôn xiết nhưng lại thắc mắc không hiểu ai là người đủ bản lãnh để đem Doanh Doanh ra khỏi chốn này, và hắn ta làm sao phân biệt ai là thực, ai là giả?
Chàng rảo bước về phía tiểu lâu của Trương Ân Tuấn. Giáo chủ Thiên Sư giáo đang bồng ái tử trên tay, miệng quát tháo bọn thủ hạ truy tìm dấu vết hung thủ.
Thấy Đinh lão đại xuất hiện, Trương Tỳ Vân than thở :
- Thật là tai họa! Đêm qua một kẻ nào đó đột nhập vào đây đánh ngất Tuấn nhi và đem tân nương đi mất rồi.
Tuấn Hạc hỏi lại :
- Thương thế của Tuấn nhi thế nào?
Trương Thiên Sư nghiến răng căm hận :
- Hung thủ đã giáng một chưởng vào đầu Ân Tuấn, đến giờ này vẫn chưa tỉnh lại. Tiểu đệ đã hết cách rồi. Mong Đinh huynh xem thử.
Tuấn Hạc gật đầu, bảo Trương Thiên Sư đặt Ân Tuấn xuống sàn gạch hiên nhà. Chàng cầm tay gã chẩn mạch, xác định Tích Ngọc Lang Quân bị tắc nghẽn ba huyệt Thiên Dung, Thiên Song và Kiên Trung ở kinh Thủ Thái Dương tiểu trường. Chàng bảo Trương Thiên Sư dựng gã ngồi lên, truyền chân khí đả thông ba huyệt ấy. Quả nhiên Trương Ân Tuấn tỉnh lại gã tức tối la lên :
- Phụ thân! Kẻ đánh hài nhi chính là con tiện tỳ Tưởng Thiếu Hà!
Trương Thiên Sư giật mình nghi hoặc :
- Ngươi có nhìn lầm không? Lẽ nào tứ sư muội của ngươi lại làm điều ấy?
Vừa lúc, Vân Kiếm Hạ Thương Điêu - đại đệ tử của Trương giáo chủ - chạy đến báo cáo :
- Bẩm sư phụ! Bọn đệ tử gác cửa bảo rằng mờ sáng hôm nay, tứ sư muội cùng một tỳ nữ đã rời khỏi Tổng đàn.
Trương Thiên Sư gầm lên :
- Mau đem năm trăm ky mã, chia nhiều hướng đuổi theo, bắt cho được con tiện tỳ ấy về đây.
Nhưng đến giữa giờ Tỵ, Vân Kiếm quay về chịu tộ :
- Bẩm sư phụ! Đệ tử bất tài, chẳng tìm thấy họ.
Tuấn Hạc cố nén nỗi hân hoan, nói đỡ cho Vân Kiếm :
- Doanh Doanh là người của Biến Hình môn, thuật cải trang rất cao cường. Hà sư diệt khó mà tìm được. Trương lão đệ trách mắng y cũng uổng công, trước mắt phải lo cử hành hôn lễ cho Tuấn nhi cái đã. Quan khách đã tề tựu đầy đủ, đuổi họ về thì còn gì thanh danh Thiên Sư giáo nữa?
Trương Tỳ Vân buồn rầu nói :
- Thân gia không thấy đến, tân nương cũng biến mất, còn cưới xin gì nữa?
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Lão phu có cách chuyển nguy thành an, chẳng hay Trương lão đệ có chịu để ta dàn xếp hay không?
Trương giáo chủ đang rối ruột nên nói ngay :
- Đinh lão huynh có kế gì xin cứ chỉ giáo.
Tuấn Hạc quay sang hỏi Tích Ngọc Lang Quân :
- Tuấn nhi! Tiêu Quyên tuy không xinh đẹp bằng Doanh Doanh nhưng hết dạ yêu thương ngươi, lại đang mang nặng giọt máu của họ Trương trong bụng. Nay đã đến nước này, ngươi không chịu cưới cũng không được.
Trương giáo chủ kinh hãi :
- Té ra có chuyện ấy nữa sao? Tiểu đệ không biết nên mới cho nha đầu ấy hầu hạ Đinh huynh.
Chàng xua tay trấn an :
- Lão phu đang luyện một môn thần công - để đối phó với Tây Phật - nên kiêng nữ sắc, chưa hề đụng chạm đến Tiểu Quyên. Nhờ tinh thông y đạo nên lão phu đã phát hiện nàng đang mang thai. Trương lão đệ chưa có cháu để ẵm bồng, sao không nhân dịp này đưa Tiểu Quyên thế vào chỗ tân nương?
Trương Tỳ Vân mừng rỡ vái Đinh lão đại :
- Nếu không có Đinh huynh thì tiểu đệ đến chết vì nhục mất.
Lão quay sang đay nghiến Ân Tuấn :
- Ngươi biết ta đang mong mỏi có người nối dõi, thế mà ngươi lại phụ lòng ta, giấu diếm việc có con. Từ nay, ngươi phải bỏ thói hoang đàng, vui vẻ với vợ con. Nếu không, đừng trách lão phu tàn nhẫn. Ta vì ngươi mà chịu biết bao tai tiếng với thiên hạ.
Tích Ngọc Lang Quân sợ hãi cúi đầu vâng dạ.
Thế là đám cưới được cử hành tốt đẹp. Việc đào thoát của tân nương được giữ kín trong nội bộ.
Chiều hôm ấy, Thiên Ma đại lão giã từ Trương giáo chủ. Thiên Sư mời họ Đinh vào thư phòng. Lão nghiêm nghị nói :
- Tiểu đệ không ngờ xa cách đã lâu mà Đinh huynh vẫn giữ nguyên tình bằng hữu ngày xưa, hết lòng giúp đỡ tiểu đệ. Nay Tuấn nhi đã yên bề gia thất, lại sắp có con, lòng tiểu đệ vô cùng hoan hỉ, chẳng còn muốn tranh danh đoạt lợi làm gì. Nếu Đinh huynh đồng ý, chúng ta sẽ chung sức tìm kho tàng của Tần Thủy Hoàng ở Hàm Dương. Tiểu đệ biết Đinh huynh đã làm một bản sao của Hàn Ngọc thiền trượng, cộng với họa đồ của tiểu đệ việc tìm kiếm chắc sẽ thành công. Tiểu đệ chỉ cần một nửa kho tàng để phát dương Thiên Sư giáo và dưỡng già. Đinh huynh nghĩ sao?
Tuấn Hạc cười đáp :
- Nhất ngôn cửu đỉnh. Để lão phu chế xong một số thuốc giải độc rồi chúng ta sẽ tiến hành. Nhưng lão phu còn muốn hỏi mượn Trương lão đệ một trăm cây hỏa đồng để đối phó với Tây Phật.
Trương Thiên Sư ngơ ngác đáp :
- Thiên Sư giáo làm gì có thứ vũ khí ấy? Trong võ lâm chỉ mình Liệt Hỏa giáo - ở Quảng Tây - là thiện về hỏa khí mà thôi.
Tuấn Hạc thở phào, biết mình đã lầm lẫn khi coi Thiên Sư giáo là kẻ thù. Chàng cười bảo :
- Sao lão phu nghe đồn Thiên Sư giáo đã dùng vũ khí tiêu diệt Văn gia bảo?
Trương Tỳ Vân cười xòa :
- Tiểu đệ đâu ngu dại gì mà dính dáng vào những ân oán ấy? Thiên Sư giáo chủ và Ngọc Diện Quan Âm có đến cầu viện nhưng tiểu đệ đã thoái thác. Hôm ấy, chỉ có mình Tuấn nhi đi theo họ. Hắn buông thuyền trên sông Lư Giang quan chiến, không ngờ lại vớt được Cổ Doanh Doanh.
Đinh cốc chủ nghiêm giọng :
- Nay Thiên Sư giáo bao trùm Trung Thổ, danh vọng còn hơn cả Thiếu Lâm, Võ Đang. Lão phu mong Giáo chủ cùng lão phu phù trì chính đạo võ lâm, sát cánh bên nhau như những ngày còn dưới trướng Thái Tổ.
Trương Tỳ Vân vui vẻ nói đùa :
- Không ngờ lúc sắp xuống lỗ, Đinh huynh lại thông hiểu đại nghĩa như vậy. Tiểu đệ sẽ tận lực.
* * * * *
Tuấn Hạc mau chóng rời khỏi núi Cú Khúc đi đến tòa nông trang ở ngoại tháng phía Tây. Đây là nơi tập kết của lực lượng Thiên Ma cốc.
Thấy mặt Vô Giới hòa thượng, chàng hỏi ngay :
- Đại sư và anh em có tìm ra Doanh Doanh và Tưởng cô nương không?
Vô Giới nhăn nhó :
- Trưa nay, khi nghe Xảo Thủ Cái báo lại biến cố, bọn bần tăng liền rút khỏi cánh rừng phía Tây núi Cú Khúc, tiến hành tìm kiếm nhưng chẳng thấy hai nữ nhân nào cả. Chắc họ đã cao chạy xa bay rồi.
Hồ Diện Cái đỡ lời :
- Đệ tử sẽ điều động anh em Cái bang truy tìm. Chúng ta cứ trở về Thiên Ma cốc trước đã.
Tuấn Hạc bỗng nhớ đến một việc, liền bảo :
- Các hạ nhớ hỏi Phân đà Chiết Giang xem vì sao phu thê họ Cổ không đến dự lễ cưới.
Đám nữ nhân chầu chực mấy ngày mà không được đánh trận nào, mặt mày ỉu xìu. Nhưng thấy Tuấn Hạc buồn bã vì không tìm được Doanh Doanh nên họ lặng im.
Xảo Thủ Cái bỗng nói :
- Đệ tử cho rằng phải điều động khất cái trong cả nước tìm kiếm mới mau có kết quả. - Trường Tu Cái Cầu Ly Hồ - đang ở Ứng Thiên phủ, sao Tứ trưởng lão không đến liên lạc thử? Nếu lão ta chịu đốc thúc bộ phận ở phía Bắc Trường Giang thì việc tìm người không khó.
Tuấn Hạc cau mày hỏi :
- Cầu trưởng lão đến Kim Lăng làm gì?
Hồ Diện Cái đáp thay :
- Cầu lão đã thề phải phục hưng Cái bang nên ăn dầm nằm dề đất Đế đô, van xin, lạy lục các đại thần, nhờ họ bảo tấu với Thánh thượng. Tiền bạc anh em góp được đều bị lão đem đi hối lộ cả.
Tuấn Hạc thở dài bảo :
- Minh Thái Tổ là người đa nghi, hẹp hòi, giết cả những bậc khai quốc công thần. Vì vậy, có ông quan nào dám mở miệng xin cho Cái bang đâu mà nhờ họ? Ta đã định ngày nào tìm được kho tàng, sẽ đem dâng cho Thái Tổ để mua lấy sự tái sinh cho Cái bang.
Hồ Diện Cái cảm động nói :
- Nếu được như thế thì mười vạn đệ tử Cái bang trên cả nước sẽ đội ơn trưởng lão.
Vô Giới cười khà khà tán vào :
- Hay là Cù thí chủ đưa anh em về Thiên Ma cốc, tiếp tục rèn luyện võ công, bần tăng cùng Văn thí chủ đi Ứng Thiên phủ một chuyến xem sao?
Mười bốn thiếu nữ nhao nhao đòi theo. Mẫu Đơn đại diện nói :
- Mong Cốc chủ cho bọn thiếp được theo hầu. Nghe nói Kim Lăng có rất nhiều thắng cảnh. Chị em ai cũng muốn được thăm qua.
Tuấn Hạc là người nhân hậu, thương họ côi cút từ nhỏ, suốt đời chỉ ru rú trong góc núi nên nhận lời.
Hồ Diện Cái liền đưa thủ hạ đi về Hoàng Sơn, còn bọn Tuấn Hạc đến kinh sư. Gần đến Kim Lăng, Tuấn Hạc bảo Xảo Thủ Cái trả lại chân diện mục cho chàng. Ở đất kinh sư, Đinh Sơn Giáp có nhiều người quen, nếu đóng vai lão sẽ dễ bị thất thế.
Kim Lăng nằm cạnh Trường Giang nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu, chung quanh thành là những thửa ruộng trồng lúa nước bạt ngàn.
Châu thổ hai sông Hoàng Hà, Trường Giang là vựa lúa chính của Trung Quốc.
Mỗi lần xảy ra hạn hán hay lụt lội ở hai vùng này là Trung Hoa rơi vào nạn đói.
Đất đai Trung Hoa có đến tám phần mười là đồi núi khô cằn và rừng rậm nên bách tính luôn thiếu ăn. Dân đông, đất xấu đưa đến tình trạng đói kém suốt mấy ngàn năm. Tô Đông Pha đời Đường đã từng than thở rằng: “Ta tự hào đọc đến năm ngàn quyển sách, thế mà không tìm ra cách cứu đói cho lê thứ, thật xấu hổ thay”.
Sau khi lên ngôi Thiên tử, Chu Nguyên Chương đã tịch thu ruộng đất của bọn nhà giàu và chức sắc Mông Cổ, chia cho nông dân. Nhờ vậy, việc sản xuất lương thực có khá hơn, nhưng chỉ một lần thiên tai cũng đủ gây nên nạn đói.
Minh Thái Tổ tuy là một ông vua độc tài tàn nhẫn nhưng lại rất thương dân nghèo, vì ông đã từng nghèo. Tuy không dám rời kinh đô quá xa, ông vẫn thường vi phục xuất tuần, thăm những vùng phụ cận Kim Lăng.
Hôm nay cũng vậy, Thái Tổ giả làm một viên ngoại, đem theo sáu cao thủ hạng nhất của lực lượng Cầm Y thị vệ đi về hướng Bắc dò xét dân tình.
Thái Tổ ngắm cảnh vật sung túc hai bên đường, khoan khoái mỉm cười. Long tâm hoan hỉ nên cao hứng thúc ngựa phi mau.
Sáu gã thị vệ đang ở phía sau vài trượng vội dục ngựa chạy theo. Tuy nhiên, do Minh Thái Tổ đột ngột phi nước đại nên khoảng cách giữa ông và bọn thị vệ khá xa.
Lúc này, đoàn người ngựa của Tuấn Hạc vừa đi ngược đến. Còn chừng hai trượng là đôi bên gặp nhau. Tuấn Hạc cau mày thầm lo: “Vị lão trượng kia đã già yếu sao lại phóng ngựa nhanh như vậy?”
Chàng vừa nghĩ đến đấy thì một con chó vàng mập mạp từ trong thửa ruộng tiểu mạch bên đường phóng ra. Nó say mê đuổi theo một chú chuột đồng nên không để ý rằng mình đang lao vào vó ngựa của Minh Thái Tổ.
Chân trước vướng vào mình chó khiến tuấn mã mất đà, chúi mũi xuống, hất tung chủ nhân lên không. Chu Nguyên Chương hồn phi phách tán, cắm đầu xuống đường.
Con đường này là trục lộ chính lên hướng Bắc và rất gần kinh sư nên rộng rãi và được rải một lớp đá núi. Vì vậy, Thái Tổ mà rơi xuống không bỏ mạng cũng trọng thương.
Chu Nguyên Chương xuất thân võ tướng nhưng sau hai mươi năm làm vua, bỏ phế luyện tập, thân hình béo mập nên rất nặng nề.
Biến cố này khiến sáu gã thị vệ ở phía sau kinh hoàng thét lên nhưng không còn cách nào can thiệp kịp nữa. May thay, trong phút thập tử nhất sinh ấy, chàng công tử áo trắng đang đi ngược lại kia, từ trên lưng ngựa bay thẳng đến như ánh chớp, hứng lấy nạn nhân. Đà nhảy quá mạnh đã khiến cả hai ngã lăn xuống mặt đường Nhưng chàng trai đã lật ngược Chu Nguyên Chương lên trên, cam chịu để lưng mình tiếp đất, nhờ vậy, Thái Tổ chẳng hề đau đớn chút nào cả.
Chàng ta đỡ ông đứng lên, mỉm cười bảo :
- Lão trượng đã lớn tuổi, không nên phi ngựa quá nhanh.
Lúc này, sáu gã thị vệ đã đến nơi. Mặt chúng xanh như tàu lá, phục xuống chịu tội :
- Bọn nô tài quá sơ ý để lão gia phải một phen kinh hoàng.
Họ đều mặc áo gia nhân, hông đeo đao như các võ sĩ hộ vệ bình thường.
Chu Nguyên Chương đã hoàn hồn, xua tay bảo :
- Đó là do lỗi của lão phu, các người đứng lên đi.
Ông quay sang hỏi Tuấn Hạc :
- Chằng hay ân nhân danh tính là gì?
Tuấn Hạc cung kính đáp :
- Tiểu sinh họ Văn tên Tuấn Hạc, quê ở Lư Lăng. Nay lão trượng đã an toàn, tiểu sinh xin phép cáo từ.
Minh Thái Tổ níu lại :
- Khoan đã! Lão phu muốn dâng vạn lượng vàng để đền ơn cứu mạng, mong công tử nhận cho.
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Tiểu sinh là kẻ giang hồ áo vải, thấy việc nghĩa thì xả thân mà làm, đâu cần đến kim ngân? Nếu lão trượng có lòng, xin đem vạn lượng vàng ấy mua lương thực chẩn tế cho tai dân ở vùng Tây bắc. Nghe nói năm nay hạn hán, mùa màng khô héo vì thiếu nước. Được như vậy, tiểu sinh rất đội ơn.
Minh Thái Tổ sững sờ nhìn chàng, thầm nghĩ :
- “Gã này tuấn tú phi phàm, võ công tuyệt thế, lại có tấm lòng yêu thương bách tính, quả đáng mặt bậc anh hùng!”
Đám nữ nhân của Thiên Ma cốc xúm lại phủi sạch bụi đất trên y phục chàng. Họ tranh nhau mà làm, xô đẩy nhau, cười nói rất vui vẻ.
Chu Nguyên Chương thấy họ đều trẻ trung xinh đẹp liền hỏi :
- Đám mỹ nhân này đi theo công tử đấy ư?
Chàng chưa kịp đáp thì Tường Vi đã nói trước :
- Bẩm lão trượng, bọn tiện nữ đều là tỳ thiếp của Văn công tử!
Tuấn Hạc còn ngượng ngừng hơn khi Thanh Tùng nói thêm :
- Lão trượng biết không, Văn công tử có đến bốn vị phu nhân và mười tám tiểu thiếp.
Minh Thái Tổ vuốt râu cười ha hả :
- Thực là đáng khâm phục!
Vô Giới bước đến nói :
- Chúng ta nên chia tay nhau để khỏi làm ách tắc đường quan đạo.
Minh Thái Tổ gật đầu :
- Phải, phải! Lão phu cũng quay về Kim Lăng thôi, cú ngã ngựa vừa rồi làm mất cả hứng thú du ngoạn.
Ông lên ngựa, sánh đôi với Tuấn Hạc, khéo léo gợi chuyện, thăm dò tài trí của chàng.
Chàng đã từng dùi mài kinh sử để đi thi nên tinh thông thuật trị dân và cách làm dân giàu nước mạnh. Thái Tổ càng nghe càng thêm yêu mến chàng trai văn võ song toàn.
Đến cửa Kim Lăng đệ nhất khách điếm, biết bọn Tuấn Hạc sẽ trọ nơi này, Minh Thái Tổ vui vẻ cáo từ. Ông hẹn vài ngày nữa sẽ cho người rước Tuấn Hạc đến nhà chơi.
Kim Lăng nằm ở bên bờ phải sông Dương Tử (khúc hạ lưu của Trường Giang), từng là kinh đô của nhiều triều đại Trung Hoa như Ngô, Đông, Tấn, Nam Tề, Lương, Tần, Nam Tống... Vì vậy danh lam thắng cảnh rất nhiều.
Ngay sáng hôm sau, Vô Giới hòa thượng đưa mười bốn nữ nhân đi ngoạn cảnh còn Tuấn Hạc và Xảo Thủ Cái đi gặp Tam trưởng lão Trường Tu Cái Cầu Ly Hồ.
Họ Cầu ở trong một tòa biệt viện nhỏ, nằm ngay cửa Tây thành. Lão đã dùng ngân quỹ của Cái bang để mua căn nhà này - làm chỗ giao dịch với các đại thần.
Đương nhiên lão và các đệ tử cũng phải ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề. Người ngoài chẳng thể biết họ làm ăn mày.
Nghe báo cáo có Tứ trưởng lão đến, lão cho mời vào ngay. Ngoài Cầu Ly Hồ còn có mười hai Phân đà chủ của các địa phương phía Bắc Trường Giang. Họ đang dự một cuộc họp quan trọng.
Xảo Thủ Cái vái chào rồi giới thiệu :
- Kính cáo Tam trưởng lão và chư vị, công tử Văn Tuấn Hạc được các Phân đà miền Nam cử làm Tứ trưởng lão, thay cho Cù trưởng lão đã quá cố.
Cầu Ly Cái không mời khách ngồi mà vuốt chòm râu dài rồi lạnh lùng bảo :
- Lão phu nắm quyền chấp pháp của Cái bang. Nếu anh em miền Nam muốn đề cử tân trưởng lão phải thông qua sự thẩm xét và chuẩn y của lão phu. Đâu thể tùy tiện mà làm như vậy?
Xảo Thủ Cái phẫn uất cãi :
- Trưởng lão nói sai rồi! Nay Cái bang đã mất cả tông môn, âm thầm hoạt động. Nam Bắc đã phân chia rõ rệt, quyền chấp pháp ngày xưa không còn hiệu lực.
Trường Tu Cái giận dữ vỗ bàn quát măng :
- Lão phu ngày đêm lo toan việc chấn hưng bang hội, sao có kẻ lại dám chia rẽ Bắc Nam?
Tuấn Hạc biết lão muốn làm Bang chủ Cái bang nên ngao ngán nói :
- Thôi được! Túc hạ đã nói thế thì Văn mỗ xin trả lại chức trưởng lão.
Chàng liền đặt Cổ Tiền tín phù lên bàn.
Xảo Thủ Cái bi phẫn nói :
- Phùng mỗ nói thật cho lão biết, các Phân đà phía Nam sẽ họp lại và tự bầu tân Bang chủ, chẳng cần phải cầu cạnh, lạy lục bọn quan lại làm gì.
Cầu Ly Hồ giận tím mặt, nhảy đến vung chưởng đánh họ Phùng. Tuấn Hạc nhanh tay đưa hữu thủ đỡ đòn. Song chưởng chạm nhau nổ vang. Trường Tu Cái dội ngược ra sau năm bước, kinh hãi trước công lực thâm hậu của chàng trai trẻ.
Mười hai gã Phân đà chủ phía Bắc nhỏm dậy dính vây đánh. Tuấn Hạc xua tay :
- Chư vị nên nhớ rằng Cái bang đã bị cấm hoạt động. Nếu đánh nhau, quan quân kéo đến thì kẻ mang họa chính là chư vị.
Chàng nói rất đúng nên họ khựng lại ngay. Tuấn Hạc bèn kéo Xảo Thủ Cái rời chốn ấy.
Về đến Kim Lăng khách điếm, Phùng Ý Trúc buồn bã nói :
- Đệ tử phải về ngay Nam Xương, triệu tập các Phân đà để thông báo lại biến cố này. Xin trưởng lão cố nhẫn nhịn, đừng bỏ rơi anh em.
Tuấn Hạc tư lự nói :
- Theo ý ta thì anh em miền Nam đừng nên lập Bang chủ. Điều này rất nguy hiểm nếu Trường Tu Cái tố giác với triều đình. Tốt nhất là cử Cù Y Thảo làm trưởng lão vì gã là nam tử của Vạn Bác Hồ Tinh. Cầu Ly Hồ sẽ khó mà phản đối. Còn việc báo thù cho Cù trưởng lão ta sẽ phụ trách. Lão đã vì Văn gia bảo mà bỏ mạng.
Xảo Thủ Cái gật đầu nhưng lại nói :
- Mọi việc sẽ do đại hội các Phân đà phía Nam quyết dình. Đệ tử xin phép được đi ngay.
Nói xong, gã tức tốc rời Kim Lăng, đi về hướng Nam Xương.
Đến chiều, đám mỹ nhân mới về, mang theo rất nhiều những sản vật Kim lăng như quạt khăn, lụa là, son phấn... họ còn chưa thỏa mãn, hết lời năn nỉ Tuấn Hạc ở lại thêm ngày nữa. Tuấn Hạc không nỡ từ chối, đành phải gật đầu.
Sáng ra, họ ăn điểm tâm thật sớm và bắt Vô Giới dẫn đi nữa. Hòa thượng nhăn nhó như khỉ ăn ớt nhưng cũng phải đi.
Tuấn Hạc ở lại khách điếm ngồ suy nghĩ miên man, lát sau cũng ra ngoài dạo một vòng. Sợ mất bảo kiếm nên chàng đem theo bên mình, cùng với số tiền giấy. Kinh nghiệm này chàng đã học được của Hoàng Diện Thái Tuế.
Tuấn Hạc lững thững đi về phía Đông thành định bụng sẽ thưởng thức vườn cảnh Vạn Hoa viên nổi tiếng. Đến nơi, chàng phát hiện một đám đông Cẩm Y thị vệ đang vây chặt một người áo trắng cao gầy. Hắn chính là Truy Mệnh Kiếm Sứ Hoắc Cừu.
Đứng đầu hơn trăm thị vệ đao tuốt trần kia là hai gã có gương mặt rất quen thuộc. Tuấn Hạc chăm chú nhìn và biết rằng họ chính là gia nhân của vị lão trượng đã ngã ngựa hôm trước.
Gương mặt heo xấu xí của lão hiện ra, Tuấn Hạc thầm trách mình ngu ngốc. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được thiên hạ truyền tụng là người mang tướng Trữ Diện.
Lúc này, tên đầu lĩnh thị vệ đang quát hỏi :
- Ba hôm trước, ngươi đột nhập vào tư dinh của Lương viên ngoại giết người cướp của. Không ngờ còn dám lưu lại đất này? Mau buông vũ khí chịu trói.
Hoắc Cừu lạnh lùng đáp :
- Tại hạ mới đến đây hôm qua.
- Đừng hòng chối cãi. Một tên gia nhân đã tả lại dung mạo và y phục của ngươi không sai một nét. Lương viên ngoại là biểu thúc của Hoàng Hậu nương nương, ngươi dám đụng đến là coi như không còn muốn sống!
Hoắc Cừu là người cao ngạo, đâu chịu khuất phục. Gã cười nhạt bảo :
- Đúng là một lũ ưng khuyển đui mù, ỷ thế hà hiếp người quá đáng. Hoắc mỗ không hơi đâu mà đôi co với bọn ngươi.
Nói xong, gã rút phăng trường kiếm ra thủ thế. Ở chốn kinh sư này, ngoài lực lượng Cẩm Y thị vệ, còn có Ngũ Hàng Binh Mã Ty phụ trách việc trị an. Vì vậy bọn cấm quân ùn ùn kéo đến tạo thành vòng vây thứ hai. Trong tình trạng này, Hoắc Cừu chẳng có hy vọng thoát chết. Dù gã vô tội nhưng đã giết một vài thị vệ là cũng mang tội chết.
Tuấn Hạc vội quát vang :
- Khoan đã Hoắc huynh!
Chàng khoan thai bước qua vòng vây, vào gặp hai thị vệ của Minh Thái Tổ.
Tuấn Hạc vòng tay nói :
- Tại hạ xin bảo chứng rằng ba ngày trước vị huynh đài này đang dự tiệc cưới ở núi Cú Khúc. Chư vị không tin xin cứ hỏi Giáo chủ Thiên Sư giáo!
Gã thị vệ có nốt ruồi son trên sống mũi nhận ra chàng vội kính cẩn vòng tay :
- Công tử đã nói thế, bọn tiểu nhân xin nhận mình lầm lẫn.
Gã quay sang nói với Hoắc Cừu :
- Mong các hạ lượng thứ.
Nói xong, gã ra lệnh rút sạch. Hoắc Cừu cười ha hả, bước đến ôm Tuấn Hạc :
- Không ngờ Văn nhị công tử lại là kẻ đầy uy quyền ở đất Đế đô này. Tại hạ thật may mắn khi được kết giao vời các hạ.
Tuấn Hạc ngượng ngừng đáp :
- Hôm kia, tại hạ tình cờ cứu được một lão nhân ngã ngựa. Không ngờ lão ta lại chính là Minh Thái Tổ. Đến hôm nay, gặp lại gã thị vệ kia mới biết rõ nội tình, nhờ vậy mới dám mở miệng giải vây.
Hoắc Cừu vui vẻ nói :
- Với công cán giá ấy, công tử lo gì không được một chức quan to?
Tuấn Hạc đáp :
- Minh Thái Tổ là một vị vua tốt nhưng tính tình hẹp hòi, đa nghi và độc đoán, tại hạ thực chẳng dám cẩn kề. Hơn nữa, gia thù chưa báo, thê nhi thất lạc, lẽ nào vui được cảnh vinh hoa? Tại hạ sẽ rời ngay Kim Lăng, không gặp lại Chu Nguyên Chương nữa. à! Còn hoắc huynh đến đây vì mục đích gì?
Hoắc Cừu trầm giọng đáp :
- Hoàng Thổ Chi Vương đã dời cứ địa về phía Tây Trường An. Người sai tại hạ đến Kim Lăng tìm lão già Vạn Tỏa Xảo Lượng Cam Hào Thiên mời lão hợp tác để tìm kho tàng của Tần Thủy Hoàng.
Tuấn Hạc giật mình :
- Chẳng lẽ Hướng vương gia cũng có họa đồ?
- Đúng vậy! Người còn xác định được rằng phần mộ chính của Tần Thủy Hoàng chôn ở thôn Tây Dương, cách Trường An ba trăm hai chục dặm.
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Vì sao Hoắc huynh lại cố tình nói cho tại hạ biết điều ấy?
Hoắc Cừu thản nhiên đáp :
- Tại hạ chỉ muốn công tử đến đấy chơi một chuyến để chúng ta được gần gũi nhau. Hơn nữa! Việc khai quật sẽ kéo dài khá lâu trước sau gì cả võ lâm cũng đều hay biết.
Tuấn Hạc nghiêm giọng nói :
- Nếu tại hạ cũng muốn chiếm kho tàng kia, tất phải tương tranh với Hoàng Thổ thành. Lúc ấy Hoắc huynh xử trí như thế nào?
Hoắc Cừu nói với vẻ bí ẩn :
- Đến lúc ấy hẵng hay. Xin cáo biệt!
Gã đi rồi, Tuấn Hạc lập tức trở lại Kim Lăng khách điếm. May mà bọn tỳ nữ Thiên Ma cốc đều đã có mặt. Chàng kể lại mọi việc rồi ra lệnh rời Kim Lăng ngay.
Vô Giới cười khanh khách :
- Người khác thì chỉ mong có cơ hội lập công với Thiên tử, duy chỉ có Văn nhị công tử là sợ hãi, bỏ chạy cong đuôi.
Trà Mi vui vẻ nói :
- Cốc chủ không làm quan cũng là phải! Lỡ ngày nào đó bị lão ma ác độc kia chặt đầu, chẳng phải bọn thiếp đều thành góa bụa hết hay sao?
Cả đám cười ồ lên. Tuấn Hạc cho rằng họ vui đùa nên không nỡ trách mắng.
Chàng bảo Tiểu Quyên chỉ cho mình nơi ở của Tích Ngọc Lang Quân. Đó là một tòa tiểu viện hai tầng xinh xắn, nằm nơi mé tả Thượng Thanh cung, chếch xuống dưới chừng hai chục trượng.
Hai người quay trở lại khách xá thì Xảo Thủ Cái đã có mặt. Tối đến, Tiểu Quyên ngượng ngừng thỏ thẻ :
- Nô tỳ được lệnh hầu hạ gối chăn, mong Cốc chủ thu nạp.
Tuấn Hạc giật mình, bối rối. Chàng đang đóng vai một lão già phong lưu háo sắc nên việc từ chối một mỹ nhân như thế này sẽ không thích hợp. Trong quyển Hồi Ức Lục, Đinh lão đại đã ghi chép tỷ mỉ những lần cùng Trương Tỳ Vân say sưa ở chốn yêu hoa. Có lẽ vì biết rõ bản tính của bằng hữu nên họ Trương đã cho Tiểu Quyên phục vụ bằng hữu.
Tiểu Quyên thấy chàng lặng im không nói lại tưởng chàng đã đồng ý nên tự động trút bỏ xiêm y. Tấm thân lõa lồ kia tròn trịa và gợi cảm, nhưng lại khiến Tuấn Hạc nhớ đến Huệ Vân, đến Tiểu Băng và Doanh Doanh. Một người đã chết, một người chưa rõ tử sinh và một người đang trong cảnh cá chậu chim lồng.
Tuấn Hạc nghe lòng chua xót, gượng cười :
- Lão phu đã hơn bảy mươi, tinh lực chẳng được bao nhiêu, chắc không có phúc hưởng thụ lòng ưu ái của Trương giáo chủ. Mong cô nương lượng thứ cho.
Tiểu Quyên lặng lẽ mặc lại y phục. Bỗng nàng tái mặt, ôm bụng chạy nhanh đến chiếc ống nhổ, ngồi xuống nôn khan.
Tuấn Hạc từng nghiên cứu Y kinh nên hiểu ngay nàng đang mang thai. Và tác giả của thai nhi kia chắc không ai khác ngoài Tích Ngọc Lang Quân. Gã nổi tiếng háo sắc, lẽ nào lại bỏ qua một nữ tỳ xinh đẹp thế này? Chàng nghiêm giọng hỏi :
- Tiểu Quyên! Ngươi đang mang thai mà dám đến đây hầu hạ lão phu, quả là to gan! Để sáng mai ta nói chuyện này với Trương giáo chủ!
Tiểu Quyên sợ xanh mặt, chạy đến quỳ xuống, ôm chân chàng mà nức nở :
- Mong lão gia thương tình! Cả nhà nô tỳ sẽ chết đói mất.
Chàng đỡ nàng lên, vỗ về :
- Lão phu là bạn thâm giao với Trương giáo chủ! Có gì cứ nói thực ra, lão phu sẽ giúp cho.
Tiểu Quyên sụt sùi nói :
- Nô tỳ biết phận mình, chẳng dám với cao, nhưng Thiếu giáo chủ không chịu tha cho.
Tuấn Hạc gật gù :
- Vậy Ân Tuấn có biết nàng đã mang thai hay không?
- Thưa có! Nhưng công tử trở mặt, không chịu nhận trách nhiệm.
- Nàng có dám thề rằng đứa con trong bụng nàng là của Ân Tuấn hay không?
Tiểu Quyên nức nở :
- Nô tỳ suốt đời chỉ thất tiết với một mình Thiếu giáo chủ, thề có Hoàng Thiên chứng giám. Các chị em trong đám tỳ nữ đều có thể làm chứng.
- Tốt lắm! Vậy thì lão phu sẽ bắt Ân Tuấn phải lấy nàng. Hãy yên tâm đi!
Tiểu quyên vui mừng khôn xiết, cúi lạy :
- Nếu được như vậy, nô tỳ nguyện kiếp sau kết cỏ ngậm vành báo đáp đại ân.
Tuấn Hạc dặn dò :
- Cô nương không cần ở lại đây, cứ về bàn bạc với đám tỳ nữ. Khi nào lão phu gọi thì nhất loạt đứng ra làm chứng.
Tiểu Quyên hoan hỉ đi ngay. Đầu canh ba, Tuấn Hạc thay áo dạ hành, bịt kín mặt rồi lẩn vào bóng đêm, đi về phía tòa tiểu lâu hai tầng - nơi ở của Tích Ngọc Lang Quân.
Việc phòng bị ở khu vực này rất nghiêm mật, đèn đuốc sáng trưng, bọn giáo chúng qua lại không ngớt. Nhưng cũng may Tuấn Hạc học được của Tiểu Bạch phép di chuyển trên cây. Chàng bế khí nhảy lên hàng đào già, chuyền nhanh như vượn và êm ái tiến dần đến tòa mộc lâu.
Trương giáo chủ trồng rất nhiều đào, lý để biểu hiện sự nghiệp vinh quang của Thiên Sư giáo. Nhờ vậy, Tuấn Hạc mới có phương tiện để tiến vào. Sự đời biến ảo khôn lường, cái lợi hôm nay vô tình là cái họa ở mai sau!
Tuấn Hạc ẩn mình trong tán lá nghe ngóng mới tung mình lên lan can lầu. Chàng lom khom dưới các khung cửa sổ, cố tìm cho ra nơi giam giữ Doanh Doanh.
Đến một khung cửa đóng kín, tim chàng đập mạnh, linh cảm rằng đã đến nơi. Nhìn qua khe cửa, chàng giật mình kinh hãi nhận ra trong phòng kê đến bốn chiếc giường nhỏ, và dưới ánh nến lung linh là bốn gương mặt giống nhau như đúc không thể phân biệt ai là Doanh Doanh thật.
Tuấn Hạc chết điếng người, vội quay trở ra ngay. Thiên Sư giáo chủ quả là kẻ đa mưu túc trí. Lão đề phòng trường hợp Tuấn Hạc vào giải cứu Doanh Doanh nên đã bày ra kế này. Đem một người ra còn dễ, chứ bốn người thì hoàn toàn vô vọng. Hơn nữa, ba người kia là đệ tử của lão, tất sẽ tri hô lên khi thấy chàng xuất hiện.
Tuấn Hạc vô kế khả thi, đành phải chờ đến lúc cử hành hôn lễ. Chàng sẽ cướp lấy tân nương rồi mở đường máu thoát đi, bất kể tử sinh. Nhưng đó chỉ là hạ sách vì chẳng có chút sinh cơ nào cả.
Về đến nơi, chàng kể lại tình hình cho Xảo Thủ Cái nghe. Gã suy nghĩ một lúc rồi bảo :
- Nếu trưởng lão động thủ vào ban ngày thì không thể nào thoát được. Đêm mai, trưởng lão hãy phóng hỏa đốt tiểu lâu rồi để ý xem người nào chậm chạp nhất thì đấy là Cổ thiếu phu nhân. Nàng bị phong tỏa võ công nên chẳng thể nhanh nhẹn bằng bọn giả mạo. Hơn nữa, qua tiếng la hét của họ cũng có thể phân biệt được.
Tuấn Hạc mừng rỡ vỗ vai gã :
- Quả là diệu kế!
Phùng Ý Trúc khoan khoái, hấp háy đôi mắt to nhỏ không đều, cười bảo :
- Đê tử đã làm quen với đám nhà bếp, đêm nay sẽ thừa cơ thả sạch đám gà, vịt, heo, bò, gây ra cảnh hỗn loạn.
Hai người thương lượng chu đáo đến tận cuối canh tư mới đi ngủ.
Sáng hôm sau, gã lân la xuống bếp, phụ giúp đám gia nhân chuẩn bị yến tiệc.
Đến chiều, lại cùng bọn đầu bếp nhậu nhẹt say sưa. Lúc gã ngất ngưởng trở về thì bụng đã to như chiếc trống. Thực ra đó là một chiếc bong bóng heo đựng đầy dầu mỡ.
Đưa dầu cho Tuấn Hạc xong, gã trở xuống bếp uống tiếp.
Tuấn Hạc đã rành rẽ đường đi nên hành động rất sớm. Gần cuối canh hai, chàng nai nịt gọn gàng, bỏ túi dầu vào tay nải, khoác lên vai rồi đi về phía tiểu lâu.
Chàng mới đi được nửa đường thì một cơn mưa rào đột ngột ập đến. Tuấn Hạc núp trong bụi cây, chờ đợi. Cơn mưa quái ác kia ào ào, như thác lũ và kéo dài không dứt. Tuấn Hạc thầm trách trời già đã phá hỏng kế hoạch của mình. Trong thời tiết này, các bức vách đều ướt đẫm chẳng thể bắt lửa được. Hơn nữa, dẫu có đem Doanh Doanh đến bờ vực phía Tây, cũng không thấy ánh lửa hiệu mà nhảy xuống dưới.
Chàng lặng lẽ quay về khách xá, nằm nghe tiếng mưa gió gào thét. Sáng mai, chàng chỉ còn một con đường duy nhất là liều mạng rồi chết chung với Doanh Doanh.
* * * * *
Nhưng bình minh vừa ló dạng thì tiếng mõ báo động vang dậy khắp vùng núi Cú Khúc Tuấn Hạc chồm dậy, lau sơ mặt mũi, xách kiếm chạy ra. Chàng chặn một gã giáo chúng lại và hỏi :
- Có việc gì đã xảy ra vậy?
- Bẩm lão gia! Tân nương đã biến mất!
Tuấn Hạc vui mừng khôn xiết nhưng lại thắc mắc không hiểu ai là người đủ bản lãnh để đem Doanh Doanh ra khỏi chốn này, và hắn ta làm sao phân biệt ai là thực, ai là giả?
Chàng rảo bước về phía tiểu lâu của Trương Ân Tuấn. Giáo chủ Thiên Sư giáo đang bồng ái tử trên tay, miệng quát tháo bọn thủ hạ truy tìm dấu vết hung thủ.
Thấy Đinh lão đại xuất hiện, Trương Tỳ Vân than thở :
- Thật là tai họa! Đêm qua một kẻ nào đó đột nhập vào đây đánh ngất Tuấn nhi và đem tân nương đi mất rồi.
Tuấn Hạc hỏi lại :
- Thương thế của Tuấn nhi thế nào?
Trương Thiên Sư nghiến răng căm hận :
- Hung thủ đã giáng một chưởng vào đầu Ân Tuấn, đến giờ này vẫn chưa tỉnh lại. Tiểu đệ đã hết cách rồi. Mong Đinh huynh xem thử.
Tuấn Hạc gật đầu, bảo Trương Thiên Sư đặt Ân Tuấn xuống sàn gạch hiên nhà. Chàng cầm tay gã chẩn mạch, xác định Tích Ngọc Lang Quân bị tắc nghẽn ba huyệt Thiên Dung, Thiên Song và Kiên Trung ở kinh Thủ Thái Dương tiểu trường. Chàng bảo Trương Thiên Sư dựng gã ngồi lên, truyền chân khí đả thông ba huyệt ấy. Quả nhiên Trương Ân Tuấn tỉnh lại gã tức tối la lên :
- Phụ thân! Kẻ đánh hài nhi chính là con tiện tỳ Tưởng Thiếu Hà!
Trương Thiên Sư giật mình nghi hoặc :
- Ngươi có nhìn lầm không? Lẽ nào tứ sư muội của ngươi lại làm điều ấy?
Vừa lúc, Vân Kiếm Hạ Thương Điêu - đại đệ tử của Trương giáo chủ - chạy đến báo cáo :
- Bẩm sư phụ! Bọn đệ tử gác cửa bảo rằng mờ sáng hôm nay, tứ sư muội cùng một tỳ nữ đã rời khỏi Tổng đàn.
Trương Thiên Sư gầm lên :
- Mau đem năm trăm ky mã, chia nhiều hướng đuổi theo, bắt cho được con tiện tỳ ấy về đây.
Nhưng đến giữa giờ Tỵ, Vân Kiếm quay về chịu tộ :
- Bẩm sư phụ! Đệ tử bất tài, chẳng tìm thấy họ.
Tuấn Hạc cố nén nỗi hân hoan, nói đỡ cho Vân Kiếm :
- Doanh Doanh là người của Biến Hình môn, thuật cải trang rất cao cường. Hà sư diệt khó mà tìm được. Trương lão đệ trách mắng y cũng uổng công, trước mắt phải lo cử hành hôn lễ cho Tuấn nhi cái đã. Quan khách đã tề tựu đầy đủ, đuổi họ về thì còn gì thanh danh Thiên Sư giáo nữa?
Trương Tỳ Vân buồn rầu nói :
- Thân gia không thấy đến, tân nương cũng biến mất, còn cưới xin gì nữa?
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Lão phu có cách chuyển nguy thành an, chẳng hay Trương lão đệ có chịu để ta dàn xếp hay không?
Trương giáo chủ đang rối ruột nên nói ngay :
- Đinh lão huynh có kế gì xin cứ chỉ giáo.
Tuấn Hạc quay sang hỏi Tích Ngọc Lang Quân :
- Tuấn nhi! Tiêu Quyên tuy không xinh đẹp bằng Doanh Doanh nhưng hết dạ yêu thương ngươi, lại đang mang nặng giọt máu của họ Trương trong bụng. Nay đã đến nước này, ngươi không chịu cưới cũng không được.
Trương giáo chủ kinh hãi :
- Té ra có chuyện ấy nữa sao? Tiểu đệ không biết nên mới cho nha đầu ấy hầu hạ Đinh huynh.
Chàng xua tay trấn an :
- Lão phu đang luyện một môn thần công - để đối phó với Tây Phật - nên kiêng nữ sắc, chưa hề đụng chạm đến Tiểu Quyên. Nhờ tinh thông y đạo nên lão phu đã phát hiện nàng đang mang thai. Trương lão đệ chưa có cháu để ẵm bồng, sao không nhân dịp này đưa Tiểu Quyên thế vào chỗ tân nương?
Trương Tỳ Vân mừng rỡ vái Đinh lão đại :
- Nếu không có Đinh huynh thì tiểu đệ đến chết vì nhục mất.
Lão quay sang đay nghiến Ân Tuấn :
- Ngươi biết ta đang mong mỏi có người nối dõi, thế mà ngươi lại phụ lòng ta, giấu diếm việc có con. Từ nay, ngươi phải bỏ thói hoang đàng, vui vẻ với vợ con. Nếu không, đừng trách lão phu tàn nhẫn. Ta vì ngươi mà chịu biết bao tai tiếng với thiên hạ.
Tích Ngọc Lang Quân sợ hãi cúi đầu vâng dạ.
Thế là đám cưới được cử hành tốt đẹp. Việc đào thoát của tân nương được giữ kín trong nội bộ.
Chiều hôm ấy, Thiên Ma đại lão giã từ Trương giáo chủ. Thiên Sư mời họ Đinh vào thư phòng. Lão nghiêm nghị nói :
- Tiểu đệ không ngờ xa cách đã lâu mà Đinh huynh vẫn giữ nguyên tình bằng hữu ngày xưa, hết lòng giúp đỡ tiểu đệ. Nay Tuấn nhi đã yên bề gia thất, lại sắp có con, lòng tiểu đệ vô cùng hoan hỉ, chẳng còn muốn tranh danh đoạt lợi làm gì. Nếu Đinh huynh đồng ý, chúng ta sẽ chung sức tìm kho tàng của Tần Thủy Hoàng ở Hàm Dương. Tiểu đệ biết Đinh huynh đã làm một bản sao của Hàn Ngọc thiền trượng, cộng với họa đồ của tiểu đệ việc tìm kiếm chắc sẽ thành công. Tiểu đệ chỉ cần một nửa kho tàng để phát dương Thiên Sư giáo và dưỡng già. Đinh huynh nghĩ sao?
Tuấn Hạc cười đáp :
- Nhất ngôn cửu đỉnh. Để lão phu chế xong một số thuốc giải độc rồi chúng ta sẽ tiến hành. Nhưng lão phu còn muốn hỏi mượn Trương lão đệ một trăm cây hỏa đồng để đối phó với Tây Phật.
Trương Thiên Sư ngơ ngác đáp :
- Thiên Sư giáo làm gì có thứ vũ khí ấy? Trong võ lâm chỉ mình Liệt Hỏa giáo - ở Quảng Tây - là thiện về hỏa khí mà thôi.
Tuấn Hạc thở phào, biết mình đã lầm lẫn khi coi Thiên Sư giáo là kẻ thù. Chàng cười bảo :
- Sao lão phu nghe đồn Thiên Sư giáo đã dùng vũ khí tiêu diệt Văn gia bảo?
Trương Tỳ Vân cười xòa :
- Tiểu đệ đâu ngu dại gì mà dính dáng vào những ân oán ấy? Thiên Sư giáo chủ và Ngọc Diện Quan Âm có đến cầu viện nhưng tiểu đệ đã thoái thác. Hôm ấy, chỉ có mình Tuấn nhi đi theo họ. Hắn buông thuyền trên sông Lư Giang quan chiến, không ngờ lại vớt được Cổ Doanh Doanh.
Đinh cốc chủ nghiêm giọng :
- Nay Thiên Sư giáo bao trùm Trung Thổ, danh vọng còn hơn cả Thiếu Lâm, Võ Đang. Lão phu mong Giáo chủ cùng lão phu phù trì chính đạo võ lâm, sát cánh bên nhau như những ngày còn dưới trướng Thái Tổ.
Trương Tỳ Vân vui vẻ nói đùa :
- Không ngờ lúc sắp xuống lỗ, Đinh huynh lại thông hiểu đại nghĩa như vậy. Tiểu đệ sẽ tận lực.
* * * * *
Tuấn Hạc mau chóng rời khỏi núi Cú Khúc đi đến tòa nông trang ở ngoại tháng phía Tây. Đây là nơi tập kết của lực lượng Thiên Ma cốc.
Thấy mặt Vô Giới hòa thượng, chàng hỏi ngay :
- Đại sư và anh em có tìm ra Doanh Doanh và Tưởng cô nương không?
Vô Giới nhăn nhó :
- Trưa nay, khi nghe Xảo Thủ Cái báo lại biến cố, bọn bần tăng liền rút khỏi cánh rừng phía Tây núi Cú Khúc, tiến hành tìm kiếm nhưng chẳng thấy hai nữ nhân nào cả. Chắc họ đã cao chạy xa bay rồi.
Hồ Diện Cái đỡ lời :
- Đệ tử sẽ điều động anh em Cái bang truy tìm. Chúng ta cứ trở về Thiên Ma cốc trước đã.
Tuấn Hạc bỗng nhớ đến một việc, liền bảo :
- Các hạ nhớ hỏi Phân đà Chiết Giang xem vì sao phu thê họ Cổ không đến dự lễ cưới.
Đám nữ nhân chầu chực mấy ngày mà không được đánh trận nào, mặt mày ỉu xìu. Nhưng thấy Tuấn Hạc buồn bã vì không tìm được Doanh Doanh nên họ lặng im.
Xảo Thủ Cái bỗng nói :
- Đệ tử cho rằng phải điều động khất cái trong cả nước tìm kiếm mới mau có kết quả. - Trường Tu Cái Cầu Ly Hồ - đang ở Ứng Thiên phủ, sao Tứ trưởng lão không đến liên lạc thử? Nếu lão ta chịu đốc thúc bộ phận ở phía Bắc Trường Giang thì việc tìm người không khó.
Tuấn Hạc cau mày hỏi :
- Cầu trưởng lão đến Kim Lăng làm gì?
Hồ Diện Cái đáp thay :
- Cầu lão đã thề phải phục hưng Cái bang nên ăn dầm nằm dề đất Đế đô, van xin, lạy lục các đại thần, nhờ họ bảo tấu với Thánh thượng. Tiền bạc anh em góp được đều bị lão đem đi hối lộ cả.
Tuấn Hạc thở dài bảo :
- Minh Thái Tổ là người đa nghi, hẹp hòi, giết cả những bậc khai quốc công thần. Vì vậy, có ông quan nào dám mở miệng xin cho Cái bang đâu mà nhờ họ? Ta đã định ngày nào tìm được kho tàng, sẽ đem dâng cho Thái Tổ để mua lấy sự tái sinh cho Cái bang.
Hồ Diện Cái cảm động nói :
- Nếu được như thế thì mười vạn đệ tử Cái bang trên cả nước sẽ đội ơn trưởng lão.
Vô Giới cười khà khà tán vào :
- Hay là Cù thí chủ đưa anh em về Thiên Ma cốc, tiếp tục rèn luyện võ công, bần tăng cùng Văn thí chủ đi Ứng Thiên phủ một chuyến xem sao?
Mười bốn thiếu nữ nhao nhao đòi theo. Mẫu Đơn đại diện nói :
- Mong Cốc chủ cho bọn thiếp được theo hầu. Nghe nói Kim Lăng có rất nhiều thắng cảnh. Chị em ai cũng muốn được thăm qua.
Tuấn Hạc là người nhân hậu, thương họ côi cút từ nhỏ, suốt đời chỉ ru rú trong góc núi nên nhận lời.
Hồ Diện Cái liền đưa thủ hạ đi về Hoàng Sơn, còn bọn Tuấn Hạc đến kinh sư. Gần đến Kim Lăng, Tuấn Hạc bảo Xảo Thủ Cái trả lại chân diện mục cho chàng. Ở đất kinh sư, Đinh Sơn Giáp có nhiều người quen, nếu đóng vai lão sẽ dễ bị thất thế.
Kim Lăng nằm cạnh Trường Giang nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu, chung quanh thành là những thửa ruộng trồng lúa nước bạt ngàn.
Châu thổ hai sông Hoàng Hà, Trường Giang là vựa lúa chính của Trung Quốc.
Mỗi lần xảy ra hạn hán hay lụt lội ở hai vùng này là Trung Hoa rơi vào nạn đói.
Đất đai Trung Hoa có đến tám phần mười là đồi núi khô cằn và rừng rậm nên bách tính luôn thiếu ăn. Dân đông, đất xấu đưa đến tình trạng đói kém suốt mấy ngàn năm. Tô Đông Pha đời Đường đã từng than thở rằng: “Ta tự hào đọc đến năm ngàn quyển sách, thế mà không tìm ra cách cứu đói cho lê thứ, thật xấu hổ thay”.
Sau khi lên ngôi Thiên tử, Chu Nguyên Chương đã tịch thu ruộng đất của bọn nhà giàu và chức sắc Mông Cổ, chia cho nông dân. Nhờ vậy, việc sản xuất lương thực có khá hơn, nhưng chỉ một lần thiên tai cũng đủ gây nên nạn đói.
Minh Thái Tổ tuy là một ông vua độc tài tàn nhẫn nhưng lại rất thương dân nghèo, vì ông đã từng nghèo. Tuy không dám rời kinh đô quá xa, ông vẫn thường vi phục xuất tuần, thăm những vùng phụ cận Kim Lăng.
Hôm nay cũng vậy, Thái Tổ giả làm một viên ngoại, đem theo sáu cao thủ hạng nhất của lực lượng Cầm Y thị vệ đi về hướng Bắc dò xét dân tình.
Thái Tổ ngắm cảnh vật sung túc hai bên đường, khoan khoái mỉm cười. Long tâm hoan hỉ nên cao hứng thúc ngựa phi mau.
Sáu gã thị vệ đang ở phía sau vài trượng vội dục ngựa chạy theo. Tuy nhiên, do Minh Thái Tổ đột ngột phi nước đại nên khoảng cách giữa ông và bọn thị vệ khá xa.
Lúc này, đoàn người ngựa của Tuấn Hạc vừa đi ngược đến. Còn chừng hai trượng là đôi bên gặp nhau. Tuấn Hạc cau mày thầm lo: “Vị lão trượng kia đã già yếu sao lại phóng ngựa nhanh như vậy?”
Chàng vừa nghĩ đến đấy thì một con chó vàng mập mạp từ trong thửa ruộng tiểu mạch bên đường phóng ra. Nó say mê đuổi theo một chú chuột đồng nên không để ý rằng mình đang lao vào vó ngựa của Minh Thái Tổ.
Chân trước vướng vào mình chó khiến tuấn mã mất đà, chúi mũi xuống, hất tung chủ nhân lên không. Chu Nguyên Chương hồn phi phách tán, cắm đầu xuống đường.
Con đường này là trục lộ chính lên hướng Bắc và rất gần kinh sư nên rộng rãi và được rải một lớp đá núi. Vì vậy, Thái Tổ mà rơi xuống không bỏ mạng cũng trọng thương.
Chu Nguyên Chương xuất thân võ tướng nhưng sau hai mươi năm làm vua, bỏ phế luyện tập, thân hình béo mập nên rất nặng nề.
Biến cố này khiến sáu gã thị vệ ở phía sau kinh hoàng thét lên nhưng không còn cách nào can thiệp kịp nữa. May thay, trong phút thập tử nhất sinh ấy, chàng công tử áo trắng đang đi ngược lại kia, từ trên lưng ngựa bay thẳng đến như ánh chớp, hứng lấy nạn nhân. Đà nhảy quá mạnh đã khiến cả hai ngã lăn xuống mặt đường Nhưng chàng trai đã lật ngược Chu Nguyên Chương lên trên, cam chịu để lưng mình tiếp đất, nhờ vậy, Thái Tổ chẳng hề đau đớn chút nào cả.
Chàng ta đỡ ông đứng lên, mỉm cười bảo :
- Lão trượng đã lớn tuổi, không nên phi ngựa quá nhanh.
Lúc này, sáu gã thị vệ đã đến nơi. Mặt chúng xanh như tàu lá, phục xuống chịu tội :
- Bọn nô tài quá sơ ý để lão gia phải một phen kinh hoàng.
Họ đều mặc áo gia nhân, hông đeo đao như các võ sĩ hộ vệ bình thường.
Chu Nguyên Chương đã hoàn hồn, xua tay bảo :
- Đó là do lỗi của lão phu, các người đứng lên đi.
Ông quay sang hỏi Tuấn Hạc :
- Chằng hay ân nhân danh tính là gì?
Tuấn Hạc cung kính đáp :
- Tiểu sinh họ Văn tên Tuấn Hạc, quê ở Lư Lăng. Nay lão trượng đã an toàn, tiểu sinh xin phép cáo từ.
Minh Thái Tổ níu lại :
- Khoan đã! Lão phu muốn dâng vạn lượng vàng để đền ơn cứu mạng, mong công tử nhận cho.
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Tiểu sinh là kẻ giang hồ áo vải, thấy việc nghĩa thì xả thân mà làm, đâu cần đến kim ngân? Nếu lão trượng có lòng, xin đem vạn lượng vàng ấy mua lương thực chẩn tế cho tai dân ở vùng Tây bắc. Nghe nói năm nay hạn hán, mùa màng khô héo vì thiếu nước. Được như vậy, tiểu sinh rất đội ơn.
Minh Thái Tổ sững sờ nhìn chàng, thầm nghĩ :
- “Gã này tuấn tú phi phàm, võ công tuyệt thế, lại có tấm lòng yêu thương bách tính, quả đáng mặt bậc anh hùng!”
Đám nữ nhân của Thiên Ma cốc xúm lại phủi sạch bụi đất trên y phục chàng. Họ tranh nhau mà làm, xô đẩy nhau, cười nói rất vui vẻ.
Chu Nguyên Chương thấy họ đều trẻ trung xinh đẹp liền hỏi :
- Đám mỹ nhân này đi theo công tử đấy ư?
Chàng chưa kịp đáp thì Tường Vi đã nói trước :
- Bẩm lão trượng, bọn tiện nữ đều là tỳ thiếp của Văn công tử!
Tuấn Hạc còn ngượng ngừng hơn khi Thanh Tùng nói thêm :
- Lão trượng biết không, Văn công tử có đến bốn vị phu nhân và mười tám tiểu thiếp.
Minh Thái Tổ vuốt râu cười ha hả :
- Thực là đáng khâm phục!
Vô Giới bước đến nói :
- Chúng ta nên chia tay nhau để khỏi làm ách tắc đường quan đạo.
Minh Thái Tổ gật đầu :
- Phải, phải! Lão phu cũng quay về Kim Lăng thôi, cú ngã ngựa vừa rồi làm mất cả hứng thú du ngoạn.
Ông lên ngựa, sánh đôi với Tuấn Hạc, khéo léo gợi chuyện, thăm dò tài trí của chàng.
Chàng đã từng dùi mài kinh sử để đi thi nên tinh thông thuật trị dân và cách làm dân giàu nước mạnh. Thái Tổ càng nghe càng thêm yêu mến chàng trai văn võ song toàn.
Đến cửa Kim Lăng đệ nhất khách điếm, biết bọn Tuấn Hạc sẽ trọ nơi này, Minh Thái Tổ vui vẻ cáo từ. Ông hẹn vài ngày nữa sẽ cho người rước Tuấn Hạc đến nhà chơi.
Kim Lăng nằm ở bên bờ phải sông Dương Tử (khúc hạ lưu của Trường Giang), từng là kinh đô của nhiều triều đại Trung Hoa như Ngô, Đông, Tấn, Nam Tề, Lương, Tần, Nam Tống... Vì vậy danh lam thắng cảnh rất nhiều.
Ngay sáng hôm sau, Vô Giới hòa thượng đưa mười bốn nữ nhân đi ngoạn cảnh còn Tuấn Hạc và Xảo Thủ Cái đi gặp Tam trưởng lão Trường Tu Cái Cầu Ly Hồ.
Họ Cầu ở trong một tòa biệt viện nhỏ, nằm ngay cửa Tây thành. Lão đã dùng ngân quỹ của Cái bang để mua căn nhà này - làm chỗ giao dịch với các đại thần.
Đương nhiên lão và các đệ tử cũng phải ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề. Người ngoài chẳng thể biết họ làm ăn mày.
Nghe báo cáo có Tứ trưởng lão đến, lão cho mời vào ngay. Ngoài Cầu Ly Hồ còn có mười hai Phân đà chủ của các địa phương phía Bắc Trường Giang. Họ đang dự một cuộc họp quan trọng.
Xảo Thủ Cái vái chào rồi giới thiệu :
- Kính cáo Tam trưởng lão và chư vị, công tử Văn Tuấn Hạc được các Phân đà miền Nam cử làm Tứ trưởng lão, thay cho Cù trưởng lão đã quá cố.
Cầu Ly Cái không mời khách ngồi mà vuốt chòm râu dài rồi lạnh lùng bảo :
- Lão phu nắm quyền chấp pháp của Cái bang. Nếu anh em miền Nam muốn đề cử tân trưởng lão phải thông qua sự thẩm xét và chuẩn y của lão phu. Đâu thể tùy tiện mà làm như vậy?
Xảo Thủ Cái phẫn uất cãi :
- Trưởng lão nói sai rồi! Nay Cái bang đã mất cả tông môn, âm thầm hoạt động. Nam Bắc đã phân chia rõ rệt, quyền chấp pháp ngày xưa không còn hiệu lực.
Trường Tu Cái giận dữ vỗ bàn quát măng :
- Lão phu ngày đêm lo toan việc chấn hưng bang hội, sao có kẻ lại dám chia rẽ Bắc Nam?
Tuấn Hạc biết lão muốn làm Bang chủ Cái bang nên ngao ngán nói :
- Thôi được! Túc hạ đã nói thế thì Văn mỗ xin trả lại chức trưởng lão.
Chàng liền đặt Cổ Tiền tín phù lên bàn.
Xảo Thủ Cái bi phẫn nói :
- Phùng mỗ nói thật cho lão biết, các Phân đà phía Nam sẽ họp lại và tự bầu tân Bang chủ, chẳng cần phải cầu cạnh, lạy lục bọn quan lại làm gì.
Cầu Ly Hồ giận tím mặt, nhảy đến vung chưởng đánh họ Phùng. Tuấn Hạc nhanh tay đưa hữu thủ đỡ đòn. Song chưởng chạm nhau nổ vang. Trường Tu Cái dội ngược ra sau năm bước, kinh hãi trước công lực thâm hậu của chàng trai trẻ.
Mười hai gã Phân đà chủ phía Bắc nhỏm dậy dính vây đánh. Tuấn Hạc xua tay :
- Chư vị nên nhớ rằng Cái bang đã bị cấm hoạt động. Nếu đánh nhau, quan quân kéo đến thì kẻ mang họa chính là chư vị.
Chàng nói rất đúng nên họ khựng lại ngay. Tuấn Hạc bèn kéo Xảo Thủ Cái rời chốn ấy.
Về đến Kim Lăng khách điếm, Phùng Ý Trúc buồn bã nói :
- Đệ tử phải về ngay Nam Xương, triệu tập các Phân đà để thông báo lại biến cố này. Xin trưởng lão cố nhẫn nhịn, đừng bỏ rơi anh em.
Tuấn Hạc tư lự nói :
- Theo ý ta thì anh em miền Nam đừng nên lập Bang chủ. Điều này rất nguy hiểm nếu Trường Tu Cái tố giác với triều đình. Tốt nhất là cử Cù Y Thảo làm trưởng lão vì gã là nam tử của Vạn Bác Hồ Tinh. Cầu Ly Hồ sẽ khó mà phản đối. Còn việc báo thù cho Cù trưởng lão ta sẽ phụ trách. Lão đã vì Văn gia bảo mà bỏ mạng.
Xảo Thủ Cái gật đầu nhưng lại nói :
- Mọi việc sẽ do đại hội các Phân đà phía Nam quyết dình. Đệ tử xin phép được đi ngay.
Nói xong, gã tức tốc rời Kim Lăng, đi về hướng Nam Xương.
Đến chiều, đám mỹ nhân mới về, mang theo rất nhiều những sản vật Kim lăng như quạt khăn, lụa là, son phấn... họ còn chưa thỏa mãn, hết lời năn nỉ Tuấn Hạc ở lại thêm ngày nữa. Tuấn Hạc không nỡ từ chối, đành phải gật đầu.
Sáng ra, họ ăn điểm tâm thật sớm và bắt Vô Giới dẫn đi nữa. Hòa thượng nhăn nhó như khỉ ăn ớt nhưng cũng phải đi.
Tuấn Hạc ở lại khách điếm ngồ suy nghĩ miên man, lát sau cũng ra ngoài dạo một vòng. Sợ mất bảo kiếm nên chàng đem theo bên mình, cùng với số tiền giấy. Kinh nghiệm này chàng đã học được của Hoàng Diện Thái Tuế.
Tuấn Hạc lững thững đi về phía Đông thành định bụng sẽ thưởng thức vườn cảnh Vạn Hoa viên nổi tiếng. Đến nơi, chàng phát hiện một đám đông Cẩm Y thị vệ đang vây chặt một người áo trắng cao gầy. Hắn chính là Truy Mệnh Kiếm Sứ Hoắc Cừu.
Đứng đầu hơn trăm thị vệ đao tuốt trần kia là hai gã có gương mặt rất quen thuộc. Tuấn Hạc chăm chú nhìn và biết rằng họ chính là gia nhân của vị lão trượng đã ngã ngựa hôm trước.
Gương mặt heo xấu xí của lão hiện ra, Tuấn Hạc thầm trách mình ngu ngốc. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được thiên hạ truyền tụng là người mang tướng Trữ Diện.
Lúc này, tên đầu lĩnh thị vệ đang quát hỏi :
- Ba hôm trước, ngươi đột nhập vào tư dinh của Lương viên ngoại giết người cướp của. Không ngờ còn dám lưu lại đất này? Mau buông vũ khí chịu trói.
Hoắc Cừu lạnh lùng đáp :
- Tại hạ mới đến đây hôm qua.
- Đừng hòng chối cãi. Một tên gia nhân đã tả lại dung mạo và y phục của ngươi không sai một nét. Lương viên ngoại là biểu thúc của Hoàng Hậu nương nương, ngươi dám đụng đến là coi như không còn muốn sống!
Hoắc Cừu là người cao ngạo, đâu chịu khuất phục. Gã cười nhạt bảo :
- Đúng là một lũ ưng khuyển đui mù, ỷ thế hà hiếp người quá đáng. Hoắc mỗ không hơi đâu mà đôi co với bọn ngươi.
Nói xong, gã rút phăng trường kiếm ra thủ thế. Ở chốn kinh sư này, ngoài lực lượng Cẩm Y thị vệ, còn có Ngũ Hàng Binh Mã Ty phụ trách việc trị an. Vì vậy bọn cấm quân ùn ùn kéo đến tạo thành vòng vây thứ hai. Trong tình trạng này, Hoắc Cừu chẳng có hy vọng thoát chết. Dù gã vô tội nhưng đã giết một vài thị vệ là cũng mang tội chết.
Tuấn Hạc vội quát vang :
- Khoan đã Hoắc huynh!
Chàng khoan thai bước qua vòng vây, vào gặp hai thị vệ của Minh Thái Tổ.
Tuấn Hạc vòng tay nói :
- Tại hạ xin bảo chứng rằng ba ngày trước vị huynh đài này đang dự tiệc cưới ở núi Cú Khúc. Chư vị không tin xin cứ hỏi Giáo chủ Thiên Sư giáo!
Gã thị vệ có nốt ruồi son trên sống mũi nhận ra chàng vội kính cẩn vòng tay :
- Công tử đã nói thế, bọn tiểu nhân xin nhận mình lầm lẫn.
Gã quay sang nói với Hoắc Cừu :
- Mong các hạ lượng thứ.
Nói xong, gã ra lệnh rút sạch. Hoắc Cừu cười ha hả, bước đến ôm Tuấn Hạc :
- Không ngờ Văn nhị công tử lại là kẻ đầy uy quyền ở đất Đế đô này. Tại hạ thật may mắn khi được kết giao vời các hạ.
Tuấn Hạc ngượng ngừng đáp :
- Hôm kia, tại hạ tình cờ cứu được một lão nhân ngã ngựa. Không ngờ lão ta lại chính là Minh Thái Tổ. Đến hôm nay, gặp lại gã thị vệ kia mới biết rõ nội tình, nhờ vậy mới dám mở miệng giải vây.
Hoắc Cừu vui vẻ nói :
- Với công cán giá ấy, công tử lo gì không được một chức quan to?
Tuấn Hạc đáp :
- Minh Thái Tổ là một vị vua tốt nhưng tính tình hẹp hòi, đa nghi và độc đoán, tại hạ thực chẳng dám cẩn kề. Hơn nữa, gia thù chưa báo, thê nhi thất lạc, lẽ nào vui được cảnh vinh hoa? Tại hạ sẽ rời ngay Kim Lăng, không gặp lại Chu Nguyên Chương nữa. à! Còn hoắc huynh đến đây vì mục đích gì?
Hoắc Cừu trầm giọng đáp :
- Hoàng Thổ Chi Vương đã dời cứ địa về phía Tây Trường An. Người sai tại hạ đến Kim Lăng tìm lão già Vạn Tỏa Xảo Lượng Cam Hào Thiên mời lão hợp tác để tìm kho tàng của Tần Thủy Hoàng.
Tuấn Hạc giật mình :
- Chẳng lẽ Hướng vương gia cũng có họa đồ?
- Đúng vậy! Người còn xác định được rằng phần mộ chính của Tần Thủy Hoàng chôn ở thôn Tây Dương, cách Trường An ba trăm hai chục dặm.
Tuấn Hạc mỉm cười :
- Vì sao Hoắc huynh lại cố tình nói cho tại hạ biết điều ấy?
Hoắc Cừu thản nhiên đáp :
- Tại hạ chỉ muốn công tử đến đấy chơi một chuyến để chúng ta được gần gũi nhau. Hơn nữa! Việc khai quật sẽ kéo dài khá lâu trước sau gì cả võ lâm cũng đều hay biết.
Tuấn Hạc nghiêm giọng nói :
- Nếu tại hạ cũng muốn chiếm kho tàng kia, tất phải tương tranh với Hoàng Thổ thành. Lúc ấy Hoắc huynh xử trí như thế nào?
Hoắc Cừu nói với vẻ bí ẩn :
- Đến lúc ấy hẵng hay. Xin cáo biệt!
Gã đi rồi, Tuấn Hạc lập tức trở lại Kim Lăng khách điếm. May mà bọn tỳ nữ Thiên Ma cốc đều đã có mặt. Chàng kể lại mọi việc rồi ra lệnh rời Kim Lăng ngay.
Vô Giới cười khanh khách :
- Người khác thì chỉ mong có cơ hội lập công với Thiên tử, duy chỉ có Văn nhị công tử là sợ hãi, bỏ chạy cong đuôi.
Trà Mi vui vẻ nói :
- Cốc chủ không làm quan cũng là phải! Lỡ ngày nào đó bị lão ma ác độc kia chặt đầu, chẳng phải bọn thiếp đều thành góa bụa hết hay sao?
Cả đám cười ồ lên. Tuấn Hạc cho rằng họ vui đùa nên không nỡ trách mắng.
/22
|