Nhìn thấy chuyển biến của đứa bé thiếu phụ vùng mạnh thoát khỏi tay tài chủ béo nhào bổ tới hỏi dồn dập: - Con ơi, con sao rồi? Trả lời cho mẹ đi, con sao rồi, con có sao không? Ôi con ơi …
Đứa bé rốt cục cũng nói được, môi mấp máy đáp: - Mẹ, mẹ...
- Ôi đứa con đáng thương của mẹ... Thiếu phụ ôm lấy con mừng tới phát khóc.
Tả Thiếu Dương thở hắt ra một hơi, tảng đá nặng trĩu rời lồng ngực, hú hồn hú vía, lần này thực sự phải nhìn với cha mình với con mắt khác rồi, trong khi y ngớ ngẩn cuống cuồng nghĩ cách giải phẩu thì cha y chỉ cần một sợi chỉ mấy hạt ba đậu là giải quyết xong, thực sự là quá thần kỳ: - Cha, làm sao nuốt ba đậu vào rồi kéo ra lại có thể ho ra đờm?
Tả Quý vuốt râu đắc ý: - Đây là cách mà vi phụ theo gia gia con chữa bệnh học được đấy, có thể nói là bí phương gia truyền.
Đoán chừng cha cũng không hiểu nổi nguyên nhân, nhưng không vì thế giảm đi sự thán phục của Tả Thiếu Dương với người hành y thời xưa, một cách chữa mẹo đơn giản như thế đã xử lý xong, vậy mà mình chỉ nghĩ tới phẫu thuật, đúng là đáng chê cười. Có thể thấy y giả cổ đại có nhiều thứ đáng cho mình học tập, cho dù bọn họ cũng không nói ra được y lý. Trước kia mọi người chỉ tin lão trung y mà không tin người trẻ, Tả Thiếu Dương còn ỷ tài mà không phục, bây giờ chỉ có thể nói một chữ phục, con đường hành y của mình còn dài lắm, sau này cần khiêm tốn học hỏi nhiều hơn nữa.
Đứa bé khạc được đờm ra, chân tay liền ngừng co giật, thần trí tỉnh táo hơn rất nhiều, đã có thể nói chuyện với cha mẹ, phu thê tài chủ béo mừng mừng tủi tủi kéo tới tạ ơn: - Lão tiên sinh dùng thuốc như thần, ơn cứu mạng này tại hạ không bao giờ quên.
- Không có gì, cứu người là trách nhiệm của lão hủ mà. Tả Quý ung dung vuốt râu, rất có phong thái tiên nhân, không giống ông già đau khổ ngồi cúi gằm mặt sau cái bàn khám bệnh ở Quý Chi Đường chút nào.
Nửa canh giờ sau bọn họ cuối cùng cũng tới được quan đạo, đường đi trở nên bằng phẳng hơn, tốc độ tăng lên nhiều. Đến khi mặt trời lấp ló ở rặng núi, chỉ còn tia nắng nhợt nhạt cuối ngày níu kéo chút lưu luyến người đi kẻ ở thì đoàn người cũng kịp thời vào huyện thành Thạch Kính trước lúc cánh cổng gỗ kéo kẹt kéo lên.
Đứa bé vừa ho khẽ vừa ríu rít trò chuyện với mẹ, trẻ con không biết nói dối, bệnh nặng bệnh nhẹ nhìn một cái là biết.
Khám chữa bệnh thì chú trọng quen thầy quen thuốc, cho nên tài chủ béo nói muốn đưa con tới Huệ Dân Đường nhờ Nghê đại phu xem bệnh cho con,nhà họ xưa nay luôn khám bệnh ở nơi này, chắp tay cảm tạ cha con Tả Quý, hỏi vị trí Quý Chi Đường, đợi con khỏi bệnh sẽ tới nhà bái phỏng.
Đưa mắt tiễn họ đi rồi Tả Thiếu Dương lấy túi tiền ra đưa cho cha: - Không biết là họ đưa chúng ta bao nhiêu tiền, mong là đủ trả tiền nhà.
Tả Quý ước chừng sức nặng lắc đầu: - Làm gì có chuyện may như thế. Miệng nói vậy nhưng vẫn hi vọng mình phán đoán sai, đi tới chỗ trống mở túi tiền ra, có chuỗi tiền dài, hẳn là 100 đồng, tuy đây là số tiền khám bệnh lớn nhất mà ông từng thu được ( không tính cái vòng tay), nhưng không khỏi thất vọng.
Đang chuẩn bị cho tiền lại túi, Tả Thiếu Dương tinh mắt phát hiện túi có hơi gồ lên, nói: - Cha, bên trong vẫn còn.
Tả Quý lần túi, có một ngăn kín, móc ra: - Hả, là bạc.
Tả Thiếu Dương thò đầu nhìn, là miếng bạc vụn nhỏ bằng hạt đậu, đây là lần đầu tiên y nhìn thấy bạc ở thời Đường, màu sắc hơi xỉn, nhìn chả khác gì miếng nhôm, nếu quẳng ở một góc thì chẳng ai nhận ra.
Hiện giờ nhà quá cần tiền, Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt: - Bao nhiêu vậy cha?
- Đại khái được một lượng.
Vậy là hôm nay thu nhập được 1.100 đồng, tiến thêm một bước dài tới con số 3.400.
Tả Quý rất cao hứng, hiếm có một lần cười toét miệng: - Ha ha ha, cha đánh giá thấp sự khảng khái của người ta rồi, vốn nghĩ rằng một cái túi tiền thế này, cùng lắm là hai trăm đồng, không ngờ còn có cả bạc vụn. Đi, hôm qua bảo mẹ con mua cho con cái chăn, con cứ dứt khoát không cần, nhìn con sáng nay là biết đêm không ngủ ngon, vậy không được, giờ chúng ta có tiền rồi, đi mua chăn.
- Không, con không cần. Tả Thiếu Dương đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhích: - Trừ khi cha mẹ cũng mua một cái, nếu không dù chết lạnh con cũng không cần.
- Cái thằng bé này. Tả Quý mắng vậy nhưng sự hiếu thảo của con làm ông vui vẻ: - Được, thì mua hai cái, dù sao cũng chỉ tốn 20 đồng, phải chăm sóc sức khỏe cho tốt, nếu không cha con ta mà đổ bệnh thì hỏng hết.
Tả Thiếu Dương cao hứng chứ, y cũng đang khổ não tối nay sống ra sao đây, rượu thì hết rồi, chịu đựng thêm một đêm nữa thì chết mất. Bây giờ không phải lo nữa, đi tới ngõa thị, nơi này bán đủ thứ tạp nham, cũng có bán chăn đệm.
Chợ chiều vắng tanh, hàng quán gần như dọn dẹp gần hết, lác đác vài người vội vội vàng vàng về nhà chuẩn bị cơm tối, Tả Thiếu Dương đưa mắt liếc về vị trí bán củi, chẳng còn ai, chợt nhớ lúc nãy trên đường về đã gặp cô nương ấy rồi, hiển nhiên không thể có mặt ở đây, còn chưa biết tên nàng, lần sau gặp nhất định phải hỏi.
Nơi bán chăn đệm là một cửa hiệu rìa ngõa thị, cho nên vẫn còn mở cửa kinh doanh. Mặc dù quyết định bỏ 20 đồng mua chăn, Tả Quý cũng vẫn tiết kiệm hết mức có thể, hỏi khắp cả dãy, cuối cùng chọn một hiệu rẻ nhất, chỉ mất có 17 đồng.
Tả Thiếu Dương ôm cái chăn nằng nặng, sờ một cái, bên trong xào xạo, hỏi: - Cha, bên trong là cái gì thế?
- Rơm khô.
- Rơm khô sao? Tả Thiếu Dương ngớ ra, đúng vậy, dù là vải sắn hai lớp thì cũng chẳng làm chăn được, bên trong phải nhồi cái gì đó, bông thì hình như thời này chưa phổ cập, nhà nào có điều kiện thì dùng bông tơ tằm hoặc là lông thú, bách tính tất nhiên không dùng nổi, căn cứ vào năng lực kinh tế mà thêm vào, kém nhất là rơm khô, khá hơn chút là vải nhung vụn, thêm chút nữa là bông tơ đen. Với hiện trạng kinh tế gia đình y hiện này không có lựa chọn khác.
Ôm cái chăn về nhà, Tả Quý bảo thê tử và con mang tiền trả gấp cho Triệu Tam Nương, trên đường về Tả Thiếu Dương bị ngã mấy lần quần áo bẩn hết cả, phải chuẩn bị nước để ăn xong còn tắm rửa, Hồi Hương theo mẫu thân đi trả nợ.
Triệu Tam Nương lấy cân cân xong, miếng bạc vụn đó được một lượng ba, thêm vào 200 đồng, tổng cộng là 1.500 vậy là còn thiếu 2.100 đồng nữa.
Lương thị nài nỉ Triệu Tam Nương cho hoãn thêm nữa, thế nhưng thực sự họ tình nhầm, trước kia mãi không trả được tiền, bây giờ người ta vừa ra tối hậu thư một cái thì tiền trả liền tục, người ta sẽ nghĩ gì đây? Đương nhiên cho rằng mình thúc ép có hiệu quả, nên trước tiên cảm tạ Tả Quý trị được bệnh đau dạ dày, nhưng kỳ hạn trả tiền thì dứt khoát không nới lỏng thêm chút nào nữa.
Mẹ con Lương thị đành về hiệu thuốc, vốn tưởng rằng lần này sẽ dễ nói chuyện hơn một chút, không ngờ vẫn một ly không rời nên thất vọng lắm.
Lương thị về nhà xin lỗi trượng phu, Tả Quý phất tay nói: - Không phải lỗi của bà, cũng không thể trách người ta được. Nếu như không tính chuyện tình cờ gặp được vị tài chủ kia thì tới hương thôn vẫn là cách làm đúng đắn, người xem bệnh không ít, cho dù 30 này chúng ta không trả được tiền thuê nhà thì về sau cha con ta đi làm linh y vẫn đủ kiếm sống, sinh kế sau này sẽ không thành vấn đề nữa.
Xem ra đi một chuyến làm Tả Quý thay đổi rất nhiều, tâm tình mọi người thoải mái hơn, có nói có cười kể chuyện xảy ra trong ngày.
Đứa bé rốt cục cũng nói được, môi mấp máy đáp: - Mẹ, mẹ...
- Ôi đứa con đáng thương của mẹ... Thiếu phụ ôm lấy con mừng tới phát khóc.
Tả Thiếu Dương thở hắt ra một hơi, tảng đá nặng trĩu rời lồng ngực, hú hồn hú vía, lần này thực sự phải nhìn với cha mình với con mắt khác rồi, trong khi y ngớ ngẩn cuống cuồng nghĩ cách giải phẩu thì cha y chỉ cần một sợi chỉ mấy hạt ba đậu là giải quyết xong, thực sự là quá thần kỳ: - Cha, làm sao nuốt ba đậu vào rồi kéo ra lại có thể ho ra đờm?
Tả Quý vuốt râu đắc ý: - Đây là cách mà vi phụ theo gia gia con chữa bệnh học được đấy, có thể nói là bí phương gia truyền.
Đoán chừng cha cũng không hiểu nổi nguyên nhân, nhưng không vì thế giảm đi sự thán phục của Tả Thiếu Dương với người hành y thời xưa, một cách chữa mẹo đơn giản như thế đã xử lý xong, vậy mà mình chỉ nghĩ tới phẫu thuật, đúng là đáng chê cười. Có thể thấy y giả cổ đại có nhiều thứ đáng cho mình học tập, cho dù bọn họ cũng không nói ra được y lý. Trước kia mọi người chỉ tin lão trung y mà không tin người trẻ, Tả Thiếu Dương còn ỷ tài mà không phục, bây giờ chỉ có thể nói một chữ phục, con đường hành y của mình còn dài lắm, sau này cần khiêm tốn học hỏi nhiều hơn nữa.
Đứa bé khạc được đờm ra, chân tay liền ngừng co giật, thần trí tỉnh táo hơn rất nhiều, đã có thể nói chuyện với cha mẹ, phu thê tài chủ béo mừng mừng tủi tủi kéo tới tạ ơn: - Lão tiên sinh dùng thuốc như thần, ơn cứu mạng này tại hạ không bao giờ quên.
- Không có gì, cứu người là trách nhiệm của lão hủ mà. Tả Quý ung dung vuốt râu, rất có phong thái tiên nhân, không giống ông già đau khổ ngồi cúi gằm mặt sau cái bàn khám bệnh ở Quý Chi Đường chút nào.
Nửa canh giờ sau bọn họ cuối cùng cũng tới được quan đạo, đường đi trở nên bằng phẳng hơn, tốc độ tăng lên nhiều. Đến khi mặt trời lấp ló ở rặng núi, chỉ còn tia nắng nhợt nhạt cuối ngày níu kéo chút lưu luyến người đi kẻ ở thì đoàn người cũng kịp thời vào huyện thành Thạch Kính trước lúc cánh cổng gỗ kéo kẹt kéo lên.
Đứa bé vừa ho khẽ vừa ríu rít trò chuyện với mẹ, trẻ con không biết nói dối, bệnh nặng bệnh nhẹ nhìn một cái là biết.
Khám chữa bệnh thì chú trọng quen thầy quen thuốc, cho nên tài chủ béo nói muốn đưa con tới Huệ Dân Đường nhờ Nghê đại phu xem bệnh cho con,nhà họ xưa nay luôn khám bệnh ở nơi này, chắp tay cảm tạ cha con Tả Quý, hỏi vị trí Quý Chi Đường, đợi con khỏi bệnh sẽ tới nhà bái phỏng.
Đưa mắt tiễn họ đi rồi Tả Thiếu Dương lấy túi tiền ra đưa cho cha: - Không biết là họ đưa chúng ta bao nhiêu tiền, mong là đủ trả tiền nhà.
Tả Quý ước chừng sức nặng lắc đầu: - Làm gì có chuyện may như thế. Miệng nói vậy nhưng vẫn hi vọng mình phán đoán sai, đi tới chỗ trống mở túi tiền ra, có chuỗi tiền dài, hẳn là 100 đồng, tuy đây là số tiền khám bệnh lớn nhất mà ông từng thu được ( không tính cái vòng tay), nhưng không khỏi thất vọng.
Đang chuẩn bị cho tiền lại túi, Tả Thiếu Dương tinh mắt phát hiện túi có hơi gồ lên, nói: - Cha, bên trong vẫn còn.
Tả Quý lần túi, có một ngăn kín, móc ra: - Hả, là bạc.
Tả Thiếu Dương thò đầu nhìn, là miếng bạc vụn nhỏ bằng hạt đậu, đây là lần đầu tiên y nhìn thấy bạc ở thời Đường, màu sắc hơi xỉn, nhìn chả khác gì miếng nhôm, nếu quẳng ở một góc thì chẳng ai nhận ra.
Hiện giờ nhà quá cần tiền, Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt: - Bao nhiêu vậy cha?
- Đại khái được một lượng.
Vậy là hôm nay thu nhập được 1.100 đồng, tiến thêm một bước dài tới con số 3.400.
Tả Quý rất cao hứng, hiếm có một lần cười toét miệng: - Ha ha ha, cha đánh giá thấp sự khảng khái của người ta rồi, vốn nghĩ rằng một cái túi tiền thế này, cùng lắm là hai trăm đồng, không ngờ còn có cả bạc vụn. Đi, hôm qua bảo mẹ con mua cho con cái chăn, con cứ dứt khoát không cần, nhìn con sáng nay là biết đêm không ngủ ngon, vậy không được, giờ chúng ta có tiền rồi, đi mua chăn.
- Không, con không cần. Tả Thiếu Dương đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhích: - Trừ khi cha mẹ cũng mua một cái, nếu không dù chết lạnh con cũng không cần.
- Cái thằng bé này. Tả Quý mắng vậy nhưng sự hiếu thảo của con làm ông vui vẻ: - Được, thì mua hai cái, dù sao cũng chỉ tốn 20 đồng, phải chăm sóc sức khỏe cho tốt, nếu không cha con ta mà đổ bệnh thì hỏng hết.
Tả Thiếu Dương cao hứng chứ, y cũng đang khổ não tối nay sống ra sao đây, rượu thì hết rồi, chịu đựng thêm một đêm nữa thì chết mất. Bây giờ không phải lo nữa, đi tới ngõa thị, nơi này bán đủ thứ tạp nham, cũng có bán chăn đệm.
Chợ chiều vắng tanh, hàng quán gần như dọn dẹp gần hết, lác đác vài người vội vội vàng vàng về nhà chuẩn bị cơm tối, Tả Thiếu Dương đưa mắt liếc về vị trí bán củi, chẳng còn ai, chợt nhớ lúc nãy trên đường về đã gặp cô nương ấy rồi, hiển nhiên không thể có mặt ở đây, còn chưa biết tên nàng, lần sau gặp nhất định phải hỏi.
Nơi bán chăn đệm là một cửa hiệu rìa ngõa thị, cho nên vẫn còn mở cửa kinh doanh. Mặc dù quyết định bỏ 20 đồng mua chăn, Tả Quý cũng vẫn tiết kiệm hết mức có thể, hỏi khắp cả dãy, cuối cùng chọn một hiệu rẻ nhất, chỉ mất có 17 đồng.
Tả Thiếu Dương ôm cái chăn nằng nặng, sờ một cái, bên trong xào xạo, hỏi: - Cha, bên trong là cái gì thế?
- Rơm khô.
- Rơm khô sao? Tả Thiếu Dương ngớ ra, đúng vậy, dù là vải sắn hai lớp thì cũng chẳng làm chăn được, bên trong phải nhồi cái gì đó, bông thì hình như thời này chưa phổ cập, nhà nào có điều kiện thì dùng bông tơ tằm hoặc là lông thú, bách tính tất nhiên không dùng nổi, căn cứ vào năng lực kinh tế mà thêm vào, kém nhất là rơm khô, khá hơn chút là vải nhung vụn, thêm chút nữa là bông tơ đen. Với hiện trạng kinh tế gia đình y hiện này không có lựa chọn khác.
Ôm cái chăn về nhà, Tả Quý bảo thê tử và con mang tiền trả gấp cho Triệu Tam Nương, trên đường về Tả Thiếu Dương bị ngã mấy lần quần áo bẩn hết cả, phải chuẩn bị nước để ăn xong còn tắm rửa, Hồi Hương theo mẫu thân đi trả nợ.
Triệu Tam Nương lấy cân cân xong, miếng bạc vụn đó được một lượng ba, thêm vào 200 đồng, tổng cộng là 1.500 vậy là còn thiếu 2.100 đồng nữa.
Lương thị nài nỉ Triệu Tam Nương cho hoãn thêm nữa, thế nhưng thực sự họ tình nhầm, trước kia mãi không trả được tiền, bây giờ người ta vừa ra tối hậu thư một cái thì tiền trả liền tục, người ta sẽ nghĩ gì đây? Đương nhiên cho rằng mình thúc ép có hiệu quả, nên trước tiên cảm tạ Tả Quý trị được bệnh đau dạ dày, nhưng kỳ hạn trả tiền thì dứt khoát không nới lỏng thêm chút nào nữa.
Mẹ con Lương thị đành về hiệu thuốc, vốn tưởng rằng lần này sẽ dễ nói chuyện hơn một chút, không ngờ vẫn một ly không rời nên thất vọng lắm.
Lương thị về nhà xin lỗi trượng phu, Tả Quý phất tay nói: - Không phải lỗi của bà, cũng không thể trách người ta được. Nếu như không tính chuyện tình cờ gặp được vị tài chủ kia thì tới hương thôn vẫn là cách làm đúng đắn, người xem bệnh không ít, cho dù 30 này chúng ta không trả được tiền thuê nhà thì về sau cha con ta đi làm linh y vẫn đủ kiếm sống, sinh kế sau này sẽ không thành vấn đề nữa.
Xem ra đi một chuyến làm Tả Quý thay đổi rất nhiều, tâm tình mọi người thoải mái hơn, có nói có cười kể chuyện xảy ra trong ngày.
/479
|