Đối phương là cao thủ khinh công nhưng Việt Dũng cũng phải phải tay vừa. Thủy chung anh vẫn giữ được khoảng cách an toàn mà không để mất dấu.
Độ một nén nhang cả hai đã đi được đoạn đường tám dặm. Không lâu sau đó đã đến quan đạo, Hắc U lão đi chậm lại ngưng thần quan sát khắp nơi. Quanh đây đồng không mông quạnh, Việt Dũng không có chỗ ẩn nấp nên cứ mon men dưới bờ ruộng.
Một lúc sau thấy Hắc U đi qua một ngôi nhà nhỏ bên đường, anh mới phóng nhanh đến ẩn nấp sau ngôi nhà ấy.
Theo cách này anh vẫn không bị đối phương phát hiện, có khi khoảng cách đôi bên là năm mươi trượng họ Nguyễn vẫn không bám theo mà căng mắt lên nhìn đối tượng. Sau khi nấp sau chuồng vịt, đống phân bón, cái cây xanh cổ thụ bên đàng, một bụi tre già ở ngã ba. Việt Dũng thấy đối phương sau đi vào trấn Nam Sơn nên không theo cách đấy nữa mà thản nhiên trà trộn vào đám người đi đường. Đương tháng chạp cho nên thị trấn này đông đảo khách tới lui hơn thường lệ.
Thấy đối phương theo hướng đông bắc, Việt Dũng phi thân lên nóc một căn nhà ở ngã ba rồi cứ thế giữ khoảng cách, mắt không rời đối tượng.
Không lâu sau Hắc U đi vào căn nhà lớn có ba cô gái trang điểm diêm dúa õng ẹo chào mời khách, tấm biển đề tên Lầu Phụng Sơn.
Việt Dũng nhảy xuống định vào theo, đi được vài bộ bỗng ngừng lại ngẫm nghĩ: “Vào đó sẽ bị các cô gái làm phiền, điều tra sao cho tiện.”
Anh vẫn đi vào, hai cô gái đi đến buông lời mời mọc, Việt Dũng nói: “Gọi mẹ các cô ra đây.”
Việt Dũng đi vào thì thấy khách phòng đông đúc người ngồi, các cô gái ở đây xinh tươi trẻ trung và đông như cá kiểng, có đủ sắc màu tha hồ mà lựa. Nhưng anh đến đây đâu phải vì chuyện đó.
Bà chủ trại gà đi đến nói: “Nào! Vị công tử này, thích cô gái nào đây!”
Việt Dũng cười hê hề nói: “Ôi! Mẹ nuôi của con, con nhớ mẹ quá! Mẹ vẫn đẹp như xưa!” Rồi tới ôm chầm bà ta.
Bà chủ lầu cười nói: “Cái cậu này khéo quá!” Thấy người khách mới đến thò tay vào ngực áo lục lọi. Bà chủ tưởng abg lấy tiền thưởng liền cười típ mắt.
Việt Dũng đưa mắt ý có cười khoái trá lấy ra tấm kim bài cho bà ta xem rồi kề miệng nói nhỏ vào tai bà: “Tôi là thuộc hạ thân tín của Bình Nam tướng, đến để theo dõi một tên giặc, bà cẩn thận cái mồm nếu còn muốn làm ăn!”
Chủ lầu mặt biến sắc nói: “Cậu… cậu.” Việt Dũng cướp lời: “Mau gọi ra một cô gái biết giữ miệng đi!”
Việt Dũng ngồi xuống bàn, bà chủ đưa mắt ra hiệu các cô gái đừng quan tâm, rồi dẫn Việt Dũng lên lầu hai. Anh vừa đi vừa nghe ngóng từng phòng, cất tiếng hỏi: “Cái lão mặt đồ đen với mới đến vào phòng nào, cho tôi phòng bên cạnh. Chủ quán ậm ự gật đầu. Thấy vẻ mặt bà ta buồn lo, Việt Dũng móc ra hai quan tiền, đưa tận tay bà.
Thái độ bà chủ lầu liền đổi khác, mặt tươi rói niềm nở hơn. Hai người đi vào một căn phòng góc đông, Việt Dũng nói: “Bà lui được rồi! Khỏi cần gọi gái chi nữa!”
Họ Nguyễn kéo một cái ghế dựa đến cạnh bức tường chung với phòng đối diện, ngồi xuống áp tai vào khe hở dưới ô van trên tường và vận công nghe ngóng.
Một hồi chỉ nghe tiếng các cô gái lã lơi mời rượu, lâu lâu lại nghe giọng của một thanh niên nói vài lời tán tỉnh, khen ngợi các cô gái biết cách làm vui lòng mình.
“Công tử!” Bỗng thanh âm của một lão già vang lên: “Vui chơi thế được rồi, chúng ta đi thôi! Tám hôm nữa là tới ngày đưa ông táo rồi!”
Thanh niên nói: “Ông táo về trời thì có liên quan gì đến Đinh Thừa tôi chứ! Có phải tôi về trời đâu! Nhân gian nhiều người đẹp thế này, điên hay sao mà muốn về trời!”
“Đó là ngày hội Truyền Lửa tổ chức cuộc thi kể chuyện. Chúng ta phải đến, đó là lệnh của giáo chủ!” Việt Dũng nhận ra giọng nói của đối tượng mình đang theo dõi.
“Tào lao quá!” Thanh niên nói giọng đầy tửu khí: “Bọn kể chuyện rong thì có liên quan gì đến chúng ta thế!”
Hắc U nói: “Giáo chủ là người trên dưới U Minh giáo đều kính ngưỡng lại là cha công tử, cớ sao ngài không nói năng có lễ độ hơn?”
Thanh niên cất lời: “Tôi thật chẳng hiểu ông ấy nghĩ gì, lúc đầu là đối phó tên Trần Lĩnh để báo thù cha hắn giết mẹ tôi. Rồi sau đó tìm cách đưa tôi lên làm phò mã nước Chiêm, dựa dẫm thế lực…”
“Các cô lui ra đi!” Hắc U quát, thanh niên ngạc nhiên: “Tại sao ông lại?”
Nghe tiếng bước chân, lát sau lão Hắc U mới nói: “Chuyện hệ trọng sao công tử có thể nói năng bừa bãi thế?”
Thanh niên cất giọng tức tối: “Thế ông nói đi, tại sao lại thay đổi mọi chuyện liên tiếp. Việc nào giao tay Đinh Thừa này cũng làm tốt đẹp, cớ sao chưa nhận được thành quả gì lại bị thay đổi. Đáng lẽ giờ này tôi nên ở kinh Thành nước Chiêm uống rượu cưới với cô công chúa xinh đẹp ấy rồi chứ.”
Hắc U nói: “Không đơn giản thế đâu, giáo chủ tất đã có tính toán thận trọng. Việc bây giờ là cậu hãy đoạt giải nhất cuộc thi kể chuyện, rồi trà trộn vào đó. Tương lai tất sẽ sáng lạn. Hơn cả những gì cậu có thể tưởng tượng được.”
“Đi kể chuyện rong, nhận từng xu lẻ bố thí mà sáng lạn ư!” Thanh niên cười ha hả: “Thật không hiểu mấy người nghĩ cái gì, bắt tôi đi làm việc mà không cho tôi hiểu nội tình, tôi đâu phải là một quân cờ vô tri.”
Hắc U diệu giọng: “Giáo chủ chỉ muốn tốt cho cậu. Nhiều chuyện giấu công tử vì cậu lúc nào cũng nói năng không có chừng mực. Đợi lúc nào cậu trưởng thành hơn, giáo chủ sẽ không giấu ghiếm cậu bất cứ điều gì nữa!”
Thanh niên nói: “Tôi đã hai mươi bốn tuổi rồi chứ nhỏ nhoi gì! Tôi thật không hiểu, tại sao không làm như kế hoạch, để cho tôi làm phò mã chứ!”
Hắc U nói: “Giáo chủ được biết tên Trần Lĩnh thật không chết và việc cậu giá họa tội cho hắn không những trở nên vô nghĩa, mà còn phản tác dụng. Nếu việc này đến tai cái tên Bình Nam tướng, hắn nhất định sẽ bắt cậu đem nạp cho Lý Long Bồ, còn Trần Lĩnh thật sẽ được vô tội và được làm phò mã như dự tính ban đầu.”
Thanh niên nói: “Tôi không hiểu, gì mà rối rắm thế!”
Hắc U kiên nhẫn nói: “Ban đầu giáo chủ bảo cậu cãi trang giống Trần Lĩnh để phạm tội phải không, bề ngoài cậu khá giống hắn nên chẳng khó gì, giáo chủ còn cẩn thận bố trí một thầy vẽ tranh để trợ giúp. Nếu mọi việc xảy ra như dự tính, hắn thân bại danh liệt, họ Trần sẽ xấu mặt trước thiên hạ, mục đích báo thù của chúng ta sẽ thành công.”
Thanh niên nói giọng thắc mắc: “Sao không giết quách hắn đi, cha hắn giết mẹ tôi, mạng phải đổi mạng chứ.”
Hắc U nói: “Giáo chủ muốn cha con họ Trần thân bại danh liệt, rồi sẽ có cách để chiếm đoạt bảo vật của nhà họ Trần!”
Đinh Thừa nói: “Bảo vật gì?” Hắc U đáp: “Đó là một chiếc búa gỗ, giáo chủ có biết một bí mật. Chiếc búa gỗ ấy là một trong ba món tín vật của ba người Ngô, Trần, Mạc. Có cả ba chúng ta có thể tìm được bài thơ cổ. Bài thơ ấy là bản đồ dẫn đến kho báu của Ngô Quyền. Ngoài vô số tài vật còn có những cuốn sách có lợi cho chúng ta, một số võ công cổ truyền cũng bao gồm trong đó.”
Một lúc lâu không nghe ai nói gì, Nguyễn Việt Dũng càng nóng nảy trong người. Đợi thêm giây lát, gã Đinh Thừa cất lời nhỏ hơn: “Nhưng còn cô công chúa nước Chiêm, hai việc này đâu có liên quan.”
Hắc U cũng nói nhỏ lại: “Tên Trần Lĩnh thật còn sống, hai bên Bình Nam Tướng và Khai Quốc Vương đã liên lạc với nhau, sự tình đã được họ nắm bắt. Nếu cậu không trốn đi sẽ bị giải đến phủ Khai Quốc Vương để chịu tội đúng như việc cậu đã làm. Còn tên Trần Lĩnh sẽ được giúp đỡ lên làm phò mã, cậu hiểu chưa.”
Đinh Thừa ậm ự, rồi nói: “Giờ tôi phải vào hội kể chuyện à, vào đó làm gì?” Hắc U đáp: “Cậu đoạt giải nhất sẽ được cất nhắc vào vị trí quan trọng. Có cơ hội tiếp xúc với lão Mạc cậu hãy điều tra một tín vật khác của Ngô Quyền, đó là một cuốn sách không có chữ.”
Đinh thừa nói: “Hiểu rồi, nhưng vậy chỉ mới có hai, còn tín vật thứ ba đâu?” Hắc U nói: “Giáo chủ sẽ lo liệu, cậu là con trai của ngài, giáo chủ làm nhiều chuyện cũng vì cậu thôi. Mồm miệng cậu lanh lợi, kể chuyện rất hay ho mà. Phải không?”
Đinh thừa nói: “Nhưng tôi đâu biết chuyện gì hay ho đâu, chuyện cổ tích thì ai cũng nghe qua rồi.” Hắc U nói: “Sẽ có người lo liệu, chúng ta hãy nhanh chóng lên kinh thành, đến càng sớm càng có nhiều thời gian để chuẩn bị, có hiểu chưa!”
“Ừm, thôi đi luôn trong đêm cũng được!” Ngữ khí Đinh Thừa có vẻ hớn hở hơn. Sau đó nghe tiếng lục đục, chắc họ chuẩn bị đồ đạt để lên đường.
Việt Dũng nghĩ thầm: “Thật là một việc động trời, mình có nên về báo với tướng quân không? Thôi đi luôn, hy vọng trên đường sẽ gặp Lâm Tấn, có thêm một trợ thủ hành sự sẽ dễ dàng hơn.”
“Mình có gì không bằng anh ta chứ, sao cả cha thân sinh lẫn cha nuôi ai ai cũng thiên vị. Chẳng lẽ sự tồn tại của Thường Hiến này là rẻ rúng, chẳng đáng nhắc đến.”
Cậu bé múa tít thanh đao, tuy nhỏ tuổi nhưng thân thủ cậu mau lẹ, bốn mươi chín đường đao của Ngô gia trong chóng vánh đã được sử hết một lượt. Thường Hiến vẫn thế, vẫn một mình luyện công miệt mài, chẳng bỏ sót đêm nào kể từ tiết trung thu đến nay.
Bỗng có tiếng vỗ tay phát ra từ trên hư không, Thường Hiến dừng lại quát “ai đấy!”
Một bóng đen từ thân cây tùng đối diện nhảy xuống quay lưng về phía cậu bé, cất lời trầm khàn: “Cậu là con trai của Ngô An Ngữ. Tinh thần cố gắng ấy, thật đáng khâm phục với cái tuổi của cậu.” Nghe ngữ khí xem ra tuổi tác người này không nhỏ. Ông ta đội nón lá rộng cùng mạn che đến vai, nên trông thật bí hiểm.
Thường Hiến nói: “Ông là ai?” Lão già quay lại đáp: “Ta ư, một người bạn, bạn của Ngô An Ngữ cha cháu!” Thường Hiến tròn mắt ngây thơ: “Ông quen cha cháu sao?”
“Rất thân là đằng khác!” Ông già nói giọng trầm khàn: “Bác rất tiếc vì không đến dự tang lễ của cha cháu được. Nhưng bác sẽ chuộc lỗi bằng cách chiếu cố đến cháu, đúng như lời bác đã từng hứa với cha cháu!”
Thường Hiến tròn mắt nói: “Cha cháu nhờ bác thật ư?” Ông già đáp: “Đúng vậy, cha cháu không hề bỏ quên cháu, ông ấy cũng thương cháu như anh cháu vậy. Chỉ có điều cháu chưa đến mười hai tuổi nên chưa cần truyền dạy võ công đấy thôi. Cha cháu muốn cháu phát triển bình thường cái đã. Nhưng bác thấy cháu cao lớn hơn những đứa trẻ cùng tuổi, lại có tinh thần như vậy, nên đến đây để giúp cháu mau thành tựu hơn.”
Ông già tiến lại gần Thường Hiến hơn, cúi xuống ôm vai cậu nói: “Bác cũng biết kẻ nào đã hại cha cháu, nhưng bác sẽ không tiếc lộ đến khi cháu trưởng thành và có đủ bản lĩnh lẫn sự khôn ngoan! Lúc đó chúng ta sẽ cùng chiến đấu với kẻ thù, cháu thấy thế nào?”
“Cám ơn thầy! Thường Hiến quỳ xuống nói: “Từ nay trò sẽ nghe theo lời chỉ dạy của người, cố gắn luyện công để trả thù cho cha!”
Ông già mỉm cười đỡ cậu bé lên nói: “Hay lắm, nhất định chúng ta sẽ thành công! Kẻ xấu sẽ đền tội!”
Ông già bắt đầu truyền dạy nội công cho cậu bé, Thường Hiến hết sức tập trung, đầu óc cậu lại lanh lợi nên ông già kia cũng chẳng tốn bao nhiêu thời gian.
Ông già nói: “Trò nên ngồi thế kiết già thế này, lồng hai chân vào nhau, ban đầu sẽ đau nhưng dần già sẽ quen. Nhớ luyện đều đặn mỗi hai canh trước và sau khi đi ngủ.”
Thường Hiến đáp dạ, rồi cậu luyện lại các chiêu đao pháp cho ông già xem. Đôi bên trao đổi chiết giải đến khi nghe tiếng gà gáy mới ngừng.
****************************
Tại thị Trấn Hà Nam, trên cái mái một ngôi nhà bậc trung, hai bóng người đang đứng đối diện nhau. Họ cứ im lặng như thế, đến khi một giọng nam cất lên: “Tại sao cô lại xen vào chuyện của người Mường chúng tôi? Cô đeo mặt nạ thế kia, chắc chắn chẳng tốt lành gì, tôi không muốn dùng vũ lực với đàn bà, nên cô hãy ngoan ngoãn, đừng ép tôi phải làm điều tôi không muốn!”
Một thanh âm trong trẻo nhưng lạnh lùng vô bì: “Nếu tổ chức các người làm ăn lương thiện thì không ai rãnh rỗi đến làm phiền đâu! Tôi là người của hội Thắp Lửa…”
Người đàn ông ngắt lời: “Tôi không cần biết thắp lửa, thắp đèn gì cả, ai sai cô đến cản trở việc làm ăn của chúng tôi! Số thép ấy chúng tôi luyện ra thì có quyền bán cho bất cứ người nào chúng tôi muốn, vì cảm thấy được giá!”
Cô gái cãi: “Quặng sắt đó các người tự khai thác, khi không được sự cho phép của triều đình đã là việc sai trái rồi, còn định bán cho phiên bang là cớ làm sao?”
Người Đàn ông Mường nói: “Quặng trên đất Mường tại sao chúng tôi không có quyền chứ, cha ông chúng tôi xưa này vẫn khai thác đấy thôi.”
Cô gái nói: “Vậy sao không bán cho người Kinh chúng tôi, chúng ta là đồng bào chẳng lẽ các người muốn nối giáo cho giặc.”
Anh chàng kia cười lớn nói: “Các người lừa chúng tôi biết bao lần rồi, các người không thật thà, không có uy tín thì đừng trách người khác.”
Cô gái lưỡng lự tỏ ra đuối lý, giây lát sau nói: “Đó là thiểu số thôi, đừng vì một vài con sâu làm sầu nồi canh chứ! Được rồi số hàng đó giá bao nhiêu, tôi sẽ trả hơn số đó!”
Chàng trai Mường nói: “Không còn là vấn đề tiền nong nữa, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, hàng phải đưa đến đúng hẹn giống như những lời chúng tôi hứa. Cô mau giao ra nếu không đừng trách tôi.”
“Các người đừng trúng kế của địch, mục đích của họ của chia rẽ chúng ta. Triều đình nhiều phen cứu trợ các người, vì sự yên ổn của các người mà giúp sức không ít, anh không hiểu sao. Hoàng thượng muốn quốc thái dân an, các dân tộc đoàn kết một lòng như vậy mới bảo vệ được giang sơn. Chẳng lẽ anh không được kể lại những nỗi tủi nhục, khốn khổ khi bị đô hộ sao?” Cô gái càng nói càng to tiếng.
Anh chàng kia nín lặng giây lát nói: “Chúng tôi cần phải sống và lời hứa cần được giữ lấy. A Mây này xin cô lần cuối, hãy trả cho chúng tôi, hãy để lời hứa thành sự thật cũng như danh dự của người Mường được vẹn toàn như nó đã từng.”
Cô gái đáp: “Anh có lý tưởng của anh, tôi cũng vậy! Hãy tiến đến và đánh như một người đàn ông đi! Kẻ bại trận không còn lời để nói.”
Hất một viên ngói rời bay về phía đối phương cô gái đâm tới một chiêu kiếm rồi biến hóa chém ba lần, đâm ba lần công vào phần ngực chàng trai Mường. Thân pháp anh này khá mau lẹ, đường đao của anh dũng mạnh thâm trầm. Đối chiêu ba lần, cô gái tự nhủ nên cẩn thận hơn với sức nặng của thanh đao.
Hai người nhảy xuống đường, trong chóng vánh đôi bên đã đánh cả chục chiêu. Tư thế ra chiêu của cô gái rất đẹp mắt, đôi chân của cô rất linh hoạt kết hợp với kiếm chiêu càng lúc càng hoa mỹ và phong phú. Anh chàng kia thì người lại, chiêu thức nhiều khi rất đơn giản, thậm chí thô thiển, nhưng uy lực thì mạnh mẽ, mỗi chiêu như có thể chắt đứt cô gái cùng thanh kiếm của cô thành nhiều mảnh.
Đã qua năm mươi chiêu nữa, trong thế hướng đến đâm thẳng cong người đảo một vòng, cả thân người cô gái như muốn ngã về phía trước. Quay được nửa vòng cô đã biến hóa thành ba cú chém hung hiểm, nửa vòng sau cô lại đâm một nhát, rồi với thân pháp kỳ dị, cô vận lực xuống đôi chân nhỏ nhắn, búng người một cái bay lên hư không, cùng lúc chém đâm liên tiếp vào vai đối phương. Đáng lẽ những chiêu này đánh vào đầu mới phát huy hết tác dụng mới bỏ cái công hao tốn khí lực để tạo chiêu, nhưng vì không muốn hạ sát đối phương nên cô chọn vị trí khác.
Anh chàng Mường Liên tiếp thối lui đỡ gạt, nhưng những chiêu của đối phương đánh ra không hy vọng lấy mạng anh mà mục đích là tạo thế Phụng Hoàng Phi Không. Anh vội dương đao đỡ đầu nhưng đó lại là việc vô ích, bởi mục đích đối phương lại khác.
Vai trái A Mây bị đâm một kiếm, cô gái đảo người chéo trên không một cách đẹp mắt rồi đá móc một cước vào mặt anh.
Cú đâm có vẻ nương tay nhưng chiêu cước uy lực rất đáng kể. A Mây bị đá bật một vòng như cái cách cô gái nhào lộn trên không trung.
A Mây định thần thì một ám khí gì đó bay đến, anh phản xạ dương thanh đao chém ngang một chiêu, vô số ám khí khác bay tứ tung ra. A Mây vội che mặt la thầm. Giây lát sau đó mở mắt ra thấy mình chả bị sao cả. Nhìn quanh thì thấy hàng chục đồng tiền vương vãi khắp nơi, nhìn xuống anh thấy một cái túi đựng tiền màu hồng thêu hình chim phụng đang tung cánh bằng chỉ đỏ, chỉ vàng. Đường may rất tinh tế và mãn nhãn, nhưng tiếc rằng cái cổ con chim bị cú chém vừa rồi của anh làm đứt rời khỏi thân.
Nhìn quanh chẳng còn cô gái ấy đâu nữa, A Mây nhặt cái túi tiền vải lụa lên ngắm nghía, bất giác mê mẫn.
Độ một nén nhang cả hai đã đi được đoạn đường tám dặm. Không lâu sau đó đã đến quan đạo, Hắc U lão đi chậm lại ngưng thần quan sát khắp nơi. Quanh đây đồng không mông quạnh, Việt Dũng không có chỗ ẩn nấp nên cứ mon men dưới bờ ruộng.
Một lúc sau thấy Hắc U đi qua một ngôi nhà nhỏ bên đường, anh mới phóng nhanh đến ẩn nấp sau ngôi nhà ấy.
Theo cách này anh vẫn không bị đối phương phát hiện, có khi khoảng cách đôi bên là năm mươi trượng họ Nguyễn vẫn không bám theo mà căng mắt lên nhìn đối tượng. Sau khi nấp sau chuồng vịt, đống phân bón, cái cây xanh cổ thụ bên đàng, một bụi tre già ở ngã ba. Việt Dũng thấy đối phương sau đi vào trấn Nam Sơn nên không theo cách đấy nữa mà thản nhiên trà trộn vào đám người đi đường. Đương tháng chạp cho nên thị trấn này đông đảo khách tới lui hơn thường lệ.
Thấy đối phương theo hướng đông bắc, Việt Dũng phi thân lên nóc một căn nhà ở ngã ba rồi cứ thế giữ khoảng cách, mắt không rời đối tượng.
Không lâu sau Hắc U đi vào căn nhà lớn có ba cô gái trang điểm diêm dúa õng ẹo chào mời khách, tấm biển đề tên Lầu Phụng Sơn.
Việt Dũng nhảy xuống định vào theo, đi được vài bộ bỗng ngừng lại ngẫm nghĩ: “Vào đó sẽ bị các cô gái làm phiền, điều tra sao cho tiện.”
Anh vẫn đi vào, hai cô gái đi đến buông lời mời mọc, Việt Dũng nói: “Gọi mẹ các cô ra đây.”
Việt Dũng đi vào thì thấy khách phòng đông đúc người ngồi, các cô gái ở đây xinh tươi trẻ trung và đông như cá kiểng, có đủ sắc màu tha hồ mà lựa. Nhưng anh đến đây đâu phải vì chuyện đó.
Bà chủ trại gà đi đến nói: “Nào! Vị công tử này, thích cô gái nào đây!”
Việt Dũng cười hê hề nói: “Ôi! Mẹ nuôi của con, con nhớ mẹ quá! Mẹ vẫn đẹp như xưa!” Rồi tới ôm chầm bà ta.
Bà chủ lầu cười nói: “Cái cậu này khéo quá!” Thấy người khách mới đến thò tay vào ngực áo lục lọi. Bà chủ tưởng abg lấy tiền thưởng liền cười típ mắt.
Việt Dũng đưa mắt ý có cười khoái trá lấy ra tấm kim bài cho bà ta xem rồi kề miệng nói nhỏ vào tai bà: “Tôi là thuộc hạ thân tín của Bình Nam tướng, đến để theo dõi một tên giặc, bà cẩn thận cái mồm nếu còn muốn làm ăn!”
Chủ lầu mặt biến sắc nói: “Cậu… cậu.” Việt Dũng cướp lời: “Mau gọi ra một cô gái biết giữ miệng đi!”
Việt Dũng ngồi xuống bàn, bà chủ đưa mắt ra hiệu các cô gái đừng quan tâm, rồi dẫn Việt Dũng lên lầu hai. Anh vừa đi vừa nghe ngóng từng phòng, cất tiếng hỏi: “Cái lão mặt đồ đen với mới đến vào phòng nào, cho tôi phòng bên cạnh. Chủ quán ậm ự gật đầu. Thấy vẻ mặt bà ta buồn lo, Việt Dũng móc ra hai quan tiền, đưa tận tay bà.
Thái độ bà chủ lầu liền đổi khác, mặt tươi rói niềm nở hơn. Hai người đi vào một căn phòng góc đông, Việt Dũng nói: “Bà lui được rồi! Khỏi cần gọi gái chi nữa!”
Họ Nguyễn kéo một cái ghế dựa đến cạnh bức tường chung với phòng đối diện, ngồi xuống áp tai vào khe hở dưới ô van trên tường và vận công nghe ngóng.
Một hồi chỉ nghe tiếng các cô gái lã lơi mời rượu, lâu lâu lại nghe giọng của một thanh niên nói vài lời tán tỉnh, khen ngợi các cô gái biết cách làm vui lòng mình.
“Công tử!” Bỗng thanh âm của một lão già vang lên: “Vui chơi thế được rồi, chúng ta đi thôi! Tám hôm nữa là tới ngày đưa ông táo rồi!”
Thanh niên nói: “Ông táo về trời thì có liên quan gì đến Đinh Thừa tôi chứ! Có phải tôi về trời đâu! Nhân gian nhiều người đẹp thế này, điên hay sao mà muốn về trời!”
“Đó là ngày hội Truyền Lửa tổ chức cuộc thi kể chuyện. Chúng ta phải đến, đó là lệnh của giáo chủ!” Việt Dũng nhận ra giọng nói của đối tượng mình đang theo dõi.
“Tào lao quá!” Thanh niên nói giọng đầy tửu khí: “Bọn kể chuyện rong thì có liên quan gì đến chúng ta thế!”
Hắc U nói: “Giáo chủ là người trên dưới U Minh giáo đều kính ngưỡng lại là cha công tử, cớ sao ngài không nói năng có lễ độ hơn?”
Thanh niên cất lời: “Tôi thật chẳng hiểu ông ấy nghĩ gì, lúc đầu là đối phó tên Trần Lĩnh để báo thù cha hắn giết mẹ tôi. Rồi sau đó tìm cách đưa tôi lên làm phò mã nước Chiêm, dựa dẫm thế lực…”
“Các cô lui ra đi!” Hắc U quát, thanh niên ngạc nhiên: “Tại sao ông lại?”
Nghe tiếng bước chân, lát sau lão Hắc U mới nói: “Chuyện hệ trọng sao công tử có thể nói năng bừa bãi thế?”
Thanh niên cất giọng tức tối: “Thế ông nói đi, tại sao lại thay đổi mọi chuyện liên tiếp. Việc nào giao tay Đinh Thừa này cũng làm tốt đẹp, cớ sao chưa nhận được thành quả gì lại bị thay đổi. Đáng lẽ giờ này tôi nên ở kinh Thành nước Chiêm uống rượu cưới với cô công chúa xinh đẹp ấy rồi chứ.”
Hắc U nói: “Không đơn giản thế đâu, giáo chủ tất đã có tính toán thận trọng. Việc bây giờ là cậu hãy đoạt giải nhất cuộc thi kể chuyện, rồi trà trộn vào đó. Tương lai tất sẽ sáng lạn. Hơn cả những gì cậu có thể tưởng tượng được.”
“Đi kể chuyện rong, nhận từng xu lẻ bố thí mà sáng lạn ư!” Thanh niên cười ha hả: “Thật không hiểu mấy người nghĩ cái gì, bắt tôi đi làm việc mà không cho tôi hiểu nội tình, tôi đâu phải là một quân cờ vô tri.”
Hắc U diệu giọng: “Giáo chủ chỉ muốn tốt cho cậu. Nhiều chuyện giấu công tử vì cậu lúc nào cũng nói năng không có chừng mực. Đợi lúc nào cậu trưởng thành hơn, giáo chủ sẽ không giấu ghiếm cậu bất cứ điều gì nữa!”
Thanh niên nói: “Tôi đã hai mươi bốn tuổi rồi chứ nhỏ nhoi gì! Tôi thật không hiểu, tại sao không làm như kế hoạch, để cho tôi làm phò mã chứ!”
Hắc U nói: “Giáo chủ được biết tên Trần Lĩnh thật không chết và việc cậu giá họa tội cho hắn không những trở nên vô nghĩa, mà còn phản tác dụng. Nếu việc này đến tai cái tên Bình Nam tướng, hắn nhất định sẽ bắt cậu đem nạp cho Lý Long Bồ, còn Trần Lĩnh thật sẽ được vô tội và được làm phò mã như dự tính ban đầu.”
Thanh niên nói: “Tôi không hiểu, gì mà rối rắm thế!”
Hắc U kiên nhẫn nói: “Ban đầu giáo chủ bảo cậu cãi trang giống Trần Lĩnh để phạm tội phải không, bề ngoài cậu khá giống hắn nên chẳng khó gì, giáo chủ còn cẩn thận bố trí một thầy vẽ tranh để trợ giúp. Nếu mọi việc xảy ra như dự tính, hắn thân bại danh liệt, họ Trần sẽ xấu mặt trước thiên hạ, mục đích báo thù của chúng ta sẽ thành công.”
Thanh niên nói giọng thắc mắc: “Sao không giết quách hắn đi, cha hắn giết mẹ tôi, mạng phải đổi mạng chứ.”
Hắc U nói: “Giáo chủ muốn cha con họ Trần thân bại danh liệt, rồi sẽ có cách để chiếm đoạt bảo vật của nhà họ Trần!”
Đinh Thừa nói: “Bảo vật gì?” Hắc U đáp: “Đó là một chiếc búa gỗ, giáo chủ có biết một bí mật. Chiếc búa gỗ ấy là một trong ba món tín vật của ba người Ngô, Trần, Mạc. Có cả ba chúng ta có thể tìm được bài thơ cổ. Bài thơ ấy là bản đồ dẫn đến kho báu của Ngô Quyền. Ngoài vô số tài vật còn có những cuốn sách có lợi cho chúng ta, một số võ công cổ truyền cũng bao gồm trong đó.”
Một lúc lâu không nghe ai nói gì, Nguyễn Việt Dũng càng nóng nảy trong người. Đợi thêm giây lát, gã Đinh Thừa cất lời nhỏ hơn: “Nhưng còn cô công chúa nước Chiêm, hai việc này đâu có liên quan.”
Hắc U cũng nói nhỏ lại: “Tên Trần Lĩnh thật còn sống, hai bên Bình Nam Tướng và Khai Quốc Vương đã liên lạc với nhau, sự tình đã được họ nắm bắt. Nếu cậu không trốn đi sẽ bị giải đến phủ Khai Quốc Vương để chịu tội đúng như việc cậu đã làm. Còn tên Trần Lĩnh sẽ được giúp đỡ lên làm phò mã, cậu hiểu chưa.”
Đinh Thừa ậm ự, rồi nói: “Giờ tôi phải vào hội kể chuyện à, vào đó làm gì?” Hắc U đáp: “Cậu đoạt giải nhất sẽ được cất nhắc vào vị trí quan trọng. Có cơ hội tiếp xúc với lão Mạc cậu hãy điều tra một tín vật khác của Ngô Quyền, đó là một cuốn sách không có chữ.”
Đinh thừa nói: “Hiểu rồi, nhưng vậy chỉ mới có hai, còn tín vật thứ ba đâu?” Hắc U nói: “Giáo chủ sẽ lo liệu, cậu là con trai của ngài, giáo chủ làm nhiều chuyện cũng vì cậu thôi. Mồm miệng cậu lanh lợi, kể chuyện rất hay ho mà. Phải không?”
Đinh thừa nói: “Nhưng tôi đâu biết chuyện gì hay ho đâu, chuyện cổ tích thì ai cũng nghe qua rồi.” Hắc U nói: “Sẽ có người lo liệu, chúng ta hãy nhanh chóng lên kinh thành, đến càng sớm càng có nhiều thời gian để chuẩn bị, có hiểu chưa!”
“Ừm, thôi đi luôn trong đêm cũng được!” Ngữ khí Đinh Thừa có vẻ hớn hở hơn. Sau đó nghe tiếng lục đục, chắc họ chuẩn bị đồ đạt để lên đường.
Việt Dũng nghĩ thầm: “Thật là một việc động trời, mình có nên về báo với tướng quân không? Thôi đi luôn, hy vọng trên đường sẽ gặp Lâm Tấn, có thêm một trợ thủ hành sự sẽ dễ dàng hơn.”
“Mình có gì không bằng anh ta chứ, sao cả cha thân sinh lẫn cha nuôi ai ai cũng thiên vị. Chẳng lẽ sự tồn tại của Thường Hiến này là rẻ rúng, chẳng đáng nhắc đến.”
Cậu bé múa tít thanh đao, tuy nhỏ tuổi nhưng thân thủ cậu mau lẹ, bốn mươi chín đường đao của Ngô gia trong chóng vánh đã được sử hết một lượt. Thường Hiến vẫn thế, vẫn một mình luyện công miệt mài, chẳng bỏ sót đêm nào kể từ tiết trung thu đến nay.
Bỗng có tiếng vỗ tay phát ra từ trên hư không, Thường Hiến dừng lại quát “ai đấy!”
Một bóng đen từ thân cây tùng đối diện nhảy xuống quay lưng về phía cậu bé, cất lời trầm khàn: “Cậu là con trai của Ngô An Ngữ. Tinh thần cố gắng ấy, thật đáng khâm phục với cái tuổi của cậu.” Nghe ngữ khí xem ra tuổi tác người này không nhỏ. Ông ta đội nón lá rộng cùng mạn che đến vai, nên trông thật bí hiểm.
Thường Hiến nói: “Ông là ai?” Lão già quay lại đáp: “Ta ư, một người bạn, bạn của Ngô An Ngữ cha cháu!” Thường Hiến tròn mắt ngây thơ: “Ông quen cha cháu sao?”
“Rất thân là đằng khác!” Ông già nói giọng trầm khàn: “Bác rất tiếc vì không đến dự tang lễ của cha cháu được. Nhưng bác sẽ chuộc lỗi bằng cách chiếu cố đến cháu, đúng như lời bác đã từng hứa với cha cháu!”
Thường Hiến tròn mắt nói: “Cha cháu nhờ bác thật ư?” Ông già đáp: “Đúng vậy, cha cháu không hề bỏ quên cháu, ông ấy cũng thương cháu như anh cháu vậy. Chỉ có điều cháu chưa đến mười hai tuổi nên chưa cần truyền dạy võ công đấy thôi. Cha cháu muốn cháu phát triển bình thường cái đã. Nhưng bác thấy cháu cao lớn hơn những đứa trẻ cùng tuổi, lại có tinh thần như vậy, nên đến đây để giúp cháu mau thành tựu hơn.”
Ông già tiến lại gần Thường Hiến hơn, cúi xuống ôm vai cậu nói: “Bác cũng biết kẻ nào đã hại cha cháu, nhưng bác sẽ không tiếc lộ đến khi cháu trưởng thành và có đủ bản lĩnh lẫn sự khôn ngoan! Lúc đó chúng ta sẽ cùng chiến đấu với kẻ thù, cháu thấy thế nào?”
“Cám ơn thầy! Thường Hiến quỳ xuống nói: “Từ nay trò sẽ nghe theo lời chỉ dạy của người, cố gắn luyện công để trả thù cho cha!”
Ông già mỉm cười đỡ cậu bé lên nói: “Hay lắm, nhất định chúng ta sẽ thành công! Kẻ xấu sẽ đền tội!”
Ông già bắt đầu truyền dạy nội công cho cậu bé, Thường Hiến hết sức tập trung, đầu óc cậu lại lanh lợi nên ông già kia cũng chẳng tốn bao nhiêu thời gian.
Ông già nói: “Trò nên ngồi thế kiết già thế này, lồng hai chân vào nhau, ban đầu sẽ đau nhưng dần già sẽ quen. Nhớ luyện đều đặn mỗi hai canh trước và sau khi đi ngủ.”
Thường Hiến đáp dạ, rồi cậu luyện lại các chiêu đao pháp cho ông già xem. Đôi bên trao đổi chiết giải đến khi nghe tiếng gà gáy mới ngừng.
****************************
Tại thị Trấn Hà Nam, trên cái mái một ngôi nhà bậc trung, hai bóng người đang đứng đối diện nhau. Họ cứ im lặng như thế, đến khi một giọng nam cất lên: “Tại sao cô lại xen vào chuyện của người Mường chúng tôi? Cô đeo mặt nạ thế kia, chắc chắn chẳng tốt lành gì, tôi không muốn dùng vũ lực với đàn bà, nên cô hãy ngoan ngoãn, đừng ép tôi phải làm điều tôi không muốn!”
Một thanh âm trong trẻo nhưng lạnh lùng vô bì: “Nếu tổ chức các người làm ăn lương thiện thì không ai rãnh rỗi đến làm phiền đâu! Tôi là người của hội Thắp Lửa…”
Người đàn ông ngắt lời: “Tôi không cần biết thắp lửa, thắp đèn gì cả, ai sai cô đến cản trở việc làm ăn của chúng tôi! Số thép ấy chúng tôi luyện ra thì có quyền bán cho bất cứ người nào chúng tôi muốn, vì cảm thấy được giá!”
Cô gái cãi: “Quặng sắt đó các người tự khai thác, khi không được sự cho phép của triều đình đã là việc sai trái rồi, còn định bán cho phiên bang là cớ làm sao?”
Người Đàn ông Mường nói: “Quặng trên đất Mường tại sao chúng tôi không có quyền chứ, cha ông chúng tôi xưa này vẫn khai thác đấy thôi.”
Cô gái nói: “Vậy sao không bán cho người Kinh chúng tôi, chúng ta là đồng bào chẳng lẽ các người muốn nối giáo cho giặc.”
Anh chàng kia cười lớn nói: “Các người lừa chúng tôi biết bao lần rồi, các người không thật thà, không có uy tín thì đừng trách người khác.”
Cô gái lưỡng lự tỏ ra đuối lý, giây lát sau nói: “Đó là thiểu số thôi, đừng vì một vài con sâu làm sầu nồi canh chứ! Được rồi số hàng đó giá bao nhiêu, tôi sẽ trả hơn số đó!”
Chàng trai Mường nói: “Không còn là vấn đề tiền nong nữa, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, hàng phải đưa đến đúng hẹn giống như những lời chúng tôi hứa. Cô mau giao ra nếu không đừng trách tôi.”
“Các người đừng trúng kế của địch, mục đích của họ của chia rẽ chúng ta. Triều đình nhiều phen cứu trợ các người, vì sự yên ổn của các người mà giúp sức không ít, anh không hiểu sao. Hoàng thượng muốn quốc thái dân an, các dân tộc đoàn kết một lòng như vậy mới bảo vệ được giang sơn. Chẳng lẽ anh không được kể lại những nỗi tủi nhục, khốn khổ khi bị đô hộ sao?” Cô gái càng nói càng to tiếng.
Anh chàng kia nín lặng giây lát nói: “Chúng tôi cần phải sống và lời hứa cần được giữ lấy. A Mây này xin cô lần cuối, hãy trả cho chúng tôi, hãy để lời hứa thành sự thật cũng như danh dự của người Mường được vẹn toàn như nó đã từng.”
Cô gái đáp: “Anh có lý tưởng của anh, tôi cũng vậy! Hãy tiến đến và đánh như một người đàn ông đi! Kẻ bại trận không còn lời để nói.”
Hất một viên ngói rời bay về phía đối phương cô gái đâm tới một chiêu kiếm rồi biến hóa chém ba lần, đâm ba lần công vào phần ngực chàng trai Mường. Thân pháp anh này khá mau lẹ, đường đao của anh dũng mạnh thâm trầm. Đối chiêu ba lần, cô gái tự nhủ nên cẩn thận hơn với sức nặng của thanh đao.
Hai người nhảy xuống đường, trong chóng vánh đôi bên đã đánh cả chục chiêu. Tư thế ra chiêu của cô gái rất đẹp mắt, đôi chân của cô rất linh hoạt kết hợp với kiếm chiêu càng lúc càng hoa mỹ và phong phú. Anh chàng kia thì người lại, chiêu thức nhiều khi rất đơn giản, thậm chí thô thiển, nhưng uy lực thì mạnh mẽ, mỗi chiêu như có thể chắt đứt cô gái cùng thanh kiếm của cô thành nhiều mảnh.
Đã qua năm mươi chiêu nữa, trong thế hướng đến đâm thẳng cong người đảo một vòng, cả thân người cô gái như muốn ngã về phía trước. Quay được nửa vòng cô đã biến hóa thành ba cú chém hung hiểm, nửa vòng sau cô lại đâm một nhát, rồi với thân pháp kỳ dị, cô vận lực xuống đôi chân nhỏ nhắn, búng người một cái bay lên hư không, cùng lúc chém đâm liên tiếp vào vai đối phương. Đáng lẽ những chiêu này đánh vào đầu mới phát huy hết tác dụng mới bỏ cái công hao tốn khí lực để tạo chiêu, nhưng vì không muốn hạ sát đối phương nên cô chọn vị trí khác.
Anh chàng Mường Liên tiếp thối lui đỡ gạt, nhưng những chiêu của đối phương đánh ra không hy vọng lấy mạng anh mà mục đích là tạo thế Phụng Hoàng Phi Không. Anh vội dương đao đỡ đầu nhưng đó lại là việc vô ích, bởi mục đích đối phương lại khác.
Vai trái A Mây bị đâm một kiếm, cô gái đảo người chéo trên không một cách đẹp mắt rồi đá móc một cước vào mặt anh.
Cú đâm có vẻ nương tay nhưng chiêu cước uy lực rất đáng kể. A Mây bị đá bật một vòng như cái cách cô gái nhào lộn trên không trung.
A Mây định thần thì một ám khí gì đó bay đến, anh phản xạ dương thanh đao chém ngang một chiêu, vô số ám khí khác bay tứ tung ra. A Mây vội che mặt la thầm. Giây lát sau đó mở mắt ra thấy mình chả bị sao cả. Nhìn quanh thì thấy hàng chục đồng tiền vương vãi khắp nơi, nhìn xuống anh thấy một cái túi đựng tiền màu hồng thêu hình chim phụng đang tung cánh bằng chỉ đỏ, chỉ vàng. Đường may rất tinh tế và mãn nhãn, nhưng tiếc rằng cái cổ con chim bị cú chém vừa rồi của anh làm đứt rời khỏi thân.
Nhìn quanh chẳng còn cô gái ấy đâu nữa, A Mây nhặt cái túi tiền vải lụa lên ngắm nghía, bất giác mê mẫn.
/32
|