“Thầy Nghiêm nói cô không nghe điện thoại, thầy ấy không yên tâm nên bảo tôi qua đây xem cô thế nào.” Chị Triệu ở siêu thị bên cạnh đẩy cửa đi vào. Chị vòng qua chậu cây phát tài, ngó nghiêng tìm người: “Hôm nay cô bận à?”
Nguyễn Vi đang ngồi xổm dưới nền nhà làm tơi đất ở chậu cây cảnh. Nghe nói vậy, cô liền tháo găng tay tìm di động, đồng thời nở nụ cười áy náy với đối phương: “Buổi chiều có người đặt hàng, em hơi bận nên không để ý đến điện thoại.”
Thấy cô một mình vất vả chuyển đất, chị Triệu bảo về gọi mấy cậu thanh niên ở siêu thị nhà mình sang giúp, Nguyễn Vi vội xua tay: “Em sắp xong rồi, cũng không nặng mấy.”
Chị Triệu tựa vào cửa, mỉm cười: “Thầy Nghiêm nhà cô tốt thật đấy.Tính cách dịu dàng không nói làm gì, trưa nào cũng chuẩn bị cơm nước cho cô. Không tìm thấy là lo cô đau chân hay bị ngã. Mau bật mí đi, có phải hai người sắp cưới rồi không?”
Nguyễn Vi cúi xuống tìm bình nước tưới hoa, một lúc mới đáp lời: “Không phải đâu ạ.”
“Cô đừng giấu nữa, chúng tôi biết thừa, chẳng phải hai người đang sống chung hay sao? Tôi không có ý gì đâu, nhưng nghe nói cô và thầy ấy sống cùng nhau.” Chị Triệu đang rãnh nên quyết tâm thỏa mãn trí tò mò.
Nguyễn Vi phủi tay, giải thích: “Thầy Nghiêm là chủ nhà em thuê chứ không phải bọn em sống chung. Thật đấy, quan hệ của bọn em không như mọi người nghĩ đâu. Hồi mới đến thành phố Mộc, em đi tìm nhà rất vất vả. Khu vực này nhiều trường đại học nên không dễ tìm. May mà thầy Nghiêm đọc được thông tin cần thuê chỗ trọ của em. Âu cũng coi là duyên phận. Con người anh ấy rất tốt, giúp em bao nhiêu việc.”
Nghe cô nói vậy, chị Triệu hết hứng thú, lại nói sang chuyện khác. Nguyễn Vi đứng dậy, từ từ kéo chậu cây ra ngoài. Chị Triệu vừa đẩy giúp vừa hỏi: “Trông cô cũng không đến nỗi nào, chỉ tiếc cái chân…. Cô bị từ nhỏ phải không?”
Nguyễn Vi dừng bước, nhìn xuống chân trái của mình. Bao năm qua, cô đã quen, bình thường không cảm thấy có gì khác biệt. Hóa ra, người khác không nghĩ vậy. Cô gật đầu, cất giọng thờ ơ: “Từ năm em mười tuổi. Hồi xảy ra tai nạn do không có điều kiện nên em không kịp thời chữa trị.”
Sợ cô buồn, chị Triệu liền nói trông không rõ mấy, mọi người phải để ý kỹ mới nhận ra. Tuy nhiên, cô không hề bận tâm đến điều đó.
Xong công việc đã là hai giờ chiều, Nguyễn Vi gọi xe chở cậu cây đi. Lúc này cô mới cảm thấy mệt mỏi, nên đứng sau cửa kính, pha cho mình cốc trà sữa.
Cửa hàng hoa tươi này rất nhỏ, ban đầu còn không có tên. Sau đó, việc kinh doanh khá hơn một chút, cô mới nhờ người sửa sang mặt tiền, viết một chữ “Vi” ở bên cạnh. Cô không có tay nghề lẫn bằng cấp nên khó xin việc. Ngày xưa bố cô chăm sóc vườn hoa cho nhà họ Diệp. Kể từ lúc biết đi, cô đã theo bố trồng hoa lá cây cỏ nên có chút ít kiến thức.
Thời tiết ở thành phố Mộc rất dễ chịu. Nơi này ánh nắng mùa xuân ấp áp, mùa hè không nóng bức như tỉnh Nam, lại phân bốn mùa rõ rệt, hoa cỏ tốt tươi. Chỗ cô tuy không nằm trên đường phố lớn nhưng đông người qua lại, phần lớn là sinh viên ở khu vực xung quanh nên có thể túc tắc duy trì cuộc sống.
Cửa hàng rất tối, bởi ánh sáng không thể chiếu vào trong nên tấm kính dễ bị phản quang. Nguyễn Vi nhìn hình bóng mình phản chiếu trên đó, đột nhiên nhớ về quá khứ. Năm xưa, Diệp Tĩnh Hiên mới mười hai tuổi, một lần đánh nhau với con nhà người ta đến sứt đầu mẻ trán. Cuối cùng, chú Diệp phải sai người đi lôi anh về. Không biết cướp được thứ gì, anh cứ nắm chặt trong tay, nhất quyết không cho ai xem. Đến khi nhìn thấy Nguyễn Vi, anh mới đưa cho cô. Thì ra đó là mặt dây chuyền hình bông hoa tường vi nhỏ. Nhà chú Diệp có mỗi thằng con trai, nhưng tính cách không ai chịu nổi. Nhìn thấy thứ mình ưng, anh không nói một lời, cướp bằng được mang về cho cô.
Nguyễn Vi đột nhiên không dám đối diện ánh mặt trời, vô thức nắm lấy cổ tay. Có những chuyện không thể lãng quên. Cô biết mình là người đáng chết, nhưng lại không có tư cách.
Thất thần một lúc, cô nhướng mày, bất chợt bắt gặp một hình bóng quen thuộc đứng bất động ở bên kia đường. Cô gần như ngừng thở, toàn thân lạnh buốt trong giây lát.
Giây tiếp theo, cô lao về phía cửa ra vào. Rõ ràng vừa rồi có người đứng ở đó quan sát cô, vậy mà khi cô mở cửa, lại không thấy ai. Bên kia đường là một quán cà phê có tên gọi tương đối đặc biệt: Chờ đợi Godot. Quán không lớn lắm, bên ngoài bày mấy bộ bàn ghế. Có đôi nam nữ ngồi ở đó nhưng không phải là người đàn ông vừa rồi.
Hô hấp của Nguyễn Vi trở nên dồn dập. Cô run rẩy đặt cốc trà sữa xuống rồi lao đến giá đựng dụng cụ ở bên cạnh tìm kiếm. Cô biết rõ mình đang làm gì. Nhưng nếu không làm thế, cô sẽ chẳng thể dừng lại, sẽ bắt đầu không nhìn thấy gì ngoài máu đỏ của anh.
Nguyễn Vi điên cuồng bới tìm, cuối cùng nhìn thấy con dao nhỏ. Cô cầm con dao, nhưng vừa định rạch cổ tay, di động bất chợt đổ chuông. Lưỡi dao đã sượt qua, khiến làn da rỉ máu. Tuy nhiên, âm thanh vang lên bất thình lình phá vỡ bầu không khí yên tĩnh, cũng đánh thức lí trí cô. Cô hoảng hốt buông con dao, nắm lấy cổ tay, lảo đảo đi lấy điện thoại.
“Nguyễn Vi!” Giọng đàn ông trầm ấm từ đầu kia truyền tới: “Em ăn cơm chưa?”
Nguyễn Vi nhìn hộp cơm đã nguội lạnh, vô thức nói cô ăn rồi. Thấy vết thương không còn rỉ máu, cô ngồi xuống, tựa vào giá để hoa, lặng thinh hồi lâu. Người ở đầu kia nói hôm nay cô bận không, buổi chiều anh chỉ có một tiết, có thể về sớm giúp cô. Cuối cùng, Nguyễn Vi lên tiếng: “Không cần đâu, em xong việc rồi. Vừa nãy em hơi bận nên không để ý đến điện thoại.”
Nghiêm Thụy mỉm cười. Chợt nhớ ra điều gì đó, anh lại nói: “Đúng rồi, anh quên mất. Hai hôm nay, trong hộp đựng báo có đồ của em, anh đã để hết trên giá ở cửa ra vào. Em nhớ lấy đồ nhé.”
Nguyễn Vi “vâng” một tiếng rồi hỏi: “Ai gửi đến thế ạ? Là thư hay gì vậy?”
“Là túi giấy, bên ngoài đề tên em. Anh cũng không để ý.”
Tối hôm đó, tất cả diễn ra bình thường. Nguyễn Vi dán miếng băng y tế nhỏ vào vết thương rồi đeo dây buộc tóc vào, Nghiêm Thụy không lưu tâm. Sắc mặt cô nhợt nhạt, anh tưởng mệt mỏi vì công việc nên về phòng từ sớm, không làm phiền cô.
Rửa bát xong, chợt nhớ tới túi đồ mà Nghiêm Thụy nhắc tới, Nguyễn Vi liền đi lấy.
Đó là hai túi giấy bình thường, không phải được gửi qua công ty chuyển phát nhanh. Rõ ràng có người viết tên cô rồi bỏ vào thùng đựng báo. Cô ngẫm nghĩ một lát nhưng không đoán ra ai gửi cho mình.
Ngôi nhà mà Nguyễn Vi đang sống gồm hai tầng, do người mẹ quá cô của Nghiêm Thụy để lại. Phòng ngủ chính ở tầng trên, bởi vì chân lên xuống cầu thang không tiện nên cô ở tầng dưới. Thấy tầng trên không có tiếng động, Nguyễn Vi cầm hai cái túi giấy về phòng mình.
Trong túi giấy là mặt dây chuyền hình hoa tường vi và một chiếc lược làm bằng gỗ mun. Nguyễn Vi không ngờ lại được nhìn thấy những thứ này. Cô làm “tay trong” của cảnh sát, vụ án đó do chứng cứ không đủ nên cuối cùng khép lại. Tuy nhiên, cuộc sống của cô đã bị hủy hoại hoàn toàn. Lúc rời khỏi tỉnh Nam, Cục công an yêu cầu cô thay đổi thân phận, không được mang theo những gì thuộc về “Nguyễn Vi.”
Mặt dây chuyền đã phai màu. Qua thời gian, đồ vật tốt hay xấu cuối cùng sẽ lộ rõ, chỉ lòng người là khó phân biệt. Bông hoa tường vi nhỏ này là món quà đầu tiên Diệp Tĩnh Hiên tặng cô, món quà thứ hai chính là chiếc lược gỗ. Hôm nay, có người mang chúng trả lại cho cô.
Hồi đó, ai cũng nói Diệp tam là thằng điên, ngông cuồng và ngạo mạn, không coi thiên hạ ra gì. Kính Lan Hội đã sớm là bá chủ của giới xã hội đen, việc làm ăn ở tỉnh Nam càng ngày càng lớn, mức độ nguy hiểm cũng tăng cao, phải là người đủ bản lĩnh mới có thể ngồi lên ghế Đường chủ. Ban đầu, Đường chủ đều là bậc trưởng bối, thân tín của Hội trưởng quá cố nhưng họ đều không cầm cự nổi. Sau đó đến thời đại của Hoa tiên sinh. Hoa tiên sinh là “động vật” máu lạnh có tiếng trong giới. Anh ta đã xử lý A Thất, đối thủ duy nhất của nhà họ Diệp, khiến cả gia tộc của đối phương không ngóc đầu lên nổi. Tỉnh Nam cần một Đường chủ quản lý chung, nhìn đi nhìn lại, trong đám trẻ chỉ có Diệp Tĩnh Hiên là được nhất. Tuy nhiên, Hoa tiên sinh là một con cáo già thành tinh, tâm tư khó đoán. Tuy đã dẹp bỏ A Thất nhưng cũng chưa chắc anh ta cho phép nhà họ Diệp bật lên.
Vậy mà Diệp Tĩnh Hiên đã tạo dựng được chỗ đứng của mình. Tác phong của vị tân Đường chủ này khiến mọi người đau đầu. Có mấy lần anh dám nổ súng, chẳng thèm nể mặt ai, khiến người của Kính Lan Hội ở tỉnh Nam rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Nguyễn Vi còn nhớ câu chuyện người giúp việc kể. Trước lúc qua đời, chú Diệp thở dài, bảo anh ngông nghênh như vậy, sớm muộn cũng xảy ra chuyện. Diệp Tĩnh Hiên nói với bố: “Đi theo con đường nguy hiểm là một bản lĩnh mà không phải ai cũng có.”
Diệp Tĩnh Hiên biết rõ, một khi sinh ra trong gia tộc xã hội đen thì chẳng có ai “sạch sẽ”, nếu đã nhúng chàm thì đừng mong cuộc sống yên ổn. Nguy hiểm cũng có cái hay của nó, mỗi bước đi đều không có đường lùi. Cho tới hôm xảy ra chuyện, anh đã làm những việc mình muốn, cuộc đời không có gì tiếc nuối. Thậm chí, anh đã thốt ra điều mình muốn hỏi, chỉ là cô không kịp trả lời mà thôi.
Trong lúc thất thần, mặt dây chuyền và chiếc lược tuột khỏi tay Nguyễn Vi rơi xuống đất. Tuy nhiên, cô chẳng có sức mà nhặt lên.
Nghe thấy tiếng động, Nghiêm Thụy ở tầng trên gọi lớn tiếng: “Nguyễn Vi!”
“Em không sao.” Cô đứng dậy đóng cửa rồi ngồi bệt xuống nền nhà, giơ tay ông mặt. Có câu nói, con người có khả năng tự chữa lành vết thương rất tốt, không gặp và nghĩ đến những chuyện hoặc người của quá khứ, tất cả sẽ dần phai nhạt, bao nhiêu oán thù cũng sẽ qua đi. Con người sống trên đời, bẩm sinh có tính lãng quên.
Nhưng Nguyễn Vi thật sự không hiểu, tại sao thời gian trôi qua lâu như vậy mà cô vẫn nhớ rõ từng câu nói của Diệp Tĩnh Hiên?
Trằn trọc cả đêm, hôm sau đợi Nghiêm Thụy đi làm, Nguyễn Vi mới ra cửa hàng.
Thấy cô đi ngang qua, chị Triệu quên cả đếm tiền, thò đầu ra ngoài, cười nói với cô: “Bó hoa to quá… Thảo nào cô em không chịu chấp nhận thầy Nghiêm, thì ra bên ngoài cũng có người theo đuổi.” Chị ta dõi mắt về phía cửa hàng nhỏ của Nguyễn Vi, càng cảm thấy thú vị: “Buồn cười thật đấy. Đối phương không biết cô mở cửa hàng hoa tươi hay sao mà lại đi tặng hoa? Lần sau bảo người ta tặng đồ khác đi!”
Nguyễn Vi đờ người. Khi nhìn thấy bó tường vi dại rất lớn đặt bên ngoài cửa hàng của mình, toàn thân cô như bị hóa đá. Bó hoa màu tím đặc biệt nổi bật trên hè phố. Mặc dù đang là ngày xuân ấm áp nhưng cô cảm thấy rét run.
Nguyễn Vi đột nhiên chạy vào siêu thị, tới chỗ chị Triệu. Chị Triệu đang thanh toán cho khách, giật mình hỏi cô: “Sao thế?”
Bất chấp ánh mắt của người xung quanh, Nguyễn Vi kéo chị ta ra một góc, hỏi nhỏ: “Ai mang hoa đến hả chị?”
Chị Triệu lắc đầu: “Tôi không rõ. Buổi sáng mở cửa đã nhìn thấy nó ở bên ngoài cửa hàng của cô.”
Nguyễn Vi siết chặt tay chị Triệu, sắc mặt tái nhợt. Chị Triệu giật mình, vừa gỡ ngón tay cô, vừa hỏi thăm: “Nguyễn Vi, cô không sao đấy chứ?”
Nguyễn Vi chẳng nói chẳng rằng quay người chạy nhanh ra đường. Thành phố Mộc buổi sáng ánh nắng dìu dịu. Cô chạy dọc theo hè phố về phía trước. Như bị ma nhập, cô không bỏ qua bất kỳ con đường, hay ngã rẽ nào. Cho đến khi người ướt đẫm mồ hôi, tóc bết vào trán, chân trái co giật, đau nhức, cô mới dừng lại, phát hiện xung quanh rất xa lạ, không biết mình đang ở phương nào.
Nguyễn Vi đang ngồi xổm dưới nền nhà làm tơi đất ở chậu cây cảnh. Nghe nói vậy, cô liền tháo găng tay tìm di động, đồng thời nở nụ cười áy náy với đối phương: “Buổi chiều có người đặt hàng, em hơi bận nên không để ý đến điện thoại.”
Thấy cô một mình vất vả chuyển đất, chị Triệu bảo về gọi mấy cậu thanh niên ở siêu thị nhà mình sang giúp, Nguyễn Vi vội xua tay: “Em sắp xong rồi, cũng không nặng mấy.”
Chị Triệu tựa vào cửa, mỉm cười: “Thầy Nghiêm nhà cô tốt thật đấy.Tính cách dịu dàng không nói làm gì, trưa nào cũng chuẩn bị cơm nước cho cô. Không tìm thấy là lo cô đau chân hay bị ngã. Mau bật mí đi, có phải hai người sắp cưới rồi không?”
Nguyễn Vi cúi xuống tìm bình nước tưới hoa, một lúc mới đáp lời: “Không phải đâu ạ.”
“Cô đừng giấu nữa, chúng tôi biết thừa, chẳng phải hai người đang sống chung hay sao? Tôi không có ý gì đâu, nhưng nghe nói cô và thầy ấy sống cùng nhau.” Chị Triệu đang rãnh nên quyết tâm thỏa mãn trí tò mò.
Nguyễn Vi phủi tay, giải thích: “Thầy Nghiêm là chủ nhà em thuê chứ không phải bọn em sống chung. Thật đấy, quan hệ của bọn em không như mọi người nghĩ đâu. Hồi mới đến thành phố Mộc, em đi tìm nhà rất vất vả. Khu vực này nhiều trường đại học nên không dễ tìm. May mà thầy Nghiêm đọc được thông tin cần thuê chỗ trọ của em. Âu cũng coi là duyên phận. Con người anh ấy rất tốt, giúp em bao nhiêu việc.”
Nghe cô nói vậy, chị Triệu hết hứng thú, lại nói sang chuyện khác. Nguyễn Vi đứng dậy, từ từ kéo chậu cây ra ngoài. Chị Triệu vừa đẩy giúp vừa hỏi: “Trông cô cũng không đến nỗi nào, chỉ tiếc cái chân…. Cô bị từ nhỏ phải không?”
Nguyễn Vi dừng bước, nhìn xuống chân trái của mình. Bao năm qua, cô đã quen, bình thường không cảm thấy có gì khác biệt. Hóa ra, người khác không nghĩ vậy. Cô gật đầu, cất giọng thờ ơ: “Từ năm em mười tuổi. Hồi xảy ra tai nạn do không có điều kiện nên em không kịp thời chữa trị.”
Sợ cô buồn, chị Triệu liền nói trông không rõ mấy, mọi người phải để ý kỹ mới nhận ra. Tuy nhiên, cô không hề bận tâm đến điều đó.
Xong công việc đã là hai giờ chiều, Nguyễn Vi gọi xe chở cậu cây đi. Lúc này cô mới cảm thấy mệt mỏi, nên đứng sau cửa kính, pha cho mình cốc trà sữa.
Cửa hàng hoa tươi này rất nhỏ, ban đầu còn không có tên. Sau đó, việc kinh doanh khá hơn một chút, cô mới nhờ người sửa sang mặt tiền, viết một chữ “Vi” ở bên cạnh. Cô không có tay nghề lẫn bằng cấp nên khó xin việc. Ngày xưa bố cô chăm sóc vườn hoa cho nhà họ Diệp. Kể từ lúc biết đi, cô đã theo bố trồng hoa lá cây cỏ nên có chút ít kiến thức.
Thời tiết ở thành phố Mộc rất dễ chịu. Nơi này ánh nắng mùa xuân ấp áp, mùa hè không nóng bức như tỉnh Nam, lại phân bốn mùa rõ rệt, hoa cỏ tốt tươi. Chỗ cô tuy không nằm trên đường phố lớn nhưng đông người qua lại, phần lớn là sinh viên ở khu vực xung quanh nên có thể túc tắc duy trì cuộc sống.
Cửa hàng rất tối, bởi ánh sáng không thể chiếu vào trong nên tấm kính dễ bị phản quang. Nguyễn Vi nhìn hình bóng mình phản chiếu trên đó, đột nhiên nhớ về quá khứ. Năm xưa, Diệp Tĩnh Hiên mới mười hai tuổi, một lần đánh nhau với con nhà người ta đến sứt đầu mẻ trán. Cuối cùng, chú Diệp phải sai người đi lôi anh về. Không biết cướp được thứ gì, anh cứ nắm chặt trong tay, nhất quyết không cho ai xem. Đến khi nhìn thấy Nguyễn Vi, anh mới đưa cho cô. Thì ra đó là mặt dây chuyền hình bông hoa tường vi nhỏ. Nhà chú Diệp có mỗi thằng con trai, nhưng tính cách không ai chịu nổi. Nhìn thấy thứ mình ưng, anh không nói một lời, cướp bằng được mang về cho cô.
Nguyễn Vi đột nhiên không dám đối diện ánh mặt trời, vô thức nắm lấy cổ tay. Có những chuyện không thể lãng quên. Cô biết mình là người đáng chết, nhưng lại không có tư cách.
Thất thần một lúc, cô nhướng mày, bất chợt bắt gặp một hình bóng quen thuộc đứng bất động ở bên kia đường. Cô gần như ngừng thở, toàn thân lạnh buốt trong giây lát.
Giây tiếp theo, cô lao về phía cửa ra vào. Rõ ràng vừa rồi có người đứng ở đó quan sát cô, vậy mà khi cô mở cửa, lại không thấy ai. Bên kia đường là một quán cà phê có tên gọi tương đối đặc biệt: Chờ đợi Godot. Quán không lớn lắm, bên ngoài bày mấy bộ bàn ghế. Có đôi nam nữ ngồi ở đó nhưng không phải là người đàn ông vừa rồi.
Hô hấp của Nguyễn Vi trở nên dồn dập. Cô run rẩy đặt cốc trà sữa xuống rồi lao đến giá đựng dụng cụ ở bên cạnh tìm kiếm. Cô biết rõ mình đang làm gì. Nhưng nếu không làm thế, cô sẽ chẳng thể dừng lại, sẽ bắt đầu không nhìn thấy gì ngoài máu đỏ của anh.
Nguyễn Vi điên cuồng bới tìm, cuối cùng nhìn thấy con dao nhỏ. Cô cầm con dao, nhưng vừa định rạch cổ tay, di động bất chợt đổ chuông. Lưỡi dao đã sượt qua, khiến làn da rỉ máu. Tuy nhiên, âm thanh vang lên bất thình lình phá vỡ bầu không khí yên tĩnh, cũng đánh thức lí trí cô. Cô hoảng hốt buông con dao, nắm lấy cổ tay, lảo đảo đi lấy điện thoại.
“Nguyễn Vi!” Giọng đàn ông trầm ấm từ đầu kia truyền tới: “Em ăn cơm chưa?”
Nguyễn Vi nhìn hộp cơm đã nguội lạnh, vô thức nói cô ăn rồi. Thấy vết thương không còn rỉ máu, cô ngồi xuống, tựa vào giá để hoa, lặng thinh hồi lâu. Người ở đầu kia nói hôm nay cô bận không, buổi chiều anh chỉ có một tiết, có thể về sớm giúp cô. Cuối cùng, Nguyễn Vi lên tiếng: “Không cần đâu, em xong việc rồi. Vừa nãy em hơi bận nên không để ý đến điện thoại.”
Nghiêm Thụy mỉm cười. Chợt nhớ ra điều gì đó, anh lại nói: “Đúng rồi, anh quên mất. Hai hôm nay, trong hộp đựng báo có đồ của em, anh đã để hết trên giá ở cửa ra vào. Em nhớ lấy đồ nhé.”
Nguyễn Vi “vâng” một tiếng rồi hỏi: “Ai gửi đến thế ạ? Là thư hay gì vậy?”
“Là túi giấy, bên ngoài đề tên em. Anh cũng không để ý.”
Tối hôm đó, tất cả diễn ra bình thường. Nguyễn Vi dán miếng băng y tế nhỏ vào vết thương rồi đeo dây buộc tóc vào, Nghiêm Thụy không lưu tâm. Sắc mặt cô nhợt nhạt, anh tưởng mệt mỏi vì công việc nên về phòng từ sớm, không làm phiền cô.
Rửa bát xong, chợt nhớ tới túi đồ mà Nghiêm Thụy nhắc tới, Nguyễn Vi liền đi lấy.
Đó là hai túi giấy bình thường, không phải được gửi qua công ty chuyển phát nhanh. Rõ ràng có người viết tên cô rồi bỏ vào thùng đựng báo. Cô ngẫm nghĩ một lát nhưng không đoán ra ai gửi cho mình.
Ngôi nhà mà Nguyễn Vi đang sống gồm hai tầng, do người mẹ quá cô của Nghiêm Thụy để lại. Phòng ngủ chính ở tầng trên, bởi vì chân lên xuống cầu thang không tiện nên cô ở tầng dưới. Thấy tầng trên không có tiếng động, Nguyễn Vi cầm hai cái túi giấy về phòng mình.
Trong túi giấy là mặt dây chuyền hình hoa tường vi và một chiếc lược làm bằng gỗ mun. Nguyễn Vi không ngờ lại được nhìn thấy những thứ này. Cô làm “tay trong” của cảnh sát, vụ án đó do chứng cứ không đủ nên cuối cùng khép lại. Tuy nhiên, cuộc sống của cô đã bị hủy hoại hoàn toàn. Lúc rời khỏi tỉnh Nam, Cục công an yêu cầu cô thay đổi thân phận, không được mang theo những gì thuộc về “Nguyễn Vi.”
Mặt dây chuyền đã phai màu. Qua thời gian, đồ vật tốt hay xấu cuối cùng sẽ lộ rõ, chỉ lòng người là khó phân biệt. Bông hoa tường vi nhỏ này là món quà đầu tiên Diệp Tĩnh Hiên tặng cô, món quà thứ hai chính là chiếc lược gỗ. Hôm nay, có người mang chúng trả lại cho cô.
Hồi đó, ai cũng nói Diệp tam là thằng điên, ngông cuồng và ngạo mạn, không coi thiên hạ ra gì. Kính Lan Hội đã sớm là bá chủ của giới xã hội đen, việc làm ăn ở tỉnh Nam càng ngày càng lớn, mức độ nguy hiểm cũng tăng cao, phải là người đủ bản lĩnh mới có thể ngồi lên ghế Đường chủ. Ban đầu, Đường chủ đều là bậc trưởng bối, thân tín của Hội trưởng quá cố nhưng họ đều không cầm cự nổi. Sau đó đến thời đại của Hoa tiên sinh. Hoa tiên sinh là “động vật” máu lạnh có tiếng trong giới. Anh ta đã xử lý A Thất, đối thủ duy nhất của nhà họ Diệp, khiến cả gia tộc của đối phương không ngóc đầu lên nổi. Tỉnh Nam cần một Đường chủ quản lý chung, nhìn đi nhìn lại, trong đám trẻ chỉ có Diệp Tĩnh Hiên là được nhất. Tuy nhiên, Hoa tiên sinh là một con cáo già thành tinh, tâm tư khó đoán. Tuy đã dẹp bỏ A Thất nhưng cũng chưa chắc anh ta cho phép nhà họ Diệp bật lên.
Vậy mà Diệp Tĩnh Hiên đã tạo dựng được chỗ đứng của mình. Tác phong của vị tân Đường chủ này khiến mọi người đau đầu. Có mấy lần anh dám nổ súng, chẳng thèm nể mặt ai, khiến người của Kính Lan Hội ở tỉnh Nam rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Nguyễn Vi còn nhớ câu chuyện người giúp việc kể. Trước lúc qua đời, chú Diệp thở dài, bảo anh ngông nghênh như vậy, sớm muộn cũng xảy ra chuyện. Diệp Tĩnh Hiên nói với bố: “Đi theo con đường nguy hiểm là một bản lĩnh mà không phải ai cũng có.”
Diệp Tĩnh Hiên biết rõ, một khi sinh ra trong gia tộc xã hội đen thì chẳng có ai “sạch sẽ”, nếu đã nhúng chàm thì đừng mong cuộc sống yên ổn. Nguy hiểm cũng có cái hay của nó, mỗi bước đi đều không có đường lùi. Cho tới hôm xảy ra chuyện, anh đã làm những việc mình muốn, cuộc đời không có gì tiếc nuối. Thậm chí, anh đã thốt ra điều mình muốn hỏi, chỉ là cô không kịp trả lời mà thôi.
Trong lúc thất thần, mặt dây chuyền và chiếc lược tuột khỏi tay Nguyễn Vi rơi xuống đất. Tuy nhiên, cô chẳng có sức mà nhặt lên.
Nghe thấy tiếng động, Nghiêm Thụy ở tầng trên gọi lớn tiếng: “Nguyễn Vi!”
“Em không sao.” Cô đứng dậy đóng cửa rồi ngồi bệt xuống nền nhà, giơ tay ông mặt. Có câu nói, con người có khả năng tự chữa lành vết thương rất tốt, không gặp và nghĩ đến những chuyện hoặc người của quá khứ, tất cả sẽ dần phai nhạt, bao nhiêu oán thù cũng sẽ qua đi. Con người sống trên đời, bẩm sinh có tính lãng quên.
Nhưng Nguyễn Vi thật sự không hiểu, tại sao thời gian trôi qua lâu như vậy mà cô vẫn nhớ rõ từng câu nói của Diệp Tĩnh Hiên?
Trằn trọc cả đêm, hôm sau đợi Nghiêm Thụy đi làm, Nguyễn Vi mới ra cửa hàng.
Thấy cô đi ngang qua, chị Triệu quên cả đếm tiền, thò đầu ra ngoài, cười nói với cô: “Bó hoa to quá… Thảo nào cô em không chịu chấp nhận thầy Nghiêm, thì ra bên ngoài cũng có người theo đuổi.” Chị ta dõi mắt về phía cửa hàng nhỏ của Nguyễn Vi, càng cảm thấy thú vị: “Buồn cười thật đấy. Đối phương không biết cô mở cửa hàng hoa tươi hay sao mà lại đi tặng hoa? Lần sau bảo người ta tặng đồ khác đi!”
Nguyễn Vi đờ người. Khi nhìn thấy bó tường vi dại rất lớn đặt bên ngoài cửa hàng của mình, toàn thân cô như bị hóa đá. Bó hoa màu tím đặc biệt nổi bật trên hè phố. Mặc dù đang là ngày xuân ấm áp nhưng cô cảm thấy rét run.
Nguyễn Vi đột nhiên chạy vào siêu thị, tới chỗ chị Triệu. Chị Triệu đang thanh toán cho khách, giật mình hỏi cô: “Sao thế?”
Bất chấp ánh mắt của người xung quanh, Nguyễn Vi kéo chị ta ra một góc, hỏi nhỏ: “Ai mang hoa đến hả chị?”
Chị Triệu lắc đầu: “Tôi không rõ. Buổi sáng mở cửa đã nhìn thấy nó ở bên ngoài cửa hàng của cô.”
Nguyễn Vi siết chặt tay chị Triệu, sắc mặt tái nhợt. Chị Triệu giật mình, vừa gỡ ngón tay cô, vừa hỏi thăm: “Nguyễn Vi, cô không sao đấy chứ?”
Nguyễn Vi chẳng nói chẳng rằng quay người chạy nhanh ra đường. Thành phố Mộc buổi sáng ánh nắng dìu dịu. Cô chạy dọc theo hè phố về phía trước. Như bị ma nhập, cô không bỏ qua bất kỳ con đường, hay ngã rẽ nào. Cho đến khi người ướt đẫm mồ hôi, tóc bết vào trán, chân trái co giật, đau nhức, cô mới dừng lại, phát hiện xung quanh rất xa lạ, không biết mình đang ở phương nào.
/41
|