Có không ít người luôn cho rằng ở Hà Nội không có người Hà Nội gốc, chỉ có người sống ở Hà Nội. Nếu quan niệm người Hà Nội gốc phải là người có gốc gác ở làng Long Đỗ thời kỳ tiền Thăng Long, nơi sau này trở thành trung tâm của thành Đại La vào thế kỷ thứ IX thì đó là sự đánh đố. Nếu khư khư như vậy thì họ cũng không thể bác được quan niệm: Hà Nội vẫn có người gốc gác làng Long Đỗ.
Nếu căn cứ phố Hàng Đào xưa có nghề nhuộm điều do dân Hải Dương, Bắc Ninh mang về kinh kỳ, nghề bạc ở phố Hàng Bạc là dân Trâu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), nghề in mộc bản ở Hàng Gai do dân Liễu Chàng (Hải Dương), nghề thêu từ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), phố Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ chủ yếu người Hoa kiều sinh sống, Phất Lộc có quê gốc Thái Bình di cư lên. Lại thêm sau năm 1954, một đợt nhập cư ồ ạt nhập hộ khẩu vào nội thành thì quan niệm “hiện chỉ có người sống ở Hà Nội” có vẻ có lý.
Việc truy tìm người Hà Nội gốc gác từ thời phủ Tống Bình trở về trước không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian khi Lý Công Uẩn khai sinh ra thành Thăng Long thì mọi chuyện có vẻ dễ hơn. Trong Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin viết: “Cao (Thái thú Cao Biền, người Trung Quốc cai quản Tống Bình thế kỷ IX) đã chấm dứt tình trạnh lộn xộn và mang thóc gạo cho dân nghèo”. Sách viết tiếp: “Theo các tài liệu của Trung Quốc thì trong thành (Đại La) có cửa hàng, kho chứa thóc, dinh thự, nơi làm việc của các quan cùng 5.000 ngôi nhà dành cho 150.000 người trong đó có 4.200 người làm việc cho triều đình”. Cũng theo Phillippe Papin, cư dân trong thành có cả gốc Hán lẫn gốc Việt. Như vậy Đại La vừa là thành lũy mang tính quân sự nhưng cũng đã có “thị”. Lịch sử Hà Nội là luận văn tiến sĩ của Phillippe Papin, cuốn sách được giới sử học Việt Nam đánh giá là phong phú về tư liệu, trong đó tác giả khảo cứu cả những văn bản Trung Hoa cổ. Ông khách quan, không thiên vị trong đánh giá, nhận định nên cuốn sách có độ tin cậy cao.
Thành Đại La do Cao Biền xây dựng lấy núi Nùng làm trung tâm. Trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn có đoạn: “Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng lượn, hổ chầu... Dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là chỗ tốt hơn cả”, nghĩa là dù thành Đại La tan hoang nhưng nơi mà Lý Công Uẩn định xây thành Thăng Long đã có dân. Nếu so với thành do Gia Long xây đầu thế kỷ XIX thì Đại La ăn về phía tây. Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích một phần Thăng Long thời Lý, Trần, Lê nằm trong thành Gia Long. Thăng Long thời nhà Lý tính “thị” càng rõ nét hơn vì có chợ.
Tại vùng đất quanh hồ Tây mà xa xưa nằm trong “vùng Hà Nội” thì nay các làng này vẫn nguyên vị trí đó, chẳng ai có thể khiêng nó đi đâu được. Tìm hiểu những làng này và gia phả các dòng họ sống ở đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều dòng họ lâu đời, họ mới và cả họ gốc hòa vào nhau. Chẳng hạn như các họ gốc ở Thụy Khuê là Lê, Phan, Nguyễn, Bùi, Vũ, còn họ Tống thì di cư từ Trung Quốc sang xin cư ngụ từ thời Minh để tránh nhà Mãn Thanh. Xuân Tảo có họ gốc từ thời còn phủ Tống Bình như họ Phương, Ngô, Trần, Nguyễn. Cho đến nay những dòng họ này vẫn còn, tức là chắt chút chít của họ vẫn sống trên đất tổ tiên. Cùng với các làng trong khu vực thành thì vùng ven Thăng Long hiện vẫn tồn tại các họ sống tại làng cổ xưa ví dụ như: Láng, Kim Liên, Thanh Nhàn... Còn dân gốc Thăng Long nhiều hay ít là chuyện khác.
Tuy nhiên không nhất nhất phải sống ở Thăng Long từ khi đất này trở thành kinh đô của Đại Việt mới gọi là người Hà Nội gốc. Gốc hay không gốc còn con người quy định. Theo những gì giáo sư Từ Chi viết trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thì hương ước của các làng xã Bắc Bộ xưa khá thống nhất khi đối xử với dân “ngoại tịch”. Sau ba đời sống ở làng đó thì đàn ông sẽ có tên trong sổ đinh. Tuy nhiên nếu làng thiếu thuế, thiếu đinh đi phu thì có thể họ sẽ được vào sổ đinh sớm hơn. Được vào sổ đinh họ sẽ được chia đất, được quyền xây nhà thờ và không phải ở ngoài trại hay rìa làng, không bị xếp ngang hàng với thằng mõ... Cùng với quyền lợi, họ phải gánh vác các trách nhiệm của làng. Thế hệ đầu tiên đến ngụ cư không phải người gốc làng đó nhưng con cháu họ sinh ra tại nơi mới thì con cháu họ có gốc làng đó. Quan niệm của người Việt ở các làng Bắc Bộ xưa cũng giống với quan điểm mà Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra: người sinh ra ở đâu thì nơi đó là quê và là quê gốc của họ.Ví dụ vợ chồng gốc Hoa đến sinh sống ở Malaysia rồi sinh con ở đất nước này nhưng con họ lại sống ở Hà Lan và mang quốc tịch Hà Lan thì dù vẫn là người gốc Hoa nhưng quê gốc của con họ là Malaysia chứ không phải Trung Quốc, Trung Quốc là quê gốc của cha mẹ họ.
Theo hương ước của các làng quê Bắc Bộ xưa thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Hà Nội gốc. Còn theo quy định của IOM, ai sinh ra ở Hà Nội thì Hà Nội là quê và họ là dân Hà Nội gốc. Tuy nhiên nhiều người không chấp nhận như vậy. Một trong những quy định trước khi kết nạp một người vào Đảng cộng sản Việt Nam thì chi bộ đó phải cử người về quê quán xác minh lý lịch, quy định này làm khó cho địa phương vì trong hồ sơ có người ghi quê quán của bố nhưng cụ kỵ đã rời quê từ rất lâu, họ hàng cũng không còn. Người muốn vào Đảng cần có con dấu đỏ, buộc phải nằn nì cán bộ xã và ông cán bộ xã dù không biết họ người đó là ai, vả lại cái dấu cũng chẳng hưởng gì đến ghế ông đang ngồi thế là ghi vài chữ rồi đóng roẹt vào.
Dù không có văn bản do nhà nước phong kiến ban hành nhưng qua hương ước ở nhiều làng quê Bắc Bộ cho thấy người xưa đã giải quyết chuyện quê, chuyện dân gốc rồi.
_________________
Nếu căn cứ phố Hàng Đào xưa có nghề nhuộm điều do dân Hải Dương, Bắc Ninh mang về kinh kỳ, nghề bạc ở phố Hàng Bạc là dân Trâu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), nghề in mộc bản ở Hàng Gai do dân Liễu Chàng (Hải Dương), nghề thêu từ Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), phố Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ chủ yếu người Hoa kiều sinh sống, Phất Lộc có quê gốc Thái Bình di cư lên. Lại thêm sau năm 1954, một đợt nhập cư ồ ạt nhập hộ khẩu vào nội thành thì quan niệm “hiện chỉ có người sống ở Hà Nội” có vẻ có lý.
Việc truy tìm người Hà Nội gốc gác từ thời phủ Tống Bình trở về trước không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian khi Lý Công Uẩn khai sinh ra thành Thăng Long thì mọi chuyện có vẻ dễ hơn. Trong Lịch sử Hà Nội, nhà sử học người Pháp Philippe Papin viết: “Cao (Thái thú Cao Biền, người Trung Quốc cai quản Tống Bình thế kỷ IX) đã chấm dứt tình trạnh lộn xộn và mang thóc gạo cho dân nghèo”. Sách viết tiếp: “Theo các tài liệu của Trung Quốc thì trong thành (Đại La) có cửa hàng, kho chứa thóc, dinh thự, nơi làm việc của các quan cùng 5.000 ngôi nhà dành cho 150.000 người trong đó có 4.200 người làm việc cho triều đình”. Cũng theo Phillippe Papin, cư dân trong thành có cả gốc Hán lẫn gốc Việt. Như vậy Đại La vừa là thành lũy mang tính quân sự nhưng cũng đã có “thị”. Lịch sử Hà Nội là luận văn tiến sĩ của Phillippe Papin, cuốn sách được giới sử học Việt Nam đánh giá là phong phú về tư liệu, trong đó tác giả khảo cứu cả những văn bản Trung Hoa cổ. Ông khách quan, không thiên vị trong đánh giá, nhận định nên cuốn sách có độ tin cậy cao.
Thành Đại La do Cao Biền xây dựng lấy núi Nùng làm trung tâm. Trong Chiếu dời đô Lý Công Uẩn có đoạn: “Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng lượn, hổ chầu... Dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, nơi ấy là chỗ tốt hơn cả”, nghĩa là dù thành Đại La tan hoang nhưng nơi mà Lý Công Uẩn định xây thành Thăng Long đã có dân. Nếu so với thành do Gia Long xây đầu thế kỷ XIX thì Đại La ăn về phía tây. Khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích một phần Thăng Long thời Lý, Trần, Lê nằm trong thành Gia Long. Thăng Long thời nhà Lý tính “thị” càng rõ nét hơn vì có chợ.
Tại vùng đất quanh hồ Tây mà xa xưa nằm trong “vùng Hà Nội” thì nay các làng này vẫn nguyên vị trí đó, chẳng ai có thể khiêng nó đi đâu được. Tìm hiểu những làng này và gia phả các dòng họ sống ở đây cho thấy vẫn tồn tại nhiều dòng họ lâu đời, họ mới và cả họ gốc hòa vào nhau. Chẳng hạn như các họ gốc ở Thụy Khuê là Lê, Phan, Nguyễn, Bùi, Vũ, còn họ Tống thì di cư từ Trung Quốc sang xin cư ngụ từ thời Minh để tránh nhà Mãn Thanh. Xuân Tảo có họ gốc từ thời còn phủ Tống Bình như họ Phương, Ngô, Trần, Nguyễn. Cho đến nay những dòng họ này vẫn còn, tức là chắt chút chít của họ vẫn sống trên đất tổ tiên. Cùng với các làng trong khu vực thành thì vùng ven Thăng Long hiện vẫn tồn tại các họ sống tại làng cổ xưa ví dụ như: Láng, Kim Liên, Thanh Nhàn... Còn dân gốc Thăng Long nhiều hay ít là chuyện khác.
Tuy nhiên không nhất nhất phải sống ở Thăng Long từ khi đất này trở thành kinh đô của Đại Việt mới gọi là người Hà Nội gốc. Gốc hay không gốc còn con người quy định. Theo những gì giáo sư Từ Chi viết trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thì hương ước của các làng xã Bắc Bộ xưa khá thống nhất khi đối xử với dân “ngoại tịch”. Sau ba đời sống ở làng đó thì đàn ông sẽ có tên trong sổ đinh. Tuy nhiên nếu làng thiếu thuế, thiếu đinh đi phu thì có thể họ sẽ được vào sổ đinh sớm hơn. Được vào sổ đinh họ sẽ được chia đất, được quyền xây nhà thờ và không phải ở ngoài trại hay rìa làng, không bị xếp ngang hàng với thằng mõ... Cùng với quyền lợi, họ phải gánh vác các trách nhiệm của làng. Thế hệ đầu tiên đến ngụ cư không phải người gốc làng đó nhưng con cháu họ sinh ra tại nơi mới thì con cháu họ có gốc làng đó. Quan niệm của người Việt ở các làng Bắc Bộ xưa cũng giống với quan điểm mà Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đưa ra: người sinh ra ở đâu thì nơi đó là quê và là quê gốc của họ.Ví dụ vợ chồng gốc Hoa đến sinh sống ở Malaysia rồi sinh con ở đất nước này nhưng con họ lại sống ở Hà Lan và mang quốc tịch Hà Lan thì dù vẫn là người gốc Hoa nhưng quê gốc của con họ là Malaysia chứ không phải Trung Quốc, Trung Quốc là quê gốc của cha mẹ họ.
Theo hương ước của các làng quê Bắc Bộ xưa thì gia đình nào sống ba đời ở Hà Nội có thể gọi là Hà Nội gốc. Còn theo quy định của IOM, ai sinh ra ở Hà Nội thì Hà Nội là quê và họ là dân Hà Nội gốc. Tuy nhiên nhiều người không chấp nhận như vậy. Một trong những quy định trước khi kết nạp một người vào Đảng cộng sản Việt Nam thì chi bộ đó phải cử người về quê quán xác minh lý lịch, quy định này làm khó cho địa phương vì trong hồ sơ có người ghi quê quán của bố nhưng cụ kỵ đã rời quê từ rất lâu, họ hàng cũng không còn. Người muốn vào Đảng cần có con dấu đỏ, buộc phải nằn nì cán bộ xã và ông cán bộ xã dù không biết họ người đó là ai, vả lại cái dấu cũng chẳng hưởng gì đến ghế ông đang ngồi thế là ghi vài chữ rồi đóng roẹt vào.
Dù không có văn bản do nhà nước phong kiến ban hành nhưng qua hương ước ở nhiều làng quê Bắc Bộ cho thấy người xưa đã giải quyết chuyện quê, chuyện dân gốc rồi.
_________________
/36
|