Suốt mấy ngày đêm, mưa phùn lất phất rồi đến gió bấc từng cơn se sắt lòng người.
Vào khoảng giờ Mùi, cơn mưa tuyết lại bắt đầu đổ xuống, từng mảnh hoa tuyết như lông ngổng rụng trắng bầu trời. Quả là một cơn tuyết to ít khi có ở miền Giang Nam bốn mùa thời tiết hiền lành này.
Chỉ khoảng một giờ sau, mặt đất đã phủ lên một lớp tuyết trắng xóa lóng lánh tựa pha lê dầy hơn tất.
Núi, sông cảnh vật dường được trang điểm thêm một lượt phấn trắng ngọc ngà, khiến màn đêm dù đã hạ thấp từ lâu nhưng cũng luyến lưu chưa đành buông rủ.
Bóng đen của dạ trần, so với thường nhật, xem ra tới chậm khá nhiều.
Bên giòng Mịch Giang, cạnh ngọn Ngọc duẩn Sơn, một gian tửu lầu nho nhỏ xinh xinh, mà lối kiến trúc thật cầu kỳ thanh nhả, từ đỉnh cho đến vách phiên, rèm cửa toàn bằng trúc bông đánh bóng màu dầu.
Trong đó, nơi chiếc bàn đặt ở hướng Nam, ba gã trẻ, tuổi tác khoảng hai mươi hơn kém, đang ngồi hướng ra cửa sổ say sưa thưởng thức tuyết động rừng mai bên ngoài.
Cả ba cùng sắc phục: áo dài màu lam thẳm, lối trang phục đơn giản nhã nhặn ấy, càng tăng thêm giá trị nhân phẩm thoát tục, thần thái phi phàm của họ.
Gã ngồi ở giữa, tuổi chừng hai mươi hoặc hai mươi ba, khuông mặt chữ điền ngay ngắn trắng trẻo, cử chỉ đỉnh đạc, nghi biểu trang nghiêm, bộc lộ một khí chất ẩn luyện sâu dầy.
Gã nơi phía trái trông tuổi tác đứng vào thứ hai, cũng chỉ khoảng hai mươi mốt, hai mươi hai trở lại, mặt tròn úc núc, miệng luôn luôn đính nụ cười, đúng là một dáng sắc của một tiểu thần hoan lạc.
Gã ngồi nơi hướng phải tuổi trẻ nhất trong số, độ khoảng mười bảy, mười tám dung mạo vừa anh tuấn vừa hào sảng uy nghi, chừng như tất cả cái vẽ đẹp của nam nhi, đều un đúc hết ở bản thể gã. Thoáng nhìn qua gã, người ta có ngay một thiện cảm lẩn một sự nể nang đặc biệt, chỉ muốn đến để làm thân liền khi đó.
Qua dáng cách đường lối xưng hô có thể đoán ngay được họ là ba anh em ruột thịt.
Gã anh ngồi ở giữa vụt cười to lên và quay sang gã trẻ nhứt:
- Tam đệ, mau cạn ly đi chứ, để còn về kẻo muộn!
Gã được gọi tam đệ lắc đầu:
- Khoan đã đại ca. Chúng ta ngồi nán lại một chút chả sao!
Gã thứ hai cũng tiếp lời:
- Phải đấy đại ca, chúng ta mấy thuở được đi ra ngoài. Vả lại cũng ít khi gặp trận mưa tuyết hứng thú như hôm nay, nên chìu bụng tam đệ, ngồi chơi một lát cũng chẳng hề gì.
Gã anh cả không đành lòng khước từ, liếc mặt nhìn hai em nhăn mặt ngần ngừ:
- Cũng được, nhưng độ nửa tuần trà thôi nhé. Lâu thêm, sợ mẹ trông.
Gã thứ hai cười xòa:
- Chúng ta đâu còn phải là trẻ nít lên hai, ba mà mẹ lại lo lắng trông chừng quá nghiêm ngặt!
Gã anh cả nhè nhẹ thở dài:
- Đấy là lòng mẹ cha, bao giờ cũng thế!
Gã em út nâng chung rượu lên, đánh trót một hơi cạn đáy và đứng dậy:
- Nhị ca, mình cũng nên về là vừa.
Vừa mới lên tiếng đề nghị cùng hai anh, chẳng hiểu do đâu, gã thình lình đổi ý và đầu tiên lên tiếng thúc giục hai anh.
Người anh cả xem chừng rất hiểu rõ bụng em, gật đầu cười nhẹ:
- Chú ba thật là hiếu thuận, rất sợ mẹ nặng lòng!
Gã em út mặt đỏ bừng vì thẹn và vì sung sướng bởi lời khen.
Gã thứ hai choảnh miệng cười toe toét:
- Thật ra em cũng rất sợ mẹ lo buồn, nhưng có khi nào Đại ca khen em một tiếng. Đại ca, xem ra đại ca có chút thiên vị chẳng được công bằng đấy!
Người anh cả không dằn được bật cười to:
- Chà! ... Nhị đệ còn nhỏ quá hè?
Gã thứ hai nheo nheo mắt nhìn em:
- Thế thì chú ba còn nhỏ lắm đấy, năm nay chỉ mới lên mười bảy, mười tám nè...
Lời lẽ cùng như thái độ, biểu lộ rõ ràng một ý chế riễu vừa khôi hài.
Thế là cả ba anh em cùng cười to lên và cùng đứng dậy, bước nhanh khỏi quán.
- Này, tiểu nhị! Gần đây có gia đình nào họ Triệu không?
Từ bên ngoài quán, một giọng nói the thé thô lỗ vọng vào. Cả ba anh em đều cùng lượt giật mình, bước nhanh hai bước đến tận cửa xem là ai.
Trước mặt họ, nơi ngưởng cửa, một gã đàn ông sồn sồn độ bốn mươi ngoài, mặt choắt, mắt lộ dáng sắc phong trần, từ dung mạo bên ngoài đã nói lên hắn là một con người hung hăng thô lỗ.
Gã tiểu nhị trỏ tay về phía ba anh em, cười đáp:
- Khách quan hỏi vừa đúng lúc, ba vị thiếu gia đây họ Triệu!
Gã đàn ông ngước mặt lên, ánh mắt như điện chớp quét nhanh lên mặt ba người, đoạn ngửa mặt nhìn trời, hỏi trỏng:
- Lão già đó tên là Triệu Bồi Nhân, ba người có biết chăng?
Lời lẽ vừa xấc xược vừa hàm ý chẳng lành. Gã em út nghe xong nhướng mày hừ khan một tiếng và vừa định mở miệng đáp lời. Người anh cả vội lừ mắt ngăn lại...
Gã đành nén giận, lặng lẽ kéo tay người anh thứ hai, đi trước ra ngoài để tránh khỏi đối đáp lôi thôi với hạng người vô lễ như thế, càng thêm gai mắt.
Người anh cả nhìn theo bóng lưng của hai em, nhè nhẹ lắc đầu...
Và khi sắp sữa quay sang đáp lời cùng con người thô lỗ, chẳng ngờ hắn không đợi được, hét to lên:
- Lời của ông hỏi, ngươi có nghe hay không?
Kể ra sự tu dưỡng của người anh ả khá hay, tuy nộ tức đã cành hông, vẫn tươi cười nhã nhặn:
- Tôn gia tìm Triệu tiên sinh có chuyện chi?
Gã đàn ông hừ lạnh một tiếng:
- Tất nhiên phải có chuyện, không chuyện chả lẻ ông khùng mà chạy không từ ngàn dậm đến đây tìm lão chơi thôi?
Người anh cả nhíu sâu đôi mày kiếm, cố dằn nén tức giận, nhưng lời lẽ đã phần nào gay gắt hơn:
- Vậy phiền tôn giá theo tôi!
Dứt lời nhấc mình lao đi trước theo hướng của hai người em đã bỏ đi khi nãy.
Gã đàn ông lạ nhếch môi cười lạt, lắc vai bám sát phía sau lưng.
Xuyên qua một cụm rừng hoang bên vệ đường, trước mặt hai người, gã thứ hai và người em út đang hầm hầm đứng đợi!
Người anh cả vụt nghiêm trầm sắc mặt:
- Chú hai chú ba có khách viếng nhà, sao hai chú chưa chịu về bẩm trước cha hay?
Gã thứ hai cười cười nhìn anh:
- Đại ca nói chi lạ? Cha xưa nay đâu chịu tiếp khách lạ!
Gã đàn ông cười khan lên ặc ặc:
- À! ...Té ra các ngươi là con của lão già đó sao? Yên tâm. Ông đây duy nhất phải ngoại lệ, lão chẳng tiếp cũng chẳng được!
Người em út mắt ngời giận trừng lên:
- Mi là cái giống chi? Cha ta làm gì thèm gặp hạng như mi!
Người anh cả nhìn ngay ra ý hai em mình định sinh sự vội thét trước ngăn ngừa:
- Chú hai, chú ba còn chưa chịu về mau phải không?
Ánh mắt đồng thời không ngớt ném nhanh cho hai em những tia nhìn đầy ẩn ý, dường như bảo hai em về đưa cha mẹ đến quyết định cách đối phó hiện thời.
Người thứ hai và ba vốn đã thảo luận xong một chương trình dạy cho tên trang niên thất phu kia một bài học đích đáng nhưng giờ đây thấy người anh cả chẳng đồng ý họ đành thôi.
Vì cả ba được mẹ cha rèn luyện điều hiếu thuận, nhịn nhường từ thuở nhỏ, vốn giờ trưởng huynh rất mực tôn kính, chưa bao giờ dám có chuyện trái lời.
Người em thứ hai và thứ ba cùng thở khì một tiếng và khi nhấc bước định rời đi, gã đàn ông lạ chợt buông lên chuỗi cười lanh lảnh:
- Đón này, tặng hai người một tín vật đem về trước cho lão già!
Lồng trong câu nói, một tia sáng đen ngời từ trong tay áo gã vèo ra bay thẳng đến trước ngực người em út.
Bằng thủ pháp "Phân Quang tróc ảnh" người em út khoát tay đón ngọn đạo ô quang nhếch mép cười khinh miệt:
- Tép riu dám khoe mả trước tôm hùm, mi...
Lời chưa kịp trọn, gã em út chợt kinh hãi kêu lên:
- A! ... có độc!
Liền đó một tiếng "soàng" vang lên, từ trong tay gã rơi ra một tấm lịnh bài màu đen, và hai bàn tay của gã cũng lập tức trổ sang màu đen.
Người anh cả giật mình quát to:
- Chú hia hãy săn sóc chú ba, tên ác đồ lòng đen tay độc này, để mặc anh đối phó đủ rồi!
Trước hiện tình ấy, dù căn cơ đạo đức tu dưỡng thế nào chàng cũng khó mà nhịn nỗi.
Người anh thứ hai vội vả phong bế huyệt đạo cho em ngăn ngừa độc khí không lan tràn lên cơ thể.
Chẳng ngờ chất độc xông lên quá nhanh chẳng những không thể ngăn chận được, mà còn làm cho cánh tay người em út càng lúc càng xưng dung và trổ dần màu tím.
Thấy tình hình chẳng xong, người anh kế vội bồng lấy người em út phóng mình vun vút mất dạng.
Bỗng không bị kẻ lạ ám toán em mình, người anh cả nóng tình ruột thịt, sát khí bừng bừng lên đôi ánh mắt:
- Cuồng đồ vô lễ, thiếu gia cần cho mi nếm chút lợi hại, đón chưởng.
Cùng trong tiếng quát, thân ảnh chàng nhoáng lên như chớp xẹt vẽ một thế "Long Hình Nhứt Thứt" theo chưởng phải quật ra hư hư ảo ảo, chỉ còn cách ngực gã đại hán lổ mảng không hơn tấc.
Dựa vào oai thế của chủ nhân, nên gã đại hán nọ đã quen nết hung hăng ngang ngược.
Tuy vậy gã cũng là một tay công lực cao cường, trên giang hồ cũng đáng liệt vào hàng lợi hại khiến người nghe tên đã tránh xa, nên đối với ba chàng thanh niên nhỏ dáng dấp hiền lành kia, gã đâu xem ra gì.
Lại nữa gã đã phô trương ra tấm lịnh bài của chủ nhân mà thiên hạ giang hồ thấy qua đều xanh mặt hãi hùng, gã tin chắc là thiếu niên trước mặt sẽ điên người vì khủng khiếp hay ít nhất cũng xón tiểu trong người.
Ngờ đâu đối phương tuyệt chẳng hiểu oai phong kinh người của tấm lịnh bài, đã thế công lực cao diệu của thiếu niên vượt hẳn ngoài ước liệu của gã, một phút sơ hở khinh địch, sóng chưởng của đối thủ đã giáng đến ngực mình.
Trong cơn hoảng hốt, gã đại hán chỉ còn cách liên tiếp tràn mình để tránh khỏi vòng đai chưởng lực của địch.
Nhưng thiếu niên đâu để buông gã thoát thân, từng bước tiến theo như bóng đuổi hình, chưởng phải năm ngón xòe rộng và từ từ nhấn tới.
Vèo... vèo...
Chưởng phong từng đợt nối đuôi như sóng sau đùa sóng trước lao thẳng vào ngực gã hung đồ.
Tên Hán tử tự biết không thể nào trốn thoát, đành liều lên vận tụ chân khí bảo vệ tâm mạch đồng thời nương theo đà chưởng lực của thiếu niên ngã người về phía sau.
Phản ứng khéo léo của gã tuy rằng hiệu giải được không chưởng lực ập tới, xong thân hình gã cũng bị văng bắn ra xa và chúi nhủi trên đất, máu tươi từ cửa miệng vọt bắn ra như tia suối nhỏ. Dù chưa chết nhưng đã trọng thương.
Người thiếu niên anh cả không ngờ bộ vó đối phương hung hăng ngang ngược như thế lại không chịu nổi một chưởng của mình. Chàng thừ người ra tự trách mình đáng lẽ không nên nặng tay như thế mà trái đi lời giao huấn của mẹ cha.
Vốn tính nết thuần lương, sau khi nhận sự lỡ tay của mình, cơn giận liền hạ nhanh, vội vòng tay tạ lỗi:
- Tại hạ thu tay chẳng kịp làm tôn giá thọ thương, chẳng hay nặng nhẹ thế nào?
Gã hán tử tròng mắt đảo tròn nham hiểm, tay móc vội ra một thanh ám khí hổn hển cất lời:
- Tại... tại hạ... khó sống rồi...
Thanh âm của gã nhẹ dần theo hơi thở, chừng như sắp đến lúc đứt hơi.
Thiếu niên vốn dạ nhân từ, vội móc ra một hoàn linh dược tiến đến cạnh hán tử, khom mình xuống, để nhét viên thuốc tận miệng hắn, còn ôn tồn an ủi:
- Đây là Tục mệnh đơn do gia mẫu đặc chế, du thương thế có nặng hơn cũng đỡ trong tức khắc. Tôn giá uống vào bệnh trạng sẽ thuyên giảm ngay.
Nghe viên thuốc đối phương cho mình uống là Tục mệnh đơn trong võ lâm đều xem như thánh dược. Gã hán tử rúng động cả tinh thần, vừa định hả miệng để đón lấy viên thuốc.
Chợt nhớ đến mười cấm điều của chủ nhân mình, gã vội cắn chặt lại đôi hàm răng, cố vận dụng mớ sức tàn, tay phải được vung lên, lồng theo với tiếng quát:
- Ranh con. Hãy theo ông xuống Diêm la cho có bạn.
Thân hình của người anh cả vốn đã khom thấp, trong cơn biến, vô phương tránh né kịp thời.
Và phương cách duy nhất tự cứu mình chỉ còn cách liều, thuận thế ngã sắp xuống đè lên mình tên hán tử.
Biện pháp cấp ứng nhanh và bạo ấy, khiến gã hán tử bị đè ghịt xuống đất. Thương thế trên người đã trầm trọng lại trầm trọng hơn, sau một tiếng rên khẽ, đôi mắt lập tức đứng tròng.
Tuy vậy, dư lực của tay phải gã vung lên vẫn còn đà, từ phía sau lưng người anh cả.
Bổng dưng lên một vừng khói đen ngòm, lan tỏa bốn phía.
May là người anh cả trí cơ linh xảo, bằng không đã bị hứng trọn luồng khí độc. Khó còn sống sót.
Dù thoát qua cơn hiểm ngặt, nhưng cơn kinh hoàng vẫn chưa hết, người anh cả tựa một con tôm lộn bắn mình ra tít xa mấy trượng thần sắc bàng hoàng, thở dài ngao ngán.
Chàng quả không ngờ lòng dạ của võ lâm lại độc hiểm ra đến mức ấy!
Chợt từ sau lưng chàng, vang lên một giọng hỏi thật ôn tồn chứa nhiều lo lắng:
- Luân Nhi. Con có sao không?
Tiếp theo dấy là một thiếu phụ trung niên rất đẹp, sắc diện hãi hùng, đáp nhẹ cạnh bên chàng, tà áo lụa trắng tinh phất phới theo cử động, trông dường một tiên nữ giáng phàm.
- Mẹ...
Người anh cả kêu lên và quay về phía thiếu phụ trẻ đẹp:
- Con không hề gì cả. Nhưng người này trái lại bị con đánh chết tươi.
Thốt xong chàng lấm lét nhìn mẹ, chỉ sợ mẹ rầy.
Thiếu phụ khẽ cau mày bảo lại:
- Mẹ tuy không thể trách gì con, nhưng con cũng sơ ý quá!
Nàng ngừng lại thở dài cảm khái:
- Phần lớn cũng tại cha con, thật ra trên giang hồ lắm xảo trá mưu mô, đáng lý cha và mẹ phải cho các con biết rỏ những điều ấy!
Người anh cả kinh ngạc hỏi:
- Cha con cũng biết võ công nữa à?
Thiếu phụ mỉm cười mà không đáp thẳng câu hỏi của con, ánh mắt chăm chú nhìn tấm lịnh bài rơi trên mặt đất khi nãy, chân nhấc dần tới, một cái vẫy tai khe khẽ, tấm lịnh bài như một súc hút vô hình nằm gọn trên bàn tay ngà ngọc.
Người anh cả vội kêu lên:
- Mẹ cẩn thận, tấm lịnh bài đó có độc không nên sờ đến.
Thiếu phụ tỉnh nhiên như không, dồi dồi tấm lịnh bài trên tay lẩm bẩm với mình:
- Tấm "Vô tình lịnh" này lại nặng thêm một lương ba tiền đã thấy công lực của lão quỷ ấy càng tinh tấn hơn xưa nhiều.
Người anh cả nhìn thấy chất độc trên tấm lịnh bài chẳng làm hại nổi mẹ mình, chàng càng thêm bàng hoàng sửng sốt. Không ngờ mẹ mình lại tài ba đến thế.
Chàng buộc miệng kêu lên:
- Mẹ...
Dường như hiểu trước ý con định nói chi. Người mẹ liền ngắt lời:
- Luân nhi. Con đến cạnh chân núi, chịu khó đào một huyệt chôn cất tên Quách Hồ này tử tế, rồi mau quay về nhà. Mẹ và cha có điều cần muốn nói với các con.
Dứt lời, tay cầm tấm Vô tình lịnh, đôi hài sen thoăn thoắt rời đi.
Người anh cả hết sức lạ lùng, thì ra mẹ chàng đã biết tên hung đồ tử thương kia là Quách Hồ. Sau khi chôn vùi xác chết xong xuôi, chàng vội quay về. Nhận thấy trong nhà trừ cha mẹ và ba anh em chàng ra, lại còn có một cụ già lạ hoắc, da mặt hồng hào, tóc râu bạc phếu, vóc dáng khôi vi làm sao.
Liếc mắt nhìn xem tam đệ, cánh tay của người em thứ ba đã trở lại bình thường, chứng tỏ là đã được chửa lành.
Chàng vái chào cha mẹ xong, quay sang hướng cụ già định chờ cha mẹ giới thiệu họ tên người, để chàng tiện bề ra mắt, thì cụ già đã vui vẻ vẩy tay. Giọng ấm tợ chuông đồng.
- Luân nhi đấy à. Cháu chưa nhận ra Hồng đại thúc sao?
Người anh cả lại một phen bở ngở, vì cụ già tuổi ước bảy mươi hơn, mà cha mẹ chàng chỉ khoảng năm mươi trở lại, so về tuổi tác thì lớn hơn hai mươi tuổi. Do đâu ông ta lại hạ mình chỉ xưng là đại thúc chẳng chút ngượng mồm?
Sự quen biết này tất nhiên rất thân mật, chàng moi óc nghĩ mãi vẫn không biết cụ già đó là ai?
Người mẹ vội đở lời:
- Hồng huynh sao chẳng nghĩ dùm cho cháu. Năm xưa Luân nhi gặp Hồng huynh cháu nó còn bé tí teo, làm sao mà nhớ ra Hồng huynh nổi.
Cụ già vỗ trán cười ha hả:
- Tiểu tử đó nói chí phải. Tiểu đệ càng già càng lẩn thẩn quá thôi. Lúc đệ cùng lịnh chủ đại ca giả biệt, Luân nhi chỉ độ hai tuổi hơn...
Và ông bấm đốt tay đếm đếm, giọng cảm khái vô vàng:
- Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần... hai mươi năm trôi qua như bông câu lùa khe cửa. Đại ca vì lời hứa ngàn vàng, nên ẩn tích chẳng ra mặt, tiểu đệ cũng già lụ khụ thành vô dụng rồi!
Ba anh em không hẹn mắt cùng sáng ngời hào quang, quay về nhìn phía người cha yêu kính, mà xưa nay họ lầm tưởng chỉ là một nho sinh không đủ sức trói gà. Ngờ đâu xưa kia cũng là một lịnh chủ hùng trong võ giới.
Sở dỉ ba anh em có được một thân tuyệt kỷ hiện thời hoàn toàn nhờ sự trau dồi của người mẹ. Từ thơ ấu đến lớn khôn, tuyệt nhiên họ không hề nghe cha mình bàn luận chỉ đến chuyện võ công.
Trước thái độ ngơ ngác của ba anh em, cụ già không khỏi lấy làm lạ:
- Ủa? Bộ các cháu không biết tiếng tăm anh hùng của lịnh tôn lịnh đường khi xưa à?
Và nghiêm mặt quay sang hướng người cha:
- Đại ca, cho phép tiểu đệ hơi nhiều chuyện một chút với các cháu nhé?
Người cha chỉ mỉm cười mà không tỏ ý, người mẹ thấy thế gật đầu thay lời chồng:
- Vợ chồng tôi vì hạn định lời hứa không tiện chính mình thốt ra. Hồng huynh đến thật đúng lúc, nhờ thay chúng tôi mà nói rõ cho các cháu biết.
Được chủ nhân ưng thuận, cụ già hớn hở:
- Các cháu hãy ngồi xuống đàng hoàng, để nghe chú kể chuyện năm xưa của cha các cháu.
"Hai mươi năm trước đây, tình thế võ lâm trừ một bang, hai hội và bảy đại môn phái ra, còn có ba nhân vật võ công cao tuyệt, thanh thế lẫy lừng, cùng xưng là Lịnh chủ!
Uy danh của ba vị Lịnh chủ ấy còn vượt xa cả một bang, hai hội và bảy đại môn phái.
Ba vị Lịnh chủ đó là Long Phụng Lịnh chủ Triệu Bồi Nhân, Âm Dương Lịnh chủ Lý Tần và Vô Tình Lịnh chủ Tào Duy Ngã.
Luận về tuổi tác, trong ba vị Lịnh chủ thì Long Phụng Lịnh chủ Triệu Bồi Nhân tuổi kém nhất, nhưng nếu so ở võ công thì họ Triệu được sắp vào đệ nhất.
Thế nhưng trên đường sự nghiệp thì Long Phụng lịnh chủ Triệu Bồi Nhân lại là người không may hơn hết.
Chỉ vì họ Triệu tâm tánh quá ôn hòa. Không thích tranh danh đoạt lợi, luôn luôn giữ đúng phong cách của một chánh nhân quân tử, rốt cuộc đành phải chịu cảnh mai ẩn giang hồ, buông trôi bao nhiêu hùng danh tuổi trẻ, vứt bỏ đi trách nhiệm bảo trì chánh nghĩa võ lâm..." Thuật đến đây, cụ già khôn khéo mượn lời chỉ trích người đại ca mình hằng lâu tôn kính, tại sao nửa chừng tuổi trẻ, vứt bỏ đi sự nghiệp một cách oan uổng.
Nhưng vợ chồng của Triệu Bồi Nhân nghe xong, chỉ nhếch môi cười buồn bã chẳng chịu lên tiếng biểu lộ một ủy khúc khó nói nên lời.
Ba anh em họ Triệu cùng bàng hoàng buộc miệng:
- Mẹ...
Người thiếu phụ mắt rưng lệ gật đầu, như gián tiếp nhìn nhận trình thân phận của hai vợ chồng, đồng thời thầm nói một khái xót xa của bậc mẹ cha không thể nói với con những gì mình muốn nói. Ôi! Còn khổ tâm nào hơn?
Tất nhiên ba anh em họ Triệu không làm sao hiểu nổi ẩn khúc bên trong của cha mẹ cùng lên tiếng trách hờn:
- Cha mẹ! Thế mà bao lâu nay cha mẹ cứ mãi dấu con...
Người mẹ khoát tay ngắt lời con:
- Các con chớ nói gì thêm, cha mẹ có miệng mà cũng như câm, không thể giải thích cho các con biết gì được, muốn hỏi gì hãy hỏi Hồng đại thúc của con là hơn.
Lời lẽ ấy, chứng tỏ là vợ chồng Triệu Bồi Nhân đã hứa cùng ai tuyệt không đề cập thân thế của hai người dù chính với con cái ruột của mình.
Ba anh em đành quay sang người đại thúc.
- Hồng đại thúc...
Nhưng vì những điều họ muốn hỏi qua rất nhiều, nhất thời họ bối rối chẳng biết bắt đầu hỏi từ đâu trước.
Cụ già họ Hồng lắc đầu thở dài:
- Cha các cháu là "Long Phụng lịnh chủ danh chấn võ lâm đã đành, mà mẹ các cháu cũng là tay cân quắc anh tài với danh hiệu "Nữ hoa Đa" Cổ mộ Liên tiếng tăm nức dội giang hồ...
Và ông khẽ ngừng lời tự chỉ vào mình nói tiếp:
- Còn Hồng đại thúc các cháu đây cũng chẳng phải hạng tiểu tốt vô danh chi, mà chính là thuộc hạ của "Long Phụng Lịnh chủ", một trong hai Hồng Bạch nhị tướng: "Phích Lịch Hỏa" Hồng Chấn.
"Nữ hoa Đa" Cổ mộ Liên liền tiếp lời giới thiệu thân phận của lão ta:
- Hồng đại thúc vì cha các con, dám bỏ đi cơ hội tiếp nhận ngôi vị chưởng môn Hoa sơn mà không tiếc rẻ, không nệ tuổi tách tự nhận là em, nghĩa khí cao vời ấy các con nên ghi nhớ.
Ba anh em cùng nghiêm chỉnh gật đầu:
- Vâng! Chúng con không bao giờ dám quên nghĩa cả của Hồng đại thúc.
Lời khen tặng của Cổ mộ Liên khiến da mặt của Hồng Chấn đã đỏ càng thêm đỏ, lão oai oái kêu lên:
- Đại tẩu khen lão Hồng này chi lắm thế? Lão Hồng này tài cán chi mà chấp nhận ngôi vị chưởng môn Hoa Sơn, mà dù có làm chưởng môn Hoa Sơn đi nữa cũng đâu hiển hách bằng Hồng Bạch Nhị Tướng hầu dưới trướng của "Long Phượng lịnh chủ"?
Lão ngừng lại liếc mắt nhìn ba anh em họ Triệu hì hì tiếp lời:
- Đấy, như Bạch Diện Thư Sinh Tần Chung tam đệ đang làm chưởng môn của Chung Nam phái, mà cũng đeo đuổi làm thuộc hạ của lịnh tôn cho kỳ được, thế các cháu cũng đủ hiểu thế nào!
Ba anh em nghe xong, cùng động bàng hoàng không ngờ cha của họ lại là một kỳ nhân ghê gớm của vũ lâm!
Qua phút giây sửng sờ, người anh cả vụt hỏi:
- Hồng đại thúc, nhưng tại sao cha cháu phải rời bỏ chốn võ lâm?
Người em thứ hai và thứ ba cũng đều tròn mắt đợi chờ câu đáp, vì đấy cũng là vấn đề mà họ đang cần muốn biết.
Sáu anh mắt không hẹn cùng đổ dồn vào Hồng Chấn.
Vào khoảng giờ Mùi, cơn mưa tuyết lại bắt đầu đổ xuống, từng mảnh hoa tuyết như lông ngổng rụng trắng bầu trời. Quả là một cơn tuyết to ít khi có ở miền Giang Nam bốn mùa thời tiết hiền lành này.
Chỉ khoảng một giờ sau, mặt đất đã phủ lên một lớp tuyết trắng xóa lóng lánh tựa pha lê dầy hơn tất.
Núi, sông cảnh vật dường được trang điểm thêm một lượt phấn trắng ngọc ngà, khiến màn đêm dù đã hạ thấp từ lâu nhưng cũng luyến lưu chưa đành buông rủ.
Bóng đen của dạ trần, so với thường nhật, xem ra tới chậm khá nhiều.
Bên giòng Mịch Giang, cạnh ngọn Ngọc duẩn Sơn, một gian tửu lầu nho nhỏ xinh xinh, mà lối kiến trúc thật cầu kỳ thanh nhả, từ đỉnh cho đến vách phiên, rèm cửa toàn bằng trúc bông đánh bóng màu dầu.
Trong đó, nơi chiếc bàn đặt ở hướng Nam, ba gã trẻ, tuổi tác khoảng hai mươi hơn kém, đang ngồi hướng ra cửa sổ say sưa thưởng thức tuyết động rừng mai bên ngoài.
Cả ba cùng sắc phục: áo dài màu lam thẳm, lối trang phục đơn giản nhã nhặn ấy, càng tăng thêm giá trị nhân phẩm thoát tục, thần thái phi phàm của họ.
Gã ngồi ở giữa, tuổi chừng hai mươi hoặc hai mươi ba, khuông mặt chữ điền ngay ngắn trắng trẻo, cử chỉ đỉnh đạc, nghi biểu trang nghiêm, bộc lộ một khí chất ẩn luyện sâu dầy.
Gã nơi phía trái trông tuổi tác đứng vào thứ hai, cũng chỉ khoảng hai mươi mốt, hai mươi hai trở lại, mặt tròn úc núc, miệng luôn luôn đính nụ cười, đúng là một dáng sắc của một tiểu thần hoan lạc.
Gã ngồi nơi hướng phải tuổi trẻ nhất trong số, độ khoảng mười bảy, mười tám dung mạo vừa anh tuấn vừa hào sảng uy nghi, chừng như tất cả cái vẽ đẹp của nam nhi, đều un đúc hết ở bản thể gã. Thoáng nhìn qua gã, người ta có ngay một thiện cảm lẩn một sự nể nang đặc biệt, chỉ muốn đến để làm thân liền khi đó.
Qua dáng cách đường lối xưng hô có thể đoán ngay được họ là ba anh em ruột thịt.
Gã anh ngồi ở giữa vụt cười to lên và quay sang gã trẻ nhứt:
- Tam đệ, mau cạn ly đi chứ, để còn về kẻo muộn!
Gã được gọi tam đệ lắc đầu:
- Khoan đã đại ca. Chúng ta ngồi nán lại một chút chả sao!
Gã thứ hai cũng tiếp lời:
- Phải đấy đại ca, chúng ta mấy thuở được đi ra ngoài. Vả lại cũng ít khi gặp trận mưa tuyết hứng thú như hôm nay, nên chìu bụng tam đệ, ngồi chơi một lát cũng chẳng hề gì.
Gã anh cả không đành lòng khước từ, liếc mặt nhìn hai em nhăn mặt ngần ngừ:
- Cũng được, nhưng độ nửa tuần trà thôi nhé. Lâu thêm, sợ mẹ trông.
Gã thứ hai cười xòa:
- Chúng ta đâu còn phải là trẻ nít lên hai, ba mà mẹ lại lo lắng trông chừng quá nghiêm ngặt!
Gã anh cả nhè nhẹ thở dài:
- Đấy là lòng mẹ cha, bao giờ cũng thế!
Gã em út nâng chung rượu lên, đánh trót một hơi cạn đáy và đứng dậy:
- Nhị ca, mình cũng nên về là vừa.
Vừa mới lên tiếng đề nghị cùng hai anh, chẳng hiểu do đâu, gã thình lình đổi ý và đầu tiên lên tiếng thúc giục hai anh.
Người anh cả xem chừng rất hiểu rõ bụng em, gật đầu cười nhẹ:
- Chú ba thật là hiếu thuận, rất sợ mẹ nặng lòng!
Gã em út mặt đỏ bừng vì thẹn và vì sung sướng bởi lời khen.
Gã thứ hai choảnh miệng cười toe toét:
- Thật ra em cũng rất sợ mẹ lo buồn, nhưng có khi nào Đại ca khen em một tiếng. Đại ca, xem ra đại ca có chút thiên vị chẳng được công bằng đấy!
Người anh cả không dằn được bật cười to:
- Chà! ... Nhị đệ còn nhỏ quá hè?
Gã thứ hai nheo nheo mắt nhìn em:
- Thế thì chú ba còn nhỏ lắm đấy, năm nay chỉ mới lên mười bảy, mười tám nè...
Lời lẽ cùng như thái độ, biểu lộ rõ ràng một ý chế riễu vừa khôi hài.
Thế là cả ba anh em cùng cười to lên và cùng đứng dậy, bước nhanh khỏi quán.
- Này, tiểu nhị! Gần đây có gia đình nào họ Triệu không?
Từ bên ngoài quán, một giọng nói the thé thô lỗ vọng vào. Cả ba anh em đều cùng lượt giật mình, bước nhanh hai bước đến tận cửa xem là ai.
Trước mặt họ, nơi ngưởng cửa, một gã đàn ông sồn sồn độ bốn mươi ngoài, mặt choắt, mắt lộ dáng sắc phong trần, từ dung mạo bên ngoài đã nói lên hắn là một con người hung hăng thô lỗ.
Gã tiểu nhị trỏ tay về phía ba anh em, cười đáp:
- Khách quan hỏi vừa đúng lúc, ba vị thiếu gia đây họ Triệu!
Gã đàn ông ngước mặt lên, ánh mắt như điện chớp quét nhanh lên mặt ba người, đoạn ngửa mặt nhìn trời, hỏi trỏng:
- Lão già đó tên là Triệu Bồi Nhân, ba người có biết chăng?
Lời lẽ vừa xấc xược vừa hàm ý chẳng lành. Gã em út nghe xong nhướng mày hừ khan một tiếng và vừa định mở miệng đáp lời. Người anh cả vội lừ mắt ngăn lại...
Gã đành nén giận, lặng lẽ kéo tay người anh thứ hai, đi trước ra ngoài để tránh khỏi đối đáp lôi thôi với hạng người vô lễ như thế, càng thêm gai mắt.
Người anh cả nhìn theo bóng lưng của hai em, nhè nhẹ lắc đầu...
Và khi sắp sữa quay sang đáp lời cùng con người thô lỗ, chẳng ngờ hắn không đợi được, hét to lên:
- Lời của ông hỏi, ngươi có nghe hay không?
Kể ra sự tu dưỡng của người anh ả khá hay, tuy nộ tức đã cành hông, vẫn tươi cười nhã nhặn:
- Tôn gia tìm Triệu tiên sinh có chuyện chi?
Gã đàn ông hừ lạnh một tiếng:
- Tất nhiên phải có chuyện, không chuyện chả lẻ ông khùng mà chạy không từ ngàn dậm đến đây tìm lão chơi thôi?
Người anh cả nhíu sâu đôi mày kiếm, cố dằn nén tức giận, nhưng lời lẽ đã phần nào gay gắt hơn:
- Vậy phiền tôn giá theo tôi!
Dứt lời nhấc mình lao đi trước theo hướng của hai người em đã bỏ đi khi nãy.
Gã đàn ông lạ nhếch môi cười lạt, lắc vai bám sát phía sau lưng.
Xuyên qua một cụm rừng hoang bên vệ đường, trước mặt hai người, gã thứ hai và người em út đang hầm hầm đứng đợi!
Người anh cả vụt nghiêm trầm sắc mặt:
- Chú hai chú ba có khách viếng nhà, sao hai chú chưa chịu về bẩm trước cha hay?
Gã thứ hai cười cười nhìn anh:
- Đại ca nói chi lạ? Cha xưa nay đâu chịu tiếp khách lạ!
Gã đàn ông cười khan lên ặc ặc:
- À! ...Té ra các ngươi là con của lão già đó sao? Yên tâm. Ông đây duy nhất phải ngoại lệ, lão chẳng tiếp cũng chẳng được!
Người em út mắt ngời giận trừng lên:
- Mi là cái giống chi? Cha ta làm gì thèm gặp hạng như mi!
Người anh cả nhìn ngay ra ý hai em mình định sinh sự vội thét trước ngăn ngừa:
- Chú hai, chú ba còn chưa chịu về mau phải không?
Ánh mắt đồng thời không ngớt ném nhanh cho hai em những tia nhìn đầy ẩn ý, dường như bảo hai em về đưa cha mẹ đến quyết định cách đối phó hiện thời.
Người thứ hai và ba vốn đã thảo luận xong một chương trình dạy cho tên trang niên thất phu kia một bài học đích đáng nhưng giờ đây thấy người anh cả chẳng đồng ý họ đành thôi.
Vì cả ba được mẹ cha rèn luyện điều hiếu thuận, nhịn nhường từ thuở nhỏ, vốn giờ trưởng huynh rất mực tôn kính, chưa bao giờ dám có chuyện trái lời.
Người em thứ hai và thứ ba cùng thở khì một tiếng và khi nhấc bước định rời đi, gã đàn ông lạ chợt buông lên chuỗi cười lanh lảnh:
- Đón này, tặng hai người một tín vật đem về trước cho lão già!
Lồng trong câu nói, một tia sáng đen ngời từ trong tay áo gã vèo ra bay thẳng đến trước ngực người em út.
Bằng thủ pháp "Phân Quang tróc ảnh" người em út khoát tay đón ngọn đạo ô quang nhếch mép cười khinh miệt:
- Tép riu dám khoe mả trước tôm hùm, mi...
Lời chưa kịp trọn, gã em út chợt kinh hãi kêu lên:
- A! ... có độc!
Liền đó một tiếng "soàng" vang lên, từ trong tay gã rơi ra một tấm lịnh bài màu đen, và hai bàn tay của gã cũng lập tức trổ sang màu đen.
Người anh cả giật mình quát to:
- Chú hia hãy săn sóc chú ba, tên ác đồ lòng đen tay độc này, để mặc anh đối phó đủ rồi!
Trước hiện tình ấy, dù căn cơ đạo đức tu dưỡng thế nào chàng cũng khó mà nhịn nỗi.
Người anh thứ hai vội vả phong bế huyệt đạo cho em ngăn ngừa độc khí không lan tràn lên cơ thể.
Chẳng ngờ chất độc xông lên quá nhanh chẳng những không thể ngăn chận được, mà còn làm cho cánh tay người em út càng lúc càng xưng dung và trổ dần màu tím.
Thấy tình hình chẳng xong, người anh kế vội bồng lấy người em út phóng mình vun vút mất dạng.
Bỗng không bị kẻ lạ ám toán em mình, người anh cả nóng tình ruột thịt, sát khí bừng bừng lên đôi ánh mắt:
- Cuồng đồ vô lễ, thiếu gia cần cho mi nếm chút lợi hại, đón chưởng.
Cùng trong tiếng quát, thân ảnh chàng nhoáng lên như chớp xẹt vẽ một thế "Long Hình Nhứt Thứt" theo chưởng phải quật ra hư hư ảo ảo, chỉ còn cách ngực gã đại hán lổ mảng không hơn tấc.
Dựa vào oai thế của chủ nhân, nên gã đại hán nọ đã quen nết hung hăng ngang ngược.
Tuy vậy gã cũng là một tay công lực cao cường, trên giang hồ cũng đáng liệt vào hàng lợi hại khiến người nghe tên đã tránh xa, nên đối với ba chàng thanh niên nhỏ dáng dấp hiền lành kia, gã đâu xem ra gì.
Lại nữa gã đã phô trương ra tấm lịnh bài của chủ nhân mà thiên hạ giang hồ thấy qua đều xanh mặt hãi hùng, gã tin chắc là thiếu niên trước mặt sẽ điên người vì khủng khiếp hay ít nhất cũng xón tiểu trong người.
Ngờ đâu đối phương tuyệt chẳng hiểu oai phong kinh người của tấm lịnh bài, đã thế công lực cao diệu của thiếu niên vượt hẳn ngoài ước liệu của gã, một phút sơ hở khinh địch, sóng chưởng của đối thủ đã giáng đến ngực mình.
Trong cơn hoảng hốt, gã đại hán chỉ còn cách liên tiếp tràn mình để tránh khỏi vòng đai chưởng lực của địch.
Nhưng thiếu niên đâu để buông gã thoát thân, từng bước tiến theo như bóng đuổi hình, chưởng phải năm ngón xòe rộng và từ từ nhấn tới.
Vèo... vèo...
Chưởng phong từng đợt nối đuôi như sóng sau đùa sóng trước lao thẳng vào ngực gã hung đồ.
Tên Hán tử tự biết không thể nào trốn thoát, đành liều lên vận tụ chân khí bảo vệ tâm mạch đồng thời nương theo đà chưởng lực của thiếu niên ngã người về phía sau.
Phản ứng khéo léo của gã tuy rằng hiệu giải được không chưởng lực ập tới, xong thân hình gã cũng bị văng bắn ra xa và chúi nhủi trên đất, máu tươi từ cửa miệng vọt bắn ra như tia suối nhỏ. Dù chưa chết nhưng đã trọng thương.
Người thiếu niên anh cả không ngờ bộ vó đối phương hung hăng ngang ngược như thế lại không chịu nổi một chưởng của mình. Chàng thừ người ra tự trách mình đáng lẽ không nên nặng tay như thế mà trái đi lời giao huấn của mẹ cha.
Vốn tính nết thuần lương, sau khi nhận sự lỡ tay của mình, cơn giận liền hạ nhanh, vội vòng tay tạ lỗi:
- Tại hạ thu tay chẳng kịp làm tôn giá thọ thương, chẳng hay nặng nhẹ thế nào?
Gã hán tử tròng mắt đảo tròn nham hiểm, tay móc vội ra một thanh ám khí hổn hển cất lời:
- Tại... tại hạ... khó sống rồi...
Thanh âm của gã nhẹ dần theo hơi thở, chừng như sắp đến lúc đứt hơi.
Thiếu niên vốn dạ nhân từ, vội móc ra một hoàn linh dược tiến đến cạnh hán tử, khom mình xuống, để nhét viên thuốc tận miệng hắn, còn ôn tồn an ủi:
- Đây là Tục mệnh đơn do gia mẫu đặc chế, du thương thế có nặng hơn cũng đỡ trong tức khắc. Tôn giá uống vào bệnh trạng sẽ thuyên giảm ngay.
Nghe viên thuốc đối phương cho mình uống là Tục mệnh đơn trong võ lâm đều xem như thánh dược. Gã hán tử rúng động cả tinh thần, vừa định hả miệng để đón lấy viên thuốc.
Chợt nhớ đến mười cấm điều của chủ nhân mình, gã vội cắn chặt lại đôi hàm răng, cố vận dụng mớ sức tàn, tay phải được vung lên, lồng theo với tiếng quát:
- Ranh con. Hãy theo ông xuống Diêm la cho có bạn.
Thân hình của người anh cả vốn đã khom thấp, trong cơn biến, vô phương tránh né kịp thời.
Và phương cách duy nhất tự cứu mình chỉ còn cách liều, thuận thế ngã sắp xuống đè lên mình tên hán tử.
Biện pháp cấp ứng nhanh và bạo ấy, khiến gã hán tử bị đè ghịt xuống đất. Thương thế trên người đã trầm trọng lại trầm trọng hơn, sau một tiếng rên khẽ, đôi mắt lập tức đứng tròng.
Tuy vậy, dư lực của tay phải gã vung lên vẫn còn đà, từ phía sau lưng người anh cả.
Bổng dưng lên một vừng khói đen ngòm, lan tỏa bốn phía.
May là người anh cả trí cơ linh xảo, bằng không đã bị hứng trọn luồng khí độc. Khó còn sống sót.
Dù thoát qua cơn hiểm ngặt, nhưng cơn kinh hoàng vẫn chưa hết, người anh cả tựa một con tôm lộn bắn mình ra tít xa mấy trượng thần sắc bàng hoàng, thở dài ngao ngán.
Chàng quả không ngờ lòng dạ của võ lâm lại độc hiểm ra đến mức ấy!
Chợt từ sau lưng chàng, vang lên một giọng hỏi thật ôn tồn chứa nhiều lo lắng:
- Luân Nhi. Con có sao không?
Tiếp theo dấy là một thiếu phụ trung niên rất đẹp, sắc diện hãi hùng, đáp nhẹ cạnh bên chàng, tà áo lụa trắng tinh phất phới theo cử động, trông dường một tiên nữ giáng phàm.
- Mẹ...
Người anh cả kêu lên và quay về phía thiếu phụ trẻ đẹp:
- Con không hề gì cả. Nhưng người này trái lại bị con đánh chết tươi.
Thốt xong chàng lấm lét nhìn mẹ, chỉ sợ mẹ rầy.
Thiếu phụ khẽ cau mày bảo lại:
- Mẹ tuy không thể trách gì con, nhưng con cũng sơ ý quá!
Nàng ngừng lại thở dài cảm khái:
- Phần lớn cũng tại cha con, thật ra trên giang hồ lắm xảo trá mưu mô, đáng lý cha và mẹ phải cho các con biết rỏ những điều ấy!
Người anh cả kinh ngạc hỏi:
- Cha con cũng biết võ công nữa à?
Thiếu phụ mỉm cười mà không đáp thẳng câu hỏi của con, ánh mắt chăm chú nhìn tấm lịnh bài rơi trên mặt đất khi nãy, chân nhấc dần tới, một cái vẫy tai khe khẽ, tấm lịnh bài như một súc hút vô hình nằm gọn trên bàn tay ngà ngọc.
Người anh cả vội kêu lên:
- Mẹ cẩn thận, tấm lịnh bài đó có độc không nên sờ đến.
Thiếu phụ tỉnh nhiên như không, dồi dồi tấm lịnh bài trên tay lẩm bẩm với mình:
- Tấm "Vô tình lịnh" này lại nặng thêm một lương ba tiền đã thấy công lực của lão quỷ ấy càng tinh tấn hơn xưa nhiều.
Người anh cả nhìn thấy chất độc trên tấm lịnh bài chẳng làm hại nổi mẹ mình, chàng càng thêm bàng hoàng sửng sốt. Không ngờ mẹ mình lại tài ba đến thế.
Chàng buộc miệng kêu lên:
- Mẹ...
Dường như hiểu trước ý con định nói chi. Người mẹ liền ngắt lời:
- Luân nhi. Con đến cạnh chân núi, chịu khó đào một huyệt chôn cất tên Quách Hồ này tử tế, rồi mau quay về nhà. Mẹ và cha có điều cần muốn nói với các con.
Dứt lời, tay cầm tấm Vô tình lịnh, đôi hài sen thoăn thoắt rời đi.
Người anh cả hết sức lạ lùng, thì ra mẹ chàng đã biết tên hung đồ tử thương kia là Quách Hồ. Sau khi chôn vùi xác chết xong xuôi, chàng vội quay về. Nhận thấy trong nhà trừ cha mẹ và ba anh em chàng ra, lại còn có một cụ già lạ hoắc, da mặt hồng hào, tóc râu bạc phếu, vóc dáng khôi vi làm sao.
Liếc mắt nhìn xem tam đệ, cánh tay của người em thứ ba đã trở lại bình thường, chứng tỏ là đã được chửa lành.
Chàng vái chào cha mẹ xong, quay sang hướng cụ già định chờ cha mẹ giới thiệu họ tên người, để chàng tiện bề ra mắt, thì cụ già đã vui vẻ vẩy tay. Giọng ấm tợ chuông đồng.
- Luân nhi đấy à. Cháu chưa nhận ra Hồng đại thúc sao?
Người anh cả lại một phen bở ngở, vì cụ già tuổi ước bảy mươi hơn, mà cha mẹ chàng chỉ khoảng năm mươi trở lại, so về tuổi tác thì lớn hơn hai mươi tuổi. Do đâu ông ta lại hạ mình chỉ xưng là đại thúc chẳng chút ngượng mồm?
Sự quen biết này tất nhiên rất thân mật, chàng moi óc nghĩ mãi vẫn không biết cụ già đó là ai?
Người mẹ vội đở lời:
- Hồng huynh sao chẳng nghĩ dùm cho cháu. Năm xưa Luân nhi gặp Hồng huynh cháu nó còn bé tí teo, làm sao mà nhớ ra Hồng huynh nổi.
Cụ già vỗ trán cười ha hả:
- Tiểu tử đó nói chí phải. Tiểu đệ càng già càng lẩn thẩn quá thôi. Lúc đệ cùng lịnh chủ đại ca giả biệt, Luân nhi chỉ độ hai tuổi hơn...
Và ông bấm đốt tay đếm đếm, giọng cảm khái vô vàng:
- Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần... hai mươi năm trôi qua như bông câu lùa khe cửa. Đại ca vì lời hứa ngàn vàng, nên ẩn tích chẳng ra mặt, tiểu đệ cũng già lụ khụ thành vô dụng rồi!
Ba anh em không hẹn mắt cùng sáng ngời hào quang, quay về nhìn phía người cha yêu kính, mà xưa nay họ lầm tưởng chỉ là một nho sinh không đủ sức trói gà. Ngờ đâu xưa kia cũng là một lịnh chủ hùng trong võ giới.
Sở dỉ ba anh em có được một thân tuyệt kỷ hiện thời hoàn toàn nhờ sự trau dồi của người mẹ. Từ thơ ấu đến lớn khôn, tuyệt nhiên họ không hề nghe cha mình bàn luận chỉ đến chuyện võ công.
Trước thái độ ngơ ngác của ba anh em, cụ già không khỏi lấy làm lạ:
- Ủa? Bộ các cháu không biết tiếng tăm anh hùng của lịnh tôn lịnh đường khi xưa à?
Và nghiêm mặt quay sang hướng người cha:
- Đại ca, cho phép tiểu đệ hơi nhiều chuyện một chút với các cháu nhé?
Người cha chỉ mỉm cười mà không tỏ ý, người mẹ thấy thế gật đầu thay lời chồng:
- Vợ chồng tôi vì hạn định lời hứa không tiện chính mình thốt ra. Hồng huynh đến thật đúng lúc, nhờ thay chúng tôi mà nói rõ cho các cháu biết.
Được chủ nhân ưng thuận, cụ già hớn hở:
- Các cháu hãy ngồi xuống đàng hoàng, để nghe chú kể chuyện năm xưa của cha các cháu.
"Hai mươi năm trước đây, tình thế võ lâm trừ một bang, hai hội và bảy đại môn phái ra, còn có ba nhân vật võ công cao tuyệt, thanh thế lẫy lừng, cùng xưng là Lịnh chủ!
Uy danh của ba vị Lịnh chủ ấy còn vượt xa cả một bang, hai hội và bảy đại môn phái.
Ba vị Lịnh chủ đó là Long Phụng Lịnh chủ Triệu Bồi Nhân, Âm Dương Lịnh chủ Lý Tần và Vô Tình Lịnh chủ Tào Duy Ngã.
Luận về tuổi tác, trong ba vị Lịnh chủ thì Long Phụng Lịnh chủ Triệu Bồi Nhân tuổi kém nhất, nhưng nếu so ở võ công thì họ Triệu được sắp vào đệ nhất.
Thế nhưng trên đường sự nghiệp thì Long Phụng lịnh chủ Triệu Bồi Nhân lại là người không may hơn hết.
Chỉ vì họ Triệu tâm tánh quá ôn hòa. Không thích tranh danh đoạt lợi, luôn luôn giữ đúng phong cách của một chánh nhân quân tử, rốt cuộc đành phải chịu cảnh mai ẩn giang hồ, buông trôi bao nhiêu hùng danh tuổi trẻ, vứt bỏ đi trách nhiệm bảo trì chánh nghĩa võ lâm..." Thuật đến đây, cụ già khôn khéo mượn lời chỉ trích người đại ca mình hằng lâu tôn kính, tại sao nửa chừng tuổi trẻ, vứt bỏ đi sự nghiệp một cách oan uổng.
Nhưng vợ chồng của Triệu Bồi Nhân nghe xong, chỉ nhếch môi cười buồn bã chẳng chịu lên tiếng biểu lộ một ủy khúc khó nói nên lời.
Ba anh em họ Triệu cùng bàng hoàng buộc miệng:
- Mẹ...
Người thiếu phụ mắt rưng lệ gật đầu, như gián tiếp nhìn nhận trình thân phận của hai vợ chồng, đồng thời thầm nói một khái xót xa của bậc mẹ cha không thể nói với con những gì mình muốn nói. Ôi! Còn khổ tâm nào hơn?
Tất nhiên ba anh em họ Triệu không làm sao hiểu nổi ẩn khúc bên trong của cha mẹ cùng lên tiếng trách hờn:
- Cha mẹ! Thế mà bao lâu nay cha mẹ cứ mãi dấu con...
Người mẹ khoát tay ngắt lời con:
- Các con chớ nói gì thêm, cha mẹ có miệng mà cũng như câm, không thể giải thích cho các con biết gì được, muốn hỏi gì hãy hỏi Hồng đại thúc của con là hơn.
Lời lẽ ấy, chứng tỏ là vợ chồng Triệu Bồi Nhân đã hứa cùng ai tuyệt không đề cập thân thế của hai người dù chính với con cái ruột của mình.
Ba anh em đành quay sang người đại thúc.
- Hồng đại thúc...
Nhưng vì những điều họ muốn hỏi qua rất nhiều, nhất thời họ bối rối chẳng biết bắt đầu hỏi từ đâu trước.
Cụ già họ Hồng lắc đầu thở dài:
- Cha các cháu là "Long Phụng lịnh chủ danh chấn võ lâm đã đành, mà mẹ các cháu cũng là tay cân quắc anh tài với danh hiệu "Nữ hoa Đa" Cổ mộ Liên tiếng tăm nức dội giang hồ...
Và ông khẽ ngừng lời tự chỉ vào mình nói tiếp:
- Còn Hồng đại thúc các cháu đây cũng chẳng phải hạng tiểu tốt vô danh chi, mà chính là thuộc hạ của "Long Phụng Lịnh chủ", một trong hai Hồng Bạch nhị tướng: "Phích Lịch Hỏa" Hồng Chấn.
"Nữ hoa Đa" Cổ mộ Liên liền tiếp lời giới thiệu thân phận của lão ta:
- Hồng đại thúc vì cha các con, dám bỏ đi cơ hội tiếp nhận ngôi vị chưởng môn Hoa sơn mà không tiếc rẻ, không nệ tuổi tách tự nhận là em, nghĩa khí cao vời ấy các con nên ghi nhớ.
Ba anh em cùng nghiêm chỉnh gật đầu:
- Vâng! Chúng con không bao giờ dám quên nghĩa cả của Hồng đại thúc.
Lời khen tặng của Cổ mộ Liên khiến da mặt của Hồng Chấn đã đỏ càng thêm đỏ, lão oai oái kêu lên:
- Đại tẩu khen lão Hồng này chi lắm thế? Lão Hồng này tài cán chi mà chấp nhận ngôi vị chưởng môn Hoa Sơn, mà dù có làm chưởng môn Hoa Sơn đi nữa cũng đâu hiển hách bằng Hồng Bạch Nhị Tướng hầu dưới trướng của "Long Phượng lịnh chủ"?
Lão ngừng lại liếc mắt nhìn ba anh em họ Triệu hì hì tiếp lời:
- Đấy, như Bạch Diện Thư Sinh Tần Chung tam đệ đang làm chưởng môn của Chung Nam phái, mà cũng đeo đuổi làm thuộc hạ của lịnh tôn cho kỳ được, thế các cháu cũng đủ hiểu thế nào!
Ba anh em nghe xong, cùng động bàng hoàng không ngờ cha của họ lại là một kỳ nhân ghê gớm của vũ lâm!
Qua phút giây sửng sờ, người anh cả vụt hỏi:
- Hồng đại thúc, nhưng tại sao cha cháu phải rời bỏ chốn võ lâm?
Người em thứ hai và thứ ba cũng đều tròn mắt đợi chờ câu đáp, vì đấy cũng là vấn đề mà họ đang cần muốn biết.
Sáu anh mắt không hẹn cùng đổ dồn vào Hồng Chấn.
/118
|