Sư phụ tiên du đã được chín ngày. Trong mấy ngày đó, bảy ngày đầu, mỗi ngày Trương Nhược Trần đều niệm Thái thượng động huyền linh bảo vô lượng độ nhân thượng phẩm diệu kinh cho sư phụ.
Nhất là ngày đầu thất, Trương Nhược Trần không chỉ bày đủ đồ lễ mà còn cúng thêm những thứ sư phụ thích nhất và cả rượu.
Mở bình, hương rượu tỏa khắp nơi. Rượu chẳng phải danh tửu, chỉ là loại một lượng bạc mua được mười cân ở trong trấn, tất chẳng thể so sánh với những danh tửu ngàn vàng khó mua được kia.
Nhưng sư phụ lại chỉ thích uống loại này.
Trương Nhược Trần từng hỏi là vì sao?
Sư phụ chỉ cười không đáp.
Đại khái..
Là vì nghèo! Đó là đáp án duy nhất mà Trương Nhược Trần có thể nghĩ tới.
Trương Nhược Trần xưa nay không ham thứ trong chén, nhưng hôm nay hắn lại chuẩn bị hai chiếc chén, một cho sư phụ, một tất nhiên là cho mình.
Hắn nghĩ, hôm nay là đầu thất của sư phụ, tất nhiên phải uống với sư phụ hai chén, quả nhiên, kẻ tửu lực bằng không như hắn, sau một chén đã cảm thấy không khỏe.
Sư phụ, đồ nhi đúng là kém cỏi, mới uống một chén mà đã hơi.. người không nên trách đồ nhi. Trương Nhược Trần thầm nhủ rượu này đúng là mạnh, cũng không quên nói với sư phụ vài câu, mặt thì đỏ hồng, không rõ có phải vì say rượu hay là do gì khác.
Ngay khi ấy có một đợt gió thổi qua lay động cỏ cây tạo nên những tiếng xào xạc, Trương Nhược Trần đã hơi chếnh choáng.
Rượu chẳng say người người tự say, chỉ là do người không muốn tỉnh.
Thật quái lạ. Trương Nhược Trần nhếch miệng lẩm bẩm.
Hôm ấy hắn ngây ngẩn ở đó cả ngày, uống rất nhiều rượu, cũng nói rất nhiều lời.
Trương Nhược Trần dự định đi xa. Thật ra không phải hắn không hài lòng với cuộc sống ở đạo quan, cũng không phải hắn muốn tạo dựng một phen bá nghiệp, càng chẳng phải nhằm làm nghiêng ngả trời đất, cũng chẳng có dũng khí để thành địch với cả thế giới hay nghĩ rằng thế gian này cần hắn cứu vớt.
Tất nhiên, sư phụ hắn trước khi mất cũng không bảo hắn mang theo hôn thư hạ sơn tìm hôn thê.
Hắn chỉ muốn, nhìn thế giới to lớn này.
Nhìn xong rồi quay về.
Hắn từng thấy ở trong sách rằng ở một vùng đất xa xôi có người có cánh dài, có sư tử hai đầu, có rắn còn to hơn núi...
Hắn muốn biết những điều ấy có phải là thật không.
Hắn nghĩ, biết đâu lại có thể trờ thành bằng hữu với họ.
Tốt nhất là có thể đưa họ về vùng núi hiu quạnh này để đến đạo quan làm khách.
Không biết là họ sẽ thích hay không thích thức ăn và trà ở nơi này. Trương Nhược Trần mơ màng đến cười thành tiếng.
Thôi, chuyện ấy còn quá xa...
Mây phía chân trời vẫn bồng bềnh trôi, gió mát vi vu lay động tà áo, cuốn lên gương mặt, vô cùng thích ý.
Đã sắp tới tháng ba rồi sao?
Sờ nhẹ lên trường kiếm sau lưng, Trương Nhược Trần lại thấy an tâm thêm chút. Thanh kiếm này là sư phụ hắn đưa cho hắn, thân kiếm xưa cũ, vỏ kiếm trang nhã, từng đường từng nét đều chứa đầy tâm ý của sư phụ y.
Nó gọi là Vong Ưu.
Sau cùng, Trương Nhược Trần xoay người nhìn thật kĩ đạo quan không lớn thường xuyên dột mưa, thường xuyên phải sửa chữa đằng kia.
Trương Nhược Trần có phần buồn bã ngậm ngùi nói: Người ta thường nói, đạo quan đạo quan, đạo trước, quan sau, ở đạo không ở quan, chỉ cần tâm có đạo thì dù nơi nào cũng là đạo quan.. nhưng, đó chỉ là suy nghĩ của người tu hành khác mà thôi.. với ta thì, đó lại là nhà.
Bần đạo Trương Nhược Trần rồi sẽ trở về.
...
Mới bằng ấy tuổi, lần này xuống núi trải nghiệm có từng nghĩ tới trượng kiếm giang hồ, dương danh thiên hạ không?
Lời đó là của một lão thư sinh đã ngoài năm mươi, có điều người đó lại chẳng phải là kẻ tóc trắng thân yếu mà lại có gương mặt cực kì trẻ trung.
Lão già không tuổi, đó là điều người ta nói về lão.
Nhớ lại thì sư phụ cậu cũng là một cao nhân có tài, là đệ tử của y, lại chỉ là thiếu niên thì có chí hướng đó cũng là chuyện thường. Nói xong y dừng lại rồi cười với Trương Nhược Trần. Thế này, lão đề cử cậu khiêu chiến một người, sau đó tất sẽ vang danh thiên hạ, từ ấy trở đi cậu sẽ là một nhân vật có tiếng tăm trong thiên hạ.
Lão thư sinh này họ Vương, tên Nam Sơn, ba mươi năm trước bỗng nhiên tới thôn nhỏ dưới chân núi của Trương Nhược Trần. Nghe nói y là một tài tử nhưng hắn lại ở nơi này suốt ba mươi năm để làm thầy dạy cho đám trẻ trong thôn.
Không ai rõ tại sao, chỉ biết y khi rảnh rỗi thường xuyên ngồi trong viện ngẩn ngơ nhìn một chiếc ngọc bội.
Điều đó là do một học trò nghịch ngợm của y tên là Bàn Hổ nói.
Vương tiên sinh từng nhiều lần lên núi vì thế cũng quen với thầy trò Trương Nhược Trần, hơn nữa quan hệ còn khá tốt, do đó trước khi hắn đi qua làng thì tất nhiên muốn tới nói vài câu tạm biệt.
Trương Nhược Trần ngại ngần đáp lại: Tiên sinh quá lời, Nhược Trần cảm thấy thế giới lớn lắm nên muốn đi xem một chút thôi.
Vương Nam Sơn có đôi phần buồn bã: Lão còn tưởng rằng cậu sẽ hào hứng đi nghe ngóng danh hiệu của sư phụ cậu rồi tuyên bố ba mươi năm hà đông... hoặc là sẽ hét lớn Trương Nhược Trần ta nhất định phải nghịch thiên cơ..
Trương Nhược Trần im lặng, đầu rối như tơ, cái gì cơ, ba mươi năm hà đông, ba mươi năm hà tây, tự khi bần đạo sinh ra tới giờ ngoại trừ con sông nhỏ cách đây mười dặm thì còn chưa từng thấy con sông nào khác nữa.
Còn nghịch thiên ư? Bần đạo phải chăng còn nên quên luôn thế gian, quên cả ái tình, hay còn phải trở thành địch của cả thế giới!
Rốt cuộc là nghe những chuyện đó từ người kể chuyện nào vậy?
Vương Nam Sơn đặt chén trà xuống, y nhìn Trương Nhược Trần: Này, còn trẻ như thế mà lại thiếu chí khí như vậy... không tốt!
Cậu phải thế này mới đúng.
Vương Nam Sơn đứng phắt dậy tạo hình, tay trái che mắt, tay phải duỗi thẳng, hai chân dạng ra, hét lớn.
Hậu bội ngu xuẩn của ngô, tà vương chân nhãn của ngô đã sắp không phong ấn được nữa, mau dùng Khởi Nguyên kiếm trong tay ngươi chém ta, nếu không, trời nghiêng, đất ngả, thế giới sẽ bị hủy diệt!
Aaaa, không còn kiên trì nổi nữa, nổ tung đi, hiện thực! Tan nát đi, tinh thần! Biến mất đi, thế gian này!
Trương Nhược Trần bóp trán, chí khí! Cái này của ngài gọi là chí khí!
Cái này không gọi là chí khí, cái này gọi là khùng!
Trương Nhược Trần ngẩng đầu rồi bình tĩnh nói: Xin lỗi, quấy rầy rồi.
Nói xong y quay người bước đi.
Hậu bối ngu xuẩn của ngô, đừng đi, thế giới không..
Nghe thế Trương Nhược Trần lại càng đi nhanh hơn, nếu không đi, e rằng hắn sẽ là người đầu tiên bị tà vương chân nhãn làm tan biến thành tro bụi.
Giây lát sau bóng hình của Trương Nhược Trần đã hoàn toàn biến mất. Vừa ra khỏi cửa, Trương Nhược Trần đi thẳng một mạch, gặp ai y cũng mở lời chào.
Còn bên trong.
Nhìn căn phòng đã không còn ai, vẻ mặt Vương Nam Sơn lại trở nên buồn bã.
Lão đạo sĩ, ta tới thăm ngươi đây.
...
Trên ngọn núi cô đơn có một phần mộ.
Một bóng dáng lẻ loi với hai chén rượu không lẻ bóng.
Một chén rót trước mộ, một chén tự mình cạn.
Lão đạo sĩ, đồ đệ này của ông coi như cũng có tay nghề, xây nhà mới cho ông cũng đẹp!
Lão đạo sĩ, tà vương chân nhãn là mạnh nhất..
Nhất là ngày đầu thất, Trương Nhược Trần không chỉ bày đủ đồ lễ mà còn cúng thêm những thứ sư phụ thích nhất và cả rượu.
Mở bình, hương rượu tỏa khắp nơi. Rượu chẳng phải danh tửu, chỉ là loại một lượng bạc mua được mười cân ở trong trấn, tất chẳng thể so sánh với những danh tửu ngàn vàng khó mua được kia.
Nhưng sư phụ lại chỉ thích uống loại này.
Trương Nhược Trần từng hỏi là vì sao?
Sư phụ chỉ cười không đáp.
Đại khái..
Là vì nghèo! Đó là đáp án duy nhất mà Trương Nhược Trần có thể nghĩ tới.
Trương Nhược Trần xưa nay không ham thứ trong chén, nhưng hôm nay hắn lại chuẩn bị hai chiếc chén, một cho sư phụ, một tất nhiên là cho mình.
Hắn nghĩ, hôm nay là đầu thất của sư phụ, tất nhiên phải uống với sư phụ hai chén, quả nhiên, kẻ tửu lực bằng không như hắn, sau một chén đã cảm thấy không khỏe.
Sư phụ, đồ nhi đúng là kém cỏi, mới uống một chén mà đã hơi.. người không nên trách đồ nhi. Trương Nhược Trần thầm nhủ rượu này đúng là mạnh, cũng không quên nói với sư phụ vài câu, mặt thì đỏ hồng, không rõ có phải vì say rượu hay là do gì khác.
Ngay khi ấy có một đợt gió thổi qua lay động cỏ cây tạo nên những tiếng xào xạc, Trương Nhược Trần đã hơi chếnh choáng.
Rượu chẳng say người người tự say, chỉ là do người không muốn tỉnh.
Thật quái lạ. Trương Nhược Trần nhếch miệng lẩm bẩm.
Hôm ấy hắn ngây ngẩn ở đó cả ngày, uống rất nhiều rượu, cũng nói rất nhiều lời.
Trương Nhược Trần dự định đi xa. Thật ra không phải hắn không hài lòng với cuộc sống ở đạo quan, cũng không phải hắn muốn tạo dựng một phen bá nghiệp, càng chẳng phải nhằm làm nghiêng ngả trời đất, cũng chẳng có dũng khí để thành địch với cả thế giới hay nghĩ rằng thế gian này cần hắn cứu vớt.
Tất nhiên, sư phụ hắn trước khi mất cũng không bảo hắn mang theo hôn thư hạ sơn tìm hôn thê.
Hắn chỉ muốn, nhìn thế giới to lớn này.
Nhìn xong rồi quay về.
Hắn từng thấy ở trong sách rằng ở một vùng đất xa xôi có người có cánh dài, có sư tử hai đầu, có rắn còn to hơn núi...
Hắn muốn biết những điều ấy có phải là thật không.
Hắn nghĩ, biết đâu lại có thể trờ thành bằng hữu với họ.
Tốt nhất là có thể đưa họ về vùng núi hiu quạnh này để đến đạo quan làm khách.
Không biết là họ sẽ thích hay không thích thức ăn và trà ở nơi này. Trương Nhược Trần mơ màng đến cười thành tiếng.
Thôi, chuyện ấy còn quá xa...
Mây phía chân trời vẫn bồng bềnh trôi, gió mát vi vu lay động tà áo, cuốn lên gương mặt, vô cùng thích ý.
Đã sắp tới tháng ba rồi sao?
Sờ nhẹ lên trường kiếm sau lưng, Trương Nhược Trần lại thấy an tâm thêm chút. Thanh kiếm này là sư phụ hắn đưa cho hắn, thân kiếm xưa cũ, vỏ kiếm trang nhã, từng đường từng nét đều chứa đầy tâm ý của sư phụ y.
Nó gọi là Vong Ưu.
Sau cùng, Trương Nhược Trần xoay người nhìn thật kĩ đạo quan không lớn thường xuyên dột mưa, thường xuyên phải sửa chữa đằng kia.
Trương Nhược Trần có phần buồn bã ngậm ngùi nói: Người ta thường nói, đạo quan đạo quan, đạo trước, quan sau, ở đạo không ở quan, chỉ cần tâm có đạo thì dù nơi nào cũng là đạo quan.. nhưng, đó chỉ là suy nghĩ của người tu hành khác mà thôi.. với ta thì, đó lại là nhà.
Bần đạo Trương Nhược Trần rồi sẽ trở về.
...
Mới bằng ấy tuổi, lần này xuống núi trải nghiệm có từng nghĩ tới trượng kiếm giang hồ, dương danh thiên hạ không?
Lời đó là của một lão thư sinh đã ngoài năm mươi, có điều người đó lại chẳng phải là kẻ tóc trắng thân yếu mà lại có gương mặt cực kì trẻ trung.
Lão già không tuổi, đó là điều người ta nói về lão.
Nhớ lại thì sư phụ cậu cũng là một cao nhân có tài, là đệ tử của y, lại chỉ là thiếu niên thì có chí hướng đó cũng là chuyện thường. Nói xong y dừng lại rồi cười với Trương Nhược Trần. Thế này, lão đề cử cậu khiêu chiến một người, sau đó tất sẽ vang danh thiên hạ, từ ấy trở đi cậu sẽ là một nhân vật có tiếng tăm trong thiên hạ.
Lão thư sinh này họ Vương, tên Nam Sơn, ba mươi năm trước bỗng nhiên tới thôn nhỏ dưới chân núi của Trương Nhược Trần. Nghe nói y là một tài tử nhưng hắn lại ở nơi này suốt ba mươi năm để làm thầy dạy cho đám trẻ trong thôn.
Không ai rõ tại sao, chỉ biết y khi rảnh rỗi thường xuyên ngồi trong viện ngẩn ngơ nhìn một chiếc ngọc bội.
Điều đó là do một học trò nghịch ngợm của y tên là Bàn Hổ nói.
Vương tiên sinh từng nhiều lần lên núi vì thế cũng quen với thầy trò Trương Nhược Trần, hơn nữa quan hệ còn khá tốt, do đó trước khi hắn đi qua làng thì tất nhiên muốn tới nói vài câu tạm biệt.
Trương Nhược Trần ngại ngần đáp lại: Tiên sinh quá lời, Nhược Trần cảm thấy thế giới lớn lắm nên muốn đi xem một chút thôi.
Vương Nam Sơn có đôi phần buồn bã: Lão còn tưởng rằng cậu sẽ hào hứng đi nghe ngóng danh hiệu của sư phụ cậu rồi tuyên bố ba mươi năm hà đông... hoặc là sẽ hét lớn Trương Nhược Trần ta nhất định phải nghịch thiên cơ..
Trương Nhược Trần im lặng, đầu rối như tơ, cái gì cơ, ba mươi năm hà đông, ba mươi năm hà tây, tự khi bần đạo sinh ra tới giờ ngoại trừ con sông nhỏ cách đây mười dặm thì còn chưa từng thấy con sông nào khác nữa.
Còn nghịch thiên ư? Bần đạo phải chăng còn nên quên luôn thế gian, quên cả ái tình, hay còn phải trở thành địch của cả thế giới!
Rốt cuộc là nghe những chuyện đó từ người kể chuyện nào vậy?
Vương Nam Sơn đặt chén trà xuống, y nhìn Trương Nhược Trần: Này, còn trẻ như thế mà lại thiếu chí khí như vậy... không tốt!
Cậu phải thế này mới đúng.
Vương Nam Sơn đứng phắt dậy tạo hình, tay trái che mắt, tay phải duỗi thẳng, hai chân dạng ra, hét lớn.
Hậu bội ngu xuẩn của ngô, tà vương chân nhãn của ngô đã sắp không phong ấn được nữa, mau dùng Khởi Nguyên kiếm trong tay ngươi chém ta, nếu không, trời nghiêng, đất ngả, thế giới sẽ bị hủy diệt!
Aaaa, không còn kiên trì nổi nữa, nổ tung đi, hiện thực! Tan nát đi, tinh thần! Biến mất đi, thế gian này!
Trương Nhược Trần bóp trán, chí khí! Cái này của ngài gọi là chí khí!
Cái này không gọi là chí khí, cái này gọi là khùng!
Trương Nhược Trần ngẩng đầu rồi bình tĩnh nói: Xin lỗi, quấy rầy rồi.
Nói xong y quay người bước đi.
Hậu bối ngu xuẩn của ngô, đừng đi, thế giới không..
Nghe thế Trương Nhược Trần lại càng đi nhanh hơn, nếu không đi, e rằng hắn sẽ là người đầu tiên bị tà vương chân nhãn làm tan biến thành tro bụi.
Giây lát sau bóng hình của Trương Nhược Trần đã hoàn toàn biến mất. Vừa ra khỏi cửa, Trương Nhược Trần đi thẳng một mạch, gặp ai y cũng mở lời chào.
Còn bên trong.
Nhìn căn phòng đã không còn ai, vẻ mặt Vương Nam Sơn lại trở nên buồn bã.
Lão đạo sĩ, ta tới thăm ngươi đây.
...
Trên ngọn núi cô đơn có một phần mộ.
Một bóng dáng lẻ loi với hai chén rượu không lẻ bóng.
Một chén rót trước mộ, một chén tự mình cạn.
Lão đạo sĩ, đồ đệ này của ông coi như cũng có tay nghề, xây nhà mới cho ông cũng đẹp!
Lão đạo sĩ, tà vương chân nhãn là mạnh nhất..
/17
|