Người ta vẫn thường bảo rằng, bất cứ nỗi đau nào rồi cũng sẽ dần được xoa dịu bởi dòng thời gian, bất cứ vết thương nào dù lớn hay nhỏ cũng sẽ cần năm tháng để được liền da. Thế nhưng, nỗi đau đớn mất mát quá lớn mà Nga và gia đình cô đang mang không những cứ day dẳng khôn nguôi mà nó ngày càng âm ĩ đau không dứt. Sự ra đi quá chua xót của Nhân đã để lại trong lòng tất cả những thành viên trong gia đình một nỗi đau đớn không thể nào có thể xoa dịu được. Và người luôn mang nặng tâm trạng đau thương, tội lỗi và mặc cảm nhất chính là Nga.
Mặc dù, ông Thiên và các em Nga đã nhiều lần khuyên nhủ cô về sự ra đi của Nhân như là một sự an bày của số phận, quyết định sang Campuchia của anh hoàn toàn không phải là lỗi của cô. Thế nhưng, cô vẫn không nghe. Cô luôn cho rằng, mình là kẻ đã gián tiếp gây ra cái chết của anh trai.
Hàng đêm, Nga cứ ngồi khóc lặng lẽ trong bóng tối. Mỗi khi nghĩ đến việc, Nhân vì đi tìm cô mà phải mất đi tính mạng, lòng cô đau đớn từng cơn không dứt. Nước mắt vì thế mà cứ ồ ạt tuôn trào đổ dài thành sông. Đau lòng hơn nữa, khi cô nhớ lại ngày tháng được sống trong nhung lụa ở Sundance. Trong khi Nhân thì phải vật vờ ở Đệ Nhất. Điều này càng khiến cô thêm oán hận chính bản thân mình, cũng như chính kẻ đã cố gắng giam giữ cô ở nơi đó. Càng đau đớn dày vò áy náy, cô càng ra sức cố công tìm kiếm phần thi thể còn lại của Nhân.
Chua xót nghiến răng oán hận kẻ đã gây ra cái chết của anh trai mình, Nga thề rằng, dù chỉ còn một giây để thở, cô cũng nhất định sẽ tìm ra được kẻ tàn ác đã gây nên bi kịch này.
“Thật là một lũ sát nhân không chút tính người! Tôi nhất định sẽ theo đuổi vụ điều tra này đến cùng. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ tha thứ cho các người.”
Nhiều tháng trôi qua, mọi tin tức về vụ điều tra vẫn không có kết quả. Nga chỉ biết được tin thông diễn biến sự việc qua lãnh sự quán Campuchia và cục cảnh sát thành phố. Mỗi lần cô đến đó, tất cả những gì nhận được chỉ vỏn vẹn một câu duy nhất.
"Đây là một vụ án phức tạp. Cần nhiều thời gian để điều tra."
"Đây là một vụ án có liên quan đến những băng nhóm xã hội đen. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều tra."
Xã hội đen ư? Người anh trai cả đời chẳng biết đánh nhau bao giờ mà lại liên quan đến xã hội đen? Việc này quả là một sự nhầm lẫn không thể tha thứ và chấp nhận được.
Bằng sắc mặt vô cùng sửng sốt trước những gì viên cảnh sát đang ngồi trước mặt đều đều nói. Nga đứng bật dậy, hai tay chống lên bàn phản đối, trong giọng nói không giấu vẻ tức giận và kích động.
“Anh trai tôi chỉ đến Đệ Nhất để tìm tôi. Anh ấy không thể nào liên quan đến bất kỳ băng nhóm xã hội đen nào cả. Trước khi qua đời cũng vậy, anh trai tôi vốn là một người rất ôn hòa và hiền lương. Anh trai tôi chưa hề đánh nhau với ai bao giờ. Các ông có chắc là đã điều tra kỹ nguyên nhân đã gây ra cái chết tức tưởi của anh trai tôi không?”
Nói đến đây, nước mắt đã rơi đầm đìa trên khuôn mặt xanh xao, hốc hác của Nga. Mỗi khi đến đây, ngồi đối diện với viên cảnh sát. Cái chết đầy đau thương của anh trai cô lại chập chờn trước mắt, đau đớn xé lòng như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
Những viên cảnh sát ở đây ban đầu còn tỏ ra thương xót cô, nhưng dần theo thời gian thì cũng trở nên quen với việc này. Thực sự, thời gian có thể làm xóa nhòa mọi cảm xúc. Vì thế, bây giờ, mỗi lần Nga đau buồn như vậy. Viên cảnh sát chỉ an ủi những câu máy móc và sáo rỗng rồi nói tiếp.
"Theo chúng tôi được biết. Trước khi anh trai cô bị giết, đã có một vài vụ xô xát xảy ra giữa anh trai cô với những phần tử tay trong của sòng bài. Vì thế, theo như phán đoán và nhận định của chúng tôi. Nguyên nhân đang bắt đầu được điều tra từ đây. Tuy nhiên, những phần tử này hầu hết là dân cờ bạc và nghiện ngập, không rõ danh tính và đang lưu lạc trên khắp Campuchia. Nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cô và gia đình cần kiên nhẫn chờ đợi..."
Hoàn toàn bất lực trước những gì viên cảnh sát nói, Nga khẽ nhắm mắt, cố gắng chôn vùi nỗi đau vào trong lòng, run run cất giọng hỏi.
"Thế còn phần thân thể bị lấy đi của anh trai tôi thì sao?"
Ngồi phịch lại xuống ghế, một dòng nước mắt lóng lánh từ đôi mắt đẹp trượt dài trên gò má khô khan, xanh xao của Nga. Trái tim cô đau như bị ai đó rạch từng nhát, từng nhát mỗi khi nghĩ đến hình ảnh kinh hoàng đó.
"Chúng tôi vẫn đang điều tra và cố công tìm kiếm. Chúng tôi rất tiếc với cô và gia đình. Nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng hết sức…"
Giọng viên cảnh sát vẫn đều đều. Nó khiến cho Nga cảm thấy không thực sự tin tưởng họ đã làm hết sức mình như họ vẫn luôn nói. Mặc dù vậy, cô vẫn phải nén giọng, kiềm cơn giận vào trong mà tiếp tục nài nỉ và cầu khẩn. Bởi ngoài việc này ra, cô không còn biết làm việc gì hơn
"Tôi xin ông. Hãy tìm kiếm giúp gia đình tôi, để anh trai tôi có đầy đủ hình hài nơi chín suối mà sớm được siêu thoát..."
Nga rướng người về phía viên cảnh sát. Bàn tay gầy gò của cô nắm lấy bàn tay khô ráp, mập mạp đang đan xen vào nhau của viên cảnh sát, tha thiết van xin và cầu khẩn. Mỗi câu từ cô thốt ra, nước mắt trong veo cứ thế mà rơi càng lúc càng nhiều.
“Chúng tôi hứa, chúng tôi sẽ làm hết khả năng có thể. Cô cứ yên tâm về nhà và chờ đợi. Việc điều tra không thể xong một sớm một chiều được. Vì thế, cô và gia đình thực sự cần phải kiên nhẫn.”
Lần nào, Nga cũng thẫn thờ như người mất hồn khi bước ra khỏi cục cảnh sát. Từ ngày Nhân mất, người cô xuống sắc trầm trọng. Lúc nào cũng trông mệt mỏi, thiếu sức sống. Dạo gần đây vẫn không khá hơn được chút nào, vẫn xanh xao héo úa, nét mặt chỉ vương mỗi nỗi sầu bi không biết tâm sự cùng ai. Một cô gái xuân sắc bị nỗi đau quá lớn đè nặng, khiến cho vẻ đẹp cũng sớm bị tàn phai. Tất cả bây giờ chỉ còn là một cái xác không hồn vật vờ và ủ dột, thân hình mảnh mai càng thêm gầy gò, ánh mắt lúc nào cũng buồn thê lương trên gương mặt luôn lắng đọng nhiều tâm sự bi thương.
Đôi vai gầy trĩu xuống một cách buông xuôi, Nga thả hồn bước vô định về phía trước. Ánh nắng vàng ươm chiếu lên những hàng cây xanh trên con đường Nguyễn Trãi tấp nập người qua lại. Những vệt sáng vàng vọt xuyên qua kẽ lá, rọi thẳng vào gương mặt như một cái xác không hồn của Nga. Trong cái không khí ồn ào vốn đã bắt đầu một ngày mới từ rất lâu rồi, bỗng vang lên tiếng gọi hậm hực, la hét in ỏi từ phía sau lưng.
"Đứng lại! Con kia..."
Một gã đàn ông mặt mày bậm trợn từ đằng xa chỉ vào mặt Nga hét lớn làm cô hoàn hồn quay lại. Sau khi định thần được kẻ đang ra sức gọi mình như hét vào mặt, Nga mới hốt hoảng toan chạy thật nhanh vào những ngõ ngách ngoằn nghoèo trên đường để tìm cách lẫn trốn.
Vì Nga đã quá quen với việc rượt đuổi này. Nên không nhìn lại phía sau, cô cũng biết không chỉ có một người, mà cả hơn ba người đàn ông cao to, người chi chít hình xăm bậm trợn đang rượt đuổi theo mình sát nút. Và như mọi khi, cô dù có cố gắng hết sức lực mà mình có thể, cong chân chạy không ngoáy đầu lại nhìn một giây. Vậy mà nhiều lần như vậy, không cần phải tốn nhiều công sức, ba tên đó vẫn tóm được cô gọn lỏn trong các ngã cụt. Và lần này cũng vậy.
Sau khi chạy bán sống bán chết vào một con hẻm nhỏ. Nga bí đường, chống tay xuống hai chân thở hổn hển rồi đứng tựa vào tường, mái tóc được cột phía sau lỏng lẽo trở nên bù xù, bê bết bám trên vầng tráng cao ướt đẫm mồ hôi. Chưa thở cho kịp hơi, cô đã chấp hai tay lên ngực cầu xin như mọi lần.
"Xin các ông hãy tha cho tôi lần này..." Giọng nói đứt quãng vì hơi thở dồn dập đến độ nói không thành tiếng, Nga sợ hãi nhìn ba tên du côn mặt lạnh băng phía trước đang dồn cô vào chân tường. Mặt cô vốn đã xanh xao giờ càng thêm tái mét.
CHÁT.
Không thèm nghe trọn vẹn một câu mà Nga đang cố công nói. Một tên đầu trọc mặt mày tựa quỷ sa-tăng lạnh lùng giơ tay tát mạnh vào mặt cô, khiến cô ngã nhào xuống nền đất còn đọng nước dơ bẩn sau cơn mưa rào.
Vài người dân qua lại nơi đó có nhìn thấy cảnh tượng trên. Nhưng khi bắt gặp ánh mắt như cảnh cáo của ba tên du côn máu lạnh thì vội vàng sửa nón trên đầu, nhanh chân đi khỏi nơi này ngay mà không dám ngoáy đầu nhìn lại vì sợ bị liên lụy. Mặc dù, hình ảnh đáng thương của cô gái trên nền đất dơ bẩn làm họ cảm thấy vô cùng thương cảm.
Cái tát như trời giáng vào mặt làm đầu óc Nga xoay vòng vòng. Giơ tay lên gò má đã hằn lên nguyên một bàn tay đỏ chét, cô đưa khuôn mặt đờ đẫn xanh xao nhìn người đàn ông trước mặt, miệng vẫn liên tục van xin nhưng mắt ráo hoảnh mà không có một giọt lệ nào tuôn ra dù sương đã giăng đầy trong đó. Có lẽ, vì đã bị hành hung như thế này rất nhiều lần nên cô trở nên chai lì, đòn roi không còn làm cô thấy sợ đến độ khóc lóc. Những giọt sương giăng mờ trên mắt lúc này chỉ là một sự tủi nhục từ sâu trong đáy lòng dâng lên cao độ mà thôi.
"Tôi hứa, cuối tháng này, tôi lãnh lương. Tôi sẽ trả ngay cho các ông..."
CHÁT.
Một cái tát đầy lực của một gã khác lần nữa bay thẳng vào mặt Nga. Như mọi khi, không cho cô một giây để giải bày về hoàn cảnh vô cùng túng thiếu lúc này của mình.
"Mẹ kiếp! Mày hứa lần này là lần thứ mấy rồi?" Một tên khác mặc áo khỉ hở ngực khoe hình xăm đầy mình nắm lấy đuôi tóc cô mạnh bạo kéo lên cao, khiến cô la lên một tiếng vì đau như tóc đã bị nhổ hết cả chùm.
"A...."
"La hả mày? Mày cũng biết sợ à? Mày láo lắm. Dám chuyển chỗ ở nữa à?"
CHÁT
Tên đầu trọc lại tát vào mặt Nga. Cái tát thứ ba liên tiếp sau đó chưa đầy một phút bay thẳng vào gương mặt đã hoàn toàn trắng bệch của cô. Màu sắc duy nhất lúc này trên mặt cô chỉ là dòng máu đỏ đang chảy ra từ khóe môi khô khan như người bệnh triền miên lâu năm không được chữa trị.
"Tôi lạy các ông..." Nga chấp tay. "Mạ tôi đang bệnh. Bà không chịu nỗi cú sốc này nên tôi mới chuyển chỗ ở. Với lại, chỗ đó lại lên giá nhà nên tôi mới đành phải chuyển đi, chứ tôi nào dám qua mặt các ông. Tôi hứa, tôi sẽ trả tiền cho các ông. Tôi xin các ông..." Hai bàn tay Nga run run xoa xoa vào nhau làm động tác van xin vô cùng đáng thương.
"Con quỷ cái kia, nhìn mặt mày là tao thấy ghét rồi. Ai cho mày đẹp hơn tao hả mày?” Gã bê đê đứng im lặng từ đầu đến giờ mới cất lời. Ỏng ẹo tựa lưng vào tường, hắn ta nói tiếp “Mày hứa với bọn tao bao nhiều lần rồi? Mấy tháng rồi mày biết không? Tiền lãi bây giờ mày trả cũng không nổi nữa chứ đừng nói đến tiền gốc?"
"Tôi sẽ trả. Nhất định tôi sẽ trả lại cho các ông. Tôi xin lấy vong linh của người anh trai mà tôi yêu thương nhất trên đời ra để thề. Anh trai tôi đã mượn tiền của các ông. Nhưng giờ anh ấy đã chết. Tôi sẽ là người thay anh tôi trả. Tôi nhất định sẽ trả cho các ông. Còn một hơi thở tôi cũng sẽ trả. Một đồng tôi cũng sẽ trả hết cho các ông. Tôi không muốn anh trai tôi chết mà vẫn còn vướng nợ trần gian. Tôi không muốn anh trai tôi ra đi mà không được thanh thản. Tôi xin các ông..."
Ba tên nghe Nga nói xong nhìn nhau, vẻ mặt không chút động lòng. Tên mặt áo khỉ lại sấn tới, nắm cổ áo sơ mi mày xanh lá mạ của cô nhấc bổng người lên.
"Mẹ kiếp! Lần nào, mày cũng nói những câu tương tự rồi có thấy trả tiền đâu hả? Bây giờ, chừng nào mày mới chịu trả? Mày có tin bọn tao bán mày vào động gái không?"
Nga kinh hãi nhìn thân người mình bị nhấc lên cao, miệng lắp bắp giải thích, hai tay chấp lại tiếp tục làm động tác van xin.
“Vì mạ tôi bị bệnh nên có bao nhiêu tiền tôi lại mua thuốc than cho bà. Tôi xin các ông. Tôi đang mượn tiền bà con xa. Cuối tháng này sẽ đủ. Tôi xin các ông tha cho tôi lần này…"
Ba tên nhìn nhau không nói gì, rồi tên đang nắm đầu Nga thả mạnh cô vào tường.
BỊCH.
Nga bị ném vào bức tường sần sùi đầy rêu xanh đen. Vì lực quá mạnh nên rên lên đau đớn, nhăn mặt ôm lấy đầu. Chưa xoa dịu được cơn đau điếng nơi vầng tráng đang ướt đẫm mồ hôi thì lại quay sang nhìn ba tên côn đồ trước mặt, ánh mắt sợ sệt và cầu khẩn.
“Tôi xin các ông. Tôi lạy các ông tha cho tôi lần này….”
"Con đỉ! Cuối tháng này, mày mà không trả thì tao giết cả nhà mày. Mày nhớ chưa? Đừng có tưởng đổi chỗ ở là bọn tao không biết. Mày có chạy đằng trời tao cũng tìm ra. Nhớ đấy! Lần này, bọn tao tha cho mày. Không có lần sau đâu..." Tên cầm đầu hung hang trừng mắt, chỉ thẳng vào mặt Nga nghiến răng đe dọa.
Nói dứt câu, ba tên ném cái nhìn cảnh cáo về phía Nga rồi quay lưng lạnh lùng bỏ đi. Sau một hồi nằm dài vô hồn trên nền đất ướt nhẹm, cô lọ mọ ngồi dậy vô thức lấy tay lau những vết bẩn đang bám trên người, đưa đôi mắt thẫn thờ mệt mỏi nhìn ba tên côn đồ đã đi xa khuất. Sau khi đã chắc chắn bọn chúng không bám đuôi, cô mới rời khỏi nơi mình vừa bị đánh, đi lòng vòng cả một đoạn đường dài, kỹ càng nhìn về phía sau xem có ai theo dõi mình hay không. Lúc đó, cô mới bắt đầu nhắm hướng con đường về khu nhà trọ mình đang thuê.
Nhấc những bước chân khẩn trương nhưng không giấu được sự đuối sức, cô oằn người nén cơn đau ở đầu sau khi bị đánh trở về nhà. Vừa đi vừa lo nghĩ đến việc đào đâu ra số tiền lớn kia để trả cho bọn đầu trâu mặt ngựa. Thật ra, một người bà con của cô đang bán miếng đất của tổ tiên ở Huế. Sau khi nghe cô thuật lại hoàn cảnh của mình thì họ có hứa là sẽ cho cô vay 100 triệu đồng để điều trị bệnh cho bà Nguyệt và trả bớt nợ cho mấy tên côn đồ kia. Tuy nhiên, nếu cô chỉ mượn được 100 triệu, thì số tiền này cũng thực sự không thể giải quyết được khó khăn mà cô đang phải gồng mình gánh vát.
Số tiền Nga vừa bị đòi vốn là số tiền mà Nhân đã vay từ bọn xã hội đen khi anh định mang nó sang Phnom Pênh để chuộc Nga về. Sau khi ông Thiên trở về lại Sài Gòn đã không dám kể cho bà Nguyệt hay tin này mà chỉ nói với Nhân. Vừa nghe tin dữ, anh đã bàng hoàng đến độ không thể nói nên lời. Trong lòng vô cùng tức giận nhìn người cha giờ đã phờ phạc và lo lắng đến tóc bạc cả mái đầu. Không oán trách ông một lời, anh ngày đêm tìm cách vay mượn tiền khắp nơi để đủ số tiền 250 triệu với hy vọng sẽ có thể đưa Nga về. Khi ông Thiên rời khỏi Đệ Nhất, ông không hề biết Nga đã bị bán cho Andrew. Ông cứ đinh ninh rằng, cô vẫn bị người của sòng bạc giữ lại. Và với ý nghĩ này, ông đã nhanh chóng trở về Sài Gòn để bàn bạc với Nhân tìm cách cứu Nga.
Sau khi chạy vạy khắp nơi mà chẳng thấm vào đâu với số tiền lớn như cả một gia tài của nhiều người. Nhân liều mình tìm đến bọn xã hội đen để vay 250 triệu với 10% tiền lãi mỗi ngày. Thực chất, lúc đó, ông Thiên cũng không biết được tổng số tiền mà mình phải trả cho bọn sòng bài Đệ Nhất là bao nhiêu. Vì thế, Nhân chỉ hy vọng số tiền này có thể giúp anh giải quyết vấn đề trước mắt là chuộc Nga ra khỏi cái nơi tăm tối đó. Nào ngờ, khi anh còn chưa được nhìn mặt em gái lần cuối đã phải lãnh cái chết vô cùng đau thương và oan uổng như vậy.
Oái ăm thay! Sau khi Nhân chết, số tiền này cũng đã "không cánh mà bay" ngay ngày xảy ra án mạng. Không cần nghĩ suy, Nga cũng biết chắc rằng bọn hung thủ đã cưỡm số tiền đó đi sau khi thực hiện hành vi man rợ của mình.
Mặc dù, người vay mượn là Nhân đã qua đời. Theo nguyên tắc, số tiền cũng sẽ theo chủ mà xuống sâu tận lòng đất lạnh lẽo. Thế nhưng, bọn cho vay lại đổ số nợ khổng lồ này lên đầu ông Thiên với do, con thiếu nợ thì cha mẹ phải trả tiền. Nga vì thương cha già mà đã đứng ra lãnh hết số nợ này. Nhưng có một lý do khác khiến cô càng quyết tâm trả cho xong phần nợ chẳng thuộc về mình. Đó là vì cô không muốn vong linh của Nhân vướng nợ trần gian, chết không được nhắm mắt vì người đời tru tréo. Cô muốn nhanh chóng trả dứt số nợ để cho linh hồn anh được thanh thản bên kia thế giới. Mặc dù, cô biết số tiền lớn này không dễ dàng mà hoàn trả lại trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, tiền lãi mỗi ngày cứ tăng dần.
Dù đã cố gắng làm việc cực nhọc quần quặc cả ngày, nhưng số tiền Nga kiếm được chẳng thấm vào đâu. Tất cả những đồng lương ít ỏi của cô đều dồn hết vào thuốc thang lo cho bà Nguyệt và tiền thuê nhà trọ, ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Trong khi tiền lãi ngày càng cao ngất ngưỡng đến độ cô không còn nhớ chính xác là bao nhiêu. Và thế là suốt 5 tháng nay, cô cứ phải dùng thân xác mình để chịu đựng những trận đánh thừa sống thiếu chết của bọn cho vay. Cảnh tượng bị chúng rượt đuổi bất cứ nơi nào trong thành phố rộng lớn này đã là chuyện bình thường như cơm bữa đối với cô.
Nắng đã lên cao khỏi ngọn sào, tỏa thứ ánh sáng mang hơi hanh khô xuống xóm nhà trọ dành cho công nhân, sinh viên có thu nhập thấp nằm chen chút trong con hẻm chật chội quanh co ở một khu khá phức tạp ở quận 4. Từ xa, Nga đã thở phì một cách nặng nhọc, hai tay sửa sang chỉnh chu lại đầu tóc và quần áo khi nhìn thấy tấm bảng bằng nhôm màu trắng được viết dòng chữ nghệch ngoạc màu xanh trước mặt.
Nhà trọ Bình Dân.
Gia đình Nga vừa mới chuyển đến đây được vài ngày. Và lần này đã là lần chuyển nhà thứ 10 kể từ ngày Nhân mất. Những lần chuyển nhà trước không hẵn vì giá rẻ hơn mà là vì để trốn tránh bọn xã hội đen kia, nên Nga cứ liên tục chuyển địa điểm nhằm thoát khỏi sự lùng sục của chúng khắp nơi. Tuy nhiên, cho dù cô có chui xuống đất thì bọn chúng vẫn tìm ra. Và mỗi lần như vậy, bọn chúng đều rất điên tiết, đánh mắng cô dã man giống như hôm nay chẳng hạn. Và vì phải chọn ăn đòn và lăng nhục như vậy quá nhiều lần, khiến cho cô cũng trở nên chai lì và chấp nhận một cách vô thức và cam chịu. Thực chất, ngoài việc đó ra, cô cũng không còn bất cứ sự lựa chọn nào.
Về đến nhà rồi nhưng Nga cứ đứng tần ngần trước cửa một hồi lâu. Cột tóc và quệt mặt tỉnh táo đàng hoàng rồi mới bước vào trong phòng trọ. Vừa bước vào cô vừa cất giọng gọi tươi tỉnh nhất có thể.
"Mạ ơi, con mới về...."
"Nga hả? Mới đi làm về hả con. Nhanh rửa tay rồi ăn cơm đi con..."
Đang ngủ thiu thiu trên giường, bà Nguyệt nghe tiếng Nga thì mệt nhọc mở mắt ra cất tiếng giụt thều thào, vẻ mặt xanh xao hốc hác hướng về phía Nga.
Kể từ khi hay tin ông Thiên đi Campuchia đánh bài và có bồ nhí, bà Nguyệt liên tục ra vào viện. Những lần xuất viện của bà, bác sĩ đều can ngăn. Vì tình sức khỏe của bà rất kém. Tuy nhiên, vì lo gia đình không có tiền chữa trị, bà lại nằng nặc đòi về nhà nằm uống thuốc cầm cự. Khi phát hiện Nga một mình đi Campuchia tìm ông Thiên, bà lên cơn đau tim dữ dội. Trên đường đưa vào bệnh viện, miệng bà chỉ nhắc đi nhắc lại một câu là phải sang Campuchia tìm Nga về bằng được cho bà. Cũng kể từ hôm đó, bà giận ông Thiên đến tận bây giờ. Đã 5 tháng nay, bà không nhìn mặt cũng không hé răng với ông một lời. Cả hai sống cùng một mái nhà mà cứ như hai người xa lạ. Mặc dù, ông Thiên đã tỏ vẻ vô cùng ăn năn và hối lỗi với bà. Kể cả quỳ dưới chân bà để van xin tha thứ, nhưng bà vẫn không động lòng, lạnh lùng ngoảnh mặt vào tường không chấp nhận.
Trong thâm tâm của bà Nguyệt, thực chất dù chồng mình có làm gì sai quấy cũng có thể niệm tình mà cô gắng bỏ qua cho êm nhà êm cửa, để các con không phải suy nghĩ mà rầu lo, ảnh hưởng đến việc học hành. Nhưng hành động bán con gái mình cho sòng bạc thì bà không thể nào chấp nhận được. Mặc dù, lúc Nga về đến giờ, cô cứ luôn miệng chắc nịch với bà là cô không sao cả. Nhưng bà vẫn không tin, cứ lo nươm nớp trong lòng là cô đã bị hành hạ đánh đập, thậm chí bị ép buộc dùng thân xác để kiếm tiền cho bọn chúng. Nghĩ đến đây, bà lại lo lắng trong lòng, sợ cô không còn cơ hội tìm được người đàn ông tốt trong tương lai. Nếu như họ biết, cô từng bị bán vào động như vậy.
Về phần mình. Vì hết tiền trả viện phí cho bệnh viện nên bà đã về nhà hơn hai tháng nay. Dù bệnh tình vẫn không suy giảm nhưng bà nhất mực đòi về. Bà biết nhà đã cạn tiền, thiếu ăn, thiếu mặc vì đã dốc tất cả tiền thuốc men cho bà. Lúc bà một mực đòi xuất viện mà không có sự cho phép của bác sĩ, Nga hết lời can ngăn đủ điều. Thậm chí là khóc lóc van xin mà bà vẫn nhất định không nghe.
"Ba con đi ra chùa rồi hả mạ?"
“Ừ, lúc con vừa về thì ba con cũng vừa mới xách xe đi…”
Từ hôm đi Phnom Pênh về, ông Thiên trở lại nghề coi tướng số trước chùa Thiên Phước để kiếm sống qua ngày. Đôi khi, ông may mắn gặp được nhiều khách mê tín chịu bỏ số tiền ít ỏi ra xem một quẻ đoán vận hạn. Nhưng cũng có nhiều ngày, ông trắng tay ra về mà không có một đồng trong túi để đổ xăng. Ngoài công việc này, ông cũng kiêm luôn việc bán những lễ vật dâng Phật cho khách viếng thăm chùa. Thu nhập chẳng là bao, nhưng đây là công việc duy nhất lúc này mà ông có thể làm để phụ Nga chi trả chi phí trong nhà. Chứ phần lớn, mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào những đồng lương ít ỏi của Nga.
"Ồ, thế ba ăn cơm chưa mà đi vậy mạ?"
"Ổng ăn qua loa rồi đi mới đi." Bà Nguyệt mệt mỏi nói. Mỗi tiếng phát ra là một lần đau nhói ở tim, làm bà phải đưa tay lên ngực vuốt vuốt mãi.
"Mấy đứa nhỏ đi học rồi luôn hả mạ?"
Từ dưới vách bếp ngăn cách của căn phòng trọ quét vôi xanh nhạt cũ kỹ nhỏ xíu như cái lỗ mũi, Nga cầm tô cháo nóng mang lên chỗ bà Nguyệt đang nằm. Nhà không có giường, nên Nga đã kê tấm chăn dày lên tấm chiếu rách tươm để bà nằm đỡ cho khỏi đau lưng.
"Ừ, đi học rồi. Thấy thương lắm. Mạ cho tiền ăn quà mà không chịu lấy."
"Ồ! Vậy hả mẹ? Thương quá! Tụi nó lớn rồi nên cũng biết suy nghĩ. Thấy mấy đứa nó ngoan vậy, con làm gì cũng không thấy mệt nhọc nữa.” Nga cười tươi nhìn bà Nguyệt rồi đỡ bà dậy. “Mạ ngồi dậy ăn chút cháo rồi uống thuốc mạ nhé."
Nga lấy chiếc thìa nhôm đảo qua lại tô cháo lỏng nghi ngút khói với vài miếng thịt bé tẹo và hành tây bên trong cho nguội bớt. Đoạn, cô bỏ tô cháo xuống chiếc ghế cao su màu xanh lam rồi nhanh tay chỉnh gối cho bà Nguyệt ngồi cho thoải mái.
"Đưa đây! Mạ tự ăn được rồi..." Bà Nguyệt chìa bàn tay gầy gò đã điểm đồi mồi về phía Nga.
"Để con đút mạ cho..." Nga mỉm cười, cầm muỗng cháo lên thổi thổi rồi nhẹ nhàng đưa vào miệng bà Nguyệt.
"Để mạ tự ăn..." Bà Nguyệt cầm lấy muỗng. "Mạ bệnh tim chứ có đau tay đâu..." Bà gượng cười trìu mến nhìn cô con gái lớn vô cùng hiếu thảo này.
"Thôi, để con đút mạ. Mạ ăn nhanh còn uống thuốc đúng giờ nghen mạ..." Nga một mực giành làm công việc này, nhẹ giọng nói khi nhìn gương mặt xanh xao của bà Nguyệt mà trái tim se thắt lại.
"Tổ cha cô! Sao mà có hiếu quá chừng. Mạ thiệt có phước..." Bà Nguyệt bẹo má Nga rồi cười buồn, ánh mắt nhìn khuôn mặt xinh đẹp của cô con gái bà cưng nhất nhà, đang dần tiều tụy đi vì làm việc quá sức. "Tội nghiệp con gái cưng của mạ. Mới tí tuổi đầu mà đã phải vất vả ngược xuôi như thế này rồi..."
"Trời! Mạ ơi, con đã gần 23 tuổi rồi còn gì." Nga cười tít mắt, nụ cười làm sáng bừng trên gương mặt vốn rất thê lương.
"Cứ lo đi làm và lo cho gia đình. Có thời gian đâu mà có bạn trai hả con?" Bà Nguyệt vén những sợi tóc lòa xòa ra sau dáy tai Nga, ánh nhìn tràn đầy yêu thương như dành cho đứa con gái bé bỏng.
Nghe đến từ “bạn trai” làm mặt Nga thoáng buồn. Liệu cô có thể dùng được hai từ này đối với anh không? Người đã bỏ rơi cô từ rất rất lâu rồi. Mỗi lần nghĩ đến là mỗi lần đau. Thời gian xua nhau không làm cô bớt đau đớn mà nó cứ âm ĩ mãi, ngày ngày vẫn lớn dần theo thời gian. Căm hận cùng chiều với lưu luyến ngày càng tăng cao. Tình yêu cô dành cho anh có lẽ cả đời cũng không thể nào nguôi ngoai được. Nên chỉ cần nhắc đến là tim se lại, đau thắt tận đáy lòng sâu thẳm, nơi vốn chỉ dành riêng cho mình anh.
"Con làm gì có bạn trai. Xấu thấy mồ." Nga gượng cười, nhanh chóng thu hồi lại trạng thái cũ rất nhanh. Vừa nói cô vừa đút thêm cháo cho bà Nguyệt.
Nghe Nga nói thế, bà Nguyệt cười xòa, xoa đầu đứa con gái xinh đẹp dù bần hàn vẫn toát lên vẻ kiêu sa thầm kín. Trong mắt bà, Thiên Nga là đứa con gái xinh đẹp và dịu dàng nhất trên đời.
"Con của mạ mà xấu gì? Tại con không sửa soạn váy áo như người ta. Chứ không thì khối anh theo." Bà Nguyệt cười buồn "Dành chút tiền ra mua vài bộ quần áo mới nha con. Đồ con cũ hết rồi. Đi làm phải mặc cho tươm tất một chút. Đầu tóc phải gọn gàng." Bà Nguyệt vừa nói vừa vuốt tóc Nga. "Coi, con gái gì mà đầu rối tung như ổ quạ thế này."
"Dạ! Tại hồi nãy con hơi vội vàng nên chưa chải đầu kỹ..." Nga đứng lên đi lấy thuốc cho bà Nguyệt.
Đang vén tóc cho Nga. Bất chợt, bà Nguyệt nhớ đến điều gì đó. Bèn kéo tay cô lại gần mình hơn nói nhỏ.
“Mà Nga nè, anh chàng sinh viên phòng kế bên cứ qua hỏi thăm con hoài. Hình như là thích con thì phải? Con biết mặt anh chàng đó mà đúng không? Mạ thấy nó cũng được.”
Nga nghe bà Nguyệt nhắc đến vấn đề nhạy cảm này thì giãy đây đẩy như đỉa phải vôi, xua tay từ chối.
“Làm gì có chuyện đó mạ ơi. Chắc anh ta thấy mạ nằm ở nhà một mình buồn nên mới qua nói chuyện cho mạ vui đó mà.”
Ngoài miệng Nga nói vậy. Nhưng thực chất, cô biết rõ anh chàng sinh viên đeo kính cận kia rất thích mình. Sáng nào, anh ta cũng đứng trước cửa chờ Nga đi ngang qua để chào hỏi một câu. Anh ta trông có vẻ thư sinh, hiền hậu. Tuy nhiên, cô chỉ xem là bạn bè láng giềng. Mỗi lần gặp mặt, cô chỉ mỉm cười gật đầu chào chứ chưa bao giờ trò chuyện gì nhiều. Có lần, khi cô đi làm về rất khuya, lúc đi đến cổng nhà trò thì thấy anh đang đứng đó chờ, miệng ấp úng muốn mời cô đi ăn chè nhưng cô đã lịch sự từ chối khéo léo. Từ đó đến giờ, anh ta vẫn luôn quan tâm đến cô và chưa hề từ bỏ ý định đeo đuổi.
Trong lòng Nga, vốn chỉ nhớ nhung, chứa đựng duy nhất hình bóng William. Nên cho dù có gặp bất cứ người con trai nào tốt hay ưu tú hơn đều không thể làm xoay chuyển lòng cô. Và nếu không vì William, cô cũng không nghĩ đến chuyện yêu đương cho riêng mình lúc này. Bởi trên vai cô còn biết bao nhiêu gánh nặng phải gồng mình gánh vát, nên chuyện yêu thương hay hẹn hò cùng ai đó là một thứ vô cùng xa xỉ với cô trong lúc này.
"Mạ thì không nghĩ vậy. Thấy điệu bộ và lời nói của nó là biết nó muốn lân la làm quen con gái mạ rồi….” Bà Nguyệt cười yếu ớt nhìn gương mặt đỏ lên vì ngượng của Nga.
“Không có đâu mạ! Mà mạ ơi, đừng ghẹo con gái mạ nữa mà.” Nga chu môi mỉm cười, cất giọng như van xin rồi đứng lên đi vào nhà sau.
“Ừ! Thôi, mạ không ghẹo nữa. Nhưng nếu con có bạn trai thì dắt về nghen chưa. Con gái có thì. Hồi bằng tuổi con. Trai làng đã kéo đến nhà mạ nườm nượp..."
Bà Nguyệt cố rướng giọng với theo, mỉm cười nhìn dáng người tuy hơi gầy gò nhưng vô cùng thanh mảnh dịu dàng của Nga. Dù ngoài miệng nói vậy. Nhưng bà biết cô đã có người thương. Nhiều đêm khuya khoắt, bà cứ nghe tiếng khóc khe khẽ của cô nhưng không biết phải làm sao? Có hỏi, cô chỉ cười trừ phủ nhận.
Thật sự, chàng trai nào lại có thể khiến trái tim cô con gái bé bỏng của bà phải ngày nhớ đêm thương, than khóc triền miên như vậy?
Hoài nghi trong đầu khiến bà thở dài, âu lo phiền muộn lại bắt đầu chất chứa nhiều hơn. Bà lo nghĩ nhiều lắm. Nhất là Nga. Cô đang ở tuổi cặp kê. Ở lứa tuổi này đáng ra phải được xiêm áo lụa là mà tìm hiểu, gặp gỡ bạn bè khác giới để tính đến chuyện tương lai. Vậy mà đến tận bây giờ, bà vẫn chưa từng thấy cô dắt ai về nhà. Cũng chưa bao giờ nhắc đến chuyện này. Bà lo lắng âm thầm nhưng không nói ra. Có phải vì gia đình quá nghèo nàn nên bên kia khinh khi không muốn tiến tới? Hay là vì Nga mặc cảm nhà nghèo, em út đông đúc còn dại khờ mà không dám nghĩ đến chuyện đại sự tương lai cho riêng mình? Càng nghĩ đến cô, bà càng thương đến đứt ruột, trái tim yếu ớt đang cần được chăm sóc đặc biệt và trợ giúp thuốc men của bác sĩ trở nên âm ỉ đau không dứt, làm bà phải lấy tay đặc lên ngực trái của mình nhắm mắt lại để cố gắng bình tâm.
Chậm rãi cầm nắm thuốc trong tay bỏ vào miệng, bà Nguyệt đưa ly nước lọc uống một cách ngán ngẫm. Mấy tháng nay ngày nào bà cũng phải uống ba cử đều đặn mấy viên thuốc như thế này nên ngán lắm. Bà chẳng biết nó có giúp bà khuyên giảm được phần nào không? Nhưng trước mắt thì xót xa quá, bởi vì chúng mà khiến con gái bà phải làm việc vất vả mỗi ngày.
Uống thuốc xong Nga đỡ bà nằm nghỉ. Nhưng chỉ được vài phút nhắm mắt, bà như nhớ ra điều gì lại trở mình mở mắt hỏi Nga.
"Nga! Con có rảnh thì viết thư bảo anh Hai con về thăm nhà nghen con. Nó làm đêm ngày gì bên Campuchia mà mạ không thấy về thăm nhà gì hết. Đã 5 tháng rồi con gì. Mạ nhớ anh Hai con ghê." Bà Nguyệt mới nhắc xong đã rươm rướm nước mắt.
Nga đang bóp chân cho bà Nguyệt, nghe hỏi thế thì đôi bàn tay nhỏ thựng lại, cất giọng ngập ngừng.
"Dạ, để khi nào con rảnh, con viết thư nhắn anh Hai về thăm mạ. Chắc anh Hai bận việc đó nên chưa về được đó mạ." Nga cúi đầu, ánh mắt đau đớn cùng vẻ lo lắng không thể giấu giếm.
Từ ngày về lại Sài Gòn, Nga nói dối bà Nguyệt là Nhân ở lại Phnom Pênh để làm việc. Vì bên đó người ta trả lương nhiều hơn bên này. Bà Nguyệt nghe cô nói vậy thì thoáng chút hoài nghi nhưng sau đó cũng tin cô.
Người đời vẫn thường hay nói rằng, tình mẫu tử vốn có một sợi dây liên kết thuần giao cách cảm với nhau. Vì thế, nếu con mình có đau đớn gì thì người làm mẹ cũng sẽ cảm thấy đau không hơn không kém. Ý nghĩ này vẫn cứ làm bà Nguyệt nươm nướp lo sợ. Vì từ ngày Nhân xa nhà, thỉnh thoảng trong lòng bà Nguyệt lại dấy lên những linh cảm lạ lùng. Đôi lúc lại đau quặn thắt như ai đó đâm vào người, làm bà vô cùng trăn trở và phập phồng. Thế nhưng, bà không dám nói ra vì sợ đó là điềm không may.
"Con ăn cơm đi rồi đi làm..." Bà Nguyệt giụt Nga khi thấy cô cứ mãi miết bóp chân cho bà.
"Dạ! Hồi nãy, con ăn với bạn rồi nên giờ còn no lắm..."
Ngoài miệng, Nga nói vậy. Nhưng quả thật, bụng cô đang kêu réo ầm ĩ. Lúc về nhà, cô xuống bếp giở nắp nồi cơm lên chỉ còn lại một chén nhỏ. Vì cháo của bà Nguyệt khi ăn thường trộn chung với cơm cho đỡ cào ruột. Cô sợ bà Nguyệt nếu đói bụng mà không còn cơm ăn nên đành nhịn. Cộ định chút nữa vào chỗ làm ăn tạm đậu phụng rang chống đói cũng được.
Đang nở nụ cười vì mình tính quá gọn ghẽ, một giọt máu từ mũi Nga nhỏ xuống chiếc quần bông màu xám của bà Nguyệt làm cô giật mình. Cô nhanh chóng lấy tay bịt mũi lại rồi chạy vào phòng vệ sinh ngay kế bên. Căn phòng trọ này quá nhỏ nên chỉ hai ba bước chân là đến được mọi nơi trong nhà.
"Con bị sao vậy, Nga? Chảy máu cam à?" Bà Nguyệt không còn biết đau, ngồi bật dậy lo lắng hỏi vọng vào trong phòng tắm.
"Dạ, con không sao đâu! Mẹ đừng lo..."
Nga đứng trước gương trong phòng vệ sinh, lấy giấy quấn tròn nhét vào một bên mũi, đầu ngữa ra đằng sau nói vọng ra nhà ngoài trấn an bà Nguyệt. Dạo gần đây, không biết có phải vì làm việc kiệt sức hay sao mà cô cứ chảy máu cam hoài. Bà Nguyệt và mấy đứa em Nga cứ khuyên cô đi khám nhưng cô cứ chần chừ không đi. Khám bệnh bây giờ một chút cũng tốn tiền, trong khi cô phải chắt chiu từng đồng mới đủ trang trải chi phí trong nhà. Vì thế, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó. Cô tiết kiệm mọi thứ có thể, kể cả với sức khỏe của mình.
Sau khi đứng một lúc lâu thì máu cũng cầm lại. Sực nhớ điều gì, Nga nhìn đồng hồ trên tường rồi hốt hoảng thay quần áo, cầm giỏ xách màu đỏ đen có thêu họa tiết của dân tộc Xơ-đăng chạy bán mạng.
"Ối! Con trễ mất rồi. Con đi làm mạ ơi..." Vừa chào Bà nguyệt, Nga vừa mang giày vào, hối hả chào bà.
"Ừ! Đi từ từ! Cẩn thận nha con..."
“Dạ…”
Nga lễ phép trả lời rồi ù té chạy như ma đuổi. Vừa chạy, cô vừa oán trách mình, sao lúc nào mình cũng trễ nãy hết vậy trời.
Bà Nguyệt thở dài nhìn bóng dáng hối hả của Nga rồi lấy tay đặt lên ngực, cơn đau âm ĩ lại bắt đầu hoành hành bà. Trước mắt mọi thứ lại quay vòng vòng như đang ngồi trên đu quay, bà ho khan một cái rồi mệt mỏi nằm dài xuống nệm, mắt đã nhắm lại mà không biết sao lệ cứ chảy thành từng dòng dài. Trong lòng bà thấy thương cô con gái nhỏ vô hạn. Đấm nhẹ vào lồng ngực già nua một cách bất lực, bà chép miệng như nói với chính mình.
“Mạ và cái nhà này làm khổ con gái của mạ rồi…”
Thở hổn hển chạy ra đường lớn, Nga đón xe buýt đi làm tận quận 3. Chiếc xe Honda Cup duy nhất trong nhà cô để cho ông Thiên đi bán đồ trước chùa. Còn xe đạp cọc cạch màu xanh lá cây thì để mấy đứa em đi học.
Thấy ngày nào Nga cũng đón xe buýt đến chỗ làm, bà Nguyệt hỏi sao không lấy xe đi. Không muốn để bà lo lắng, cô ấp úng nói dối rẳng đã có bạn đến chở đi cùng để bà được an tâm. Chứ thật ra, cô vì thương cha già phải đón xe buýt cực nhọc, thương các em phải đi bộ đến trường nên đành hy sinh tất cả cho họ. Mặc dù, quãng đường cô đi làm xa gấp mấy lần. Cô vẫn cứ đi lặng lẽ như vậy. Có khi là lúc ông mặt trời vừa thức dậy. Có lúc là khi thần mặt trăng đã quay quần cùng ngàn sao. Có khi là nắng gắt. Có khi lại là mưa giông. Cô vẫn nhẫn nại trên đôi chân của mình, rảo bước mọi ngõ ngách của Sài Gòn rộng bao la trong thầm lặng, không kêu ca hay một lời oán than nào.
Chỉ mình cô, đơn độc giữa Sài Gòn đông đúc và náo nhiệt.
Chỉ mình cô, cô đơn giữa dòng người tấp nập nắm tay nhau cười nói vui vẻ.
Chỉ mình cô, cô đơn trước những nụ hôn, những cái ôm dịu dàng của những cặp tình nhân qua lại.
Và những hình ảnh đó khiến lòng cô se thắt, nhớ nhung đến quay quắc cồn cào cho người phương xa.
Trưa nay, Nga đến chỗ dạy kèm cho một cô bé học lớp 9. Cô bé có cái tên rất đẹp, Tường Vi. Vi sắp thi tốt nghiệp nên gia đình tìm gia sư cho các môn chính để kèm cặp thêm. Nga phụ trách môn Văn Học. Vì cô đã từng học rất khá môn này nên đầy đủ kiến thức để kèm cặp cho Vi.
Nga làm dạy kèm ở chỗ này mới được hai tuần thôi. Lúc trước, cô dạy kèm môn Toán cho một cậu nhóc lớp 3. Thế nhưng, cô chỉ làm được một tuần là phải bỏ việc giữa chừng vì không chịu được sự dòm ngó và dê xòm của bố cậu bé. Vì thế, trước khi những hậu quả xấu có thể xảy ra, cô đành chấp nhận rút lui. Mặc dù, cô đang rất cần tiền và lương ở đó cũng rất khá.
Ở nơi dạy kèm mới này, Nga cảm thấy thoải mái hơn vì nhà Vi chỉ có hai mẹ con. Vi là một cô bé cũng khá dễ thương mặc dù hơi cứng đầu và bướng bỉnh một chút. Mẹ Vi cũng khá là tử tế với cô. Nên trong lòng, cô mong có thể dày kèm lâu dài cho Vi để có thể giúp đỡ cô bé hoàn thành tốt kỳ thi của mình, cũng như có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân.
Vậy mà hôm nay, khi vừa bấm chuông cửa thì Nga đã bị mẹ Vi hất nguyên một thao nước bẩn vào người kèm theo một tràng chửi không thương tiếc ngay khi vừa nhìn thấy mặt.
"Cút đi! Đồ cô giáo cà chớn. Nhìn mặt đã không ưa rồi..."
Mẹ Vi mặt hầm hầm giận dữ, mắng nhiếc ngay tại cổng sắt cao to khiến Nga ngỡ ngàng không thể nói được lời nào. Cô không biết chuyện gì đã xảy ra, khiến mẹ Vi lại đối xử với mình như vậy? Mặc dù, ban đầu, bà đã rất tử tế với cô. Còn dịu giọng năn nỉ cô cố gắng kèm cặp cho Vi. Thấy sự tử tế của bà, Nga cũng tận tâm tận lực dạy bảo Vi. Thế nhưng, cô không hiểu vì sao hôm nay bà lại quay phắt 180 độ như vậy.
"Có chuyện gì vậy dì? Con đã làm gì có lỗi? " Nga uất ức, nghẹn giọng hỏi. Hai tay co ro trước ngực vì áo quần đã ướt hết, ướt cả gương mặt và đầu tóc của cô.
Mẹ Vi chống tay lên hông, nghiêng người về phía trước, gân cổ lên quát ầm ĩ nhưng đang ở ngoài chợ trời.
"Cô còn bày đặc làm bộ làm tịch nữa hả? Cô nghĩ sao vậy? Con tôi mới có học lớp 9 mà cô dám đưa mấy cuốn truyện khiêu dâm cho nó đọc? Còn thêm mấy cuốn tạp chí đồi truỵ nữa. Cô là cô giáo kiểu gì đây? Cô có phải là đệ tử ruột của cô giáo Thảo không? Nhìn mặt ngoan hiền vậy là đầu óc dâm dục hết chỗ nói. Khai mau! Cô dụ dỗ con tôi như vậy là có ý gì? Cô có muốn tôi báo công an cồng đầu cô không?"
"Con..." Nga sững ngường như trời trồng vì quá sửng sốt, chỉ kịp cất một tiếng duy nhất thì mẹ Vi đã nhảy ngay vào họng ngăn lại.
"Cô còn định chối nữa hả? Tất nhiên là cô phải phủ nhận rồi. Cô đúng là loại cô giáo vô liêm sỉ mà. Cút đi ngay cho tôi! À, cô đứng sớ rớ là vì muốn đòi lương có phải không? Tiền lương hả? Tôi không trả luôn. Tôi không thưa công an là phước cho cô lắm rồi. Từ nay, cô đừng có bén mảng đến đây nữa. Lần này là nước rửa chén. Lần sau sẽ là nước bồn cầu đó, cô có hiểu không hả?"
"Thực sự không phải là con mà dì..."
Nga muốn khóc vì quá oan ức. Tự nhiên, một chuyện hoàn toàn không phải là lỗi của cô lại trút hết lên đầu cô thì làm sao cô không uất ức đến bật khóc như vậy. Nhẹ kéo tay mẹ Vi năn nỉ vì cô đang rất cần việc làm. Nhưng bà chỉ lãnh đạm hất ra mắng tiếp, cơn giận trên gương mặt bự thịt chẳng chút nguôi ngoai.
"Còn già mồm chối nữa hả? Có biến đi không? Cô còn ở đây, tôi gọi công an tới bây giờ."
Thấy gương mặt ngày càng giận dữ của mẹ Vi, Nga biết không thể làm gì hơn để bà nguôi giận. Cô đành lấy tay lau nước còn bám trên mặt rồi cúi xuống nhặt chiếc giỏ xách màu đen có thêu những họa tiết Xơ-đang màu đỏ đang nằm lăn lóc trên nền xi măng, mấy quyển sách giáo khoa cũng văng tung toé hết ra ngoài, bê bếch ướt vì thau nước bẩn vừa rồi. Người cô lúc này nhem nhuốc, bộ dạng thảm thương khiến ai cũng động lò
Mặc dù, ông Thiên và các em Nga đã nhiều lần khuyên nhủ cô về sự ra đi của Nhân như là một sự an bày của số phận, quyết định sang Campuchia của anh hoàn toàn không phải là lỗi của cô. Thế nhưng, cô vẫn không nghe. Cô luôn cho rằng, mình là kẻ đã gián tiếp gây ra cái chết của anh trai.
Hàng đêm, Nga cứ ngồi khóc lặng lẽ trong bóng tối. Mỗi khi nghĩ đến việc, Nhân vì đi tìm cô mà phải mất đi tính mạng, lòng cô đau đớn từng cơn không dứt. Nước mắt vì thế mà cứ ồ ạt tuôn trào đổ dài thành sông. Đau lòng hơn nữa, khi cô nhớ lại ngày tháng được sống trong nhung lụa ở Sundance. Trong khi Nhân thì phải vật vờ ở Đệ Nhất. Điều này càng khiến cô thêm oán hận chính bản thân mình, cũng như chính kẻ đã cố gắng giam giữ cô ở nơi đó. Càng đau đớn dày vò áy náy, cô càng ra sức cố công tìm kiếm phần thi thể còn lại của Nhân.
Chua xót nghiến răng oán hận kẻ đã gây ra cái chết của anh trai mình, Nga thề rằng, dù chỉ còn một giây để thở, cô cũng nhất định sẽ tìm ra được kẻ tàn ác đã gây nên bi kịch này.
“Thật là một lũ sát nhân không chút tính người! Tôi nhất định sẽ theo đuổi vụ điều tra này đến cùng. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ tha thứ cho các người.”
Nhiều tháng trôi qua, mọi tin tức về vụ điều tra vẫn không có kết quả. Nga chỉ biết được tin thông diễn biến sự việc qua lãnh sự quán Campuchia và cục cảnh sát thành phố. Mỗi lần cô đến đó, tất cả những gì nhận được chỉ vỏn vẹn một câu duy nhất.
"Đây là một vụ án phức tạp. Cần nhiều thời gian để điều tra."
"Đây là một vụ án có liên quan đến những băng nhóm xã hội đen. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều tra."
Xã hội đen ư? Người anh trai cả đời chẳng biết đánh nhau bao giờ mà lại liên quan đến xã hội đen? Việc này quả là một sự nhầm lẫn không thể tha thứ và chấp nhận được.
Bằng sắc mặt vô cùng sửng sốt trước những gì viên cảnh sát đang ngồi trước mặt đều đều nói. Nga đứng bật dậy, hai tay chống lên bàn phản đối, trong giọng nói không giấu vẻ tức giận và kích động.
“Anh trai tôi chỉ đến Đệ Nhất để tìm tôi. Anh ấy không thể nào liên quan đến bất kỳ băng nhóm xã hội đen nào cả. Trước khi qua đời cũng vậy, anh trai tôi vốn là một người rất ôn hòa và hiền lương. Anh trai tôi chưa hề đánh nhau với ai bao giờ. Các ông có chắc là đã điều tra kỹ nguyên nhân đã gây ra cái chết tức tưởi của anh trai tôi không?”
Nói đến đây, nước mắt đã rơi đầm đìa trên khuôn mặt xanh xao, hốc hác của Nga. Mỗi khi đến đây, ngồi đối diện với viên cảnh sát. Cái chết đầy đau thương của anh trai cô lại chập chờn trước mắt, đau đớn xé lòng như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
Những viên cảnh sát ở đây ban đầu còn tỏ ra thương xót cô, nhưng dần theo thời gian thì cũng trở nên quen với việc này. Thực sự, thời gian có thể làm xóa nhòa mọi cảm xúc. Vì thế, bây giờ, mỗi lần Nga đau buồn như vậy. Viên cảnh sát chỉ an ủi những câu máy móc và sáo rỗng rồi nói tiếp.
"Theo chúng tôi được biết. Trước khi anh trai cô bị giết, đã có một vài vụ xô xát xảy ra giữa anh trai cô với những phần tử tay trong của sòng bài. Vì thế, theo như phán đoán và nhận định của chúng tôi. Nguyên nhân đang bắt đầu được điều tra từ đây. Tuy nhiên, những phần tử này hầu hết là dân cờ bạc và nghiện ngập, không rõ danh tính và đang lưu lạc trên khắp Campuchia. Nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cô và gia đình cần kiên nhẫn chờ đợi..."
Hoàn toàn bất lực trước những gì viên cảnh sát nói, Nga khẽ nhắm mắt, cố gắng chôn vùi nỗi đau vào trong lòng, run run cất giọng hỏi.
"Thế còn phần thân thể bị lấy đi của anh trai tôi thì sao?"
Ngồi phịch lại xuống ghế, một dòng nước mắt lóng lánh từ đôi mắt đẹp trượt dài trên gò má khô khan, xanh xao của Nga. Trái tim cô đau như bị ai đó rạch từng nhát, từng nhát mỗi khi nghĩ đến hình ảnh kinh hoàng đó.
"Chúng tôi vẫn đang điều tra và cố công tìm kiếm. Chúng tôi rất tiếc với cô và gia đình. Nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng hết sức…"
Giọng viên cảnh sát vẫn đều đều. Nó khiến cho Nga cảm thấy không thực sự tin tưởng họ đã làm hết sức mình như họ vẫn luôn nói. Mặc dù vậy, cô vẫn phải nén giọng, kiềm cơn giận vào trong mà tiếp tục nài nỉ và cầu khẩn. Bởi ngoài việc này ra, cô không còn biết làm việc gì hơn
"Tôi xin ông. Hãy tìm kiếm giúp gia đình tôi, để anh trai tôi có đầy đủ hình hài nơi chín suối mà sớm được siêu thoát..."
Nga rướng người về phía viên cảnh sát. Bàn tay gầy gò của cô nắm lấy bàn tay khô ráp, mập mạp đang đan xen vào nhau của viên cảnh sát, tha thiết van xin và cầu khẩn. Mỗi câu từ cô thốt ra, nước mắt trong veo cứ thế mà rơi càng lúc càng nhiều.
“Chúng tôi hứa, chúng tôi sẽ làm hết khả năng có thể. Cô cứ yên tâm về nhà và chờ đợi. Việc điều tra không thể xong một sớm một chiều được. Vì thế, cô và gia đình thực sự cần phải kiên nhẫn.”
Lần nào, Nga cũng thẫn thờ như người mất hồn khi bước ra khỏi cục cảnh sát. Từ ngày Nhân mất, người cô xuống sắc trầm trọng. Lúc nào cũng trông mệt mỏi, thiếu sức sống. Dạo gần đây vẫn không khá hơn được chút nào, vẫn xanh xao héo úa, nét mặt chỉ vương mỗi nỗi sầu bi không biết tâm sự cùng ai. Một cô gái xuân sắc bị nỗi đau quá lớn đè nặng, khiến cho vẻ đẹp cũng sớm bị tàn phai. Tất cả bây giờ chỉ còn là một cái xác không hồn vật vờ và ủ dột, thân hình mảnh mai càng thêm gầy gò, ánh mắt lúc nào cũng buồn thê lương trên gương mặt luôn lắng đọng nhiều tâm sự bi thương.
Đôi vai gầy trĩu xuống một cách buông xuôi, Nga thả hồn bước vô định về phía trước. Ánh nắng vàng ươm chiếu lên những hàng cây xanh trên con đường Nguyễn Trãi tấp nập người qua lại. Những vệt sáng vàng vọt xuyên qua kẽ lá, rọi thẳng vào gương mặt như một cái xác không hồn của Nga. Trong cái không khí ồn ào vốn đã bắt đầu một ngày mới từ rất lâu rồi, bỗng vang lên tiếng gọi hậm hực, la hét in ỏi từ phía sau lưng.
"Đứng lại! Con kia..."
Một gã đàn ông mặt mày bậm trợn từ đằng xa chỉ vào mặt Nga hét lớn làm cô hoàn hồn quay lại. Sau khi định thần được kẻ đang ra sức gọi mình như hét vào mặt, Nga mới hốt hoảng toan chạy thật nhanh vào những ngõ ngách ngoằn nghoèo trên đường để tìm cách lẫn trốn.
Vì Nga đã quá quen với việc rượt đuổi này. Nên không nhìn lại phía sau, cô cũng biết không chỉ có một người, mà cả hơn ba người đàn ông cao to, người chi chít hình xăm bậm trợn đang rượt đuổi theo mình sát nút. Và như mọi khi, cô dù có cố gắng hết sức lực mà mình có thể, cong chân chạy không ngoáy đầu lại nhìn một giây. Vậy mà nhiều lần như vậy, không cần phải tốn nhiều công sức, ba tên đó vẫn tóm được cô gọn lỏn trong các ngã cụt. Và lần này cũng vậy.
Sau khi chạy bán sống bán chết vào một con hẻm nhỏ. Nga bí đường, chống tay xuống hai chân thở hổn hển rồi đứng tựa vào tường, mái tóc được cột phía sau lỏng lẽo trở nên bù xù, bê bết bám trên vầng tráng cao ướt đẫm mồ hôi. Chưa thở cho kịp hơi, cô đã chấp hai tay lên ngực cầu xin như mọi lần.
"Xin các ông hãy tha cho tôi lần này..." Giọng nói đứt quãng vì hơi thở dồn dập đến độ nói không thành tiếng, Nga sợ hãi nhìn ba tên du côn mặt lạnh băng phía trước đang dồn cô vào chân tường. Mặt cô vốn đã xanh xao giờ càng thêm tái mét.
CHÁT.
Không thèm nghe trọn vẹn một câu mà Nga đang cố công nói. Một tên đầu trọc mặt mày tựa quỷ sa-tăng lạnh lùng giơ tay tát mạnh vào mặt cô, khiến cô ngã nhào xuống nền đất còn đọng nước dơ bẩn sau cơn mưa rào.
Vài người dân qua lại nơi đó có nhìn thấy cảnh tượng trên. Nhưng khi bắt gặp ánh mắt như cảnh cáo của ba tên du côn máu lạnh thì vội vàng sửa nón trên đầu, nhanh chân đi khỏi nơi này ngay mà không dám ngoáy đầu nhìn lại vì sợ bị liên lụy. Mặc dù, hình ảnh đáng thương của cô gái trên nền đất dơ bẩn làm họ cảm thấy vô cùng thương cảm.
Cái tát như trời giáng vào mặt làm đầu óc Nga xoay vòng vòng. Giơ tay lên gò má đã hằn lên nguyên một bàn tay đỏ chét, cô đưa khuôn mặt đờ đẫn xanh xao nhìn người đàn ông trước mặt, miệng vẫn liên tục van xin nhưng mắt ráo hoảnh mà không có một giọt lệ nào tuôn ra dù sương đã giăng đầy trong đó. Có lẽ, vì đã bị hành hung như thế này rất nhiều lần nên cô trở nên chai lì, đòn roi không còn làm cô thấy sợ đến độ khóc lóc. Những giọt sương giăng mờ trên mắt lúc này chỉ là một sự tủi nhục từ sâu trong đáy lòng dâng lên cao độ mà thôi.
"Tôi hứa, cuối tháng này, tôi lãnh lương. Tôi sẽ trả ngay cho các ông..."
CHÁT.
Một cái tát đầy lực của một gã khác lần nữa bay thẳng vào mặt Nga. Như mọi khi, không cho cô một giây để giải bày về hoàn cảnh vô cùng túng thiếu lúc này của mình.
"Mẹ kiếp! Mày hứa lần này là lần thứ mấy rồi?" Một tên khác mặc áo khỉ hở ngực khoe hình xăm đầy mình nắm lấy đuôi tóc cô mạnh bạo kéo lên cao, khiến cô la lên một tiếng vì đau như tóc đã bị nhổ hết cả chùm.
"A...."
"La hả mày? Mày cũng biết sợ à? Mày láo lắm. Dám chuyển chỗ ở nữa à?"
CHÁT
Tên đầu trọc lại tát vào mặt Nga. Cái tát thứ ba liên tiếp sau đó chưa đầy một phút bay thẳng vào gương mặt đã hoàn toàn trắng bệch của cô. Màu sắc duy nhất lúc này trên mặt cô chỉ là dòng máu đỏ đang chảy ra từ khóe môi khô khan như người bệnh triền miên lâu năm không được chữa trị.
"Tôi lạy các ông..." Nga chấp tay. "Mạ tôi đang bệnh. Bà không chịu nỗi cú sốc này nên tôi mới chuyển chỗ ở. Với lại, chỗ đó lại lên giá nhà nên tôi mới đành phải chuyển đi, chứ tôi nào dám qua mặt các ông. Tôi hứa, tôi sẽ trả tiền cho các ông. Tôi xin các ông..." Hai bàn tay Nga run run xoa xoa vào nhau làm động tác van xin vô cùng đáng thương.
"Con quỷ cái kia, nhìn mặt mày là tao thấy ghét rồi. Ai cho mày đẹp hơn tao hả mày?” Gã bê đê đứng im lặng từ đầu đến giờ mới cất lời. Ỏng ẹo tựa lưng vào tường, hắn ta nói tiếp “Mày hứa với bọn tao bao nhiều lần rồi? Mấy tháng rồi mày biết không? Tiền lãi bây giờ mày trả cũng không nổi nữa chứ đừng nói đến tiền gốc?"
"Tôi sẽ trả. Nhất định tôi sẽ trả lại cho các ông. Tôi xin lấy vong linh của người anh trai mà tôi yêu thương nhất trên đời ra để thề. Anh trai tôi đã mượn tiền của các ông. Nhưng giờ anh ấy đã chết. Tôi sẽ là người thay anh tôi trả. Tôi nhất định sẽ trả cho các ông. Còn một hơi thở tôi cũng sẽ trả. Một đồng tôi cũng sẽ trả hết cho các ông. Tôi không muốn anh trai tôi chết mà vẫn còn vướng nợ trần gian. Tôi không muốn anh trai tôi ra đi mà không được thanh thản. Tôi xin các ông..."
Ba tên nghe Nga nói xong nhìn nhau, vẻ mặt không chút động lòng. Tên mặt áo khỉ lại sấn tới, nắm cổ áo sơ mi mày xanh lá mạ của cô nhấc bổng người lên.
"Mẹ kiếp! Lần nào, mày cũng nói những câu tương tự rồi có thấy trả tiền đâu hả? Bây giờ, chừng nào mày mới chịu trả? Mày có tin bọn tao bán mày vào động gái không?"
Nga kinh hãi nhìn thân người mình bị nhấc lên cao, miệng lắp bắp giải thích, hai tay chấp lại tiếp tục làm động tác van xin.
“Vì mạ tôi bị bệnh nên có bao nhiêu tiền tôi lại mua thuốc than cho bà. Tôi xin các ông. Tôi đang mượn tiền bà con xa. Cuối tháng này sẽ đủ. Tôi xin các ông tha cho tôi lần này…"
Ba tên nhìn nhau không nói gì, rồi tên đang nắm đầu Nga thả mạnh cô vào tường.
BỊCH.
Nga bị ném vào bức tường sần sùi đầy rêu xanh đen. Vì lực quá mạnh nên rên lên đau đớn, nhăn mặt ôm lấy đầu. Chưa xoa dịu được cơn đau điếng nơi vầng tráng đang ướt đẫm mồ hôi thì lại quay sang nhìn ba tên côn đồ trước mặt, ánh mắt sợ sệt và cầu khẩn.
“Tôi xin các ông. Tôi lạy các ông tha cho tôi lần này….”
"Con đỉ! Cuối tháng này, mày mà không trả thì tao giết cả nhà mày. Mày nhớ chưa? Đừng có tưởng đổi chỗ ở là bọn tao không biết. Mày có chạy đằng trời tao cũng tìm ra. Nhớ đấy! Lần này, bọn tao tha cho mày. Không có lần sau đâu..." Tên cầm đầu hung hang trừng mắt, chỉ thẳng vào mặt Nga nghiến răng đe dọa.
Nói dứt câu, ba tên ném cái nhìn cảnh cáo về phía Nga rồi quay lưng lạnh lùng bỏ đi. Sau một hồi nằm dài vô hồn trên nền đất ướt nhẹm, cô lọ mọ ngồi dậy vô thức lấy tay lau những vết bẩn đang bám trên người, đưa đôi mắt thẫn thờ mệt mỏi nhìn ba tên côn đồ đã đi xa khuất. Sau khi đã chắc chắn bọn chúng không bám đuôi, cô mới rời khỏi nơi mình vừa bị đánh, đi lòng vòng cả một đoạn đường dài, kỹ càng nhìn về phía sau xem có ai theo dõi mình hay không. Lúc đó, cô mới bắt đầu nhắm hướng con đường về khu nhà trọ mình đang thuê.
Nhấc những bước chân khẩn trương nhưng không giấu được sự đuối sức, cô oằn người nén cơn đau ở đầu sau khi bị đánh trở về nhà. Vừa đi vừa lo nghĩ đến việc đào đâu ra số tiền lớn kia để trả cho bọn đầu trâu mặt ngựa. Thật ra, một người bà con của cô đang bán miếng đất của tổ tiên ở Huế. Sau khi nghe cô thuật lại hoàn cảnh của mình thì họ có hứa là sẽ cho cô vay 100 triệu đồng để điều trị bệnh cho bà Nguyệt và trả bớt nợ cho mấy tên côn đồ kia. Tuy nhiên, nếu cô chỉ mượn được 100 triệu, thì số tiền này cũng thực sự không thể giải quyết được khó khăn mà cô đang phải gồng mình gánh vát.
Số tiền Nga vừa bị đòi vốn là số tiền mà Nhân đã vay từ bọn xã hội đen khi anh định mang nó sang Phnom Pênh để chuộc Nga về. Sau khi ông Thiên trở về lại Sài Gòn đã không dám kể cho bà Nguyệt hay tin này mà chỉ nói với Nhân. Vừa nghe tin dữ, anh đã bàng hoàng đến độ không thể nói nên lời. Trong lòng vô cùng tức giận nhìn người cha giờ đã phờ phạc và lo lắng đến tóc bạc cả mái đầu. Không oán trách ông một lời, anh ngày đêm tìm cách vay mượn tiền khắp nơi để đủ số tiền 250 triệu với hy vọng sẽ có thể đưa Nga về. Khi ông Thiên rời khỏi Đệ Nhất, ông không hề biết Nga đã bị bán cho Andrew. Ông cứ đinh ninh rằng, cô vẫn bị người của sòng bạc giữ lại. Và với ý nghĩ này, ông đã nhanh chóng trở về Sài Gòn để bàn bạc với Nhân tìm cách cứu Nga.
Sau khi chạy vạy khắp nơi mà chẳng thấm vào đâu với số tiền lớn như cả một gia tài của nhiều người. Nhân liều mình tìm đến bọn xã hội đen để vay 250 triệu với 10% tiền lãi mỗi ngày. Thực chất, lúc đó, ông Thiên cũng không biết được tổng số tiền mà mình phải trả cho bọn sòng bài Đệ Nhất là bao nhiêu. Vì thế, Nhân chỉ hy vọng số tiền này có thể giúp anh giải quyết vấn đề trước mắt là chuộc Nga ra khỏi cái nơi tăm tối đó. Nào ngờ, khi anh còn chưa được nhìn mặt em gái lần cuối đã phải lãnh cái chết vô cùng đau thương và oan uổng như vậy.
Oái ăm thay! Sau khi Nhân chết, số tiền này cũng đã "không cánh mà bay" ngay ngày xảy ra án mạng. Không cần nghĩ suy, Nga cũng biết chắc rằng bọn hung thủ đã cưỡm số tiền đó đi sau khi thực hiện hành vi man rợ của mình.
Mặc dù, người vay mượn là Nhân đã qua đời. Theo nguyên tắc, số tiền cũng sẽ theo chủ mà xuống sâu tận lòng đất lạnh lẽo. Thế nhưng, bọn cho vay lại đổ số nợ khổng lồ này lên đầu ông Thiên với do, con thiếu nợ thì cha mẹ phải trả tiền. Nga vì thương cha già mà đã đứng ra lãnh hết số nợ này. Nhưng có một lý do khác khiến cô càng quyết tâm trả cho xong phần nợ chẳng thuộc về mình. Đó là vì cô không muốn vong linh của Nhân vướng nợ trần gian, chết không được nhắm mắt vì người đời tru tréo. Cô muốn nhanh chóng trả dứt số nợ để cho linh hồn anh được thanh thản bên kia thế giới. Mặc dù, cô biết số tiền lớn này không dễ dàng mà hoàn trả lại trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, tiền lãi mỗi ngày cứ tăng dần.
Dù đã cố gắng làm việc cực nhọc quần quặc cả ngày, nhưng số tiền Nga kiếm được chẳng thấm vào đâu. Tất cả những đồng lương ít ỏi của cô đều dồn hết vào thuốc thang lo cho bà Nguyệt và tiền thuê nhà trọ, ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Trong khi tiền lãi ngày càng cao ngất ngưỡng đến độ cô không còn nhớ chính xác là bao nhiêu. Và thế là suốt 5 tháng nay, cô cứ phải dùng thân xác mình để chịu đựng những trận đánh thừa sống thiếu chết của bọn cho vay. Cảnh tượng bị chúng rượt đuổi bất cứ nơi nào trong thành phố rộng lớn này đã là chuyện bình thường như cơm bữa đối với cô.
Nắng đã lên cao khỏi ngọn sào, tỏa thứ ánh sáng mang hơi hanh khô xuống xóm nhà trọ dành cho công nhân, sinh viên có thu nhập thấp nằm chen chút trong con hẻm chật chội quanh co ở một khu khá phức tạp ở quận 4. Từ xa, Nga đã thở phì một cách nặng nhọc, hai tay sửa sang chỉnh chu lại đầu tóc và quần áo khi nhìn thấy tấm bảng bằng nhôm màu trắng được viết dòng chữ nghệch ngoạc màu xanh trước mặt.
Nhà trọ Bình Dân.
Gia đình Nga vừa mới chuyển đến đây được vài ngày. Và lần này đã là lần chuyển nhà thứ 10 kể từ ngày Nhân mất. Những lần chuyển nhà trước không hẵn vì giá rẻ hơn mà là vì để trốn tránh bọn xã hội đen kia, nên Nga cứ liên tục chuyển địa điểm nhằm thoát khỏi sự lùng sục của chúng khắp nơi. Tuy nhiên, cho dù cô có chui xuống đất thì bọn chúng vẫn tìm ra. Và mỗi lần như vậy, bọn chúng đều rất điên tiết, đánh mắng cô dã man giống như hôm nay chẳng hạn. Và vì phải chọn ăn đòn và lăng nhục như vậy quá nhiều lần, khiến cho cô cũng trở nên chai lì và chấp nhận một cách vô thức và cam chịu. Thực chất, ngoài việc đó ra, cô cũng không còn bất cứ sự lựa chọn nào.
Về đến nhà rồi nhưng Nga cứ đứng tần ngần trước cửa một hồi lâu. Cột tóc và quệt mặt tỉnh táo đàng hoàng rồi mới bước vào trong phòng trọ. Vừa bước vào cô vừa cất giọng gọi tươi tỉnh nhất có thể.
"Mạ ơi, con mới về...."
"Nga hả? Mới đi làm về hả con. Nhanh rửa tay rồi ăn cơm đi con..."
Đang ngủ thiu thiu trên giường, bà Nguyệt nghe tiếng Nga thì mệt nhọc mở mắt ra cất tiếng giụt thều thào, vẻ mặt xanh xao hốc hác hướng về phía Nga.
Kể từ khi hay tin ông Thiên đi Campuchia đánh bài và có bồ nhí, bà Nguyệt liên tục ra vào viện. Những lần xuất viện của bà, bác sĩ đều can ngăn. Vì tình sức khỏe của bà rất kém. Tuy nhiên, vì lo gia đình không có tiền chữa trị, bà lại nằng nặc đòi về nhà nằm uống thuốc cầm cự. Khi phát hiện Nga một mình đi Campuchia tìm ông Thiên, bà lên cơn đau tim dữ dội. Trên đường đưa vào bệnh viện, miệng bà chỉ nhắc đi nhắc lại một câu là phải sang Campuchia tìm Nga về bằng được cho bà. Cũng kể từ hôm đó, bà giận ông Thiên đến tận bây giờ. Đã 5 tháng nay, bà không nhìn mặt cũng không hé răng với ông một lời. Cả hai sống cùng một mái nhà mà cứ như hai người xa lạ. Mặc dù, ông Thiên đã tỏ vẻ vô cùng ăn năn và hối lỗi với bà. Kể cả quỳ dưới chân bà để van xin tha thứ, nhưng bà vẫn không động lòng, lạnh lùng ngoảnh mặt vào tường không chấp nhận.
Trong thâm tâm của bà Nguyệt, thực chất dù chồng mình có làm gì sai quấy cũng có thể niệm tình mà cô gắng bỏ qua cho êm nhà êm cửa, để các con không phải suy nghĩ mà rầu lo, ảnh hưởng đến việc học hành. Nhưng hành động bán con gái mình cho sòng bạc thì bà không thể nào chấp nhận được. Mặc dù, lúc Nga về đến giờ, cô cứ luôn miệng chắc nịch với bà là cô không sao cả. Nhưng bà vẫn không tin, cứ lo nươm nớp trong lòng là cô đã bị hành hạ đánh đập, thậm chí bị ép buộc dùng thân xác để kiếm tiền cho bọn chúng. Nghĩ đến đây, bà lại lo lắng trong lòng, sợ cô không còn cơ hội tìm được người đàn ông tốt trong tương lai. Nếu như họ biết, cô từng bị bán vào động như vậy.
Về phần mình. Vì hết tiền trả viện phí cho bệnh viện nên bà đã về nhà hơn hai tháng nay. Dù bệnh tình vẫn không suy giảm nhưng bà nhất mực đòi về. Bà biết nhà đã cạn tiền, thiếu ăn, thiếu mặc vì đã dốc tất cả tiền thuốc men cho bà. Lúc bà một mực đòi xuất viện mà không có sự cho phép của bác sĩ, Nga hết lời can ngăn đủ điều. Thậm chí là khóc lóc van xin mà bà vẫn nhất định không nghe.
"Ba con đi ra chùa rồi hả mạ?"
“Ừ, lúc con vừa về thì ba con cũng vừa mới xách xe đi…”
Từ hôm đi Phnom Pênh về, ông Thiên trở lại nghề coi tướng số trước chùa Thiên Phước để kiếm sống qua ngày. Đôi khi, ông may mắn gặp được nhiều khách mê tín chịu bỏ số tiền ít ỏi ra xem một quẻ đoán vận hạn. Nhưng cũng có nhiều ngày, ông trắng tay ra về mà không có một đồng trong túi để đổ xăng. Ngoài công việc này, ông cũng kiêm luôn việc bán những lễ vật dâng Phật cho khách viếng thăm chùa. Thu nhập chẳng là bao, nhưng đây là công việc duy nhất lúc này mà ông có thể làm để phụ Nga chi trả chi phí trong nhà. Chứ phần lớn, mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào những đồng lương ít ỏi của Nga.
"Ồ, thế ba ăn cơm chưa mà đi vậy mạ?"
"Ổng ăn qua loa rồi đi mới đi." Bà Nguyệt mệt mỏi nói. Mỗi tiếng phát ra là một lần đau nhói ở tim, làm bà phải đưa tay lên ngực vuốt vuốt mãi.
"Mấy đứa nhỏ đi học rồi luôn hả mạ?"
Từ dưới vách bếp ngăn cách của căn phòng trọ quét vôi xanh nhạt cũ kỹ nhỏ xíu như cái lỗ mũi, Nga cầm tô cháo nóng mang lên chỗ bà Nguyệt đang nằm. Nhà không có giường, nên Nga đã kê tấm chăn dày lên tấm chiếu rách tươm để bà nằm đỡ cho khỏi đau lưng.
"Ừ, đi học rồi. Thấy thương lắm. Mạ cho tiền ăn quà mà không chịu lấy."
"Ồ! Vậy hả mẹ? Thương quá! Tụi nó lớn rồi nên cũng biết suy nghĩ. Thấy mấy đứa nó ngoan vậy, con làm gì cũng không thấy mệt nhọc nữa.” Nga cười tươi nhìn bà Nguyệt rồi đỡ bà dậy. “Mạ ngồi dậy ăn chút cháo rồi uống thuốc mạ nhé."
Nga lấy chiếc thìa nhôm đảo qua lại tô cháo lỏng nghi ngút khói với vài miếng thịt bé tẹo và hành tây bên trong cho nguội bớt. Đoạn, cô bỏ tô cháo xuống chiếc ghế cao su màu xanh lam rồi nhanh tay chỉnh gối cho bà Nguyệt ngồi cho thoải mái.
"Đưa đây! Mạ tự ăn được rồi..." Bà Nguyệt chìa bàn tay gầy gò đã điểm đồi mồi về phía Nga.
"Để con đút mạ cho..." Nga mỉm cười, cầm muỗng cháo lên thổi thổi rồi nhẹ nhàng đưa vào miệng bà Nguyệt.
"Để mạ tự ăn..." Bà Nguyệt cầm lấy muỗng. "Mạ bệnh tim chứ có đau tay đâu..." Bà gượng cười trìu mến nhìn cô con gái lớn vô cùng hiếu thảo này.
"Thôi, để con đút mạ. Mạ ăn nhanh còn uống thuốc đúng giờ nghen mạ..." Nga một mực giành làm công việc này, nhẹ giọng nói khi nhìn gương mặt xanh xao của bà Nguyệt mà trái tim se thắt lại.
"Tổ cha cô! Sao mà có hiếu quá chừng. Mạ thiệt có phước..." Bà Nguyệt bẹo má Nga rồi cười buồn, ánh mắt nhìn khuôn mặt xinh đẹp của cô con gái bà cưng nhất nhà, đang dần tiều tụy đi vì làm việc quá sức. "Tội nghiệp con gái cưng của mạ. Mới tí tuổi đầu mà đã phải vất vả ngược xuôi như thế này rồi..."
"Trời! Mạ ơi, con đã gần 23 tuổi rồi còn gì." Nga cười tít mắt, nụ cười làm sáng bừng trên gương mặt vốn rất thê lương.
"Cứ lo đi làm và lo cho gia đình. Có thời gian đâu mà có bạn trai hả con?" Bà Nguyệt vén những sợi tóc lòa xòa ra sau dáy tai Nga, ánh nhìn tràn đầy yêu thương như dành cho đứa con gái bé bỏng.
Nghe đến từ “bạn trai” làm mặt Nga thoáng buồn. Liệu cô có thể dùng được hai từ này đối với anh không? Người đã bỏ rơi cô từ rất rất lâu rồi. Mỗi lần nghĩ đến là mỗi lần đau. Thời gian xua nhau không làm cô bớt đau đớn mà nó cứ âm ĩ mãi, ngày ngày vẫn lớn dần theo thời gian. Căm hận cùng chiều với lưu luyến ngày càng tăng cao. Tình yêu cô dành cho anh có lẽ cả đời cũng không thể nào nguôi ngoai được. Nên chỉ cần nhắc đến là tim se lại, đau thắt tận đáy lòng sâu thẳm, nơi vốn chỉ dành riêng cho mình anh.
"Con làm gì có bạn trai. Xấu thấy mồ." Nga gượng cười, nhanh chóng thu hồi lại trạng thái cũ rất nhanh. Vừa nói cô vừa đút thêm cháo cho bà Nguyệt.
Nghe Nga nói thế, bà Nguyệt cười xòa, xoa đầu đứa con gái xinh đẹp dù bần hàn vẫn toát lên vẻ kiêu sa thầm kín. Trong mắt bà, Thiên Nga là đứa con gái xinh đẹp và dịu dàng nhất trên đời.
"Con của mạ mà xấu gì? Tại con không sửa soạn váy áo như người ta. Chứ không thì khối anh theo." Bà Nguyệt cười buồn "Dành chút tiền ra mua vài bộ quần áo mới nha con. Đồ con cũ hết rồi. Đi làm phải mặc cho tươm tất một chút. Đầu tóc phải gọn gàng." Bà Nguyệt vừa nói vừa vuốt tóc Nga. "Coi, con gái gì mà đầu rối tung như ổ quạ thế này."
"Dạ! Tại hồi nãy con hơi vội vàng nên chưa chải đầu kỹ..." Nga đứng lên đi lấy thuốc cho bà Nguyệt.
Đang vén tóc cho Nga. Bất chợt, bà Nguyệt nhớ đến điều gì đó. Bèn kéo tay cô lại gần mình hơn nói nhỏ.
“Mà Nga nè, anh chàng sinh viên phòng kế bên cứ qua hỏi thăm con hoài. Hình như là thích con thì phải? Con biết mặt anh chàng đó mà đúng không? Mạ thấy nó cũng được.”
Nga nghe bà Nguyệt nhắc đến vấn đề nhạy cảm này thì giãy đây đẩy như đỉa phải vôi, xua tay từ chối.
“Làm gì có chuyện đó mạ ơi. Chắc anh ta thấy mạ nằm ở nhà một mình buồn nên mới qua nói chuyện cho mạ vui đó mà.”
Ngoài miệng Nga nói vậy. Nhưng thực chất, cô biết rõ anh chàng sinh viên đeo kính cận kia rất thích mình. Sáng nào, anh ta cũng đứng trước cửa chờ Nga đi ngang qua để chào hỏi một câu. Anh ta trông có vẻ thư sinh, hiền hậu. Tuy nhiên, cô chỉ xem là bạn bè láng giềng. Mỗi lần gặp mặt, cô chỉ mỉm cười gật đầu chào chứ chưa bao giờ trò chuyện gì nhiều. Có lần, khi cô đi làm về rất khuya, lúc đi đến cổng nhà trò thì thấy anh đang đứng đó chờ, miệng ấp úng muốn mời cô đi ăn chè nhưng cô đã lịch sự từ chối khéo léo. Từ đó đến giờ, anh ta vẫn luôn quan tâm đến cô và chưa hề từ bỏ ý định đeo đuổi.
Trong lòng Nga, vốn chỉ nhớ nhung, chứa đựng duy nhất hình bóng William. Nên cho dù có gặp bất cứ người con trai nào tốt hay ưu tú hơn đều không thể làm xoay chuyển lòng cô. Và nếu không vì William, cô cũng không nghĩ đến chuyện yêu đương cho riêng mình lúc này. Bởi trên vai cô còn biết bao nhiêu gánh nặng phải gồng mình gánh vát, nên chuyện yêu thương hay hẹn hò cùng ai đó là một thứ vô cùng xa xỉ với cô trong lúc này.
"Mạ thì không nghĩ vậy. Thấy điệu bộ và lời nói của nó là biết nó muốn lân la làm quen con gái mạ rồi….” Bà Nguyệt cười yếu ớt nhìn gương mặt đỏ lên vì ngượng của Nga.
“Không có đâu mạ! Mà mạ ơi, đừng ghẹo con gái mạ nữa mà.” Nga chu môi mỉm cười, cất giọng như van xin rồi đứng lên đi vào nhà sau.
“Ừ! Thôi, mạ không ghẹo nữa. Nhưng nếu con có bạn trai thì dắt về nghen chưa. Con gái có thì. Hồi bằng tuổi con. Trai làng đã kéo đến nhà mạ nườm nượp..."
Bà Nguyệt cố rướng giọng với theo, mỉm cười nhìn dáng người tuy hơi gầy gò nhưng vô cùng thanh mảnh dịu dàng của Nga. Dù ngoài miệng nói vậy. Nhưng bà biết cô đã có người thương. Nhiều đêm khuya khoắt, bà cứ nghe tiếng khóc khe khẽ của cô nhưng không biết phải làm sao? Có hỏi, cô chỉ cười trừ phủ nhận.
Thật sự, chàng trai nào lại có thể khiến trái tim cô con gái bé bỏng của bà phải ngày nhớ đêm thương, than khóc triền miên như vậy?
Hoài nghi trong đầu khiến bà thở dài, âu lo phiền muộn lại bắt đầu chất chứa nhiều hơn. Bà lo nghĩ nhiều lắm. Nhất là Nga. Cô đang ở tuổi cặp kê. Ở lứa tuổi này đáng ra phải được xiêm áo lụa là mà tìm hiểu, gặp gỡ bạn bè khác giới để tính đến chuyện tương lai. Vậy mà đến tận bây giờ, bà vẫn chưa từng thấy cô dắt ai về nhà. Cũng chưa bao giờ nhắc đến chuyện này. Bà lo lắng âm thầm nhưng không nói ra. Có phải vì gia đình quá nghèo nàn nên bên kia khinh khi không muốn tiến tới? Hay là vì Nga mặc cảm nhà nghèo, em út đông đúc còn dại khờ mà không dám nghĩ đến chuyện đại sự tương lai cho riêng mình? Càng nghĩ đến cô, bà càng thương đến đứt ruột, trái tim yếu ớt đang cần được chăm sóc đặc biệt và trợ giúp thuốc men của bác sĩ trở nên âm ỉ đau không dứt, làm bà phải lấy tay đặc lên ngực trái của mình nhắm mắt lại để cố gắng bình tâm.
Chậm rãi cầm nắm thuốc trong tay bỏ vào miệng, bà Nguyệt đưa ly nước lọc uống một cách ngán ngẫm. Mấy tháng nay ngày nào bà cũng phải uống ba cử đều đặn mấy viên thuốc như thế này nên ngán lắm. Bà chẳng biết nó có giúp bà khuyên giảm được phần nào không? Nhưng trước mắt thì xót xa quá, bởi vì chúng mà khiến con gái bà phải làm việc vất vả mỗi ngày.
Uống thuốc xong Nga đỡ bà nằm nghỉ. Nhưng chỉ được vài phút nhắm mắt, bà như nhớ ra điều gì lại trở mình mở mắt hỏi Nga.
"Nga! Con có rảnh thì viết thư bảo anh Hai con về thăm nhà nghen con. Nó làm đêm ngày gì bên Campuchia mà mạ không thấy về thăm nhà gì hết. Đã 5 tháng rồi con gì. Mạ nhớ anh Hai con ghê." Bà Nguyệt mới nhắc xong đã rươm rướm nước mắt.
Nga đang bóp chân cho bà Nguyệt, nghe hỏi thế thì đôi bàn tay nhỏ thựng lại, cất giọng ngập ngừng.
"Dạ, để khi nào con rảnh, con viết thư nhắn anh Hai về thăm mạ. Chắc anh Hai bận việc đó nên chưa về được đó mạ." Nga cúi đầu, ánh mắt đau đớn cùng vẻ lo lắng không thể giấu giếm.
Từ ngày về lại Sài Gòn, Nga nói dối bà Nguyệt là Nhân ở lại Phnom Pênh để làm việc. Vì bên đó người ta trả lương nhiều hơn bên này. Bà Nguyệt nghe cô nói vậy thì thoáng chút hoài nghi nhưng sau đó cũng tin cô.
Người đời vẫn thường hay nói rằng, tình mẫu tử vốn có một sợi dây liên kết thuần giao cách cảm với nhau. Vì thế, nếu con mình có đau đớn gì thì người làm mẹ cũng sẽ cảm thấy đau không hơn không kém. Ý nghĩ này vẫn cứ làm bà Nguyệt nươm nướp lo sợ. Vì từ ngày Nhân xa nhà, thỉnh thoảng trong lòng bà Nguyệt lại dấy lên những linh cảm lạ lùng. Đôi lúc lại đau quặn thắt như ai đó đâm vào người, làm bà vô cùng trăn trở và phập phồng. Thế nhưng, bà không dám nói ra vì sợ đó là điềm không may.
"Con ăn cơm đi rồi đi làm..." Bà Nguyệt giụt Nga khi thấy cô cứ mãi miết bóp chân cho bà.
"Dạ! Hồi nãy, con ăn với bạn rồi nên giờ còn no lắm..."
Ngoài miệng, Nga nói vậy. Nhưng quả thật, bụng cô đang kêu réo ầm ĩ. Lúc về nhà, cô xuống bếp giở nắp nồi cơm lên chỉ còn lại một chén nhỏ. Vì cháo của bà Nguyệt khi ăn thường trộn chung với cơm cho đỡ cào ruột. Cô sợ bà Nguyệt nếu đói bụng mà không còn cơm ăn nên đành nhịn. Cộ định chút nữa vào chỗ làm ăn tạm đậu phụng rang chống đói cũng được.
Đang nở nụ cười vì mình tính quá gọn ghẽ, một giọt máu từ mũi Nga nhỏ xuống chiếc quần bông màu xám của bà Nguyệt làm cô giật mình. Cô nhanh chóng lấy tay bịt mũi lại rồi chạy vào phòng vệ sinh ngay kế bên. Căn phòng trọ này quá nhỏ nên chỉ hai ba bước chân là đến được mọi nơi trong nhà.
"Con bị sao vậy, Nga? Chảy máu cam à?" Bà Nguyệt không còn biết đau, ngồi bật dậy lo lắng hỏi vọng vào trong phòng tắm.
"Dạ, con không sao đâu! Mẹ đừng lo..."
Nga đứng trước gương trong phòng vệ sinh, lấy giấy quấn tròn nhét vào một bên mũi, đầu ngữa ra đằng sau nói vọng ra nhà ngoài trấn an bà Nguyệt. Dạo gần đây, không biết có phải vì làm việc kiệt sức hay sao mà cô cứ chảy máu cam hoài. Bà Nguyệt và mấy đứa em Nga cứ khuyên cô đi khám nhưng cô cứ chần chừ không đi. Khám bệnh bây giờ một chút cũng tốn tiền, trong khi cô phải chắt chiu từng đồng mới đủ trang trải chi phí trong nhà. Vì thế, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó. Cô tiết kiệm mọi thứ có thể, kể cả với sức khỏe của mình.
Sau khi đứng một lúc lâu thì máu cũng cầm lại. Sực nhớ điều gì, Nga nhìn đồng hồ trên tường rồi hốt hoảng thay quần áo, cầm giỏ xách màu đỏ đen có thêu họa tiết của dân tộc Xơ-đăng chạy bán mạng.
"Ối! Con trễ mất rồi. Con đi làm mạ ơi..." Vừa chào Bà nguyệt, Nga vừa mang giày vào, hối hả chào bà.
"Ừ! Đi từ từ! Cẩn thận nha con..."
“Dạ…”
Nga lễ phép trả lời rồi ù té chạy như ma đuổi. Vừa chạy, cô vừa oán trách mình, sao lúc nào mình cũng trễ nãy hết vậy trời.
Bà Nguyệt thở dài nhìn bóng dáng hối hả của Nga rồi lấy tay đặt lên ngực, cơn đau âm ĩ lại bắt đầu hoành hành bà. Trước mắt mọi thứ lại quay vòng vòng như đang ngồi trên đu quay, bà ho khan một cái rồi mệt mỏi nằm dài xuống nệm, mắt đã nhắm lại mà không biết sao lệ cứ chảy thành từng dòng dài. Trong lòng bà thấy thương cô con gái nhỏ vô hạn. Đấm nhẹ vào lồng ngực già nua một cách bất lực, bà chép miệng như nói với chính mình.
“Mạ và cái nhà này làm khổ con gái của mạ rồi…”
Thở hổn hển chạy ra đường lớn, Nga đón xe buýt đi làm tận quận 3. Chiếc xe Honda Cup duy nhất trong nhà cô để cho ông Thiên đi bán đồ trước chùa. Còn xe đạp cọc cạch màu xanh lá cây thì để mấy đứa em đi học.
Thấy ngày nào Nga cũng đón xe buýt đến chỗ làm, bà Nguyệt hỏi sao không lấy xe đi. Không muốn để bà lo lắng, cô ấp úng nói dối rẳng đã có bạn đến chở đi cùng để bà được an tâm. Chứ thật ra, cô vì thương cha già phải đón xe buýt cực nhọc, thương các em phải đi bộ đến trường nên đành hy sinh tất cả cho họ. Mặc dù, quãng đường cô đi làm xa gấp mấy lần. Cô vẫn cứ đi lặng lẽ như vậy. Có khi là lúc ông mặt trời vừa thức dậy. Có lúc là khi thần mặt trăng đã quay quần cùng ngàn sao. Có khi là nắng gắt. Có khi lại là mưa giông. Cô vẫn nhẫn nại trên đôi chân của mình, rảo bước mọi ngõ ngách của Sài Gòn rộng bao la trong thầm lặng, không kêu ca hay một lời oán than nào.
Chỉ mình cô, đơn độc giữa Sài Gòn đông đúc và náo nhiệt.
Chỉ mình cô, cô đơn giữa dòng người tấp nập nắm tay nhau cười nói vui vẻ.
Chỉ mình cô, cô đơn trước những nụ hôn, những cái ôm dịu dàng của những cặp tình nhân qua lại.
Và những hình ảnh đó khiến lòng cô se thắt, nhớ nhung đến quay quắc cồn cào cho người phương xa.
Trưa nay, Nga đến chỗ dạy kèm cho một cô bé học lớp 9. Cô bé có cái tên rất đẹp, Tường Vi. Vi sắp thi tốt nghiệp nên gia đình tìm gia sư cho các môn chính để kèm cặp thêm. Nga phụ trách môn Văn Học. Vì cô đã từng học rất khá môn này nên đầy đủ kiến thức để kèm cặp cho Vi.
Nga làm dạy kèm ở chỗ này mới được hai tuần thôi. Lúc trước, cô dạy kèm môn Toán cho một cậu nhóc lớp 3. Thế nhưng, cô chỉ làm được một tuần là phải bỏ việc giữa chừng vì không chịu được sự dòm ngó và dê xòm của bố cậu bé. Vì thế, trước khi những hậu quả xấu có thể xảy ra, cô đành chấp nhận rút lui. Mặc dù, cô đang rất cần tiền và lương ở đó cũng rất khá.
Ở nơi dạy kèm mới này, Nga cảm thấy thoải mái hơn vì nhà Vi chỉ có hai mẹ con. Vi là một cô bé cũng khá dễ thương mặc dù hơi cứng đầu và bướng bỉnh một chút. Mẹ Vi cũng khá là tử tế với cô. Nên trong lòng, cô mong có thể dày kèm lâu dài cho Vi để có thể giúp đỡ cô bé hoàn thành tốt kỳ thi của mình, cũng như có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân.
Vậy mà hôm nay, khi vừa bấm chuông cửa thì Nga đã bị mẹ Vi hất nguyên một thao nước bẩn vào người kèm theo một tràng chửi không thương tiếc ngay khi vừa nhìn thấy mặt.
"Cút đi! Đồ cô giáo cà chớn. Nhìn mặt đã không ưa rồi..."
Mẹ Vi mặt hầm hầm giận dữ, mắng nhiếc ngay tại cổng sắt cao to khiến Nga ngỡ ngàng không thể nói được lời nào. Cô không biết chuyện gì đã xảy ra, khiến mẹ Vi lại đối xử với mình như vậy? Mặc dù, ban đầu, bà đã rất tử tế với cô. Còn dịu giọng năn nỉ cô cố gắng kèm cặp cho Vi. Thấy sự tử tế của bà, Nga cũng tận tâm tận lực dạy bảo Vi. Thế nhưng, cô không hiểu vì sao hôm nay bà lại quay phắt 180 độ như vậy.
"Có chuyện gì vậy dì? Con đã làm gì có lỗi? " Nga uất ức, nghẹn giọng hỏi. Hai tay co ro trước ngực vì áo quần đã ướt hết, ướt cả gương mặt và đầu tóc của cô.
Mẹ Vi chống tay lên hông, nghiêng người về phía trước, gân cổ lên quát ầm ĩ nhưng đang ở ngoài chợ trời.
"Cô còn bày đặc làm bộ làm tịch nữa hả? Cô nghĩ sao vậy? Con tôi mới có học lớp 9 mà cô dám đưa mấy cuốn truyện khiêu dâm cho nó đọc? Còn thêm mấy cuốn tạp chí đồi truỵ nữa. Cô là cô giáo kiểu gì đây? Cô có phải là đệ tử ruột của cô giáo Thảo không? Nhìn mặt ngoan hiền vậy là đầu óc dâm dục hết chỗ nói. Khai mau! Cô dụ dỗ con tôi như vậy là có ý gì? Cô có muốn tôi báo công an cồng đầu cô không?"
"Con..." Nga sững ngường như trời trồng vì quá sửng sốt, chỉ kịp cất một tiếng duy nhất thì mẹ Vi đã nhảy ngay vào họng ngăn lại.
"Cô còn định chối nữa hả? Tất nhiên là cô phải phủ nhận rồi. Cô đúng là loại cô giáo vô liêm sỉ mà. Cút đi ngay cho tôi! À, cô đứng sớ rớ là vì muốn đòi lương có phải không? Tiền lương hả? Tôi không trả luôn. Tôi không thưa công an là phước cho cô lắm rồi. Từ nay, cô đừng có bén mảng đến đây nữa. Lần này là nước rửa chén. Lần sau sẽ là nước bồn cầu đó, cô có hiểu không hả?"
"Thực sự không phải là con mà dì..."
Nga muốn khóc vì quá oan ức. Tự nhiên, một chuyện hoàn toàn không phải là lỗi của cô lại trút hết lên đầu cô thì làm sao cô không uất ức đến bật khóc như vậy. Nhẹ kéo tay mẹ Vi năn nỉ vì cô đang rất cần việc làm. Nhưng bà chỉ lãnh đạm hất ra mắng tiếp, cơn giận trên gương mặt bự thịt chẳng chút nguôi ngoai.
"Còn già mồm chối nữa hả? Có biến đi không? Cô còn ở đây, tôi gọi công an tới bây giờ."
Thấy gương mặt ngày càng giận dữ của mẹ Vi, Nga biết không thể làm gì hơn để bà nguôi giận. Cô đành lấy tay lau nước còn bám trên mặt rồi cúi xuống nhặt chiếc giỏ xách màu đen có thêu những họa tiết Xơ-đang màu đỏ đang nằm lăn lóc trên nền xi măng, mấy quyển sách giáo khoa cũng văng tung toé hết ra ngoài, bê bếch ướt vì thau nước bẩn vừa rồi. Người cô lúc này nhem nhuốc, bộ dạng thảm thương khiến ai cũng động lò
/114
|