Đợi đến lúc sóng yên gió lặng thì Vương Nam Sơn mới đi đến, Trương Nhược Trần thấy hắn tựa hồ đã thay đổi, không còn giống thư sinh hay nói nhảm như trước nữa, vừa lạ lại vừa quen.
Thật ra giờ ngẫm lại thì trên người Vương Nam Sơn đúng là có nhiều chỗ kỳ lạ, ví như một mình hắn lại dám tự tiến vào sâu trong Thập Vạn đại sơn, cũng ví như dung mạo không bao giờ già của hắn, lại ví như trùng phá Thiên Tế nhị kia của hắn.
Bốn mắt giao nhau, chỉ nhìn mà chẳng nói lời gì, thật lâu sau Vương Nam Sơn mới lên tiếng: Nhược Trần, cảm ơn ngươi.
Trương Nhược Trần lắc đầu, ra hiệu không sao đâu, chốc sau lại nói: Phần lực lượng này là của sư phụ ta.
Ừ, trước khi lão đạo sĩ kia đi thì đã để lại cho ta một đạo phù, bên trong có phong ấn nửa thành lực lượng của lão, bảo sẽ có ngày cần dùng đến. Sau đó Vương Nam Sơn dừng lại một chút, giọng điệu có chút thở không ra hơi, cũng có chút không cam lòng mà nói.
Lão đạo sĩ đó đã sớm đã tính được ngày này sẽ đến.
Lần này Trương Nhược Trần đã rõ ràng, khó trách phần lực lượng vừa rồi lại đồng nguyên với bản thân mình, cảm thấy rất quen thuộc, thì ra là của sư phụ để lại.
Sau đó Trương Nhược Trần cáo biệt Vương Nam Sơn, về lại đạo quán để qua đêm cho dù vẫn còn rất nhiều nghi vấn với Vương Nam Sơn.
Nhưng nếu hắn không nói thì cũng không hỏi vậy.
Chỉ mới rời một đêm nên toàn bộ đạo quán vẫn quen thuộc như thế, bái qua các vị tổ sư cùng sư phụ trước bài vị tổ sư rồi sau đó Trương Nhược Trần cũng tới phòng của mình để ngồi thiền.
Vì phần lực lượng kia của sư phụ mà Trương Nhược Trần đã cảm nhận được sự huyền diệu của Thông Huyền cảnh trong chốc lát ngắn ngủi, những thứ ảo diệu này đối với việc tu hành hiện tại của Trương Nhược Trần mà nói thì là lợi ích không hề nhỏ.
Vì vậy y mới vội vàng trở về, nếu y có thể nắm chắc linh cơ này, không chừng chẳng những có thể đảm bảo chỉ tiêu thai tức hóa chân khí lần này mà y còn có thể cảm ngộ ra được ý cảnh cao hơn nữa.
Ngồi xuống xếp bằng, miệng mắt khép hờ, đan điền ngưng thần. Khí thì ý tùy (1) tản ra ngoài từ đan điền, vách bụng hơi phình lên. Hấp thụ khí thì ý tùy từ đan điền vào mệnh môn, vách bụng lại hơi xẹp xuống.
Thời gian dần trôi qua, Trương Nhược Trần nhập tĩnh, ý cùng khí bảo vệ trí, khiến y không có ý niệm nào đình trệ không thông, từng chút một khiến hô hấp trở nên sâu, dài, miên (2), mảnh, đều, tĩnh, định, thế mới có chút tiền đồ, hơi thở ẩn tàng, từ từ nhẹ lại, cũng từ từ ổn định, sau đó là ngậm miệng nín thở, hơi thở có mà như không.
Thật ra thai tức là một cỗ khí tức vô cùng yếu ớt, tuy rất yếu những vẫn có thể cảm nhận được nó là tồn tại chân thật.
Dần dần Trương Nhược Trần tiến vào trạng thái vong ngã (3), ngay lúc đang mơ hồ thì thai tức lại bắt đầu biến hóa, từ từ lớn mạnh, dạt dào khắp cả đan điền, sau đó lại tràn vào trong khắp kỳ kinh bát mạch của y.
Đây chính là chân khí sao?
Một lúc lâu sau Trương Nhược Trần mới tỉnh lại từ trong cảnh giới kỳ diệu kia, liền cảm thấy thân thể đã có biến hóa, trong đan điền lại có một tia khí tức cực kỳ chân thật chảy ra, trôi dạt tới giữa kinh mạch rồi lại trở về đan điền.
Có điều thai tức của ta vốn đã viên mãn, đột phá cũng là chuyện nước chảy thành sông thôi. Trương Nhược Trần không có đắc ý ảo tưởng, mà ngược lại cảm ngộ lại cảm giác này từ trong trí nhớ.
Tu hành tức là tu tâm, thu hoạch lớn nhất lần này chính là cảm ngộ được ý chí tâm linh mới đúng.
Trương Nhược Trần chậm rãi nhắm mắt lại, lần này tâm tư của y đang trôi trong hồi ức, hồi ức lại cảm giác lúc trước đã dùng lực lượng ý cảnh của sư phụ để thi triển chú vãng sinh.
Đó là một thứ không thể nói thành lời, là vận vị không thể diễn tả được, mặc dù hiện tại Trương Nhược Trần chẳng biết gì, chỉ biết rằng nó rất lợi hại nhưng lại theo bản năng dựa dẫm vào nó.
Dần dần, tâm linh của Trương Nhược Trần thả lỏng, y tựa hồ thấy được hai thân ảnh đang thi triển đạo pháp thần thông cùng kiếm thuật võ học...
Hai người kia lúc thì tự mình thi pháp, lúc thì lại so chiêu cùng nhau, cũng có lúc tương trợ học hỏi...
Hai thân ảnh kia chính là bản thân mình cũng sư phụ, pháp môn hai người dùng đều là pháp của bản quán, đồng xuất đồng nguyên (4).
Lúc hai người diễn pháp tương trợ lẫn nhau thì tâm linh của Trương Nhược Trần cũng thông tuệ lên hẳn, các đạo pháp thần thông lúc trước vẫn chưa hiểu thì bây giờ lại có một loại cảm giác thể hồ quán đỉnh. (5)
Cuối cùng thì hai bóng người hư ảo lại hợp thể với nhau, một đạo nhân vô diện (6) từ sau phía hư không kia bước ra, đạo nhân vô diện lên tiếng: Học thiên địa có thể thông minh, học tự nhiên có thể thành thánh, học vạn vật... Có thể thành đạo!
Một tiếng nổ như tiếng sấm cửu thiên vang lên bên tai Trương Nhược Trần khiến toàn bộ thế giới nội tâm của y rung động theo.
Nói xong thì đạo nhân vô diện kia liền hóa thành một tia sáng vô cùng chói lòa điểm lên mi tâm của Trương Nhược Trần.
Ngay lập tức tia linh quanh này lại hóa thành một vòng đại nhật khổng lồ sáng soi cả thế giới nội tâm của Trương Nhược Trần. Mà phía dưới vòng đại nhật này lại thai nghén từng tia linh quang, Trương Nhược Trần theo bản năng cảm thấy từng tia tinh quang yếu ớt kia chính là lực lượng của bản thân mình, còn vòng đại nhật (7) kia mới là lực lượng ngoại lai.
Tâm linh ảo diệu, huyền bí vô cùng, Trương Nhược Trần cảm thấy đã trôi qua rất lâu rồi, nhưng cũng lại thấy chỉ tựa như mới qua một cái chớp mắt.
...
Thật lâu sau, Trương Nhược Trần mở mắt.
Nhờ tính quang bản nguyên của sư phụ dẫn đạo, bây giờ linh tu của tâm ta hẳn đã khai sáng hơn nửa bước, chỉ cần trải qua một lần tâm biến nữa thôi thì có thể sẽ chân chính bước vào cảnh giới khai sáng đạo tâm.
Nhờ vòng đại nhật bên trong thế giới tâm linh của Trương Nhược Trần nên y biết rõ tình trạng tu hành của bản thân bây giờ.
Tu vi luyện khí giờ là cảnh giới luyện khí Ngưng Chân, mà tâm linh đã chứng tâm nửa bước, còn về phần nhục thể thì cũng đã khai thông một phần kinh mạch.
Đương nhiên con đường tu hành muôn màu muôn vẻ, có ngàn vạn đại đạo có thể thông thiên, bất kể là chân khí nhục thể hay là ý chí tâm linh, hoặc là linh phách thần hồn đều có mối liên hệ đan xen để cùng tồn tại, tác động lẫn nhau, cho nên chuyện này Trương Nhược Trần có phân rõ tốt xấu cũng không thể nắm chắc được bao phần.
Ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ thì không rõ trời đã sắp sáng chưa, nhưng khi có một tia nắng mai rơi xuống thì đã xác thực được.
Trời đã sáng, Trương Nhược Trần nhẹ nhàng đứng dậy, xếp lại chăn mền rồi bước ra ngoài phòng, lại nhìn khắp thiên địa lần nữa, giờ đã không giống như trước. Y có thể mơ hồ cảm nhận được địa mạch đại địa đang lưu chuyển, cũng có thể nghe được tiếng động hơn ngoài mười trượng, càng cảm thụ được linh khí đất trời đang dao động nơi đây.
Đây là cảm giác cấp bậc sinh mệnh đã tăng lên chứ không phải lực lượng thể nội gia tăng, là do tâm linh biến hóa nên thai tức Ngưng Chân đã kéo theo cả hai phương diện cùng biến đổi.
Đây chính là kết quả song tu tính mệnh của Trương Nhược Trần, song tu tính mệnh không phải ý chỉ nam nữ tương giao, mà là ám chỉ cái khác.
Nhận thức đạo môn, tính chính là tâm lý, nguyên thần, tâm tính, bản ngã... Mà mệnh, là chỉ sinh lý, thân thể, chân khí, tinh thần... vân vân.
Song tu tính mệnh, nghĩa trên mặt chữ, tất nhiên chính là toàn tâm toàn ý tu hành khắp các phương diện từ ý chí tâm linh đến chân khí nhục thể. Cho nên cũng có tu tính không tu mệnh, là khuyết điểm đầu tiên của tu hành, còn tu mệnh không tu tính thì là thuyết pháp vạn kiếp âm linh khó nhập thánh.
Cảm thụ được sự biến hóa long trời lỡ đất này thì Trương Nhược Trần khẳng định nói: Quả nhiên tính mệnh là do người, như trời trăng là do ngày, cả hai không thể cùng lúc lặn xuống.
Có điều tu hành chân khí thì có thể ngồi thiền, cho dù hấp thụ linh khí trời đất để ngưng tụ chân nguyên cũng không phải là chuyện khó, nhưng căn cứ để tâm linh có thể lĩnh ngộ chính xác thì còn cần phải xuống núi đi một chuyến.
...
Vẫn là đường núi kia, vẫn là một thiếu niên ấy, cũng vẫn là một thân đạo bào như xưa, nhưng đạo tâm có lẽ đã đang lặng lẽ biến hóa.
Lần này xuống núi có thể được thế gian đối đãi nhẹ nhàng không?
Lúc này có nắng xuân ấm áp rơi xuống, hâm nóng lòng người.
***
(1) Khí thì ý tùy: một phương pháp luyện công phải dụng ý để ngộ khí, dụng tâm chỉ huy khí khiến khí hình thành tại thể nội chứ không tản đi mất.
(2) miên: liên tục.
(3) vong ngã: nhập tâm đến quên mình.
(4) đồng xuất đồng nguyên: cùng xuất xứ nguồn gốc.
(5) thể hồ quán đỉnh: nghe được ý kiến cao minh khiến người ta có được sự dẫn dắt rất lớn mà thông hiểu.
(6) vô diện: không có mặt.
(7) vòng đại nhật: vòng mặt trời khổng lồ.
Thật ra giờ ngẫm lại thì trên người Vương Nam Sơn đúng là có nhiều chỗ kỳ lạ, ví như một mình hắn lại dám tự tiến vào sâu trong Thập Vạn đại sơn, cũng ví như dung mạo không bao giờ già của hắn, lại ví như trùng phá Thiên Tế nhị kia của hắn.
Bốn mắt giao nhau, chỉ nhìn mà chẳng nói lời gì, thật lâu sau Vương Nam Sơn mới lên tiếng: Nhược Trần, cảm ơn ngươi.
Trương Nhược Trần lắc đầu, ra hiệu không sao đâu, chốc sau lại nói: Phần lực lượng này là của sư phụ ta.
Ừ, trước khi lão đạo sĩ kia đi thì đã để lại cho ta một đạo phù, bên trong có phong ấn nửa thành lực lượng của lão, bảo sẽ có ngày cần dùng đến. Sau đó Vương Nam Sơn dừng lại một chút, giọng điệu có chút thở không ra hơi, cũng có chút không cam lòng mà nói.
Lão đạo sĩ đó đã sớm đã tính được ngày này sẽ đến.
Lần này Trương Nhược Trần đã rõ ràng, khó trách phần lực lượng vừa rồi lại đồng nguyên với bản thân mình, cảm thấy rất quen thuộc, thì ra là của sư phụ để lại.
Sau đó Trương Nhược Trần cáo biệt Vương Nam Sơn, về lại đạo quán để qua đêm cho dù vẫn còn rất nhiều nghi vấn với Vương Nam Sơn.
Nhưng nếu hắn không nói thì cũng không hỏi vậy.
Chỉ mới rời một đêm nên toàn bộ đạo quán vẫn quen thuộc như thế, bái qua các vị tổ sư cùng sư phụ trước bài vị tổ sư rồi sau đó Trương Nhược Trần cũng tới phòng của mình để ngồi thiền.
Vì phần lực lượng kia của sư phụ mà Trương Nhược Trần đã cảm nhận được sự huyền diệu của Thông Huyền cảnh trong chốc lát ngắn ngủi, những thứ ảo diệu này đối với việc tu hành hiện tại của Trương Nhược Trần mà nói thì là lợi ích không hề nhỏ.
Vì vậy y mới vội vàng trở về, nếu y có thể nắm chắc linh cơ này, không chừng chẳng những có thể đảm bảo chỉ tiêu thai tức hóa chân khí lần này mà y còn có thể cảm ngộ ra được ý cảnh cao hơn nữa.
Ngồi xuống xếp bằng, miệng mắt khép hờ, đan điền ngưng thần. Khí thì ý tùy (1) tản ra ngoài từ đan điền, vách bụng hơi phình lên. Hấp thụ khí thì ý tùy từ đan điền vào mệnh môn, vách bụng lại hơi xẹp xuống.
Thời gian dần trôi qua, Trương Nhược Trần nhập tĩnh, ý cùng khí bảo vệ trí, khiến y không có ý niệm nào đình trệ không thông, từng chút một khiến hô hấp trở nên sâu, dài, miên (2), mảnh, đều, tĩnh, định, thế mới có chút tiền đồ, hơi thở ẩn tàng, từ từ nhẹ lại, cũng từ từ ổn định, sau đó là ngậm miệng nín thở, hơi thở có mà như không.
Thật ra thai tức là một cỗ khí tức vô cùng yếu ớt, tuy rất yếu những vẫn có thể cảm nhận được nó là tồn tại chân thật.
Dần dần Trương Nhược Trần tiến vào trạng thái vong ngã (3), ngay lúc đang mơ hồ thì thai tức lại bắt đầu biến hóa, từ từ lớn mạnh, dạt dào khắp cả đan điền, sau đó lại tràn vào trong khắp kỳ kinh bát mạch của y.
Đây chính là chân khí sao?
Một lúc lâu sau Trương Nhược Trần mới tỉnh lại từ trong cảnh giới kỳ diệu kia, liền cảm thấy thân thể đã có biến hóa, trong đan điền lại có một tia khí tức cực kỳ chân thật chảy ra, trôi dạt tới giữa kinh mạch rồi lại trở về đan điền.
Có điều thai tức của ta vốn đã viên mãn, đột phá cũng là chuyện nước chảy thành sông thôi. Trương Nhược Trần không có đắc ý ảo tưởng, mà ngược lại cảm ngộ lại cảm giác này từ trong trí nhớ.
Tu hành tức là tu tâm, thu hoạch lớn nhất lần này chính là cảm ngộ được ý chí tâm linh mới đúng.
Trương Nhược Trần chậm rãi nhắm mắt lại, lần này tâm tư của y đang trôi trong hồi ức, hồi ức lại cảm giác lúc trước đã dùng lực lượng ý cảnh của sư phụ để thi triển chú vãng sinh.
Đó là một thứ không thể nói thành lời, là vận vị không thể diễn tả được, mặc dù hiện tại Trương Nhược Trần chẳng biết gì, chỉ biết rằng nó rất lợi hại nhưng lại theo bản năng dựa dẫm vào nó.
Dần dần, tâm linh của Trương Nhược Trần thả lỏng, y tựa hồ thấy được hai thân ảnh đang thi triển đạo pháp thần thông cùng kiếm thuật võ học...
Hai người kia lúc thì tự mình thi pháp, lúc thì lại so chiêu cùng nhau, cũng có lúc tương trợ học hỏi...
Hai thân ảnh kia chính là bản thân mình cũng sư phụ, pháp môn hai người dùng đều là pháp của bản quán, đồng xuất đồng nguyên (4).
Lúc hai người diễn pháp tương trợ lẫn nhau thì tâm linh của Trương Nhược Trần cũng thông tuệ lên hẳn, các đạo pháp thần thông lúc trước vẫn chưa hiểu thì bây giờ lại có một loại cảm giác thể hồ quán đỉnh. (5)
Cuối cùng thì hai bóng người hư ảo lại hợp thể với nhau, một đạo nhân vô diện (6) từ sau phía hư không kia bước ra, đạo nhân vô diện lên tiếng: Học thiên địa có thể thông minh, học tự nhiên có thể thành thánh, học vạn vật... Có thể thành đạo!
Một tiếng nổ như tiếng sấm cửu thiên vang lên bên tai Trương Nhược Trần khiến toàn bộ thế giới nội tâm của y rung động theo.
Nói xong thì đạo nhân vô diện kia liền hóa thành một tia sáng vô cùng chói lòa điểm lên mi tâm của Trương Nhược Trần.
Ngay lập tức tia linh quanh này lại hóa thành một vòng đại nhật khổng lồ sáng soi cả thế giới nội tâm của Trương Nhược Trần. Mà phía dưới vòng đại nhật này lại thai nghén từng tia linh quang, Trương Nhược Trần theo bản năng cảm thấy từng tia tinh quang yếu ớt kia chính là lực lượng của bản thân mình, còn vòng đại nhật (7) kia mới là lực lượng ngoại lai.
Tâm linh ảo diệu, huyền bí vô cùng, Trương Nhược Trần cảm thấy đã trôi qua rất lâu rồi, nhưng cũng lại thấy chỉ tựa như mới qua một cái chớp mắt.
...
Thật lâu sau, Trương Nhược Trần mở mắt.
Nhờ tính quang bản nguyên của sư phụ dẫn đạo, bây giờ linh tu của tâm ta hẳn đã khai sáng hơn nửa bước, chỉ cần trải qua một lần tâm biến nữa thôi thì có thể sẽ chân chính bước vào cảnh giới khai sáng đạo tâm.
Nhờ vòng đại nhật bên trong thế giới tâm linh của Trương Nhược Trần nên y biết rõ tình trạng tu hành của bản thân bây giờ.
Tu vi luyện khí giờ là cảnh giới luyện khí Ngưng Chân, mà tâm linh đã chứng tâm nửa bước, còn về phần nhục thể thì cũng đã khai thông một phần kinh mạch.
Đương nhiên con đường tu hành muôn màu muôn vẻ, có ngàn vạn đại đạo có thể thông thiên, bất kể là chân khí nhục thể hay là ý chí tâm linh, hoặc là linh phách thần hồn đều có mối liên hệ đan xen để cùng tồn tại, tác động lẫn nhau, cho nên chuyện này Trương Nhược Trần có phân rõ tốt xấu cũng không thể nắm chắc được bao phần.
Ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ thì không rõ trời đã sắp sáng chưa, nhưng khi có một tia nắng mai rơi xuống thì đã xác thực được.
Trời đã sáng, Trương Nhược Trần nhẹ nhàng đứng dậy, xếp lại chăn mền rồi bước ra ngoài phòng, lại nhìn khắp thiên địa lần nữa, giờ đã không giống như trước. Y có thể mơ hồ cảm nhận được địa mạch đại địa đang lưu chuyển, cũng có thể nghe được tiếng động hơn ngoài mười trượng, càng cảm thụ được linh khí đất trời đang dao động nơi đây.
Đây là cảm giác cấp bậc sinh mệnh đã tăng lên chứ không phải lực lượng thể nội gia tăng, là do tâm linh biến hóa nên thai tức Ngưng Chân đã kéo theo cả hai phương diện cùng biến đổi.
Đây chính là kết quả song tu tính mệnh của Trương Nhược Trần, song tu tính mệnh không phải ý chỉ nam nữ tương giao, mà là ám chỉ cái khác.
Nhận thức đạo môn, tính chính là tâm lý, nguyên thần, tâm tính, bản ngã... Mà mệnh, là chỉ sinh lý, thân thể, chân khí, tinh thần... vân vân.
Song tu tính mệnh, nghĩa trên mặt chữ, tất nhiên chính là toàn tâm toàn ý tu hành khắp các phương diện từ ý chí tâm linh đến chân khí nhục thể. Cho nên cũng có tu tính không tu mệnh, là khuyết điểm đầu tiên của tu hành, còn tu mệnh không tu tính thì là thuyết pháp vạn kiếp âm linh khó nhập thánh.
Cảm thụ được sự biến hóa long trời lỡ đất này thì Trương Nhược Trần khẳng định nói: Quả nhiên tính mệnh là do người, như trời trăng là do ngày, cả hai không thể cùng lúc lặn xuống.
Có điều tu hành chân khí thì có thể ngồi thiền, cho dù hấp thụ linh khí trời đất để ngưng tụ chân nguyên cũng không phải là chuyện khó, nhưng căn cứ để tâm linh có thể lĩnh ngộ chính xác thì còn cần phải xuống núi đi một chuyến.
...
Vẫn là đường núi kia, vẫn là một thiếu niên ấy, cũng vẫn là một thân đạo bào như xưa, nhưng đạo tâm có lẽ đã đang lặng lẽ biến hóa.
Lần này xuống núi có thể được thế gian đối đãi nhẹ nhàng không?
Lúc này có nắng xuân ấm áp rơi xuống, hâm nóng lòng người.
***
(1) Khí thì ý tùy: một phương pháp luyện công phải dụng ý để ngộ khí, dụng tâm chỉ huy khí khiến khí hình thành tại thể nội chứ không tản đi mất.
(2) miên: liên tục.
(3) vong ngã: nhập tâm đến quên mình.
(4) đồng xuất đồng nguyên: cùng xuất xứ nguồn gốc.
(5) thể hồ quán đỉnh: nghe được ý kiến cao minh khiến người ta có được sự dẫn dắt rất lớn mà thông hiểu.
(6) vô diện: không có mặt.
(7) vòng đại nhật: vòng mặt trời khổng lồ.
/17
|