Miêu Bội Lan lấy từ sau bó củi ra một cái bọc, đưa cho Tả Thiếu Dương.
Tả Thiếu Dương mở bọc ra xem, bên trong là đủ thứ hạt dẻ, thông, té ra nàng chuẩn bị sẵn rồi, hôm nay mình không tới đây đợi nàng thì nàng cũng định đến Quý Chi Đường đưa cho mình, cô nương này ít nói nhưng suy nghĩ chu đáo: - Tốt quá, Bi Vàng chưa có răng, không ăn được thông, ta phải nghiền nhân thông ra làm nước ép cho nó uống, nó lại tham ăn, lần trước hái trên núi về đã sắp hết, đang lo trong thành không có chỗ hái thông thì cô nương mang tới.
Đây là mở đầu tốt đẹp, mình nhận nuôi con sóc này thật sáng suốt, đang tí tởn tự khen mình thì nghe cha ở sau lưng gọi: - Trung Nhi, chạy đi đâu chơi rồi? May về đi có bệnh nhân tới xem bệnh.
Tả Thiếu Dương quay đầu nhìn lại, thấy một phụ nhân trung niên co mình rụt cổ ngồi trước bàn cha, vội lớn tiếng đáp lại, nói với Miêu Bội Lan: - Ta đi giúp cha xem bệnh, kiếm túi đựng thông rồi sẽ trả cái bọc cho cô nương.
Miêu Bội Lan định nói không cần phải trả thì Tả Thiếu Dương đã chạy ù mất rồi, vừa rồi Tả Thiếu Dương làm nàng rất lúng túng xấu hổ, thầm nghĩ:" Người này thật ngang ngược."
Tả Thiếu Dương chạy về, ngồi xuống bên cạnh cha, vừa lúc nghe ông hỏi: - Đại nương không khỏe chỗ nào?
- Ho, lạnh, toàn thân rũ ra không có chút sức nào, hơi cử động một chút là người ra mồ hôi trộm, lão thân bán vải ở ngõa thị, vừa mang vải ra chợ, còn chưa làm gì đã toát mồ hôi, mệt như kéo bễ vậy. Sau đó là thấy toàn thân rũ rượi, rồi ho. Không rảnh đi hiệu thuốc, may mà nhìn thấy ông mở quán thuốc ở đây, nên tới xem.
- Được, đưa tay cho lão hủ bắt mạch. Dùng hai ngón tay bắt mạch xong, lại kiểm tra lưỡi, Tả Quý nói: - Không ngại gì hết, mấy ngày này trời lạnh, đại nương vận chuyển đồ ra mồ hôi, sau đó gặp phải gió, nên thế, uống thuốc là khỏe.
Phụ nhân đó nói: - Lão lang trung à, lão thân làm sao mà dễ bị trúng gió như thế, trước nay vẫn vậy mà năm này qua năm khác, đừng nói là chút đồ này, thứ nặng hơn cũng vác đi bay bay, đặt xuống không thở dốc. Mà nửa năm qua chả hiểu sao bệnh suốt, bất cẩn chút là bệnh, bệnh một cái là toàn thân đau nhức, sốt, hắt hơi không ngừng, bệnh cứ kéo nhau tới. Lão lang trung, ông xem kỹ lại đi, rốt cuộc là vì sao?
Tả Thiếu Dương ở bên cạnh làm như chỉ tò mò thuận miệng hỏi: - Trước kia khám bệnh, đại thẩm uống thuốc thế nào?
- Lão thân rất là biết quý trọng sức khỏe, không bao giờ bệnh mà cố chịu, người xưa nói rồi " dấu nợ thì nghèo, dấu bệnh thì chết” mà, nên có bệnh là uống thuốc, phàm đau bệnh đều tới Huệ Dân Đường mua thuốc uống, hiệu quả lắm, uống vào là khỏe.
- Vậy đại nương còn nhớ thuốc gì không?
- Nhớ chứ, lão thân uống thuốc là nhớ. Phụ nhân gập tay đếm: - Quế chi cát căn tán này, Sài hồ quế chi tán này, Tang cúc hoàn này, Cát Căn hoàn này, còn nữa thì không nhớ được rồi. Nói chung là hiệu quả lắm, cho nên lão thân mua rất nhiều dự trữ trong nhà, rất tiện, cứ đau đầu cảm sốt là lại lấy ra uống, uống là khỏe, không cần đi ra hiệu xem bệnh bốc thuốc, cũng không cần tốn công đi sắc thuốc.
Tả Thiếu Dương cười khổ: - Đại thẩm, hiện ta hiểu vì sao thẩm lại cứ bệnh suốt như thế rồi.
- Thế à, ta bị bệnh gì?
- Là do uống thuốc tùy tiện mà sinh bệnh đấy.
- Tức là sao? Phụ nhân không hiểu gì hết:
- Bệnh cảm sốt còn chia ra cảm nóng và cảm lạnh, cho nên dùng thuốc tùy bệnh khác nhau mà dùng thuốc khác nhau chứ không thể dùng lẫn lộn được, nếu không cảm ngoại phong nhiệt, đại thẩm lại dùng thuốc của cảm lạnh, sẽ khiến miệng khô cổ khát, nếu là cảm lạnh, đại thẩm dùng thuốc cảm nóng, làm khí bế tắc không thoát được. Mặc dù uống thuốc như thế cũng có thể ép được bệnh xuống, nhưng nó ngầm làm tổn thương chính khí. Một lần, hai lần rồi nhiều lần, khiến cho chính khí hao tổn, năng lực đề kháng ngoại tà bị giảm mạnh, cho nên dễ bị sinh bệnh.
Phụ nhân nghi hoặc: - Nhưng lão thân uống theo hiệu thuốc nói mà.
Lý luận này nếu ở thời hiện đại nó là kiến thức phổ thông, mọi người nghe một cái là hiểu ngay, không hỏi lại mấy câu ngớ ngẩn thế này, song Tả Thiếu Dương vẫn kiên nhẫn giải thích: - Có câu "y bất tự trị", ngay cả người làm nghề y cũng không tự xem bệnh cho mình, đại thẩm không học y, làm sao biết được mình bị bệnh gì. Cảm sốt không hề đơn giản, phân chia ra tỉ mỉ thành mười mấy loại cơ, các loại chứng bệnh khác nhau cần thuốc khác nhau, đôi khi chỉ là điều chỉnh một hai vị thuốc trong đó, phải do lang trung xem bệnh mới có thể cho thuốc. Đại thẩm sợ phiền nên dựa vào kinh nghiệm uống thuốc, cũng có lúc trúng, nhưng đa phần là không đúng nên dần dà gây ra tổn hại cơ thể, cơ thể yếu đi thì tất nhiên bệnh hay tới.
Lần này phụ nhân hiểu rồi: - Vậy thì phải làm sao?
- Đại thẩm đừng lo, cha ta sẽ kê thuốc cho thẩm, thong thả điều dưỡng một thời gian, sau này quan trọng nhất không được uống thuốc tùy tiện, có bệnh thì phải ra hiệu thuốc tìm lang trung khám. Điều dưỡng một thời gian sức khỏe của đại thẩm sẽ tốt lên thôi.
- Ồ, ra là vậy, đa tạ cậu nhiều lắm tiểu lang trung.
Tả Quý nhìn con một cái rồi cầm bút kê đơn, cái này Tả Thiếu Dương tin kinh nghiệm của cha mình, nói về thuốc "ổn" thì cha y rất giỏi, phương thuốc không thành vấn đề, liền đi lấy thuốc. Phụ nhân trả 7 đồng, cám ơn lần nữa rồi đi.
Phụ nhân đi rồi Tả Quý mới quay sang nói với Tả Thiếu Dương: - Ừ, vừa rồi con giải thích cho người bệnh rất rõ ràng, rất có lý, cái này trong sách vở không có, có phải là vị lão tiên sinh kia dạy con không?
Cha tự lý giải như vậy là tốt rồi, kiến thức mình học được chẳng phải do rất nhiều lão tiên sinh tổng kết thành à, lại còn có một vị lão tiên sinh chỉ bảo tận tay nữa, Tả Thiếu Dương không coi là nói dối: - Vâng ạ.
Tả Quý vuốt râu: - Hiếm có, hiếm có, vị lão tiên sinh đó là cao nhân đức cả, đem kiến thức quý giá như vậy truyền cho người ngoài, chỉ tiếc là không biết bây giờ ở nơi nào. Con lại không học được phương thuốc của người ta, chỉ học được mấy thứ lý luận da lông này... Ài, đáng tiếc, thực sự đáng tiếc.
Tả Thiếu Dương cười khan mấy tiếng, cha y nghĩ rằng nắm trong tay phương thuốc mới là cao siêu, không hiểu thuộc đơn thuốc thì dễ mà biện chứng bệnh mới là kiến thức tổng hợp sâu rộng: - Cha, đến trưa rồi, con về nhà lấy cơm nhé.
- Ừ, đi đi.
Tả Thiếu Dương nhìn về phía chỗ bán củi, đúng lúc thấy cô nương bán củi nghiêng đầu nhìn trộm mình, thấy mình nhìn sang hốt hoảng quay đầu đi.
Lòng không khác gì nở hoa, Tả Thiếu Dương ưỡn ngực lên, cái gì không dám khoe chứ gương mặt này y hoàn toàn hài lòng, hoàn toàn tự tin. Phan An, Tống Ngọc được đời đời ca ngợi không rõ thế nào, Tả Thiếu Dương thấy mình không khua kém là bao. Xách bọc quả thông về nhà, Lương thị đã chuẩn bị xong cơm trưa, bốn cái bánh bao đen nhân vỏ dâu, hai bát canh rau dừng ống trúc đựng, một đĩa dưa muối, hai đôi đũa.
Tả Thiếu Dương đem đóng quả cất vào kho thuốc, cho túi vào lòng, trước lúc đi, chợt nhớ ra nói: - Mẹ, cho con thêm hai cái bánh được không?
- Làm sao?
- Con đói, con thấy cha cũng đói lắm, nên lấy thêm, ăn không hết sẽ mang về. Tả Thiếu Dương xoa bụng:
Lương thị thương xót vuốt má con, khuôn mặt nhợt nhạt tai tái, mũi thì bị lạnh tới đỏ hồng hồng, đi lấy trong lồng hấp ra hai cái bánh nữa, bỏ cả vào giỏ trúc, bên ngoài dùng vải bọc kín giữ nhiệt.
Tả Thiếu Dương mở bọc ra xem, bên trong là đủ thứ hạt dẻ, thông, té ra nàng chuẩn bị sẵn rồi, hôm nay mình không tới đây đợi nàng thì nàng cũng định đến Quý Chi Đường đưa cho mình, cô nương này ít nói nhưng suy nghĩ chu đáo: - Tốt quá, Bi Vàng chưa có răng, không ăn được thông, ta phải nghiền nhân thông ra làm nước ép cho nó uống, nó lại tham ăn, lần trước hái trên núi về đã sắp hết, đang lo trong thành không có chỗ hái thông thì cô nương mang tới.
Đây là mở đầu tốt đẹp, mình nhận nuôi con sóc này thật sáng suốt, đang tí tởn tự khen mình thì nghe cha ở sau lưng gọi: - Trung Nhi, chạy đi đâu chơi rồi? May về đi có bệnh nhân tới xem bệnh.
Tả Thiếu Dương quay đầu nhìn lại, thấy một phụ nhân trung niên co mình rụt cổ ngồi trước bàn cha, vội lớn tiếng đáp lại, nói với Miêu Bội Lan: - Ta đi giúp cha xem bệnh, kiếm túi đựng thông rồi sẽ trả cái bọc cho cô nương.
Miêu Bội Lan định nói không cần phải trả thì Tả Thiếu Dương đã chạy ù mất rồi, vừa rồi Tả Thiếu Dương làm nàng rất lúng túng xấu hổ, thầm nghĩ:" Người này thật ngang ngược."
Tả Thiếu Dương chạy về, ngồi xuống bên cạnh cha, vừa lúc nghe ông hỏi: - Đại nương không khỏe chỗ nào?
- Ho, lạnh, toàn thân rũ ra không có chút sức nào, hơi cử động một chút là người ra mồ hôi trộm, lão thân bán vải ở ngõa thị, vừa mang vải ra chợ, còn chưa làm gì đã toát mồ hôi, mệt như kéo bễ vậy. Sau đó là thấy toàn thân rũ rượi, rồi ho. Không rảnh đi hiệu thuốc, may mà nhìn thấy ông mở quán thuốc ở đây, nên tới xem.
- Được, đưa tay cho lão hủ bắt mạch. Dùng hai ngón tay bắt mạch xong, lại kiểm tra lưỡi, Tả Quý nói: - Không ngại gì hết, mấy ngày này trời lạnh, đại nương vận chuyển đồ ra mồ hôi, sau đó gặp phải gió, nên thế, uống thuốc là khỏe.
Phụ nhân đó nói: - Lão lang trung à, lão thân làm sao mà dễ bị trúng gió như thế, trước nay vẫn vậy mà năm này qua năm khác, đừng nói là chút đồ này, thứ nặng hơn cũng vác đi bay bay, đặt xuống không thở dốc. Mà nửa năm qua chả hiểu sao bệnh suốt, bất cẩn chút là bệnh, bệnh một cái là toàn thân đau nhức, sốt, hắt hơi không ngừng, bệnh cứ kéo nhau tới. Lão lang trung, ông xem kỹ lại đi, rốt cuộc là vì sao?
Tả Thiếu Dương ở bên cạnh làm như chỉ tò mò thuận miệng hỏi: - Trước kia khám bệnh, đại thẩm uống thuốc thế nào?
- Lão thân rất là biết quý trọng sức khỏe, không bao giờ bệnh mà cố chịu, người xưa nói rồi " dấu nợ thì nghèo, dấu bệnh thì chết” mà, nên có bệnh là uống thuốc, phàm đau bệnh đều tới Huệ Dân Đường mua thuốc uống, hiệu quả lắm, uống vào là khỏe.
- Vậy đại nương còn nhớ thuốc gì không?
- Nhớ chứ, lão thân uống thuốc là nhớ. Phụ nhân gập tay đếm: - Quế chi cát căn tán này, Sài hồ quế chi tán này, Tang cúc hoàn này, Cát Căn hoàn này, còn nữa thì không nhớ được rồi. Nói chung là hiệu quả lắm, cho nên lão thân mua rất nhiều dự trữ trong nhà, rất tiện, cứ đau đầu cảm sốt là lại lấy ra uống, uống là khỏe, không cần đi ra hiệu xem bệnh bốc thuốc, cũng không cần tốn công đi sắc thuốc.
Tả Thiếu Dương cười khổ: - Đại thẩm, hiện ta hiểu vì sao thẩm lại cứ bệnh suốt như thế rồi.
- Thế à, ta bị bệnh gì?
- Là do uống thuốc tùy tiện mà sinh bệnh đấy.
- Tức là sao? Phụ nhân không hiểu gì hết:
- Bệnh cảm sốt còn chia ra cảm nóng và cảm lạnh, cho nên dùng thuốc tùy bệnh khác nhau mà dùng thuốc khác nhau chứ không thể dùng lẫn lộn được, nếu không cảm ngoại phong nhiệt, đại thẩm lại dùng thuốc của cảm lạnh, sẽ khiến miệng khô cổ khát, nếu là cảm lạnh, đại thẩm dùng thuốc cảm nóng, làm khí bế tắc không thoát được. Mặc dù uống thuốc như thế cũng có thể ép được bệnh xuống, nhưng nó ngầm làm tổn thương chính khí. Một lần, hai lần rồi nhiều lần, khiến cho chính khí hao tổn, năng lực đề kháng ngoại tà bị giảm mạnh, cho nên dễ bị sinh bệnh.
Phụ nhân nghi hoặc: - Nhưng lão thân uống theo hiệu thuốc nói mà.
Lý luận này nếu ở thời hiện đại nó là kiến thức phổ thông, mọi người nghe một cái là hiểu ngay, không hỏi lại mấy câu ngớ ngẩn thế này, song Tả Thiếu Dương vẫn kiên nhẫn giải thích: - Có câu "y bất tự trị", ngay cả người làm nghề y cũng không tự xem bệnh cho mình, đại thẩm không học y, làm sao biết được mình bị bệnh gì. Cảm sốt không hề đơn giản, phân chia ra tỉ mỉ thành mười mấy loại cơ, các loại chứng bệnh khác nhau cần thuốc khác nhau, đôi khi chỉ là điều chỉnh một hai vị thuốc trong đó, phải do lang trung xem bệnh mới có thể cho thuốc. Đại thẩm sợ phiền nên dựa vào kinh nghiệm uống thuốc, cũng có lúc trúng, nhưng đa phần là không đúng nên dần dà gây ra tổn hại cơ thể, cơ thể yếu đi thì tất nhiên bệnh hay tới.
Lần này phụ nhân hiểu rồi: - Vậy thì phải làm sao?
- Đại thẩm đừng lo, cha ta sẽ kê thuốc cho thẩm, thong thả điều dưỡng một thời gian, sau này quan trọng nhất không được uống thuốc tùy tiện, có bệnh thì phải ra hiệu thuốc tìm lang trung khám. Điều dưỡng một thời gian sức khỏe của đại thẩm sẽ tốt lên thôi.
- Ồ, ra là vậy, đa tạ cậu nhiều lắm tiểu lang trung.
Tả Quý nhìn con một cái rồi cầm bút kê đơn, cái này Tả Thiếu Dương tin kinh nghiệm của cha mình, nói về thuốc "ổn" thì cha y rất giỏi, phương thuốc không thành vấn đề, liền đi lấy thuốc. Phụ nhân trả 7 đồng, cám ơn lần nữa rồi đi.
Phụ nhân đi rồi Tả Quý mới quay sang nói với Tả Thiếu Dương: - Ừ, vừa rồi con giải thích cho người bệnh rất rõ ràng, rất có lý, cái này trong sách vở không có, có phải là vị lão tiên sinh kia dạy con không?
Cha tự lý giải như vậy là tốt rồi, kiến thức mình học được chẳng phải do rất nhiều lão tiên sinh tổng kết thành à, lại còn có một vị lão tiên sinh chỉ bảo tận tay nữa, Tả Thiếu Dương không coi là nói dối: - Vâng ạ.
Tả Quý vuốt râu: - Hiếm có, hiếm có, vị lão tiên sinh đó là cao nhân đức cả, đem kiến thức quý giá như vậy truyền cho người ngoài, chỉ tiếc là không biết bây giờ ở nơi nào. Con lại không học được phương thuốc của người ta, chỉ học được mấy thứ lý luận da lông này... Ài, đáng tiếc, thực sự đáng tiếc.
Tả Thiếu Dương cười khan mấy tiếng, cha y nghĩ rằng nắm trong tay phương thuốc mới là cao siêu, không hiểu thuộc đơn thuốc thì dễ mà biện chứng bệnh mới là kiến thức tổng hợp sâu rộng: - Cha, đến trưa rồi, con về nhà lấy cơm nhé.
- Ừ, đi đi.
Tả Thiếu Dương nhìn về phía chỗ bán củi, đúng lúc thấy cô nương bán củi nghiêng đầu nhìn trộm mình, thấy mình nhìn sang hốt hoảng quay đầu đi.
Lòng không khác gì nở hoa, Tả Thiếu Dương ưỡn ngực lên, cái gì không dám khoe chứ gương mặt này y hoàn toàn hài lòng, hoàn toàn tự tin. Phan An, Tống Ngọc được đời đời ca ngợi không rõ thế nào, Tả Thiếu Dương thấy mình không khua kém là bao. Xách bọc quả thông về nhà, Lương thị đã chuẩn bị xong cơm trưa, bốn cái bánh bao đen nhân vỏ dâu, hai bát canh rau dừng ống trúc đựng, một đĩa dưa muối, hai đôi đũa.
Tả Thiếu Dương đem đóng quả cất vào kho thuốc, cho túi vào lòng, trước lúc đi, chợt nhớ ra nói: - Mẹ, cho con thêm hai cái bánh được không?
- Làm sao?
- Con đói, con thấy cha cũng đói lắm, nên lấy thêm, ăn không hết sẽ mang về. Tả Thiếu Dương xoa bụng:
Lương thị thương xót vuốt má con, khuôn mặt nhợt nhạt tai tái, mũi thì bị lạnh tới đỏ hồng hồng, đi lấy trong lồng hấp ra hai cái bánh nữa, bỏ cả vào giỏ trúc, bên ngoài dùng vải bọc kín giữ nhiệt.
/479
|