Nếu Tống triều vì cái chết của Tào Vĩ mà rơi vào cảnh thương đau, thì hiện giờ Nguyên Hạo lại càng “sứt đầu mẻ trán”. Rất nhiều bộ tộc tuy e sợ uy phong của gã, vẫn nghe theo mệnh lệnh của gã nhưng bọn họ cũng đã bắt đầu có những hành vi ngấm ngầm kháng cự lại gã.
Mà tất cả những điều này, không có gì phải nghi ngờ, đó chính là do cậu thiếu niên kia tạo ra. Nguyên Hạo vừa điều động binh lính, lại vừa phải đề phòng quân Tống sẽ xâm phạm lần nữa. Tuy sắp tới mùa đông, khả năng này không cao. Nhưng nếu bọn họ “lên cơn”, một khi đã xâm lược thì sẽ gây nên tai họa không thể cứu vãn được cho Tây Hạ.
Đồng thời cũng tăng cường thăm dò vùng biên giới giữa Tống triều và Tây Hạ.
Lúc này, tại một thành nhỏ vùng biên giới giữa Tây Hạ và Liêu quốc, nó chính là nơi đóng quân của quân ti Hắc Sơn Phúc—thành Ngột Lạt Hải. Vốn là một căn cứ quân sự, phía nam có sa mạc Đằng Cách Lý, phía đông có sa mạc Mao Ô Tố, tất cả những yếu tố này đã góp phần kìm hãm sự phát triển của nó. Nó chỉ được xác định là một thành nhỏ không chút tiếng tăm trên bản đồ.
Tuy nhiên hai năm nay, do sự cấm vận của Đại Tống đối với Tây Hạ, rất nhiều thương nhân đã khai thông tuyến đường từ Đại Đồng tới Liêu quốc, điều này mới khiến nơi này trở nên phồn hoa hơn. Hơn nữa, tuy đám thương nhân đi con đường này lợi nhuận cực lớn, nhưng cũng phải chịu những mối nguy hiểm rình rập rất lớn. Cho nên bọn họ khá chịu chi, dùng lời của bọn họ để nói thì: “chưa biết chừng ngày mai ta phải đi gặp Diêm La Vương, thế thì cần gì phải quan tâm tới chút tiền này chứ?”
Tuyến đường này chủ yếu là những đoạn đường sa mạc, chỉ có nơi này không những vì thành lập căn cứ quân sự, mà còn vì cũng không có sự ảnh hưởng của sa mạc, tuy xung quanh vẫn có rất nhiều đồi núi, nhưng ngôi thành nhỏ này lại được dựng trên một thảo nguyên nhỏ, phong cảnh vô cùng tươi đẹp. Nơi đây trở thành nơi dừng chân lý tưởng của họ. Do đó mà quán rượu, kỹ viện, nhà trọ, cửa hàng... cũng được mọc nên san sát. Chỉ có một chút thiếu thốn trong cái hoàn mỹ đó là, những cô nương ở đây không được xinh đẹp như những cô nương trong những ngôi thành lớn ở Tây Hạ, càng không so sánh được với những kỹ nữ của Đại Tống. Ngay cả son phấn cũng không được bằng họ, cũng có thể chỉ khiến bọn người này giải quyết được sự ham muốn nhất thời mà thôi.
Hai mươi tháng mười, một đám thương nhân từ phương tây kéo tới ngôi thành nhỏ này, bọn họ có tất cả hai trăm bảy tám mươi người, áp tải những chiếc xe lớn, bên trong là một số hàng da. Như thế này thì đội thương nhân này cũng chỉ được coi như một đội thương nhân cấp trung bình. Những binh sĩ gác thành mỗi ngày đều có thể trông thấy vài đội ngũ thế này ra ra vào vào. Hơn nữa, hình như cũng vì bọn họ biết lực lượng của mình không được lớn mạnh, trông thấy đám binh sĩ tới kiểm tra thì vội vàng tặng cho đám binh sĩ này một thỏi vàng ròng.
Tên đội trưởng và cũng là thủ lĩnh của đám binh sĩ này áng chừng phân lượng của thỏi vàng này, chí ít nó cũng phải được vài chục lượng. Tuy không quá quý trọng, nhưng cũng không thể xem thường, dù sao bọn họ cũng đem hàng tới Đại Tống, nên cũng không có nhiều thủ đoạn lừa bịp. Nếu đến từ hẻm núi thì bọn chúng còn có thể kiếm chác thêm chút ít, thế là vẫy tay ra hiệu cho bọn họ vào thành.
Sau khi những người này vào trong thành thì rất quy củ. Bọn họ tìm một nhà trọ, cất giữ hàng hóa cẩn thận rồi ăn cơm tối sau đó lại phân công nhau ngủ. Tuy nhiên một lát sau, cùng một lúc có mấy người chạy tới căn phòng của một thanh niên mặt lạnh. Một tên nói:
- Địch thủ lĩnh, đợi tối mai để ta đánh tiên phong đi. Trận trước đánh vòng vo quá. Trận này nhất định phải để ta “giải sầu” mới được.
Nghe xong lời này của y, người đàn ông mặt đen cường tráng kia liếc mắt một cái, nhưng dù người đàn ông này có cường tráng hơn nữa thì vóc dáng của gã vẫn còn kém xa so với người nói chuyện lúc nãy.
Thì ra đám người này chính là Mã Như Long, Địch Thanh, Chu Sỉ, ngoài ra còn có cả Chiết Kế Tổ, Chủng Ngạc và Tống Minh Nguyệt. Bọn họ mạo danh thương nhân để trà trộn vào thành Ngột Lạt Hải.
Trận chiến trước, Chu Sỉ dẫn theo mấy vạn kỵ binh Tống triều bị mai phục trong núi Thiên Đô, bị tổn thất mất một nửa số người. Đây còn vì cậu ta dũng cảm, nếu không có thể còn để mất toàn bộ người ngựa ở đó cũng không biết chừng. Trận đánh này Tống Nguyệt Minh cũng tham gia, y to cao, sức khỏe tốt, sức lực cũng lớn, nên giết được nhiều tên địch. Nhưng cũng trở thành mục tiêu đầu tiên mà tên thủ lĩnh người Tây Hạ muốn tập kích. Kết quả, sau trận này, tuy y không chết nhưng cũng bị thương nặng, phải nằm trên giường suốt mấy tháng mới có thể khỏe trở lại. Vẫn may cơ thể y khỏe mạnh, nếu không chắc đã trở thành người “ở lại” Linh Châu cùng Tào Vĩ rồi.
Hơn nữa y cũng là một người thô lỗ, cảm thấy trận đánh trước cũng bán mạng rồi. Nhưng đi theo Địch Thanh thì lập được công lớn, còn đi theo Chu Sỉ thì không những không lập được công trạng gì mà thiếu chút nữa còn phải bỏ mạng nên y thường xuyên cằn nhằn. Bây giờ Chu Sỉ trông thấy trông thấy y thì chẳng khác gì Địch Thanh trông thấy Thôi Diệt Lang, vội vàng né tránh.
Địch Thanh nguýt y một cái rồi nói:
- Tống Minh Nguyệt, từ giờ trở đi, hễ ngươi mở miệng nói thêm một câu nào nữa thì lần sau bất kể ta tìm được nơi nào đánh trận cũng sẽ không mang ngươi theo nữa.
Không phải Địch Thanh nói giúp Chu Sỉ, mà là cổ họng tên Tống Nguyệt Minh này quá lớn. Nếu để tin tức rò rỉ ra ngoài thì thật sự không phải một chuyện nhỏ.
Trong lòng Tống Minh Nguyệt thì chỉ có theo sau Địch Thanh mới có thể đánh thắng trận, đánh trận giành thắng lợi thì mới có thể vào cung làm quan. Hiện giờ bổng lộc của y có bao nhiêu chứ? Nghe Địch Thanh nói vậy thì lập tức ngậm miệng lại, một lát sau lại ho lụ khụ. Nhưng nghĩ tới Địch Thanh bảo không được nói, không biết ho có được coi là nói không? Thế là y cố nén lại khiến mặt đỏ ửng lên.
Lúc này, tại sa mạc Đằng Cách Lý, quân Tống từng người từng người một chui ra từ túi ngủ. Bọn họ bắt buộc phải hành quân vào ban đêm, lẻn vào Âm Sơn (1) để chuẩn bị cho hành động vào tối mai.
(1) Âm sơn (tiếng Trung: 阴山, bính âm: Yin shan hay Yinshan) là tên gọi một dãy núi trong thảo nguyên hình thành nên ranh giới phía nam của miền đông sa mạc Gobi tại khu tự trị Nội Mông Cổ, cũng như phần phía bắc của tỉnh Hà Bắc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_s%C6%A1n
Kỳ thực lúc đó, sau khi Thạch Kiên rút khỏi căn hầm kia thì vừa rút vừa lấy bùn đất vít chặt cửa hầm lại. Đương nhiên căn hầm dài như thế, hắn không thể nào vít hết được toàn bộ, nhưng cũng có thể thể vít được hơn ba trăm mét. Như thế thì Nguyên Hạo tìm kiểu gì cũng không thể tìm ra căn hầm đó. Trừ khi gã lật tung toàn bộ đất trong phủ Hưng Khánh, đây cũng là một chuyện không thể nào xảy ra. Đồng thời, Sơn Ngộ quy phục Tống triều, đương nhiên hắn không tin Nguyên Hạo cho là hắn đã bay mất, nhưng hắn biết chuyện của Sơn Ngộ sẽ tạo ra một ảo giác cho Nguyên Hạo. Đội quân trong phủ Hưng Khánh của gã lại xuất hiện thêm một tên phản bội gã, tên này đã đem bọn Thạch Kiên thả ra. Căn hầm này rất dài, nó thông tới một nơi cách thành mười dặm, nơi này sớm đã ra khỏi phạm vi mà đội quân của Nguyên Hạo có thể kiểm soát được.
Sau khi ra khỏi đường ngầm đó, Thạch Kiên lại một lần nữa vít chặt miệng của đường ngầm này lại. Sau đó cùng đội quân tới Cáp Lạp Ô Câu, trông thấy Thôi Diệt Lang và Đinh Mão, hắn còn không cảm thấy bất ngờ, nhưng trông thấy Chủng Cổ, Chủng Ngạc, Chiết Kế Tổ, Chiết Kế Mẫn, Chu Sỉ, còn có cả Địch Thanh thì hắn cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Có thể nói những tiểu tướng này đều là “tương lai” của Tống triều, sao lại tới hết thế này? Ngay cả một trăm binh sĩ kia cũng rất hung tợn, ví như tên Tống Minh Nguyệt chém đứt đôi ngươi tên Sa Giáp Tăng là đại tướng của Tây Hạ, còn có cả hãn tướng Tần Hiên - người đã giao chiến không phân thắng bại với tên dũng tướng Tây Hạ là Ngôi Danh Phiêu.
Hắn hỏi đầu đuôi sự tình, rồi bỗng nhiên hiểu ra. Đây là vì Sơn Ngộ Duy Vĩnh không yên tâm về hắn, Sơn Ngộ cũng đã từng nghe tới danh tiếng của những tiểu tướng này, có sự giúp đỡ của những tiểu tướng này thì khả năng chạy khỏi Tây Hạ của bọn họ càng lớn hơn. Đương nhiên, Sơn Ngộ làm như thế cũng có sự ích kỷ của bản thân. Vì gã là đường dây liên hệ của Thạch Kiên, tuy lập được công lớn cho Tống triều, nhưng trong triều gã vẫn là kẻ “tứ cố vô thân”, vì thế nên gã càng hy vọng Thạch Kiên sống sót.
Sáng nay bọn họ tới phủ Hưng Khánh, trông thấy đại quân của Tây Hạ công kích mãnh liệt, Thôi Diệt Lang và Đinh Mão nóng nảy, bọn họ muốn giúp đỡ Thạch Kiên. May mà lần này Địch Thanh tới trước nên đã ngăn bọn họ lại và nói:
- Các huynh nhìn xem hiện giờ có bao nhiêu người đang canh giữ trên tường thành?
Lúc này hai người họ mới nhìn lên tường thành, chỉ trông thấy trên tường thành chi chít những lính canh. Bọn họ vò đầu bứt tai, thầm nghĩ sao Thạch Kiên lại có thể dẫn theo nhiều người như vậy tới đây? Từng đây người vào Tây Hạ thì có thể, nhưng làm gì có chuyện người Tây Hạ không phát hiện ra chứ? Lại còn để bọn họ công kích được thành Hưng Khánh thì càng không hợp với lẽ thường.
Bọn họ yên tâm tới Cáp Lạp Ô Câu nơi Thạch Kiên hội hợp. Phía bắc Cáp Lạp Ô Câu đã không còn được che lấp bởi núi Hạ Lan nữa, nơi đây rất lạnh nên không có sự xuất hiện của dấu chân con người. Thạch Kiên đem tất cả chiễn mã để lại đây và cũng phái thêm mấy chục người ở lại trông coi.
Trước mặt tất cả mọi người, Thạch Kiên đem tất cả những châu báu, những bức tranh chữ quý giá cướp được từ phủ Hưng Khánh, trong đó còn có hai bức tranh chữ của Thạch Kiên nhưng hắn nhìn qua là biết đó là hai bức này do người khác phác họa, còn có cả một lượng lớn vàng bạc. Hắn đem tất cả chôn lại rồi nói:
- Những thứ này tạm thời để lại đây, nhưng các ngươi yên tâm, bản quan quyết không động tới chúng. Một thời gian sau khi đã thật sự thu phục được Hưng Khánh, ta sẽ lấy những thứ này lên chia đều cho mọi người. Những người chết trận và những người bị thương nặng sẽ được chia gấp đôi.
Tuy bọn họ phần lớn đều “lưu luyến không rời”, nhưng bọn họ cũng biết đem những thứ này bên mình cũng là một phiền toái. Hơn nữa, trong mắt bọn họ, trông thấy Thạch Kiên đánh trận quá “thần kỳ” như thế, thu hồi Hưng Khánh cũng chỉ là chuyện sớm muộn, hơn nữa hắn lại không thích tiền nên ai nấy đều yên tâm.
Tuy nhiên trong lòng bọn họ đều rất vui mừng, những thứ đồ này bán ra ngoài, ít nhất thì một người cũng được chia tới hơn một ngàn quan rồi.
Nhưng bọn họ không biết Thạch Kiên không hề thích điều thần kỳ này, trong mắt hắn, chiến tranh là lấy chính làm chủ, lấy kỳ là phụ (quân đội đánh vũng chắc làm chính, mưu kế chỉ là phụ). Phải giống như trận chiến ở núi Mã Đầu lần trước, đó mới là vương đạo. Con đường thuần túy mưu kế như thế này, thật sự phải mạo hiểm quá lớn, một khi không cẩn thận có thể sẽ khiến toàn quân bị tiêu diệt.
Sau đó chính là việc xử lý ba nghìn tù binh này.
Thạch Kiên hỏi thăm địa chỉ nhà cửa và tình hình gia đình của bọn họ. Đám người này mơ hồ cảm thấy có điều gì đó không ổn, Thạch Kiên mang bọn họ tới đây lại còn cất giấu châu báu trước mặt bọn họ, nhất định không phải chuyện tốt đẹp gì.
Tất cả bọn họ đều trả lời câu hỏi của Thạch Kiên, có kẻ có chút thông minh lanh lợi thì quỳ xuống xin được tha.
Thạch Kiên thở dài, hắn vốn định đợi đám tù binh này đào đường ngầm, để bảo vệ bí mật sẽ để bọn người này theo đám quan viên Sơn Ngộ phái tới áp giải về kinh thành. Nhưng địa chất của Hưng Khánh khá xốp, đào thì dễ đào thật, songvô số nơi còn có nguồn nước phong phú, không ngừng có nước trào lên nên cũng phải thay đổi đường ngầm liên tục. Tình hình này khiến thời gian bị chậm trễ, cũng trong ngày hôm trước họ mới có thể hoàn thành việc đào con đường ngầm này.
Thạch Kiên nói:
- Đây cũng là lần đầu tiên bản quan nuốt lời. Nhưng danh dự của một người chỉ là chuyện nhỏ, sinh mạng của chín nghìn quân binh dưới tay ta mới là chuyện lớn. Do đó bản quan mới hỏi tới những người thân của các ngươi, sau này khi bản quan thật sự tiêu diệt Tây Hạ, nhất định sẽ cho người nhà các ngươi một sự đãi ngộ tốt.
Nói xong hắn quay đầu đi nói một tiếng:
- Giết!
Lúc này bỗng có tiếng nói của một thiếu nữ cất lên:
- Đạo đức giả.
Đây chính là lời nói của Hưng Bình công chúa.
Khi Thân Nghĩa Bân thu xếp cho những quan viên tùy tùng của nàng rời khỏi Hưng Khánh tới Tống triều, tiểu Công Chúa bỗng dưng dở quẻ, nàng không đi, nàng nói muốn đi cũng được nhưng phải là đi cùng Thạch Kiên, nếu không thì nàng thà chết ở đây.
Thân Nghĩa Bân đành phải tới xin chỉ thị của Thạch Kiên. Dọc đường đi, Mã Như Long còn trêu đùa với Thân Nghĩa Bân:
- Chẳng lẽ vị Công chúa nước Liêu này cũng để ý tới Thạch đại nhân của chúng ta rồi sao?
Thân Nghĩa Bân đẩy y một cái nói:
- Dẹp, dẹp, Thạch đại nhân phải cưới đương kim Công chúa đó, làm sao có thể cưới một cô Công chúa nước Liêu được chứ?
Mã Như Long lén lút, nói:
- Thế cũng chưa chắc, nghe nói Tiên hoàng từng hạ chỉ không ai được phép can thiệp vào chuyện hôn nhân của Thạch đại nhân. Còn nghe nói cô Quận chúa nước Liêu cũng tưởng nhớ tới Thạch đại nhân. Chi bằng cưới hết bọn họ về, có hai vị Công chúa, lại có hai vị Quận chúa, như thế không phải càng náo nhiệt hơn sao?
- Náo nhiệt cái đầu ngươi đấy!
Thân Nghĩa Bân gõ lên đầu Mã Như Long một cái, tuy nhiên Thân Nghĩa Bân cũng nghĩ, nếu thật sự phải như thế thì chắc chắn sẽ rất náo nhiệt. Kỳ thực thì triều đình cũng không thể để Thạch Kiên làm như thế, Thạch Kiên cũng sắp cử hành hôn lễ với Triệu Dung và Triệu Cận rồi.
Thạch Kiên nghe lời bẩm báo của bọn họ thì tìm tới vị Công chúa này. Hắn hỏi:
- Tại sao phải đi theo ta? Cần phải biết bản quan tạm thời không thể rời Tây Hạ, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp nguy hiểm.
Cô Công chúa này đáp:
- Ta có thể theo bọn họ tới Tống triều, nhưng ngươi có thể bảo đảm Tống triều các ngươi không đem ta ra làm món hàng trao đổi không?
- Điện hạ, điều này cũng không thể. Thân phận của nàng đã định trước điều này không phải sự thật. Cũng như chuyện ta đi sứ sang Liêu quốc, sẽ diễn ra cảnh tượng gì chứ?
Thạch Kiên nói cũng là sự thực. Nếu Thạch Kiên công khai tới nước Liêu, trừ khi dẫn theo đại quân giao chiến với họ, nếu không nước Liêu nhất định sẽ không màng tới chuyện hai nước trở mặt để giữ Thạch Kiên lại. Như Hưng Bình tới Tống triều, đám người trong triều đình cũng không phải một lũ ngốc, họ không mang Hưng Bình ra làm một cuộc “giao dịch” với nước Liêu mới lạ.
Hưng Bình cười đau khổ, nàng nói:
- Thạch đại nhân, ngươi nghĩ xem, cảnh ngộ của ta cho thấy vị trí của ta quan trọng như thế nào. Nếu ngươi nhất định đưa ta tới Tống triều thì chẳng bằng để ta chết đi cho xong.
Thạch Kiên nhanh chóng hiểu ý của nàng, hắn để Ngô Nhiên bên cạnh nàng nhiều năm như thế, sao có thể không hiểu hoàn cảnh của nàng được? Kỳ thực thấy tên tiểu Hoàng đế nước Liêu khi lựu chọn người thân và lợi ích quốc gia, thì y cũng đã không ngại trở mặt như thế mà chọn quốc gia, muốn đưa cô Công chúa này quay về, y vẫn có thể làm được. Nhưng trông thấy em gái mình phải chịu tội mà y vẫn không đón nàng về. Là một quân vương, cách làm của y là đúng, vì dù gì hiện giờ nàng cũng là vợ của Nguyên Hạo, nếu muốn đón về thì nhất định phải trả một cái giá gì đó.
Vì thế nên sau khi nàng được đưa tới Tống triều, Tống triều nhất định sẽ xem nàng như một vật “bảo bối” và sẽ ra một cái giá rất cao. Tới lúc đó, một khi anh trai nàng không đáp ứng, nàng chỉ có thể bị thiên hạ đem ra làm trò cười, cũng có thể còn là nguyên nhân gây ra sự tranh chấp giữa hai nước. Tới lúc đó thì chẳng bằng nàng chết đi còn hơn.
Thạch Kiên im lặng. Một lát sau hắn mới nói:
- Có những chuyện không phải nàng có thể làm chủ được. Cũng giống như thân phận của nàng, từ khi nàng ra đời đã đem vinh hoa phú quý tới cho nàng, nhưng nó cũng là nguyên nhân cho sự xui xẻo ngày hôm nay của nàng. Trước lợi ích của quốc gia và lợi ích cá nhân, ta cũng vẫn lựa chọn lợi ích quốc gia, cũng có thể nói trắng ra là ta vẫn có thể đem nàng ra làm vật trao đổi.
Cô Công chúa này nói:
- Nhưng ta nghĩ, người viết ra 《 Hồng Lâu Mộng 》sẽ không đề xuất một yêu cầu như thế để làm khó một cô gái yếu đuối. Đây cũng là con đường sống duy nhất của ta.
Kỳ thực tất cả những điều nàng nói đều do Ngô Nhiên dạy nàng. Lúc Hoàng cung bị phá, Hưng Bình công chúa đã muốn tìm tới cái chết nhưng đã được Ngô Nhiên cứu. Dù gì thì mấy năm nay nàng đối với y cũng không tồi nên y đã chỉ cho nàng con đường sống này.
Thạch Kiên lại im lặng. Không phải hắn đang thương hại nàng, những người đáng thương trong thành này nhiều vô kể, hắn cũng không phải lão thái thái nhà hắn, hắn biết lúc nào nên thương hại, lúc nào không nên thương hại. Còn cuốn 《 Hồng Lâu Mộng 》cũng chẳng phải do hắn viết, đó chỉ là cuốn tiểu thuyết hắn sao chép ra mà thôi. Tuy có thể hiểu được, nhưng hắn không thể vì một người mà làm hỏng kế hoạch của mình. Nhưng nếu một “con cờ” hữu dụng như nàng mà chết đi thì quả là một điều đáng tiếc.
Thế là hắn hỏi:
- Nàng có biết cưỡi ngựa không?
Nghe thấy Thạch Kiên có chút dấu hiệu của sự bằng lòng, lúc này cô Công chúa kia mới mỉm cười nói:
- Người Khiết Đan chúng ta có ai không biết cưỡi ngựa chứ?
Tuy nhiên nàng đang thầm nghĩ: “ quả thật vị Thạch đại nhân này có một khuyết điểm là sự mềm lòng.” Đây cũng chính là những gì Ngô Nhiên nói.
Thạch Kiên lại nói:
- Ta có thể đồng ý với nàng, nhưng trên đường sẽ phải chịu nhiều vất vả, hơn nữa còn có thể gặp phải nguy hiểm bất kỳ lúc nào.
- Ta không sợ khổ, cũng không sợ nguy hiểm. Chỉ cần ngươi không bỏ ta lại là được.
Và như thế, Hưng Bình công chúa cũng gia nhập vào đội quân của họ.
Hiện giờ nghe xong lời của Hưng Bình công chúa, Thạch Kiên nói:
- Ta cũng chưa từng nói ta là một người thành thật, chỉ là có lúc cố gắng để nói được làm được mà thôi. Nhưng khi hai bên đều khó, ta sẽ lựa chọn một điều giữa khinh và trọng. Cũng giống như ca ca của nàng vậy.
Một câu nói của hắn khiến cô Công chúa này sững sờ. Kỳ thực Thạch Kiên cũng chưa từng nói với bất kỳ ai là hắn chưa bao giờ nói dối. Hơn nữa trong hoàn cảnh này, hắn còn có thể ghi nhớ tên của người nhà những kẻ kia, dự định sau này sẽ bồi thường cho họ cũng có thể coi như nhân nghĩa lắm rồi.
Thạch Kiên thầm nghĩ: “Tuy lúc ta vào triều đình, không nói một đằng làm một nẻo như đám đại thần vô liêm sỉ kia, nhưng cũng không thể chuyện gì cũng nói thật, nếu không thì sẽ mau chết lắm.” Ít nhất thì hắn cũng đã không nói với Tống Chân Tông là: “ Ngài chỉ là một Hoàng đế rất tầm thường.”
Đám tù binh này cũng có những kẻ không cam lòng và muốn phản kháng, nhưng ngay cả một thứ binh khí và khôi giáp bọn họ cũng không có nên đã nhanh chóng bị quân Tống tiêu diệt.
/540
|