Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Q.4 - Chương 252 - Luyến Tiếc

/540




Triệu Trinh lại nói:

- Mệt quá, mệt quá, mau đem cho trẫm 1 ly trà.

Thì ra hắn vâng ý chỉ của thái hậu đích thân đến Hòa Châu mời Thạch Kiến ra tay. Hắn cũng biết vùng tây bắc địa hình hiểm trở, giải quyết sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó, nếu không Mã Như Long sao có thể thức mười đêm mười ngày để về đây báo tin.

Hễ nghĩ đến những vết thương do đao kiếm khắp thân thể Mã Như Long, hắn liền sôi máu.

Vì thế, chỉ mang theo vài trăm tên hộ vệ mặc thường phục ra khỏi thành. Sau đó, lại chạy như điên suốt chặng đường, không ngừng nghỉ. May mà hiện nay đường xá đang được sửa chữa, không đến nỗi khiến hắn ngồi trong xe ngựa bị xóc nảy người. Tuy nhiên chạy suốt 8 ngày, gấp gáp để đến Hòa Châu thì cho dù trên xe có thể ngủ, nhưng so với nghỉ trên giường lụa trong cung thì quả là có cảm giác khổ cực hơn nhiều lắm!

Thạch Kiên mời hắn vào trong thư phòng, gọi Lục Ngạc đến rót trà. Triệu Trinh cũng không cần giữ lễ, thổi vài lần, uống một hơi hết sạch. Sau đó liền nói:

- Vừa rồi, mấy tiểu nha đầu và mưu sỹ của ngươi đang làm gì vậy?

Thạch Kiên cười buồn đáp:

- Bọn họ không cho thảo dân đi tây bắc.

Triệu Trinh tỏ vẻ thất vọng, do dự một chút rồi nói:

- Chẳng lẽ Thạch đại nhân cũng không dám chắc?

Thạch Kiên lại cười buồn, nói:

- Hoàng thượng, thảo dân cũng là người, chứ không phải thần. Ngay đến nhân vật như Gia Cát Lượng còn không thể giúp Tiên chủ thống nhất Hoa Hạ, huống hồ là ta? Tuy nhiên muốn giải cứu mười mấy đại quân Linh Châu cũng cũng không phải là điều không thể.

Triệu Trinh nghe xong vui vẻ xoa tay, nói:

- Ta biết Thạch ái khanh sẽ có cách mà.

Thạch Kiên nói:

- Hoàng thượng đừng vội mừng. Nhưng thực ra hiện nay ta cũng không chắc có thể trăm phần trăm thành công. Hoàng thượng, người hãy lại đây xem bản đồ. Địch hiện ở Linh Châu, đã bị vây giữa Tây Hạ, muốn đi qua đất Tống, chỉ có năm con đường có thể đi.

Thứ nhất là đi xuyên từ núi Lục Bàn đến Khánh Châu,

thứ hai là xuyên qua núi Bạch Vu tới Duyên Châu. Nhưng hai con đường này lại không thể đi được, nhất là bởi vì hai dãy núi này cao và gập ghềnh, vương triều ta mấy năm nay coi như nằm cả trong tay Lý Thị, do đó chúng ta không thông thạo đường xá như Nguyên Hạo. Hơn nữa rất nhiều địa phương đều là nơi hiểm yếu, có thể nói là “nhất phu đương quan, vạn phu mạc khai” Nguyên Hạo chỉ cần ngầm đem quân chặn lại, trước có binh đóng, sau có binh đang đuổi, sao tránh không được chỗ chết.

Con đường thứ ba là từ Hạ Châu đến Ngân Châu hoặc Hoành Sơn, không kể đến đường xa xôi, đêm dài lắm mộng, thì hiện nay người Tây Hạ đã thu phục vùng Hạ, Ngân, chỉ cần ngầm ngăn cản, là có thể trì hoãn hành trình đại quân ta lại, khiến truy binh phía sau đánh tới. Đây cũng là đường chết.

Thứ tư là từ Vi Châu rút lui hướng Thiên Đô Sơn, quay lại thành Hoài Viễn. Lại càng không được, không nói đến Vi Châu đang trong tay người Tây Hạ, thì đường xá Thiên Đô Sơn rất nguy hiểm. Con đường cuối cùng chính là đi xuyên qua vùng núi giữa bắc Đại La Sơn và thành Diêm Châu, về Hoàn Châu. Con đường này tuy rằng không dễ đi, nhưng lại gần nhất .

Nhưng chúng ta nhìn kỹ một chút phân bố binh lực của Tây Hạ, quân Tĩnh Tắc đang ở Vi Châu, quân Bạch Mã Cường Trấn đang ở Diêm Châu, Hắc thủy quân đang ở Hắc thành ( có người nói Bạch Mã Cường Trấn ở A Lạp Thiện, nhưng vùng đó đã có Hắc thủy quân, không thể nào ở Vi Châu và Hắc thành lại có một vùng đất lớn như vậy, nói cách khác, chắc chắn đóng ở bắc thành Diêm Châu ).

Vì muốn dụ quân ta vào, nên chưa từng xảy ra giao chiến kịch liệt với quân ta, bởi vậy mấy đạo quân này đều có thể bảo toàn lực lượng. Hiện nay, kỵ binh của ta đóng ở Thiên Đô Sơn, bị tiêu diệt mất hơn một nửa, phần lớn là bộ binh, cho nên người Tây Hạ hoàn toàn có thể lợi dụng ưu thế về tốc độ, vây hãm quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quân Tào đại nhân thà bị nhốt ở Linh Châu cũng không phá vòng vây. Hơn nữa họ bị vây ở Linh Châu, làm sao có thể phá vây thoát ra được?

Thạch Kiên nói một hồi, làm trong lòng Triệu Trinh lạnh như băng, hắn sốt ruột hỏi:

- Như vậy thì chẳng còn cách nào cả sao?

Thạch Kiên lại lắc đầu, nói:

- Trên đời này không có chuyện gì là tuyệt đối, trong tay ta còn có một quân cờ.

Nói tới đây. Hắn thở dài một hơi nói:

- Quân cờ này vốn dĩ ta muốn giữ đến thời điểm then chốt mà dùng. Thậm chí quân cờ này nếu dùng tốt, sẽ có thể quyết định sự tồn vong của Tây Hạ. Bây giờ để lộ ra, tôi thật sự rất tiếc.

Nói xong hắn lại than thở một hồi. Trong thành Linh Châu chẳng những có mười mấy vạn đại quân Tống. Cho là bản thân không thương tiếc tình đồng bào. Còn có Cha con Chủng Thế Hành Địch Thanh, Chiết Gia, và còn các tướng giỏi như Dương Văn Quảng … về sau bọn họ đều là trụ cột của Tống triều. Bọn họ đều hy sinh, sau này mình làm sao tìm được những viên tướng như vậy nữa? Hơn nữa hắn rất yêu dân tộc này. Bởi vậy, hắn không muốn dân tộc này về sau lại phải chịu khổ thêm nữa. Cho nên dù thế nào, cũng không một câu oán hận. Tương tự, hắn cũng không muốn hơn mười vạn người sống mà bị sỉ nhục và giam hãm, thậm chí chết đói.

Triệu Trinh nghe xong những lời này. Cũng biết hắn làm việc rất chu đáo. Giống như hắn mùa thu năm kia đến Thiểm Tây, dường như hắn không hề động tĩnh, nhưng bố trí từng bước một, cuối cùng chỉ một trận mà thắng. Năm ngoái hắn ngoài mặt như không làm gì, chỉ nghỉ một chỗ. E rằng đã mai phục rất nhiều quân cờ. Chỉ có điều người khác không biết thôi. Nhưng mà triều đình ra một thánh chỉ làm xáo trộn hết kế hoạch của hắn.

Nghĩ đến đây. Hắn có vẻ xấu hổ. Nói:

- Đợi sau này trẫm nắm quyền. Nhất định đối xử tử tế với ngươi.

Thạch Kiên khẽ mỉm cười. Tình cảm mà tiểu Hoàng đế đối với hắn, hắn biết. Lần này vì việc của Vương Mông Chính. Thiếu chút nữa hắn đã trở mặt với Vương Tố Phiên. Đương nhiên nếu hắn vì chuyện của Vương Mông Chính. Thực sự nghe theo Vương Tố Phiên. Đã không thể gọi là minh quân .

Hắn nói:

- Thánh Thượng có tâm ý thế là được rồi. Sau đây, tôi và Thánh Thượng bàn một chút làm Hoàng đế như thế nào?

Nếu người khác nói lời này thì hơi quá, nhưng bản thân Thạch Kiên phần nào vẫn là thầy của Triệu Trinh, hiện nay hắn ít nhiều vẫn là thầy, nên có quyền nói như vậy.

Triệu Trinh vốn không phải một tên ngốc, trong lòng hắn chỉ muốn làm một Hoàng đế tốt, hơn nữa Thạch Kiên hiện nay đã trở thành một truyền kỳ, nghe lời Thạch Kiên chắc chắn sẽ có lợi, chỉ có điều theo lời của Thạch Kiên thì hắn không muốn phô trương quá nhiều, làm việc lại càng khiêm tốn hơn, chỉ không muốn nói những lời này thôi.

Thạch Kiên nói:

- Thánh Thượng nghĩ Tùy Văn đế là người như thế nào?

Triệu Trinh đáp dứt khoát :

- Hoa Hạ hơn hai trăm năm chiến tranh loạn lạc, luôn luôn tiết kiệm, tụ mình xử lý công việc, chính là một minh quân.

Thạch Kiên khẽ mỉm cười, hắn biết Triệu Trinh nhất định sẽ trả lời như vậy, hắn nói tiếp:

- Vậy Hán Cao Tổ thì sao?

Triệu Trinh suy nghĩ khá lâu rồi nói:

- Cũng là một minh quân.

Thạch Kiên lại nói:

- Thánh Thượng nhất định đang suy nghĩ, so với Tùy Văn Đế, Hán Cao Tổ không có xuất thân cao quý như hắn. Đương nhiên xuất thân thấp kém cũng không có gì sai, đương kim Thái tổ cũng là xuất thân thấp kém, còn có Phạm đại nhân trong nhà không có một xu. Nhưng đương kim Thái tổ mặc dù xuất thân thấp kém, nhưng trời sinh quý khí, bởi vậy mới được quần thần tung hô lên làm đế. Mà Hán Thái Tổ sau khi đăng cơ cũng không hề thay đổi lại thân phận của mình.

Những lời này nói cũng có lý, sau khi Lưu Bang đăng cơ một thời gian dài, triều đình ngay đến chế độ lễ nghi cũng không có, quần thần sau khi vào triều, làm ầm ĩ cả lên, làm loạn lên rồi còn muốn dùng cả vũ lực. Cả đại điện cứ như một cái chợ. Hơn nữa Lưu Bang làm Hoàng đế cũng thiếu sự uy nghiêm.

Thạch Kiên lại hỏi:

- Nhưng vì sao nhà Hán nắm được thiên hạ mấy trăm năm, nhà Tùy chỉ có vài chục năm?

- Đó là vì Tùy Dương Đế làm xằng làm bậy.

Triệu Trinh không cần nghĩ ngợi, lập tức trả lời.

- Cũng đúng, nhưng đây chỉ là một nguyên nhân. Bởi vì Tùy Văn Đế mặc dù có tài thao lược hơn người, nhưng bẩm sinh đã có tính đa nghi, tự mình sử lý công việc, vì vậy các đại thần không có cơ hội được rèn luyện, bởi vậy sau khi Tùy Dương Đế kế vị, không có danh thần phụ tá, cuối cùng khiến hắn phải đi vào con đường không lối thoát. Còn Hán Cao Tổ, có vẻ lười biếng, trước tin dùng Tiêu Hà, sau lại dùng Tào Tham, sau đó là Trần Bình. Do đó Lưu Thị mua chuộc lòng người, gây ra loạn Vương Mãng, vẫn còn kéo gần hai trăm năm.

Nói đến đây, Thạch Kiên lại nghĩ tới nhân vật Ung Chính trong lịch sử, Ung Chính có thể nói là Hoàng đế chăm chỉ nhất trong lịch sử. Làm đại thần tận lực nhất cũng chỉ có Gia Cát Lượng, làm Hoàng đế vất vả nhất cũng chỉ có Ung Chính, nhưng việc làm của ông ta cũng chẳng bằng người cha anh hùng thao lược của mình, ngay cả so với Càn Long, con trai của ông ta cũng chẳng bằng.

Thạch Kiên còn nói thêm:

- Ta nói rồi quyền lực cao bao nhiêu, trách nhiệm lớn bấy nhiêu. Làm một lương thần, quyền lực càng lớn ngược lại càng mệt. Mà làm một Hoàng đế, có được quyền lực mạnh nhất trong thiên hạ, trọng trách mà hắn chọn cũng lớn hơn. Bởi vậy làm lương thần khó, làm minh quân lại càng khó. Một minh quân trước tiên phải chăm chỉ, không chăm chỉ dễ dàng khiến quyền cao trở thành hư vô, còn có thể mắc những thói quen không tốt như lười biếng.

Thứ hai phải có cái nhìn đại cục, như vậy mới có thể dẫn dắt quốc gia vĩnh viễn đi trên con đường đúng đắn nhất. Thứ ba là phải biết thay đổi, trong triều có rất nhiều thuyết Đại Nho động 1 cái là nói đến pháp chế của tổ tông khuyên nên làm việc ban ngày, nghỉ ngơi ban đêm. Mùa hè mặc đồ mỏng, mùa đông mặc đồ vải bông. Nhưng thân là Hoàng đế phải biết rằng khi nào thì làm chuyện gì. Ăn uống quá độ sẽ ảnh hưởng dạ dày, ăn mặc quá đà sẽ tổn hại sức khỏe, còn phải nắm được nhịp điệu cuả nó.

Thạch Kiên nói lời này là bởi vì năm Khánh Lịch hắn đã từng làm cùng với Phạm Trọng Yêm muốn làm cải cách nhưng vì còn có chút nôn nóng, cuối cùng đã bị thất bại. Đương nhiên hắn còn hơn nhiều so với cháu của Thần Tông, phương pháp của Thần Tông và Vương An Thạch gần như đã dâng cả sơn hà của Tống triều

- Còn Hoàng đế làm chuyện gì cũng nên đi đầu để làm tấm gương, Ngô Vương là kiếm khách tốt, dân chúng nhiều vết thương; Sở Vương hẹp hòi, trong cung nhiều người đói. Hoàng đế làm như thế nào, phía dưới đại thần liền sẽ làm thế ấy, dân chúng cũng sẽ làm thế. Cuối cùng cũng là quan trọng nhất, chính là Hoàng đế phải biết dùng người.

Lưu Bang văn không biết võ cũng không giỏi, nhưng hắn dùng Tiêu Hà thường quản nội chính, dùng Trương Lương mưu kế gian sảo, dùng Hàn Tín lĩnh quân tác chiến, cuối cùng đánh bại bá vương Hạng Võ, đây mới là nguyên nhân chủ yếu khiến hắn thành công.

Triệu Trinh không ngốc, hắn nói:

- Trẫm biết, ngươi cũng từng nói với trẫm, với trung thần có cách dùng trung thần, với gian thần cũng có cách dùng gian thần.

Thạch Kiên lại nở nụ cười, may mắn của hắn chính là hắn đã xuyên việt đến thời đại này, hắn gặp được Hoàng đế này, có thể nói là vị Hoàng đế độ lượng nhất trong lịch sử. Hắn nói:

- Đôi khi gian thần cũng tốt, cũng có thể làm lợi cho quốc gia, nhưng thân là Hoàng đế chỉ cần không ngừng mà quản thúc nhắc nhở, để tránh hắn càng ngày càng lún sâu vào sai lầm. Trung thần có đôi khi vì quá cứng nhắc, ngược lại dùng không tốt, lại thành chuyện xấu.

Ví như Phạm đại nhân, khí tiết cao ngất, đến ta cũng phải thán phục không ngớt, nhưng hắn tính toán quá xa, nếu tin dùng hắn, sẽ là quá nóng vội. Bởi vậy có thể trọng dụng, nhưng phải kiềm chế, cái gọi là mưa bão nước tràn thành lụt, và mưa xuân vô thanh khắp vạn vật, giống nhau trời mưa, nhưng lại hoàn toàn khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau. Còn Lữ đại nhân, khí khái nghiêm nghị, quả thật ra làm Tể tướng rất là phù hợp.

Hắn cố ý nhắc tới hai người kia, bởi vì bọn họ hiện tại đều chỉ ba mươi đến tuổi bốn mươi đến tuổi, đều là trụ cột vững vàng trong triều, vài năm nữa, nếu lịch sử không thay đổi nhiều ít, sau này chính do hai người này chèo chống. Nhưng Phạm Trọng Yêm mưu đồ quá lớn, làm cho biến pháp không thành công, ngược lại cả đời phải chịu cảnh lưu vong. Nhưng Triệu Trinh nghe xong cũng không để ý lắm, Lữ Di Giản nhiều lần đối đầu với Thạch Kiên, nhưng Thạch Kiên lại nói hắn có thể làm Tể tướng, chỉ cần dựa vào thái độ này, Lã Di Giản không sao sánh kịp.

- Nhưng Lữ đại nhân thái độ hẹp hòi, hành vi bảo thủ. Hắn làm tướng có thể khiến quốc gia ổn định, nhưng không có lợi cho việc phát triển, hơn nữa dễ dàng ghen ghét người khác. Do vậy cũng cần khống chế. Cho nên mới nói làm Hoàng đế phải biết dùng người, dùng Lữ đại nhân khiến trong triều an bình, nhưng đừng cho hắn khiến người tài xa lánh, dùng Phạm đại nhân, có thể khiến quốc gia rực rỡ hẳn lên, nhưng không thể khiến hắn thay đổi quá mau. Kỳ thật chỉ cần dùng tốt hai người kia trong triều, cơ bản sẽ không có biến đổi lớn.

Nói tới đây, hắn lại nhớ ra sau này còn có Phú Bật, Bao Chửng, Hàn Kỳ, Âu Dương Tu, thậm chí Thạch Giới của nhà hắn, danh thần xuất hiện rất nhiều. Nhưng vẫn bị Tây Hạ khống chế, làm cho Tống triều ngày một suy yếu.

Hắn nhìn sang hướng tây, trong lòng mặc niệm: Nguyên Hạo ơi, Nguyên Hạo, chỉ cần lần này ta được bình yên vô sự, trong vòng ba năm sẽ giết ngươi!

Sau đó hắn lại nói thêm:

- Thực ra cho dù Hoàng thượng không đến, ta cũng phải đến Linh Châu một phen, ở đó có cả hàng vạn tướng sĩ dũng cảm của Tống triều, ta không muốn họ mất mạng như vậy.

Triệu Trinh nói:

- Thạch đại nhân, lần này trẫm tới đây cũng là do mẫu hậu phái trẫm tới. Mẫu hậu còn bảo trẫm nói với ngươi một câu, mẫu hậu nói người rất xin lỗi ngươi, càng rất xin lỗi hơn mười vạn tướng sĩ phải bỏ mạng.

Thạch Kiên lắc đầu, thầm nghĩ rằng một câu xin lỗi, đáng giá gì đâu. Hắn nói:

- Sau khi Hoàng thượng trở về hãy nói với Thái hậu một câu, đó là vì sự yên ổn của triều đình, lấy pháp chế để trị là đúng, nhưng lãnh binh đi đánh giặc phải dùng võ tướng, nếu không quan văn có mấy người hiểu được binh pháp đâu, quan văn như Hạ đại nhân nhiều, thậm chí có rất nhiều người còn không bằng ông ta.

Cách tốt nhất là để võ tướng cầm binh, dùng quan văn làm giám quân tiết chế, như vậy mới không để võ tướng đặc biệt lộng quyền, quan văn không làm hỏng việc.

Nói tới đây, hắn lại là tự cười mình, nếu Lưu Nga thật sự anh minh, đã không triệu hồi từ Thiểm Tây về, những lời này nói cũng coi như nói vô ích mà thôi.

Triệu Trinh nghe xong có vẻ cũng không thích hợp lắm, theo như lời Thạch Kiên hôm nay, có vẻ khiến hắn cảm thấy, Thạch Kiên giống như đang trăn trối hậu sự vậy! Hắn chần chừ hỏi thêm:

- Thạch ái khanh, lần này đi nguy hiểm lớn hay không?

Thạch Kiên buông tay nói:

- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, có trời biết.

Nhưng mà trong lòng hắn lại nghĩ: có nguy hiểm lắm không? Thế cục ác liệt như thế, hơn nữa còn thuộc đất của Tây Hạ, quan trọng nhất Nguyên Hạo còn giương một cái lưới lớn, chờ hắn đến tự sát. Nhưng hắn chưa nói với Triệu Trinh, Triệu Trinh cũng không mong hắn gặp nguy hiểm, hơn nữa ở Triệu Trinh hắn cảm nhận cũng là đệ tử, cũng là bạn bè, không phải là quan hệ quân và thần đơn thuần. Hắn không muốn tăng thêm phiền não cho Triệu Trinh.

Triệu Trinh lúc này mới lấy từ trong ngực ra một lá bùa bình an, nói:

- Đây là trẫm tự tay làm , trẫm và muội muội đều hy vọng ngươi được bình an, trong lòng trẫm, hơn mười vạn đại quân tây bắc quan trọng, nhưng ái khanh còn quan trọng hơn.

Sau khi nói xong liền tuyên chỉ, truyền Thạch Kiên một lần nữa tiếp nhận chức vụ của Hạ Tủng, nhưng phong thêm tước Bình Chương Sự.

Thạch Kiên lại nói:

- Hay là để thần giữ chức Tham Chính Tri Huyện đi. Nếu không về sau nhận thưởng thế nào?

Hắn nói những lời này cũng là nói trúng tim Triệu Trinh, đồng thời cũng là chuyện Lưu Nga lo lắng nhất, Thạch Kiên lại lập công như thế, đã không có phần thưởng nào xứng đáng nữa rồi!

Thạch Kiên còn nói thêm:

- Triều đình muốn đại thần xuất binh, không nhất thiết phải dùng quan tước mua chuộc lòng người, có tước quan tốt, có sắc phong cao, cho bọn họ những thứ họ muốn, sẽ làm cho bọn họ vừa lòng. Về phần thần, mong muốn lớn nhất chính là triều đình thông hiểu. Không phải ai cũng giống Tư Mã Chiêu.

Sau đó không lâu những lời này lưu truyền khắp dân gian, làm cho bá quan đặc biệt là Lã Di Giản cảm thấy hổ thẹn và khó hiểu, bởi vì lý giải hai chữ này rất khó và mơ hồ. Lưu Nga hỏi Triệu Dung:

- Thạch Bất Di bình phẩm Lữ, Phạm, nhưng hắn có khuyết điểm gì?

Triệu Dung thở dài:

- Người đó không hề có khuyết điểm, khuyết điểm của Thạch Bất Di chính là tính cách quá nhạt danh lợi, không thích tranh chấp vì bản thân, cho nên mới bị các đại thần hết lần này đến lần khác công kích, rồi hết lần này đến lần khác phải trổ tài.

Lưu Nga nghe xong, há miệng, một lúc lâu không nói gì.

Lại nói về Thạch Kiên, hắn cuộn thánh chỉ và ấn tín, nói:

- Việc Tây bắc đang khẩn cấp, thần đến sớm ngày nào, sẽ an toàn ngày đó. Thần lập tức xuất phát, Thánh Thượng đã đi cả một chặng đường dài mà đến, hãy nghỉ ngơi trước khi quay về kinh, Việc Tây bắc hãy giao cho thần xử lý.

Triệu Trinh nói:

- Lần này triều đình trông cậy cả vào ngươi .

Thạch Kiên cười thản nhiên, nói:

- Thần đã từng nói, Dư Thường mong cầu trái tim của cổ nhân, coi nhẹ người khác, có nên không? Không hám của, không bi thương, ngự tại triều đình cao, lại lo lắng vì dân; nơi giang hồ xa xôi, lại lo lắng vì quân vương. Trước cũng lo, sau cũng lo; như vậy sao có thể vui được? Đã từng viết: lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ! Nếu nói được tất phải làm được. Hơn nữa Thánh Thượng đích thân đến, lòng tôn trọng của thần cũng đủ để bù lại sai lầm lần này của triều đình.

Nói đến đây, hắn gọi mấy hộ vệ và Thân Nghĩa Bân đến chuẩn bị hành lý, lập tức xuất phát. Từ lúc thấy Triệu Trinh đích thân đến Thân Nghĩa Bân đã biết không thể khuyên can Thạch Kiên được nữa, Thạch Kiên đã không sợ chết, thì cái mạng nhỏ của hắn cũng đáng gì, liền vội vàng chuẩn bị đi cùng Thạch Kiên. Hắn không phải một người lề mề, nhanh chóng đi mua hai bộ quần áo coi như đã chuẩn bị xong.

Thạch Kiên lại lấy ra mấy giương đồ ở nơi ở của đám học sinh ngày trước. Mấy thứ đồ này là hắn phải mất rất nhiều tiền mới có thể có được, và vì giữ bí mật, ngay cả triều đình cũng không biết, chỉ có mười mấy học sinh tham gia thì biết chút ít.

Sau đó vào chào Hồng Diên và mấy người, Triệu Trinh lại đưa tới cửa nói:

- Bảo trọng!

Thạch Kiên liền chắp tay nói:

- Đa tạ bệ hạ.

Nói xong giật ngựa, chạy đi xa trong tiếng khóc của Hồng Diên và mọi người, càng đi càng xa, bên tai Triệu Trinh còn mơ hồ nghe tiếng hát của Thạch Kiên:

Đao vàng gắn ngọc ánh sáng xuyên qua song trong đêm tối, năm mươi trượng phu chưa lập được công. Kỳ sỹ kết giao Kinh Hoa, ý nguyện cùng sống chết. Vô danh trong sử sách ngàn năm, một lòng trung can báo đáp thiên tử. Ngươi từ Thiên Hán T ân đến nhập ngũ, nam sơn hiểu tuyết ngọc đá lởm chởm. Than ôi! Nước Sở mặc dù ba nhà có thể diệt Tần, khởi có đường đường Trung Quốc trống không người.

Đúng như Lục Du viết: 《 Kim thác đao hành 》.

Tới câu cuối cùng, Thạch Kiên đi một hàng mười mấy người cũng trở thành những chấm đen phía chân trời.

PS: Giải thích thêm một chút, có người nói để tướng giỏi phá vây, những binh lính thì không cần, đó là điều không thể, nếu danh tướng chỉ biết lo cho mình, bỏ mặc binh lính, như vậy đại nghiệp sẽ không mất. Hơn nữa người ta xem bản đồ, chính là bỏ mặc binh lính cũng không chắc có thể trốn thoát. Mã Như Long đi báo tin, cho nên binh lính dùng tính mạng ngăn chặn truy binh, mới khiến hắn trốn thoát. Hơn nữa còn có Phạm Trọng Yêm làm sao bây giờ?


/540

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status