Viết đến đây, rất nhiều người sẽ cho rằng tôi đang khoác lác.
Đây thực sự không phải là những chuyện khoác lác viển vông, vì ở thời đại của tôi, những gì chúng tôi nhận được là một nền giáo dục tương đối cụ thể, đó là thời đại mà người ta đề cao chủ nghĩa duy vật, có rất nhiều sự việc vốn không thể giải thích nhưng người ta vẫn cố tìm ra những lý do vô cùng khiên cưỡng để nói cho người khác hiểu về nó. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với những tình huống như thế này thì phản ứng đầu tiên của tôi cũng theo hướng cho rằng đây là một sự bịa đặt thiếu căn cứ, chẳng đáng tin chút nào.
Thế nhưng, về sau ngẫm nghĩ lại, vấn đề này kì thực không khó giải thích. Bởi trên thực tế, nếu như một sự việc nào đó đã trở thành hiện thực rồi thì kiểu gì cũng có cách giải thích hợp lý về nó.
Đến đây tôi xin được thêm vào câu này, bộ phim “Số không” tới đó thì kết thúc, vì lúc đó tôi thực sự cảm thấy kinh hãi, nên không thể cảm nhận được bộ phim kết thúc lúc này có gì bất ngờ. Sau này tôi mới biết, đằng sau những gì đã chiếu vẫn còn một đoạn nội dung rất dài. Đương nhiên, đến khi tôi hiểu ra mọi chuyện thì những nội dung bị giấu kín đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa, và lý do để che giấu nội dung của bộ phim mà tôi được biết khi đó cũng rất khó hiểu. Sau này, khi tôi đã lên làm cấp quản lý rồi, tôi mới hiểu được suy nghĩ của những người lãnh đạo lúc đó. Sự trưởng thành của mỗi người bao giờ cũng có giá của nó, suy nghĩ mãi về cuộc đời này, mỗi sự trưởng thành của tôi dường như bao giờ cũng dính vào sự hi sinh hay dối trá, lừa gạt, thực sự không còn cách nào khác.
Sau đó, đại tá và chúng tôi tiến hành thảo luận sôi nổi. Rất nhiều người mới đầu cho đó là sự trùng hợp, biết đâu hình ảnh phía dưới lòng đất đó chỉ là sự dồn tụ của những nguyên tố sắt do bị nung chảy bởi núi lửa tạo thành. Thế nhưng đồng chí đại tá đó lại nói: Căn cứ vào việc phân tích rất kĩ lưỡng hình ảnh đó thì đích thị đây là một chiếc máy bay Nakajima G5N Shinzan[1]. Nó là một loại máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản, người Nhật chuyên dùng nó để chở vũ khí, được đưa vào sử dụng từ những năm đầu của thế chiến thứ hai, số lượng được sản xuất rất ít, cho nên nói khả năng đó là sự trùng hợp thì không đúng.
[1] Máy bay Nakajima G5N Shinzan: còn gọi là “Thâm Sơn”, là một kiểu máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản trong thế chiến II. Nó là kiểu máy bay bốn động cơ, bộ càng ba cánh và cánh đuôi kép. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 10 tháng 4 năm 1941. Chỉ có bảy chiếc Shinzan được chế tạo, và chúng chỉ được Hải quân đế quốc Nhật Bản sử dụng như máy bay vận tải tầm xa.
Đã không phải là sự trùng hợp, vậy bây giờ phải căn cứ vào thực tế để đưa ra những suy đoán. Vị đại tá giải thích cho chúng tôi những kết luận được đưa ra của các chuyên gia và nhóm khảo sát, đại thể những phán đoán của họ là thế này:
Giả thiết thứ nhất là họ đã xác định rằng đúng là có một chiếc máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản được chôn vùi dưới độ sâu một ngàn hai trăm mét. Họ không phủ nhận sự tồn tại của chiếc máy bay này, nhưng điều đặt ra là làm thế nào mà nó lại có thể chui xuống được độ sâu như thế?
Thực tế này chỉ có duy nhất một cách giải thích dựa trên thuyết duy vật là: nếu như chiếc máy bay không tự mình chui xuống dưới đó thì nhất định là do người Nhật đã mang nó xuống.
Như vậy, để đến được nơi đó nhất định phải có một con đường, nhưng không thể nào mang nguyên cả một chiếc máy bay đó xuống được, vậy nên chắc chắn người ta đã tháo rời nó ra trước đó rồi mới mang xuống.
Chuyện đó có thể dùng giả thiết như thế này để giải thích:
Hồi đó, tại nơi này, không biết người Nhật đã dùng cách gì để đào hoặc tìm được một con đường đi sâu xuống dưới lòng đất, sau đó, họ đã tháo rời từng linh kiện của chiếc máy bay Shinzan rồi chuyển chúng xuống bên dưới. Đến cuối đường hầm, ở độ sâu một ngàn hai trăm mét, họ lại lắp ráp nó thành chiếc máy bay hoàn chỉnh như cũ.
Giả thiết này được xem là rất phi thực tế, nhưng nó là giả thiết hợp lý nhất mà họ có thể nghĩ ra lúc đó.
Để chứng minh được giả thiết này cần làm được hai điều: thứ nhất là tìm được cửa hầm dẫn xuống dưới lòng đất, thứ hai là tìm được những dấu vết của việc tháo dỡ và cất giữ số lượng lớn linh kiện của máy bay.
Vị đại tá nói, người của họ đã tìm được ở xung quanh đây có rất nhiều dấu vết của loại dầu máy chống đông, vậy nên xem ra căn cứ để chứng minh điều thứ hai đã được giải quyết xong. Bây giờ các kĩ sư quân đội đang tìm kiếm ở phạm vi rộng hơn, hi vọng sẽ tìm được lời giải đáp cho điều kiện thứ nhất. Nếu tìm được cửa đường hầm dẫn xuống lòng đất thì phải lập tức cử người xuống thăm dò tình hình ở dưới đó.
Đây chính là nguyên nhân khiến chúng tôi được đưa đến nơi này.
Cuộc thảo luận đến đây là kết thúc. Đồng chí đại tá lại yêu cầu chúng tôi tuyên thệ một lần nữa, sau đó để chúng tôi được tự do thảo luận. Đồng chí đại tá vừa đi khỏi, cả căn lều liền ào lên như chợ vỡ. Chúng tôi chẳng còn phải giữ ý giữ tứ nữa, ai nấy đều hăng hái bàn luận về chuyện thăm dò hang động. Những người được cử đến đây đều là những người dày dặn kinh nghiệm, không ai ngại khó, ngại khổ gì. Lúc đó chúng tôi rất phấn chấn, so với công việc thăm dò khai thác khô khan và đơn điệu thì công việc này thật hấp dẫn và thú vị biết bao!
Sau khi trở về lều, tất cả chúng tôi đều háo hức đến mức không tài nào chợp mắt được. Thực tình là hôm đó chúng tôi đều rất mệt, vậy mà chẳng ai chịu nằm yên, chốc chốc lại trở mình vì sự nôn nóng, hứng khởi cứ lan tỏa trong lòng. Đêm đó, tôi nhớ, chỉ có duy nhất anh Miêu là ngủ được, còn tất cả chúng tôi đều thức trắng đêm, chìm trong niềm hưng phấn khó tả.
Nhưng đến hôm nay nhớ lại, tôi không khỏi cảm thấy kì lạ là tại sao hồi đó chúng tôi bàn bạc nhiều như thế, suy nghĩ lâu như thế mà chẳng có một ai đặt câu hỏi rằng: người Nhật bỏ bao công sức mang chiếc máy bay xuống dưới lòng đất sâu vì mục đích gì?
Những ghi chép về khảo sát nơi này đều được giấu trong chiếc hộp sắt kia, chắc chắn nó là việc đặc biệt bảo mật, bảo mật đến nỗi đến những người trực tiếp vận chuyển nó cũng không được phép xem nữa là chúng tôi. Đứng từ góc độ nghề nghiệp mà đánh giá thì người Nhật là những kẻ đầu tiên tiến hành khảo sát thăm dò khoáng sản ở khu vực này. Trong lúc thăm dò, chắc chắn bọn họ đã tìm ra được điều gì đó, vì vậy họ mới thực hiện điều không tưởng này.
Tại sao vậy? Tôi đoán, có lẽ hồi đó trong đầu ai trong số chúng tôi cũng đều đặt ra câu hỏi này, nhưng có thể mọi người đều biết, trong hoàn cảnh đó nếu có đưa vấn đề này ra thảo luận thì trong cũng chẳng ích gì, thế nên tất cả mọi người đều chọn cách im lặng, vờ như không hay biết.
Đây thực sự không phải là những chuyện khoác lác viển vông, vì ở thời đại của tôi, những gì chúng tôi nhận được là một nền giáo dục tương đối cụ thể, đó là thời đại mà người ta đề cao chủ nghĩa duy vật, có rất nhiều sự việc vốn không thể giải thích nhưng người ta vẫn cố tìm ra những lý do vô cùng khiên cưỡng để nói cho người khác hiểu về nó. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với những tình huống như thế này thì phản ứng đầu tiên của tôi cũng theo hướng cho rằng đây là một sự bịa đặt thiếu căn cứ, chẳng đáng tin chút nào.
Thế nhưng, về sau ngẫm nghĩ lại, vấn đề này kì thực không khó giải thích. Bởi trên thực tế, nếu như một sự việc nào đó đã trở thành hiện thực rồi thì kiểu gì cũng có cách giải thích hợp lý về nó.
Đến đây tôi xin được thêm vào câu này, bộ phim “Số không” tới đó thì kết thúc, vì lúc đó tôi thực sự cảm thấy kinh hãi, nên không thể cảm nhận được bộ phim kết thúc lúc này có gì bất ngờ. Sau này tôi mới biết, đằng sau những gì đã chiếu vẫn còn một đoạn nội dung rất dài. Đương nhiên, đến khi tôi hiểu ra mọi chuyện thì những nội dung bị giấu kín đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa, và lý do để che giấu nội dung của bộ phim mà tôi được biết khi đó cũng rất khó hiểu. Sau này, khi tôi đã lên làm cấp quản lý rồi, tôi mới hiểu được suy nghĩ của những người lãnh đạo lúc đó. Sự trưởng thành của mỗi người bao giờ cũng có giá của nó, suy nghĩ mãi về cuộc đời này, mỗi sự trưởng thành của tôi dường như bao giờ cũng dính vào sự hi sinh hay dối trá, lừa gạt, thực sự không còn cách nào khác.
Sau đó, đại tá và chúng tôi tiến hành thảo luận sôi nổi. Rất nhiều người mới đầu cho đó là sự trùng hợp, biết đâu hình ảnh phía dưới lòng đất đó chỉ là sự dồn tụ của những nguyên tố sắt do bị nung chảy bởi núi lửa tạo thành. Thế nhưng đồng chí đại tá đó lại nói: Căn cứ vào việc phân tích rất kĩ lưỡng hình ảnh đó thì đích thị đây là một chiếc máy bay Nakajima G5N Shinzan[1]. Nó là một loại máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản, người Nhật chuyên dùng nó để chở vũ khí, được đưa vào sử dụng từ những năm đầu của thế chiến thứ hai, số lượng được sản xuất rất ít, cho nên nói khả năng đó là sự trùng hợp thì không đúng.
[1] Máy bay Nakajima G5N Shinzan: còn gọi là “Thâm Sơn”, là một kiểu máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản trong thế chiến II. Nó là kiểu máy bay bốn động cơ, bộ càng ba cánh và cánh đuôi kép. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 10 tháng 4 năm 1941. Chỉ có bảy chiếc Shinzan được chế tạo, và chúng chỉ được Hải quân đế quốc Nhật Bản sử dụng như máy bay vận tải tầm xa.
Đã không phải là sự trùng hợp, vậy bây giờ phải căn cứ vào thực tế để đưa ra những suy đoán. Vị đại tá giải thích cho chúng tôi những kết luận được đưa ra của các chuyên gia và nhóm khảo sát, đại thể những phán đoán của họ là thế này:
Giả thiết thứ nhất là họ đã xác định rằng đúng là có một chiếc máy bay ném bom hạng nặng của Nhật Bản được chôn vùi dưới độ sâu một ngàn hai trăm mét. Họ không phủ nhận sự tồn tại của chiếc máy bay này, nhưng điều đặt ra là làm thế nào mà nó lại có thể chui xuống được độ sâu như thế?
Thực tế này chỉ có duy nhất một cách giải thích dựa trên thuyết duy vật là: nếu như chiếc máy bay không tự mình chui xuống dưới đó thì nhất định là do người Nhật đã mang nó xuống.
Như vậy, để đến được nơi đó nhất định phải có một con đường, nhưng không thể nào mang nguyên cả một chiếc máy bay đó xuống được, vậy nên chắc chắn người ta đã tháo rời nó ra trước đó rồi mới mang xuống.
Chuyện đó có thể dùng giả thiết như thế này để giải thích:
Hồi đó, tại nơi này, không biết người Nhật đã dùng cách gì để đào hoặc tìm được một con đường đi sâu xuống dưới lòng đất, sau đó, họ đã tháo rời từng linh kiện của chiếc máy bay Shinzan rồi chuyển chúng xuống bên dưới. Đến cuối đường hầm, ở độ sâu một ngàn hai trăm mét, họ lại lắp ráp nó thành chiếc máy bay hoàn chỉnh như cũ.
Giả thiết này được xem là rất phi thực tế, nhưng nó là giả thiết hợp lý nhất mà họ có thể nghĩ ra lúc đó.
Để chứng minh được giả thiết này cần làm được hai điều: thứ nhất là tìm được cửa hầm dẫn xuống dưới lòng đất, thứ hai là tìm được những dấu vết của việc tháo dỡ và cất giữ số lượng lớn linh kiện của máy bay.
Vị đại tá nói, người của họ đã tìm được ở xung quanh đây có rất nhiều dấu vết của loại dầu máy chống đông, vậy nên xem ra căn cứ để chứng minh điều thứ hai đã được giải quyết xong. Bây giờ các kĩ sư quân đội đang tìm kiếm ở phạm vi rộng hơn, hi vọng sẽ tìm được lời giải đáp cho điều kiện thứ nhất. Nếu tìm được cửa đường hầm dẫn xuống lòng đất thì phải lập tức cử người xuống thăm dò tình hình ở dưới đó.
Đây chính là nguyên nhân khiến chúng tôi được đưa đến nơi này.
Cuộc thảo luận đến đây là kết thúc. Đồng chí đại tá lại yêu cầu chúng tôi tuyên thệ một lần nữa, sau đó để chúng tôi được tự do thảo luận. Đồng chí đại tá vừa đi khỏi, cả căn lều liền ào lên như chợ vỡ. Chúng tôi chẳng còn phải giữ ý giữ tứ nữa, ai nấy đều hăng hái bàn luận về chuyện thăm dò hang động. Những người được cử đến đây đều là những người dày dặn kinh nghiệm, không ai ngại khó, ngại khổ gì. Lúc đó chúng tôi rất phấn chấn, so với công việc thăm dò khai thác khô khan và đơn điệu thì công việc này thật hấp dẫn và thú vị biết bao!
Sau khi trở về lều, tất cả chúng tôi đều háo hức đến mức không tài nào chợp mắt được. Thực tình là hôm đó chúng tôi đều rất mệt, vậy mà chẳng ai chịu nằm yên, chốc chốc lại trở mình vì sự nôn nóng, hứng khởi cứ lan tỏa trong lòng. Đêm đó, tôi nhớ, chỉ có duy nhất anh Miêu là ngủ được, còn tất cả chúng tôi đều thức trắng đêm, chìm trong niềm hưng phấn khó tả.
Nhưng đến hôm nay nhớ lại, tôi không khỏi cảm thấy kì lạ là tại sao hồi đó chúng tôi bàn bạc nhiều như thế, suy nghĩ lâu như thế mà chẳng có một ai đặt câu hỏi rằng: người Nhật bỏ bao công sức mang chiếc máy bay xuống dưới lòng đất sâu vì mục đích gì?
Những ghi chép về khảo sát nơi này đều được giấu trong chiếc hộp sắt kia, chắc chắn nó là việc đặc biệt bảo mật, bảo mật đến nỗi đến những người trực tiếp vận chuyển nó cũng không được phép xem nữa là chúng tôi. Đứng từ góc độ nghề nghiệp mà đánh giá thì người Nhật là những kẻ đầu tiên tiến hành khảo sát thăm dò khoáng sản ở khu vực này. Trong lúc thăm dò, chắc chắn bọn họ đã tìm ra được điều gì đó, vì vậy họ mới thực hiện điều không tưởng này.
Tại sao vậy? Tôi đoán, có lẽ hồi đó trong đầu ai trong số chúng tôi cũng đều đặt ra câu hỏi này, nhưng có thể mọi người đều biết, trong hoàn cảnh đó nếu có đưa vấn đề này ra thảo luận thì trong cũng chẳng ích gì, thế nên tất cả mọi người đều chọn cách im lặng, vờ như không hay biết.
/115
|