Cảnh chùa Đông Lâm ở Lư sơn
Núi cao phả khí xanh,
Hang tối ngụ thần tích.
Vắng lặng vẳng tiếng tiêu,
Thác chảy xuôi róc rách.
Khách một mình ngao du,
Cứ đi mà quên đích.
Chẳng cần bắc cổng thông,
Lòng tự đã rành mạch.
Tư tưởng phá then cài,
Đạo không còn khoảng cách.
Sao khỏi dang cánh bay,
Vẫn lên trời một mạch?
Diệu đạt, hướng như nhau,
Ngộ được hơn tam ích [1].
Tuệ Viên [2]
[1] Theo Luận ngữ: Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trục, hữu lượng, hữu đa văn, ích mỹ, hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, tổn hỹ. (Có ba loại bạn có ích, ba loại bạn có hại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thật, bạn nghe biết nhiều là ích vậy. Bạn giả bộ uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo xiểm nịnh là hại vậy.)
[2] Bốn câu đầu bài thơ này tả cảnh sắc Lư sơn. Sáu câu tiếp theo, đặc tả tâm tình khi ngao du trong núi, đồng thời bộc lộ mục đích du sơn. Khách ở đây chính là chỉ thi nhân, ông một mình ngao du giữa núi rừng, đồng thời cũng suy ngẫm về huyền cơ diệu đế trong vũ trụ nhân sinh. Ông cho rằng lòng mình không có gì tắc nghẽn, nên chẳng cần khơi thông, tuệ tâm phá vỡ then cài, liền ngộ được đạo lý, không bị bất cứ thứ gì ngăn cách. Ở bốn câu cuối cùng, thi nhân đưa ra một câu hỏi: Làm sao mới có thể bay lên đến chín tầng trời mà không cần dang cánh? Câu này ý nói: Làm sao mới có thể siêu thoát ra ngoài cảnh vật, tâm du vô cực? Rồi ông lại tự đáp: Nếu tâm đạt đến diệu cảnh, thì dù hướng về đâu cũng vậy. Giác ngộ được đến bực này, thực còn hơn cả tam ích trong Luận ngữ.
Đối với núi sông, tôi có một niềm quyến luyến như là định mệnh. Nhiều năm trước, từng đến Lư sơn, giữa cảnh tiên có biển mây có thông reo ấy, giả cách lập một lời thề. Đời này, hễ giải quyết xong việc thế tục, nhất định sẽ tới đây, tìm một gian nhà trú lại, tĩnh tại đứng trong góc nhỏ của tháng năm. Nhưng rồi, theo dòng thời gian trôi dạt, tôi quăng mình vào ngày tháng hoang vu, lời thề khi xưa cũng tan theo gió, chẳng còn bằng cớ. Sau này tôi lại tới chùa Đông Lâm dưới chân Lư sơn, cũng như non như nước, tôi với chùa cổ cũng có một mối duyên khó giải. Chùa Đông Lâm tĩnh lặng xa xôi, đã trở thành mối bận lòng thanh khiết của tôi kiếp này.
Lúc đến chùa, tôi được biết, chùa Đông Lâm từng là nơi ở của một vị cao tăng đắc đạo tên Tuệ Viễn. Tôi đã đọc bài thơ Chùa Đông Lâm ở Lư sơn của ngài, cảm nhận được thiền ý của núi non trong đó. Tuệ Viễn thiền sư tu hành ở Lư sơn mấy mươi năm, từ khi đến chùa Đông Lâm, cả đời ngài không rời khỏi đây nữa. Bóng không rời núi, người chẳng vào khe, mỗi lần đưa khách đi tản bộ, đều lấy Hổ khê ở Lư sơn làm ranh giới. Hổ khê tam tiếu trứ danh, cũng bắt nguồn từ đây. Hổ khê ở trước chùa Đông Lâm Lư sơn, khi Tuệ Viễn thiền sư ở chùa Đông Lâm, không bao giờ tiễn khách quá khe suối. Một hôm Đào Uyên Minh và đạo sĩ Lục Tu Tĩnh tới thăm, chuyện trò rất hợp ý, lúc tiễn khách, ngài vô ý đi qua khe suối, tức thì nghe tiếng hổ gầm vang, ba người cười to mà chia tay, người đời sau dựa vào chuyện này, xây nên đình Tam Tiếu.
Tuệ Viễn, người thời Đông Tấn, khi chưa xuất gia họ Giả, sinh ra trong nhà dòng dõi thư hương ở huyện Lâu Phiền quận Nhạn Môn (nay là huyện Đại tỉnh Sơn Tây). Từ nhỏ đã thông minh hiếu học, mười ba tuổi lên đường đi khắp nơi học hỏi, tinh thông Nho học, ngoài ra còn am hiểu Lão Trang. Năm hai mươi mốt tuổi, tới núi Thái Hàng nghe Đạo An pháp sư giảng kinh Bát Nhã, ngộ được chân lý, cảm thán thốt lên: Học thuyết của Nho, Đạo và Cửu lưu[1], đều là vỏ trấu cả. Ngài quyết tâm rũ sạch bụi hồng, cắt tóc đi tu, quy y tam bảo, theo Đạo An pháp sư tu hành. Về sau thời cuộc biến động, trên đường tránh họa loạn, Tuệ Viễn ngang qua chùa Đông Lâm Lư sơn, bị phong cảnh tú lệ của Lư sơn thu hút. Từ đó, chùa Đông Lâm trở thành đạo tràng tu hành của Tuệ Viễn thiền sư, nhờ có ngài mà phong quang của chùa Đông Lâm ngày một tốt tươi. Ngài đào hồ trong chùa, trồng đầy sen trắng, khiến cả ngôi chùa Đông Lâm trở thành thắng cảnh hoa sen.
[1] Chín dòng tư tưởng học thuật của Trung Quốc cổ đại, gồm: Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia, Nông gia.
Tôi và chùa Đông Lâm có một mối duyên sen trắng, thời gian vụt qua như một cái búng tay, hoa thơm thoáng chốc, đã mười năm ròng. Năm ấy cùng bạn bè tới chùa Đông Lâm, ở quầy bán những món đồ nhà Phật, định mua cho mình một mặt dây chuyền đã khai quang. Tôi và một đóa sen trắng nho nhỏ chỉ thoáng thấy nhau trong khoảnh khắc, song bạn tôi tựa hồ lại nghe thấy tôi và sen trắng trò chuyện bằng tâm linh. Chẳng đợi tôi nói ra, cô ấy đã tự động mua đóa sen ấy tặng cho tôi. Khi đặt mặt dây vào tay tôi, cô ấy nở nụ cười như một đóa sen trắng, thanh đạm nhã khiết, đến giờ tôi còn nhớ như mới hôm qua. Đóa sen ấy, từ lâu chẳng còn đeo trên mình tôi nữa, mà cùng với chuyện xưa, đã phủ bụi trong một chiếc hộp yên tĩnh. Chốn nhân gian thanh đạm này, không chỉ danh lợi mới đáng được coi trọng, mà rất nhiều những đồ vật nhỏ bé, càng khiến người ta trân quý hơn.
Lần theo những di tích tu hành của Tuệ Viễn thiền sư, dạo chơi chùa Đông Lâm, tựa hồ một bước chân nào đó có thể giẫm lên vết chân ngài, một ý thiền nào đó có thể tương thông với ngài. Nơi đây là một thế giới bồ đề kỳ diệu, một bông hoa, một gốc cây, đều trở thành phong cảnh đẹp đẽ nhất. Núi non trùng trùng, suối chảy róc rách, gió đùa bóng trúc, tháp Phật san sát như rừng, ưa nhất là sắc biếc xanh trong núi, có thể rửa mắt gột lòng. Trong thiền phòng, tăng lữ tĩnh tọa tụng kinh, hoặc dăm ba người tụ lại châm trà bình phẩm, cùng tu thiền lý. Tiều phu đốn củi trên sườn núi, chuyện vãn cùng một chú sơn ca. Ẩn sĩ hái thuốc trong mây, cứu được một con hồ ly trắng bị thương. Bên sông, có cô gái nhà nông đang giặt lụa, véo von hát khúc sơn ca mộc mạc, dẫn người tới chốn thanh xuân bất lão.
Núi Nam xa xa, còn có mấy nếp nhà tranh, dăm khóm cúc bên giậu ấy, phải chăng là năm xưa Đào Uyên Minh vun trồng? Ông lão ngồi câu bên dòng nước, có phải danh sĩ Tạ Linh Vận một đời quyến luyến nước non không? Núi sông cây cỏ chính là Phật của ông, hoa xuân trăng thu chính là thơ của ông, sự trong sáng tĩnh tại và tâm linh thấu triệt của ông, phát sinh và gắn kết chặt chẽ với Phật với Thiền. Tuệ Viễn là thầy giỏi, cũng là bạn tu của họ, Lư sơn là đạo tràng, bọn họ cùng tu hành với hết thảy sinh linh trong rừng, không cầu thành tiên thành Phật, chỉ mong ngắt lấy một quãng thời gian thuần khiết mà xa xăm từ trong vĩnh hằng, kẹp vào trang đầu của cuốn sách năm tháng, lưu lại mấy trang ngan ngát hương giấy dấu mực cho những kẻ bình phàm như chúng ta.
Một sinh một tử, một khởi một diệt, vĩnh viễn chia lìa, riêng mình an tĩnh. Biết bao sinh mạng nhỏ nhoi đã héo tàn rơi rụng thành bùn đất trong bể thời gian, chẳng đọng lại chút dấu vết. Chẳng rõ hơi ấm trên trần thế, có thể len qua lớp đất vàng mỏng manh lạnh lẽo, lan tới linh hồn bất diệt của họ hay chăng? Nhưng chung quy lại, vẫn có những thứ không thể tiêu tan, bọn họ đem cảnh giới viên mãn quán thông ngộ được trong đời cùng tư tưởng thiền huyền diệu, gửi vào non xanh nước biếc vạn đời không đổi. Chúng ta có thể tham thiền từ hoa cỏ bụi đất, ngộ đạo giữa chim muông trùng thú. Từ nay trở đi, khiến cho mình sống khiêm nhường bình thản hơn. Giũa bỏ hết thảy rườm rà, chỉ giữ lại thuần phác; sàng lọc hết xấu xa, để lại cái đẹp đẽ; quên tất thảy oán hận, chỉ giữ lại thiện lương.
Khó quên nhất chính là thềm đá dài đằng đẵng sau chùa Đông Lâm, cùng con đường vắng dẫn tới tháp Phật. Hai bên đường trồng đầy trúc xanh, bước vào liền cảm thấy tịch mịch, quá trình ấy chính là xuyên qua hoa lệ tới thanh mát, từng cảnh từng cảnh tượng theo gió lướt qua, dần dà đạt đến mức bình thản ung dung. Chân bạn bất giác sẽ bước chậm lại, thật chậm, thật khẽ khàng, vì những khóm trúc xanh xếp thành hàng ấy, sẽ rủ rỉ kể bạn nghe những câu chuyện Phật chuyện Thiền từng xảy ra trong chùa Đông Lâm. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống, tất cả khách qua đường ai nấy đều quay về chốn gió bụi, mấy khóm trúc mới yên lặng trở lại, cùng vị thiền sư ngày trước ngồi thiền tụng kinh, ghi lại đời này kiếp trước, nhân quả vận mệnh của mình vào trang sách.
Đứng trên cao ngang với ráng chiều, nhìn xuống khói lửa nhân gian, mới phát hiện ra, một khe suối, một dòng sông, một mảnh ngói, một mái hiên nơi ấy, đều khiến người ta quyến luyến. Rốt cuộc đã hiểu được, chẳng qua mình chỉ gột bỏ lớp trang điểm dày cộp của hồng trần, tạm thời khóa những náo nhiệt bên ngoài cửa, vào chùa trong núi, tĩnh tọa đối diện với nội tâm mà thôi. Cầm một cuốn kinh, vờ chăm chú đọc, mùi mực trong sách khiến lòng người đắm đuối, nhưng không cách nào thực sự ngộ được thâm ý của nó. Dù cho những thiền lý ấy, vô ngôn mà tha thiết muốn độ hóa chúng ta đến nhường nào. Chẳng rõ nó không thể chinh phục chúng ta, hay là chúng ta không thể chinh phục nó, hoặc có lẽ không phải chinh phục, mà chỉ là duyên còn mỏng đấy thôi. Nơi đây đã định sẵn không phải chốn về, bến sau vẫn còn cả chặng đường hối hả - dù chúng ta không muốn lên đường, chỉ muốn trông giữ sự thanh tịnh ở đây, để trái tim mình âm thầm nở như sen. Có những thiền lý mà một số người chỉ chớp mắt đã ngộ được, một số khác có ngẫm nghĩ cả đời cũng chẳng thể ngộ ra. Tuệ Viễn thiền sư thuộc loại thứ nhất, vô vàn chúng sinh thuộc loại thứ hai. Tiếng trống chiều là đường xuống núi của du khách, chẳng biết ai đã thắp sáng ngàn ngọn đèn sen để giữ lại những người này, cũng để tiễn đưa những người kia. Tôi đã định sẵn là người được đưa tiễn ấy, bao năm như vậy, tìm kiếm qua vô số núi sâu chùa cổ, đều đến đi hối hả như chuồn chuồn điểm nước. Là từ lúc nào, bắt đầu yêu phải yếu hèn, hận phải quỵ lụy, khóc phải giấu giếm, cười phải phỉnh phờ? Tôi thực khâm phục những kẻ vì yêu mà cúi đầu, vì yêu mà bất chấp tất cả. Chỉ có bọn họ, mới dám lôi những ẩm thấp trong lòng ra dưới nắng, cương quyết hong khô.
Suy cho cùng, tôi là một kẻ thanh đạm. Lẽ ra tôi nên cùng một người đàn ông có cặp mắt trong veo yên ổn sống qua ngày tại một nơi mình không quen ai, cũng chẳng ai quen mình. Trong những năm tháng cuộc đời, dùng những viên gạch tình yêu, xây nên một tổ ấm hạnh phúc nho nhỏ. Chẳng cần trời tàn đất tận, chỉ cần một đời này thôi, bởi kiếp sau tôi đã thề với Phật, phải làm một nhành cây ngọn cỏ, một hạt bụi bên cạnh ngài. Đều nói rằng một nụ cười làm tan hết sầu khổ, gặp gỡ và chia biệt, cũng chỉ là một nụ cười cầm hoa của Phật Tổ mà thôi.
Núi cao phả khí xanh,
Hang tối ngụ thần tích.
Vắng lặng vẳng tiếng tiêu,
Thác chảy xuôi róc rách.
Khách một mình ngao du,
Cứ đi mà quên đích.
Chẳng cần bắc cổng thông,
Lòng tự đã rành mạch.
Tư tưởng phá then cài,
Đạo không còn khoảng cách.
Sao khỏi dang cánh bay,
Vẫn lên trời một mạch?
Diệu đạt, hướng như nhau,
Ngộ được hơn tam ích [1].
Tuệ Viên [2]
[1] Theo Luận ngữ: Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trục, hữu lượng, hữu đa văn, ích mỹ, hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, tổn hỹ. (Có ba loại bạn có ích, ba loại bạn có hại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thật, bạn nghe biết nhiều là ích vậy. Bạn giả bộ uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo xiểm nịnh là hại vậy.)
[2] Bốn câu đầu bài thơ này tả cảnh sắc Lư sơn. Sáu câu tiếp theo, đặc tả tâm tình khi ngao du trong núi, đồng thời bộc lộ mục đích du sơn. Khách ở đây chính là chỉ thi nhân, ông một mình ngao du giữa núi rừng, đồng thời cũng suy ngẫm về huyền cơ diệu đế trong vũ trụ nhân sinh. Ông cho rằng lòng mình không có gì tắc nghẽn, nên chẳng cần khơi thông, tuệ tâm phá vỡ then cài, liền ngộ được đạo lý, không bị bất cứ thứ gì ngăn cách. Ở bốn câu cuối cùng, thi nhân đưa ra một câu hỏi: Làm sao mới có thể bay lên đến chín tầng trời mà không cần dang cánh? Câu này ý nói: Làm sao mới có thể siêu thoát ra ngoài cảnh vật, tâm du vô cực? Rồi ông lại tự đáp: Nếu tâm đạt đến diệu cảnh, thì dù hướng về đâu cũng vậy. Giác ngộ được đến bực này, thực còn hơn cả tam ích trong Luận ngữ.
Đối với núi sông, tôi có một niềm quyến luyến như là định mệnh. Nhiều năm trước, từng đến Lư sơn, giữa cảnh tiên có biển mây có thông reo ấy, giả cách lập một lời thề. Đời này, hễ giải quyết xong việc thế tục, nhất định sẽ tới đây, tìm một gian nhà trú lại, tĩnh tại đứng trong góc nhỏ của tháng năm. Nhưng rồi, theo dòng thời gian trôi dạt, tôi quăng mình vào ngày tháng hoang vu, lời thề khi xưa cũng tan theo gió, chẳng còn bằng cớ. Sau này tôi lại tới chùa Đông Lâm dưới chân Lư sơn, cũng như non như nước, tôi với chùa cổ cũng có một mối duyên khó giải. Chùa Đông Lâm tĩnh lặng xa xôi, đã trở thành mối bận lòng thanh khiết của tôi kiếp này.
Lúc đến chùa, tôi được biết, chùa Đông Lâm từng là nơi ở của một vị cao tăng đắc đạo tên Tuệ Viễn. Tôi đã đọc bài thơ Chùa Đông Lâm ở Lư sơn của ngài, cảm nhận được thiền ý của núi non trong đó. Tuệ Viễn thiền sư tu hành ở Lư sơn mấy mươi năm, từ khi đến chùa Đông Lâm, cả đời ngài không rời khỏi đây nữa. Bóng không rời núi, người chẳng vào khe, mỗi lần đưa khách đi tản bộ, đều lấy Hổ khê ở Lư sơn làm ranh giới. Hổ khê tam tiếu trứ danh, cũng bắt nguồn từ đây. Hổ khê ở trước chùa Đông Lâm Lư sơn, khi Tuệ Viễn thiền sư ở chùa Đông Lâm, không bao giờ tiễn khách quá khe suối. Một hôm Đào Uyên Minh và đạo sĩ Lục Tu Tĩnh tới thăm, chuyện trò rất hợp ý, lúc tiễn khách, ngài vô ý đi qua khe suối, tức thì nghe tiếng hổ gầm vang, ba người cười to mà chia tay, người đời sau dựa vào chuyện này, xây nên đình Tam Tiếu.
Tuệ Viễn, người thời Đông Tấn, khi chưa xuất gia họ Giả, sinh ra trong nhà dòng dõi thư hương ở huyện Lâu Phiền quận Nhạn Môn (nay là huyện Đại tỉnh Sơn Tây). Từ nhỏ đã thông minh hiếu học, mười ba tuổi lên đường đi khắp nơi học hỏi, tinh thông Nho học, ngoài ra còn am hiểu Lão Trang. Năm hai mươi mốt tuổi, tới núi Thái Hàng nghe Đạo An pháp sư giảng kinh Bát Nhã, ngộ được chân lý, cảm thán thốt lên: Học thuyết của Nho, Đạo và Cửu lưu[1], đều là vỏ trấu cả. Ngài quyết tâm rũ sạch bụi hồng, cắt tóc đi tu, quy y tam bảo, theo Đạo An pháp sư tu hành. Về sau thời cuộc biến động, trên đường tránh họa loạn, Tuệ Viễn ngang qua chùa Đông Lâm Lư sơn, bị phong cảnh tú lệ của Lư sơn thu hút. Từ đó, chùa Đông Lâm trở thành đạo tràng tu hành của Tuệ Viễn thiền sư, nhờ có ngài mà phong quang của chùa Đông Lâm ngày một tốt tươi. Ngài đào hồ trong chùa, trồng đầy sen trắng, khiến cả ngôi chùa Đông Lâm trở thành thắng cảnh hoa sen.
[1] Chín dòng tư tưởng học thuật của Trung Quốc cổ đại, gồm: Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia, Nông gia.
Tôi và chùa Đông Lâm có một mối duyên sen trắng, thời gian vụt qua như một cái búng tay, hoa thơm thoáng chốc, đã mười năm ròng. Năm ấy cùng bạn bè tới chùa Đông Lâm, ở quầy bán những món đồ nhà Phật, định mua cho mình một mặt dây chuyền đã khai quang. Tôi và một đóa sen trắng nho nhỏ chỉ thoáng thấy nhau trong khoảnh khắc, song bạn tôi tựa hồ lại nghe thấy tôi và sen trắng trò chuyện bằng tâm linh. Chẳng đợi tôi nói ra, cô ấy đã tự động mua đóa sen ấy tặng cho tôi. Khi đặt mặt dây vào tay tôi, cô ấy nở nụ cười như một đóa sen trắng, thanh đạm nhã khiết, đến giờ tôi còn nhớ như mới hôm qua. Đóa sen ấy, từ lâu chẳng còn đeo trên mình tôi nữa, mà cùng với chuyện xưa, đã phủ bụi trong một chiếc hộp yên tĩnh. Chốn nhân gian thanh đạm này, không chỉ danh lợi mới đáng được coi trọng, mà rất nhiều những đồ vật nhỏ bé, càng khiến người ta trân quý hơn.
Lần theo những di tích tu hành của Tuệ Viễn thiền sư, dạo chơi chùa Đông Lâm, tựa hồ một bước chân nào đó có thể giẫm lên vết chân ngài, một ý thiền nào đó có thể tương thông với ngài. Nơi đây là một thế giới bồ đề kỳ diệu, một bông hoa, một gốc cây, đều trở thành phong cảnh đẹp đẽ nhất. Núi non trùng trùng, suối chảy róc rách, gió đùa bóng trúc, tháp Phật san sát như rừng, ưa nhất là sắc biếc xanh trong núi, có thể rửa mắt gột lòng. Trong thiền phòng, tăng lữ tĩnh tọa tụng kinh, hoặc dăm ba người tụ lại châm trà bình phẩm, cùng tu thiền lý. Tiều phu đốn củi trên sườn núi, chuyện vãn cùng một chú sơn ca. Ẩn sĩ hái thuốc trong mây, cứu được một con hồ ly trắng bị thương. Bên sông, có cô gái nhà nông đang giặt lụa, véo von hát khúc sơn ca mộc mạc, dẫn người tới chốn thanh xuân bất lão.
Núi Nam xa xa, còn có mấy nếp nhà tranh, dăm khóm cúc bên giậu ấy, phải chăng là năm xưa Đào Uyên Minh vun trồng? Ông lão ngồi câu bên dòng nước, có phải danh sĩ Tạ Linh Vận một đời quyến luyến nước non không? Núi sông cây cỏ chính là Phật của ông, hoa xuân trăng thu chính là thơ của ông, sự trong sáng tĩnh tại và tâm linh thấu triệt của ông, phát sinh và gắn kết chặt chẽ với Phật với Thiền. Tuệ Viễn là thầy giỏi, cũng là bạn tu của họ, Lư sơn là đạo tràng, bọn họ cùng tu hành với hết thảy sinh linh trong rừng, không cầu thành tiên thành Phật, chỉ mong ngắt lấy một quãng thời gian thuần khiết mà xa xăm từ trong vĩnh hằng, kẹp vào trang đầu của cuốn sách năm tháng, lưu lại mấy trang ngan ngát hương giấy dấu mực cho những kẻ bình phàm như chúng ta.
Một sinh một tử, một khởi một diệt, vĩnh viễn chia lìa, riêng mình an tĩnh. Biết bao sinh mạng nhỏ nhoi đã héo tàn rơi rụng thành bùn đất trong bể thời gian, chẳng đọng lại chút dấu vết. Chẳng rõ hơi ấm trên trần thế, có thể len qua lớp đất vàng mỏng manh lạnh lẽo, lan tới linh hồn bất diệt của họ hay chăng? Nhưng chung quy lại, vẫn có những thứ không thể tiêu tan, bọn họ đem cảnh giới viên mãn quán thông ngộ được trong đời cùng tư tưởng thiền huyền diệu, gửi vào non xanh nước biếc vạn đời không đổi. Chúng ta có thể tham thiền từ hoa cỏ bụi đất, ngộ đạo giữa chim muông trùng thú. Từ nay trở đi, khiến cho mình sống khiêm nhường bình thản hơn. Giũa bỏ hết thảy rườm rà, chỉ giữ lại thuần phác; sàng lọc hết xấu xa, để lại cái đẹp đẽ; quên tất thảy oán hận, chỉ giữ lại thiện lương.
Khó quên nhất chính là thềm đá dài đằng đẵng sau chùa Đông Lâm, cùng con đường vắng dẫn tới tháp Phật. Hai bên đường trồng đầy trúc xanh, bước vào liền cảm thấy tịch mịch, quá trình ấy chính là xuyên qua hoa lệ tới thanh mát, từng cảnh từng cảnh tượng theo gió lướt qua, dần dà đạt đến mức bình thản ung dung. Chân bạn bất giác sẽ bước chậm lại, thật chậm, thật khẽ khàng, vì những khóm trúc xanh xếp thành hàng ấy, sẽ rủ rỉ kể bạn nghe những câu chuyện Phật chuyện Thiền từng xảy ra trong chùa Đông Lâm. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống, tất cả khách qua đường ai nấy đều quay về chốn gió bụi, mấy khóm trúc mới yên lặng trở lại, cùng vị thiền sư ngày trước ngồi thiền tụng kinh, ghi lại đời này kiếp trước, nhân quả vận mệnh của mình vào trang sách.
Đứng trên cao ngang với ráng chiều, nhìn xuống khói lửa nhân gian, mới phát hiện ra, một khe suối, một dòng sông, một mảnh ngói, một mái hiên nơi ấy, đều khiến người ta quyến luyến. Rốt cuộc đã hiểu được, chẳng qua mình chỉ gột bỏ lớp trang điểm dày cộp của hồng trần, tạm thời khóa những náo nhiệt bên ngoài cửa, vào chùa trong núi, tĩnh tọa đối diện với nội tâm mà thôi. Cầm một cuốn kinh, vờ chăm chú đọc, mùi mực trong sách khiến lòng người đắm đuối, nhưng không cách nào thực sự ngộ được thâm ý của nó. Dù cho những thiền lý ấy, vô ngôn mà tha thiết muốn độ hóa chúng ta đến nhường nào. Chẳng rõ nó không thể chinh phục chúng ta, hay là chúng ta không thể chinh phục nó, hoặc có lẽ không phải chinh phục, mà chỉ là duyên còn mỏng đấy thôi. Nơi đây đã định sẵn không phải chốn về, bến sau vẫn còn cả chặng đường hối hả - dù chúng ta không muốn lên đường, chỉ muốn trông giữ sự thanh tịnh ở đây, để trái tim mình âm thầm nở như sen. Có những thiền lý mà một số người chỉ chớp mắt đã ngộ được, một số khác có ngẫm nghĩ cả đời cũng chẳng thể ngộ ra. Tuệ Viễn thiền sư thuộc loại thứ nhất, vô vàn chúng sinh thuộc loại thứ hai. Tiếng trống chiều là đường xuống núi của du khách, chẳng biết ai đã thắp sáng ngàn ngọn đèn sen để giữ lại những người này, cũng để tiễn đưa những người kia. Tôi đã định sẵn là người được đưa tiễn ấy, bao năm như vậy, tìm kiếm qua vô số núi sâu chùa cổ, đều đến đi hối hả như chuồn chuồn điểm nước. Là từ lúc nào, bắt đầu yêu phải yếu hèn, hận phải quỵ lụy, khóc phải giấu giếm, cười phải phỉnh phờ? Tôi thực khâm phục những kẻ vì yêu mà cúi đầu, vì yêu mà bất chấp tất cả. Chỉ có bọn họ, mới dám lôi những ẩm thấp trong lòng ra dưới nắng, cương quyết hong khô.
Suy cho cùng, tôi là một kẻ thanh đạm. Lẽ ra tôi nên cùng một người đàn ông có cặp mắt trong veo yên ổn sống qua ngày tại một nơi mình không quen ai, cũng chẳng ai quen mình. Trong những năm tháng cuộc đời, dùng những viên gạch tình yêu, xây nên một tổ ấm hạnh phúc nho nhỏ. Chẳng cần trời tàn đất tận, chỉ cần một đời này thôi, bởi kiếp sau tôi đã thề với Phật, phải làm một nhành cây ngọn cỏ, một hạt bụi bên cạnh ngài. Đều nói rằng một nụ cười làm tan hết sầu khổ, gặp gỡ và chia biệt, cũng chỉ là một nụ cười cầm hoa của Phật Tổ mà thôi.
/46
|