Tôi biết rằng mình có một lai lịch rất phức tạp.
Nhìn chung thì cuộc đời tôi giống như một cuốn phim chia thành ba phần.
Phần 1 là trước năm tôi 11 tuổi. Nói thật thì tôi không còn nhớ rõ lắm, chỉ biết rằng mình đã sống trong một lâu đài thật rộng, thật cao. Trong nhà có rất nhiều người và tất cả cũng chia làm hai phe: một phe luôn kính cẩn gọi thằng nhóc như tôi là đại thiếu gia, một phe luôn nhìn tôi bằng ánh mắt nghiêm khắc. Tôi nhớ mình có một người cha mà mỗi lần nói chuyện với tôi sẽ bắt đầu bằng câu: “Con không được quên mình là tôn tử duy nhất của dòng họ Liêu…” Ông chưa bao giờ có cử chỉ ôm ấp và cách ông đối xử với tôi như thể tôi là một người trưởng thành. Có lẽ cha tôi kì vọng rất nhiều, có lẽ ông muốn tôi phải thật cứng cáp chửng chạc. Tôi cũng không rõ người cha này có dành tí yêu thương nào cho mình hay đơn giản là ông ấy “yêu” gia tộc nhiều hơn. Tuổi thơ của tôi chỉ quanh quẩn với hai cô bé: một là chị gái cùng cha khác mẹ Liêu Dạ Trân, hai là công chúa Trường Thịnh Thiên Dĩ Linh cứ hai ngày một lần lại đòi tới Liêu phủ. Tôi nghe nói mình và cô công chúa này có hôn ước, nhưng “hôn ước” là cái gì thì tôi không rõ. Dĩ Linh là một người bạn chơi khá được nhưng cô bé mắc căn bệnh lạ là hay lo xa, mỗi ngày đều nhắc nhở tôi một câu: “Phong thiếu gia, sau này chúng ta lớn cậu phải cưới mình nhé, không được thích người khác đâu đấy!” Tôi gật đầu và mỉm cười hết sức ngây thơ. Thật lòng thì tôi rất mến Dĩ Linh, một đứa trẻ hoạt bát, lạnh lợi thông minh. Có thể gọi cô bé đó là “mối tình đầu” của tôi…
Và rồi một biến cố không may xảy đến. Tôi và người cị gái bị bắt cốc. Đây cũng là một kí ức gây ám ảnh trong suốt khoảng đời còn lại của tôi. Năm đó tôi tròn 10 tuổi, đã nếm trãi cảm giác bị nhét trong bao bố và họng súng lạnh lẽo tì vào trán. Chỉ thêm hai giây nữa thôi, cuộc đời tôi sẽ dừng ở đây. Nhưng chắc là ông trời thấy thương tiếc cho một sinh linh chưa kịp trước thành mà giúp tôi thoát chết trong gang tấc. Sau sự việc đó tôi bị cha gửi đi phương xa. Chuyến bay rất khẩn cấp làm tôi chẳng có thì giờ nói tạm biệt với mẹ. “Người mẹ” mà tôi nhắc tới chính là người phụ nữ yếu ớt suốt ngày nằm trên giường và thường xuyên ho ra máu.
Phần 2 là từ năm 11 tuổi đến năm 25 tuổi. Khoảng thời gian này tôi sống ở vương quốc Vaiza. Nơi ở của tôi mà một ngôi nhà lớn nằm trong ốc đảo. So với những căn nhà khác thì được đánh giá là giàu có, sang trọng nhưng so với Liêu phủ nó chẳng bằng cái móng tay. Người ở đây có cách sống rất dễ chịu. Bà ngoại nuôi không như cha, không hề nghiêm khắc quá đáng với tôi, cũng không xem tôi là người lớn. Bà đặt cho tôi cái tên mới: Japkong Tuadekep. Bà thay cha giáo dục tôi theo một phương pháp hoàn tòan khác. Ngày trước tôi luôn bị ép buộc phải học và thời khóa biểu cũng không do người ta sắp xếp. Còn bây giờ tôi có thể thoải mái lựa chọn, muốn học thì học, muốn chơi thì chơi. Mỗi tối bà hay gọi tôi vào phòng, nhờ tôi đọc báo cho bà nghe. Trước khi ngủ, bà lại nói với tôi vài ba câu đại loại là nhắc nhở rằng bây giờ tôi là người Vaiza, không thể để ai biết tên thật của tôi, tôi phải cố gắng trở thành một thanh niên xuất sắc để được Đức vua chú ý, bà hy vọng tôi sẽ làm rạng danh dòng họ Tuadekep. Cũng là cái kiểu kì vọng như cha tôi nhưng bà ngoại nuôi không tạo cho tôi nhiều áp lực. Bà gửi tôi vào cung điện cho Rtoania đại nhân. Ông chính là một bậc hiền triết rất được hoàng gia xem trọng. Tôi trở thành học trò cưng của thầy, bám theo thầy mọi lúc mọi nơi. Rtoania sớm nhìn ra một mầm tài năng trong con người tôi và vì thế ra sức đào tạo. Thầy lại cùng lúc nhồi nhét vào đầu tôi cái ý nghĩ: Tôi phải học tập thật xuất sắc để đem tài năng cống hiến cho vương quốc Vaiza, phục vụ triều đình Vaiza. Như thầy mong muốn, năm 15 tuổi tôi đã khiến nhà vua phải chú ý tới. Dưới sự dìu đắt, đào tạo của Hoàng đế chẳng mấy chốc tôi đã được mai giũa thành viên ngọc sáng. Cũng trong giai đoạn này tôi bất ngờ hát hiện ra thân thế thật sự của mình. Đó là một lần cha tôi không hiểu vì sao lặng lội tới tận Vaiza. Tôi từ cung điện về thăm bà ngoại nuôi mà không thông báo trước. Cũng nhờ vậy mà tình cờ nghe được cuộc cãi vả này:
-Japkong bây giờ không phải Liêu Thần Phong! Thằng nhỏ là con cháu nhà này, là thần dân nước này! Anh đừng mơ tưởng sẽ đem nó trở về…
-Nhạc mẫu à, từ đầu chúng ta đã thỏa thuận là con chỉ gửi Phong đến nhờ mẹ chăm sóc, nó là người thừa kế duy nhất của nhà họ Liêu, làm sao vô duyên vô cớ có thể chối bỏ thân phận!
Bà ngoại nuôi giận dữ đập tay vào bàn
-Anh im đi! Còn dám nói thừa kế với thiếu kế gì! Anh đã lừa dối nó từ suốt mười mấy năm nay. Con gái tôi vì anh mà bỏ nhà đi, làm vợ bé không danh không phận. Vậy mà anh còn nỡ lòng tước đoạt của nó quyền làm mẹ. Japkong là cháu ruột của tôi, tôi sẽ không để ai lợi dụng hay hãm hại nó. Anh cũng nào có yêu thương gì thằng bé. Anh đã giết chết nó 16 năm trước rồi, gán cho nó cái tên không thuộc về nó, bắt nó sống cuộc đời không phải của nó! Cái ngày mẹ ruột nó mất, anh cũng không nói một tiếng, nó không được nhỏ một giọt nước mắt cho người sinh thành ra nó… Anh làm như vậy có phải thất rất tội lỗi không???
-Con biết tội của con, nhưng mẹ à… thật sự con không thể mất Nghị Hàn. Bây giờ nó đã là Liêu Thần Phong, cả thế giới biết nó là Liêu Thần Phong, vợ con cũng đồng ý để nó mang cái tên đó. Con đã bỏ bao công sức để bảo vệ thằng bé, gửi tới đây cho mẹ cũng vì muốn nó an toàn. Nghị Hàn không thuộc về nơi này, nó có một sứ mệnh đối với Trường Thịnh Thiên quốc, nó là con dân của đất nước đó!
-Thôi ngay cái luận biện xảo trá của anh đi! Cút khỏi tầm mắt tôi ngay! Sáu năm nay tôi nuôi nấng thằng bé, hoàng gia Vaiza đào tạo thằng bé, nó ăn lương thực ở đây, uống nước ở đây, nói tiếng ở đây… nó là niềm tự hào của dòng họ Tuadekep, là nhân tài của đất nước Vaiza, là đứa cháu ngoại cưng nhất của tôi. Tôi không cho phép anh mang nó đi đâu hết! Hoặc bây giờ anh ra khỏi đây hoặc tôi sẽ gọi quân đội tới tống anh đi!
Suốt cuộc nói chuyện này tôi đã nghe hết cả. Đứng phía sau vách tường mà cảm thấy mặt tường đang nức rạn. Tôi là ai? Tôi sống trên đời vì cái gì? Mọi người đều muốn giành lấy tôi. Cha cần tôi vì ông ấy không muốn dòng họ Liêu tuyệt tự. Bà ngoại cần tôi vì muốn làm rạng danh nhà Tuadekep. Rtoania nhận tôi làm học trò vì tôi sẽ không làm ông xấu mặt. Nhà vua coi trọng tôi vì mai sau tôi sẽ thành tôi tớ trung thành của ông ta! Tóm lại là vì tôi mang tới lợi ích cho người khác. Vì cái lợi ích đó mà tôi không được sống bằng tên thật của mình. Hóa ra người em trai đã chết 16 năm trước không phải ai khác chính là tôi. Hóa ra người dì ngày trước thường cho tôi bánh, thường ôm tôi vào lòng, thường lấy khăn tay lau mặt cho tôi, thường suýt soa mỗi khi tôi bị ngã mới là MẸ RUỘT. Suốt đời tôi cho tới giờ chỉ khóc 3 lần:
Lần đầu là khi chào đời
Lần hai là khi bị bắt cốc
Và lần 3 là khi biết người mẹ ruột của mình…
Ngày đó tôi mến bà nhưng không dành cho bà tình cảm của người con, tôi biết bà chỉ là mẹ hai, so với người mẹ giả kia, tôi đã không yêu bà hết lòng. Khi nghe tin bà qua đời, tôi chỉ thấy tiên tiếc một người phụ nữ hiền lành và tốt bụng. Nếu biết là mẹ đã mất, nếu biết mình chưa lần nào gọi mẹ là “mẹ”,… tôi sẽ không vô tâm như thế. Ngày hôm đó là lần đầu tôi nghĩ tới cách kết thúc cuộc đời mình. Tôi hận cha, thực sự thù hận ông. Tôi có thể tha thứ cho việc ông bóp méo thân phận của mình, có thể tha thứ cho sự hững hờ vô cảm của ông, có thể tha thứ cho sự tham lam chiếm đoạt nhưng tuyệt đối không bao giờ quên ông đã tách tôi ra khỏi mẹ như thế nào, không bao giờ quên cái chết bức rức không yên lòng của bà. Tôi biết mình vô tình đã thành đứa con bất hiếu…
Sau ngày đó, tôi bỏ đi mất biệt mấy tháng trời. Hoàng đế Vaiza băng hà, thái tử lên ngôi, chị gái ruột của tôi thành Hoàng hậu. Thật là dồn dập, thật là không ngờ! Tôi quyết định trở về bên cạnh chị. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chị là tôi thấy gần gũi nhất. Chị yêu mến tôi chỉ vì tình cảm ruột rà chứ không phải một lợi ích cụ thể nào. Chị là chị gái cùng chung người mẹ với tôi, một người thân nữa mà mẹ để lại trên đời cho tôi.
Từ đó, tôi giấu hết những phiền muộn trong lòng, tôi sống hết mình vì chị, cống hiến cho vương quốc mà chị là Hoàng hậu. Cuộc sống cứ như thế cho tới năm tôi bước sang tuổi 21. Ở độ tuổi này tôi đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong triều đình Vaiza. Rồi cuộc gặp gỡ đầy duyên phận đã khiến tôi nhìn thấy nàng-công chúa Seliana trong chiếc lồng chim. Đó là lần đầu trái tim tuổi trẻ cua tôi biết rung động. Nếu Dĩ Linh là “mối tình đầu” thì Seliana là “mối tình nhiều kỉ niệm”. Tôi đã nghĩ mình sẽ đem lại hạnh phúc cho nàng, tôi đã nghĩ mình sẽ dành trọn đời còn lại bảo vệ nàng. Ấy thế mà cuối cùng tôi đã bỏ rơi Seliana. Đến bây giờ nhớ lại tim tôi vẫn còn đau lắm. Có lẽ từ sau trong tâm khảm tôi từng yêu Seliana, một thứ tình yêu như là đạo dức, thật nhẹ nhàng và lý trí. Iếp này đúng là tôi đã nợ Seliana rất nhiều, tôi có tội với nàng công chúa ấy. Biết làm sao được, vì ông trời đã định cuộc đời tôi phải dành cho một người con gái khác.
Năm tôi 25 tuổi, phần 3 của cuốn phim bắt đầu. Ngày hôm đó áo cưới đã đem đến tận Hoàng Cung. Tôi mặc thử bộ lễ phục rực đỏ và nhìn mình trong gương. Phải, tôi sắp kết hôn, sắp xây dựng một gia đình. Tôi sẽ luôn bảo vệ nàng, không đi theo vết xe đỗ của cha. Suốt mấy năm nay cha tôi không ngừng thúc giục tôi trở về và tôi cũng năm lần bảy lượt kiên quyết từ chối. Không có lý do gì để tôi xa rời nơi này, nhất là cô dâu xinh đẹp tuyệt trần của mình. Trường Thịnh Thiên quốc không có can dự gì đến cuộc đời tôi nữa, người cha trên danh nghĩa tôi thù hận không hết lấy đâu mà yêu thương. Tôi chỉ thấy tương lai mình ở Vaiza, ở người vợ sắp cưới và ở vùng đất Gemjava mà tôi sẽ làm Hoàng đế. Tôi muốn xây dựng một vương quốc cường phú bằng bàn tay và khối óc, tôi muốn cho Seliana một cuộc đời như mơ, tôi muốn cha biết rằng tôi không phải con rối trong tay ông. Thư đưa tới Hoàng cung đúng lúc tôi đang thử áo cưới. Một lá thư xa lạ từ đất nước bên kia đại dương. Phong thư màu vàng nhẹ đơn điệu. Tôi phẩy tay cho đám hầu cận lui ra ngoài. Vẫn còn mặc hỷ phục, tôi ngồi xuống ghế chầm chậm mở thư ra xem. Một bức ảnh vô tình rơi xuống đất. Tôi chần chừ nhặt nó lên, quay mặt ảnh ra xem. Đó là lần đầu tôi nhìn thấy em. Một cô bé vai đeo cặp sách, tóc đen nhánh tết hai bím thật xinh, cặp mắt to tròn hoàn toàn vô tư, cái miệng nhỏ tươi cười rực rỡ như màu nắng. Lá thư là của mẹ cô bé gái đó. Bà là Vương phi Dương Mỹ Thụy vốn đã biệt tích từ nhiều năm nay. Lá thư không ngắn không dài như tôi tin nó có một sức mạnh đặt biệt. Vài dòng viết tay ngắn ngủi đã kéo tôi ra khỏi Vaiza, ra khỏi kế hoạch tương lai tuyệt vời mà mình đã định. Tôi đốt lá thư sau khi đọc như yêu cầu của người viết nhưng từng câu, từng chữ vẫn in đậm trong đầu:
“Cậu và tôi không có bất cứ ràng buộc nào với nhau. Nhưng cậu và con gái tôi là mối nhân duyên mà trời định. Cậu phải quay về, phải bảo vệ nó, phải yêu thương nó. Chỉ có con bé mới là định mệnh dành cho cậu. Nó là công chúa cành vàng lá ngọc nhưng cũng là một cô bé rất bình thường. Nó thích ăn kem, dễ bị cảm vào mùa đông, thích nhõng nhẽo và sống rất tình cảm. Cứ từ từ khám phá sự thú vị của con bé. Cậu có tin không nếu tôi nói sau này nó chính là người cậu yêu say đắm?
Quay về ngay, không được trì hoãn thêm phút nào… Tôi sắp xa rời thế giới này, tôi đem báu vật của mình giao lại cho cậu.
Với tư cách là người mẹ, tôi van xin cậu cho Sao Ly một cuộc sống bình an.
Với tư cách là Vương phi, tôi ra lệnh cậu bảo vệ Nữ Hoàng tương lai.
Với tư cách là người nhìn thấy định mệnh, tôi khuyên cậu không nên làm trái lẽ trời.
Với tư cách là nhạc mẫu tương lai, tôi chấp nhận lời cảm ơn vì đã đem đến cho cậu người mà cậu yêu nhất trên đời!
Vĩnh biệt!
Dương Mỹ Thụy”
Đó là lá thư lạ lùng nhất thế giới. Ngày trước tôi từng nghĩ nó là một trò đùa. Bây giờ tôi biết rằng nó là lời nguyền của định mệnh. Người đàn bà đó tôi không cách nào hiểu nổi. Bà ấy có thể nhìn thấy tương lai? Thật đáng sợ khi mỗi câu mỗi từ đều là lời tiên tri không mảy may sai lệch. Tôi đã bảo với Sao Ly mẹ em là một vị thần thánh. Người phụ nữ bí ẩn gửi lá thư bí ẩn và tôi cũng làm theo nó một cách bí ẩn. Phải chăng trong thư có một câu thần chú làm tôi cởi ngay áo cưới, chạy thẳng tới tìm Seliana nói lời tạm biệt. Tôi khởi hành trở về Trường Thịnh Thiên quốc ngay ngày hôm sau.
Em đứng một mình bên ngôi mộ mới đắp, bó huệ ôm ngang trước ngực. Hoa huệ trắng ngần, thơm phức nhưng không đẹp bằng bóng dáng nhỏ bé của em. Tôi nghĩ mình đã điên vì nhìn nhận một đứa trẻ tiểu học theo cách này. Lá thư đó ám ảnh tôi. Tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao mình có thể nói yêu đương với một đứa trẻ như Sao Ly. Em cách tôi rất xa, cả về tuổi tác và lối sống. Em mới 11tuổi, tôi 25 mất rồi. Vậy mà rốt cuộc tôi vẫn cứ y như lời tiên tri. Nếu Sao Ly có hỏi tôi yêu em khi nào, tôi sẽ bảo: “Đã yêu suốt những tháng ngày chờ em khôn lớn”.
Dĩ Linh là “mối tình đầu”, Seliana là “mối tình nhiều kì niệm” còn Sao Ly là thứ tình yêu không thể kiểm soát, một thứ tình khắc cốt ghi tâm, một thứ tình vượt ngoài lẽ hiểu biết của con người, một thứ tình đủ sâu nặng để tôi sống chết vì em. Ai đó bảo rằng tôi đang nói quá, cả tôi cũng không tin mình có thể yêu điên dại như thế!
Những năm tháng sau đó tôi có sự thay đổi lớn về cách sống cũng như suy nghĩ. Tôi bí mật liên lạc lại với cha. Ông mừng rỡ vô cùng khi biết tôi trở về và nhất là còn đang bên cạnh Công chúa. Tôi dần hiểu ra những nổi khốn khổn mà ông gánh chịu. Thù hận cũng bị thông cảm và thương cảm xóa nhòa. Vị tướng quân Liêu Mã Bình oai phong lẫm liệt cũng không ít lần thân tàn ma dại vì tình. Tôi với ông tự nhiên gần lại nhau hơn. Cha con tôi phát hiện mình có nhiều điểm giống nhau. Người cha yêu đầu tiên không ai xa lạ chính là mẹ của Dĩ Linh. Ông yêu đơn phương và mãi mãi không được đáp lại. Sau đó thì hôn nhân chính trị đã gắn kết ông với người vợ đầu tiên. Không có tình thì cũng có nghĩa, dù sao bà ta cũng sinh cho ông một người thừa kế xấu số. Và người phụ nữ cuối cùng trong đời ông là mẹ tôi. Cha thừa nhận là mình đã làm khổ bà rất nhiều nhưng ông cũng yêu bà rất nhiều. Tôi đã không còn oán hận ông khi nhìn thấy những giọt nước mắt như chảy ra từ con tim.
Nói về Vương phi, cha tôi và bà ấy không có quan hệ mờ ám như lời đồn đại. Cha cũng như tôi, luôn cảm thấy điều gì đó phi thường ở bà ta. Có lẽ bà ấy mang một giác quan thứ 6 chăng? Người đứng sau viết kịch bản cho tình yêu của tôi và em chính là Dương Mỹ Thụy. Tôi muốn nói 2 lời cảm ơn tới bà ấy:
Thứ nhật, cảm ơn bà vì đã sinh ra một người con gái đẹp nhất thế gian
Thứ hai, cảm ơn bà vì đã tặng cho tôi cô con gái đó.
Tôi vẫn sẽ gọi bà là một thiên sứ, sức mạnh siêu nhiên của bà là dẫn dắt trái tim tôi đạt tới cảnh giới cuối cùng của lòng yêu thương!
Nhìn chung thì cuộc đời tôi giống như một cuốn phim chia thành ba phần.
Phần 1 là trước năm tôi 11 tuổi. Nói thật thì tôi không còn nhớ rõ lắm, chỉ biết rằng mình đã sống trong một lâu đài thật rộng, thật cao. Trong nhà có rất nhiều người và tất cả cũng chia làm hai phe: một phe luôn kính cẩn gọi thằng nhóc như tôi là đại thiếu gia, một phe luôn nhìn tôi bằng ánh mắt nghiêm khắc. Tôi nhớ mình có một người cha mà mỗi lần nói chuyện với tôi sẽ bắt đầu bằng câu: “Con không được quên mình là tôn tử duy nhất của dòng họ Liêu…” Ông chưa bao giờ có cử chỉ ôm ấp và cách ông đối xử với tôi như thể tôi là một người trưởng thành. Có lẽ cha tôi kì vọng rất nhiều, có lẽ ông muốn tôi phải thật cứng cáp chửng chạc. Tôi cũng không rõ người cha này có dành tí yêu thương nào cho mình hay đơn giản là ông ấy “yêu” gia tộc nhiều hơn. Tuổi thơ của tôi chỉ quanh quẩn với hai cô bé: một là chị gái cùng cha khác mẹ Liêu Dạ Trân, hai là công chúa Trường Thịnh Thiên Dĩ Linh cứ hai ngày một lần lại đòi tới Liêu phủ. Tôi nghe nói mình và cô công chúa này có hôn ước, nhưng “hôn ước” là cái gì thì tôi không rõ. Dĩ Linh là một người bạn chơi khá được nhưng cô bé mắc căn bệnh lạ là hay lo xa, mỗi ngày đều nhắc nhở tôi một câu: “Phong thiếu gia, sau này chúng ta lớn cậu phải cưới mình nhé, không được thích người khác đâu đấy!” Tôi gật đầu và mỉm cười hết sức ngây thơ. Thật lòng thì tôi rất mến Dĩ Linh, một đứa trẻ hoạt bát, lạnh lợi thông minh. Có thể gọi cô bé đó là “mối tình đầu” của tôi…
Và rồi một biến cố không may xảy đến. Tôi và người cị gái bị bắt cốc. Đây cũng là một kí ức gây ám ảnh trong suốt khoảng đời còn lại của tôi. Năm đó tôi tròn 10 tuổi, đã nếm trãi cảm giác bị nhét trong bao bố và họng súng lạnh lẽo tì vào trán. Chỉ thêm hai giây nữa thôi, cuộc đời tôi sẽ dừng ở đây. Nhưng chắc là ông trời thấy thương tiếc cho một sinh linh chưa kịp trước thành mà giúp tôi thoát chết trong gang tấc. Sau sự việc đó tôi bị cha gửi đi phương xa. Chuyến bay rất khẩn cấp làm tôi chẳng có thì giờ nói tạm biệt với mẹ. “Người mẹ” mà tôi nhắc tới chính là người phụ nữ yếu ớt suốt ngày nằm trên giường và thường xuyên ho ra máu.
Phần 2 là từ năm 11 tuổi đến năm 25 tuổi. Khoảng thời gian này tôi sống ở vương quốc Vaiza. Nơi ở của tôi mà một ngôi nhà lớn nằm trong ốc đảo. So với những căn nhà khác thì được đánh giá là giàu có, sang trọng nhưng so với Liêu phủ nó chẳng bằng cái móng tay. Người ở đây có cách sống rất dễ chịu. Bà ngoại nuôi không như cha, không hề nghiêm khắc quá đáng với tôi, cũng không xem tôi là người lớn. Bà đặt cho tôi cái tên mới: Japkong Tuadekep. Bà thay cha giáo dục tôi theo một phương pháp hoàn tòan khác. Ngày trước tôi luôn bị ép buộc phải học và thời khóa biểu cũng không do người ta sắp xếp. Còn bây giờ tôi có thể thoải mái lựa chọn, muốn học thì học, muốn chơi thì chơi. Mỗi tối bà hay gọi tôi vào phòng, nhờ tôi đọc báo cho bà nghe. Trước khi ngủ, bà lại nói với tôi vài ba câu đại loại là nhắc nhở rằng bây giờ tôi là người Vaiza, không thể để ai biết tên thật của tôi, tôi phải cố gắng trở thành một thanh niên xuất sắc để được Đức vua chú ý, bà hy vọng tôi sẽ làm rạng danh dòng họ Tuadekep. Cũng là cái kiểu kì vọng như cha tôi nhưng bà ngoại nuôi không tạo cho tôi nhiều áp lực. Bà gửi tôi vào cung điện cho Rtoania đại nhân. Ông chính là một bậc hiền triết rất được hoàng gia xem trọng. Tôi trở thành học trò cưng của thầy, bám theo thầy mọi lúc mọi nơi. Rtoania sớm nhìn ra một mầm tài năng trong con người tôi và vì thế ra sức đào tạo. Thầy lại cùng lúc nhồi nhét vào đầu tôi cái ý nghĩ: Tôi phải học tập thật xuất sắc để đem tài năng cống hiến cho vương quốc Vaiza, phục vụ triều đình Vaiza. Như thầy mong muốn, năm 15 tuổi tôi đã khiến nhà vua phải chú ý tới. Dưới sự dìu đắt, đào tạo của Hoàng đế chẳng mấy chốc tôi đã được mai giũa thành viên ngọc sáng. Cũng trong giai đoạn này tôi bất ngờ hát hiện ra thân thế thật sự của mình. Đó là một lần cha tôi không hiểu vì sao lặng lội tới tận Vaiza. Tôi từ cung điện về thăm bà ngoại nuôi mà không thông báo trước. Cũng nhờ vậy mà tình cờ nghe được cuộc cãi vả này:
-Japkong bây giờ không phải Liêu Thần Phong! Thằng nhỏ là con cháu nhà này, là thần dân nước này! Anh đừng mơ tưởng sẽ đem nó trở về…
-Nhạc mẫu à, từ đầu chúng ta đã thỏa thuận là con chỉ gửi Phong đến nhờ mẹ chăm sóc, nó là người thừa kế duy nhất của nhà họ Liêu, làm sao vô duyên vô cớ có thể chối bỏ thân phận!
Bà ngoại nuôi giận dữ đập tay vào bàn
-Anh im đi! Còn dám nói thừa kế với thiếu kế gì! Anh đã lừa dối nó từ suốt mười mấy năm nay. Con gái tôi vì anh mà bỏ nhà đi, làm vợ bé không danh không phận. Vậy mà anh còn nỡ lòng tước đoạt của nó quyền làm mẹ. Japkong là cháu ruột của tôi, tôi sẽ không để ai lợi dụng hay hãm hại nó. Anh cũng nào có yêu thương gì thằng bé. Anh đã giết chết nó 16 năm trước rồi, gán cho nó cái tên không thuộc về nó, bắt nó sống cuộc đời không phải của nó! Cái ngày mẹ ruột nó mất, anh cũng không nói một tiếng, nó không được nhỏ một giọt nước mắt cho người sinh thành ra nó… Anh làm như vậy có phải thất rất tội lỗi không???
-Con biết tội của con, nhưng mẹ à… thật sự con không thể mất Nghị Hàn. Bây giờ nó đã là Liêu Thần Phong, cả thế giới biết nó là Liêu Thần Phong, vợ con cũng đồng ý để nó mang cái tên đó. Con đã bỏ bao công sức để bảo vệ thằng bé, gửi tới đây cho mẹ cũng vì muốn nó an toàn. Nghị Hàn không thuộc về nơi này, nó có một sứ mệnh đối với Trường Thịnh Thiên quốc, nó là con dân của đất nước đó!
-Thôi ngay cái luận biện xảo trá của anh đi! Cút khỏi tầm mắt tôi ngay! Sáu năm nay tôi nuôi nấng thằng bé, hoàng gia Vaiza đào tạo thằng bé, nó ăn lương thực ở đây, uống nước ở đây, nói tiếng ở đây… nó là niềm tự hào của dòng họ Tuadekep, là nhân tài của đất nước Vaiza, là đứa cháu ngoại cưng nhất của tôi. Tôi không cho phép anh mang nó đi đâu hết! Hoặc bây giờ anh ra khỏi đây hoặc tôi sẽ gọi quân đội tới tống anh đi!
Suốt cuộc nói chuyện này tôi đã nghe hết cả. Đứng phía sau vách tường mà cảm thấy mặt tường đang nức rạn. Tôi là ai? Tôi sống trên đời vì cái gì? Mọi người đều muốn giành lấy tôi. Cha cần tôi vì ông ấy không muốn dòng họ Liêu tuyệt tự. Bà ngoại cần tôi vì muốn làm rạng danh nhà Tuadekep. Rtoania nhận tôi làm học trò vì tôi sẽ không làm ông xấu mặt. Nhà vua coi trọng tôi vì mai sau tôi sẽ thành tôi tớ trung thành của ông ta! Tóm lại là vì tôi mang tới lợi ích cho người khác. Vì cái lợi ích đó mà tôi không được sống bằng tên thật của mình. Hóa ra người em trai đã chết 16 năm trước không phải ai khác chính là tôi. Hóa ra người dì ngày trước thường cho tôi bánh, thường ôm tôi vào lòng, thường lấy khăn tay lau mặt cho tôi, thường suýt soa mỗi khi tôi bị ngã mới là MẸ RUỘT. Suốt đời tôi cho tới giờ chỉ khóc 3 lần:
Lần đầu là khi chào đời
Lần hai là khi bị bắt cốc
Và lần 3 là khi biết người mẹ ruột của mình…
Ngày đó tôi mến bà nhưng không dành cho bà tình cảm của người con, tôi biết bà chỉ là mẹ hai, so với người mẹ giả kia, tôi đã không yêu bà hết lòng. Khi nghe tin bà qua đời, tôi chỉ thấy tiên tiếc một người phụ nữ hiền lành và tốt bụng. Nếu biết là mẹ đã mất, nếu biết mình chưa lần nào gọi mẹ là “mẹ”,… tôi sẽ không vô tâm như thế. Ngày hôm đó là lần đầu tôi nghĩ tới cách kết thúc cuộc đời mình. Tôi hận cha, thực sự thù hận ông. Tôi có thể tha thứ cho việc ông bóp méo thân phận của mình, có thể tha thứ cho sự hững hờ vô cảm của ông, có thể tha thứ cho sự tham lam chiếm đoạt nhưng tuyệt đối không bao giờ quên ông đã tách tôi ra khỏi mẹ như thế nào, không bao giờ quên cái chết bức rức không yên lòng của bà. Tôi biết mình vô tình đã thành đứa con bất hiếu…
Sau ngày đó, tôi bỏ đi mất biệt mấy tháng trời. Hoàng đế Vaiza băng hà, thái tử lên ngôi, chị gái ruột của tôi thành Hoàng hậu. Thật là dồn dập, thật là không ngờ! Tôi quyết định trở về bên cạnh chị. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chị là tôi thấy gần gũi nhất. Chị yêu mến tôi chỉ vì tình cảm ruột rà chứ không phải một lợi ích cụ thể nào. Chị là chị gái cùng chung người mẹ với tôi, một người thân nữa mà mẹ để lại trên đời cho tôi.
Từ đó, tôi giấu hết những phiền muộn trong lòng, tôi sống hết mình vì chị, cống hiến cho vương quốc mà chị là Hoàng hậu. Cuộc sống cứ như thế cho tới năm tôi bước sang tuổi 21. Ở độ tuổi này tôi đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong triều đình Vaiza. Rồi cuộc gặp gỡ đầy duyên phận đã khiến tôi nhìn thấy nàng-công chúa Seliana trong chiếc lồng chim. Đó là lần đầu trái tim tuổi trẻ cua tôi biết rung động. Nếu Dĩ Linh là “mối tình đầu” thì Seliana là “mối tình nhiều kỉ niệm”. Tôi đã nghĩ mình sẽ đem lại hạnh phúc cho nàng, tôi đã nghĩ mình sẽ dành trọn đời còn lại bảo vệ nàng. Ấy thế mà cuối cùng tôi đã bỏ rơi Seliana. Đến bây giờ nhớ lại tim tôi vẫn còn đau lắm. Có lẽ từ sau trong tâm khảm tôi từng yêu Seliana, một thứ tình yêu như là đạo dức, thật nhẹ nhàng và lý trí. Iếp này đúng là tôi đã nợ Seliana rất nhiều, tôi có tội với nàng công chúa ấy. Biết làm sao được, vì ông trời đã định cuộc đời tôi phải dành cho một người con gái khác.
Năm tôi 25 tuổi, phần 3 của cuốn phim bắt đầu. Ngày hôm đó áo cưới đã đem đến tận Hoàng Cung. Tôi mặc thử bộ lễ phục rực đỏ và nhìn mình trong gương. Phải, tôi sắp kết hôn, sắp xây dựng một gia đình. Tôi sẽ luôn bảo vệ nàng, không đi theo vết xe đỗ của cha. Suốt mấy năm nay cha tôi không ngừng thúc giục tôi trở về và tôi cũng năm lần bảy lượt kiên quyết từ chối. Không có lý do gì để tôi xa rời nơi này, nhất là cô dâu xinh đẹp tuyệt trần của mình. Trường Thịnh Thiên quốc không có can dự gì đến cuộc đời tôi nữa, người cha trên danh nghĩa tôi thù hận không hết lấy đâu mà yêu thương. Tôi chỉ thấy tương lai mình ở Vaiza, ở người vợ sắp cưới và ở vùng đất Gemjava mà tôi sẽ làm Hoàng đế. Tôi muốn xây dựng một vương quốc cường phú bằng bàn tay và khối óc, tôi muốn cho Seliana một cuộc đời như mơ, tôi muốn cha biết rằng tôi không phải con rối trong tay ông. Thư đưa tới Hoàng cung đúng lúc tôi đang thử áo cưới. Một lá thư xa lạ từ đất nước bên kia đại dương. Phong thư màu vàng nhẹ đơn điệu. Tôi phẩy tay cho đám hầu cận lui ra ngoài. Vẫn còn mặc hỷ phục, tôi ngồi xuống ghế chầm chậm mở thư ra xem. Một bức ảnh vô tình rơi xuống đất. Tôi chần chừ nhặt nó lên, quay mặt ảnh ra xem. Đó là lần đầu tôi nhìn thấy em. Một cô bé vai đeo cặp sách, tóc đen nhánh tết hai bím thật xinh, cặp mắt to tròn hoàn toàn vô tư, cái miệng nhỏ tươi cười rực rỡ như màu nắng. Lá thư là của mẹ cô bé gái đó. Bà là Vương phi Dương Mỹ Thụy vốn đã biệt tích từ nhiều năm nay. Lá thư không ngắn không dài như tôi tin nó có một sức mạnh đặt biệt. Vài dòng viết tay ngắn ngủi đã kéo tôi ra khỏi Vaiza, ra khỏi kế hoạch tương lai tuyệt vời mà mình đã định. Tôi đốt lá thư sau khi đọc như yêu cầu của người viết nhưng từng câu, từng chữ vẫn in đậm trong đầu:
“Cậu và tôi không có bất cứ ràng buộc nào với nhau. Nhưng cậu và con gái tôi là mối nhân duyên mà trời định. Cậu phải quay về, phải bảo vệ nó, phải yêu thương nó. Chỉ có con bé mới là định mệnh dành cho cậu. Nó là công chúa cành vàng lá ngọc nhưng cũng là một cô bé rất bình thường. Nó thích ăn kem, dễ bị cảm vào mùa đông, thích nhõng nhẽo và sống rất tình cảm. Cứ từ từ khám phá sự thú vị của con bé. Cậu có tin không nếu tôi nói sau này nó chính là người cậu yêu say đắm?
Quay về ngay, không được trì hoãn thêm phút nào… Tôi sắp xa rời thế giới này, tôi đem báu vật của mình giao lại cho cậu.
Với tư cách là người mẹ, tôi van xin cậu cho Sao Ly một cuộc sống bình an.
Với tư cách là Vương phi, tôi ra lệnh cậu bảo vệ Nữ Hoàng tương lai.
Với tư cách là người nhìn thấy định mệnh, tôi khuyên cậu không nên làm trái lẽ trời.
Với tư cách là nhạc mẫu tương lai, tôi chấp nhận lời cảm ơn vì đã đem đến cho cậu người mà cậu yêu nhất trên đời!
Vĩnh biệt!
Dương Mỹ Thụy”
Đó là lá thư lạ lùng nhất thế giới. Ngày trước tôi từng nghĩ nó là một trò đùa. Bây giờ tôi biết rằng nó là lời nguyền của định mệnh. Người đàn bà đó tôi không cách nào hiểu nổi. Bà ấy có thể nhìn thấy tương lai? Thật đáng sợ khi mỗi câu mỗi từ đều là lời tiên tri không mảy may sai lệch. Tôi đã bảo với Sao Ly mẹ em là một vị thần thánh. Người phụ nữ bí ẩn gửi lá thư bí ẩn và tôi cũng làm theo nó một cách bí ẩn. Phải chăng trong thư có một câu thần chú làm tôi cởi ngay áo cưới, chạy thẳng tới tìm Seliana nói lời tạm biệt. Tôi khởi hành trở về Trường Thịnh Thiên quốc ngay ngày hôm sau.
Em đứng một mình bên ngôi mộ mới đắp, bó huệ ôm ngang trước ngực. Hoa huệ trắng ngần, thơm phức nhưng không đẹp bằng bóng dáng nhỏ bé của em. Tôi nghĩ mình đã điên vì nhìn nhận một đứa trẻ tiểu học theo cách này. Lá thư đó ám ảnh tôi. Tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao mình có thể nói yêu đương với một đứa trẻ như Sao Ly. Em cách tôi rất xa, cả về tuổi tác và lối sống. Em mới 11tuổi, tôi 25 mất rồi. Vậy mà rốt cuộc tôi vẫn cứ y như lời tiên tri. Nếu Sao Ly có hỏi tôi yêu em khi nào, tôi sẽ bảo: “Đã yêu suốt những tháng ngày chờ em khôn lớn”.
Dĩ Linh là “mối tình đầu”, Seliana là “mối tình nhiều kì niệm” còn Sao Ly là thứ tình yêu không thể kiểm soát, một thứ tình khắc cốt ghi tâm, một thứ tình vượt ngoài lẽ hiểu biết của con người, một thứ tình đủ sâu nặng để tôi sống chết vì em. Ai đó bảo rằng tôi đang nói quá, cả tôi cũng không tin mình có thể yêu điên dại như thế!
Những năm tháng sau đó tôi có sự thay đổi lớn về cách sống cũng như suy nghĩ. Tôi bí mật liên lạc lại với cha. Ông mừng rỡ vô cùng khi biết tôi trở về và nhất là còn đang bên cạnh Công chúa. Tôi dần hiểu ra những nổi khốn khổn mà ông gánh chịu. Thù hận cũng bị thông cảm và thương cảm xóa nhòa. Vị tướng quân Liêu Mã Bình oai phong lẫm liệt cũng không ít lần thân tàn ma dại vì tình. Tôi với ông tự nhiên gần lại nhau hơn. Cha con tôi phát hiện mình có nhiều điểm giống nhau. Người cha yêu đầu tiên không ai xa lạ chính là mẹ của Dĩ Linh. Ông yêu đơn phương và mãi mãi không được đáp lại. Sau đó thì hôn nhân chính trị đã gắn kết ông với người vợ đầu tiên. Không có tình thì cũng có nghĩa, dù sao bà ta cũng sinh cho ông một người thừa kế xấu số. Và người phụ nữ cuối cùng trong đời ông là mẹ tôi. Cha thừa nhận là mình đã làm khổ bà rất nhiều nhưng ông cũng yêu bà rất nhiều. Tôi đã không còn oán hận ông khi nhìn thấy những giọt nước mắt như chảy ra từ con tim.
Nói về Vương phi, cha tôi và bà ấy không có quan hệ mờ ám như lời đồn đại. Cha cũng như tôi, luôn cảm thấy điều gì đó phi thường ở bà ta. Có lẽ bà ấy mang một giác quan thứ 6 chăng? Người đứng sau viết kịch bản cho tình yêu của tôi và em chính là Dương Mỹ Thụy. Tôi muốn nói 2 lời cảm ơn tới bà ấy:
Thứ nhật, cảm ơn bà vì đã sinh ra một người con gái đẹp nhất thế gian
Thứ hai, cảm ơn bà vì đã tặng cho tôi cô con gái đó.
Tôi vẫn sẽ gọi bà là một thiên sứ, sức mạnh siêu nhiên của bà là dẫn dắt trái tim tôi đạt tới cảnh giới cuối cùng của lòng yêu thương!
/59
|