Duyên - Bạch Lạc Mai
Chương 19 - Quyển 3 - Chương 5: Tình Duyên Như Ảo Mộng, Duy Có Diệu Liên Hoa
/46
|
Họa thơ tặng con gái
Đèn xanh một ngọn rọi màn là,
Chăm đọc Lăng Nghiêm chớ nhớ nhà.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng,
Thế gian duy có diệu liên hoa.
Vương An Thạch
Tình cờ trông thấy một lò hương hình dạng như đóa sen nhỏ, làm bằng gỗ hoa lê, vô cùng tinh xảo. Lại tưởng tượng nếu đốt một lò đàn hương, trong một chiều biếng nhác đọc sách thưởng trà hay tĩnh tọa suy nghĩ tham thấu chút thiền ý, cũng có thể coi như đạt đến cảnh giới thanh tĩnh của cuộc đời. Có lẽ chỉ khi thanh tịnh, mới quên đi được thế giới hỗn loạn mà sâu xa kia, tạm thời quên hết mọi mệt mỏi. Đời sống là một cuốn sách cần chú thích, ngoại trừ tình cảm không thể thiết kế, còn lại danh lợi và tất cả mọi thứ đều có thể đem bán. Đợi đến một ngày vứt bút bỏ tên, vén tay áo pha trà dưới trăng, ngắm một đóa sen thỏa thuê bừng nở, mới là chuyện lãng mạn nhất trong đời.
Bạn gửi cho một câu thơ đầy thiền ý của Vương An Thạch: Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa. Bấy giờ khi đọc được lòng vô cùng kinh ngạc, chẳng biết nhà chính trị, nhà cải cách kiệt xuất thời Bắc Tống này đã gác lại công văn, giở đọc kinh Phật tự lúc nào? Ngẫm kỹ mới hay rằng, công danh xưa nay, hóa ra đều ảm đạm ẩn tàng đi trong ánh đao bóng kiếm. Khi một người vung roi thúc ngựa trên quan trường quá lâu, cũng cần có lúc nghỉ ngơi. Thả ngựa núi Nam, nhàn câu mây trắng, cùng dăm ba tri kỷ chơi cờ, tướng soái gặp nhau mà không thấy máu tươi, chỉ có hân hoan. Một chiều mưa phùn gió nhẹ, khoác áo tơi đội nón, ngắt mấy quả mơ xanh, mang một hồ rượu ngon, lấy cớ vào trong núi thăm hòa thượng. Đều nói khi đã lớn tuổi, ắt trở thành một người bị thời gian vứt bỏ, tùy ý nhàn tản giữa phong trần, thời gian sẽ xem như chẳng nghe chẳng hỏi.
Vương An Thạch xuất thân trong nhà quan lại, cha đỗ tiến sĩ năm Tường Phù thứ tám đời Tống Chân Tông, giữ chức chủ bộ Kiến An (nay là Kiến Âu, Phúc Kiến) hơn hai chục năm, làm quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, thực hiện rất nhiều việc hữu ích cho dân chúng. Vương An Thạch thuở bé thông minh đĩnh ngộ, sách vở xem qua là nhớ như in, từ nhỏ đã theo cha đi khắp Nam Bắc, nhờ vậy mà tăng thêm hiểu biết về xã hội, chứng kiến hết gian khổ trong cuộc sống của muôn dân, có nhận thức nhất định về triều đình Đại Tống yếu nhược. Tới khi thanh niên, đã lập chí nắn đời đổi thói, chí hướng này ảnh hưởng đến cả cuộc đời ông. Về sau ông vào triều làm quan, quyết tâm thực hiện cải cách, được Tống Thần Tông tán thưởng, thăng làm tể tướng. Biến pháp của ông vấp phải rất nhiều phản đối của các quan lại và hoàng thân quốc thích, hai lần bị bãi quan, từ đó ông bèn thoái ẩn nhàn cư. Một người nhìn chán phồn hoa, trải hết chìm nổi, sẽ có cảm tưởng rất sâu sắc về cuộc đời. Ông từng viết: Chuyện cũ Lục triều như
nước chảy, chỉ cỏ xanh khói biếc còn đây, đến nay ca kỹ, khúc Hậu đình hoa, vẫn còn hát mãi. Hết thảy phồn hoa đều đã thành hồi ức, đến giờ, chỉ có thể dựa lầu cao mà mạn đàm vinh nhục. Khi đã có tuổi, ông còn cảm thán: Bất lực bị danh cùng lợi trói, Rồi lại ra tình duyên lần lữa. Năm xưa hứa hẹn biết bao nhiêu, Nay cái hẹn lầu Tần cũng lỡ. Có thể thấy tuy cả đời bị danh lợi trói buộc, song lòng Vương An Thạch vẫn canh cánh cái hẹn lầu Tần từ thời niên thiếu. Tiếc rằng khi ông hối hận, tất cả đã quá muộn màng. Ông đã dâng trọn thời hoa niên đẹp nhất cho danh lợi mà xem nhẹ tình ái nhân gian. Tất bật một đời, đến già mới biết, có những khoảng thời gian, đáng ra nên phung phí. Song khi ông muốn phung phí, thời gian đã chẳng còn lại được bao nhiêu.
Đọc lại bài thơ đầy thiền ý kia, mới biết ấy là thơ Vương An Thạch họa tặng con gái. Sách chép lại rằng, Vương An Thạch có một cô con gái rất tài hoa, sau khi xuất giá, vì nhớ nhung gia đình ở xa, bèn gửi bài thơ cho cha, trong đó có một câu: Ngàn dặm giang sơn mòn mỏi dõi, Vẫn đương rơi lệ ngắm cúc hoa. Có thể thấy hằng ngày cô đều ngồi trên lầu cao trông vời quê cũ, nỗi lòng đau xót, còn gầy hơn hoa cúc. Vương An Thạch nhận được thơ con gái, chẳng biết phải khuyên giải ra sao, bèn gửi cho cô một bản Kinh Lăng Nghiêm chú giải mới , khuyên cô dốc lòng học Phật, bởi có vậy mới được giải thoát về mặt tinh thần, tâm tình cũng được thanh nhàn trấn định trong cảnh Thiền. Sau đó ông còn họa lại một bài thơ: Đèn xanh một ngọn rọi màn là,
Chăm đọc Lăng Nghiêm chớ nhớ nhà.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng,
Thế gian duy có diệu liên hoa.
Có thể thấy trong lòng Vương An Thạch cũng có Phật, chỉ là ông bị công danh tầm thường trói buộc, rốt cuộc không thể giải thoát. Ông hiểu được rằng đau khổ của người ta phần nhiều xuất phát từ tinh thần, thậm chí những biến pháp cải cách về mặt chính trị của ông cũng vậy. Lòng còn vướng bận thì mới có thể bị trói buộc, dần dà cửa sắt cũng hoen gỉ. Con gái Vương An Thạch đau đáu nhớ người thân ở quê nhà, đau khổ khôn nguôi, trước hiện thực không thể thay đổi, Vương An Thạch chỉ có thể khuyên con đọc kinh Lăng Nghiêm, để Phật dạy cho cô sự bình an tĩnh tại. Sở dĩ khuyên con gái học Phật đọc kinh, nhất định là vì Vương An Thạch đã ngộ ra chỗ diệu dụng không thể diễn tả bằng lời từ trong kinh Phật.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa. Tất cả được mất, tan hợp trên đời, thực ra đều là một trường ảo mộng, mà chúng ta biết rõ là mộng, song vẫn đắm chìm trong đó, không chịu tỉnh thức. Đây chính là điểm bất lực của kiếp làm người, tự đẩy sinh mệnh đến chỗ không thể cứu vãn được, dường như nói gì cũng đều là thừa thãi. Trước vận mệnh không thể cứu vãn, chỉ có thể tìm lấy sự bình hòa trong cảnh thanh tĩnh của hoa sen. Chỉ có Phật, không cần bạn phải hối hận vì quá khứ, ngài cũng chẳng tính toán những lỗi lầm của bạn, cũng không để bạn một mình lạnh lẽo giữa đồng hoang hồng trần. Bởi thế mới có khái niệm hoa sen bờ bên kia, chỉ những người đã đi hết bờ bên này, mới có thể dong buồm đi xa, nhìn cứ tưởng xa xôi trăm sông ngàn núi, thực ra chỉ một sớm một chiều mà thôi.
Vương An Thạch không muốn con gái mình đắm chìm trong tình cảm nhân gian, dù đó là tình thân, ông cũng hi vọng cô giữ được thái độ bình thản. Bởi trước những chia ly đã định và gặp gỡ bất khả tri, tất cả si tâm đều là mộng ảo không kết quả. Nỗi nhớ quê xa của cô, cũng có nghĩa là đang đi về phía con đường lầm lạc dằng dặc nhiều năm, tại trạm nghỉ lạc lối, chỉ Thiền mới có thể dẫn lối cho cô, chỉ diệu liên mới cứu được cô. Vương An Thạch tin rằng, trong sự trong lành của kinh sách, con gái sẽ tìm được niềm thỏa mãn và thanh tâm mà xưa nay cô chưa từng có được. Đồng thời với việc động viên con gái, ông cũng động viên chính mình, hi vọng bản thân có thể bước ra khỏi bể lợi danh, bưng một cuốn kinh, tìm đến nơi non xanh nước biếc, dựng một mái nhà tranh trú ngụ.
Bước vào quan trường thì lên xuống chẳng do mình nữa, nếu đời người ta có thể được như nước chảy mây trôi, không nhanh không chậm, nhặt bỏ tự nhiên, đi lại tùy ý, thì chẳng có bấy nhiêu bất lực và hối tiếc. Vương An Thạch cũng chẳng rõ mình tất bật hối hả một đời, đến cuối cùng, rốt cuộc được cái gì, thành tựu những gì đây? Một đời cải cách biến pháp, xoay xoay chuyển chuyển đến cuối cùng lại quay về khởi điểm, mọi thứ vẫn chẳng hề thay đổi. Ông đã dốc hết thanh xuân, tình cảm, tâm huyết vào đó, sau cùng cõi lòng cũng rỗng không, song lại chẳng đổi được kết cục như mong đợi. Đời người ta, giống như đạo diễn một vở kịch vậy, diễn mấy lớp vai chính, lại diễn mấy lớp vai phụ. Một khi kịch hạ màn, câu chuyện khép lại, trống chiêng bặt tiếng, nói giải tán liền giải tán, nói không có là không có.
Còn nhớ Vương An Thạch từng viết trong bài Lên ngọn Phi Lai : Chẳng sợ mây trôi giăng mờ mắt, chỉ vì đang đứng chỗ vút cao. Tư tưởng khoáng đạt như thế, tựa hồ trông thấy một bậc trí giả hít khói nhả mây, dõi mắt nhìn khắp sông núi mênh mông, có một khí thế ung dung không thể bức bách. Phù vân đã bay xa, nước chảy cũng xuôi dòng về xa tắp, tôi tin rằng, khi Vương An Thạch viết ra hai câu: Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa , ông đã tự cứu mình ra khỏi bể khổ nhân gian, biến tất cả phiền não thành bồ đề rồi.
Trên đá xanh suối chảy, kẽ lá tùng trăng lùa
Chiều thu trong núi
Núi vắng cơn mưa tạnh,
Khí thu nhuộm chiều tà.
Trên đá xanh, suối chảy,
Kẽ lá tùng trăng lùa.
Sen động buông thuyền cá,
Trúc ồn gọi nhau qua.
Xuân thơm đà cạn hết,
Đi ở tùy người xa.
Vương Duy
Nghe một khúc đàn tranh rì rào như suối chảy qua khe đá khiến tôi như lạc vào hẻm núi mênh mông, chợt nghe một giọng thì thầm khe khẽ: Trần duyên của người đã hết rồi. Tôi rất thích hai chữ trần duyên này, La Văn có một bài hát tên là Trần duyên , ca từ đại khái là: Phồn hoa như cảnh, một đời tiều tụy trong gió, ngoảnh đầu chẳng nắng cũng không mưa... Mặc cho bao nhiêu tình sâu đều tựa như tịch mịch, người theo sóng gió, chỉ ở hoa nở hoa lại rụng... Một người đàn ông trung niên, dùng hết nhiệt tình còn sót lại, ca lên tình cảnh nhân gian. Giống như một chiếc lá đỏ cuối thu, ở trong núi sâu không ai lui tới, tự kể lại tương tư một đời.
Tôi thật sự đã cạn duyên trần rồi ư? Chẳng qua chỉ nghe một khúc đàn tranh róc rách, mơ màng thả hồn vào một bức tranh sơn thủy ý cảnh xa xôi mà thanh tĩnh. Đều nói núi sông có thể thanh tẩy tâm hồn, kẻ nóng nảy xốc nổi đứng trước một bức tranh thủy mặc, tưởng tượng mình đang phiêu du trong đó, khi chèo thuyền giữa màn khói sóng, lúc tản bộ trên đường núi, khi lại trèo lên đỉnh cao, lúc ngồi lặng trong đình... Non sông vạn dặm mặc tình ngao du, dù ở sâu trong rừng mây, chúng ta chẳng qua chỉ là một nhành cây ngọn cỏ, con sâu cái kiến, song chúng ta vẫn cam lòng tồn tại giữa tự nhiên như vậy, khiêm nhường mà bình thản.
Tôi lại nghĩ đến bài Chiều thu trong núi của Vương Duy:
Núi vắng cơn mưa tạnh,
Khí thu nhuộm chiều tà.
Trên đá xanh, suối chảy,
Kẽ lá tùng trăng lùa.
Nhà thơ kiệt xuất được xưng tụng là trong thơ có họa, trong họa có thơ, trong thơ có thiền có thể khiến một kẻ đang ở giữa hồng trần lập tức thoát ly, bình thản chìm đắm vào cảnh trí trong thơ ông. Vương Duy, tự Ma Cật, được xưng tụng là Thi Phật. Đạo Phật có một cuốn Kinh Duy Ma Cật , hàm nghĩa tinh khiết không vấy bẩn, Vương Duy tự biết có duyên sâu với Phật, bèn lấy tên chữ là Ma Cật. Một đời ông luôn tìm nơi gửi gắm trong Phật lý và non nước, tự xưng biết yên tĩnh là vui, cả đời thừa nhàn nhã.
Tôi thích thơ Vương Duy, vì cảnh trong thơ ông rất thanh tĩnh thâm u, xa rời trần thế, không vương khói lửa nhân gian mà nhuốm đầy thiền ý. Non nước dưới ngòi bút ông đã vượt qua niềm ham thích của nhân gian, tiến lên một cảnh giới thiền, đây chính là điểm khác biệt giữa Vương Duy và những nhà thơ khác. Triều Đường vốn là giai đoạn Phật giáo hưng thịnh, có rất đông sĩ phu học Phật. Nhiều văn nhân mặc khách không được toại ý trên chính trường, đành tìm thú vui giữa cảnh nước non, một đời mấy lần ở ẩn. Một là nhằm xa lánh thói đời, thứ nữa là cốt cách văn nhân vốn luôn hướng về ý cảnh tĩnh tại đạm bạc. Thiên nhiên là tri kỷ vĩnh cửu của nhân loại, một gốc cây cũng có thể bầu bạn bên ta đến già, một nắm bụi vàng chính là chốn về cuối cùng của chúng ta.
Thời trẻ, Vương Duy cũng ôm lòng giúp đời, khi còn làm quan, ông tranh thủ những lúc không bận công vụ, cho xây dựng một tòa biện viện ở chân núi Lam Điền phía nam kinh thành, nhằm tu dưỡng thân tâm. Biệt viện rộng rãi, có núi rừng khe suối, đình đài hồ ao, ở giữa còn rải rác dăm căn nhà nhỏ. Vương Duy cùng bạn thơ uống rượu thưởng trăng, ngâm thơ bàn thiền tại đó, sống cuộc sống an nhàn thảnh thơi. Từ sau năm ông bốn mươi tuổi, cùng với việc Lý Lâm Phủ chấp chính, nền chính trị cường thịnh của Đại Đường dần dần đi xuống, theo xu hướng hủ bại, kẻ tâm tính đạm bạc như Vương Duy, để tránh những cuộc đấu đá chính trị, bắt đầu theo đuổi cuộc sống nhàn tản nơi vườn tược núi non. Ông lần lượt ẩn cư ở núi Chung Nam, Lam Điền và Võng Xuyên, thân làm quan nhưng lại thoái ẩn trong rừng, chuyên tâm học Phật, hòng xem nhẹ lợi danh, thoát khỏi những phiền não không tên trên đời.
Cả đời Vương Duy cứ nửa làm quan nửa ẩn cư như vậy, khi về già, ông lại càng giống một tăng lữ, thường thiền định giữa hồng trần. Cựu Đường Thư chép rằng: Ở kinh sư ăn chay trường, không mặc hoa lệ, ngày ngày dùng cơm với mười mấy cao tăng, lấy việc đàm luận về lẽ huyền hoặc làm vui, trai phòng trống hoác, chỉ có xanh trà và cối thuốc, án thư ghế tựa mà thôi. Sau khi tan chầu, thường thắp hương ngồi một mình, miệt mài tụng kinh. Trước mắt ta hiện ra một ông lão cốt cách nhàn tản tĩnh tại, tuy không cạo đầu, cũng chẳng khoác áo nhà sư, song rõ ràng là một tăng nhân. Những áng thơ về non nước của ông, trong dòng thời gian thiền tịnh lại càng thêm bình đạm, trải qua sự gột rửa của tháng năm, mài trơn của ngày tháng, vị đời nồng đậm đã trở nên không linh thanh đạm.
Mỗi lần đọc thơ Vương Duy đều có cảm tưởng rằng, dù chặng đường dưới chân như gió, thì vẫn còn đó những vần thơ tĩnh mịch đẹp đẽ như tranh, vĩnh viễn không bị thời gian cuốn trôi đi mất. Tiết thu trong lành sau cơn mưa, đem theo hơi lạnh bảng lảng, một vành trăng non xuyên qua kẽ lá tùng, dòng suối róc rách chảy qua mặt đá. Còn tôi nguyện làm một cô gái giặt lụa từ rừng trúc quay về, nhìn lên con thuyền sen đậu bên bờ, chẳng rõ có phải là chở phu quân tôi ra ngoài đánh cá hay không. Căn nhà tranh đơn sơ dưới núi kia chính là nhà của chúng tôi, hễ thấy khói bếp bốc lên, ấy là lúc con trẻ chăn trâu thổi sáo quay về. Cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu, cơm canh đạm bạc, song lại toát lên sự ấm cúng giản dị. Ánh trăng rọi xuống sân nhà, tất cả sinh linh trong núi rừng đều đang kiếm tìm hạnh phúc êm đềm thuộc về mình. Mặc cho thế gian muôn vạn phồn hoa, đều chẳng bằng một thứ nhỏ nhoi như hạt bụi ở sâu trong rừng núi.
Thơ Vương Ma Cật như thể pha sẵn một bình trà dưới trăng, chờ khi người ta sơ sểnh liền bị hòa tan vào trong, tan đi rồi còn không biết đã xảy ra chuyện gì. Cũng giống giọt mực kia, bị nhỏ vào nghiên, rồi linh hồn bị họa sĩ phết lên mặt giấy Tuyên, vậy mà còn ngỡ như đang ở giữa nhân gian. Thơ của ông trong cái không linh lại mang một vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời, khiến độc giả phải chịu đựng sự quyến rũ đầy phức tạp, gánh lấy nỗi cô độc mênh mang. Tình cảm đạm bạc, lại chở theo thiền ý thảnh thơi, nếu lúc này bạn còn rầu rĩ vì chuyện thế tục thì chỉ cần một tiếng đàn, một vần thơ, một giọt mực, cũng đủ hóa giải hết mọi đau khổ. Ông sẽ đem bạn rời khỏi dòng người tấp nập xe như nước chảy ngựa như rồng, chỉ trong chớp mắt đã thấy được sự thanh khiết của núi sông, có duyên gặp gỡ với bạn, trước sau vẫn là một lá bồ đề.
Trong Hồng Lâu Mộng , lúc Lâm Đại Ngọc dạy Hương Lăng làm thơ, trước tiên cũng đề cử tập thơ của Vương Ma Cật, sau đó mới tới Đỗ Công Bộ[1] và Lý Thanh Liên[2]. Cô đem cuốn Vương Ma Cật toàn tập của mình cho Hương Lăng mượn đọc, có thể thấy vị tài nữ thông minh linh tú này rất ưa ý cảnh trong thơ Ma Cật. Trong vườn Đại Quan, hai người tài tình nhất là Bảo Thoa và Đại Ngọc, song thơ Bảo Thoa truyền thống mà khoáng đạt, thơ Đại Ngọc lại phong lưu quyến luyến. Điều này có liên quan tới tính cách không bị lễ giáo truyền thống trói buộc của cô, cô thích thơ Vương Duy, lòng luôn hướng tới sự không linh nơi rừng núi, cũng tham ngộ được thiền ý trong thơ. Lâm Đại Ngọc đích thị là người con gái có linh khí nhất trong vườn Đại Quan, vì thế mới có câu thơ tả Bảo Ngọc thế này: Còn trơ đó, bậc cao sĩ trong núi sâu tuyết phủ trắng trời; mãi không quên, nàng tiên nga ngoài cõi tục giữa rừng tịch mịch.
[1] Tức Đỗ Phủ, vì ông có làm chức Viên bộ công ngoại lang ở đất Thục.
[2] Tức Lý Bạch, do ông sinh ở làng Thanh Liên nên lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.
Chốn phồn hoa đô thị lấp loáng ánh đèn, ê hề của cải quả là quyến rũ, nhưng so với cảnh tiên ngoài cõi tục, nơi mây trắng nhởn nhơ, núi non thanh tịnh dường như lại kém phần thanh đạm thuần phác. Sách thiền có dạy, lòng tức là Phật, Phật tức là lòng. Thơ Vương Duy sở dĩ có thể bình đạm như bụi đất, là bởi lòng ông đã ngộ được rằng tự nhiên mới là cái vĩnh cửu thực sự. Những kẻ chìm đắm trong cõi tục, sẽ mãi mãi không thể hiểu thấu đáo được cái thú tuyệt diệu trong đạo lý cửa Thiền, núi sông mà họ trông thấy, đều chỉ là ảo ảnh mà thôi.
Bất luận gặp gỡ giữa người với người, hay giữa người với phong cảnh, đều là nhân duyên định sẵn. Chúng ta nghe theo sắp xếp của vận mệnh, trao tình cảm của mình ra, yêu thương vạn vật trên đời, đồng thời cũng được vạn vật trên đời yêu thương. Vương Duy là người đã giao phó sinh mệnh mình cho núi non và Thiền Phật, ông ở trong áng thơ không linh ấy ngắm nhìn mây trắng nước êm, trăng trong gió mát.
Đèn xanh một ngọn rọi màn là,
Chăm đọc Lăng Nghiêm chớ nhớ nhà.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng,
Thế gian duy có diệu liên hoa.
Vương An Thạch
Tình cờ trông thấy một lò hương hình dạng như đóa sen nhỏ, làm bằng gỗ hoa lê, vô cùng tinh xảo. Lại tưởng tượng nếu đốt một lò đàn hương, trong một chiều biếng nhác đọc sách thưởng trà hay tĩnh tọa suy nghĩ tham thấu chút thiền ý, cũng có thể coi như đạt đến cảnh giới thanh tĩnh của cuộc đời. Có lẽ chỉ khi thanh tịnh, mới quên đi được thế giới hỗn loạn mà sâu xa kia, tạm thời quên hết mọi mệt mỏi. Đời sống là một cuốn sách cần chú thích, ngoại trừ tình cảm không thể thiết kế, còn lại danh lợi và tất cả mọi thứ đều có thể đem bán. Đợi đến một ngày vứt bút bỏ tên, vén tay áo pha trà dưới trăng, ngắm một đóa sen thỏa thuê bừng nở, mới là chuyện lãng mạn nhất trong đời.
Bạn gửi cho một câu thơ đầy thiền ý của Vương An Thạch: Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa. Bấy giờ khi đọc được lòng vô cùng kinh ngạc, chẳng biết nhà chính trị, nhà cải cách kiệt xuất thời Bắc Tống này đã gác lại công văn, giở đọc kinh Phật tự lúc nào? Ngẫm kỹ mới hay rằng, công danh xưa nay, hóa ra đều ảm đạm ẩn tàng đi trong ánh đao bóng kiếm. Khi một người vung roi thúc ngựa trên quan trường quá lâu, cũng cần có lúc nghỉ ngơi. Thả ngựa núi Nam, nhàn câu mây trắng, cùng dăm ba tri kỷ chơi cờ, tướng soái gặp nhau mà không thấy máu tươi, chỉ có hân hoan. Một chiều mưa phùn gió nhẹ, khoác áo tơi đội nón, ngắt mấy quả mơ xanh, mang một hồ rượu ngon, lấy cớ vào trong núi thăm hòa thượng. Đều nói khi đã lớn tuổi, ắt trở thành một người bị thời gian vứt bỏ, tùy ý nhàn tản giữa phong trần, thời gian sẽ xem như chẳng nghe chẳng hỏi.
Vương An Thạch xuất thân trong nhà quan lại, cha đỗ tiến sĩ năm Tường Phù thứ tám đời Tống Chân Tông, giữ chức chủ bộ Kiến An (nay là Kiến Âu, Phúc Kiến) hơn hai chục năm, làm quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, thực hiện rất nhiều việc hữu ích cho dân chúng. Vương An Thạch thuở bé thông minh đĩnh ngộ, sách vở xem qua là nhớ như in, từ nhỏ đã theo cha đi khắp Nam Bắc, nhờ vậy mà tăng thêm hiểu biết về xã hội, chứng kiến hết gian khổ trong cuộc sống của muôn dân, có nhận thức nhất định về triều đình Đại Tống yếu nhược. Tới khi thanh niên, đã lập chí nắn đời đổi thói, chí hướng này ảnh hưởng đến cả cuộc đời ông. Về sau ông vào triều làm quan, quyết tâm thực hiện cải cách, được Tống Thần Tông tán thưởng, thăng làm tể tướng. Biến pháp của ông vấp phải rất nhiều phản đối của các quan lại và hoàng thân quốc thích, hai lần bị bãi quan, từ đó ông bèn thoái ẩn nhàn cư. Một người nhìn chán phồn hoa, trải hết chìm nổi, sẽ có cảm tưởng rất sâu sắc về cuộc đời. Ông từng viết: Chuyện cũ Lục triều như
nước chảy, chỉ cỏ xanh khói biếc còn đây, đến nay ca kỹ, khúc Hậu đình hoa, vẫn còn hát mãi. Hết thảy phồn hoa đều đã thành hồi ức, đến giờ, chỉ có thể dựa lầu cao mà mạn đàm vinh nhục. Khi đã có tuổi, ông còn cảm thán: Bất lực bị danh cùng lợi trói, Rồi lại ra tình duyên lần lữa. Năm xưa hứa hẹn biết bao nhiêu, Nay cái hẹn lầu Tần cũng lỡ. Có thể thấy tuy cả đời bị danh lợi trói buộc, song lòng Vương An Thạch vẫn canh cánh cái hẹn lầu Tần từ thời niên thiếu. Tiếc rằng khi ông hối hận, tất cả đã quá muộn màng. Ông đã dâng trọn thời hoa niên đẹp nhất cho danh lợi mà xem nhẹ tình ái nhân gian. Tất bật một đời, đến già mới biết, có những khoảng thời gian, đáng ra nên phung phí. Song khi ông muốn phung phí, thời gian đã chẳng còn lại được bao nhiêu.
Đọc lại bài thơ đầy thiền ý kia, mới biết ấy là thơ Vương An Thạch họa tặng con gái. Sách chép lại rằng, Vương An Thạch có một cô con gái rất tài hoa, sau khi xuất giá, vì nhớ nhung gia đình ở xa, bèn gửi bài thơ cho cha, trong đó có một câu: Ngàn dặm giang sơn mòn mỏi dõi, Vẫn đương rơi lệ ngắm cúc hoa. Có thể thấy hằng ngày cô đều ngồi trên lầu cao trông vời quê cũ, nỗi lòng đau xót, còn gầy hơn hoa cúc. Vương An Thạch nhận được thơ con gái, chẳng biết phải khuyên giải ra sao, bèn gửi cho cô một bản Kinh Lăng Nghiêm chú giải mới , khuyên cô dốc lòng học Phật, bởi có vậy mới được giải thoát về mặt tinh thần, tâm tình cũng được thanh nhàn trấn định trong cảnh Thiền. Sau đó ông còn họa lại một bài thơ: Đèn xanh một ngọn rọi màn là,
Chăm đọc Lăng Nghiêm chớ nhớ nhà.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng,
Thế gian duy có diệu liên hoa.
Có thể thấy trong lòng Vương An Thạch cũng có Phật, chỉ là ông bị công danh tầm thường trói buộc, rốt cuộc không thể giải thoát. Ông hiểu được rằng đau khổ của người ta phần nhiều xuất phát từ tinh thần, thậm chí những biến pháp cải cách về mặt chính trị của ông cũng vậy. Lòng còn vướng bận thì mới có thể bị trói buộc, dần dà cửa sắt cũng hoen gỉ. Con gái Vương An Thạch đau đáu nhớ người thân ở quê nhà, đau khổ khôn nguôi, trước hiện thực không thể thay đổi, Vương An Thạch chỉ có thể khuyên con đọc kinh Lăng Nghiêm, để Phật dạy cho cô sự bình an tĩnh tại. Sở dĩ khuyên con gái học Phật đọc kinh, nhất định là vì Vương An Thạch đã ngộ ra chỗ diệu dụng không thể diễn tả bằng lời từ trong kinh Phật.
Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa. Tất cả được mất, tan hợp trên đời, thực ra đều là một trường ảo mộng, mà chúng ta biết rõ là mộng, song vẫn đắm chìm trong đó, không chịu tỉnh thức. Đây chính là điểm bất lực của kiếp làm người, tự đẩy sinh mệnh đến chỗ không thể cứu vãn được, dường như nói gì cũng đều là thừa thãi. Trước vận mệnh không thể cứu vãn, chỉ có thể tìm lấy sự bình hòa trong cảnh thanh tĩnh của hoa sen. Chỉ có Phật, không cần bạn phải hối hận vì quá khứ, ngài cũng chẳng tính toán những lỗi lầm của bạn, cũng không để bạn một mình lạnh lẽo giữa đồng hoang hồng trần. Bởi thế mới có khái niệm hoa sen bờ bên kia, chỉ những người đã đi hết bờ bên này, mới có thể dong buồm đi xa, nhìn cứ tưởng xa xôi trăm sông ngàn núi, thực ra chỉ một sớm một chiều mà thôi.
Vương An Thạch không muốn con gái mình đắm chìm trong tình cảm nhân gian, dù đó là tình thân, ông cũng hi vọng cô giữ được thái độ bình thản. Bởi trước những chia ly đã định và gặp gỡ bất khả tri, tất cả si tâm đều là mộng ảo không kết quả. Nỗi nhớ quê xa của cô, cũng có nghĩa là đang đi về phía con đường lầm lạc dằng dặc nhiều năm, tại trạm nghỉ lạc lối, chỉ Thiền mới có thể dẫn lối cho cô, chỉ diệu liên mới cứu được cô. Vương An Thạch tin rằng, trong sự trong lành của kinh sách, con gái sẽ tìm được niềm thỏa mãn và thanh tâm mà xưa nay cô chưa từng có được. Đồng thời với việc động viên con gái, ông cũng động viên chính mình, hi vọng bản thân có thể bước ra khỏi bể lợi danh, bưng một cuốn kinh, tìm đến nơi non xanh nước biếc, dựng một mái nhà tranh trú ngụ.
Bước vào quan trường thì lên xuống chẳng do mình nữa, nếu đời người ta có thể được như nước chảy mây trôi, không nhanh không chậm, nhặt bỏ tự nhiên, đi lại tùy ý, thì chẳng có bấy nhiêu bất lực và hối tiếc. Vương An Thạch cũng chẳng rõ mình tất bật hối hả một đời, đến cuối cùng, rốt cuộc được cái gì, thành tựu những gì đây? Một đời cải cách biến pháp, xoay xoay chuyển chuyển đến cuối cùng lại quay về khởi điểm, mọi thứ vẫn chẳng hề thay đổi. Ông đã dốc hết thanh xuân, tình cảm, tâm huyết vào đó, sau cùng cõi lòng cũng rỗng không, song lại chẳng đổi được kết cục như mong đợi. Đời người ta, giống như đạo diễn một vở kịch vậy, diễn mấy lớp vai chính, lại diễn mấy lớp vai phụ. Một khi kịch hạ màn, câu chuyện khép lại, trống chiêng bặt tiếng, nói giải tán liền giải tán, nói không có là không có.
Còn nhớ Vương An Thạch từng viết trong bài Lên ngọn Phi Lai : Chẳng sợ mây trôi giăng mờ mắt, chỉ vì đang đứng chỗ vút cao. Tư tưởng khoáng đạt như thế, tựa hồ trông thấy một bậc trí giả hít khói nhả mây, dõi mắt nhìn khắp sông núi mênh mông, có một khí thế ung dung không thể bức bách. Phù vân đã bay xa, nước chảy cũng xuôi dòng về xa tắp, tôi tin rằng, khi Vương An Thạch viết ra hai câu: Coi hết thảy duyên như ảo mộng, thế gian duy có diệu liên hoa , ông đã tự cứu mình ra khỏi bể khổ nhân gian, biến tất cả phiền não thành bồ đề rồi.
Trên đá xanh suối chảy, kẽ lá tùng trăng lùa
Chiều thu trong núi
Núi vắng cơn mưa tạnh,
Khí thu nhuộm chiều tà.
Trên đá xanh, suối chảy,
Kẽ lá tùng trăng lùa.
Sen động buông thuyền cá,
Trúc ồn gọi nhau qua.
Xuân thơm đà cạn hết,
Đi ở tùy người xa.
Vương Duy
Nghe một khúc đàn tranh rì rào như suối chảy qua khe đá khiến tôi như lạc vào hẻm núi mênh mông, chợt nghe một giọng thì thầm khe khẽ: Trần duyên của người đã hết rồi. Tôi rất thích hai chữ trần duyên này, La Văn có một bài hát tên là Trần duyên , ca từ đại khái là: Phồn hoa như cảnh, một đời tiều tụy trong gió, ngoảnh đầu chẳng nắng cũng không mưa... Mặc cho bao nhiêu tình sâu đều tựa như tịch mịch, người theo sóng gió, chỉ ở hoa nở hoa lại rụng... Một người đàn ông trung niên, dùng hết nhiệt tình còn sót lại, ca lên tình cảnh nhân gian. Giống như một chiếc lá đỏ cuối thu, ở trong núi sâu không ai lui tới, tự kể lại tương tư một đời.
Tôi thật sự đã cạn duyên trần rồi ư? Chẳng qua chỉ nghe một khúc đàn tranh róc rách, mơ màng thả hồn vào một bức tranh sơn thủy ý cảnh xa xôi mà thanh tĩnh. Đều nói núi sông có thể thanh tẩy tâm hồn, kẻ nóng nảy xốc nổi đứng trước một bức tranh thủy mặc, tưởng tượng mình đang phiêu du trong đó, khi chèo thuyền giữa màn khói sóng, lúc tản bộ trên đường núi, khi lại trèo lên đỉnh cao, lúc ngồi lặng trong đình... Non sông vạn dặm mặc tình ngao du, dù ở sâu trong rừng mây, chúng ta chẳng qua chỉ là một nhành cây ngọn cỏ, con sâu cái kiến, song chúng ta vẫn cam lòng tồn tại giữa tự nhiên như vậy, khiêm nhường mà bình thản.
Tôi lại nghĩ đến bài Chiều thu trong núi của Vương Duy:
Núi vắng cơn mưa tạnh,
Khí thu nhuộm chiều tà.
Trên đá xanh, suối chảy,
Kẽ lá tùng trăng lùa.
Nhà thơ kiệt xuất được xưng tụng là trong thơ có họa, trong họa có thơ, trong thơ có thiền có thể khiến một kẻ đang ở giữa hồng trần lập tức thoát ly, bình thản chìm đắm vào cảnh trí trong thơ ông. Vương Duy, tự Ma Cật, được xưng tụng là Thi Phật. Đạo Phật có một cuốn Kinh Duy Ma Cật , hàm nghĩa tinh khiết không vấy bẩn, Vương Duy tự biết có duyên sâu với Phật, bèn lấy tên chữ là Ma Cật. Một đời ông luôn tìm nơi gửi gắm trong Phật lý và non nước, tự xưng biết yên tĩnh là vui, cả đời thừa nhàn nhã.
Tôi thích thơ Vương Duy, vì cảnh trong thơ ông rất thanh tĩnh thâm u, xa rời trần thế, không vương khói lửa nhân gian mà nhuốm đầy thiền ý. Non nước dưới ngòi bút ông đã vượt qua niềm ham thích của nhân gian, tiến lên một cảnh giới thiền, đây chính là điểm khác biệt giữa Vương Duy và những nhà thơ khác. Triều Đường vốn là giai đoạn Phật giáo hưng thịnh, có rất đông sĩ phu học Phật. Nhiều văn nhân mặc khách không được toại ý trên chính trường, đành tìm thú vui giữa cảnh nước non, một đời mấy lần ở ẩn. Một là nhằm xa lánh thói đời, thứ nữa là cốt cách văn nhân vốn luôn hướng về ý cảnh tĩnh tại đạm bạc. Thiên nhiên là tri kỷ vĩnh cửu của nhân loại, một gốc cây cũng có thể bầu bạn bên ta đến già, một nắm bụi vàng chính là chốn về cuối cùng của chúng ta.
Thời trẻ, Vương Duy cũng ôm lòng giúp đời, khi còn làm quan, ông tranh thủ những lúc không bận công vụ, cho xây dựng một tòa biện viện ở chân núi Lam Điền phía nam kinh thành, nhằm tu dưỡng thân tâm. Biệt viện rộng rãi, có núi rừng khe suối, đình đài hồ ao, ở giữa còn rải rác dăm căn nhà nhỏ. Vương Duy cùng bạn thơ uống rượu thưởng trăng, ngâm thơ bàn thiền tại đó, sống cuộc sống an nhàn thảnh thơi. Từ sau năm ông bốn mươi tuổi, cùng với việc Lý Lâm Phủ chấp chính, nền chính trị cường thịnh của Đại Đường dần dần đi xuống, theo xu hướng hủ bại, kẻ tâm tính đạm bạc như Vương Duy, để tránh những cuộc đấu đá chính trị, bắt đầu theo đuổi cuộc sống nhàn tản nơi vườn tược núi non. Ông lần lượt ẩn cư ở núi Chung Nam, Lam Điền và Võng Xuyên, thân làm quan nhưng lại thoái ẩn trong rừng, chuyên tâm học Phật, hòng xem nhẹ lợi danh, thoát khỏi những phiền não không tên trên đời.
Cả đời Vương Duy cứ nửa làm quan nửa ẩn cư như vậy, khi về già, ông lại càng giống một tăng lữ, thường thiền định giữa hồng trần. Cựu Đường Thư chép rằng: Ở kinh sư ăn chay trường, không mặc hoa lệ, ngày ngày dùng cơm với mười mấy cao tăng, lấy việc đàm luận về lẽ huyền hoặc làm vui, trai phòng trống hoác, chỉ có xanh trà và cối thuốc, án thư ghế tựa mà thôi. Sau khi tan chầu, thường thắp hương ngồi một mình, miệt mài tụng kinh. Trước mắt ta hiện ra một ông lão cốt cách nhàn tản tĩnh tại, tuy không cạo đầu, cũng chẳng khoác áo nhà sư, song rõ ràng là một tăng nhân. Những áng thơ về non nước của ông, trong dòng thời gian thiền tịnh lại càng thêm bình đạm, trải qua sự gột rửa của tháng năm, mài trơn của ngày tháng, vị đời nồng đậm đã trở nên không linh thanh đạm.
Mỗi lần đọc thơ Vương Duy đều có cảm tưởng rằng, dù chặng đường dưới chân như gió, thì vẫn còn đó những vần thơ tĩnh mịch đẹp đẽ như tranh, vĩnh viễn không bị thời gian cuốn trôi đi mất. Tiết thu trong lành sau cơn mưa, đem theo hơi lạnh bảng lảng, một vành trăng non xuyên qua kẽ lá tùng, dòng suối róc rách chảy qua mặt đá. Còn tôi nguyện làm một cô gái giặt lụa từ rừng trúc quay về, nhìn lên con thuyền sen đậu bên bờ, chẳng rõ có phải là chở phu quân tôi ra ngoài đánh cá hay không. Căn nhà tranh đơn sơ dưới núi kia chính là nhà của chúng tôi, hễ thấy khói bếp bốc lên, ấy là lúc con trẻ chăn trâu thổi sáo quay về. Cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu, cơm canh đạm bạc, song lại toát lên sự ấm cúng giản dị. Ánh trăng rọi xuống sân nhà, tất cả sinh linh trong núi rừng đều đang kiếm tìm hạnh phúc êm đềm thuộc về mình. Mặc cho thế gian muôn vạn phồn hoa, đều chẳng bằng một thứ nhỏ nhoi như hạt bụi ở sâu trong rừng núi.
Thơ Vương Ma Cật như thể pha sẵn một bình trà dưới trăng, chờ khi người ta sơ sểnh liền bị hòa tan vào trong, tan đi rồi còn không biết đã xảy ra chuyện gì. Cũng giống giọt mực kia, bị nhỏ vào nghiên, rồi linh hồn bị họa sĩ phết lên mặt giấy Tuyên, vậy mà còn ngỡ như đang ở giữa nhân gian. Thơ của ông trong cái không linh lại mang một vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời, khiến độc giả phải chịu đựng sự quyến rũ đầy phức tạp, gánh lấy nỗi cô độc mênh mang. Tình cảm đạm bạc, lại chở theo thiền ý thảnh thơi, nếu lúc này bạn còn rầu rĩ vì chuyện thế tục thì chỉ cần một tiếng đàn, một vần thơ, một giọt mực, cũng đủ hóa giải hết mọi đau khổ. Ông sẽ đem bạn rời khỏi dòng người tấp nập xe như nước chảy ngựa như rồng, chỉ trong chớp mắt đã thấy được sự thanh khiết của núi sông, có duyên gặp gỡ với bạn, trước sau vẫn là một lá bồ đề.
Trong Hồng Lâu Mộng , lúc Lâm Đại Ngọc dạy Hương Lăng làm thơ, trước tiên cũng đề cử tập thơ của Vương Ma Cật, sau đó mới tới Đỗ Công Bộ[1] và Lý Thanh Liên[2]. Cô đem cuốn Vương Ma Cật toàn tập của mình cho Hương Lăng mượn đọc, có thể thấy vị tài nữ thông minh linh tú này rất ưa ý cảnh trong thơ Ma Cật. Trong vườn Đại Quan, hai người tài tình nhất là Bảo Thoa và Đại Ngọc, song thơ Bảo Thoa truyền thống mà khoáng đạt, thơ Đại Ngọc lại phong lưu quyến luyến. Điều này có liên quan tới tính cách không bị lễ giáo truyền thống trói buộc của cô, cô thích thơ Vương Duy, lòng luôn hướng tới sự không linh nơi rừng núi, cũng tham ngộ được thiền ý trong thơ. Lâm Đại Ngọc đích thị là người con gái có linh khí nhất trong vườn Đại Quan, vì thế mới có câu thơ tả Bảo Ngọc thế này: Còn trơ đó, bậc cao sĩ trong núi sâu tuyết phủ trắng trời; mãi không quên, nàng tiên nga ngoài cõi tục giữa rừng tịch mịch.
[1] Tức Đỗ Phủ, vì ông có làm chức Viên bộ công ngoại lang ở đất Thục.
[2] Tức Lý Bạch, do ông sinh ở làng Thanh Liên nên lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.
Chốn phồn hoa đô thị lấp loáng ánh đèn, ê hề của cải quả là quyến rũ, nhưng so với cảnh tiên ngoài cõi tục, nơi mây trắng nhởn nhơ, núi non thanh tịnh dường như lại kém phần thanh đạm thuần phác. Sách thiền có dạy, lòng tức là Phật, Phật tức là lòng. Thơ Vương Duy sở dĩ có thể bình đạm như bụi đất, là bởi lòng ông đã ngộ được rằng tự nhiên mới là cái vĩnh cửu thực sự. Những kẻ chìm đắm trong cõi tục, sẽ mãi mãi không thể hiểu thấu đáo được cái thú tuyệt diệu trong đạo lý cửa Thiền, núi sông mà họ trông thấy, đều chỉ là ảo ảnh mà thôi.
Bất luận gặp gỡ giữa người với người, hay giữa người với phong cảnh, đều là nhân duyên định sẵn. Chúng ta nghe theo sắp xếp của vận mệnh, trao tình cảm của mình ra, yêu thương vạn vật trên đời, đồng thời cũng được vạn vật trên đời yêu thương. Vương Duy là người đã giao phó sinh mệnh mình cho núi non và Thiền Phật, ông ở trong áng thơ không linh ấy ngắm nhìn mây trắng nước êm, trăng trong gió mát.
/46
|