Bác sĩ Sơn Điền bao giờ cũng thoải mái tại một buổi trà đạo, ngồi im lặng trầm tư với các bạn già khác. Bây giờ rất ít người còn tổ chức trà đạo. Ông tự coi là một người tài tử, bởi vì từ ngôi nhà tuổi thơ của ông tại California không có một trà thất như thế. Cha mẹ Ông quá bận rộn và quá lo lắng đương đầu với đất nước mới nên không dậy cho con cái những thứ mà họ còn nhớ. Như vậy thực là một vinh dự cho bác sĩ Sơn Điền trở thành bạn cũng như là y sĩ cho gia đình Mạc Sầu. Ông thú nhận với người bạn già của ông rằng ông trở về tổ quốc như là một người ngoại quốc, và phải học tập để trở thành một người Nhật.
Bác sĩ Sơn Điền giải thích, Không phải là tôi quên. Tôi đã từng đọc và nghiên cứu cả đời về Nhật Bản, vì thế khi tôi phải làm một lựa chọn, tôi biết rằng tôi phải trở về quê hương. Nhưng bây giờ tôi ở đây, còn có nhiều thứ tôi phải học hỏi nữa.
Ông Mạc Sầu trả lời, Bác sĩ có tinh thần thì có thể giỏi được tất cả.
Mạc Sầu chưa bao giờ ra khỏi nước Nhật, và chính vì lòng tò mò mà ông đón nhận cái ông bác sĩ cao lớn và nghiêm khắc, một người cố gắng trở thành Nhật Bản mà vẫn là người Mỹ mà không biết thế. Chẳng hạn trong buổi trà đạo chiều nay, ông quan sát cái tinh thần quá ghen ghét của bác sĩ Sơn Điền. Cái tinh thần trầm tư không thể đạt được do lòng đòi hỏi. Nhưng thay vì nói ra điều này, ông Mạc Sầu cố gắng lái câu chuyện vào vấn đề bình yên nội tâm. Vì thế ông lấy ra cái hộp đồ trà bọc lụa, một cái kho tàng cực quý của ông.
Ông nói, Cái tách trà này là của một người bạn tôi nay đã chết. Ông ta là một bậc thầy về trà đạo và ông uống trà từ cái tách này. Khi ông ta chết, ông tặng lại tôi bộ tách này, bởi vì con trai ông, đứa con trai duy nhất của ông, không chịu học trà đạo.
Bác sĩ tiếp nhận cái tách với sự cực kỳ trân trọng, tựa khuỷu tay xuống chiếu. Người ta không cầm một quý vật bằng tay không. Khi ông Mạc Sầu uống trà bằng cái tách ấy, ông đặt cái tách trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải đỡ lấy. Bác sĩ Sơn Điền ngắm nghía cái tách màu lục nhạt đơn sơ không có hình khắc hoặc vẽ. Trông nó hoàn toàn bình thản như nước tĩnh lặng. Khi trao lại cho ông Mạc Sầu, ông thở dài và nhìn quanh phòng. Tấm trướng buông xuống, hộp đựng trà, cái bình hoa, cái lò than và những cái khay, và tất cả những vật dụng của nghi lễ này thì đẹp đẽ trong sự đơn giản. Tất cả năm người khách đàn ông ngồi thẳng lưng, chân xếp lại nhưng rất thoải mái, tinh thần họ bình thản nhờ sự hoàn hảo của bối cảnh chung quanh. Đây là những người hiểu biết cái đẹp. Họ là những người sành điệu, hiểu rằng hình thức mà không có tinh thần là sự trống rỗng, và sự hiểu biết này dẫn họ một bước tới gần hơn trên đường tìm kiếm cái đẹp cho mục đích tinh thần: sự hoà hợp hoàn toàn giữa con người và thiên nhiên.
Trong suốt nghi lễ và bữa tiệc, không ai được nói đến những chuyện gây phiền toái. Tuy nhiên khi chấm dứt, và khi mặt trời sắp lặn, bạn bè đứng dậy và cúi đầu cảm tạ chủ nhân, rồi rời trà thất và bước ra phòng khách. Tại dây họ có thể nói những gì họ muốn, và ông Mạc Sầu cũng sẽ ra nhập bọn với họ.
Câu chuyện của những người chưa từng rời khỏi quê hương, và có ý định bảo tồn nền văn hoá của dân tộc trong suốt cuộc chiếm đóng của Mỹ, thì hoàn toàn thoa? mãn đối với bác sĩ Sơn Điền. Ông đã loại bỏ tất cả những gì thuộc về Hoa Kỳ. Tâm hồn ông hoàn toàn trống rỗng, và những cuộc nói chuyện lặng lẽ lâu dài về nước Nhật Bản cổ, phương cách cổ truyền, cái xấu và cái tốt, đã tạo ra một con người mới trong ông.
Cuối cùng khi mọi người đứng lên từ giã nhau, bác sĩ Sơn Điền không thấy có cơ hội nói với ông Mạc Sầu về con trai và con gái, và bây giờ ông không muốn tạo ra cơ hội ấy nữa. Buổi chiều hoàn toàn trong sạch. Ông tắm hồn ông trong quá khứ, và ông biết còn nhiều thứ ông phải học để trở thành người Nhật Bản. Ông không muốn nghĩ tới những người trẻ và ngày mai. Sẽ còn có đủ thời giờ.
Ông thong thả bước về nhà và cảm thấy thư thái.
° ° °
Trong căn phòng chính, bà Sơn Điền ngồi chờ chồng. Bà sẽ kể cho chồng thế nào về cái việc xảy ra ở đây hồi chiều, lúc ông vắng nhà? Bà sợ Ông vì bà tôn kính ông hơn bất cứ một con người nào khác, và nếu bà dám, bà sẽ yêu ông hết lòng. Nhưng bà không thể hết lòng yêu một người mà bà đã quá thần phục. Trí óc tuyệt vời thông minh của ông đã trông thấy hết mọi tì vết, và bà lại quá hèn mọn. Hơn nữa bà mang trong sự im lặng của trái tim một cái tội bí mật mà bà không bao giờ dám thú nhận: bà không thích Nhật Bản. Bà không muốn rời bỏ Hoa Kỳ. Bà thích vào trại tập trung hơn, tại đó tất cả bạn bè của bà sống. Dĩ nhiên đời sống trong trại không thoải mái. Bà biết mọi khó khăn, vì chồng bà đã bảo cho bà biết. Tuy nhiên vào trại tập trung, bà sẽ còn đủ bạn bè, và sẽ cùng bạn bè nấu nướng giặt giũ, và sẽ có rất nhiều giờ rảnh để trò chuyện. Bà sẽ có giờ rảnh nhiều, bởi vì không cần phải đi làm việc, mà vẫn có đủ thực phẩm và vật dụng cần thiết. Khí hậu tại sa mạc còn khô ráo ấm áp nữa. Tại Kyoto thời tiết lúc nào cũng lạnh lẽo ẩm thấp, ngay cả bây giờ. Nước trong vườn, sương mù từ biển và núi làm căn nhà ẩm thấp.
Bà ngồi ngay ngắn trên hai chân gập lại, trong chiếc áo kimono màu tím, chờ đợi chồng, cổ quấn một khăn lụa bạch rất sạch sẽ. Chân bà mang những đôi vớ trắng như tuyết, và đế rất dầy. Đôi vớ này là do bà tự đan lấy. Bà biết làm mọi việc rất đúng cách cổ truyền, bởi bà lúc trẻ được dưỡng dục tại Nhật Bản, gia đình bà nghèo, và sống trong một nông trại nhỏ bé trên núi phía trên Trường Kỳ, gần những suối nước nóng. Đôi khi vào mùa xuân hoặc mùa thu, bà đã từng nghỉ một ngày đi ngắm hoa và cây cối đổi mầu. Trong những chuyến du ngoạn ấy, gia đình bà thường dừng lại nướng cá trên làn hơi nóng bốc lên giữa khe núi.
Cha bà là một nông dân nghèo và nhiều con gái đến nỗi khi ông ta đọc báo thấy tin người Nhật tại Hoa Kỳ cần vợ, ông ta đã gửi hình bà và ghi tên bà là một cô dâu. Đấy là cách bà được đi sang Hoa Kỳ. Mẹ bác sĩ Sơn Điền đã chọn bà và bác sĩ Sơn Điền cũng chấp nhận khuôn mặt dịu dàng của bà. Lúc ấy bà là một thiếu nữ có một bộ mặt tươi tỉnh, mặc dù không đẹp. Bà không ngờ hình bà được gửi cho một bác sĩ vốn không ưa những đôi chân cong vòng, và bàn tay bàn chân quá dầy quá mập mạp, như bà. Bác sĩ hỏi bà về đồ ăn hàng ngày của bà, chỉ gồm có cơm, cá và một vài món rau. Bác sĩ Sơn Điền trở nên dễ tính khi bà sinh cho ông hai đứa con. Bà cũng không nuôi con đúng theo lời dặn của bác sĩ Sơn Điền. Bà nhớ lại bà đã ép con trai, Kiến Sơn, phải uống sữa bò tươi, và nó khóc như thế nào. Bây giờ nhớ lại đứa con trai duy nhất đã tử trận, bà hối tiếc đã bắt con phải ăn uống những thứ nó không thích. Như thường lệ, mỗi khi bà nhớ tới con trai, bà lại khóc. Bà cũng không biết mộ của con ở đâu nữa. Bà lau nước mắt bằng lần vải bên trong của ống tay áo, rồi hỷ mũi vào một mẩu giấy. Bà đã theo nhiều thói quen Mỹ, nhưng bà nhất định không dùng khăn mùi xoa dơ dáy của người Mỹ.
Đến lúc ấy bà nghe thấy tiếng bước chân của chồng, và người hầu gái chạy ra chào ông và tháo giầy cho ông. Bà đứng dậy, bước tới cửa phòng khách và cúi đầu vái chồng. Ông gật đầu và lên tiếng chào vợ. Bà theo chồng vào phòng trong, bà ngồi xuống; sau khi ông đã ngồi rồi, bà quỳ xuống và đặt tay lên một bình trà. Bình trà nóng, và bà định rót trà cho chồng, nhưng ông đã giơ tay ngăn lại.
Không uống trà nữa. Hôm nay tôi đã uống trà ngon nhất rồi.
Có một thứ bà đặc biệt biết ơn lối sống Nhật Bản. Chiếc áo kimono che giấu hai ống chân vòng kiềng của bà. Ở Hoa Kỳ, bà mặc váy như đàn bà khác, và bà lúc nào cũng bận tâm về hai ống chân cong cong của mình bị phô bầy ra thật bất lợi, mặc dù chồng bà không hề đả động đến chân bà. Ông thường quay đi chỗ khác, và hành dộng này còn tàn ác hơn là lời nói.
Bà sẽ kể cho ông thế nào về cái việc xảy ra hồi chiều nay? Bà lấy tay che miệng và ho.
Ông vội ngẩng lên. “Hạ Mỹ, có chuyện gì thế?
Tôi không biết kể cho ông nghe thế nào. Bà nhìn ông và ông trông thấy đôi mắt bối rối. Bà vẫn còn là một người đàn bà trông vui mắt; nghĩa là, bà có một bộ mặt dịu dàng, và đôi mắt tròn như mắt trẻ con. Mắt tròn không được coi là mắt đẹp tại Nhật Bản, nhưng ông vẫn thích đôi mắt ấy.
Ông hoảng hốt hỏi, Có phải cái bình sứ đời Tống bị vỡ không?
Bà vội nói, Không, chuyện không khủng khiếp đến thế đâu.
Con cá chép lớn chết rồi, phải không?
Không, không. Chẳng có gì chết cả.
Thì nói đi. Tôi không giết bà và cũng không đánh bà đâu.
Câu nói khôi hài của ông giúp bà thêm can đảm. Bà thận trọng nói, Một thanh niên đến đây hồi chiều, và muốn gặp ông.
Một bệnh nhân?
Không phải bệnh nhân. Bà ngập ngừng, rồi nói luôn. Một người lính Mỹ.
Bộ mặt gầy đẹp đẽ của bác sĩ Sơn Điền mất hết mọi cảm giác.
Tôi không quen biết bất cứ người Mỹ nào.
Hắn không nói hắn biết ông. Hắn chỉ mong ước được quen biết ông.
Làm sao hắn biết tên tôi?
Hắn nói có người bạn cho hắn biết.
Bà nói gì với hắn?
Tôi nói ông đi vắng. Rồi hắn muốn ngồi đợi, nhưng tôi không cho hắn đợi. Tôi sợ Nhu Mị có thể bước vào phòng bất cứ lúc nào. Chuyện này không tốt.
Phải, nhất định không tốt.
Tôi bảo hắn tôi sẽ cho ông biết, và hắn nói hắn sẽ trở lại. Hắn hỏi giờ nào ông ở nhà. Tôi bảo tốt nhất là tới văn phòng của ông tại bệnh viện vào lúc 10 giờ sáng. Tôi nói ông không tiếp khách lạ tại nhà.
Đúng lắm. Ông ngừng lại và bĩu môi. Một người Mỹ! Có thể là có ai cho hắn biết tên tôi.
Bà đồng ý, Đúng vậy. Bà cảm thấy tim nhẹ nhõm. Bà đã làm đúng. Bà đã cho ông biết, và ông không tức giận bà. Ông không bao giờ nói với bà một lời giận dữ, nhưng bà quá nhạy cảm với sự bất đồng ý của ông. Sự tự chế của ông thực là tuyệt đối, nhưng không giấu nổi bà điều gì. Bà đứng dậy một cách duyên dáng, dù hai ống chân cong của bà.
Tôi xin phép. Tôi có việc phải làm.
Ông gật đầu mà không nói gì. Ông không muốn mất đi cái tinh thần của buổi chiều sống với bạn bè. Ông ngồi nhìn ra vườn, sau khi bà ra khỏi phòng, im lặng và cố tâm xua đuổi cái ý nghĩ về người Mỹ xâm lấn vào nhà ông. Người làm vườn đã mở nước tưới những tảng đá, và tưới ướt những bụi cây.
Bà Sơn Điền nhìn ông và khẽ đẩy chiếc cửa mắt cáo sau lưng bà. Ông không hỏi bà người Mỹ ấy là loại người thế nào, và bà cũng không bảo cho ông biết. Bây giờ bà nghĩ lại có thể đấy là một sự lừa dối. Chính bà cũng thích chàng thanh niên Mỹ ấy. Bà thường trông thấy những thanh niên Mỹ giầu sang tại California, mặc dù khi bà hỏi, người thanh niên ấy cho biết không đến từ California. Khi gặp chàng thanh niên bà hỏi ngay lập tức, Ông đến từ California, phải không?
Chàng thanh niên phải kêu lên, Ô, bà biết nói tiếng Anh!
Đôi chút thôi. Bà trả lời, cố gắng không cười vì mấy cái răng xấu của bà. Bà biết người Mỹ thích những hàm răng trắng đẹp. Khi bà còn trẻ thì răng không quan trọng lắm, vì đàn bà nhà quê nhuộm răng đen khi họ lấy chồng. Răng của Mẹ bà đen như sơn mài.
Bà hỏi lại, Ông cũng tới từ California, phải không?
Tại sao cũng? Bà đã từng ở California hay sao?
Chúng tôi từ tiểu bang ấy về đây.
Tôi người tiểu bang Virginia. Một nơi rất đẹp.
Tôi không biết Virginiạ
Rồi bà kiểm soát lại cuộc đối thoại. Bà bao giờ cũng thân thiện với người Mỹ. Bà trở nên lạnh lùng, nhưng bà vẫn thích chàng thanh niên ấy. Anh ta quá trẻ, trông rất tươi mát. Tên anh ta viết trên một tấm danh thiếp mà anh ta đưa cho bà, là James Peterson. Anh ta đọc tên lên và bà nhắc lại. Bà chưa bao giờ học đọc tiếng Anh.
Bây giờ bà rón rén đi dọc hành lang và phòng ngủ. Bà bao giờ cũng khép kín bình phong phòng ngủ, để có một nơi nghỉ ngơi riêng. Bà không có việc gì làm, bởi vì bà không cần phải làm cơm tối cho chồng. Dục Thủy ăn bánh mì và thịt nguội và uống trà với sữa. Còn bà sẽ ăn một chén cháo trước khi đi ngủ. Bà kéo ngăn tủ ra và sắp xếp lại đồ bên trong gồm có mấy món nữ trang, vài tấm hình của Kiến Sơn, một tấm hình căn nhà tại Los Angeles mà bây giờ không còn thuộc về ông bà nữa.
Chiếc binh phong kéo ra vài phân và bà trông thấy Dục Thủy đang cười với bà.
Ha, mẹ đây rồi.
Con đã gặp ba chưa?
Chưa.
Dục Thủy bước hẳn vào phòng. Bà mẹ trông thấy ngay con gái có gì khác lạ, một cái gì rất hân hoan. Đôi mắt to mở rộng, quá to đối với mắt người Nhật, sáng chói với một niềm vui bí mật. Dục Thủy chưa biết cách giấu tâm trạng sau một khuôn mặt bình thản.
Bà Sơn Điền nói, Con có vẻ hân hoan vui sướng. Cái gì tốt đẹp đã đến phải không?
Dục Thủy lắc đầu, Mẹ Ơi, tại mùa xuân đấy.
Nhưng chỉ một mùa xuân mà có thể đan nét dịu dàng lên mọi đường nét của cái khuôn mặt xinh đẹp ấy được không? Bà Sơn Điền nghi ngờ. Bà tiếp tục ngắm nhìn con gái một cách trầm tư, cố gắng nhớ lại bà cảm thấy thế nào về mùa xuân khi bà hai mươi tuổi. Vào cái tuổi ấy, bà phải làm việc vất vả như một người đàn ông trong nông trại của thân phụ, và mùa xuân có nghĩa là cầy ruộng và gieo mạ. Khi đầu mùa hè tới, trên cánh đồng lúa, bà phải lội sâu xuống bùn cấy lúa rồi làm cỏ. Không, bà không thể nhớ gì về mùa xuân.
Bà không gạn hỏi con gái. Dục Thủy là con của cha nó, và chính Kiến Sơn mới thuộc về bà. Nếu con trai bà còn sống thì bây giờ bà đã có cháu nội rồi, những đứa cháu nội yêu quý trông giống như người Mỹ, mà bà không hề bận tâm. Tại Hoa Kỳ đàn bà có máy giặt và bếp điện.
Dục Thủy đứng cạnh bà, và cầm lên những tấm ảnh của Kiến Sơn. Có vài tấm, có tấm chụp lúc Kiến Sơn còn nhỏ. Có một tấm hình hôn thê của Kiến Sơn, tóc cắt ngắn và uốn lên.
Dục Thủy nói một cách bất mãn, Con ước gì ba cho con cắt tóc ngắn. Nàng để tóc thẳng và dài, chải ngược về phía sau và cuộn thành một búi sau gáy. Nàng không thể uốn cong tóc dài được.
Bà mẹ trả lời, Ba con không chịu đâu. Bà cũng nhìn tấm hình hôn thê của Kiến Sơn. Chắc bây giờ nó đã có con rồi.
Sinh con trong tại tập trung. Dục Thủy nhắc nhở mẹ.
Phải. Bà mẹ trả lời. Nhưng nếu Kiến Sơn vẫn còn sống và nếu mọi người còn sống chung với nhau thì dù có con trong trại tập trung cũng là một hạnh phúc. Người Mỹ không giết ai cả. Không giống như Đức quốc xã. Có đủ thực phẩm để ăn. Mẹ nghĩ trại tập trung cũng không tệ lắm đâu.
ồ, con không biết. Dục Thủy thở dài bồn chồn. Nàng nhăn mặt lại và ánh sáng không còn trên mặt nàng nữa, mặc dù là mùa xuân.
Bà mẹ suy nghĩ về tiếng thở dài của cô con gái. Bà có nên kể cho Dục Thủy biết về người khách Mỹ không? Có lẽ không nên cho nó biết, mặc dù là một tin đáng chú ý. Bà bắt dầu cất dọn những thứ trong ngăn tủ đi, và những tấm hình, mỗi thứ được gói trong những tấm giấy mỏng.
Dục Thủy lên tiếng, Con đi thay quần áo đây.
Nàng bỏ đi và kéo khép tấm bình phong lại. Bà Sơn Điền vui mừng đã không nói gì. Đúng ra không nên nói gì cả thì hơn.
Bác sĩ Sơn Điền giải thích, Không phải là tôi quên. Tôi đã từng đọc và nghiên cứu cả đời về Nhật Bản, vì thế khi tôi phải làm một lựa chọn, tôi biết rằng tôi phải trở về quê hương. Nhưng bây giờ tôi ở đây, còn có nhiều thứ tôi phải học hỏi nữa.
Ông Mạc Sầu trả lời, Bác sĩ có tinh thần thì có thể giỏi được tất cả.
Mạc Sầu chưa bao giờ ra khỏi nước Nhật, và chính vì lòng tò mò mà ông đón nhận cái ông bác sĩ cao lớn và nghiêm khắc, một người cố gắng trở thành Nhật Bản mà vẫn là người Mỹ mà không biết thế. Chẳng hạn trong buổi trà đạo chiều nay, ông quan sát cái tinh thần quá ghen ghét của bác sĩ Sơn Điền. Cái tinh thần trầm tư không thể đạt được do lòng đòi hỏi. Nhưng thay vì nói ra điều này, ông Mạc Sầu cố gắng lái câu chuyện vào vấn đề bình yên nội tâm. Vì thế ông lấy ra cái hộp đồ trà bọc lụa, một cái kho tàng cực quý của ông.
Ông nói, Cái tách trà này là của một người bạn tôi nay đã chết. Ông ta là một bậc thầy về trà đạo và ông uống trà từ cái tách này. Khi ông ta chết, ông tặng lại tôi bộ tách này, bởi vì con trai ông, đứa con trai duy nhất của ông, không chịu học trà đạo.
Bác sĩ tiếp nhận cái tách với sự cực kỳ trân trọng, tựa khuỷu tay xuống chiếu. Người ta không cầm một quý vật bằng tay không. Khi ông Mạc Sầu uống trà bằng cái tách ấy, ông đặt cái tách trong lòng bàn tay trái và dùng tay phải đỡ lấy. Bác sĩ Sơn Điền ngắm nghía cái tách màu lục nhạt đơn sơ không có hình khắc hoặc vẽ. Trông nó hoàn toàn bình thản như nước tĩnh lặng. Khi trao lại cho ông Mạc Sầu, ông thở dài và nhìn quanh phòng. Tấm trướng buông xuống, hộp đựng trà, cái bình hoa, cái lò than và những cái khay, và tất cả những vật dụng của nghi lễ này thì đẹp đẽ trong sự đơn giản. Tất cả năm người khách đàn ông ngồi thẳng lưng, chân xếp lại nhưng rất thoải mái, tinh thần họ bình thản nhờ sự hoàn hảo của bối cảnh chung quanh. Đây là những người hiểu biết cái đẹp. Họ là những người sành điệu, hiểu rằng hình thức mà không có tinh thần là sự trống rỗng, và sự hiểu biết này dẫn họ một bước tới gần hơn trên đường tìm kiếm cái đẹp cho mục đích tinh thần: sự hoà hợp hoàn toàn giữa con người và thiên nhiên.
Trong suốt nghi lễ và bữa tiệc, không ai được nói đến những chuyện gây phiền toái. Tuy nhiên khi chấm dứt, và khi mặt trời sắp lặn, bạn bè đứng dậy và cúi đầu cảm tạ chủ nhân, rồi rời trà thất và bước ra phòng khách. Tại dây họ có thể nói những gì họ muốn, và ông Mạc Sầu cũng sẽ ra nhập bọn với họ.
Câu chuyện của những người chưa từng rời khỏi quê hương, và có ý định bảo tồn nền văn hoá của dân tộc trong suốt cuộc chiếm đóng của Mỹ, thì hoàn toàn thoa? mãn đối với bác sĩ Sơn Điền. Ông đã loại bỏ tất cả những gì thuộc về Hoa Kỳ. Tâm hồn ông hoàn toàn trống rỗng, và những cuộc nói chuyện lặng lẽ lâu dài về nước Nhật Bản cổ, phương cách cổ truyền, cái xấu và cái tốt, đã tạo ra một con người mới trong ông.
Cuối cùng khi mọi người đứng lên từ giã nhau, bác sĩ Sơn Điền không thấy có cơ hội nói với ông Mạc Sầu về con trai và con gái, và bây giờ ông không muốn tạo ra cơ hội ấy nữa. Buổi chiều hoàn toàn trong sạch. Ông tắm hồn ông trong quá khứ, và ông biết còn nhiều thứ ông phải học để trở thành người Nhật Bản. Ông không muốn nghĩ tới những người trẻ và ngày mai. Sẽ còn có đủ thời giờ.
Ông thong thả bước về nhà và cảm thấy thư thái.
° ° °
Trong căn phòng chính, bà Sơn Điền ngồi chờ chồng. Bà sẽ kể cho chồng thế nào về cái việc xảy ra ở đây hồi chiều, lúc ông vắng nhà? Bà sợ Ông vì bà tôn kính ông hơn bất cứ một con người nào khác, và nếu bà dám, bà sẽ yêu ông hết lòng. Nhưng bà không thể hết lòng yêu một người mà bà đã quá thần phục. Trí óc tuyệt vời thông minh của ông đã trông thấy hết mọi tì vết, và bà lại quá hèn mọn. Hơn nữa bà mang trong sự im lặng của trái tim một cái tội bí mật mà bà không bao giờ dám thú nhận: bà không thích Nhật Bản. Bà không muốn rời bỏ Hoa Kỳ. Bà thích vào trại tập trung hơn, tại đó tất cả bạn bè của bà sống. Dĩ nhiên đời sống trong trại không thoải mái. Bà biết mọi khó khăn, vì chồng bà đã bảo cho bà biết. Tuy nhiên vào trại tập trung, bà sẽ còn đủ bạn bè, và sẽ cùng bạn bè nấu nướng giặt giũ, và sẽ có rất nhiều giờ rảnh để trò chuyện. Bà sẽ có giờ rảnh nhiều, bởi vì không cần phải đi làm việc, mà vẫn có đủ thực phẩm và vật dụng cần thiết. Khí hậu tại sa mạc còn khô ráo ấm áp nữa. Tại Kyoto thời tiết lúc nào cũng lạnh lẽo ẩm thấp, ngay cả bây giờ. Nước trong vườn, sương mù từ biển và núi làm căn nhà ẩm thấp.
Bà ngồi ngay ngắn trên hai chân gập lại, trong chiếc áo kimono màu tím, chờ đợi chồng, cổ quấn một khăn lụa bạch rất sạch sẽ. Chân bà mang những đôi vớ trắng như tuyết, và đế rất dầy. Đôi vớ này là do bà tự đan lấy. Bà biết làm mọi việc rất đúng cách cổ truyền, bởi bà lúc trẻ được dưỡng dục tại Nhật Bản, gia đình bà nghèo, và sống trong một nông trại nhỏ bé trên núi phía trên Trường Kỳ, gần những suối nước nóng. Đôi khi vào mùa xuân hoặc mùa thu, bà đã từng nghỉ một ngày đi ngắm hoa và cây cối đổi mầu. Trong những chuyến du ngoạn ấy, gia đình bà thường dừng lại nướng cá trên làn hơi nóng bốc lên giữa khe núi.
Cha bà là một nông dân nghèo và nhiều con gái đến nỗi khi ông ta đọc báo thấy tin người Nhật tại Hoa Kỳ cần vợ, ông ta đã gửi hình bà và ghi tên bà là một cô dâu. Đấy là cách bà được đi sang Hoa Kỳ. Mẹ bác sĩ Sơn Điền đã chọn bà và bác sĩ Sơn Điền cũng chấp nhận khuôn mặt dịu dàng của bà. Lúc ấy bà là một thiếu nữ có một bộ mặt tươi tỉnh, mặc dù không đẹp. Bà không ngờ hình bà được gửi cho một bác sĩ vốn không ưa những đôi chân cong vòng, và bàn tay bàn chân quá dầy quá mập mạp, như bà. Bác sĩ hỏi bà về đồ ăn hàng ngày của bà, chỉ gồm có cơm, cá và một vài món rau. Bác sĩ Sơn Điền trở nên dễ tính khi bà sinh cho ông hai đứa con. Bà cũng không nuôi con đúng theo lời dặn của bác sĩ Sơn Điền. Bà nhớ lại bà đã ép con trai, Kiến Sơn, phải uống sữa bò tươi, và nó khóc như thế nào. Bây giờ nhớ lại đứa con trai duy nhất đã tử trận, bà hối tiếc đã bắt con phải ăn uống những thứ nó không thích. Như thường lệ, mỗi khi bà nhớ tới con trai, bà lại khóc. Bà cũng không biết mộ của con ở đâu nữa. Bà lau nước mắt bằng lần vải bên trong của ống tay áo, rồi hỷ mũi vào một mẩu giấy. Bà đã theo nhiều thói quen Mỹ, nhưng bà nhất định không dùng khăn mùi xoa dơ dáy của người Mỹ.
Đến lúc ấy bà nghe thấy tiếng bước chân của chồng, và người hầu gái chạy ra chào ông và tháo giầy cho ông. Bà đứng dậy, bước tới cửa phòng khách và cúi đầu vái chồng. Ông gật đầu và lên tiếng chào vợ. Bà theo chồng vào phòng trong, bà ngồi xuống; sau khi ông đã ngồi rồi, bà quỳ xuống và đặt tay lên một bình trà. Bình trà nóng, và bà định rót trà cho chồng, nhưng ông đã giơ tay ngăn lại.
Không uống trà nữa. Hôm nay tôi đã uống trà ngon nhất rồi.
Có một thứ bà đặc biệt biết ơn lối sống Nhật Bản. Chiếc áo kimono che giấu hai ống chân vòng kiềng của bà. Ở Hoa Kỳ, bà mặc váy như đàn bà khác, và bà lúc nào cũng bận tâm về hai ống chân cong cong của mình bị phô bầy ra thật bất lợi, mặc dù chồng bà không hề đả động đến chân bà. Ông thường quay đi chỗ khác, và hành dộng này còn tàn ác hơn là lời nói.
Bà sẽ kể cho ông thế nào về cái việc xảy ra hồi chiều nay? Bà lấy tay che miệng và ho.
Ông vội ngẩng lên. “Hạ Mỹ, có chuyện gì thế?
Tôi không biết kể cho ông nghe thế nào. Bà nhìn ông và ông trông thấy đôi mắt bối rối. Bà vẫn còn là một người đàn bà trông vui mắt; nghĩa là, bà có một bộ mặt dịu dàng, và đôi mắt tròn như mắt trẻ con. Mắt tròn không được coi là mắt đẹp tại Nhật Bản, nhưng ông vẫn thích đôi mắt ấy.
Ông hoảng hốt hỏi, Có phải cái bình sứ đời Tống bị vỡ không?
Bà vội nói, Không, chuyện không khủng khiếp đến thế đâu.
Con cá chép lớn chết rồi, phải không?
Không, không. Chẳng có gì chết cả.
Thì nói đi. Tôi không giết bà và cũng không đánh bà đâu.
Câu nói khôi hài của ông giúp bà thêm can đảm. Bà thận trọng nói, Một thanh niên đến đây hồi chiều, và muốn gặp ông.
Một bệnh nhân?
Không phải bệnh nhân. Bà ngập ngừng, rồi nói luôn. Một người lính Mỹ.
Bộ mặt gầy đẹp đẽ của bác sĩ Sơn Điền mất hết mọi cảm giác.
Tôi không quen biết bất cứ người Mỹ nào.
Hắn không nói hắn biết ông. Hắn chỉ mong ước được quen biết ông.
Làm sao hắn biết tên tôi?
Hắn nói có người bạn cho hắn biết.
Bà nói gì với hắn?
Tôi nói ông đi vắng. Rồi hắn muốn ngồi đợi, nhưng tôi không cho hắn đợi. Tôi sợ Nhu Mị có thể bước vào phòng bất cứ lúc nào. Chuyện này không tốt.
Phải, nhất định không tốt.
Tôi bảo hắn tôi sẽ cho ông biết, và hắn nói hắn sẽ trở lại. Hắn hỏi giờ nào ông ở nhà. Tôi bảo tốt nhất là tới văn phòng của ông tại bệnh viện vào lúc 10 giờ sáng. Tôi nói ông không tiếp khách lạ tại nhà.
Đúng lắm. Ông ngừng lại và bĩu môi. Một người Mỹ! Có thể là có ai cho hắn biết tên tôi.
Bà đồng ý, Đúng vậy. Bà cảm thấy tim nhẹ nhõm. Bà đã làm đúng. Bà đã cho ông biết, và ông không tức giận bà. Ông không bao giờ nói với bà một lời giận dữ, nhưng bà quá nhạy cảm với sự bất đồng ý của ông. Sự tự chế của ông thực là tuyệt đối, nhưng không giấu nổi bà điều gì. Bà đứng dậy một cách duyên dáng, dù hai ống chân cong của bà.
Tôi xin phép. Tôi có việc phải làm.
Ông gật đầu mà không nói gì. Ông không muốn mất đi cái tinh thần của buổi chiều sống với bạn bè. Ông ngồi nhìn ra vườn, sau khi bà ra khỏi phòng, im lặng và cố tâm xua đuổi cái ý nghĩ về người Mỹ xâm lấn vào nhà ông. Người làm vườn đã mở nước tưới những tảng đá, và tưới ướt những bụi cây.
Bà Sơn Điền nhìn ông và khẽ đẩy chiếc cửa mắt cáo sau lưng bà. Ông không hỏi bà người Mỹ ấy là loại người thế nào, và bà cũng không bảo cho ông biết. Bây giờ bà nghĩ lại có thể đấy là một sự lừa dối. Chính bà cũng thích chàng thanh niên Mỹ ấy. Bà thường trông thấy những thanh niên Mỹ giầu sang tại California, mặc dù khi bà hỏi, người thanh niên ấy cho biết không đến từ California. Khi gặp chàng thanh niên bà hỏi ngay lập tức, Ông đến từ California, phải không?
Chàng thanh niên phải kêu lên, Ô, bà biết nói tiếng Anh!
Đôi chút thôi. Bà trả lời, cố gắng không cười vì mấy cái răng xấu của bà. Bà biết người Mỹ thích những hàm răng trắng đẹp. Khi bà còn trẻ thì răng không quan trọng lắm, vì đàn bà nhà quê nhuộm răng đen khi họ lấy chồng. Răng của Mẹ bà đen như sơn mài.
Bà hỏi lại, Ông cũng tới từ California, phải không?
Tại sao cũng? Bà đã từng ở California hay sao?
Chúng tôi từ tiểu bang ấy về đây.
Tôi người tiểu bang Virginia. Một nơi rất đẹp.
Tôi không biết Virginiạ
Rồi bà kiểm soát lại cuộc đối thoại. Bà bao giờ cũng thân thiện với người Mỹ. Bà trở nên lạnh lùng, nhưng bà vẫn thích chàng thanh niên ấy. Anh ta quá trẻ, trông rất tươi mát. Tên anh ta viết trên một tấm danh thiếp mà anh ta đưa cho bà, là James Peterson. Anh ta đọc tên lên và bà nhắc lại. Bà chưa bao giờ học đọc tiếng Anh.
Bây giờ bà rón rén đi dọc hành lang và phòng ngủ. Bà bao giờ cũng khép kín bình phong phòng ngủ, để có một nơi nghỉ ngơi riêng. Bà không có việc gì làm, bởi vì bà không cần phải làm cơm tối cho chồng. Dục Thủy ăn bánh mì và thịt nguội và uống trà với sữa. Còn bà sẽ ăn một chén cháo trước khi đi ngủ. Bà kéo ngăn tủ ra và sắp xếp lại đồ bên trong gồm có mấy món nữ trang, vài tấm hình của Kiến Sơn, một tấm hình căn nhà tại Los Angeles mà bây giờ không còn thuộc về ông bà nữa.
Chiếc binh phong kéo ra vài phân và bà trông thấy Dục Thủy đang cười với bà.
Ha, mẹ đây rồi.
Con đã gặp ba chưa?
Chưa.
Dục Thủy bước hẳn vào phòng. Bà mẹ trông thấy ngay con gái có gì khác lạ, một cái gì rất hân hoan. Đôi mắt to mở rộng, quá to đối với mắt người Nhật, sáng chói với một niềm vui bí mật. Dục Thủy chưa biết cách giấu tâm trạng sau một khuôn mặt bình thản.
Bà Sơn Điền nói, Con có vẻ hân hoan vui sướng. Cái gì tốt đẹp đã đến phải không?
Dục Thủy lắc đầu, Mẹ Ơi, tại mùa xuân đấy.
Nhưng chỉ một mùa xuân mà có thể đan nét dịu dàng lên mọi đường nét của cái khuôn mặt xinh đẹp ấy được không? Bà Sơn Điền nghi ngờ. Bà tiếp tục ngắm nhìn con gái một cách trầm tư, cố gắng nhớ lại bà cảm thấy thế nào về mùa xuân khi bà hai mươi tuổi. Vào cái tuổi ấy, bà phải làm việc vất vả như một người đàn ông trong nông trại của thân phụ, và mùa xuân có nghĩa là cầy ruộng và gieo mạ. Khi đầu mùa hè tới, trên cánh đồng lúa, bà phải lội sâu xuống bùn cấy lúa rồi làm cỏ. Không, bà không thể nhớ gì về mùa xuân.
Bà không gạn hỏi con gái. Dục Thủy là con của cha nó, và chính Kiến Sơn mới thuộc về bà. Nếu con trai bà còn sống thì bây giờ bà đã có cháu nội rồi, những đứa cháu nội yêu quý trông giống như người Mỹ, mà bà không hề bận tâm. Tại Hoa Kỳ đàn bà có máy giặt và bếp điện.
Dục Thủy đứng cạnh bà, và cầm lên những tấm ảnh của Kiến Sơn. Có vài tấm, có tấm chụp lúc Kiến Sơn còn nhỏ. Có một tấm hình hôn thê của Kiến Sơn, tóc cắt ngắn và uốn lên.
Dục Thủy nói một cách bất mãn, Con ước gì ba cho con cắt tóc ngắn. Nàng để tóc thẳng và dài, chải ngược về phía sau và cuộn thành một búi sau gáy. Nàng không thể uốn cong tóc dài được.
Bà mẹ trả lời, Ba con không chịu đâu. Bà cũng nhìn tấm hình hôn thê của Kiến Sơn. Chắc bây giờ nó đã có con rồi.
Sinh con trong tại tập trung. Dục Thủy nhắc nhở mẹ.
Phải. Bà mẹ trả lời. Nhưng nếu Kiến Sơn vẫn còn sống và nếu mọi người còn sống chung với nhau thì dù có con trong trại tập trung cũng là một hạnh phúc. Người Mỹ không giết ai cả. Không giống như Đức quốc xã. Có đủ thực phẩm để ăn. Mẹ nghĩ trại tập trung cũng không tệ lắm đâu.
ồ, con không biết. Dục Thủy thở dài bồn chồn. Nàng nhăn mặt lại và ánh sáng không còn trên mặt nàng nữa, mặc dù là mùa xuân.
Bà mẹ suy nghĩ về tiếng thở dài của cô con gái. Bà có nên kể cho Dục Thủy biết về người khách Mỹ không? Có lẽ không nên cho nó biết, mặc dù là một tin đáng chú ý. Bà bắt dầu cất dọn những thứ trong ngăn tủ đi, và những tấm hình, mỗi thứ được gói trong những tấm giấy mỏng.
Dục Thủy lên tiếng, Con đi thay quần áo đây.
Nàng bỏ đi và kéo khép tấm bình phong lại. Bà Sơn Điền vui mừng đã không nói gì. Đúng ra không nên nói gì cả thì hơn.
/15
|