Giang Hồ Tam Nữ Hiệp
Chương 19: Mộng đẹp tiêu tan cấm cung sầu vĩnh biệt Trời Nam đất Bắc sa trường vui tương phùng
/48
|
Hàn Trọng Sơn cả giận, vung tay phát ra ám khí độc môn hồi hoàn câu, Cam Phụng Trì nói: “Vật gì thế?” thế rồi vẫy hai mũi phi đao đánh tới, hồi hoàn câu trông giống như cái thước gấp, Cam Phụng Trì ném hai mũi phi đao một trước một sau đã đánh trúng, không ngờ món ám khí kêu vù lên một tiếng, đánh rơi phi đao rồi nay ngược trở lại, Cam Phụng Trì thất kinh, thấy món ám khí bay về phía Đông, vội né sang phía Tây, nào ngờ hồi hoàn câu của Hàn Trọng Sơn rất quái dị, đột nhiên đổi hướng giữa đường, bay như điện chớp về phía đỉnh đầu của Cam Phụng Trì, mũi câu sáng loáng móc xuống cổ của Cam Phụng Trì, Cam Phụng Trì né tránh không kịp, vung tay phẫy một cái, mũi câu móc vào bàn tay của chàng, Cam Phụng Trì vận nội công thượng thừa, hít lòng bàn tay vào, cơ bắp thu lại, mũi câu móc vào bàn tay tựa như đâm vào đống bông, lực bay tiêu biến. Cam Phụng Trì khép năm ngón tay bẻ gãy hồi hoàn câu làm hai đoạn.
Hồi hoàn câu là ám khí giúp Hàn Trọng Sơn thành danh, nay đã bị Cam Phụng Trì chụp được, Hàn Trọng Sơn không khỏi cả giận, tự trong phòng nhảy vọt ra, hai chưởng đẩy ra, Cam Phụng Trì lách người, đánh ra một chiêu Bính Đao Thắng Tiễn, hai ngón tay kẹp vào hổ khẩu của Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn trở tay đẩy một cái, trầm chỏ xuống thúc ra, hai người vừa phân đã hợp, đều nhảy xuống sân của khách sạn.
Khi đáp xuống đất, Hàn Trọng Sơn đã rút ra tị vân trợ, vốn Hàn Trọng Sơn dùng cây trợ này hái thuốc, tuy dài chỉ có ba thước nhưng được luyện bằng tinh kim, bổ xuống một trợ, kình phong quét tới, trong đêm tối trông rất uy mãnh!
Cam Phụng Trì không hề lo sợ, thi triển chưởng pháp hùng hậu. Đang lúc hăng say, Hàn Trọng Sơn chợt hú lên một tiếng quái dị, ở phía Tây lại có một người nhảy ra, Cam Phụng Trì đang đánh tới chiêu Khoa Hổ Tiến Chưởng, tay trái đẩy vào cây tị vân trợ, chưởng phải vỗ vào ngực của kẻ địch, người ấy đột nhiên xen vào, vận chưởng dẫn một cái, hóa giải chưởng lực của Cam Phụng Trì. Hàn Trọng Sơn bổ cây trợ xuống nhưng lại thu ngược về. Cam Phụng Trì vừa nhìn thì nhận ra người ấy chính là Đổng Cự Xuyên. Cam Phụng Trì thầm kêu khổ, Hàn Trọng Sơn đã khó đối phó, thế mà lại chui ra thêm một cao thủ nữa.
Hàn Trọng Sơn kêu: “Đổng huynh, huynh chặn hậu lộ của y, đừng để y chạy thoát”. Đổng Cự Xuyên mỉm cười lui xuống, trong tay cầm ba mảnh Thấu Cốt đinh, nhìn vào đấu trường không chớp mắt. Cam Phụng Trì và Hàn Trọng Sơn ác đấu một hồi, người trong khách sạn đều giật mình tỉnh dậy. Bạch Thái Quan chạy sang phòng bên, nói với Ngư Nương: “Muội trông chừng Xa lão bá, đừng tự tiện ra ngoài”. Rồi chàng chạy ra ngoài, Đổng Cự Xuyên vừa thấy đã cười nói: “Ồ, té ra là Bạch Thái Quan nhà ngươi! Nhạc phụ của ngươi đang giận ngươi lắm đấy!” Bạch Thái Quan tức giận nói: “Nói càn!” Đổng Cự Xuyên vung tay, ba mảnh Thấu Cốt đinh xé gió bay tới, Bạch Thái Quan vội rút đao chém rơi một mảnh, tay phải phất lên kẹp mảnh thứ hai trong tay, rồi lại búng lên trên, đánh rơi tiếp mảnh thứ ba.
Trong số các đồng môn, võ công của Bạch Thái Quan xếp hàng thứ tư nhưng công phu ám khí của chàng cũng thuộc hàng số một số hai, nên thủ pháp tiếp ám khí cũng rất thuần thục, Đổng Cự Xuyên thầm nhủ: “Sao Bạch Thái Quan lại lợi hại như thế”. Y không dám coi thường, thế là vọt đến mấy trượng, hai chưởng đẩy ra, sử dụng tuyệt chiêu của phái Hình Ý.
Bạch Thái Quan chém ngang một đeo, Đổng Cự Xuyên đột nhiên lật chưởng phải, chưởng phong phát ra, bổ vào be sườn phải của Bạch Thái Quan, Bạch Thái Quan chém ra hai đao nhưng đều hụt cả, chàng lách trái né phải, Cam Phụng Trì thấy thế thất kinh, chưởng pháp hơi chậm lại, suýt nữa đã bị tị vân trợ bổ trúng. Đổng Cự Xuyên múa chưởng nhưng gió, trong nhu có cương, toan đoạt binh khí của Bạch Thái Quan, Bạch Thái Quan xoay cả người lẫn đao, đột nhiên đánh một chiêu Bình Sa Lạc Nhạn, toan tìm thắng trong bại. Nào ngờ chưởng pháp của Đổng Cự Xuyên là tinh túy của Hình Ý môn, như hư như thực, hai tay phân ra, chưởng trái bạt vào chui đao, quát: “Trúng!” Bạch Thái Quan ngã lăn xuống đất, Đổng Cự Xuyên cả mừng toan bước tới, Bạch Thái Quan vung tay trái chợt quát: “Có đến mà không đi không phải lễ! Xem châm!” lập tức một mảng ngân quang loang loáng bay tới. Đổng Cự Xuyên thất kinh, nhảy vọt hơn một trượng, vội vàng phất ống tay áo, tuy quét được mảng Mai Hoa châm nhưng cũng luống cuống chân tay.
Đổng Cự Xuyên hạ người xuống đất, vung chưởng tấn công tiếp, thân pháp thay đổi, chỉ thấy người của y cứ xoay mòng mòng bên cạnh Bạch Thái Quan, khiến Bạch Thái Quan chẳng biết đề phòng ở nơi nào cũng chẳng rút ám khí ra được. Khi nắm chắc phần thắng trong tay, người có công lực cao hơn thường dùng công phu du đấu để đối phó với người yếu hơn, may ở chỗ Bạch Thái Quan tuy võ công tương đối kém hơn nhưng vẫn không cách quá xa, bởi vậy chàng có thể gắng gượng chống cự nổi. Lại đánh nhau thêm một hồi nữa, chưởng pháp của Đổng Cự Xuyên càng gấp hơn, phiêu hốt như gió! Đao quang của Bạch Thái Quan loang loáng, chẳng chạm vào được kẻ địch, chỉ đành che kín môn hộ. Nhưng dù như thế vẫn cảm thấy hai chưởng của kẻ địch như con thần long đánh loạn trước mắt mình.
Phía bên kia Cam Phụng Trì và Hàn Trọng Sơn đánh ngang tay, nhưng vì Cam Phụng Trì lo cho sự an nguy của Bạch Thái Quan, không khỏi bị ảnh hưởng, một trăm lẻ tám đường tị vân trợ pháp của Hàn Trọng Sơn biến hóa vô cùng, thấy Cam Phụng Trì hơi chậm tay thì liên tục đánh đòn sát thủ, trong lúc gấp gáp, Cam Phụng Trì hú lớn một tiếng, vỗ vù ra một chưởng bạt cái tị vân trợ ra, phóng vọt ra hơn một trượng, đột nhiên quát: “Xem tiêu!” Hàn Trọng Sơn giơ ngang trợ gạt qua, Cam Phụng Trì đã phóng ra ba mũi hưởng tiễn, một mũi phát ra tiếng dài, hai mũi phát ra tiếng ngắn, ba mũi hưởng tiễn bay vút lên trời cao kêu lên u u nghe rất chối tai. Hàn Trọng Sơn thấy Cam Phụng Trì không phóng hướng tiễn về phía mình, nói: “Ngươi làm trò quái gì thế?” y tưởng rằng ám khí của chàng quái dị nên giơ ngang trợ phòng bị, không dám lơi lỏng. Cam Phụng Trì lại như bổ về phía Đổng Cự Xuyên, đánh ra một chiêu Kim Long Thám Trảo chụp vào hậu tâm của Đổng Cự Xuyên. Đổng Cự Xuyên trở tay vỗ lại một chưởng, nhưng làm sao có thể chống nổi thần lực của Cam Phụng Trì, thế là bị đẩy ra hơn một trượng, suýt nữa đã ngã xuống. Hàn Trọng Sơn cả giận phóng vọt lên, y vung tị vân trợ chặn Cam Phụng Trì lại.
Đổng Cự Xuyên trúng một chưởng, lúc đầu chưa thấy gì, nhưng sau đó xương cốt đau nhói. Cam Phụng Trì đã dồn âm lực vào chưởng này, dù Đổng Cự Xuyên là cao thủ, trúng một chưởng cũng hao tổn nguyên khí. Y lại du đấu với Bạch Thái Quan, thân pháp không còn linh hoạt như trước nữa. Thế là Bạch Thái Quan tuy vẫn lọt xuống thế hạ phong nhưng không còn vất vả nhưng trước.
Trận ác chiến kéo dài đến một canh giờ, người trong khách sạn đều bị đánh thức, có vài người lớn gan thò đầu nhìn ra cửa sổ. Chủ khách sạn hoảng hồn, không dám đến khuyên ngăn. Có người kêu: “Mau báo quan!” Cam Phụng Trì vừa nghe thầm kêu không xong. Chàng đánh vội ra mấy chiêu, lấy tiến làm lui, Hàn Trọng Sơn đã hiểu dụng ý của chàng, lạnh lùng quát: “Hừ, còn muốn chạy!” cây tị vân trợ múa tít, một bước cũng không lui. Phía bên Bạch Thái Quan tuy còn có thể cầm cự nổi nhưng không thoát nổi phạm vi chưởng lực của Đổng Cự Xuyên.
Trên Cát Lĩnh, Lữ Tứ Nương nghe hưởng tiễn của đồng môn, vội vàng quay về. Khách sạn này được xây dưới chân núi, lưng dựa vào núi mặt hướng ra hồ, trên đường trở về Lữ Tứ Nương chợt thấy một thớt ngựa phóng tới chạy thẳng vào thành. Lữ Tứ Nương rùng mình, điểm mũi chân lướt lên lưng ngựa, vung tay tóm lấy người ấy kéo xuống. Thớt ngựa hí vang, chạy sang một bên. Lữ Tứ Nương nói: “Ai thế?” người ấy nói: “Ngươi có phải là Lý tướng công ở trong tiểu điểm hay không?” Lữ Tứ Nương nhận ra đó là người chăm sóc ngựa trong khách sạn người ấy nói: “Trong khách sạn có cường đạo đến cướp, đang đánh nhau với bằng hữu của tướng công, xin tướng công buông tôi ra”. Tên tiểu nhị trông ngựa này thật bạo dạn, Lữ Tứ Nương nói: “Được, ngươi đi báo quan, ta trở về giúp các ngươi bắt kẻ trộm”. Rồi nàng cúi xuống nhặt một viên sỏi nhỏ vung tay lên, ném bị thương chân ngựa. Con ngựa này đúng là ngựa tốt, nó hí vang một tràng, chạy không xa thì ngừng lại, vẫn đợi chủ nhân. Tên tiểu nhị trông ngựa không biết Lữ Tứ Nương là người tốt hay kẻ xấu, thấy nàng chịu thả mình thì vội vàng phóng lên lưng ngựa. Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan đang căng thẳng, Bạch Thái Quan càng lúc càng nguy, Đổng Cự Xuyên tiến dần tới từng bước, Bạch Thái Quan chợt kêu: “Bát muội!” Đổng Cự Xuyên nói: “Có kêu trời cũng vô dụng!” nói chưa dứt, chợt thấy một luồng bạch quang lóe lên, Lữ Tứ Nương cả người lẫn kiếm lao bổ đến trước mặt như cơn gió lốc, Đổng Cự Xuyên cả kinh lách người qua, vỗ một chưởng vào vai của Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương rất nhanh nhạy, nàng lật cổ tay đánh ra một chiêu Thần Long Điêu Thủ, cây bảo kiếm chém vèo qua, dù Đổng Cự Xuyên là một cao thủ nhưng khi thu mình né tránh, ống tay áo cũng bị đứt một mảnh. Đổng Cự Xuyên kêu: “Nguy rồi!” Đổng Cự Xuyên khom eo, một mũi hỏa diệm tiễn đột nhiên bắn ra, đó là một trong những ám khí cứu mạng của y, Lữ Tứ Nương gạt ngang thanh kiếm, chợt nghe nổ bình một tiếng, Lữ Tứ Nương giật mình nhảy vọt ra mấy bước, may mà không bị cháy. Hàn Trọng Sơn thấy Lữ Tứ Nương đến, nào dám ham đánh, vội vàng phóng người lên mái nhà, cùng Đổng Cự Xuyên bỏ chạy. Cam Phụng Trì nói: “Chỗ này không thể ở lâu”. Rồi vội vàng ném cho lão chủ khách sạn hai lượng bạc.
Ngư Nương đang nóng lòng chờ đợi, không lâu sau bọn Bạch Thái Quan vào phòng. Ngư Nương nói: “Thế nào? Cam đại hiệp gặp ai thế?” Bạch Thái Quan nói: “Đừng hỏi nhiều, mau thu dọn, chúng ta đi ngay thôi!” Cam Phụng Trì nói: “Xa lão bá!” Xa Đỉnh Phong nghiêng người rồi chợt ngồi dậy.
Lữ Bảo Trung nói: “Xa lão bá, người có sao không?” Xa Đỉnh Phong nói: “Thiếu nữ ấy ra tay thật hiểm độc, may mà được hai vị tương cứu”. Cam Phụng Trì nói: “Ngũ ca, huynh hãy cõng Xa lão bá, tôi và bát muội đoạn hậu”. Xa Đỉnh Phong nói: “Học trò của Thọ Sương thư viện đều là những thiếu niên ôm lòng cứu quốc, nếu Cam đại hiệp không có chỗ nào dừng chân, chi bằng đến đấy tạm lánh mặt”. Cam Phụng Trì nói: “Thật là tốt”. Lữ Tứ Nương chợt nói: “Thất ca, muội lại đến phủ nha một chuyến”. Bạch Thái Quan nói: “Sao muội không đi cùng?” Lữ Tứ Nương nói: “Người trong khách sạn đã báo quan, Liễu Ân chắc chắn đích thân đến đây”. Cam Phụng Trì nói: “Huynh đã biết dụng ý của bát muội. Đó là kế điệu hổ ly sơn. Liễu Ân đến bắt chúng ta, còn chúng ta đi cứu Lộ sư huynh”. Ngư Nương nói: “Lữ tỷ tỷ, kế này tuy hay nhưng tỷ đã mệt suốt đêm, cũng nên nghỉ ngơi”. Lữ Tứ Nương cười nói: “Không sao”. Rồi ăn vội mấy miếng lương khô, uống một ly nước, xong xuôi thi triển khinh công tuyệt đỉnh phóng lên mái nhà.
Lý Trị và Phùng Lâm xuống Cát Lĩnh, Phùng Lâm thấp thỏm lo âu, Lý Trị nói: “Anh muội, Cam đại hiệp biết muội là đứa trẻ, chắc là không trách muội”. Hai người đi một hồi đã đến gần khách sạn, chợt thấy một toán quan binh chạy bên ngoài, Phùng Lâm nói: “Không xong, chúng ta mau chạy”. Trong khách sạn chợt có một nhà sư nhảy ra, đó chính là Liễu Ân.
Liễu Ân vừa thấy Phùng Lâm, cả giận quát: “Hừ! Chạy đi đâu cho thoát?” rồi phóng tới đuổi theo, Phùng Lâm nói: “Lý ca ca, huynh chặn y một hồi, muội dùng ám khí giúp huynh”. Khinh công của Liễu Ân tuy không bằng Lữ Tứ Nương nhưng lại cao minh hơn Phùng Lâm rất nhiều, chỉ thoáng chốc đã đuổi theo tới sau lưng, y vung bàn tay to bè chụp xuống đầu nàng. Chợt ánh hàn quang lóe lên, Lý Trị đã đâm soạt đến một kiếm, kiếm chiêu cực kỳ nhanh nhạy, Liễu Ân rụt chưởng bổ xuống, Phùng Lâm vung tay phóng ra hai mũi phi đao, Liễu Ân đưa cây thiền trượng hất lên, hai mũi phi đao đều bị y đánh bay lên không trung, rơi xuống lại mặt hồ. Phùng Lâm chạy vắt dò lên cổ, hơn mười tên bổ khoái phóng ngựa đuổi theo, Liễu Ân lách người, Lý Trị lại đâm soạt soạt hai kiếm, Liễu Ân quát: “Ngươi đã chán sống!” thế rồi đánh vù một trượng bổ xuống đỉnh đầu của Lý Trị, Lý Trị lách người, đâm mũi kiếm thẳng vào ngực của Liễu Ân, đây chính là một chiêu sát thủ trong kiếm pháp độc môn của Bạch Phát ma nữ, Liễu Ân đánh ra một trượng, môn hộ mở rộng, Lý Trị tưởng rằng có thể đắc thủ, nào ngờ cây thiền trượng của Liễu Ân lại xoay một vòng trên không trung, không cần rút trượng hộ thân, Lý Trị lại cảm thấy một luồng lực lớn dồn tới, người bất đồ thối lui hai bước, mũi kiếm cũng bị trượng phong đánh lệch qua. Liễu Ân quát lớn một tiếng, đuôi trượng vểnh lên quét ra vù vù.
Lý Trị cả kinh, không dám chống trả, chàng lộn người trong trượng phong, đột nhiên tấn công vào chỗ trống bên trái của y, Liễu Ân dựng cây thiền trượng quét ra. hai người đọ nhau ba mươi chiêu, thanh kiếm của Lý Trị đánh nhanh như điện xẹt, thế mà chẳng chạm được vào trượng của y, đang lúc đấu rất hăng, Lý Trị lại đâm thẳng vào huyệt Phong Phủ trên vai của y, Liễu Ân hướng vào kiếm thế của chàng, thân trượng đẩy về phía trước, nào ngờ kiếm pháp của Lý Trị lại ngược với lại kiếm pháp bình thường, rõ ràng là chàng đâm vào mặt trái nhưng không biết thế nào lại đổi hướng, Liễu Ân điểm vào trượng, chợt cảm thấy gió lạnh lượt tới, lưỡi kiếm đã đâm tới vai trái, Lữ Tứ Nương rùng vai trái, chưởng trái chụp về phía trước, mũi kiếm của Lý Trị đã điểm vào vai của Liễu Ân, chợt thấy mất trọng tâm đã bị Liễu Ân chụp trúng cổ tay, chẳng thể nhúc nhích được, cây trường kiếm rơi xuống đất.
Liễu Ân giở bổng Lý Trị lên, toan quăng xuống nhưng lại thu về, hỏi: “Ngươi là môn hạ của ai?” Lý Trị nói: “Ngươi muốn giết cứ ra tay, không cần phải hỏi nhiều!” Liễu Ân nghĩ bụng người này kiếm pháp quỷ dị, tựa như chẳng kém gì Lữ Tứ Nương, không nên tùy tiện giết y, nói: “Ngươi có thể tiếp hơn ba mươi chiêu của ta cũng coi như là một trang hảo hán. Tạm thời tha cho ngươi”. Thế rồi năm ngón siết lại, dùng thủ pháp Phân cân thác cốt lợi hại nhất bóp Lý Trị đến toàn thân mềm nhũn, thấy mồ hôi trên trán Lý Trị nhỏ xuống ròng ròng, mà chàng ta cũng chẳng hề rên rỉ. Liễu Ân cũng không khỏi thầm khen, bảo bọn quan sai trói chàng lại rồi ném lên lưng ngựa tiếp tục đuổi về phía trước.
Phùng Lâm chạy vắt giò lên cổ, phía sau có mười mấy thớt khoái mã đuổi theo, Phùng Lâm đợi bọn chúng đến gần, trở tay đột nhiên phóng ra hai mũi phi đao, phi đao cắm vào mắt ngựa, độc tính lập tức phát tác, hai thớt ngựa biến thành ngựa mù, hất hai tên bổ khoái xuống ngựa.
Phùng Lâm thở phào lại chạy tiếp. Tên bổ đầu lại xua người đuổi theo, khi bọn chúng đến gần, Phùng Lâm lại phóng phi đao đánh ngã hai thớt ngựa nữa. Cứ như thế mấy lần, trong túi ám khí của Phùng Lâm chỉ còn lại hai mũi phi đao, nàng cũng chẳng dám phóng ra tiếp. Bọn bổ khoái đuổi càng gấp hơn, đến một khúc quanh chợt thấy một toán quân xông ra, trên ngoạn soái kỳ cao hơn ba trượng có một chữ “Niên”. Chợt tên quân cầm cờ phóng ngựa ở phía trước thấy có một thiếu nữ chạy đến, sau lưng có bảy tám tên công sai đuổi theo rất lấy làm lạ, một tên tì tướng xông lên, chĩa cây trường mâu về phía Phùng Lâm, quát: “Đứng lại!” Phùng Lâm lớn lên trong phủ Tứ bối lạc, có quan sai nào mà chẳng gặp, bởi vậy nàng cũng chẳng hề lo lắng, chụp lấy cây trường mâu giật một cái, viên tì tướng bị nàng kéo từ trên ngựa xuống, Phùng Lâm cũng bắt chước theo giọng của y: “Đứng lại!” tên tì tướng tức giận quát: “Đứa trẻ nhà ngươi thật lớn gan, ngươi tên gì?” Phùng Lâm cũng nói: “Ngươi tên gì?”
Bảy tám tên bổ khoái đuổi tới, thấy đại quân ở trước mặt không dám làm càn. Tên bổ đầu bước tới bẩm rằng: “Bảo quốc thiền sư bảo chúng tôi đuổi bắt đứa trẻ này”. Tên lính cầm cờ nói: “Ai là Bảo quốc thiền sư?” Liễu Ân được phong làm Bảo quốc thiền sư, trong quân không hề biết. Tên bổ đầu nói: “Nghe nói đứa trẻ này là người trong phủ Tứ bối lạc, Tứ bối lạc sai Bảo quốc thiền sư đi bắt nó về”. Tên lính cầm cờ biến sắc, nói: “Té ra là thế, đợi ta một lát”. Rồi quay vào bẩm cáo.
Tên tì tướng bị Phùng Lâm trêu tức đến nỗi thất khiếu bốc khói, bảo võ sĩ ùa lên bao vây, thấy Phùng Lâm nghênh ngang như thế vừa đáng yêu vừa buồn cười, Phùng Lâm vẫn còn nắm cây trường mâu, tên tì tướng giật cây trường mâu quát: “Ngươi có buông tay ra không?” Phùng Lâm cũng cười quát: “Ngươi có buông tay ra không?” rồi ngầm vận nội lực giật cây trường mâu, tên tì tướng ngã ngửa xuống đất.
Bọn binh sĩ thấy thế đều thầm cười. Tên võ quan thẹn quá hóa giận, nhảy bật lên vung quyền đánh tới. Bọn binh sĩ chợt tản ra xung quanh, một viên tướng trẻ tuổi cỡi con ngựa to lớn thong thả đi tới, quát: “Ai gây sự ở đây?” tên võ quan vội vàng ngừng tay, bẩm: “Chính là đứa trẻ này”. Phùng Lâm cũng nói: “Nhà ngươi là tướng quân sao không quản bộ hạ để y bức hiếp trẻ con?” viên tướng trẻ tuổi thấy nàng thiếu nữ mặt mày hớn hở, trông rất đáng yêu, còn viên võ quan kia mặt sưng lên quần áo lôi thôi bởi vậy vừa kinh ngạc vừa buồn cười, hỏi: “Nhà ngươi ở đâu ra thế? Tại sai lại đánh nhau với quan quân?” Phùng Lâm nói: “Ta đang đi yên ổn, thế mà y chặn ta”. Một tên quân đến báo: “Bẩm phó soái, nghe bổ khoái Hàng Châu nói, ả này là người trong phủ Tứ bối lạc”. Viên tướng trẻ tuổi hơn biến sắc, nói: “Ngươi mời đại soái ra đây”.
Phùng Lâm nói: “Ngươi mặc kệ ta là người ở đâu, ta chẳng làm gì phạm pháp, cả Hoàng đế cũng không chặn được ta”. Viên tướng trẻ tuổi nói: “Ngươi thật chua ngoa”. Ngập ngừng rồi lại nói: “Ngươi theo ai học võ nghệ?” Phùng Lâm nói: “Không nói cho ngươi biết”. Viên tướng cười nói: “Ngươi đánh vài quyền ta xem thử”. Phùng Lâm nói: “Ta không phải người mãi nghệ trên giang hồ, tại sao phải múa cho ngươi xem, có muốn thì cứ tỉ thí với nhau”. Viên tướng mỉm cười nhảy xuống ngựa, nói: “Được, ta tỉ thí với ngươi”. Phùng Lâm nói: “Ta thắng ngươi phải thả ta đi đấy”. viên tướng nói: “Được thôi, ngươi phát chiêu trước”.
Té ra đây là toán quân của Niên Canh Nghiêu, viên tướng trẻ tuổi là phó tướng của y tên gọi Nhạc Chung Kỳ. Từ sau khi Niên Canh Nghiêu theo Tứ bối lạc, lại học bốn năm binh thư, đến năm mười tám tuổi, Tứ bối lạc mới để y cầm binh, theo đại tướng Phó Định chinh phạt bộ lạc Chuẩn Cát Nhĩ lập được công lớn, được phong làm tổng binh, rồi được phong làm Đô đốc, trước sau không quá ba năm, từ một viên tì tướng đã trở thành chủ soái, có thể nói là người thăng tiến nhanh nhất trong thời Thanh. Lúc này Niên Canh Nghiêu mới hai mươi mốt tuổi. Nghe nói Nhạc Chung Kỳ là hậu duệ của Nhạc Phi, năm nay chỉ mới hai mươi hai tuổi, cũng là người do Tứ bối lạc đề bạt. Y tinh thông võ nghệ, thuộc lòng binh thư.
Nhạc Chung Kỳ đối xử với thuộc hạ rất khoan dung, còn Niên Canh Nghiêu trị quân rất nghiêm. Nên thuộc hạ trong quân đều sợ Niên Canh Nghiêu như cọp, nhưng trái lại thân thiết với Nhạc Chung Kỳ. Nhạc Chung Kỳ thấy Phùng Lâm chỉ là đứa trẻ mười ba mười bốn tuổi nhưng đã đánh ngã một tên võ quan, lại thấy nàng rất đáng yêu, nhất thời nổi hứng nên muốn trêu nàng chơi.
Phùng Lâm rất nghịch ngợm, Nhạc Chung Kỳ vừa nói “được thôi”. Nàng đã đưa chân đạp vào gối của Nhạc Chung Kỳ, Nhạc Chung Kỳ khom eo tiếp lấy, Phùng Lâm vỗ bốp bốp hai chưởng, Nhạc Chung Kỳ kêu “hay!” hai chưởng giáng thẳng xuống, chỉ vì sợ đả thương Phùng Lâm nên không dám dốc hết toàn lực, y chỉ hơi chần chừ, Phùng Lâm đã hóa chưởng thành quyền đánh ra một chiêu Lôi Tinh Cản Nguyệt đánh vào bụng dưới của y.
Nhạc Chung Kỳ cả kinh vội vàng lộn người, hai chưởng đẩy ra hóa giả thế công của nàng, thầm nhủ: “Đứa trẻ này tuổi còn nhỏ mà sao ra tay lại hiểm độc đến thế”. Bất giác thiện cảm đối với nàng giảm mất một nửa, Phùng Lâm tiến tới một bước, quyền phải thu về eo, tay trái biến thành chưởng chém vào mặt trái của đối phương, đây chính là chiêu Thản Đương Thiết Chưởng của Thiếu Lâm quyền. Nhạc Chung Kỳ gạt ngang chưởng chặn lại, nàng đã tung hai cước đá liên hoàn, chân trái đá vào huyệt Bạch Hải trên mặt gối của Nhạc Chung Kỳ, chân phải đá vào huyệt Củng Binh dưới đầu gối. Đó chính là đòn Liên Hoàn cước trong Thái Tổ quyền Bắc phái. Nhạc Chung Kỳ phải vận dụng mấy chiêu Tả Hữu Khai Cung, Thác Thiên Hoán Nhật trong Nhạc gia táng thủ mới chặn được nàng.
Phùng Lâm càng đánh càng dữ, chiêu số biến hóa vô thường phức tạp, lúc quyền lúc chưởng. Nhạc Chung Kỳ thầm lấy làm lạ, không ngờ rằng nàng tuổi còn nhỏ mà đã học được nhiều võ công kỳ dị đến thế. Phùng Lâm người lại thấp bé, nên chỉ chuyên tấn công vào hạ bàn của kẻ địch, Nhạc Chung Kỳ đành phải khom eo ứng chiến rất vất vả.
Đánh một hồi, binh sĩ xung quanh chợt yên lặng. Nhạc Chung Kỳ biết chắc chắn Niên Canh Nghiêu đã tới, thầm nhủ: “Mình đánh không lại một đứa trẻ, há chẳng phải bị y cười chê sao”. Thế là mặt nóng ran, không hề nhườnh nhịn nữa. Nhạc Chung Kỳ có môn Nhạc gia táng thủ tinh diệu tuyệt luân, Phùng Lâm tuy biết nhiều loại võ công nhưng rốt cuộc tuổi vẫn còn nhỏ sức còn yếu, hỏa hầu chưa đủ, Nhạc Chung Kỳ ra tay thực sự, Phùng Lâm dần dần lọt xuống thế hạ phong. Bộ pháp của Nhạc Chung Kỳ cứ như khỉ vượn, xuất quyền như hổ báo, đánh xong mười chiêu, Phùng Lâm chẳng thể nào tấn công tới nữa. Nhạc Chung Kỳ cười nói: “Tiểu cô nương nhà ngươi đã chịu thua chưa?” Phùng Lâm chẳng nói một lời, thối lui hai bước, đột nhiên trở tay phất lại, hai luồng ô kim bay xẹt ra. Nhạc Chung Kỳ hoảng hồn, biết ám khí chắc chắn có độc, thế là lách người vung tay búng một cái lên chui phi đao, cây phi đao thứ nhất rơi xuống đất. Mũi thứ hai bay đến rất nhanh, Nhạc Chung Kỳ không dám búng tiếp, cũng không dám hớt lấy, chỉ đành rùng vai lách qua, mũi phi đao lướt qua đầu, chỉ nghe Niên Canh Nghiêu quát: “Dừng!” Nhạc Chung Kỳ buông tay thối lui, tiếng quát này tựa như có uy nghiêm vô hạn, Phùng Lâm nghịch ngợm đến thế mà cũng giật mình ngừng tay.
Niên Canh Nghiêu cầm mũi phi đao trong tay, nhìn qua ngó lại, trầm ngâm chẳng nói. Nhạc Chung Kỳ bước tới nói: “Phi đao này có độc, đại soái hãy cẩn thận”. Niên Canh Nghiêu chỉ nói hai chữ: “Không sao”. Nhạc Chung Kỳ nói: “Đứa trẻ này thật lạ, có lẽ đúng là người trong phủ Tứ bối lạc”. Niên Canh Nghiêu kêu ừ một tiếng, mặt biến sắc, không nói ra lời. Nhạc Chung Kỳ rất lấy làm lạ. Y làm việc với Niên Canh Nghiêu đã được ba năm, chưa bao giờ thấy Niên Canh Nghiêu tỏ vẻ thất sắc như thế. Nhạc Chung Kỳ thầm nhủ: “Dù đứa trẻ này là người của Tứ bối lạc, đại soái cũng không sợ như thế, sao lại cứ trầm ngâm suy nghĩ”.
Nhạc Chung Kỳ không biết rằng, Niên Canh Nghiêu và Phùng Lâm từ nhỏ đã ở bên nhau, Niên Canh Nghiêu lớn hơn nàng bảy tuổi, lúc nhỏ thường bế nàng, tình như huynh muội. Từ sau khi Chung Vạn Đường qua đời bởi độc trảo của Tát Thiên Thích, Phùng Lâm bị Song ma bắt đi, giấu trong phủ Tứ bối lạc, thế là hai người chẳng gặp nhau nữa. Niên Canh Nghiêu chỉ nghe Liễu Ân nói Tứ bối lạc cũng rất yêu mến Phùng Lâm. Tứ bối lạc đã lấy thuốc trong đại nội pha vào trà cho nàng uống vì thế nàng đã quên hết tất cả mọi chuyện lúc trước.
Lúc đó Niên Canh Nghiêu cũng không hề để ý, thầm nhủ: “Ả nha đầu này thông minh xảo quyệt, để ả quên chuyện xưa cũng tốt”. Bảy năm trôi qua, Niên Canh Nghiêu dần dần trở nên người lớn, gần một hai năm nay, cũng có người mai mối cho y. Vì thế Niên Canh Nghiêu nhớ đến Phùng Lâm, không biết nàng ta đã như thế nào, nghĩ bụng nàng ta đã mất hết trí nhớ, thấy mình chắc cũng không nhận ra, mỗi lần nghĩ đến đó trong lòng thấy nôn nao.
Lúc nãy Niên Canh Nghiêu nghe đến báo có một thiếu nữ gây sự bên ngoài, y chột dạ bước ra xem. Thấy Phùng Lâm đánh với Nhạc Chung Kỳ đến khó phân thắng bại, trong lòng thầm thất kinh, nghĩ bụng thiếu nữ này quá nửa là nàng ta. Đến khi chụp được cây phi đao mới càng đoán chắc hơn.
Phùng Lâm gặp Niên Canh Nghiêu, tâm hồn nhỏ bé cũng nhói lên, thầm nhủ không biết đã gặp qua người này ở đâu nhưng nàng chẳng thể nhớ ra nổi. Niên Canh Nghiêu nói: “Tiểu cô nương, đến đây, ta có chuyện muốn hỏi”. Phùng Lâm chớp mắt nói: “Được, ngươi cứ hỏi”.
Niên Canh Nghiêu bảo bọn tham tướng gọi nàng lên xe ngựa của mình, chợt dặn Nhạc Chung Kỳ: “Bắt toàn bộ bổ khoái Hàng Châu lại, truyền lệnh không được để lộ chuyện này”. Nhạc Chung Kỳ rất lấy làm lạ nhưng cũng chỉ làm theo chứ không dám hỏi.
Niên Canh Nghiêu nhảy lên xe ngựa, bảo Phùng Lâm ngồi bên cạnh mình, nhìn kỹ nàng, thấy trên khuôn mặt bầu bĩnh của nàng có lún đồng tiền, hỏi rằng: “Ngươi nói thực cho ta nghe, có phải ngươi là người trong phủ Tứ bối lạc không?” Phùng Lâm nói: “Phải thì thế nào?” Niên Canh Nghiêu nói: “Đang ở yên ổn sao ngươi lại chạy ra?” Phùng Lâm đỏ mặt, nói: “Không nói cho ngươi biết”. Niên Canh Nghiêu nói: “Tứ bối lạc sai Bảo quốc thiền sư bắt ngươi trở về, ngươi có biết không?” Phùng Lâm nói: “Ta không về”. Niên Canh Nghiêu nói: “Tại sao không về?” Phùng Lâm giận dỗi nói: “Không về thì không về chứ sao, hỏi mãi thế?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tứ bối lạc có đối xử tốt với ngươi không?” Phùng Lâm nói: “Ồ, tốt...” nàng chợt rưng tưng nước mắt nói: “Ngươi là tướng quân gì, tại sao hỏi ta?” Niên Canh Nghiêu ngẩn người, tiếp theo đó giật mình, thầm nhủ nếu nàng trở về nói với Dận Trinh là mình đã tra vấn nàng thì Dận Trinh sẽ nghi ngờ, bèn nói: “Ta khuyên ngươi trở về thì hơn”. Phùng Lâm nói: “Hừ, té ra ngươi cũng là kẻ xấu!” Niên Canh Nghiêu ngạc nhiên nói: “Ta xấu thế nào?” Phùng Lâm nói: “Ngươi cầm binh bên ngoài tự do tự tại, lại khuyên ta trở về cái nơi buồn tẻ ấy”.
Niên Canh Nghiêu nói: “Ồ, té ra ngươi vẫn ham vui như thế”. Phùng Lâm mở to mắt hỏi: “Làm sao ngươi biết ta ham vui?” Niên Canh Nghiêu lại giật mình, gượng cười: “Trong bộ dạng ngươi như thế đã biết ngươi ham vui! Ngươi ham vui cũng không sao, chỉ cần ngươi không bỏ trốn, Tứ bối lạc cũng cho phép ngươi ra ngoài rong chơi, kinh thành Bắc Kinh to lớn như thế mà vẫn không đủ cho ngươi chơi hay sao?” Phùng Lâm tức giận nói: “Ngươi đúng là người xấu!” Niên Canh Nghiêu nhíu mày nói: “Tại sao ta là người xấu?” Phùng Lâm trả lời: “Tại sao ngươi cứ buộc ta trở về phủ Tứ bối lạc?” Niên Canh Nghiêu nói: “Khuyên ngươi trở về hướng phước mà là xấu ư?” Phùng Lâm nói: “Vậy không xấu là gì? Ta chết cũng không quay về!”
Niên Canh Nghiêu giật mình, Phùng Lâm nói kiên quyết như thế, chắc là có ẩn tình, liền nói: “Được, ta không khuyên ngươi nữa, ngươi cứ ở trong xe này, đừng chạy bừa”. Phùng Lâm nói: “Được, vậy Bảo quốc thiền sư mà đến, ngươi cũng đừng nói cho y biết”. Niên Canh Nghiêu không đáp vạch rèm xe, quát bảo: “Chém hết bọn bổ khoái Hàng Châu cho ta!” bọn lính thất kinh, Niên Canh Nghiêu phẫy tay: “Đi đi! Truyền quân lệnh không được để lộ chuyện này!” Niên Canh Nghiêu trị quân rất nghiêm, hễ không bằng lòng thì giết ngay, bọn lính thân cận đã thấy quen. Nhưng không ngờ y giết cả bổ khoái Hàng Châu, một lát sau bảy tám tên bổ khoái đều đầu một nơi thân một ngã. Nhạc Chung Kỳ muốn khuyên cũng không kịp nữa. Niên Canh Nghiêu sai hỏa thiêu những cái xác ấy, vãi tro xuống sông.
Hủy xác diệt tích xong, Niên Canh Nghiêu hạ lệnh đưa quân vào Hàng Châu. Đi một hồi, quân cầm cờ báo: “Có một hòa thượng cầm cây trượng to như miệng bát, mặt mũi hung hăng tự xưng Bảo quốc thiền sư, nói là bằng hữu của đại soái muốn đến cầu kiến”. Niên Canh Nghiêu nói: “Được, để ta đích thân tiếp y”.
Sau khi bắt được Lý Trị, Liễu Ân dùng thủ pháp Phân cân thác cốt đả thương các khớp của Lý Trị, khiến chàng trong vòng mười hai canh giờ không thể hồi phục lại, sau đó lại trao chàng cho vệ sĩ của phủ nha là Vương Phấn và Hàn Chấn Sinh còn mình tiếp tục phóng ngựa đuổi theo.
Chạy được hơn mười dặm, tới quãng đồng vắng có hai tên bổ khoái chạy ra kêu lớn Bảo quốc thiền sư, Liễu Ân thấy mặt mũi chúng sưng vêu quát hỏi có chuyện gì. Hai tên bổ khoái kể lại chuyện Phùng Lâm ném phi đao, Liễu Ân cả giận nói: “Ả nha đầu này thật ngang ngạnh!”
Liễu Ân phẫy tay bảo hai tên bổ khoái trở về phủ nha trước còn mình thì đuổi theo. Chạy được hơn hai mươi dặm nữa, lại thấy hai tên bổ khoái chặn đường than thở, Liễu Ân nổi cáu lên, cứ thế đi được vài dặm lại có hai tên bổ khoái chạy ra, y gộp cả thảy đến tám người. Liễu Ân thấy quá nửa số bổ khoái đều bị Phùng Lâm đả thương, thầm nhủ: “Ả có cả thảy mười hai mũi phi đao, dùng tám mũi đả thương tám thớt khoái mã, bị mình đánh rơi hai mũi, trên người ả nhiều nhất chỉ còn hai mũi, cũng chỉ có thể đả thương được hai thớt ngựa nữa, xem thử bọn bổ khoái chưa bị thương làm ăn thế nào”.
Liễu Ân vỗ ngựa chạy được năm sáu dặm nữa, vẫn không thấy bọn bổ khoái bị thương, thầm lấy làm lạ. Đột nhiên thớt ngựa hí dài, tung vó loạn cào cào. Liễu Ân cả giận, kẹp hai chân vào bụng ngựa, thớt ngựa hí một tiếng rồi khụy xuống. Liễu Ân thất kinh, quát hỏi: “Ai dám ám toán?” chợt nghe tiếng chuông kêu lên leng keng, một lang trung giang hồ quẩy túi thuốc lắc chuông từ trên sườn núi bên cạnh đi xuống, hát rằng: “Thần y trại Hoa Đà, tinh thông y đạo, bất luận người ngựa, bị thương hỏi ta!” y vừa hát vừa lắc chuông.
Liễu Ân giật mình, lúc này ngựa của y đã chổng vó lên trời chết tốt.
Liễu Ân cả kinh, y tự phụ võ công tuyệt thế vô song, ngựa của mình bị người ta ám toán mà không hề biết chúng đã dùng thủ pháp gì. Chỉ thấy lang trung ấy lại hát rằng: “Bắn ngựa không bắn người, còn để lại chút tình; muốn chữa phải cho sớm, đừng qua quá giờ ngọ”. Liễu Ân mặt biến sắc, ngầm vận nội công hộ toàn thân, vẫy tay nói: “Này, đến trị cho ta!” lang trung lấy túi thuốc, chống cây gậy bước tới từng bước, Liễu Ân chợt quát lớn một tiếng, múa cây thiền trượng bổ xuống đầu.
Lang trung ấy cười lạnh: “Người xuất gia sao ngang ngược đến thế!” khi nói, cây trượng của Liễu Ân đã đánh xuống đầu, Liễu Ân thấy y không thể nào chống trả, muốn nương tay nên tạt xuống vai. Lang trung ấy chẳng hề nhúc nhích, khi cây trượng cách vai còn khoảng một thước, đột nhiên lách người, cây gậy trong tay đánh hất lên kêu keng một tiếng, lửa bắn ra tung tóe. Liễu Ân cảm thấy tay tê rần, cây thiền trượng suýt nữa đã vuột ra. lang trung cũng lảo đảo thối lui mấy bước, nói: “Đáng tiếc!”
Liễu Ân vừa lo vừa giận, nội công của kẻ này chẳng kém gì y. Thế là y vung cây thiền trượng quét một chiêu Hoành Tảo Thiên Quân vào mạng sườn của kẻ địch, lang trung tạt ngang cây gậy, quét cây thiền trượng ra. Liễu Ân sấn tới, cây thiền trượng điểm ra một chiêu Thanh Long Xuất Hải, đó là một trong những đòn sát thủ của y, cây gậy của lang trung chặn ở bên ngoài, không rút về kịp, Liễu Ân dốc hết toàn lực, liệu rằng chắc chắn sẽ trúng, nào ngờ lang trung ấy hơi nghiêng người, dùng chui gậy dẫn nhẹ một cái, cây thiền trượng của Liễu Ân đã bị đẩy ra ngoài, y vội vàng điểm về phía trước, hóa giải âm kình của kẻ địch, quát lớn: “Ngươi là ai, hãy mau báo tên, thiền trượng của Phật giá không đánh kẻ vô danh tiểu tốt!”
Lang trung cười hì hì nói: “Đại hòa thượng, ta không phải vương gia cũng chẳng phải nhà phú hộ, ngươi muốn hóa duyên chắc chắn sẽ thất vọng”. Liễu Ân nổi khùng nói: “Ai hóa duyên của ngươi!” rồi quét cây thiền trượng ra vù vù.
Liễu Ân dốc hết sức mình xuất chiêu, phóng trượng như con thần long nhe nanh múa vuốt. Nào ngờ cây gậy trong tay lang trung cũng loang loáng ánh hàn quang, hai người chẳng ai nhường ai, quần thảo được hơn năm mươi chiêu mà vẫn chẳng phân cao thấp. Trượng và gậy mỗi lần chạm nhau đều tóe lửa, cả hai người đều thấy hổ khẩu nóng ran, phải dốc hết toàn lực nắm binh khí mới không bị đối phương đánh bay.
Liễu Ân thầm thất kinh, nhủ rằng trên đời này chỉ có vài người đánh ngang tay với mình, nhưng lang trung giang hồ này tựa như chẳng kém gì mình.
Một hồi sau, lang trung ấy thay đổi chiêu số, tay trái lấy ra cái chuông đồng, Liễu Ân quét tới một trượng, lang trung tung mình vọt lên, cái chuông đồng chợt kêu leng keng trong tai, Liễu Ân quạt trượng ra, quát: “Ngươi dám bỡn cợt Phật gia!” rồi xoáy cây trượng về phía trước, lập tức bốn phương tám hướng đều có bóng của Liễu Ân, một cây thiền trượng đã hóa thành muôn ngàn bóng trượng, bao vây lang trung ấy đến nỗi gió mưa không lọt, đó là Thiên ma trượng pháp do Liễu Ân sáng tạo, chuyên dùng đối phó với những kẻ cường địch.
Lang trung ấy cười nói: “Ngươi còn có bao nhiêu bản lĩnh cứ đem ra hết đây”. Miệng tuy nói cười nhưng tay vẫn không hề chậm lại, cây gậy trong tay chặn trước quét sau, đâm ngang bổ dọc, che kín môn hộ. Trong tiếng trượng phong vù vù, tiếng chuông vẫn kêu lên leng keng không ngừng. Liễu Ân sử dụng Thiên ma trượng pháp mà vẫn không đắc thủ, tiếng chuông càng lúc càng dày, lang trung làm ra vẻ lăm lăm niệm chú tựa như người ta chiêu hồn bắt ma. Liễu Ân rối trí, Thiên ma trượng pháp dần dần thưa thớt, lang trung thừa thế phản công, chuyển khách làm chủ. Đang lúc kịch chiến, lang trung chợt cười lớn: “Đại quân đã đến, xin thứ không thể chìu theo! Khi ngươi đến Tây Thiên, ta lại sẽ gọi hồn cho ngươi!” thế rồi thu cây gậy về quay người toan bỏ chạy, Liễu Ân tức giận nói: “Chạy đi đâu?” rồi quét ra một trượng, lang trung ấy phất tay trái, cuộn ống tay áo lên, Liễu Ân thấy mắt mình hoa lên, y vội vàng rút trượng hộ thân, đến khi mở mắt ra, lang trung ấy đã chạy lên sườn núi!
Liễu Ân định thần lại, nghĩ bụng chỉ có công phu Lưu vân phi tụ của Phó Thanh Chủ phái Vô Cực là có thể dùng ống tay áo làm binh khí, lang trung giang hồ này sao lại biết tuyệt kỹ hiếm thấy như thế? Vậy y có phải là truyền nhân của Phó Thanh Chủ hay không? Nhưng truyền nhân của phái Vô Cực rõ ràng chỉ có một mình Chung Vạn Đường, nhưng thân pháp của người này lại không phải của phái Vô Cực, làm sao có thể sử dụng được tuyệt chiêu Lưu Vân Phi Tụ?
Liễu Ân điểm cây thiền trượng xuống đất mà lòng hoang mang. Đây là lần đầu tiên y bại trận từ ngày xuất đạo. Thực ra y cũng từng bại trong tay Dịch Lan Châu nhưng Dịch Lan Châu là người đồng vai phải lứa với sư phụ của y, thất bại cũng không lạ.
Liễu Ân đang suy nghĩ, chợt thấy phía trước bụi cuốn mù lên, một toán quân kéo tới. Liễu Ân thầm nhủ: “Tên lang trung này thật thính tai, đang lúc kịch chiến mà vẫn có thể nghe được tiếng hành quân trên đường”. Y chợt thấy lá soái kỳ có thêu chữ “Niên” tung bay trong gió không khỏi cả mừng, thầm nhủ: “Tên tiểu tử Niên Canh Nghiêu về nhanh như thế, chắc ả nha đầu đã bị y chặn lại”.
Niên Canh Nghiêu giấu xong Phùng Lâm, thúc ngựa ra phía trước rồi nhảy xuống cung tay, Liễu Ân cười lớn nói: “Lão đệ, đúng là ngươi, tựa như đại tướng quân trên sân khấu”. Niên Canh Nghiêu hơi bực bội nhưng vẫn cố nén, mỉm cười nói: “Bảo quốc thiền sư, tiểu đệ đang cầm quân, không thể đón tiếp đàng hoàng tử tế. Mời thiền sư đổi ngựa, chúng ta trò chuyện một lúc”. Bọn lính dắt tới một thớt ngựa khỏe Mông Cổ, Liễu Ân nhảy lên lưng ngựa, lại cười: “Lão đệ, ngươi vừa làm tướng quân đã đa lễ như thế, kẻ thô lỗ như ta không biết khách sáo. Này, ngươi có thấy ả nha đầu ấy không?”
Liễu Ân tự coi mình là trưởng bối của Niên Canh Nghiêu, làm ra vẻ nghênh ngang hống hách, Niên Canh Nghiêu rất không vui, nhưng y biết Liễu Ân là người của Tứ bối lạc, nên vẫn rất cung kính, giả vờ không biết hỏi: “Ả nha đầu nào?” Liễu Ân ngạc nhiên nói: “Ngươi không gặp ư? Còn ả nha đầu nào nữa? Chính là đứa cháu gái của Chung Vạn Đường”. Niên Canh Nghiêu nói: “Ả chẳng phải đang ở trong phủ Tứ bối lạc sao?” Liễu Ân nói: “Ồ, đúng là ngươi không gặp ả. Vậy bọn bổ khoái Hàng Châu đâu rồi?” Niên Canh Nghiêu nói: “Bổ khoái Hàng Châu nào? Bảo quốc thiền sư, tôi thật chẳng hiểu gì cả, tôi vừa mới từ Phúc Kiến về đây”.
Liễu Ân nói: “Ngươi đúng là tài giỏi, vừa mới từ Thanh Hải trở về lại đến Phúc Kiến đánh giặc, chắc là đã nhận được mật lệnh của Tứ bối lạc, sắp về kinh phải không?” Niên Canh Nghiêu nói: “Đúng thế. Tôi đi ngang qua Hàng Châu, nhân tiện bắt theo một đám khâm phạm”. Liễu Ân nói: “Ngươi tuổi còn trẻ mà đánh trận thật giỏi, chả trách nào Tứ bối lạc coi trọng ngươi như thế”. Niên Canh Nghiêu mỉm cười nói: “Làm sao bằng Bảo quốc thiền sư võ công trùm đời vô song”. Liễu Ân bình thường thích nhất là người ta khen mình võ công cao cường, lần này vừa mới thất bại nghe thế trái lại lúng túng, lảng sang chuyện khác: “Tứ bối lạc có mật lệnh kêu ngươi về kinh, chả lẽ không nhắc đến chuyện ả nha đầu ấy sao?” Niên Canh Nghiêu nói: “Không có!” Liễu Ân cười rằng: “Xem ra Tứ bối lạc rất thích ả nha đầu này”. Niên Canh Nghiêu đỏ mặt tía tai, nuốt nước miếng rồi cố cười rằng: “Thế ư? Ả nha đầu vừa lanh lẹ vừa xinh xắn, ai gặp cũng mến”. Liễu Ân cười nói: “Không phải như thế. Ta thấy Tứ bối lạc có ý giữ ả, định rằng sau này nạp vào hậu cung”. Niên Canh Nghiêu gượng cười: “Hình như đại sư đã quá đa tâm?” Liễu Ân cười lớn một hồi rồi nói: “Ta hiểu rõ Tứ bối lạc hơn ngươi. Y cũng giống như ta, đều là kẻ háo sắc. Ả nha đầu tuổi tuy còn nhỏ nhưng sau này sẽ là một mỹ nhân, nếu Tứ bối lạc không có ý với ả, ta đã cướp làm của riêng! Năm nay ả cũng đã mười bốn tuổi, hai năm nữa đã là một cô nương xinh đẹp!” Niên Canh Nghiêu vừa căm tức vừa lo lắng, thầm nhủ: “Té ra là thế, chả trách nào Phùng Lâm không chịu quay về. Có điều Tứ bối lạc có ý với ả, mình làm sao giữ ả lại?”
Hai người vỗ ngựa sánh vai nhau, một lát sau Liễu Ân chợt thấy Hàn Chấn Sinh và Vương Phấn tập tễnh bước ra, y vội vàng kìm ngựa hỏi: “Làm sao thế? Phạm nhân đâu?” Vương Phấn nói: “Đã bị cường nhân cướp đi rồi!” Liễu Ân mắng: “Đồ vô dụng, hai người canh một phế nhân mà cũng không xong! Là kẻ nào lớn gan dám cướp người giữa thanh thiên bạch nhật?” Hàn Chấn Sinh nói: “Là một lang trung giang hồ, y xông bừa vào, thiếu niên vừa gặp đã kêu y là cựu cựu, chúng tôi định quát hỏi, nào ngờ thân pháp của y rất nhanh, chúng tôi nhìn chưa rõ đã bị y dựng ống tay áo phất một cái ngã lăn xuống đất. Khi mở mắt ra, phạm nhân đã biến mất”. Liễu Ân thất kinh, không dám mắng. Niên Canh Nghiêu chợt nói: “Cái gì? Dùng ống tay áo phất ngã các ngươi? Tới đây ta xem thử”. Hai người tập tễnh bước tới, Niên Canh Nghiêu bảo bọn chúng vén quần lên xem, quả nhiên thấy chân của hai người sưng đỏ. Niên Canh Nghiêu vội vàng dùng lực vặn chân bọn chúng, cả hai đều kêu ối lên một tiếng, kêu xong, cơn đau tựa như giảm mất, có thể đi lại như bình thường.
Niên Canh Nghiêu nói: “Bảo quốc thiền sư đừng mắng chúng, chúng đã gặp phải cao thủ tuyệt đỉnh trong võ lâm!” Liễu Ân chợt nói: “Làm sao ngươi biết?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ngươi quên lão sư phụ chết dẫm của ta là truyền nhân của phái Vô Cực hay sao? Công phu dùng ống tay áo phất huyệt này chính là chiêu số trong Lưu Vân Phi Tụ của phái Vô Cực. Nhưng công lực của người này còn cao hơn cả sư phụ của ta, đừng nói là hai tên này, dù người có võ công cao hơn bọn chúng cũng chịu không nổi một cú phất của y”. Liễu Ân ngạc nhiên, hỏi: “Sư tổ của ngươi Phó Thanh Chủ còn có truyền nhân khác sao? Chả lẽ ngoài sư phụ của ngươi phái Vô Cực còn có ai học được chân truyền của Phó Thanh Chủ?”
Niên Canh Nghiêu nói: “Sư phụ của ta là truyền nhân duy nhất của phái Vô Cực”. Liễu Ân nói: “Nếu đã thế, làm sao lại chui ra một tên lang trung giang hồ?” Niên Canh Nghiêu nói: “Y không phải là người của phái Vô Cực nhưng có liên quan đến Thái sư tổ của chúng tôi”. Liễu Ân nói: “Là ai thế?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ông có biết Võ Quỳnh Giao trong Thiên Sơn thất kiếm không?” Liễu Ân bực bội nói: “Làm sao mà không biết?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tên lang trung giang hồ này chính là tiểu đệ của Võ Quỳnh Giao”. Liễu Ân ngạc nhiên: “Võ Quỳnh Giao còn có một tiểu đệ?” Niên Canh Nghiêu nói: “Người này tên là Võ Thành Hóa. Từ nhỏ đã đến tái ngoại, khi thất kiếm qui ẩn, y chỉ khoảng mười mấy tuổi, mấy mươi năm qua ở miền tái ngoại, không có sự tích gì lưu truyền trong võ lâm, chả trách nào đại sư không biết”. Liễu Ân nói: “Nếu đã thế, y có liên quan gì đến phái Vô Cực của các người?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tôi cũng nghe sư phụ nói, Thái sư tổ là bằng hữu thân thiết với cha của Võ Thành Hóa, bởi vậy mới truyền tuyệt kỹ Lưu vân phi tụ cho y”. (mời xem trong bộ “Thiên Sơn Thất Kiếm”).
Liễu Ân nghe xong, thầm nhủ: “Té ra tên lang trung này lại ghê gớm đến thế, thua y nửa chiêu cũng đáng lắm”. Rồi chợt nói: “Trong số các khâm phạm Hàng Châu, có một người có liên quan đến ngươi!” Niên Canh Nghiêu nói: “Đại sư đừng nói đùa”. Liễu Ân nói: “Không phải đùa, quan hệ của ngươi với phái Thiếu Lâm như thế nào?” Niên Canh Nghiêu nói: “Một nửa võ công của tôi là do Thiếu Lâm tam lão truyền cho”. Liễu Ân nói: “Lộ Dân Đảm có một bằng hữu bằng hữu là Ấn Hoằng hòa thượng, y là đồ đệ của Bản Vô thiền sư chùa Thiếu Lâm. Lần này Lộ Dân Đảm bị bắt, nghe nói Ấn Hoằng đưa thư cho y, bị cao thủ phủ nha đuổi đến dãy Tiên Hà bắt về qui án. Chắc chắn Tuần phủ Triết Giang sẽ trao Ấn Hoằng cho ngươi áp giải bọn chúng về kinh”. Niên Canh Nghiêu cười nói: “Tôi nay đã làm đại tướng của triều đình, chỉ biết chấp pháp chứ không nương tay. Tuy tôi có quen biết Ấn Hoằng hòa thượng nhưng cũng phải áp giải y về kinh”. Liễu Ân hòa thượng cả cười nói: “Chấp pháp cái quái gì! Tiểu Niên, ta cười đến vỡ bụng mất. Vương pháp là cái quái gì, ta biết ngươi cũng biết, trước mặt ta cần chi phải nói những lời như thế. Thật ra Ấn Hoằng hòa thượng có đưa thư cho Lộ Dân Đảm hay không đến giờ vẫn không có chứng cứ”. Lần này Liễu Ân nói thật tình.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, đến trưa đã vào đến Hàng Châu, chỉ thấy trong thành cứ cách mười bước lại có một trạm gác, Liễu Ân ngạc nhiên nói: “Sao căng thẳng như thế?” đến khi nhận được tin báo, Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ hớt hải chạy ra nghênh đón!
Đó là bởi vì Lữ Tứ Nương đại náo phủ nha. Lữ Tứ Nương giúp hai người Cam, Bạch đánh lùi Hàn Trọng Sơn và Đổng Cự Xuyên, đoán rằng Liễu Ân chắc chắn sẽ chạy ra truy đuổi, trong phủ nha thiếu cao thủ, bởi vậy thừa cơ cứu người, vì thế thi triển khinh công tuyệt đỉnh, trong đêm tối đến phủ nha. Đến Hàng Châu, gà vừa mới gáy sáng, bọn lính đổi phiên trực.
Lữ Tứ Nương hiểu rõ đường lối trong phủ nha, lại biết Lộ Dân Đảm bị nhốt ở đâu bởi vậy cứ đi thẳng tới. Nàng phóng lên mái nhà giở ngói nhìn xuống, chợt nghe có một thiếu nữ kêu: “Lữ Tứ Nương...” Lữ Tứ Nương thất kinh, tưởng rằng bị phát hiện, chỉ nghe thiếu nữ nói: “Lữ Tứ Nương không hổ là nữ trung hào kiệt, chỉ tiếc ta không thể học được như nàng”. Cánh cửa ngầm ở góc tường chợt bật ra, Lý Minh Châu dắt Lộ Dân Đảm chậm rãi bước ra.
Lữ Tứ Nương ngạc nhiên nói: “Tại sao nàng ta lại nhắc đến mình? Sao lại lớn gan dám dắt phạm nhân ra mật thất”. Chỉ nghe Lý Minh Châu lại nói: “Lữ Tứ Nương đúng là nữ trung hào kiệt, thư sinh mà nàng thích cũng là một trang tuấn kiệt”. Lữ Tứ Nương mặt nóng ran, trong lòng rất thích. Lộ Dân Đảm cười nói: “Làm sao muội biết?” Lý Minh Châu cười nói: “Trước kia y đã từng bị nhốt ở đây, cha của muội lấy lợi dụ dỗ nhưng y không hề khuất phục”. Lữ Tứ Nương nghe thế cả mừng, có thiện cảm với Lý Minh Châu.
Lộ Dân Đảm thấy nàng ngưỡng mộ Lữ Tứ Nương và Thẩm Tại Khoan, mỉm cười rằng: “Thực ra muốn học theo họ cũng không khó, chúng ta cứ cùng bỏ trốn rồi tìm họ”. Lý Minh Châu mặt biến sắc, lắc đầu nói: “Không được, muội không thể rời cha mẹ”. Nàng tuy khác lúc trước nhưng cũng chưa đến mức rời bỏ gia đình, rời bỏ địa vị tiểu thư thiên kim.
Lộ Dân Đảm hình như rất thất vọng, im lặng không nói. Lý Minh Châu nói: “Huynh hãy nhân cơ hội này chạy trốn. Trước khi trời sáng lão lừa trọc Liễu Ân vẫn chưa quay về. Sư phụ của muội đang ngủ, trong nha phủ không có cao thủ, huynh hãy yên tâm mà chạy!”
Lộ Dân Đảm thất bất ngờ, trong hơn một tháng bị giam lỏng, chàng đã nhận ra tình cảm của Lý Minh Châu đối với mình, trong lòng sợ nàng sẽ đeo bám mình, nào ngờ nàng lại chịu thả cho mình đi, trong lòng cảm động nhưng trái lại thấy chần chừ. Lý Minh Châu đẩy chàng nói: “Đi mau! Đợi một lát trời sẽ sáng, muốn chạy cũng không dễ!” nói xong mắt đã đỏ ửng, Lộ Dân Đảm càng thấy lòng nao nao.
Lúc này chợt nghe tiếng cười lạnh: “Hay thật, nữ sinh hướng ngoại, ngươi muốn thả y?” Thiếu phụ áo xanh đẩy cửa vào.
Chính là:
Tuy có hồng nhan tri kỷ đấy, nhưng biết cách nào chạy trốn đây.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Hồi hoàn câu là ám khí giúp Hàn Trọng Sơn thành danh, nay đã bị Cam Phụng Trì chụp được, Hàn Trọng Sơn không khỏi cả giận, tự trong phòng nhảy vọt ra, hai chưởng đẩy ra, Cam Phụng Trì lách người, đánh ra một chiêu Bính Đao Thắng Tiễn, hai ngón tay kẹp vào hổ khẩu của Hàn Trọng Sơn, Hàn Trọng Sơn trở tay đẩy một cái, trầm chỏ xuống thúc ra, hai người vừa phân đã hợp, đều nhảy xuống sân của khách sạn.
Khi đáp xuống đất, Hàn Trọng Sơn đã rút ra tị vân trợ, vốn Hàn Trọng Sơn dùng cây trợ này hái thuốc, tuy dài chỉ có ba thước nhưng được luyện bằng tinh kim, bổ xuống một trợ, kình phong quét tới, trong đêm tối trông rất uy mãnh!
Cam Phụng Trì không hề lo sợ, thi triển chưởng pháp hùng hậu. Đang lúc hăng say, Hàn Trọng Sơn chợt hú lên một tiếng quái dị, ở phía Tây lại có một người nhảy ra, Cam Phụng Trì đang đánh tới chiêu Khoa Hổ Tiến Chưởng, tay trái đẩy vào cây tị vân trợ, chưởng phải vỗ vào ngực của kẻ địch, người ấy đột nhiên xen vào, vận chưởng dẫn một cái, hóa giải chưởng lực của Cam Phụng Trì. Hàn Trọng Sơn bổ cây trợ xuống nhưng lại thu ngược về. Cam Phụng Trì vừa nhìn thì nhận ra người ấy chính là Đổng Cự Xuyên. Cam Phụng Trì thầm kêu khổ, Hàn Trọng Sơn đã khó đối phó, thế mà lại chui ra thêm một cao thủ nữa.
Hàn Trọng Sơn kêu: “Đổng huynh, huynh chặn hậu lộ của y, đừng để y chạy thoát”. Đổng Cự Xuyên mỉm cười lui xuống, trong tay cầm ba mảnh Thấu Cốt đinh, nhìn vào đấu trường không chớp mắt. Cam Phụng Trì và Hàn Trọng Sơn ác đấu một hồi, người trong khách sạn đều giật mình tỉnh dậy. Bạch Thái Quan chạy sang phòng bên, nói với Ngư Nương: “Muội trông chừng Xa lão bá, đừng tự tiện ra ngoài”. Rồi chàng chạy ra ngoài, Đổng Cự Xuyên vừa thấy đã cười nói: “Ồ, té ra là Bạch Thái Quan nhà ngươi! Nhạc phụ của ngươi đang giận ngươi lắm đấy!” Bạch Thái Quan tức giận nói: “Nói càn!” Đổng Cự Xuyên vung tay, ba mảnh Thấu Cốt đinh xé gió bay tới, Bạch Thái Quan vội rút đao chém rơi một mảnh, tay phải phất lên kẹp mảnh thứ hai trong tay, rồi lại búng lên trên, đánh rơi tiếp mảnh thứ ba.
Trong số các đồng môn, võ công của Bạch Thái Quan xếp hàng thứ tư nhưng công phu ám khí của chàng cũng thuộc hàng số một số hai, nên thủ pháp tiếp ám khí cũng rất thuần thục, Đổng Cự Xuyên thầm nhủ: “Sao Bạch Thái Quan lại lợi hại như thế”. Y không dám coi thường, thế là vọt đến mấy trượng, hai chưởng đẩy ra, sử dụng tuyệt chiêu của phái Hình Ý.
Bạch Thái Quan chém ngang một đeo, Đổng Cự Xuyên đột nhiên lật chưởng phải, chưởng phong phát ra, bổ vào be sườn phải của Bạch Thái Quan, Bạch Thái Quan chém ra hai đao nhưng đều hụt cả, chàng lách trái né phải, Cam Phụng Trì thấy thế thất kinh, chưởng pháp hơi chậm lại, suýt nữa đã bị tị vân trợ bổ trúng. Đổng Cự Xuyên múa chưởng nhưng gió, trong nhu có cương, toan đoạt binh khí của Bạch Thái Quan, Bạch Thái Quan xoay cả người lẫn đao, đột nhiên đánh một chiêu Bình Sa Lạc Nhạn, toan tìm thắng trong bại. Nào ngờ chưởng pháp của Đổng Cự Xuyên là tinh túy của Hình Ý môn, như hư như thực, hai tay phân ra, chưởng trái bạt vào chui đao, quát: “Trúng!” Bạch Thái Quan ngã lăn xuống đất, Đổng Cự Xuyên cả mừng toan bước tới, Bạch Thái Quan vung tay trái chợt quát: “Có đến mà không đi không phải lễ! Xem châm!” lập tức một mảng ngân quang loang loáng bay tới. Đổng Cự Xuyên thất kinh, nhảy vọt hơn một trượng, vội vàng phất ống tay áo, tuy quét được mảng Mai Hoa châm nhưng cũng luống cuống chân tay.
Đổng Cự Xuyên hạ người xuống đất, vung chưởng tấn công tiếp, thân pháp thay đổi, chỉ thấy người của y cứ xoay mòng mòng bên cạnh Bạch Thái Quan, khiến Bạch Thái Quan chẳng biết đề phòng ở nơi nào cũng chẳng rút ám khí ra được. Khi nắm chắc phần thắng trong tay, người có công lực cao hơn thường dùng công phu du đấu để đối phó với người yếu hơn, may ở chỗ Bạch Thái Quan tuy võ công tương đối kém hơn nhưng vẫn không cách quá xa, bởi vậy chàng có thể gắng gượng chống cự nổi. Lại đánh nhau thêm một hồi nữa, chưởng pháp của Đổng Cự Xuyên càng gấp hơn, phiêu hốt như gió! Đao quang của Bạch Thái Quan loang loáng, chẳng chạm vào được kẻ địch, chỉ đành che kín môn hộ. Nhưng dù như thế vẫn cảm thấy hai chưởng của kẻ địch như con thần long đánh loạn trước mắt mình.
Phía bên kia Cam Phụng Trì và Hàn Trọng Sơn đánh ngang tay, nhưng vì Cam Phụng Trì lo cho sự an nguy của Bạch Thái Quan, không khỏi bị ảnh hưởng, một trăm lẻ tám đường tị vân trợ pháp của Hàn Trọng Sơn biến hóa vô cùng, thấy Cam Phụng Trì hơi chậm tay thì liên tục đánh đòn sát thủ, trong lúc gấp gáp, Cam Phụng Trì hú lớn một tiếng, vỗ vù ra một chưởng bạt cái tị vân trợ ra, phóng vọt ra hơn một trượng, đột nhiên quát: “Xem tiêu!” Hàn Trọng Sơn giơ ngang trợ gạt qua, Cam Phụng Trì đã phóng ra ba mũi hưởng tiễn, một mũi phát ra tiếng dài, hai mũi phát ra tiếng ngắn, ba mũi hưởng tiễn bay vút lên trời cao kêu lên u u nghe rất chối tai. Hàn Trọng Sơn thấy Cam Phụng Trì không phóng hướng tiễn về phía mình, nói: “Ngươi làm trò quái gì thế?” y tưởng rằng ám khí của chàng quái dị nên giơ ngang trợ phòng bị, không dám lơi lỏng. Cam Phụng Trì lại như bổ về phía Đổng Cự Xuyên, đánh ra một chiêu Kim Long Thám Trảo chụp vào hậu tâm của Đổng Cự Xuyên. Đổng Cự Xuyên trở tay vỗ lại một chưởng, nhưng làm sao có thể chống nổi thần lực của Cam Phụng Trì, thế là bị đẩy ra hơn một trượng, suýt nữa đã ngã xuống. Hàn Trọng Sơn cả giận phóng vọt lên, y vung tị vân trợ chặn Cam Phụng Trì lại.
Đổng Cự Xuyên trúng một chưởng, lúc đầu chưa thấy gì, nhưng sau đó xương cốt đau nhói. Cam Phụng Trì đã dồn âm lực vào chưởng này, dù Đổng Cự Xuyên là cao thủ, trúng một chưởng cũng hao tổn nguyên khí. Y lại du đấu với Bạch Thái Quan, thân pháp không còn linh hoạt như trước nữa. Thế là Bạch Thái Quan tuy vẫn lọt xuống thế hạ phong nhưng không còn vất vả nhưng trước.
Trận ác chiến kéo dài đến một canh giờ, người trong khách sạn đều bị đánh thức, có vài người lớn gan thò đầu nhìn ra cửa sổ. Chủ khách sạn hoảng hồn, không dám đến khuyên ngăn. Có người kêu: “Mau báo quan!” Cam Phụng Trì vừa nghe thầm kêu không xong. Chàng đánh vội ra mấy chiêu, lấy tiến làm lui, Hàn Trọng Sơn đã hiểu dụng ý của chàng, lạnh lùng quát: “Hừ, còn muốn chạy!” cây tị vân trợ múa tít, một bước cũng không lui. Phía bên Bạch Thái Quan tuy còn có thể cầm cự nổi nhưng không thoát nổi phạm vi chưởng lực của Đổng Cự Xuyên.
Trên Cát Lĩnh, Lữ Tứ Nương nghe hưởng tiễn của đồng môn, vội vàng quay về. Khách sạn này được xây dưới chân núi, lưng dựa vào núi mặt hướng ra hồ, trên đường trở về Lữ Tứ Nương chợt thấy một thớt ngựa phóng tới chạy thẳng vào thành. Lữ Tứ Nương rùng mình, điểm mũi chân lướt lên lưng ngựa, vung tay tóm lấy người ấy kéo xuống. Thớt ngựa hí vang, chạy sang một bên. Lữ Tứ Nương nói: “Ai thế?” người ấy nói: “Ngươi có phải là Lý tướng công ở trong tiểu điểm hay không?” Lữ Tứ Nương nhận ra đó là người chăm sóc ngựa trong khách sạn người ấy nói: “Trong khách sạn có cường đạo đến cướp, đang đánh nhau với bằng hữu của tướng công, xin tướng công buông tôi ra”. Tên tiểu nhị trông ngựa này thật bạo dạn, Lữ Tứ Nương nói: “Được, ngươi đi báo quan, ta trở về giúp các ngươi bắt kẻ trộm”. Rồi nàng cúi xuống nhặt một viên sỏi nhỏ vung tay lên, ném bị thương chân ngựa. Con ngựa này đúng là ngựa tốt, nó hí vang một tràng, chạy không xa thì ngừng lại, vẫn đợi chủ nhân. Tên tiểu nhị trông ngựa không biết Lữ Tứ Nương là người tốt hay kẻ xấu, thấy nàng chịu thả mình thì vội vàng phóng lên lưng ngựa. Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan đang căng thẳng, Bạch Thái Quan càng lúc càng nguy, Đổng Cự Xuyên tiến dần tới từng bước, Bạch Thái Quan chợt kêu: “Bát muội!” Đổng Cự Xuyên nói: “Có kêu trời cũng vô dụng!” nói chưa dứt, chợt thấy một luồng bạch quang lóe lên, Lữ Tứ Nương cả người lẫn kiếm lao bổ đến trước mặt như cơn gió lốc, Đổng Cự Xuyên cả kinh lách người qua, vỗ một chưởng vào vai của Lữ Tứ Nương, Lữ Tứ Nương rất nhanh nhạy, nàng lật cổ tay đánh ra một chiêu Thần Long Điêu Thủ, cây bảo kiếm chém vèo qua, dù Đổng Cự Xuyên là một cao thủ nhưng khi thu mình né tránh, ống tay áo cũng bị đứt một mảnh. Đổng Cự Xuyên kêu: “Nguy rồi!” Đổng Cự Xuyên khom eo, một mũi hỏa diệm tiễn đột nhiên bắn ra, đó là một trong những ám khí cứu mạng của y, Lữ Tứ Nương gạt ngang thanh kiếm, chợt nghe nổ bình một tiếng, Lữ Tứ Nương giật mình nhảy vọt ra mấy bước, may mà không bị cháy. Hàn Trọng Sơn thấy Lữ Tứ Nương đến, nào dám ham đánh, vội vàng phóng người lên mái nhà, cùng Đổng Cự Xuyên bỏ chạy. Cam Phụng Trì nói: “Chỗ này không thể ở lâu”. Rồi vội vàng ném cho lão chủ khách sạn hai lượng bạc.
Ngư Nương đang nóng lòng chờ đợi, không lâu sau bọn Bạch Thái Quan vào phòng. Ngư Nương nói: “Thế nào? Cam đại hiệp gặp ai thế?” Bạch Thái Quan nói: “Đừng hỏi nhiều, mau thu dọn, chúng ta đi ngay thôi!” Cam Phụng Trì nói: “Xa lão bá!” Xa Đỉnh Phong nghiêng người rồi chợt ngồi dậy.
Lữ Bảo Trung nói: “Xa lão bá, người có sao không?” Xa Đỉnh Phong nói: “Thiếu nữ ấy ra tay thật hiểm độc, may mà được hai vị tương cứu”. Cam Phụng Trì nói: “Ngũ ca, huynh hãy cõng Xa lão bá, tôi và bát muội đoạn hậu”. Xa Đỉnh Phong nói: “Học trò của Thọ Sương thư viện đều là những thiếu niên ôm lòng cứu quốc, nếu Cam đại hiệp không có chỗ nào dừng chân, chi bằng đến đấy tạm lánh mặt”. Cam Phụng Trì nói: “Thật là tốt”. Lữ Tứ Nương chợt nói: “Thất ca, muội lại đến phủ nha một chuyến”. Bạch Thái Quan nói: “Sao muội không đi cùng?” Lữ Tứ Nương nói: “Người trong khách sạn đã báo quan, Liễu Ân chắc chắn đích thân đến đây”. Cam Phụng Trì nói: “Huynh đã biết dụng ý của bát muội. Đó là kế điệu hổ ly sơn. Liễu Ân đến bắt chúng ta, còn chúng ta đi cứu Lộ sư huynh”. Ngư Nương nói: “Lữ tỷ tỷ, kế này tuy hay nhưng tỷ đã mệt suốt đêm, cũng nên nghỉ ngơi”. Lữ Tứ Nương cười nói: “Không sao”. Rồi ăn vội mấy miếng lương khô, uống một ly nước, xong xuôi thi triển khinh công tuyệt đỉnh phóng lên mái nhà.
Lý Trị và Phùng Lâm xuống Cát Lĩnh, Phùng Lâm thấp thỏm lo âu, Lý Trị nói: “Anh muội, Cam đại hiệp biết muội là đứa trẻ, chắc là không trách muội”. Hai người đi một hồi đã đến gần khách sạn, chợt thấy một toán quan binh chạy bên ngoài, Phùng Lâm nói: “Không xong, chúng ta mau chạy”. Trong khách sạn chợt có một nhà sư nhảy ra, đó chính là Liễu Ân.
Liễu Ân vừa thấy Phùng Lâm, cả giận quát: “Hừ! Chạy đi đâu cho thoát?” rồi phóng tới đuổi theo, Phùng Lâm nói: “Lý ca ca, huynh chặn y một hồi, muội dùng ám khí giúp huynh”. Khinh công của Liễu Ân tuy không bằng Lữ Tứ Nương nhưng lại cao minh hơn Phùng Lâm rất nhiều, chỉ thoáng chốc đã đuổi theo tới sau lưng, y vung bàn tay to bè chụp xuống đầu nàng. Chợt ánh hàn quang lóe lên, Lý Trị đã đâm soạt đến một kiếm, kiếm chiêu cực kỳ nhanh nhạy, Liễu Ân rụt chưởng bổ xuống, Phùng Lâm vung tay phóng ra hai mũi phi đao, Liễu Ân đưa cây thiền trượng hất lên, hai mũi phi đao đều bị y đánh bay lên không trung, rơi xuống lại mặt hồ. Phùng Lâm chạy vắt dò lên cổ, hơn mười tên bổ khoái phóng ngựa đuổi theo, Liễu Ân lách người, Lý Trị lại đâm soạt soạt hai kiếm, Liễu Ân quát: “Ngươi đã chán sống!” thế rồi đánh vù một trượng bổ xuống đỉnh đầu của Lý Trị, Lý Trị lách người, đâm mũi kiếm thẳng vào ngực của Liễu Ân, đây chính là một chiêu sát thủ trong kiếm pháp độc môn của Bạch Phát ma nữ, Liễu Ân đánh ra một trượng, môn hộ mở rộng, Lý Trị tưởng rằng có thể đắc thủ, nào ngờ cây thiền trượng của Liễu Ân lại xoay một vòng trên không trung, không cần rút trượng hộ thân, Lý Trị lại cảm thấy một luồng lực lớn dồn tới, người bất đồ thối lui hai bước, mũi kiếm cũng bị trượng phong đánh lệch qua. Liễu Ân quát lớn một tiếng, đuôi trượng vểnh lên quét ra vù vù.
Lý Trị cả kinh, không dám chống trả, chàng lộn người trong trượng phong, đột nhiên tấn công vào chỗ trống bên trái của y, Liễu Ân dựng cây thiền trượng quét ra. hai người đọ nhau ba mươi chiêu, thanh kiếm của Lý Trị đánh nhanh như điện xẹt, thế mà chẳng chạm được vào trượng của y, đang lúc đấu rất hăng, Lý Trị lại đâm thẳng vào huyệt Phong Phủ trên vai của y, Liễu Ân hướng vào kiếm thế của chàng, thân trượng đẩy về phía trước, nào ngờ kiếm pháp của Lý Trị lại ngược với lại kiếm pháp bình thường, rõ ràng là chàng đâm vào mặt trái nhưng không biết thế nào lại đổi hướng, Liễu Ân điểm vào trượng, chợt cảm thấy gió lạnh lượt tới, lưỡi kiếm đã đâm tới vai trái, Lữ Tứ Nương rùng vai trái, chưởng trái chụp về phía trước, mũi kiếm của Lý Trị đã điểm vào vai của Liễu Ân, chợt thấy mất trọng tâm đã bị Liễu Ân chụp trúng cổ tay, chẳng thể nhúc nhích được, cây trường kiếm rơi xuống đất.
Liễu Ân giở bổng Lý Trị lên, toan quăng xuống nhưng lại thu về, hỏi: “Ngươi là môn hạ của ai?” Lý Trị nói: “Ngươi muốn giết cứ ra tay, không cần phải hỏi nhiều!” Liễu Ân nghĩ bụng người này kiếm pháp quỷ dị, tựa như chẳng kém gì Lữ Tứ Nương, không nên tùy tiện giết y, nói: “Ngươi có thể tiếp hơn ba mươi chiêu của ta cũng coi như là một trang hảo hán. Tạm thời tha cho ngươi”. Thế rồi năm ngón siết lại, dùng thủ pháp Phân cân thác cốt lợi hại nhất bóp Lý Trị đến toàn thân mềm nhũn, thấy mồ hôi trên trán Lý Trị nhỏ xuống ròng ròng, mà chàng ta cũng chẳng hề rên rỉ. Liễu Ân cũng không khỏi thầm khen, bảo bọn quan sai trói chàng lại rồi ném lên lưng ngựa tiếp tục đuổi về phía trước.
Phùng Lâm chạy vắt giò lên cổ, phía sau có mười mấy thớt khoái mã đuổi theo, Phùng Lâm đợi bọn chúng đến gần, trở tay đột nhiên phóng ra hai mũi phi đao, phi đao cắm vào mắt ngựa, độc tính lập tức phát tác, hai thớt ngựa biến thành ngựa mù, hất hai tên bổ khoái xuống ngựa.
Phùng Lâm thở phào lại chạy tiếp. Tên bổ đầu lại xua người đuổi theo, khi bọn chúng đến gần, Phùng Lâm lại phóng phi đao đánh ngã hai thớt ngựa nữa. Cứ như thế mấy lần, trong túi ám khí của Phùng Lâm chỉ còn lại hai mũi phi đao, nàng cũng chẳng dám phóng ra tiếp. Bọn bổ khoái đuổi càng gấp hơn, đến một khúc quanh chợt thấy một toán quân xông ra, trên ngoạn soái kỳ cao hơn ba trượng có một chữ “Niên”. Chợt tên quân cầm cờ phóng ngựa ở phía trước thấy có một thiếu nữ chạy đến, sau lưng có bảy tám tên công sai đuổi theo rất lấy làm lạ, một tên tì tướng xông lên, chĩa cây trường mâu về phía Phùng Lâm, quát: “Đứng lại!” Phùng Lâm lớn lên trong phủ Tứ bối lạc, có quan sai nào mà chẳng gặp, bởi vậy nàng cũng chẳng hề lo lắng, chụp lấy cây trường mâu giật một cái, viên tì tướng bị nàng kéo từ trên ngựa xuống, Phùng Lâm cũng bắt chước theo giọng của y: “Đứng lại!” tên tì tướng tức giận quát: “Đứa trẻ nhà ngươi thật lớn gan, ngươi tên gì?” Phùng Lâm cũng nói: “Ngươi tên gì?”
Bảy tám tên bổ khoái đuổi tới, thấy đại quân ở trước mặt không dám làm càn. Tên bổ đầu bước tới bẩm rằng: “Bảo quốc thiền sư bảo chúng tôi đuổi bắt đứa trẻ này”. Tên lính cầm cờ nói: “Ai là Bảo quốc thiền sư?” Liễu Ân được phong làm Bảo quốc thiền sư, trong quân không hề biết. Tên bổ đầu nói: “Nghe nói đứa trẻ này là người trong phủ Tứ bối lạc, Tứ bối lạc sai Bảo quốc thiền sư đi bắt nó về”. Tên lính cầm cờ biến sắc, nói: “Té ra là thế, đợi ta một lát”. Rồi quay vào bẩm cáo.
Tên tì tướng bị Phùng Lâm trêu tức đến nỗi thất khiếu bốc khói, bảo võ sĩ ùa lên bao vây, thấy Phùng Lâm nghênh ngang như thế vừa đáng yêu vừa buồn cười, Phùng Lâm vẫn còn nắm cây trường mâu, tên tì tướng giật cây trường mâu quát: “Ngươi có buông tay ra không?” Phùng Lâm cũng cười quát: “Ngươi có buông tay ra không?” rồi ngầm vận nội lực giật cây trường mâu, tên tì tướng ngã ngửa xuống đất.
Bọn binh sĩ thấy thế đều thầm cười. Tên võ quan thẹn quá hóa giận, nhảy bật lên vung quyền đánh tới. Bọn binh sĩ chợt tản ra xung quanh, một viên tướng trẻ tuổi cỡi con ngựa to lớn thong thả đi tới, quát: “Ai gây sự ở đây?” tên võ quan vội vàng ngừng tay, bẩm: “Chính là đứa trẻ này”. Phùng Lâm cũng nói: “Nhà ngươi là tướng quân sao không quản bộ hạ để y bức hiếp trẻ con?” viên tướng trẻ tuổi thấy nàng thiếu nữ mặt mày hớn hở, trông rất đáng yêu, còn viên võ quan kia mặt sưng lên quần áo lôi thôi bởi vậy vừa kinh ngạc vừa buồn cười, hỏi: “Nhà ngươi ở đâu ra thế? Tại sai lại đánh nhau với quan quân?” Phùng Lâm nói: “Ta đang đi yên ổn, thế mà y chặn ta”. Một tên quân đến báo: “Bẩm phó soái, nghe bổ khoái Hàng Châu nói, ả này là người trong phủ Tứ bối lạc”. Viên tướng trẻ tuổi hơn biến sắc, nói: “Ngươi mời đại soái ra đây”.
Phùng Lâm nói: “Ngươi mặc kệ ta là người ở đâu, ta chẳng làm gì phạm pháp, cả Hoàng đế cũng không chặn được ta”. Viên tướng trẻ tuổi nói: “Ngươi thật chua ngoa”. Ngập ngừng rồi lại nói: “Ngươi theo ai học võ nghệ?” Phùng Lâm nói: “Không nói cho ngươi biết”. Viên tướng cười nói: “Ngươi đánh vài quyền ta xem thử”. Phùng Lâm nói: “Ta không phải người mãi nghệ trên giang hồ, tại sao phải múa cho ngươi xem, có muốn thì cứ tỉ thí với nhau”. Viên tướng mỉm cười nhảy xuống ngựa, nói: “Được, ta tỉ thí với ngươi”. Phùng Lâm nói: “Ta thắng ngươi phải thả ta đi đấy”. viên tướng nói: “Được thôi, ngươi phát chiêu trước”.
Té ra đây là toán quân của Niên Canh Nghiêu, viên tướng trẻ tuổi là phó tướng của y tên gọi Nhạc Chung Kỳ. Từ sau khi Niên Canh Nghiêu theo Tứ bối lạc, lại học bốn năm binh thư, đến năm mười tám tuổi, Tứ bối lạc mới để y cầm binh, theo đại tướng Phó Định chinh phạt bộ lạc Chuẩn Cát Nhĩ lập được công lớn, được phong làm tổng binh, rồi được phong làm Đô đốc, trước sau không quá ba năm, từ một viên tì tướng đã trở thành chủ soái, có thể nói là người thăng tiến nhanh nhất trong thời Thanh. Lúc này Niên Canh Nghiêu mới hai mươi mốt tuổi. Nghe nói Nhạc Chung Kỳ là hậu duệ của Nhạc Phi, năm nay chỉ mới hai mươi hai tuổi, cũng là người do Tứ bối lạc đề bạt. Y tinh thông võ nghệ, thuộc lòng binh thư.
Nhạc Chung Kỳ đối xử với thuộc hạ rất khoan dung, còn Niên Canh Nghiêu trị quân rất nghiêm. Nên thuộc hạ trong quân đều sợ Niên Canh Nghiêu như cọp, nhưng trái lại thân thiết với Nhạc Chung Kỳ. Nhạc Chung Kỳ thấy Phùng Lâm chỉ là đứa trẻ mười ba mười bốn tuổi nhưng đã đánh ngã một tên võ quan, lại thấy nàng rất đáng yêu, nhất thời nổi hứng nên muốn trêu nàng chơi.
Phùng Lâm rất nghịch ngợm, Nhạc Chung Kỳ vừa nói “được thôi”. Nàng đã đưa chân đạp vào gối của Nhạc Chung Kỳ, Nhạc Chung Kỳ khom eo tiếp lấy, Phùng Lâm vỗ bốp bốp hai chưởng, Nhạc Chung Kỳ kêu “hay!” hai chưởng giáng thẳng xuống, chỉ vì sợ đả thương Phùng Lâm nên không dám dốc hết toàn lực, y chỉ hơi chần chừ, Phùng Lâm đã hóa chưởng thành quyền đánh ra một chiêu Lôi Tinh Cản Nguyệt đánh vào bụng dưới của y.
Nhạc Chung Kỳ cả kinh vội vàng lộn người, hai chưởng đẩy ra hóa giả thế công của nàng, thầm nhủ: “Đứa trẻ này tuổi còn nhỏ mà sao ra tay lại hiểm độc đến thế”. Bất giác thiện cảm đối với nàng giảm mất một nửa, Phùng Lâm tiến tới một bước, quyền phải thu về eo, tay trái biến thành chưởng chém vào mặt trái của đối phương, đây chính là chiêu Thản Đương Thiết Chưởng của Thiếu Lâm quyền. Nhạc Chung Kỳ gạt ngang chưởng chặn lại, nàng đã tung hai cước đá liên hoàn, chân trái đá vào huyệt Bạch Hải trên mặt gối của Nhạc Chung Kỳ, chân phải đá vào huyệt Củng Binh dưới đầu gối. Đó chính là đòn Liên Hoàn cước trong Thái Tổ quyền Bắc phái. Nhạc Chung Kỳ phải vận dụng mấy chiêu Tả Hữu Khai Cung, Thác Thiên Hoán Nhật trong Nhạc gia táng thủ mới chặn được nàng.
Phùng Lâm càng đánh càng dữ, chiêu số biến hóa vô thường phức tạp, lúc quyền lúc chưởng. Nhạc Chung Kỳ thầm lấy làm lạ, không ngờ rằng nàng tuổi còn nhỏ mà đã học được nhiều võ công kỳ dị đến thế. Phùng Lâm người lại thấp bé, nên chỉ chuyên tấn công vào hạ bàn của kẻ địch, Nhạc Chung Kỳ đành phải khom eo ứng chiến rất vất vả.
Đánh một hồi, binh sĩ xung quanh chợt yên lặng. Nhạc Chung Kỳ biết chắc chắn Niên Canh Nghiêu đã tới, thầm nhủ: “Mình đánh không lại một đứa trẻ, há chẳng phải bị y cười chê sao”. Thế là mặt nóng ran, không hề nhườnh nhịn nữa. Nhạc Chung Kỳ có môn Nhạc gia táng thủ tinh diệu tuyệt luân, Phùng Lâm tuy biết nhiều loại võ công nhưng rốt cuộc tuổi vẫn còn nhỏ sức còn yếu, hỏa hầu chưa đủ, Nhạc Chung Kỳ ra tay thực sự, Phùng Lâm dần dần lọt xuống thế hạ phong. Bộ pháp của Nhạc Chung Kỳ cứ như khỉ vượn, xuất quyền như hổ báo, đánh xong mười chiêu, Phùng Lâm chẳng thể nào tấn công tới nữa. Nhạc Chung Kỳ cười nói: “Tiểu cô nương nhà ngươi đã chịu thua chưa?” Phùng Lâm chẳng nói một lời, thối lui hai bước, đột nhiên trở tay phất lại, hai luồng ô kim bay xẹt ra. Nhạc Chung Kỳ hoảng hồn, biết ám khí chắc chắn có độc, thế là lách người vung tay búng một cái lên chui phi đao, cây phi đao thứ nhất rơi xuống đất. Mũi thứ hai bay đến rất nhanh, Nhạc Chung Kỳ không dám búng tiếp, cũng không dám hớt lấy, chỉ đành rùng vai lách qua, mũi phi đao lướt qua đầu, chỉ nghe Niên Canh Nghiêu quát: “Dừng!” Nhạc Chung Kỳ buông tay thối lui, tiếng quát này tựa như có uy nghiêm vô hạn, Phùng Lâm nghịch ngợm đến thế mà cũng giật mình ngừng tay.
Niên Canh Nghiêu cầm mũi phi đao trong tay, nhìn qua ngó lại, trầm ngâm chẳng nói. Nhạc Chung Kỳ bước tới nói: “Phi đao này có độc, đại soái hãy cẩn thận”. Niên Canh Nghiêu chỉ nói hai chữ: “Không sao”. Nhạc Chung Kỳ nói: “Đứa trẻ này thật lạ, có lẽ đúng là người trong phủ Tứ bối lạc”. Niên Canh Nghiêu kêu ừ một tiếng, mặt biến sắc, không nói ra lời. Nhạc Chung Kỳ rất lấy làm lạ. Y làm việc với Niên Canh Nghiêu đã được ba năm, chưa bao giờ thấy Niên Canh Nghiêu tỏ vẻ thất sắc như thế. Nhạc Chung Kỳ thầm nhủ: “Dù đứa trẻ này là người của Tứ bối lạc, đại soái cũng không sợ như thế, sao lại cứ trầm ngâm suy nghĩ”.
Nhạc Chung Kỳ không biết rằng, Niên Canh Nghiêu và Phùng Lâm từ nhỏ đã ở bên nhau, Niên Canh Nghiêu lớn hơn nàng bảy tuổi, lúc nhỏ thường bế nàng, tình như huynh muội. Từ sau khi Chung Vạn Đường qua đời bởi độc trảo của Tát Thiên Thích, Phùng Lâm bị Song ma bắt đi, giấu trong phủ Tứ bối lạc, thế là hai người chẳng gặp nhau nữa. Niên Canh Nghiêu chỉ nghe Liễu Ân nói Tứ bối lạc cũng rất yêu mến Phùng Lâm. Tứ bối lạc đã lấy thuốc trong đại nội pha vào trà cho nàng uống vì thế nàng đã quên hết tất cả mọi chuyện lúc trước.
Lúc đó Niên Canh Nghiêu cũng không hề để ý, thầm nhủ: “Ả nha đầu này thông minh xảo quyệt, để ả quên chuyện xưa cũng tốt”. Bảy năm trôi qua, Niên Canh Nghiêu dần dần trở nên người lớn, gần một hai năm nay, cũng có người mai mối cho y. Vì thế Niên Canh Nghiêu nhớ đến Phùng Lâm, không biết nàng ta đã như thế nào, nghĩ bụng nàng ta đã mất hết trí nhớ, thấy mình chắc cũng không nhận ra, mỗi lần nghĩ đến đó trong lòng thấy nôn nao.
Lúc nãy Niên Canh Nghiêu nghe đến báo có một thiếu nữ gây sự bên ngoài, y chột dạ bước ra xem. Thấy Phùng Lâm đánh với Nhạc Chung Kỳ đến khó phân thắng bại, trong lòng thầm thất kinh, nghĩ bụng thiếu nữ này quá nửa là nàng ta. Đến khi chụp được cây phi đao mới càng đoán chắc hơn.
Phùng Lâm gặp Niên Canh Nghiêu, tâm hồn nhỏ bé cũng nhói lên, thầm nhủ không biết đã gặp qua người này ở đâu nhưng nàng chẳng thể nhớ ra nổi. Niên Canh Nghiêu nói: “Tiểu cô nương, đến đây, ta có chuyện muốn hỏi”. Phùng Lâm chớp mắt nói: “Được, ngươi cứ hỏi”.
Niên Canh Nghiêu bảo bọn tham tướng gọi nàng lên xe ngựa của mình, chợt dặn Nhạc Chung Kỳ: “Bắt toàn bộ bổ khoái Hàng Châu lại, truyền lệnh không được để lộ chuyện này”. Nhạc Chung Kỳ rất lấy làm lạ nhưng cũng chỉ làm theo chứ không dám hỏi.
Niên Canh Nghiêu nhảy lên xe ngựa, bảo Phùng Lâm ngồi bên cạnh mình, nhìn kỹ nàng, thấy trên khuôn mặt bầu bĩnh của nàng có lún đồng tiền, hỏi rằng: “Ngươi nói thực cho ta nghe, có phải ngươi là người trong phủ Tứ bối lạc không?” Phùng Lâm nói: “Phải thì thế nào?” Niên Canh Nghiêu nói: “Đang ở yên ổn sao ngươi lại chạy ra?” Phùng Lâm đỏ mặt, nói: “Không nói cho ngươi biết”. Niên Canh Nghiêu nói: “Tứ bối lạc sai Bảo quốc thiền sư bắt ngươi trở về, ngươi có biết không?” Phùng Lâm nói: “Ta không về”. Niên Canh Nghiêu nói: “Tại sao không về?” Phùng Lâm giận dỗi nói: “Không về thì không về chứ sao, hỏi mãi thế?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tứ bối lạc có đối xử tốt với ngươi không?” Phùng Lâm nói: “Ồ, tốt...” nàng chợt rưng tưng nước mắt nói: “Ngươi là tướng quân gì, tại sao hỏi ta?” Niên Canh Nghiêu ngẩn người, tiếp theo đó giật mình, thầm nhủ nếu nàng trở về nói với Dận Trinh là mình đã tra vấn nàng thì Dận Trinh sẽ nghi ngờ, bèn nói: “Ta khuyên ngươi trở về thì hơn”. Phùng Lâm nói: “Hừ, té ra ngươi cũng là kẻ xấu!” Niên Canh Nghiêu ngạc nhiên nói: “Ta xấu thế nào?” Phùng Lâm nói: “Ngươi cầm binh bên ngoài tự do tự tại, lại khuyên ta trở về cái nơi buồn tẻ ấy”.
Niên Canh Nghiêu nói: “Ồ, té ra ngươi vẫn ham vui như thế”. Phùng Lâm mở to mắt hỏi: “Làm sao ngươi biết ta ham vui?” Niên Canh Nghiêu lại giật mình, gượng cười: “Trong bộ dạng ngươi như thế đã biết ngươi ham vui! Ngươi ham vui cũng không sao, chỉ cần ngươi không bỏ trốn, Tứ bối lạc cũng cho phép ngươi ra ngoài rong chơi, kinh thành Bắc Kinh to lớn như thế mà vẫn không đủ cho ngươi chơi hay sao?” Phùng Lâm tức giận nói: “Ngươi đúng là người xấu!” Niên Canh Nghiêu nhíu mày nói: “Tại sao ta là người xấu?” Phùng Lâm trả lời: “Tại sao ngươi cứ buộc ta trở về phủ Tứ bối lạc?” Niên Canh Nghiêu nói: “Khuyên ngươi trở về hướng phước mà là xấu ư?” Phùng Lâm nói: “Vậy không xấu là gì? Ta chết cũng không quay về!”
Niên Canh Nghiêu giật mình, Phùng Lâm nói kiên quyết như thế, chắc là có ẩn tình, liền nói: “Được, ta không khuyên ngươi nữa, ngươi cứ ở trong xe này, đừng chạy bừa”. Phùng Lâm nói: “Được, vậy Bảo quốc thiền sư mà đến, ngươi cũng đừng nói cho y biết”. Niên Canh Nghiêu không đáp vạch rèm xe, quát bảo: “Chém hết bọn bổ khoái Hàng Châu cho ta!” bọn lính thất kinh, Niên Canh Nghiêu phẫy tay: “Đi đi! Truyền quân lệnh không được để lộ chuyện này!” Niên Canh Nghiêu trị quân rất nghiêm, hễ không bằng lòng thì giết ngay, bọn lính thân cận đã thấy quen. Nhưng không ngờ y giết cả bổ khoái Hàng Châu, một lát sau bảy tám tên bổ khoái đều đầu một nơi thân một ngã. Nhạc Chung Kỳ muốn khuyên cũng không kịp nữa. Niên Canh Nghiêu sai hỏa thiêu những cái xác ấy, vãi tro xuống sông.
Hủy xác diệt tích xong, Niên Canh Nghiêu hạ lệnh đưa quân vào Hàng Châu. Đi một hồi, quân cầm cờ báo: “Có một hòa thượng cầm cây trượng to như miệng bát, mặt mũi hung hăng tự xưng Bảo quốc thiền sư, nói là bằng hữu của đại soái muốn đến cầu kiến”. Niên Canh Nghiêu nói: “Được, để ta đích thân tiếp y”.
Sau khi bắt được Lý Trị, Liễu Ân dùng thủ pháp Phân cân thác cốt đả thương các khớp của Lý Trị, khiến chàng trong vòng mười hai canh giờ không thể hồi phục lại, sau đó lại trao chàng cho vệ sĩ của phủ nha là Vương Phấn và Hàn Chấn Sinh còn mình tiếp tục phóng ngựa đuổi theo.
Chạy được hơn mười dặm, tới quãng đồng vắng có hai tên bổ khoái chạy ra kêu lớn Bảo quốc thiền sư, Liễu Ân thấy mặt mũi chúng sưng vêu quát hỏi có chuyện gì. Hai tên bổ khoái kể lại chuyện Phùng Lâm ném phi đao, Liễu Ân cả giận nói: “Ả nha đầu này thật ngang ngạnh!”
Liễu Ân phẫy tay bảo hai tên bổ khoái trở về phủ nha trước còn mình thì đuổi theo. Chạy được hơn hai mươi dặm nữa, lại thấy hai tên bổ khoái chặn đường than thở, Liễu Ân nổi cáu lên, cứ thế đi được vài dặm lại có hai tên bổ khoái chạy ra, y gộp cả thảy đến tám người. Liễu Ân thấy quá nửa số bổ khoái đều bị Phùng Lâm đả thương, thầm nhủ: “Ả có cả thảy mười hai mũi phi đao, dùng tám mũi đả thương tám thớt khoái mã, bị mình đánh rơi hai mũi, trên người ả nhiều nhất chỉ còn hai mũi, cũng chỉ có thể đả thương được hai thớt ngựa nữa, xem thử bọn bổ khoái chưa bị thương làm ăn thế nào”.
Liễu Ân vỗ ngựa chạy được năm sáu dặm nữa, vẫn không thấy bọn bổ khoái bị thương, thầm lấy làm lạ. Đột nhiên thớt ngựa hí dài, tung vó loạn cào cào. Liễu Ân cả giận, kẹp hai chân vào bụng ngựa, thớt ngựa hí một tiếng rồi khụy xuống. Liễu Ân thất kinh, quát hỏi: “Ai dám ám toán?” chợt nghe tiếng chuông kêu lên leng keng, một lang trung giang hồ quẩy túi thuốc lắc chuông từ trên sườn núi bên cạnh đi xuống, hát rằng: “Thần y trại Hoa Đà, tinh thông y đạo, bất luận người ngựa, bị thương hỏi ta!” y vừa hát vừa lắc chuông.
Liễu Ân giật mình, lúc này ngựa của y đã chổng vó lên trời chết tốt.
Liễu Ân cả kinh, y tự phụ võ công tuyệt thế vô song, ngựa của mình bị người ta ám toán mà không hề biết chúng đã dùng thủ pháp gì. Chỉ thấy lang trung ấy lại hát rằng: “Bắn ngựa không bắn người, còn để lại chút tình; muốn chữa phải cho sớm, đừng qua quá giờ ngọ”. Liễu Ân mặt biến sắc, ngầm vận nội công hộ toàn thân, vẫy tay nói: “Này, đến trị cho ta!” lang trung lấy túi thuốc, chống cây gậy bước tới từng bước, Liễu Ân chợt quát lớn một tiếng, múa cây thiền trượng bổ xuống đầu.
Lang trung ấy cười lạnh: “Người xuất gia sao ngang ngược đến thế!” khi nói, cây trượng của Liễu Ân đã đánh xuống đầu, Liễu Ân thấy y không thể nào chống trả, muốn nương tay nên tạt xuống vai. Lang trung ấy chẳng hề nhúc nhích, khi cây trượng cách vai còn khoảng một thước, đột nhiên lách người, cây gậy trong tay đánh hất lên kêu keng một tiếng, lửa bắn ra tung tóe. Liễu Ân cảm thấy tay tê rần, cây thiền trượng suýt nữa đã vuột ra. lang trung cũng lảo đảo thối lui mấy bước, nói: “Đáng tiếc!”
Liễu Ân vừa lo vừa giận, nội công của kẻ này chẳng kém gì y. Thế là y vung cây thiền trượng quét một chiêu Hoành Tảo Thiên Quân vào mạng sườn của kẻ địch, lang trung tạt ngang cây gậy, quét cây thiền trượng ra. Liễu Ân sấn tới, cây thiền trượng điểm ra một chiêu Thanh Long Xuất Hải, đó là một trong những đòn sát thủ của y, cây gậy của lang trung chặn ở bên ngoài, không rút về kịp, Liễu Ân dốc hết toàn lực, liệu rằng chắc chắn sẽ trúng, nào ngờ lang trung ấy hơi nghiêng người, dùng chui gậy dẫn nhẹ một cái, cây thiền trượng của Liễu Ân đã bị đẩy ra ngoài, y vội vàng điểm về phía trước, hóa giải âm kình của kẻ địch, quát lớn: “Ngươi là ai, hãy mau báo tên, thiền trượng của Phật giá không đánh kẻ vô danh tiểu tốt!”
Lang trung cười hì hì nói: “Đại hòa thượng, ta không phải vương gia cũng chẳng phải nhà phú hộ, ngươi muốn hóa duyên chắc chắn sẽ thất vọng”. Liễu Ân nổi khùng nói: “Ai hóa duyên của ngươi!” rồi quét cây thiền trượng ra vù vù.
Liễu Ân dốc hết sức mình xuất chiêu, phóng trượng như con thần long nhe nanh múa vuốt. Nào ngờ cây gậy trong tay lang trung cũng loang loáng ánh hàn quang, hai người chẳng ai nhường ai, quần thảo được hơn năm mươi chiêu mà vẫn chẳng phân cao thấp. Trượng và gậy mỗi lần chạm nhau đều tóe lửa, cả hai người đều thấy hổ khẩu nóng ran, phải dốc hết toàn lực nắm binh khí mới không bị đối phương đánh bay.
Liễu Ân thầm thất kinh, nhủ rằng trên đời này chỉ có vài người đánh ngang tay với mình, nhưng lang trung giang hồ này tựa như chẳng kém gì mình.
Một hồi sau, lang trung ấy thay đổi chiêu số, tay trái lấy ra cái chuông đồng, Liễu Ân quét tới một trượng, lang trung tung mình vọt lên, cái chuông đồng chợt kêu leng keng trong tai, Liễu Ân quạt trượng ra, quát: “Ngươi dám bỡn cợt Phật gia!” rồi xoáy cây trượng về phía trước, lập tức bốn phương tám hướng đều có bóng của Liễu Ân, một cây thiền trượng đã hóa thành muôn ngàn bóng trượng, bao vây lang trung ấy đến nỗi gió mưa không lọt, đó là Thiên ma trượng pháp do Liễu Ân sáng tạo, chuyên dùng đối phó với những kẻ cường địch.
Lang trung ấy cười nói: “Ngươi còn có bao nhiêu bản lĩnh cứ đem ra hết đây”. Miệng tuy nói cười nhưng tay vẫn không hề chậm lại, cây gậy trong tay chặn trước quét sau, đâm ngang bổ dọc, che kín môn hộ. Trong tiếng trượng phong vù vù, tiếng chuông vẫn kêu lên leng keng không ngừng. Liễu Ân sử dụng Thiên ma trượng pháp mà vẫn không đắc thủ, tiếng chuông càng lúc càng dày, lang trung làm ra vẻ lăm lăm niệm chú tựa như người ta chiêu hồn bắt ma. Liễu Ân rối trí, Thiên ma trượng pháp dần dần thưa thớt, lang trung thừa thế phản công, chuyển khách làm chủ. Đang lúc kịch chiến, lang trung chợt cười lớn: “Đại quân đã đến, xin thứ không thể chìu theo! Khi ngươi đến Tây Thiên, ta lại sẽ gọi hồn cho ngươi!” thế rồi thu cây gậy về quay người toan bỏ chạy, Liễu Ân tức giận nói: “Chạy đi đâu?” rồi quét ra một trượng, lang trung ấy phất tay trái, cuộn ống tay áo lên, Liễu Ân thấy mắt mình hoa lên, y vội vàng rút trượng hộ thân, đến khi mở mắt ra, lang trung ấy đã chạy lên sườn núi!
Liễu Ân định thần lại, nghĩ bụng chỉ có công phu Lưu vân phi tụ của Phó Thanh Chủ phái Vô Cực là có thể dùng ống tay áo làm binh khí, lang trung giang hồ này sao lại biết tuyệt kỹ hiếm thấy như thế? Vậy y có phải là truyền nhân của Phó Thanh Chủ hay không? Nhưng truyền nhân của phái Vô Cực rõ ràng chỉ có một mình Chung Vạn Đường, nhưng thân pháp của người này lại không phải của phái Vô Cực, làm sao có thể sử dụng được tuyệt chiêu Lưu Vân Phi Tụ?
Liễu Ân điểm cây thiền trượng xuống đất mà lòng hoang mang. Đây là lần đầu tiên y bại trận từ ngày xuất đạo. Thực ra y cũng từng bại trong tay Dịch Lan Châu nhưng Dịch Lan Châu là người đồng vai phải lứa với sư phụ của y, thất bại cũng không lạ.
Liễu Ân đang suy nghĩ, chợt thấy phía trước bụi cuốn mù lên, một toán quân kéo tới. Liễu Ân thầm nhủ: “Tên lang trung này thật thính tai, đang lúc kịch chiến mà vẫn có thể nghe được tiếng hành quân trên đường”. Y chợt thấy lá soái kỳ có thêu chữ “Niên” tung bay trong gió không khỏi cả mừng, thầm nhủ: “Tên tiểu tử Niên Canh Nghiêu về nhanh như thế, chắc ả nha đầu đã bị y chặn lại”.
Niên Canh Nghiêu giấu xong Phùng Lâm, thúc ngựa ra phía trước rồi nhảy xuống cung tay, Liễu Ân cười lớn nói: “Lão đệ, đúng là ngươi, tựa như đại tướng quân trên sân khấu”. Niên Canh Nghiêu hơi bực bội nhưng vẫn cố nén, mỉm cười nói: “Bảo quốc thiền sư, tiểu đệ đang cầm quân, không thể đón tiếp đàng hoàng tử tế. Mời thiền sư đổi ngựa, chúng ta trò chuyện một lúc”. Bọn lính dắt tới một thớt ngựa khỏe Mông Cổ, Liễu Ân nhảy lên lưng ngựa, lại cười: “Lão đệ, ngươi vừa làm tướng quân đã đa lễ như thế, kẻ thô lỗ như ta không biết khách sáo. Này, ngươi có thấy ả nha đầu ấy không?”
Liễu Ân tự coi mình là trưởng bối của Niên Canh Nghiêu, làm ra vẻ nghênh ngang hống hách, Niên Canh Nghiêu rất không vui, nhưng y biết Liễu Ân là người của Tứ bối lạc, nên vẫn rất cung kính, giả vờ không biết hỏi: “Ả nha đầu nào?” Liễu Ân ngạc nhiên nói: “Ngươi không gặp ư? Còn ả nha đầu nào nữa? Chính là đứa cháu gái của Chung Vạn Đường”. Niên Canh Nghiêu nói: “Ả chẳng phải đang ở trong phủ Tứ bối lạc sao?” Liễu Ân nói: “Ồ, đúng là ngươi không gặp ả. Vậy bọn bổ khoái Hàng Châu đâu rồi?” Niên Canh Nghiêu nói: “Bổ khoái Hàng Châu nào? Bảo quốc thiền sư, tôi thật chẳng hiểu gì cả, tôi vừa mới từ Phúc Kiến về đây”.
Liễu Ân nói: “Ngươi đúng là tài giỏi, vừa mới từ Thanh Hải trở về lại đến Phúc Kiến đánh giặc, chắc là đã nhận được mật lệnh của Tứ bối lạc, sắp về kinh phải không?” Niên Canh Nghiêu nói: “Đúng thế. Tôi đi ngang qua Hàng Châu, nhân tiện bắt theo một đám khâm phạm”. Liễu Ân nói: “Ngươi tuổi còn trẻ mà đánh trận thật giỏi, chả trách nào Tứ bối lạc coi trọng ngươi như thế”. Niên Canh Nghiêu mỉm cười nói: “Làm sao bằng Bảo quốc thiền sư võ công trùm đời vô song”. Liễu Ân bình thường thích nhất là người ta khen mình võ công cao cường, lần này vừa mới thất bại nghe thế trái lại lúng túng, lảng sang chuyện khác: “Tứ bối lạc có mật lệnh kêu ngươi về kinh, chả lẽ không nhắc đến chuyện ả nha đầu ấy sao?” Niên Canh Nghiêu nói: “Không có!” Liễu Ân cười rằng: “Xem ra Tứ bối lạc rất thích ả nha đầu này”. Niên Canh Nghiêu đỏ mặt tía tai, nuốt nước miếng rồi cố cười rằng: “Thế ư? Ả nha đầu vừa lanh lẹ vừa xinh xắn, ai gặp cũng mến”. Liễu Ân cười nói: “Không phải như thế. Ta thấy Tứ bối lạc có ý giữ ả, định rằng sau này nạp vào hậu cung”. Niên Canh Nghiêu gượng cười: “Hình như đại sư đã quá đa tâm?” Liễu Ân cười lớn một hồi rồi nói: “Ta hiểu rõ Tứ bối lạc hơn ngươi. Y cũng giống như ta, đều là kẻ háo sắc. Ả nha đầu tuổi tuy còn nhỏ nhưng sau này sẽ là một mỹ nhân, nếu Tứ bối lạc không có ý với ả, ta đã cướp làm của riêng! Năm nay ả cũng đã mười bốn tuổi, hai năm nữa đã là một cô nương xinh đẹp!” Niên Canh Nghiêu vừa căm tức vừa lo lắng, thầm nhủ: “Té ra là thế, chả trách nào Phùng Lâm không chịu quay về. Có điều Tứ bối lạc có ý với ả, mình làm sao giữ ả lại?”
Hai người vỗ ngựa sánh vai nhau, một lát sau Liễu Ân chợt thấy Hàn Chấn Sinh và Vương Phấn tập tễnh bước ra, y vội vàng kìm ngựa hỏi: “Làm sao thế? Phạm nhân đâu?” Vương Phấn nói: “Đã bị cường nhân cướp đi rồi!” Liễu Ân mắng: “Đồ vô dụng, hai người canh một phế nhân mà cũng không xong! Là kẻ nào lớn gan dám cướp người giữa thanh thiên bạch nhật?” Hàn Chấn Sinh nói: “Là một lang trung giang hồ, y xông bừa vào, thiếu niên vừa gặp đã kêu y là cựu cựu, chúng tôi định quát hỏi, nào ngờ thân pháp của y rất nhanh, chúng tôi nhìn chưa rõ đã bị y dựng ống tay áo phất một cái ngã lăn xuống đất. Khi mở mắt ra, phạm nhân đã biến mất”. Liễu Ân thất kinh, không dám mắng. Niên Canh Nghiêu chợt nói: “Cái gì? Dùng ống tay áo phất ngã các ngươi? Tới đây ta xem thử”. Hai người tập tễnh bước tới, Niên Canh Nghiêu bảo bọn chúng vén quần lên xem, quả nhiên thấy chân của hai người sưng đỏ. Niên Canh Nghiêu vội vàng dùng lực vặn chân bọn chúng, cả hai đều kêu ối lên một tiếng, kêu xong, cơn đau tựa như giảm mất, có thể đi lại như bình thường.
Niên Canh Nghiêu nói: “Bảo quốc thiền sư đừng mắng chúng, chúng đã gặp phải cao thủ tuyệt đỉnh trong võ lâm!” Liễu Ân chợt nói: “Làm sao ngươi biết?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ngươi quên lão sư phụ chết dẫm của ta là truyền nhân của phái Vô Cực hay sao? Công phu dùng ống tay áo phất huyệt này chính là chiêu số trong Lưu Vân Phi Tụ của phái Vô Cực. Nhưng công lực của người này còn cao hơn cả sư phụ của ta, đừng nói là hai tên này, dù người có võ công cao hơn bọn chúng cũng chịu không nổi một cú phất của y”. Liễu Ân ngạc nhiên, hỏi: “Sư tổ của ngươi Phó Thanh Chủ còn có truyền nhân khác sao? Chả lẽ ngoài sư phụ của ngươi phái Vô Cực còn có ai học được chân truyền của Phó Thanh Chủ?”
Niên Canh Nghiêu nói: “Sư phụ của ta là truyền nhân duy nhất của phái Vô Cực”. Liễu Ân nói: “Nếu đã thế, làm sao lại chui ra một tên lang trung giang hồ?” Niên Canh Nghiêu nói: “Y không phải là người của phái Vô Cực nhưng có liên quan đến Thái sư tổ của chúng tôi”. Liễu Ân nói: “Là ai thế?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ông có biết Võ Quỳnh Giao trong Thiên Sơn thất kiếm không?” Liễu Ân bực bội nói: “Làm sao mà không biết?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tên lang trung giang hồ này chính là tiểu đệ của Võ Quỳnh Giao”. Liễu Ân ngạc nhiên: “Võ Quỳnh Giao còn có một tiểu đệ?” Niên Canh Nghiêu nói: “Người này tên là Võ Thành Hóa. Từ nhỏ đã đến tái ngoại, khi thất kiếm qui ẩn, y chỉ khoảng mười mấy tuổi, mấy mươi năm qua ở miền tái ngoại, không có sự tích gì lưu truyền trong võ lâm, chả trách nào đại sư không biết”. Liễu Ân nói: “Nếu đã thế, y có liên quan gì đến phái Vô Cực của các người?” Niên Canh Nghiêu nói: “Tôi cũng nghe sư phụ nói, Thái sư tổ là bằng hữu thân thiết với cha của Võ Thành Hóa, bởi vậy mới truyền tuyệt kỹ Lưu vân phi tụ cho y”. (mời xem trong bộ “Thiên Sơn Thất Kiếm”).
Liễu Ân nghe xong, thầm nhủ: “Té ra tên lang trung này lại ghê gớm đến thế, thua y nửa chiêu cũng đáng lắm”. Rồi chợt nói: “Trong số các khâm phạm Hàng Châu, có một người có liên quan đến ngươi!” Niên Canh Nghiêu nói: “Đại sư đừng nói đùa”. Liễu Ân nói: “Không phải đùa, quan hệ của ngươi với phái Thiếu Lâm như thế nào?” Niên Canh Nghiêu nói: “Một nửa võ công của tôi là do Thiếu Lâm tam lão truyền cho”. Liễu Ân nói: “Lộ Dân Đảm có một bằng hữu bằng hữu là Ấn Hoằng hòa thượng, y là đồ đệ của Bản Vô thiền sư chùa Thiếu Lâm. Lần này Lộ Dân Đảm bị bắt, nghe nói Ấn Hoằng đưa thư cho y, bị cao thủ phủ nha đuổi đến dãy Tiên Hà bắt về qui án. Chắc chắn Tuần phủ Triết Giang sẽ trao Ấn Hoằng cho ngươi áp giải bọn chúng về kinh”. Niên Canh Nghiêu cười nói: “Tôi nay đã làm đại tướng của triều đình, chỉ biết chấp pháp chứ không nương tay. Tuy tôi có quen biết Ấn Hoằng hòa thượng nhưng cũng phải áp giải y về kinh”. Liễu Ân hòa thượng cả cười nói: “Chấp pháp cái quái gì! Tiểu Niên, ta cười đến vỡ bụng mất. Vương pháp là cái quái gì, ta biết ngươi cũng biết, trước mặt ta cần chi phải nói những lời như thế. Thật ra Ấn Hoằng hòa thượng có đưa thư cho Lộ Dân Đảm hay không đến giờ vẫn không có chứng cứ”. Lần này Liễu Ân nói thật tình.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, đến trưa đã vào đến Hàng Châu, chỉ thấy trong thành cứ cách mười bước lại có một trạm gác, Liễu Ân ngạc nhiên nói: “Sao căng thẳng như thế?” đến khi nhận được tin báo, Tuần phủ Triết Giang Lý Vệ hớt hải chạy ra nghênh đón!
Đó là bởi vì Lữ Tứ Nương đại náo phủ nha. Lữ Tứ Nương giúp hai người Cam, Bạch đánh lùi Hàn Trọng Sơn và Đổng Cự Xuyên, đoán rằng Liễu Ân chắc chắn sẽ chạy ra truy đuổi, trong phủ nha thiếu cao thủ, bởi vậy thừa cơ cứu người, vì thế thi triển khinh công tuyệt đỉnh, trong đêm tối đến phủ nha. Đến Hàng Châu, gà vừa mới gáy sáng, bọn lính đổi phiên trực.
Lữ Tứ Nương hiểu rõ đường lối trong phủ nha, lại biết Lộ Dân Đảm bị nhốt ở đâu bởi vậy cứ đi thẳng tới. Nàng phóng lên mái nhà giở ngói nhìn xuống, chợt nghe có một thiếu nữ kêu: “Lữ Tứ Nương...” Lữ Tứ Nương thất kinh, tưởng rằng bị phát hiện, chỉ nghe thiếu nữ nói: “Lữ Tứ Nương không hổ là nữ trung hào kiệt, chỉ tiếc ta không thể học được như nàng”. Cánh cửa ngầm ở góc tường chợt bật ra, Lý Minh Châu dắt Lộ Dân Đảm chậm rãi bước ra.
Lữ Tứ Nương ngạc nhiên nói: “Tại sao nàng ta lại nhắc đến mình? Sao lại lớn gan dám dắt phạm nhân ra mật thất”. Chỉ nghe Lý Minh Châu lại nói: “Lữ Tứ Nương đúng là nữ trung hào kiệt, thư sinh mà nàng thích cũng là một trang tuấn kiệt”. Lữ Tứ Nương mặt nóng ran, trong lòng rất thích. Lộ Dân Đảm cười nói: “Làm sao muội biết?” Lý Minh Châu cười nói: “Trước kia y đã từng bị nhốt ở đây, cha của muội lấy lợi dụ dỗ nhưng y không hề khuất phục”. Lữ Tứ Nương nghe thế cả mừng, có thiện cảm với Lý Minh Châu.
Lộ Dân Đảm thấy nàng ngưỡng mộ Lữ Tứ Nương và Thẩm Tại Khoan, mỉm cười rằng: “Thực ra muốn học theo họ cũng không khó, chúng ta cứ cùng bỏ trốn rồi tìm họ”. Lý Minh Châu mặt biến sắc, lắc đầu nói: “Không được, muội không thể rời cha mẹ”. Nàng tuy khác lúc trước nhưng cũng chưa đến mức rời bỏ gia đình, rời bỏ địa vị tiểu thư thiên kim.
Lộ Dân Đảm hình như rất thất vọng, im lặng không nói. Lý Minh Châu nói: “Huynh hãy nhân cơ hội này chạy trốn. Trước khi trời sáng lão lừa trọc Liễu Ân vẫn chưa quay về. Sư phụ của muội đang ngủ, trong nha phủ không có cao thủ, huynh hãy yên tâm mà chạy!”
Lộ Dân Đảm thất bất ngờ, trong hơn một tháng bị giam lỏng, chàng đã nhận ra tình cảm của Lý Minh Châu đối với mình, trong lòng sợ nàng sẽ đeo bám mình, nào ngờ nàng lại chịu thả cho mình đi, trong lòng cảm động nhưng trái lại thấy chần chừ. Lý Minh Châu đẩy chàng nói: “Đi mau! Đợi một lát trời sẽ sáng, muốn chạy cũng không dễ!” nói xong mắt đã đỏ ửng, Lộ Dân Đảm càng thấy lòng nao nao.
Lúc này chợt nghe tiếng cười lạnh: “Hay thật, nữ sinh hướng ngoại, ngươi muốn thả y?” Thiếu phụ áo xanh đẩy cửa vào.
Chính là:
Tuy có hồng nhan tri kỷ đấy, nhưng biết cách nào chạy trốn đây.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
/48
|