Đề vách tăng phòng
Thí đời cầu đạo có người từng,
Xin não khoét thân đã nguyện lòng.
Khi nhỏ đủ thu vừa lỗ chỉ,
Lúc to dễ át cả hạt vừng.
Trai chưa thành ngọc mong trăng sáng,
Hổ phách vừa nên nhớ cội tùng.
Tin được lời ghi trên lá bối,
Ba đời cùng lắng một hồi chuông[1].
Lý Thương Ẩn
[1] Giải nghĩa: Những người xả thân cầu đạo xưa nay có không ít, bản thân nhà thơ cũng nguyện học theo Bồ Tát, bố thí xương thịt não gân cho chúng sinh. Theo hai câu thực, những thứ to lớn trên đời có thể áp đảo một hạt vừng nho nhỏ, cũng có thể thu nhỏ giấu vừa lỗ chỉ. Đây chính là đạo lý: Núi Tu Di chứa hạt cải, hạt cải đựng núi Tu Di , to có thể bé, bé có thể to, không to không bé, không phải to không phải bé. Ở hai câu luận, theo Lã Thị Xuân Thu, trăng sáng thì trai ngậm ngọc, trăng mờ thì trai rỗng không. Theo Bác Vật chí, nhựa thông nhỏ xuống đất, khô đi, ngàn năm sau hóa thành hổ phách. Hai câu này ý muốn nói người ở kiếp này lại trăn trở kiếp sau, nhớ nhung kiếp trước. Lá bối là tên một loại lá, thời xưa tại Ấn Độ, người ta thường chép kinh lên lá bối, đại ý chỉ kinh sách.
Chúng ta nên tin rằng, mỗi người sống trên đời đều có một nơi để nương nhờ về mặt tâm linh, bằng không đời người sẽ tẻ nhạt vô vị biết bao. Có người ưa tĩnh lặng, bèn gửi tâm tình vào trăng trong nước lặng; có người ưa náo nhiệt, bèn thả hồn theo gió lớn sóng dồn; có người nặng tình, cả đời chìm đắm trong tình ái, đau đớn mệt nhoài vì những tụ tan không thể nào khống chế; có người lại cạn tình, tuy ngao du giữa phong cảnh hồng trần, mà cõi lòng mãi mãi lạnh nhạt ơ hờ như thế. Phật, Đạo, Nho là những tín ngưỡng của con người, mỗi người có thể kết duyên với một loại, tùy theo ý thích của mình. Dù vậy, chúng ta vẫn chỉ là một cành sen lắt lay trong gió, ngày ngày đều mê muội, ngày ngày cũng đều như tỉnh mộng.
Mỗi lúc đêm mưa, tôi đều nhớ tới hai câu thơ của Lý Thương Ẩn: Bao giờ chung bóng song tây, còn bao nhiêu chuyện núi này mưa đêm[1]. Như một chuyện tình lãng mạn mà cảm động trong mùa thu, giữa màn mưa đêm mịt mù, mãi đợi mong một ngày được cầm tay cùng cắt nến hồng song tây. Hoặc có khi thắp hương gảy đàn, lại nhớ tới đôi câu: Cây đàn năm chục đường dây, mỗi dây mỗi trụ nhớ ngày còn xanh[2]. Tựa hồ đã dốc vô vàn tình cảm vào dây đàn, năm tháng tuổi hoa trôi xa lại quay về bồi hồi trong ký ức. Trong ấn tượng của tôi, Lý Thương Ẩn là nhà thơ đã viết ra loạt thơ tình Vô đề , cùng cả Yến đài thi và Cẩm sắt , đều là những áng thơ được người đời sau say mê tìm đọc. Ông là người đẩy phong khí thơ đang dần mai một của thời Vãn Đường lên đỉnh cao một lần nữa, sánh ngang với Đỗ Mục, được gọi là Tiểu Lý Đỗ , cùng Ôn Đình Quân hợp xưng là Ôn Lý .
[1] Dạ vũ ký Bắc, bản dịch Tương Như.
[2] Cẩm sắt, bản dịch Trần Trọng San.
Tình cờ đọc được một bài thơ tham thiền của Lý Thương Ẩn, không khỏi thắc mắc, chẳng rõ Lý Thương Ẩn tình ý uyển chuyển đã đặt tình cảm triền miên xuống, lấy lại tấm lòng thanh tịnh, cùng cao tăng tham thiền ngộ đạo tự lúc nào? Lòng như hoa sen, khi lòng một người hướng tới sự thanh tịnh, sẽ dần dà thôi vọng tưởng và truy cầu, không bị dục vọng chi phối nữa. Vẫn nói rằng, vạn vật trên đời đều có Phật tính, chỉ là ẩn giấu quá sâu, nếu không phát hiện ra, có thể sẽ bị vùi chôn suốt một đời. Là một thi nhân, linh tính và ngộ tính của ông tất nhiên cao hơn người thường, thơ tình của Lý Thương Ẩn, tuy không đề cập tới Thiền, song vẫn thấp thoáng thiền ý. Trong số các thi nhân thời Đường, so với Vương Duy, Bạch Cư Dị, Lưu Vũ Tích, ông không phải một người gắn bó mật thiết với Thiền, song ông và Phật cũng đã kết nên một mối duyên khó gỡ.
Thiền như một ngọn đèn thắp trong đêm tối, như một lò lửa nhóm lên giữa gió tuyết, lại như một vực nước hiện ra giữa mênh mông sa mạc. Thiền giống như một con thuyền pháp êm ả qua lại giữa hồng trần, chở theo muôn vàn chúng sinh cần cứu vớt, dọc đường phổ độ đi thẳng tới. Lý Thương Ẩn đã rơi vào lưới tình, Lý Thương Ẩn chìm đắm trong bể ái, cũng cần lên con thuyền pháp ấy, đưa ông xa rời khổ lụy, giảm bớt sầu não. Cả đời ông bị tình cảm bủa vây, danh lợi trói buộc, u uất bất đắc chí, suốt kiếp long đong. Tuy ông tài cao học rộng, viết nên những vần thơ như gấm vóc, song lại chẳng thể ở bên người mình yêu thương nhất, đồng thời phải nếm trải hết mọi tan hợp buồn vui. Dầu có chí giúp đời, song lại bị cuốn vào vòng xoáy chính trị, không thể giải thoát.
Thi thư có thể bày tỏ hết nỗi lòng, đồng thời cũng khiến tâm trạng ông suy sụp. Điều Lý Thương Ẩn muốn là làm một đóa sen giữa hồng trần, có thể tự do nở rộ, chẳng ngại bùn nhơ, không ràng không buộc, làm một người tự thanh tự tịnh. Thiền có thể dạy con người ta cách quay về nơi tâm linh mình trú ngụ, ở đó nghe chim hót ngửi hương hoa, tắm trong mưa móc và ánh nắng. Sinh mệnh như ngọn đèn, chung quy cũng có một ngày ảm đạm già đi trong leo lét. Song lòng thiền lại như dòng nước, dù tuôn dài không nghỉ suốt ngày đêm, cũng sẽ không cạn khô hay ngừng lại. Bạn nguyện làm ngọn đèn cô độc chết đi trong tịch diệt, hay muốn làm chiếc lá rơi, xoay vần rồi tái sinh trong dòng nước?
Thí đời cầu đạo có người từng, xin não khoét thân đã nguyện lòng. Lý Thương Ẩn nói:
Đường hướng Phật đã sẵn dấu tích để lần theo, cam lòng vứt bỏ sinh mệnh, chẳng nề gan óc lầy đất hòng cầu Phật pháp. Thì ra trong lòng ông, Phật pháp đã chiếm một vị trí quan trọng như thế. Ông biết rõ hồng trần chìm nổi khôn lường, chỉ ở cảnh giới bồ đề mới có thể tìm được bình yên thật sự. Đời người như tấm kính, soi lòng dục vọng thì tối tăm, soi lòng thanh tịnh thì sáng tỏ. Dẫu vậy, Lý Thương Ẩn vẫn chấp mê bất hối vì một mối tình không kết quả, tranh chấp không thôi vì một chức quan hư vô. Ông chẳng thể thật sự vứt bỏ mọi thứ, giữ vững quyết tâm trên đường cầu Phật. Người trên giang hồ, thân chẳng do mình, chúng ta cũng chẳng thể trách Lý Thương Ẩn yếu đuối. Bầu nước bị sóng gió khuấy đảo đến đục ngầu này, chỉ bậc cao tăng tu hành nhiều năm, dùng tâm linh thanh tẩy, mới có thể đem pha trà uống được.
Trai chưa thành ngọc đã nhung nhớ trăng rằm, hổ phách ngưng đọng rồi lại hoài niệm mộng xưa. Vạn vật đều như thế, sống kiếp này thì trăn trở kiếp sau, ở đời nay mà nhớ nhung đời trước. Kiếp trước, kiếp này, kiếp sau, thực ra đều chỉ là luân hồi trong khoảnh khắc. Khi một người đắm chìm trong sự vật thế gian quá lâu lại lắng tai nghe Phạn âm kinh sách, sẽ cảm thấy như được Phật pháp tối cao xối gột từ đỉnh đầu xuống. Tiếng chuông xa xăm văng vẳng trong đêm yên tĩnh, đánh thức người trong mộng, cơ duyên ba đời tụ lại, chỉ một đêm tu thành. Đây chính là pháp lực vô biên của Phật Tổ, có thể khiến một kẻ đầy tội ác, thoát thai hoán cốt chỉ trong một đêm dưới gốc bồ đề. Một kẻ lầm đường lạc lối, ngồi lên bồ đoàn, chỉ nháy mắt đã có thể thức tỉnh. Khiến một hạt cát cũng trở thành cả thế giới, một đóa hoa sáng tạo nên cả thiên đường.
Nhân duyên gặp gỡ trên đời đều thâm sâu khó dò, chúng ta không biết được tòa thành huyên náo nào từ kiếp trước, đã chuyển thành đô thị xa lạ ấy ở kiếp này. Lý Thương Ẩn nói có thể trả mọi giá để cầu Phật pháp, con đường hướng Phật ấy hẳn phải bằng phẳng rộng rãi. Không phải chạy đến hồng trần, tới trong nước lũ, đi trong lửa bỏng, thì lại khiến người ta bị thương đến máu me bê bết, mới tính là vượt qua kiếp số. Phật là đấng từ bi, tuy vẫn có thuyết vận mệnh, nhưng trong quá trình bôn ba, lại có thể hóa giải hết chuyện cũ duyên xưa.
Thiền là thanh tịnh, chứ không phải lặng phắc; là tu tâm chứ không phải vô tình; là gánh vác chứ không phải lánh đời. Vào độ cuối thu, nhạn rời tổ ấm nhưng không hề bợn chút cảm thương; lá lìa khỏi cành cây từng xây mộng, song vẫn ung dung bình thản; sen héo khô trong bùn lầy, mà còn thanh khiết như thuở ban đầu. Có lẽ chúng ta nên khăng khăng chờ đợi trong lầu cũ đài xưa vì một cánh nhạn bay về phương nam, dù cánh nhạn ấy chẳng vì chúng ta mà vượt tường; có lẽ chúng ta nên dừng bước chân hối hả vì một chiếc lá rụng, dù nó chẳng vì chúng ta mà trôi dạt; có lẽ chúng ta nên gột rửa cõi lòng xốc nổi trong tục thế vì một đóa hoa sen, dù nó chẳng vì chúng ta mà tươi đẹp.
Đọc thơ tham thiền của Lý Thương Ẩn, tựa như đang ở giữa vận mệnh của ông, trông thấy bao triết lý cần suy ngẫm và thông hiểu trong đời mình. Dù vận mệnh chẳng cách nào rũ bỏ sẽ phơi bày kết cục không thể dự liệu trước. Chúng ta cũng chẳng cách nào đem cái tầm thường của mình ra kháng cự lại vận mệnh, mặc cho câu chuyện nổi chìm mấy độ, chung quy sẽ có một ngày, chúng ta có thể bình thản bước ra khỏi sóng gió.
Thí đời cầu đạo có người từng,
Xin não khoét thân đã nguyện lòng.
Khi nhỏ đủ thu vừa lỗ chỉ,
Lúc to dễ át cả hạt vừng.
Trai chưa thành ngọc mong trăng sáng,
Hổ phách vừa nên nhớ cội tùng.
Tin được lời ghi trên lá bối,
Ba đời cùng lắng một hồi chuông[1].
Lý Thương Ẩn
[1] Giải nghĩa: Những người xả thân cầu đạo xưa nay có không ít, bản thân nhà thơ cũng nguyện học theo Bồ Tát, bố thí xương thịt não gân cho chúng sinh. Theo hai câu thực, những thứ to lớn trên đời có thể áp đảo một hạt vừng nho nhỏ, cũng có thể thu nhỏ giấu vừa lỗ chỉ. Đây chính là đạo lý: Núi Tu Di chứa hạt cải, hạt cải đựng núi Tu Di , to có thể bé, bé có thể to, không to không bé, không phải to không phải bé. Ở hai câu luận, theo Lã Thị Xuân Thu, trăng sáng thì trai ngậm ngọc, trăng mờ thì trai rỗng không. Theo Bác Vật chí, nhựa thông nhỏ xuống đất, khô đi, ngàn năm sau hóa thành hổ phách. Hai câu này ý muốn nói người ở kiếp này lại trăn trở kiếp sau, nhớ nhung kiếp trước. Lá bối là tên một loại lá, thời xưa tại Ấn Độ, người ta thường chép kinh lên lá bối, đại ý chỉ kinh sách.
Chúng ta nên tin rằng, mỗi người sống trên đời đều có một nơi để nương nhờ về mặt tâm linh, bằng không đời người sẽ tẻ nhạt vô vị biết bao. Có người ưa tĩnh lặng, bèn gửi tâm tình vào trăng trong nước lặng; có người ưa náo nhiệt, bèn thả hồn theo gió lớn sóng dồn; có người nặng tình, cả đời chìm đắm trong tình ái, đau đớn mệt nhoài vì những tụ tan không thể nào khống chế; có người lại cạn tình, tuy ngao du giữa phong cảnh hồng trần, mà cõi lòng mãi mãi lạnh nhạt ơ hờ như thế. Phật, Đạo, Nho là những tín ngưỡng của con người, mỗi người có thể kết duyên với một loại, tùy theo ý thích của mình. Dù vậy, chúng ta vẫn chỉ là một cành sen lắt lay trong gió, ngày ngày đều mê muội, ngày ngày cũng đều như tỉnh mộng.
Mỗi lúc đêm mưa, tôi đều nhớ tới hai câu thơ của Lý Thương Ẩn: Bao giờ chung bóng song tây, còn bao nhiêu chuyện núi này mưa đêm[1]. Như một chuyện tình lãng mạn mà cảm động trong mùa thu, giữa màn mưa đêm mịt mù, mãi đợi mong một ngày được cầm tay cùng cắt nến hồng song tây. Hoặc có khi thắp hương gảy đàn, lại nhớ tới đôi câu: Cây đàn năm chục đường dây, mỗi dây mỗi trụ nhớ ngày còn xanh[2]. Tựa hồ đã dốc vô vàn tình cảm vào dây đàn, năm tháng tuổi hoa trôi xa lại quay về bồi hồi trong ký ức. Trong ấn tượng của tôi, Lý Thương Ẩn là nhà thơ đã viết ra loạt thơ tình Vô đề , cùng cả Yến đài thi và Cẩm sắt , đều là những áng thơ được người đời sau say mê tìm đọc. Ông là người đẩy phong khí thơ đang dần mai một của thời Vãn Đường lên đỉnh cao một lần nữa, sánh ngang với Đỗ Mục, được gọi là Tiểu Lý Đỗ , cùng Ôn Đình Quân hợp xưng là Ôn Lý .
[1] Dạ vũ ký Bắc, bản dịch Tương Như.
[2] Cẩm sắt, bản dịch Trần Trọng San.
Tình cờ đọc được một bài thơ tham thiền của Lý Thương Ẩn, không khỏi thắc mắc, chẳng rõ Lý Thương Ẩn tình ý uyển chuyển đã đặt tình cảm triền miên xuống, lấy lại tấm lòng thanh tịnh, cùng cao tăng tham thiền ngộ đạo tự lúc nào? Lòng như hoa sen, khi lòng một người hướng tới sự thanh tịnh, sẽ dần dà thôi vọng tưởng và truy cầu, không bị dục vọng chi phối nữa. Vẫn nói rằng, vạn vật trên đời đều có Phật tính, chỉ là ẩn giấu quá sâu, nếu không phát hiện ra, có thể sẽ bị vùi chôn suốt một đời. Là một thi nhân, linh tính và ngộ tính của ông tất nhiên cao hơn người thường, thơ tình của Lý Thương Ẩn, tuy không đề cập tới Thiền, song vẫn thấp thoáng thiền ý. Trong số các thi nhân thời Đường, so với Vương Duy, Bạch Cư Dị, Lưu Vũ Tích, ông không phải một người gắn bó mật thiết với Thiền, song ông và Phật cũng đã kết nên một mối duyên khó gỡ.
Thiền như một ngọn đèn thắp trong đêm tối, như một lò lửa nhóm lên giữa gió tuyết, lại như một vực nước hiện ra giữa mênh mông sa mạc. Thiền giống như một con thuyền pháp êm ả qua lại giữa hồng trần, chở theo muôn vàn chúng sinh cần cứu vớt, dọc đường phổ độ đi thẳng tới. Lý Thương Ẩn đã rơi vào lưới tình, Lý Thương Ẩn chìm đắm trong bể ái, cũng cần lên con thuyền pháp ấy, đưa ông xa rời khổ lụy, giảm bớt sầu não. Cả đời ông bị tình cảm bủa vây, danh lợi trói buộc, u uất bất đắc chí, suốt kiếp long đong. Tuy ông tài cao học rộng, viết nên những vần thơ như gấm vóc, song lại chẳng thể ở bên người mình yêu thương nhất, đồng thời phải nếm trải hết mọi tan hợp buồn vui. Dầu có chí giúp đời, song lại bị cuốn vào vòng xoáy chính trị, không thể giải thoát.
Thi thư có thể bày tỏ hết nỗi lòng, đồng thời cũng khiến tâm trạng ông suy sụp. Điều Lý Thương Ẩn muốn là làm một đóa sen giữa hồng trần, có thể tự do nở rộ, chẳng ngại bùn nhơ, không ràng không buộc, làm một người tự thanh tự tịnh. Thiền có thể dạy con người ta cách quay về nơi tâm linh mình trú ngụ, ở đó nghe chim hót ngửi hương hoa, tắm trong mưa móc và ánh nắng. Sinh mệnh như ngọn đèn, chung quy cũng có một ngày ảm đạm già đi trong leo lét. Song lòng thiền lại như dòng nước, dù tuôn dài không nghỉ suốt ngày đêm, cũng sẽ không cạn khô hay ngừng lại. Bạn nguyện làm ngọn đèn cô độc chết đi trong tịch diệt, hay muốn làm chiếc lá rơi, xoay vần rồi tái sinh trong dòng nước?
Thí đời cầu đạo có người từng, xin não khoét thân đã nguyện lòng. Lý Thương Ẩn nói:
Đường hướng Phật đã sẵn dấu tích để lần theo, cam lòng vứt bỏ sinh mệnh, chẳng nề gan óc lầy đất hòng cầu Phật pháp. Thì ra trong lòng ông, Phật pháp đã chiếm một vị trí quan trọng như thế. Ông biết rõ hồng trần chìm nổi khôn lường, chỉ ở cảnh giới bồ đề mới có thể tìm được bình yên thật sự. Đời người như tấm kính, soi lòng dục vọng thì tối tăm, soi lòng thanh tịnh thì sáng tỏ. Dẫu vậy, Lý Thương Ẩn vẫn chấp mê bất hối vì một mối tình không kết quả, tranh chấp không thôi vì một chức quan hư vô. Ông chẳng thể thật sự vứt bỏ mọi thứ, giữ vững quyết tâm trên đường cầu Phật. Người trên giang hồ, thân chẳng do mình, chúng ta cũng chẳng thể trách Lý Thương Ẩn yếu đuối. Bầu nước bị sóng gió khuấy đảo đến đục ngầu này, chỉ bậc cao tăng tu hành nhiều năm, dùng tâm linh thanh tẩy, mới có thể đem pha trà uống được.
Trai chưa thành ngọc đã nhung nhớ trăng rằm, hổ phách ngưng đọng rồi lại hoài niệm mộng xưa. Vạn vật đều như thế, sống kiếp này thì trăn trở kiếp sau, ở đời nay mà nhớ nhung đời trước. Kiếp trước, kiếp này, kiếp sau, thực ra đều chỉ là luân hồi trong khoảnh khắc. Khi một người đắm chìm trong sự vật thế gian quá lâu lại lắng tai nghe Phạn âm kinh sách, sẽ cảm thấy như được Phật pháp tối cao xối gột từ đỉnh đầu xuống. Tiếng chuông xa xăm văng vẳng trong đêm yên tĩnh, đánh thức người trong mộng, cơ duyên ba đời tụ lại, chỉ một đêm tu thành. Đây chính là pháp lực vô biên của Phật Tổ, có thể khiến một kẻ đầy tội ác, thoát thai hoán cốt chỉ trong một đêm dưới gốc bồ đề. Một kẻ lầm đường lạc lối, ngồi lên bồ đoàn, chỉ nháy mắt đã có thể thức tỉnh. Khiến một hạt cát cũng trở thành cả thế giới, một đóa hoa sáng tạo nên cả thiên đường.
Nhân duyên gặp gỡ trên đời đều thâm sâu khó dò, chúng ta không biết được tòa thành huyên náo nào từ kiếp trước, đã chuyển thành đô thị xa lạ ấy ở kiếp này. Lý Thương Ẩn nói có thể trả mọi giá để cầu Phật pháp, con đường hướng Phật ấy hẳn phải bằng phẳng rộng rãi. Không phải chạy đến hồng trần, tới trong nước lũ, đi trong lửa bỏng, thì lại khiến người ta bị thương đến máu me bê bết, mới tính là vượt qua kiếp số. Phật là đấng từ bi, tuy vẫn có thuyết vận mệnh, nhưng trong quá trình bôn ba, lại có thể hóa giải hết chuyện cũ duyên xưa.
Thiền là thanh tịnh, chứ không phải lặng phắc; là tu tâm chứ không phải vô tình; là gánh vác chứ không phải lánh đời. Vào độ cuối thu, nhạn rời tổ ấm nhưng không hề bợn chút cảm thương; lá lìa khỏi cành cây từng xây mộng, song vẫn ung dung bình thản; sen héo khô trong bùn lầy, mà còn thanh khiết như thuở ban đầu. Có lẽ chúng ta nên khăng khăng chờ đợi trong lầu cũ đài xưa vì một cánh nhạn bay về phương nam, dù cánh nhạn ấy chẳng vì chúng ta mà vượt tường; có lẽ chúng ta nên dừng bước chân hối hả vì một chiếc lá rụng, dù nó chẳng vì chúng ta mà trôi dạt; có lẽ chúng ta nên gột rửa cõi lòng xốc nổi trong tục thế vì một đóa hoa sen, dù nó chẳng vì chúng ta mà tươi đẹp.
Đọc thơ tham thiền của Lý Thương Ẩn, tựa như đang ở giữa vận mệnh của ông, trông thấy bao triết lý cần suy ngẫm và thông hiểu trong đời mình. Dù vận mệnh chẳng cách nào rũ bỏ sẽ phơi bày kết cục không thể dự liệu trước. Chúng ta cũng chẳng cách nào đem cái tầm thường của mình ra kháng cự lại vận mệnh, mặc cho câu chuyện nổi chìm mấy độ, chung quy sẽ có một ngày, chúng ta có thể bình thản bước ra khỏi sóng gió.
/46
|