Phiên Ngoại 2.
Nước Chảy Trăng Đi Không Tiếng Thanh
Phó Thu Nhiên
Nhược Trường qua đời, mười lăm tháng năm âm lịch.
Người đi một mình, đôi lứa không về.
A Dao và ta nhận được thông báo ngơ ngác đờ đẫn chạy tới, ngồi trong phòng nghỉ ở trạm liên lạc của MSF [100] đủ hai ngày, một chữ không nói cơm nước không đụng. bàn trà trước mặt đặt toàn bộ băng ghi âm, món đồ cuối cùng Nhược Trường để lại cho ta và A Dao. Hai chúng ta, không ai có dũng khí đi mở nó ra, dường như vừa mở, Nhược Trường sẽ thật sự rời khỏi chúng ta, cũng không thể trở về được nữa.
Cứ như vậy, chúng ta tốn hết hai ngày. Thực tế khi đó, thời gian với chúng ta mà nói chẳng có nghĩa lý gì, nỗi thống khổ cùng cực khi một phần sinh mệnh bị ép buộc bóc rời máu chảy đầm đìa đó dường như muốn không ngừng quấy phá nửa đời còn lại của ta và A Dao. Trong sự giày vò không ngừng nghỉ đó, ta nhớ tới nhiều nhiều năm trước, cậu bé với mái tóc đen mềm, bàn tay ấm áp rắn chắc khẽ khàng nắm tay ta, dưới ánh mặt trời nở nụ cười rạng ngời nói với ta: “Anh là Cố Nhược Trường, em phải kêu anh là anh mới đúng.” Có lẽ nụ cười đó quá dịu dàng quá ấm áp như nắng ấm ngày xuân, ta xưa nay có phần bất kham lại thích phá phách trở nên yên tĩnh như kì tích, ngoan ngoãn gật đầu gọi: “Anh.”
Anh, cái chữ này đến bây giờ đã có mấy năm ta chưa từng gọi. Bây giờ ta càng thích gọi Nhược Trường. Nhược Trường, Nhược Trường, mỗi đêm khuya tỉnh mộng, cái tên này cứ vang đi vọng lại trong óc ta, trằn trọc quấn quýt, xua mãi không đi. Quá khứ là thế, hiện tại là thế, sau này cũng thế.
Thời niên thiếu trong trí nhớ càng trôi càng xa, chuyện cũ lại càng lúc càng rõ ràng. A Dao như trà, uống vào thấm tâm gan, trong thời buổi hỗn độn rối ren này khiến ta tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp và sức mạnh của niềm tin. Mà Nhược Trường, như rượu cay nhất cũ nhất, càng ủ càng càng thơm, khiến ta cam nguyện say sưa chìm đắm không thể rời ra.
Không như A Dao có ba mẹ yêu thương, nhà ta là nơi ta không muốn trở về nhất. Ba vốn là người tốt, chỉ là hơn ba mươi thì mê đánh bạc. Ngắn ngủi hai năm, gia cảnh còn tính là bình thường bị thua tới nát. Nhất thời cùng quẫn không chịu nổi. Rốt cuộc mẹ không chịu đựng được ba cả ngày không lo làm ăn chỉ lo bài bạc, gửi hết hi vọng vào trên chiếu bạc, sau một lần ba say rượu hai người cãi nhau, cuối cùng thu dọn hành lý bỏ nhà ra đi. Mẹ đi rồi, ba đau lòng càng trở nên tệ hại, hầu hết thời gian đều vùi trong sòng bài, phung phí hết cuộc sống và tiền bạc vốn không còn bao nhiêu. Ta cũng không muốn ông về nhà, chỉ vì mỗi lần ông về, nhìn thấy ta mắt liền đỏ hoe. Nếu uống say thỉnh thoảng còn đánh đập ta, vừa đánh vừa chửi bới mẹ ta vứt bỏ ông.
Rốt cuộc một ngày, sau khi ta bị ba đánh đau một trận trốn ra khỏi nhà, đờ đẫn chạy đến công viên gần đó, mặt mũi bầm dập quần áo lộn xộn ngồi trong hố cát khóc lớn. Ngay lúc đó, một người ngồi xổm trước mặt ta, đưa cho ta một cái khăn tay ca rô sạch sẽ. Ta ngẩng lên muốn nhìn người đó khổ nỗi mắt khóc tới sưng đỏ, dưới ánh nắng hoàn toàn không nhìn rõ mặt mũi người đó. Song giọng nói ấy dịu dàng vô cùng, khẽ khàng hỏi ta: “Sao lại khóc? Nhà em ở đâu?”
Giọng người đó dịu dàng như thế, song lại khiến ta khóc dữ hơn, ôm chầm lấy người đó, tính làm nũng của trẻ con lộ ra: “Mẹ không cần A Nhiên, ba cũng không cần A Nhiên. Em là đứa bé không ai cần! Em không có nhà!”
Người kia rõ ràng ngẩn ra, nửa ngày bỗng nhẹ nhàng ôm ta, một tay vỗ về ta khóc tới đau sốc hông, giọng hết sức dịu dàng: “Ngoan, đừng khóc nữa, em tên A Nhiên à? Em không phải đứa bé không ai cần, anh cần em được không?”
“Anh là ai?” Ta chùi đôi mắt sưng đỏ, kì quái nhìn người nọ.
Trước mắt là một bé trai không lớn hơn ta bao nhiêu nhưng lại có sức mạnh kỳ lạ khiến người ta thấy an lòng. Người nọ kéo ta dậy, phủi cát bám trên người ta, lại lấy khăn tay lau mặt và tay cho ta, mỉm cười nói: “Anh tên Cố Nhược Trường, em phải gọi là anh mới đúng.”
Sau đó, ta có một người anh tên Cố Nhược Trường, anh ấy có đôi mắt đẹp, giọng nói mềm mỏng và bàn tay ấm áp. Mỗi ngày chỉ cần không đi học, tất nhiên ta bám lấy anh ấy, chạy tới chạy lui, ngay cả ăn cơm, thậm chí ngủ cũng thường xuyên ở nhà anh ấy. Ba mẹ anh ấy bận công tác, cũng không rảnh chăm sóc anh ấy, phần lớn thời gian là anh ấy tự lo cho mình, bây giờ lại thêm ta. Ngoài ta ra, là A Dao. Lúc đó A Dao xinh như một cô công chúa bé, thường hay mặc váy lông trắng, lần nào cũng ngọt ngào ôm Nhược Trường, cười khanh khách. Không thì cũng kéo vạt áo ta, lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hát. Xưa nay ta luôn cảm thấy bọn con gái yếu ớt phiền toái thế mà nhìn cánh tay trắng trẻo của cậu ấy, lập tức mềm lòng, mặc cậu ấy đùa nghịch đủ trò.
Tuổi dần lớn, A Dao và ta đều có tính nghịch ngợm phá phách, còn Nhược Trường nhỏ tuổi mà tính tình điềm đạm, cái gọi là ba tuổi thấy lớn bảy tuổi thấy già, câu này nghiễm nhiên đúng với ba người chúng ta. Ba đứa bé cùng nhau nghịch, mấu chốt luôn là ta và A Dao đứa nào đứa nấy đều nghịch như quỷ, đứa sau hơn đứa trước. Nhược Trường luôn theo sau lưng chúng ta, mặc chúng ta phá phách, thỉnh thoảng răn đe song cũng chẳng nghiêm túc. Đợi đến khi bị người lớn phát hiện, trước sau đều là anh ấy lập tức đứng ra nhận sai, sau đó bất lực nhìn hai đứa ta đang âm thầm lè lưỡi. Mỗi lần như thế, ta và A Dao lại vui vẻ mỗi đứa nắm một tay anh. A Dao nghĩ cái gì ta không biết, ta chỉ đơn thuần thích cái cảm giác ấm áp vững chãi khi nắm tay anh mà thôi.
Năm tám tuổi, trận động đất đó kết thúc sinh mệnh của ba, ta nhờ chơi đùa bên ngoài mà thoát được một kiếp. Lúc ấy gạch ngói đổ nát hoang tàn, khắp nơi là tiếng gào khóc rên la, ta mờ mịt ngồi trước cửa nhà mình, nhìn ba đã tắt thở, kinh ngạc phát hiện mình cũng sẽ khổ sở vì ba, cái gọi là một giọt máu đào hơn ao nước lã có lẽ là thế này đây. Đang cân nhắc có nên khóc hay không bỗng nhiên cảm giác sau lưng có người đột ngột ôm chầm lấy ta, hơi thở quen thuộc lượn lờ, là Nhược Trường.
Anh dùng sức ôm ta, nỉ non: “A Nhiên, em không sao là tốt, không sao là tốt rồi.”
Ta dùng sức ôm lại anh, bỗng nhiên cảm thấy trận động đất này cũng không có gì đáng ghét. Nhưng động đất chẳng những giúp ta thoát khỏi cái nơi chẳng muốn quay về này, còn mang theo cả ba mẹ A Dao luôn che chở cậu ấy đến lúc chết. Lúc cậu ấy được cứu ra rõ ràng đã sợ chết khiếp, ôm Nhược Trường đầy mình thương tích vì tìm cậu ấy khóc đến long trời lở đất. Ta đứng sau Nhược Trường, nhìn Nhược Trường ôm A Dao cả người toàn bụi đất và máu của ba mẹ cậu ấy, dịu dàng dỗ dành, thân thể A Dao dường như vẫn còn sợ hãi khẽ run run, tay còn dính máu do trầy xước.
Trận động đất kia mang đi cái gì, tác thành cái gì, đến bây giờ đã không cách nào bình luận, nhưng nó để lại cho ba đứa bé, đến bây giờ hãy còn chi phối số mạng cả ba đứa, vận mệnh ngặt nghèo như thế, tình cảm từ đó mà ra khác gì giọt máu đào.
Sau trận động đất đó, một thời gian dài A Dao luôn sợ ở một mình. Mỗi tối đi ngủ, vừa nhắm mắt lại liền khóc lớn. Vì thế tối nào Nhược Trường cũng dỗ cậu ấy, kể chuyện cổ tích hát ru, chờ cậu ấy ngủ say cũng túm tay Nhược Trường không chịu thả, hở động đậy một tí sẽ làm cậu ấy khóc to, thành thử Nhược Trường chỉ đành ngủ chung với cậu ấy. Mà Nhược Trường nhìn ta túm áo ngủ anh ấy không chịu buông, mỉm cười xoa đầu ta “A Nhiên cũng sợ à? Vậy lại đây thôi.”
Vậy là, căn phòng nho nhỏ, cái giường nho nhỏ, ba đứa bé chen chúc nương tựa lẫn nhau, chật hẹp vô cùng song khiến người ta cực kỳ yên tâm. Trong đêm đen, một bàn tay ấm áp nắm tay bạn, cái cảm giác hạnh phúc chân thật đó, dù chuyển thế hai đời cũng chưa từng phai nhạt.
Từ tám tuổi đến mười tám tuổi, mười năm thấm thoát như thoi đưa, đến bây giờ, không đếm được bao nhiêu ký ức. Nhắm mắt lại, dường như còn có thể ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của hoa quế trước phòng, còn nghe được giọng nói dịu dàng ân cần dặn dò của Nhược Trường, còn có thể nhìn thấy trong sân vệt nắng loang lổ, ba đứa nhỏ cùng nhau chơi cờ, bắn bi. Trong óc, hình ảnh thời niên thiếu mờ mờ hư ảo toàn là bóng A Dao và Nhược Trường, người trước xinh đẹp trong trẻo quyến rũ vô vàn, người sau, đáy lòng lắng đọng cảm giác ỷ lại không thể diễn tả bằng lời và khát vọng. Khát vọng có thể đến gần sự ấm áp kia hơn, đuổi theo ánh mắt khoan dung kia, thậm chí đi chạm vào trái tim trước nay luôn lưu luyến quan tâm A Dao và ta.
Có lẽ vì trận động đất hồi bé đó, tận mắt nhìn thấy ba mẹ qua đời đối với A Dao mà nói có ảnh hưởng quá lớn, từ rất nhỏ cậu ấy liền quyết tâm làm bác sĩ. A Dao cực kỳ thông minh, mười tám tuổi đậu vào học viện y như ước muốn, chọn khoa lâm sàng vất vả nhất. Từng nghe người ta nói những đứa nhỏ lớn lên cùng nhau sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, hứng thú yêu thích khá tương tự. Có đúng với người khác hay không ta không biết nhưng với ba người chúng ta thì đúng thế. Trên đơn nguyện vọng, ta và Nhược Trường gần như không thèm suy nghĩ liền chọn khoa y lâm sàng, lựa chọn khác hình như không đủ nắm lấy hứng thú của ta. Có người nói cuộc sống tám năm ở học viện y tựa như địa ngục mà lâm sàng chính là tầng địa ngục thứ mười chín, nhưng ta lại cảm thấy tám năm đó trôi qua vô cùng tuyệt vời. Mỗi ngày uống cùng ly nước dùng cùng phích nước hộp cơm, lên lớp thì chép hình vẽ chép chữ của anh ấy, lúc thực tập thì ra ra vào vào cùng một khoa phòng, đêm khuya nghe tiếng anh ấy ngủ say thở đều đều ở giường dưới, ta thường nghĩ sao không thể ở học viện mười tám năm chứ?
Mãi đến một ngày, ta bỗng nhiên phát hiện hóa ra phần tình cảm này còn phức tạp nan giải hơn ta tưởng nhiều.
Lúc ấy ta và Nhược Trường cùng thực tập chuyển khoa ở khoa ngoại. Bác sĩ thực tập luôn đi ba ca, cực kỳ vất vả. Ngày hôm đó đến phiên Nhược Trường ở viện trực ca đêm. Mới sáng sớm ta xách bữa sáng đi mua cùng A Dao, một mình chui vào phòng nghỉ. Trong phòng chỉ có mỗi mình Nhược Trường, thức cả đêm bây giờ đang nằm trên sofa ngủ ngon lành. Ta rón rén tay chân đặt đồ ăn sáng lên bàn trà, đang tính hù anh ấy một cái, bỗng nhiên thấy ánh mặt trời mới mọc xuyên qua cửa sổ mở rộng hắt vào trong phòng, rơi trên gò má trắng trẻo tuấn tú của Nhược Trường, nhuộm hàng mi mấp máy của anh ấy thành màu vàng nhạt, khiến gò má góc cạnh của anh ấy càng trở nên đẹp đẽ tuấn tú. Có lẽ là đêm qua không ít việc, rõ ràng Nhược Trường đã mệt lắm, sau khi ta lay lay anh ấy vài cái, mơ mơ màng màng ngọ nguậy, chớp mắt đã ngủ say lại. Không trầm tính như thường ngày, ngược lại có mấy phần yếu ớt khiến người ta mềm lòng vô hạn. Ánh dương lướt qua chóp mũi và cánh môi anh ấy, khoảnh khắc ấy lòng ta chợt rung động thật mạnh, ma xui quỷ khiến vươn tay vẽ theo đường cong cánh môi của anh ấy, cảm thụ sự phập phồng nơi đó. Rốt cuộc lúc ta phản ứng lại mình đang làm cái gì, lập tức rụt tay về như vừa mới làm ra chuyện tày đình, hận không thể chôn nó xuống đất luôn. Cả sáng hôm ấy, tim ta đập thình thịch, cực kỳ bất an song cũng khá là kích động hào hứng, cái cảm giác đó đến bây giờ vẫn chưa từng phai, chưa từng quên.
Sau hôm ấy, bỗng nhiên ta cảm thấy có gì đó không giống trước nữa. Không phải Nhược Trường, cũng không phải A Dao, từ đầu chí cuối hai người họ chẳng hề phát hiện ra điều gì, bởi vì cái cảm giác mơ hồ bất an đó bị ta che giấu rất kỹ, kỹ đến nỗi thậm chí có lúc chính ta cũng không phát hiện ra. Nhưng mỗi đêm khuya, nỗi nghi ngờ bất an kia lại lặng lẽ trỗi dậy, hoàn toàn vùi lấp ta trong đó.
Có điều bất luận ra sao, thời gian chưa từng ngừng lại. Tám năm trôi qua rất nhanh, nháy mắt ba người chúng ta đã tốt nghiệp. Ngày làm lễ tốt nghiệp, sinh viên mặc áo bác sĩ màu trắng, lập lời thề trong hội trường hơn trăm năm lịch sử. Khi ấy tuổi trẻ ngông cuồng, ta chẳng hiểu, miệng đọc lời thề Hypocrate, khiến ta và A Dao rối rắm đủ hai đời, gánh nặng hai đời, cũng nỗ lực hai đời.
Ngày tuyên thệ ấy, ánh dương rạng ngời cỏ xanh biêng biếc, lưu lại cho ta là lời thề Hypocrate khi ấy không hiểu được cùng sự thức tỉnh như bị một cây gậy đánh vào đầu. Lúc ấy, A Dao mặc áo dài trắng tinh vui sướng cực kỳ lôi kéo Nhược Trường cười nói, tâm nguyện nhiều năm thành hiện thực, cố chấp như A Dao sao không vui cho được chứ? Ta chợt chú ý đến ánh mắt Nhược Trường nhìn A Dao. Đôi mắt ấy thẳm sâu như biển, xao động mênh mang không diễn tả nổi và… nồng nàn. Trước nay, Nhược Trường đối xử với A Dao và ta có thể nói là thân mật vô cùng, trước nay ta đơn giản cho rằng tình cảm ấy là chuyện hiển nhiên, lại sơ sót bỏ qua, dưới đôi mắt Nhược Trường che giấu tình cảm dành cho A Dao như thế. Trong khoảnh khắc, chẳng những ta kinh ngạc, mà thậm chí còn trở nên sợ hãi, bởi vì ta bỗng phát hiện, thì ra, mờ mịt bất an vẫn luôn xuất hiện trong đêm khi nay, tương tự như xao động trong mắt Nhược Trường đến thế, cơ hồ như đúc từ một khuôn. Phát hiện bất thình lình này khiến ta mừng rỡ, kế đó là kinh hoảng tột độ. Đó là Nhược Trường, Nhược Trường từ nhỏ đã cùng ta nương tựa, là Nhược Trường một tay chăm sóc ta và A Dao, là… Nhược Trường yêu A Dao mà…
Bị phát hiện khủng khiếp vô cùng kia đánh gục, ta nhanh chóng đổ bệnh, suốt mấy tháng liền, mê man thiêm thiếp. Nhược Trường và A Dao lo lắng vô cùng, mấy lần xin nghỉ thay ta, ở nhà nghỉ ngơi cùng ta song ta không dám đối mặt với bất cứ ai trong hai người, bệnh chưa lành đã quay về bệnh viện đi làm. A Dao và Nhược Trường nhìn nhau, muốn nói lại thôi, đều không hiểu được tại sao ta thất thường. Rốt cuộc không được mấy ngày, một ca mổ đưa tới, ta choáng váng đầu óc dựa vào cánh cửa ngoài phòng mổ, trước khi ngất đi còn nghe y tá bên cạnh la hoảng lên.
Tỉnh lại lần nữa, phát hiện mình nằm trong phòng bệnh ở khoa mình, hơi động đậy, gương mặt Nhược Trường liền xuất hiện trước mắt. Bàn tay ấm áp của anh sờ trán ta, cẩn thận kiểm tra một lượt, cuối cùng thở phào: “A Nhiên, em có khó chịu chỗ nào không?”
Ta nhìn gương mặt mệt mỏi của anh: “Không có… em?…”
Anh bưng nước đút cho ta uống xong mới nói: “Hôm qua em ngất xỉu bên ngoài phòng mổ, bác sĩ cùng kíp mổ vội vàng đưa em vào ICU, chừng đó mới phát hiện em sốt cao dẫn tới viêm phổi. A Nhiên, em…”
Nói chưa xong, mé giường bên kia động đậy, ta mới phát hiện A Dao nằm úp sấp bên đó, hai mắt nhập nhèm, đầu tóc hơi rối, nghiễm nhiên ngủ chưa tỉnh hẳn. Song vừa thấy ta lập tức trợn mắt, gần như bổ nhào lên: “Thu Nhiên! Cậu tỉnh rồi! Sao rồi, còn chỗ nào khó chịu? Có tức ngực không?” Tay không ngừng, nào là kẹp nhiệt nào là ống nghe, tay chân luống cuống, hoàn toàn không bình tĩnh vững vàng như thường ngày nữa. Nếu bị giáo sư hồi trước nhìn thấy, sợ là bị mắng một trận.
Nhược Trường kéo cô ấy lại “A Dao, anh kiểm tra rồi, A Nhiên không nguy hiểm nữa.”
A Dao vẫn không yên tâm nhìn ta: “Thu Nhiên, đã nói cậu không thoải mái thì phải nghỉ ngơi đàng hoàng, có ca thì để tớ và Nhược Trường thay cậu được rồi. Cậu có biết hôm qua làm tớ chết khiếp không.”
Vừa dứt lời, y tá trong khoa đi vào, vừa thay bình dịch truyền trên giá vừa cười: “Bác sĩ Phó, bác sĩ Lộ nói đúng đó. Nếu thêm lần nữa, khoa hô hấp chúng tôi đều bị hù chết mất. Bác sĩ không biết đấy, tối qua bác sĩ Lộ vừa nghe nói bác sĩ bị ngất ngoài phòng mổ, đưa tới khoa hô hấp lập tức chạy tới đây, nghe nói trên đường đụng đổ hai xe đẩy, còn rơi mất một chiếc giày. Chờ vào khoa, thiếu chút nữa là túm cổ áo chủ nhiệm khoa chúng tôi, cứ mãi hỏi rốt cuộc bác sĩ bị gì. Cả chủ nhiệm chúng tôi cũng bị cô ấy hù không ra tiếng. Bác sĩ Cố cũng thế, hai ngày nay không hề chợp mắt. Đến giờ bác sĩ là bệnh nhân có thể diện nhất khoa hô hấp rồi đó, hai bác sĩ đích thân canh giữ bên giường bệnh, ngay cả dịch này cũng do bác sĩ Cố tự tay truyền đó.”
Nghe y ta lải nhải lắm lời như thế, lòng ta chua xót. Cái gọi là quan tâm quá hóa loạn, viêm phổi nho nhỏ thế mà khiến hai bác sĩ chứng kiến nhiều ca bệnh nặng như Nhược Trường và A Dao rối loạn đến vậy. Đối mặt với hai người yêu thương che chở ta như thế, sao ta có thể thản nhiên đối diện với thứ tình cảm kia của mình? Sao có thể khiến Nhược Trường khổ não? Sao có thể làm A Dao đau lòng?
T
hật ra đời vốn rất đơn giản, nhưng một chữ “tình” chen vào thì trở nên khó khăn. Lúc ta hoàn toàn không cách nào đối mặt với hai người thân thiết nhất, có lẽ trời xanh tác thành, một tờ giấy xin gia nhập MSF của A Dao cứu ta ra khỏi mối tình tiến thoái lưỡng nan kia. A Dao đã muốn đi, đương nhiên ta và Nhược Trường cũng đi theo. Huống chi bác sĩ MSF quả thật là giấc mơ của ta. Ta vốn chuyên khoa chỉnh hình nhưng ma xui quỷ khiến, trong khoảnh khắc điền vào đơn, ta ghi hai chữ “truyền nhiễm” trong ô chuyên môn. Quả nhiên như ta dự đoán, sau khi đơn xin gia nhập được duyệt, Nhược Trường và A Dao chuyên khoa ngoại bị phân tới làm cấp cứu ngoại ở Afghanistan, còn ta bị phái tới phòng dịch truyền nhiễm ở Liberia. Nhìn đơn trong tay, ta âm thầm thở ra, lại thầm lo lắng cho an toàn của hai người ở nơi chiến loạn kia. Đang lúc do dự không chừng, Nhược Trường bỗng giao cho ta một cái hộp “Nhớ phải mang theo cái này, hễ có chuyện gì nhất định phải gửi tin cho anh và A Dao.”
Ta mở ra xem, hóa ra là điện thoại vệ tinh quốc tế. Thứ này gộp hai cái lại cơ hồ tiêu mất hơn nửa năm tiền lương của anh.
“Anh cứ tưởng là A Nhiên điền khoa chỉnh hình, không ngờ là em cũng có hứng thú với bệnh dịch.” Nói rồi vỗ mạnh vai ta “Nhớ kỹ phải thường xuyên báo bình an, đừng để anh và A Dao lo lắng.”
Cái hộp trong tay nặng tựa ngàn cân, trừ gật đầu ra ta không biết nên phản ứng thế nào nữa. Lúc ấy đau lòng, nhưng lại không biết thứ này giao cho ta đạo lý làm ta thờ phụng hai đời.
Ba người một khi tách ra đều không có thời gian cảm giác không thích nghi, bác sĩ MSF xưa nay luôn là nơi khiến bạn không có thời gian và tinh lực đi phiền não chuyện gì khác ngoài công việc. Trong điện thoại A Dao nói với ta, không tới Afghanistan thật sự không biết cái gì là chiến trường và mạng người. Ta lắc đầu, nói với cô ấy nếu đến bệnh viện trại tị nạn Liberia một chuyến mới biết cái gì là sống sót.
Nơi này thiếu thốn kháng sinh, thuốc tê là đồ hiếm, xét nghiệm miễn cưỡng lắm mới thực hiện được kiểm tra công thức máu, những xét nghiệm khác, đừng nói là dãy bệnh độc, chỉ làm xét nghiệm chức năng gan thôi đã khó càng thêm khó rồi. Thiết bị tiên tiến nhất của bệnh viện là một cái máy X quang secondhand đã mười mấy hai chục tuổi, dù là thế, các bác sĩ cũng đã xem như bảo vật, nó mà hỏng thì cũng không biết kiếm đâu ra cái khác nữa. Mỗi ngày bên ngoài phòng khám xếp một hàng dài hơn hai trăm mét, từ sáng sớm đến chiều tà, phòng cách li quan sát luôn đầy ắp bệnh, ngay cả hành lang cũng toàn bệnh nhân. Mấy chục bác sĩ chuyên khoa khác nhau làm việc cả ngày lẫn đêm nhưng không sao bù lại được thiếu hụt thuốc men vật phẩm. Áp lực như thế, chung quy khiến đầu óc ta tạm thời trống trải, chỉ chứa các ca bệnh trong đó.
Đến nơi này tháng thứ ba, ta nhận một người đàn ông hơn năm mươi tuổi nhiễm xoắn khuẩn vàng da. Người đưa tới trễ, chức năng thận gần như suy kiệt. Bệnh này chẳng phải bệnh nan y, nhưng ở nơi thế này, không phải nan y cũng thành phải. Ta nói với ông ấy, nếu đến bệnh viện công ở đây có thể chữa được, nhưng nơi này trừ một cái máy X quang cũ mèm ra gần như không còn gì nữa. Người kia nghe xong lắc đầu, ta khuyên nhủ ra sao ông ta cũng từ chối. Ông ấy nói với ta, ông không định đi khám, vì bệnh viện MSF không thu bất cứ khoản tiền nào ông mới tới đây. Viện phí của bệnh viện công, ông khuynh gia bại sản cũng không trả nổi. Mà nhà ông trừ vợ thất nghiệp ra còn có năm đứa con chờ ăn, nếu lấy tiền chữa bệnh cho ông ta, vợ con ông ta liền hết đường sống. Cuối cùng ông ấy năn nỉ ta, tuyệt đối không nói sự thật cho vợ con mình. Lần đó, ta gật đầu vô cùng khó khăn. Sau đó mấy bác sĩ chia nhau liên hệ bệnh viện công, hết lời nhờ vả vẫn bị từ chối. Báo lên trạm liên lạc song các bác sĩ đều biết rõ trong lòng, một cái máy X quang secondhand cũng xài hơn hai chục năm, sao có thể chuyển đến máy lọc máu chứ? Ta ôm mặt, trên đời này chẳng có gì tuyệt vọng bằng việc một bác sĩ trơ mắt nhìn bệnh nhân rõ ràng có thể cứu được từ từ chết đi.
Ngày người đàn ông đó qua đời, ta làm hồi sức cấp cứu hai lần. Nhưng đối diện với sinh mệnh đã suy kiệt, làm nhiều hơn nữa cũng là phí công. Giây phút sau cùng, ta làm trái quy định cho vợ con ông ấy vào, lúc ấy rõ ràng ta nhìn thấy ánh mắt lưu luyến muôn vàn không nỡ của ông ta, tai nghe vợ con ông khóc gào bằng thứ ngôn ngữ ta không hiểu. Ta lặng lẽ đi ra khỏi phòng cấp cứu, chán nản ngồi xuống, bỗng nhiên đụng phải điện thoại vệ tinh bất ly thân trong túi áo choàng. Trong nháy mắt, xúc động muốn nghe giọng Nhược Trường và A Dao ập đến không sao kềm chế được.
Cước điện thoại đắt kinh hồn, ai ngờ đầu bên kia không phải giọng Nhược Trường hoặc A Dao. Ta ngây ra, hỏi đối phương là ai, A Dao và Nhược Trường đâu, đáp án cơ hồ khiến ta rớt xuống vực sâu không đáy. Nửa đêm hôm qua hai người đến bệnh viện dã chiến rất gần khu giao tranh tham dự một ca phẫu thuật ngoại khoa, đến giờ vẫn chưa về. Chỗ đó hỏa tuyến lắc lư không chừng, đến bây giờ đã là đất chiến đấu, vì thế hai người họ mất liên lạc với bệnh viện trung tâm, trạm liên lạc dùng hết mọi cách nhưng đến giờ vẫn chẳng có bất kỳ tin tức gì.
Mấy phút ngắn ngủi, ta cảm giác như không khí chung quanh đều đóng băng khiến ta không thở được, nhũn ra nơi đó, lòng nóng như lửa đốt. Liberia và Afghanistan cách xa ngàn dặm, ta phải làm sao đây! Ta có thể làm gì đây! Mới rồi ta còn không vui vì bất hạnh của người khác, không ngờ vẻn vẹn có vài phút, chuyện này lại như sấm sét giữa trời quang ập xuống đầu ta! Chỉ có ba mươi phút ngắn ngủi mà thôi, dường như ta rơi vào địa ngục, cả ngón tay cũng không cách nào nhúc nhíc. Bỗng nhiên, điện thoại của ta lại đổ chuông, ta ngây ra đó, nhất thời không biết nên làm thế nào mới tốt. Điện thoại cứ reo mãi, hết lần này đến lần khác, vô cùng cố chấp. Ta nghiến răng, ấn phím nghe, chỉ nghe bên tai truyền đến một âm thanh, êm ái như tiếng trời: “A Nhiên? Cậu mới gọi tới hả?” Âm thanh du dương, chính là A Dao.
Trong chớp mắt ta ngơ ngác ngồi ngây tại chỗ, cái cảm giác trái tim vừa rơi xuống địa ngục thoắt cái nhảy lên thiên đường khiến ta không cử động nổi, chỉ biết vô thức đáp lại, nghe tiếng Nhược Trường gọi qua điện thoại: “A Nhiên? Hôm qua anh và A Dao đi bệnh viện dã chiến chi viện cho một ca mổ, quay về đường bị phong tỏa, trễ một chút. Em có khỏe không? A Nhiên? A Nhiên?”
Giọng nói quan tâm của Nhược Trường vang đi vọng lại bên tai. Gần như trong khoảnh khắc ấy, khúc mắc tích tụ trong lòng mấy tháng nay “xoạch” một cái liền cởi bỏ, trời đất cũng trở nên rộng mở. Đúng thế, ta có tình cảm rung động với Nhược Trường, ta và A Dao lại có tình thân ruột thịt. Nghĩ đến người đàn ông trong phòng cấp cứu kia, ông ấy muốn sống, muốn ở bên cạnh người yêu và người nhà song không thể. Còn ta, người yêu và thân nhân đều ở bên cạnh, quan tâm chăm sóc lo lắng cho ta vạn phần, họ hoàn toàn thật lòng với ta, ông trời hậu đãi ta đến mức nào? Chỉ mới một thời gian ngắn, ta sợ mất đi họ, đã như thế, nếu thật sự có ngày ba người không thể gặp lại nhau, hoặc là tình nghĩa phai nhạt, bảo ta làm sao mà chịu nổi? Ba người gắn bó nương tựa bao nhiêu năm nay, con đường sau này vẫn sẽ đồng hội đồng thuyền, ta cần gì rối rắm để ý mối tình này rốt cuộc nối với ai? Bao năm nay tình cảm Nhược Trường và A Dao dành cho ta, có thiếu quá nửa phần?
Một chữ tình, quý ở chân thành. Đối mặt với hai trái tim chân thành tột đỉnh, quyết không muốn tổn thương ta một chút nào, sao ta lại tự làm khổ mình như thế? Bỗng nhiên ta thở phào, nghe giọng nói nôn nóng của Nhược Trường và A Dao bên tai, vội vàng lên tiếng an ủi.
Người ta nói bác sĩ MSF giúp đỡ những người khốn khó, nhưng hôm nay, sáu tháng làm bác sĩ ở MSF này lại tặng cho kẻ đang lâm vào khốn khó như ta một gậy vào đầu, mở mang đầu óc. Lúc ra đi nặng nề, đến khi quay về, quả nhiên tâm tình thay đổi hẳn. Sân bay, nhìn A Dao mừng rỡ hào hứng ôm ta, nhìn Nhược Trường mỉm cười dịu dàng ấm áp, lòng ta rốt cuộc an ổn lại. Có chút yêu không cần phải nói, cứ để nó giấu sâu trong lòng cả đời, sau đó giúp đỡ yêu thương quan tâm cả đời, không rời không bỏ, có gì mà không tốt?
Mãi lâu về sau, một lần ta và A Dao trò chuyện nhắc đến những chuyện cũ này, A Dao mới nói cái ngày gọi điện thoại đó, nàng và Nhược Trường ở trong bệnh viện dã chiến khói lửa mịt mù, lần đầu tiên trong đời nàng học cách làm một bác sĩ, nguyên tắc cả đời cần theo đuổi. Nghe xong ta âm thầm cảm thán trời xanh thật sự hậu đãi chúng ta, cùng ngày hôm đó, ta hiểu được cả đời ta cần che chở tình cảm, thân tình tình yêu, không có bên nặng bên nhẹ, chỉ có giấu chúng thật sâu, mặc cho năm tháng như nước chảy, tuổi xanh phó xuân thu.
Thế nhưng, ta không ngờ, tình cảm yêu thương chăm sóc giúp nhau cả đời ấy lại ngắn ngủi như thế. Mới có ba năm, Nhược Trường xảy ra chuyện. Từ nay cùng trời cuối đất, một đi không về. Những chuyện sau đó ta không có can đảm đi nhớ lại nữa, đoạn kí ức u ám đó là cơn ác mộng cả đời ta. Nhược Trường qua đời, ta ngày đêm chìm trong men rượu, mãi đến khi A Dao cũng xảy ra chuyện tiếp, bấy giờ mới khiến ta lấy lại tinh thần. Nhược Trường để lại hai câu phó thác, ta phụ lòng sạch sẽ. Ta còn xứng đáng với sự nhờ vả của Nhược Trường sao, còn xứng đáng với người đau lòng nhất lúc này là A Dao sao? Ta hung hăng quăng hết tất cả rượu ra khỏi cửa, nghiêm túc mà mạnh mẽ rửa sạch sẽ mặt mũi, nhìn thẳng vào tình hình hết sức bê bết của A Dao.
May mà rốt cuộc A Dao dũng cảm hơn ta nhiều lắm, cai nghiện, vượt qua ác mộng Nhược Trường qua đời, vượt qua nỗi đau lý tưởng gánh trên vai, hai kiếp luân hồi, nàng luôn dũng cảm kiên cường hơn ta, từ đầu tới cuối luôn nhìn thẳng vào những sự kiện không chịu nổi kia, để mình cõng trên vai tội nghiệt, trách nhiệm vốn dĩ có một nửa của ta, một mình đi khắp chân trời góc bể. Mà ta, vẫn như lời hứa với Nhược Trường năm xưa, từ đầu chí cuối che chở chăm sóc nàng, để nàng có thể không vướng bận, áo cơm không lo, khiến nàng từ từ thực hiện giấc mộng năm xưa của ba người chúng ta, khiến nàng lúc mệt mỏi vạn phần, có nhà để về. Với hai chúng ta mà nói, một chữ tình, lúc này không phải chỉ cần hai chữ chân thành là có thể nói hết, mà đó là máu mủ ruột rà thấm vào xương tủy. Tình yêu dành cho Nhược Trường năm xưa càng lúc càng nồng song cũng bị chôn giấu càng sâu, cứ để cái bí mật này vĩnh viễn vùi lấp đi, ngàn vạn lần đừng để nó hiện ra, tổn thương A Dao.
Khi nam tử ta vốn cho là cực kỳ nhu nhược kia đứng trước mặt ta, kiên định nói cho ta biết trên thế gian này không có gánh vác nổi hay không, chỉ có nguyện ý hay không nguyện ý mà thôi, ta bỗng nhiên hiểu được vì sao mình và A Dao lại xuất hiện ở nơi này. Có người nói lúc ông trời lấy đi của ngươi cái gì đó, tất sẽ đưa lại cho ngươi thứ khác. Nhiều năm dũng cảm kiên cường của A Dao không uổng công, con người sạch sẽ thanh tao trước mắt, có lẽ là món quà trời xanh thưởng cho A Dao.
Tối đó sau khi Ân Lê Đình đi rồi, ta rải ba chung rượu về hướng tây, nước mắt đè nén trong lòng nhiều năm tràn ra không kềm chế được. “Nhược Trường, rốt cuộc anh yên tâm được rồi.” Còn ta, cuối cùng có thể mặc cho nỗi nhớ nhung cố chấp nơi đáy lòng tựa như cỏ dại tràn lan, mặc sức mở rộng; Rốt cuộc có thể mặc cho tình ý trong lòng như rượu ủ lâu năm bóc ra, hương thơm bốn phía; Rốt cuộc có thể không cần ngày ngày đêm đêm mang theo áy náy đối với A Dao chẳng sợ dù chỉ là một chút; Cũng rốt cuộc, có thể đồng thời giữ được cả tình thân quấn vào xương máu và ái mộ chưa từng phai đi. Ta cười khẽ trong lòng, ai nói xưa nay sự đời khó vẹn đôi đường?
Song ta lại một lần nữa không ngờ, mối tình duyên này của A Dao cũng ngắn ngủi như thế. Chẳng lẽ trời cao thật sự không dung được tình cảm sạch sẽ trong trẻo này sao? Chung quy A Dao quá hiểu ta, biết nhất định ta khó mà đối mặt, ngay cả một lần cuối cùng cũng không cho ta nhìn thấy. Trong nháy mắt, bỗng nhiên ta vô cùng hận mình sao lại yếu đuối trước sinh ly tử biệt đến thế. Có điều khi Ân Lê Đình giao lại thư A Dao gửi lại cho ta, ta lại bỗng thấy may mắn, may mắn A Dao chắc chắn cũng không muốn ta gặp nàng, mà lúc nàng ra đi, nhất định trong lòng cũng ấm áp mà vui sướng. Không có muôn ngàn nghiệp chướng không có vô vàn trách nhiệm, có người yêu thương bên mình, nếu được như thế, còn gì nuối tiếc đây?
Thư A Dao để lại, rất dày rất nặng, tựa như lời thề nàng thực hiện bao năm nay, tình cảm ta khắc ghi, phó thác Nhược Trường để lại. Có điều, cuối cùng ta không có can đảm mở ra, xem thử trong đó viết gì, dường như chỉ cần không mở, A Dao sẽ vĩnh viễn không rời. Ta nghĩ chắc A Dao cũng chưa từng tính đến ta sẽ mở nó ra. Hai kiếp luân hồi, nàng đang nghĩ gì sao ta không hiểu chứ?
Nhược Trường, A Dao rốt cuộc ra đi, lần này em sẽ không đi theo nàng. Bởi vì nàng đã dũng cảm không cần em che chở nữa, bởi vì rốt cuộc nàng đã bước ra khỏi mối duyên tình chết yểu thời niên thiếu, bởi vì rốt cuộc nàng có thể lần nữa đi yêu và được yêu, bởi vì sẽ có một người yêu thương nhung nhớ nàng, tình ý ấy không kém gì em và anh.
Mà ta, rốt cuộc bị giữ lại thế giới này, rốt cuộc có thể yên tĩnh theo tháng năm, rốt cuộc chìm đắm trong âm thanh du dương của nữ hài năm xưa, trong nụ cười khiến người an tâm của nam hài ấy.
Chuyện cũ chưa từng nhạt phai, yêu thương giận hờn hãy còn mồn một.
Trên đời này, mỗi người đều có hận. Đau khổ nhất, chính là hận bản thân. Hận mình vô lực, hận mình vô năng, hận mình hèn nhát, hận mình buông bỏ niềm tin và lý tưởng, hận mình nhếch nhác ghê tởm không chịu nổi. Nhưng có chút hận, xương nghiền thành tro, không hối hận; cũng như có chút yêu, quanh đi quẩn lại, cho dù không ai biết, chung quy cũng không chạy khỏi lưới trời lồng lộng [101].
Nhược Trường, A Dao, trước hai cái tên này, bất cứ việc gì, với ta mà nói, đã không có sai và đúng nữa.
Nước Chảy Trăng Đi Không Tiếng Thanh
Phó Thu Nhiên
Nhược Trường qua đời, mười lăm tháng năm âm lịch.
Người đi một mình, đôi lứa không về.
A Dao và ta nhận được thông báo ngơ ngác đờ đẫn chạy tới, ngồi trong phòng nghỉ ở trạm liên lạc của MSF [100] đủ hai ngày, một chữ không nói cơm nước không đụng. bàn trà trước mặt đặt toàn bộ băng ghi âm, món đồ cuối cùng Nhược Trường để lại cho ta và A Dao. Hai chúng ta, không ai có dũng khí đi mở nó ra, dường như vừa mở, Nhược Trường sẽ thật sự rời khỏi chúng ta, cũng không thể trở về được nữa.
Cứ như vậy, chúng ta tốn hết hai ngày. Thực tế khi đó, thời gian với chúng ta mà nói chẳng có nghĩa lý gì, nỗi thống khổ cùng cực khi một phần sinh mệnh bị ép buộc bóc rời máu chảy đầm đìa đó dường như muốn không ngừng quấy phá nửa đời còn lại của ta và A Dao. Trong sự giày vò không ngừng nghỉ đó, ta nhớ tới nhiều nhiều năm trước, cậu bé với mái tóc đen mềm, bàn tay ấm áp rắn chắc khẽ khàng nắm tay ta, dưới ánh mặt trời nở nụ cười rạng ngời nói với ta: “Anh là Cố Nhược Trường, em phải kêu anh là anh mới đúng.” Có lẽ nụ cười đó quá dịu dàng quá ấm áp như nắng ấm ngày xuân, ta xưa nay có phần bất kham lại thích phá phách trở nên yên tĩnh như kì tích, ngoan ngoãn gật đầu gọi: “Anh.”
Anh, cái chữ này đến bây giờ đã có mấy năm ta chưa từng gọi. Bây giờ ta càng thích gọi Nhược Trường. Nhược Trường, Nhược Trường, mỗi đêm khuya tỉnh mộng, cái tên này cứ vang đi vọng lại trong óc ta, trằn trọc quấn quýt, xua mãi không đi. Quá khứ là thế, hiện tại là thế, sau này cũng thế.
Thời niên thiếu trong trí nhớ càng trôi càng xa, chuyện cũ lại càng lúc càng rõ ràng. A Dao như trà, uống vào thấm tâm gan, trong thời buổi hỗn độn rối ren này khiến ta tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp và sức mạnh của niềm tin. Mà Nhược Trường, như rượu cay nhất cũ nhất, càng ủ càng càng thơm, khiến ta cam nguyện say sưa chìm đắm không thể rời ra.
Không như A Dao có ba mẹ yêu thương, nhà ta là nơi ta không muốn trở về nhất. Ba vốn là người tốt, chỉ là hơn ba mươi thì mê đánh bạc. Ngắn ngủi hai năm, gia cảnh còn tính là bình thường bị thua tới nát. Nhất thời cùng quẫn không chịu nổi. Rốt cuộc mẹ không chịu đựng được ba cả ngày không lo làm ăn chỉ lo bài bạc, gửi hết hi vọng vào trên chiếu bạc, sau một lần ba say rượu hai người cãi nhau, cuối cùng thu dọn hành lý bỏ nhà ra đi. Mẹ đi rồi, ba đau lòng càng trở nên tệ hại, hầu hết thời gian đều vùi trong sòng bài, phung phí hết cuộc sống và tiền bạc vốn không còn bao nhiêu. Ta cũng không muốn ông về nhà, chỉ vì mỗi lần ông về, nhìn thấy ta mắt liền đỏ hoe. Nếu uống say thỉnh thoảng còn đánh đập ta, vừa đánh vừa chửi bới mẹ ta vứt bỏ ông.
Rốt cuộc một ngày, sau khi ta bị ba đánh đau một trận trốn ra khỏi nhà, đờ đẫn chạy đến công viên gần đó, mặt mũi bầm dập quần áo lộn xộn ngồi trong hố cát khóc lớn. Ngay lúc đó, một người ngồi xổm trước mặt ta, đưa cho ta một cái khăn tay ca rô sạch sẽ. Ta ngẩng lên muốn nhìn người đó khổ nỗi mắt khóc tới sưng đỏ, dưới ánh nắng hoàn toàn không nhìn rõ mặt mũi người đó. Song giọng nói ấy dịu dàng vô cùng, khẽ khàng hỏi ta: “Sao lại khóc? Nhà em ở đâu?”
Giọng người đó dịu dàng như thế, song lại khiến ta khóc dữ hơn, ôm chầm lấy người đó, tính làm nũng của trẻ con lộ ra: “Mẹ không cần A Nhiên, ba cũng không cần A Nhiên. Em là đứa bé không ai cần! Em không có nhà!”
Người kia rõ ràng ngẩn ra, nửa ngày bỗng nhẹ nhàng ôm ta, một tay vỗ về ta khóc tới đau sốc hông, giọng hết sức dịu dàng: “Ngoan, đừng khóc nữa, em tên A Nhiên à? Em không phải đứa bé không ai cần, anh cần em được không?”
“Anh là ai?” Ta chùi đôi mắt sưng đỏ, kì quái nhìn người nọ.
Trước mắt là một bé trai không lớn hơn ta bao nhiêu nhưng lại có sức mạnh kỳ lạ khiến người ta thấy an lòng. Người nọ kéo ta dậy, phủi cát bám trên người ta, lại lấy khăn tay lau mặt và tay cho ta, mỉm cười nói: “Anh tên Cố Nhược Trường, em phải gọi là anh mới đúng.”
Sau đó, ta có một người anh tên Cố Nhược Trường, anh ấy có đôi mắt đẹp, giọng nói mềm mỏng và bàn tay ấm áp. Mỗi ngày chỉ cần không đi học, tất nhiên ta bám lấy anh ấy, chạy tới chạy lui, ngay cả ăn cơm, thậm chí ngủ cũng thường xuyên ở nhà anh ấy. Ba mẹ anh ấy bận công tác, cũng không rảnh chăm sóc anh ấy, phần lớn thời gian là anh ấy tự lo cho mình, bây giờ lại thêm ta. Ngoài ta ra, là A Dao. Lúc đó A Dao xinh như một cô công chúa bé, thường hay mặc váy lông trắng, lần nào cũng ngọt ngào ôm Nhược Trường, cười khanh khách. Không thì cũng kéo vạt áo ta, lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hát. Xưa nay ta luôn cảm thấy bọn con gái yếu ớt phiền toái thế mà nhìn cánh tay trắng trẻo của cậu ấy, lập tức mềm lòng, mặc cậu ấy đùa nghịch đủ trò.
Tuổi dần lớn, A Dao và ta đều có tính nghịch ngợm phá phách, còn Nhược Trường nhỏ tuổi mà tính tình điềm đạm, cái gọi là ba tuổi thấy lớn bảy tuổi thấy già, câu này nghiễm nhiên đúng với ba người chúng ta. Ba đứa bé cùng nhau nghịch, mấu chốt luôn là ta và A Dao đứa nào đứa nấy đều nghịch như quỷ, đứa sau hơn đứa trước. Nhược Trường luôn theo sau lưng chúng ta, mặc chúng ta phá phách, thỉnh thoảng răn đe song cũng chẳng nghiêm túc. Đợi đến khi bị người lớn phát hiện, trước sau đều là anh ấy lập tức đứng ra nhận sai, sau đó bất lực nhìn hai đứa ta đang âm thầm lè lưỡi. Mỗi lần như thế, ta và A Dao lại vui vẻ mỗi đứa nắm một tay anh. A Dao nghĩ cái gì ta không biết, ta chỉ đơn thuần thích cái cảm giác ấm áp vững chãi khi nắm tay anh mà thôi.
Năm tám tuổi, trận động đất đó kết thúc sinh mệnh của ba, ta nhờ chơi đùa bên ngoài mà thoát được một kiếp. Lúc ấy gạch ngói đổ nát hoang tàn, khắp nơi là tiếng gào khóc rên la, ta mờ mịt ngồi trước cửa nhà mình, nhìn ba đã tắt thở, kinh ngạc phát hiện mình cũng sẽ khổ sở vì ba, cái gọi là một giọt máu đào hơn ao nước lã có lẽ là thế này đây. Đang cân nhắc có nên khóc hay không bỗng nhiên cảm giác sau lưng có người đột ngột ôm chầm lấy ta, hơi thở quen thuộc lượn lờ, là Nhược Trường.
Anh dùng sức ôm ta, nỉ non: “A Nhiên, em không sao là tốt, không sao là tốt rồi.”
Ta dùng sức ôm lại anh, bỗng nhiên cảm thấy trận động đất này cũng không có gì đáng ghét. Nhưng động đất chẳng những giúp ta thoát khỏi cái nơi chẳng muốn quay về này, còn mang theo cả ba mẹ A Dao luôn che chở cậu ấy đến lúc chết. Lúc cậu ấy được cứu ra rõ ràng đã sợ chết khiếp, ôm Nhược Trường đầy mình thương tích vì tìm cậu ấy khóc đến long trời lở đất. Ta đứng sau Nhược Trường, nhìn Nhược Trường ôm A Dao cả người toàn bụi đất và máu của ba mẹ cậu ấy, dịu dàng dỗ dành, thân thể A Dao dường như vẫn còn sợ hãi khẽ run run, tay còn dính máu do trầy xước.
Trận động đất kia mang đi cái gì, tác thành cái gì, đến bây giờ đã không cách nào bình luận, nhưng nó để lại cho ba đứa bé, đến bây giờ hãy còn chi phối số mạng cả ba đứa, vận mệnh ngặt nghèo như thế, tình cảm từ đó mà ra khác gì giọt máu đào.
Sau trận động đất đó, một thời gian dài A Dao luôn sợ ở một mình. Mỗi tối đi ngủ, vừa nhắm mắt lại liền khóc lớn. Vì thế tối nào Nhược Trường cũng dỗ cậu ấy, kể chuyện cổ tích hát ru, chờ cậu ấy ngủ say cũng túm tay Nhược Trường không chịu thả, hở động đậy một tí sẽ làm cậu ấy khóc to, thành thử Nhược Trường chỉ đành ngủ chung với cậu ấy. Mà Nhược Trường nhìn ta túm áo ngủ anh ấy không chịu buông, mỉm cười xoa đầu ta “A Nhiên cũng sợ à? Vậy lại đây thôi.”
Vậy là, căn phòng nho nhỏ, cái giường nho nhỏ, ba đứa bé chen chúc nương tựa lẫn nhau, chật hẹp vô cùng song khiến người ta cực kỳ yên tâm. Trong đêm đen, một bàn tay ấm áp nắm tay bạn, cái cảm giác hạnh phúc chân thật đó, dù chuyển thế hai đời cũng chưa từng phai nhạt.
Từ tám tuổi đến mười tám tuổi, mười năm thấm thoát như thoi đưa, đến bây giờ, không đếm được bao nhiêu ký ức. Nhắm mắt lại, dường như còn có thể ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của hoa quế trước phòng, còn nghe được giọng nói dịu dàng ân cần dặn dò của Nhược Trường, còn có thể nhìn thấy trong sân vệt nắng loang lổ, ba đứa nhỏ cùng nhau chơi cờ, bắn bi. Trong óc, hình ảnh thời niên thiếu mờ mờ hư ảo toàn là bóng A Dao và Nhược Trường, người trước xinh đẹp trong trẻo quyến rũ vô vàn, người sau, đáy lòng lắng đọng cảm giác ỷ lại không thể diễn tả bằng lời và khát vọng. Khát vọng có thể đến gần sự ấm áp kia hơn, đuổi theo ánh mắt khoan dung kia, thậm chí đi chạm vào trái tim trước nay luôn lưu luyến quan tâm A Dao và ta.
Có lẽ vì trận động đất hồi bé đó, tận mắt nhìn thấy ba mẹ qua đời đối với A Dao mà nói có ảnh hưởng quá lớn, từ rất nhỏ cậu ấy liền quyết tâm làm bác sĩ. A Dao cực kỳ thông minh, mười tám tuổi đậu vào học viện y như ước muốn, chọn khoa lâm sàng vất vả nhất. Từng nghe người ta nói những đứa nhỏ lớn lên cùng nhau sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, hứng thú yêu thích khá tương tự. Có đúng với người khác hay không ta không biết nhưng với ba người chúng ta thì đúng thế. Trên đơn nguyện vọng, ta và Nhược Trường gần như không thèm suy nghĩ liền chọn khoa y lâm sàng, lựa chọn khác hình như không đủ nắm lấy hứng thú của ta. Có người nói cuộc sống tám năm ở học viện y tựa như địa ngục mà lâm sàng chính là tầng địa ngục thứ mười chín, nhưng ta lại cảm thấy tám năm đó trôi qua vô cùng tuyệt vời. Mỗi ngày uống cùng ly nước dùng cùng phích nước hộp cơm, lên lớp thì chép hình vẽ chép chữ của anh ấy, lúc thực tập thì ra ra vào vào cùng một khoa phòng, đêm khuya nghe tiếng anh ấy ngủ say thở đều đều ở giường dưới, ta thường nghĩ sao không thể ở học viện mười tám năm chứ?
Mãi đến một ngày, ta bỗng nhiên phát hiện hóa ra phần tình cảm này còn phức tạp nan giải hơn ta tưởng nhiều.
Lúc ấy ta và Nhược Trường cùng thực tập chuyển khoa ở khoa ngoại. Bác sĩ thực tập luôn đi ba ca, cực kỳ vất vả. Ngày hôm đó đến phiên Nhược Trường ở viện trực ca đêm. Mới sáng sớm ta xách bữa sáng đi mua cùng A Dao, một mình chui vào phòng nghỉ. Trong phòng chỉ có mỗi mình Nhược Trường, thức cả đêm bây giờ đang nằm trên sofa ngủ ngon lành. Ta rón rén tay chân đặt đồ ăn sáng lên bàn trà, đang tính hù anh ấy một cái, bỗng nhiên thấy ánh mặt trời mới mọc xuyên qua cửa sổ mở rộng hắt vào trong phòng, rơi trên gò má trắng trẻo tuấn tú của Nhược Trường, nhuộm hàng mi mấp máy của anh ấy thành màu vàng nhạt, khiến gò má góc cạnh của anh ấy càng trở nên đẹp đẽ tuấn tú. Có lẽ là đêm qua không ít việc, rõ ràng Nhược Trường đã mệt lắm, sau khi ta lay lay anh ấy vài cái, mơ mơ màng màng ngọ nguậy, chớp mắt đã ngủ say lại. Không trầm tính như thường ngày, ngược lại có mấy phần yếu ớt khiến người ta mềm lòng vô hạn. Ánh dương lướt qua chóp mũi và cánh môi anh ấy, khoảnh khắc ấy lòng ta chợt rung động thật mạnh, ma xui quỷ khiến vươn tay vẽ theo đường cong cánh môi của anh ấy, cảm thụ sự phập phồng nơi đó. Rốt cuộc lúc ta phản ứng lại mình đang làm cái gì, lập tức rụt tay về như vừa mới làm ra chuyện tày đình, hận không thể chôn nó xuống đất luôn. Cả sáng hôm ấy, tim ta đập thình thịch, cực kỳ bất an song cũng khá là kích động hào hứng, cái cảm giác đó đến bây giờ vẫn chưa từng phai, chưa từng quên.
Sau hôm ấy, bỗng nhiên ta cảm thấy có gì đó không giống trước nữa. Không phải Nhược Trường, cũng không phải A Dao, từ đầu chí cuối hai người họ chẳng hề phát hiện ra điều gì, bởi vì cái cảm giác mơ hồ bất an đó bị ta che giấu rất kỹ, kỹ đến nỗi thậm chí có lúc chính ta cũng không phát hiện ra. Nhưng mỗi đêm khuya, nỗi nghi ngờ bất an kia lại lặng lẽ trỗi dậy, hoàn toàn vùi lấp ta trong đó.
Có điều bất luận ra sao, thời gian chưa từng ngừng lại. Tám năm trôi qua rất nhanh, nháy mắt ba người chúng ta đã tốt nghiệp. Ngày làm lễ tốt nghiệp, sinh viên mặc áo bác sĩ màu trắng, lập lời thề trong hội trường hơn trăm năm lịch sử. Khi ấy tuổi trẻ ngông cuồng, ta chẳng hiểu, miệng đọc lời thề Hypocrate, khiến ta và A Dao rối rắm đủ hai đời, gánh nặng hai đời, cũng nỗ lực hai đời.
Ngày tuyên thệ ấy, ánh dương rạng ngời cỏ xanh biêng biếc, lưu lại cho ta là lời thề Hypocrate khi ấy không hiểu được cùng sự thức tỉnh như bị một cây gậy đánh vào đầu. Lúc ấy, A Dao mặc áo dài trắng tinh vui sướng cực kỳ lôi kéo Nhược Trường cười nói, tâm nguyện nhiều năm thành hiện thực, cố chấp như A Dao sao không vui cho được chứ? Ta chợt chú ý đến ánh mắt Nhược Trường nhìn A Dao. Đôi mắt ấy thẳm sâu như biển, xao động mênh mang không diễn tả nổi và… nồng nàn. Trước nay, Nhược Trường đối xử với A Dao và ta có thể nói là thân mật vô cùng, trước nay ta đơn giản cho rằng tình cảm ấy là chuyện hiển nhiên, lại sơ sót bỏ qua, dưới đôi mắt Nhược Trường che giấu tình cảm dành cho A Dao như thế. Trong khoảnh khắc, chẳng những ta kinh ngạc, mà thậm chí còn trở nên sợ hãi, bởi vì ta bỗng phát hiện, thì ra, mờ mịt bất an vẫn luôn xuất hiện trong đêm khi nay, tương tự như xao động trong mắt Nhược Trường đến thế, cơ hồ như đúc từ một khuôn. Phát hiện bất thình lình này khiến ta mừng rỡ, kế đó là kinh hoảng tột độ. Đó là Nhược Trường, Nhược Trường từ nhỏ đã cùng ta nương tựa, là Nhược Trường một tay chăm sóc ta và A Dao, là… Nhược Trường yêu A Dao mà…
Bị phát hiện khủng khiếp vô cùng kia đánh gục, ta nhanh chóng đổ bệnh, suốt mấy tháng liền, mê man thiêm thiếp. Nhược Trường và A Dao lo lắng vô cùng, mấy lần xin nghỉ thay ta, ở nhà nghỉ ngơi cùng ta song ta không dám đối mặt với bất cứ ai trong hai người, bệnh chưa lành đã quay về bệnh viện đi làm. A Dao và Nhược Trường nhìn nhau, muốn nói lại thôi, đều không hiểu được tại sao ta thất thường. Rốt cuộc không được mấy ngày, một ca mổ đưa tới, ta choáng váng đầu óc dựa vào cánh cửa ngoài phòng mổ, trước khi ngất đi còn nghe y tá bên cạnh la hoảng lên.
Tỉnh lại lần nữa, phát hiện mình nằm trong phòng bệnh ở khoa mình, hơi động đậy, gương mặt Nhược Trường liền xuất hiện trước mắt. Bàn tay ấm áp của anh sờ trán ta, cẩn thận kiểm tra một lượt, cuối cùng thở phào: “A Nhiên, em có khó chịu chỗ nào không?”
Ta nhìn gương mặt mệt mỏi của anh: “Không có… em?…”
Anh bưng nước đút cho ta uống xong mới nói: “Hôm qua em ngất xỉu bên ngoài phòng mổ, bác sĩ cùng kíp mổ vội vàng đưa em vào ICU, chừng đó mới phát hiện em sốt cao dẫn tới viêm phổi. A Nhiên, em…”
Nói chưa xong, mé giường bên kia động đậy, ta mới phát hiện A Dao nằm úp sấp bên đó, hai mắt nhập nhèm, đầu tóc hơi rối, nghiễm nhiên ngủ chưa tỉnh hẳn. Song vừa thấy ta lập tức trợn mắt, gần như bổ nhào lên: “Thu Nhiên! Cậu tỉnh rồi! Sao rồi, còn chỗ nào khó chịu? Có tức ngực không?” Tay không ngừng, nào là kẹp nhiệt nào là ống nghe, tay chân luống cuống, hoàn toàn không bình tĩnh vững vàng như thường ngày nữa. Nếu bị giáo sư hồi trước nhìn thấy, sợ là bị mắng một trận.
Nhược Trường kéo cô ấy lại “A Dao, anh kiểm tra rồi, A Nhiên không nguy hiểm nữa.”
A Dao vẫn không yên tâm nhìn ta: “Thu Nhiên, đã nói cậu không thoải mái thì phải nghỉ ngơi đàng hoàng, có ca thì để tớ và Nhược Trường thay cậu được rồi. Cậu có biết hôm qua làm tớ chết khiếp không.”
Vừa dứt lời, y tá trong khoa đi vào, vừa thay bình dịch truyền trên giá vừa cười: “Bác sĩ Phó, bác sĩ Lộ nói đúng đó. Nếu thêm lần nữa, khoa hô hấp chúng tôi đều bị hù chết mất. Bác sĩ không biết đấy, tối qua bác sĩ Lộ vừa nghe nói bác sĩ bị ngất ngoài phòng mổ, đưa tới khoa hô hấp lập tức chạy tới đây, nghe nói trên đường đụng đổ hai xe đẩy, còn rơi mất một chiếc giày. Chờ vào khoa, thiếu chút nữa là túm cổ áo chủ nhiệm khoa chúng tôi, cứ mãi hỏi rốt cuộc bác sĩ bị gì. Cả chủ nhiệm chúng tôi cũng bị cô ấy hù không ra tiếng. Bác sĩ Cố cũng thế, hai ngày nay không hề chợp mắt. Đến giờ bác sĩ là bệnh nhân có thể diện nhất khoa hô hấp rồi đó, hai bác sĩ đích thân canh giữ bên giường bệnh, ngay cả dịch này cũng do bác sĩ Cố tự tay truyền đó.”
Nghe y ta lải nhải lắm lời như thế, lòng ta chua xót. Cái gọi là quan tâm quá hóa loạn, viêm phổi nho nhỏ thế mà khiến hai bác sĩ chứng kiến nhiều ca bệnh nặng như Nhược Trường và A Dao rối loạn đến vậy. Đối mặt với hai người yêu thương che chở ta như thế, sao ta có thể thản nhiên đối diện với thứ tình cảm kia của mình? Sao có thể khiến Nhược Trường khổ não? Sao có thể làm A Dao đau lòng?
T
hật ra đời vốn rất đơn giản, nhưng một chữ “tình” chen vào thì trở nên khó khăn. Lúc ta hoàn toàn không cách nào đối mặt với hai người thân thiết nhất, có lẽ trời xanh tác thành, một tờ giấy xin gia nhập MSF của A Dao cứu ta ra khỏi mối tình tiến thoái lưỡng nan kia. A Dao đã muốn đi, đương nhiên ta và Nhược Trường cũng đi theo. Huống chi bác sĩ MSF quả thật là giấc mơ của ta. Ta vốn chuyên khoa chỉnh hình nhưng ma xui quỷ khiến, trong khoảnh khắc điền vào đơn, ta ghi hai chữ “truyền nhiễm” trong ô chuyên môn. Quả nhiên như ta dự đoán, sau khi đơn xin gia nhập được duyệt, Nhược Trường và A Dao chuyên khoa ngoại bị phân tới làm cấp cứu ngoại ở Afghanistan, còn ta bị phái tới phòng dịch truyền nhiễm ở Liberia. Nhìn đơn trong tay, ta âm thầm thở ra, lại thầm lo lắng cho an toàn của hai người ở nơi chiến loạn kia. Đang lúc do dự không chừng, Nhược Trường bỗng giao cho ta một cái hộp “Nhớ phải mang theo cái này, hễ có chuyện gì nhất định phải gửi tin cho anh và A Dao.”
Ta mở ra xem, hóa ra là điện thoại vệ tinh quốc tế. Thứ này gộp hai cái lại cơ hồ tiêu mất hơn nửa năm tiền lương của anh.
“Anh cứ tưởng là A Nhiên điền khoa chỉnh hình, không ngờ là em cũng có hứng thú với bệnh dịch.” Nói rồi vỗ mạnh vai ta “Nhớ kỹ phải thường xuyên báo bình an, đừng để anh và A Dao lo lắng.”
Cái hộp trong tay nặng tựa ngàn cân, trừ gật đầu ra ta không biết nên phản ứng thế nào nữa. Lúc ấy đau lòng, nhưng lại không biết thứ này giao cho ta đạo lý làm ta thờ phụng hai đời.
Ba người một khi tách ra đều không có thời gian cảm giác không thích nghi, bác sĩ MSF xưa nay luôn là nơi khiến bạn không có thời gian và tinh lực đi phiền não chuyện gì khác ngoài công việc. Trong điện thoại A Dao nói với ta, không tới Afghanistan thật sự không biết cái gì là chiến trường và mạng người. Ta lắc đầu, nói với cô ấy nếu đến bệnh viện trại tị nạn Liberia một chuyến mới biết cái gì là sống sót.
Nơi này thiếu thốn kháng sinh, thuốc tê là đồ hiếm, xét nghiệm miễn cưỡng lắm mới thực hiện được kiểm tra công thức máu, những xét nghiệm khác, đừng nói là dãy bệnh độc, chỉ làm xét nghiệm chức năng gan thôi đã khó càng thêm khó rồi. Thiết bị tiên tiến nhất của bệnh viện là một cái máy X quang secondhand đã mười mấy hai chục tuổi, dù là thế, các bác sĩ cũng đã xem như bảo vật, nó mà hỏng thì cũng không biết kiếm đâu ra cái khác nữa. Mỗi ngày bên ngoài phòng khám xếp một hàng dài hơn hai trăm mét, từ sáng sớm đến chiều tà, phòng cách li quan sát luôn đầy ắp bệnh, ngay cả hành lang cũng toàn bệnh nhân. Mấy chục bác sĩ chuyên khoa khác nhau làm việc cả ngày lẫn đêm nhưng không sao bù lại được thiếu hụt thuốc men vật phẩm. Áp lực như thế, chung quy khiến đầu óc ta tạm thời trống trải, chỉ chứa các ca bệnh trong đó.
Đến nơi này tháng thứ ba, ta nhận một người đàn ông hơn năm mươi tuổi nhiễm xoắn khuẩn vàng da. Người đưa tới trễ, chức năng thận gần như suy kiệt. Bệnh này chẳng phải bệnh nan y, nhưng ở nơi thế này, không phải nan y cũng thành phải. Ta nói với ông ấy, nếu đến bệnh viện công ở đây có thể chữa được, nhưng nơi này trừ một cái máy X quang cũ mèm ra gần như không còn gì nữa. Người kia nghe xong lắc đầu, ta khuyên nhủ ra sao ông ta cũng từ chối. Ông ấy nói với ta, ông không định đi khám, vì bệnh viện MSF không thu bất cứ khoản tiền nào ông mới tới đây. Viện phí của bệnh viện công, ông khuynh gia bại sản cũng không trả nổi. Mà nhà ông trừ vợ thất nghiệp ra còn có năm đứa con chờ ăn, nếu lấy tiền chữa bệnh cho ông ta, vợ con ông ta liền hết đường sống. Cuối cùng ông ấy năn nỉ ta, tuyệt đối không nói sự thật cho vợ con mình. Lần đó, ta gật đầu vô cùng khó khăn. Sau đó mấy bác sĩ chia nhau liên hệ bệnh viện công, hết lời nhờ vả vẫn bị từ chối. Báo lên trạm liên lạc song các bác sĩ đều biết rõ trong lòng, một cái máy X quang secondhand cũng xài hơn hai chục năm, sao có thể chuyển đến máy lọc máu chứ? Ta ôm mặt, trên đời này chẳng có gì tuyệt vọng bằng việc một bác sĩ trơ mắt nhìn bệnh nhân rõ ràng có thể cứu được từ từ chết đi.
Ngày người đàn ông đó qua đời, ta làm hồi sức cấp cứu hai lần. Nhưng đối diện với sinh mệnh đã suy kiệt, làm nhiều hơn nữa cũng là phí công. Giây phút sau cùng, ta làm trái quy định cho vợ con ông ấy vào, lúc ấy rõ ràng ta nhìn thấy ánh mắt lưu luyến muôn vàn không nỡ của ông ta, tai nghe vợ con ông khóc gào bằng thứ ngôn ngữ ta không hiểu. Ta lặng lẽ đi ra khỏi phòng cấp cứu, chán nản ngồi xuống, bỗng nhiên đụng phải điện thoại vệ tinh bất ly thân trong túi áo choàng. Trong nháy mắt, xúc động muốn nghe giọng Nhược Trường và A Dao ập đến không sao kềm chế được.
Cước điện thoại đắt kinh hồn, ai ngờ đầu bên kia không phải giọng Nhược Trường hoặc A Dao. Ta ngây ra, hỏi đối phương là ai, A Dao và Nhược Trường đâu, đáp án cơ hồ khiến ta rớt xuống vực sâu không đáy. Nửa đêm hôm qua hai người đến bệnh viện dã chiến rất gần khu giao tranh tham dự một ca phẫu thuật ngoại khoa, đến giờ vẫn chưa về. Chỗ đó hỏa tuyến lắc lư không chừng, đến bây giờ đã là đất chiến đấu, vì thế hai người họ mất liên lạc với bệnh viện trung tâm, trạm liên lạc dùng hết mọi cách nhưng đến giờ vẫn chẳng có bất kỳ tin tức gì.
Mấy phút ngắn ngủi, ta cảm giác như không khí chung quanh đều đóng băng khiến ta không thở được, nhũn ra nơi đó, lòng nóng như lửa đốt. Liberia và Afghanistan cách xa ngàn dặm, ta phải làm sao đây! Ta có thể làm gì đây! Mới rồi ta còn không vui vì bất hạnh của người khác, không ngờ vẻn vẹn có vài phút, chuyện này lại như sấm sét giữa trời quang ập xuống đầu ta! Chỉ có ba mươi phút ngắn ngủi mà thôi, dường như ta rơi vào địa ngục, cả ngón tay cũng không cách nào nhúc nhíc. Bỗng nhiên, điện thoại của ta lại đổ chuông, ta ngây ra đó, nhất thời không biết nên làm thế nào mới tốt. Điện thoại cứ reo mãi, hết lần này đến lần khác, vô cùng cố chấp. Ta nghiến răng, ấn phím nghe, chỉ nghe bên tai truyền đến một âm thanh, êm ái như tiếng trời: “A Nhiên? Cậu mới gọi tới hả?” Âm thanh du dương, chính là A Dao.
Trong chớp mắt ta ngơ ngác ngồi ngây tại chỗ, cái cảm giác trái tim vừa rơi xuống địa ngục thoắt cái nhảy lên thiên đường khiến ta không cử động nổi, chỉ biết vô thức đáp lại, nghe tiếng Nhược Trường gọi qua điện thoại: “A Nhiên? Hôm qua anh và A Dao đi bệnh viện dã chiến chi viện cho một ca mổ, quay về đường bị phong tỏa, trễ một chút. Em có khỏe không? A Nhiên? A Nhiên?”
Giọng nói quan tâm của Nhược Trường vang đi vọng lại bên tai. Gần như trong khoảnh khắc ấy, khúc mắc tích tụ trong lòng mấy tháng nay “xoạch” một cái liền cởi bỏ, trời đất cũng trở nên rộng mở. Đúng thế, ta có tình cảm rung động với Nhược Trường, ta và A Dao lại có tình thân ruột thịt. Nghĩ đến người đàn ông trong phòng cấp cứu kia, ông ấy muốn sống, muốn ở bên cạnh người yêu và người nhà song không thể. Còn ta, người yêu và thân nhân đều ở bên cạnh, quan tâm chăm sóc lo lắng cho ta vạn phần, họ hoàn toàn thật lòng với ta, ông trời hậu đãi ta đến mức nào? Chỉ mới một thời gian ngắn, ta sợ mất đi họ, đã như thế, nếu thật sự có ngày ba người không thể gặp lại nhau, hoặc là tình nghĩa phai nhạt, bảo ta làm sao mà chịu nổi? Ba người gắn bó nương tựa bao nhiêu năm nay, con đường sau này vẫn sẽ đồng hội đồng thuyền, ta cần gì rối rắm để ý mối tình này rốt cuộc nối với ai? Bao năm nay tình cảm Nhược Trường và A Dao dành cho ta, có thiếu quá nửa phần?
Một chữ tình, quý ở chân thành. Đối mặt với hai trái tim chân thành tột đỉnh, quyết không muốn tổn thương ta một chút nào, sao ta lại tự làm khổ mình như thế? Bỗng nhiên ta thở phào, nghe giọng nói nôn nóng của Nhược Trường và A Dao bên tai, vội vàng lên tiếng an ủi.
Người ta nói bác sĩ MSF giúp đỡ những người khốn khó, nhưng hôm nay, sáu tháng làm bác sĩ ở MSF này lại tặng cho kẻ đang lâm vào khốn khó như ta một gậy vào đầu, mở mang đầu óc. Lúc ra đi nặng nề, đến khi quay về, quả nhiên tâm tình thay đổi hẳn. Sân bay, nhìn A Dao mừng rỡ hào hứng ôm ta, nhìn Nhược Trường mỉm cười dịu dàng ấm áp, lòng ta rốt cuộc an ổn lại. Có chút yêu không cần phải nói, cứ để nó giấu sâu trong lòng cả đời, sau đó giúp đỡ yêu thương quan tâm cả đời, không rời không bỏ, có gì mà không tốt?
Mãi lâu về sau, một lần ta và A Dao trò chuyện nhắc đến những chuyện cũ này, A Dao mới nói cái ngày gọi điện thoại đó, nàng và Nhược Trường ở trong bệnh viện dã chiến khói lửa mịt mù, lần đầu tiên trong đời nàng học cách làm một bác sĩ, nguyên tắc cả đời cần theo đuổi. Nghe xong ta âm thầm cảm thán trời xanh thật sự hậu đãi chúng ta, cùng ngày hôm đó, ta hiểu được cả đời ta cần che chở tình cảm, thân tình tình yêu, không có bên nặng bên nhẹ, chỉ có giấu chúng thật sâu, mặc cho năm tháng như nước chảy, tuổi xanh phó xuân thu.
Thế nhưng, ta không ngờ, tình cảm yêu thương chăm sóc giúp nhau cả đời ấy lại ngắn ngủi như thế. Mới có ba năm, Nhược Trường xảy ra chuyện. Từ nay cùng trời cuối đất, một đi không về. Những chuyện sau đó ta không có can đảm đi nhớ lại nữa, đoạn kí ức u ám đó là cơn ác mộng cả đời ta. Nhược Trường qua đời, ta ngày đêm chìm trong men rượu, mãi đến khi A Dao cũng xảy ra chuyện tiếp, bấy giờ mới khiến ta lấy lại tinh thần. Nhược Trường để lại hai câu phó thác, ta phụ lòng sạch sẽ. Ta còn xứng đáng với sự nhờ vả của Nhược Trường sao, còn xứng đáng với người đau lòng nhất lúc này là A Dao sao? Ta hung hăng quăng hết tất cả rượu ra khỏi cửa, nghiêm túc mà mạnh mẽ rửa sạch sẽ mặt mũi, nhìn thẳng vào tình hình hết sức bê bết của A Dao.
May mà rốt cuộc A Dao dũng cảm hơn ta nhiều lắm, cai nghiện, vượt qua ác mộng Nhược Trường qua đời, vượt qua nỗi đau lý tưởng gánh trên vai, hai kiếp luân hồi, nàng luôn dũng cảm kiên cường hơn ta, từ đầu tới cuối luôn nhìn thẳng vào những sự kiện không chịu nổi kia, để mình cõng trên vai tội nghiệt, trách nhiệm vốn dĩ có một nửa của ta, một mình đi khắp chân trời góc bể. Mà ta, vẫn như lời hứa với Nhược Trường năm xưa, từ đầu chí cuối che chở chăm sóc nàng, để nàng có thể không vướng bận, áo cơm không lo, khiến nàng từ từ thực hiện giấc mộng năm xưa của ba người chúng ta, khiến nàng lúc mệt mỏi vạn phần, có nhà để về. Với hai chúng ta mà nói, một chữ tình, lúc này không phải chỉ cần hai chữ chân thành là có thể nói hết, mà đó là máu mủ ruột rà thấm vào xương tủy. Tình yêu dành cho Nhược Trường năm xưa càng lúc càng nồng song cũng bị chôn giấu càng sâu, cứ để cái bí mật này vĩnh viễn vùi lấp đi, ngàn vạn lần đừng để nó hiện ra, tổn thương A Dao.
Khi nam tử ta vốn cho là cực kỳ nhu nhược kia đứng trước mặt ta, kiên định nói cho ta biết trên thế gian này không có gánh vác nổi hay không, chỉ có nguyện ý hay không nguyện ý mà thôi, ta bỗng nhiên hiểu được vì sao mình và A Dao lại xuất hiện ở nơi này. Có người nói lúc ông trời lấy đi của ngươi cái gì đó, tất sẽ đưa lại cho ngươi thứ khác. Nhiều năm dũng cảm kiên cường của A Dao không uổng công, con người sạch sẽ thanh tao trước mắt, có lẽ là món quà trời xanh thưởng cho A Dao.
Tối đó sau khi Ân Lê Đình đi rồi, ta rải ba chung rượu về hướng tây, nước mắt đè nén trong lòng nhiều năm tràn ra không kềm chế được. “Nhược Trường, rốt cuộc anh yên tâm được rồi.” Còn ta, cuối cùng có thể mặc cho nỗi nhớ nhung cố chấp nơi đáy lòng tựa như cỏ dại tràn lan, mặc sức mở rộng; Rốt cuộc có thể mặc cho tình ý trong lòng như rượu ủ lâu năm bóc ra, hương thơm bốn phía; Rốt cuộc có thể không cần ngày ngày đêm đêm mang theo áy náy đối với A Dao chẳng sợ dù chỉ là một chút; Cũng rốt cuộc, có thể đồng thời giữ được cả tình thân quấn vào xương máu và ái mộ chưa từng phai đi. Ta cười khẽ trong lòng, ai nói xưa nay sự đời khó vẹn đôi đường?
Song ta lại một lần nữa không ngờ, mối tình duyên này của A Dao cũng ngắn ngủi như thế. Chẳng lẽ trời cao thật sự không dung được tình cảm sạch sẽ trong trẻo này sao? Chung quy A Dao quá hiểu ta, biết nhất định ta khó mà đối mặt, ngay cả một lần cuối cùng cũng không cho ta nhìn thấy. Trong nháy mắt, bỗng nhiên ta vô cùng hận mình sao lại yếu đuối trước sinh ly tử biệt đến thế. Có điều khi Ân Lê Đình giao lại thư A Dao gửi lại cho ta, ta lại bỗng thấy may mắn, may mắn A Dao chắc chắn cũng không muốn ta gặp nàng, mà lúc nàng ra đi, nhất định trong lòng cũng ấm áp mà vui sướng. Không có muôn ngàn nghiệp chướng không có vô vàn trách nhiệm, có người yêu thương bên mình, nếu được như thế, còn gì nuối tiếc đây?
Thư A Dao để lại, rất dày rất nặng, tựa như lời thề nàng thực hiện bao năm nay, tình cảm ta khắc ghi, phó thác Nhược Trường để lại. Có điều, cuối cùng ta không có can đảm mở ra, xem thử trong đó viết gì, dường như chỉ cần không mở, A Dao sẽ vĩnh viễn không rời. Ta nghĩ chắc A Dao cũng chưa từng tính đến ta sẽ mở nó ra. Hai kiếp luân hồi, nàng đang nghĩ gì sao ta không hiểu chứ?
Nhược Trường, A Dao rốt cuộc ra đi, lần này em sẽ không đi theo nàng. Bởi vì nàng đã dũng cảm không cần em che chở nữa, bởi vì rốt cuộc nàng đã bước ra khỏi mối duyên tình chết yểu thời niên thiếu, bởi vì rốt cuộc nàng có thể lần nữa đi yêu và được yêu, bởi vì sẽ có một người yêu thương nhung nhớ nàng, tình ý ấy không kém gì em và anh.
Mà ta, rốt cuộc bị giữ lại thế giới này, rốt cuộc có thể yên tĩnh theo tháng năm, rốt cuộc chìm đắm trong âm thanh du dương của nữ hài năm xưa, trong nụ cười khiến người an tâm của nam hài ấy.
Chuyện cũ chưa từng nhạt phai, yêu thương giận hờn hãy còn mồn một.
Trên đời này, mỗi người đều có hận. Đau khổ nhất, chính là hận bản thân. Hận mình vô lực, hận mình vô năng, hận mình hèn nhát, hận mình buông bỏ niềm tin và lý tưởng, hận mình nhếch nhác ghê tởm không chịu nổi. Nhưng có chút hận, xương nghiền thành tro, không hối hận; cũng như có chút yêu, quanh đi quẩn lại, cho dù không ai biết, chung quy cũng không chạy khỏi lưới trời lồng lộng [101].
Nhược Trường, A Dao, trước hai cái tên này, bất cứ việc gì, với ta mà nói, đã không có sai và đúng nữa.
/126
|