Hôn lễ của Hồ Lân và Lý Mân được ấn định vào ngày hai mươi tám tháng ba.
Đó chính là ngày chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ, là ngày tốt để cưới hỏi theo phong tục Đại Đường.
Dựa theo phong tục Đại Đường, vào ngày thành thân, hai người sắp kết hôn không được vào trong nhà mà phải ở trong một cái lều dựng bằng vải xanh ở bên ngoài nhà được gọi là “Thanh Lư”. Vì vậy, trước hôn lễ mấy hôm, Hồ thị mang theo nha hoàn Ngụy Tử và Cao Thụ Văn tới thu dọn gian phòng ở lầu hai của Hồ Lân, biến phòng đó thành phòng ở trong tương lai của Hồ Lân và Lý Mân. Còn Hồ Lân cùng Lão Hòe tới giúp cha vợ tương lai Lý Thuận Chương dựng lều vải ở hậu viện.
Vì hắn và Lý Mân phải hoàn thành nghi thức thành thân bên trong lều vải, sau đó mới được vào ở trong phòng của mình nên khi Hồ Lân dựng trại đã rất cẩn thận, chẳng những dùng nguyên liệu tốt nhất mà còn trải thêm nhiều lớp vải đỏ để lót bên trong.
Hôn lễ bắt đầu từ giờ Tuất**, bây giờ đã xế chiều, trời sắp tối nên Hồ Lân treo bốn viên dạ minh châu ở góc lều để chiếu sáng.
Người trong nhà đều bận rộn, Lý Mân cũng không được rảnh rỗi.
Dựa theo phong tục của Đông Đô Lạc Dương, trước đêm hôn lễ, các thiếu nữ cùng tộc của tân nương sẽ tới giúp chuẩn bị trang phục cưới. Nhà họ Lý xuất thân từ bên ngoài thôn nên vốn không có người cùng tộc. Cuối cùng Lý Thuận Chương nghĩ ra một cách, ông mời bốn thiếu nữ tuổi xấp xỉ Lý Mân đến nhà để giúp Lý Mân chuẩn bị những thứ vải vóc và đồ thêu cần dùng trong lễ thành thân.
Kỹ năng thêu thùa của Lý Mân thực sự không dám khoe ai, do vậy Hồ Lân đã thay nàng chuẩn bị các lễ vật tân hôn từ sớm, nàng chỉ cần thêu mấy cái vỏ gối là xong. Vì thế mấy ngày nay Lý Mân trốn ở trong phòng, nói chuyện với bạn gái, nhàn nhã chơi đùa, chỉ chờ ngày hai tám tháng ba đến là được.
Sau khi người trong nhà bận rộn chuẩn bị xong, ngày hai mươi tám tháng ba rốt cục đã tới.
Từ sáng sớm, Lão Hòe đã dựng trước cổng lều trại ở hậu viện một cái đài cao trải lụa đỏ.
Còn chưa tới hoàng hôn, ngươì chủ trì và người xướng lễ đã men theo cầu thang gỗ đi lên đài, tách nhau ra đứng ở hai bên.
Hồ Lân đội mũ tân lang, trên người mặc áo đỏ viền đen, đứng ở chính giữa đài, vây quanh là sáu nam thanh niên trong thôn đảm nhiệm chức phù rể.
Họ hàng và bạn bè của gia đình đứng xem lễ cùng những người khác ở dưới đài, hồi hộp chờ đợi giờ Tuất đến.
Đồng hồ nước nhanh chóng báo hiệu đã đến giờ Tuất.
Giờ Tuất vừa điểm, người chủ trì hôn lễ dựa theo lễ nghi, bước về phía trước làm động tác ‘mời’.
Hồ Lân và sáu phù rể cùng nhìn về phía cửa hậu viện, đồng thanh hô lớn: “Tân nương mau ra đi! Tân nương mau ra đi! Tân nương mau ra đi!”
Lúc này bốn phù dâu khoác vải lụa hồng sẽ hộ tống tân nương Lý Mân đến cửa hậu viện, nhưng không bước vào.
Hôm nay tóc Lý Mân được búi cao, cài trâm và thoa khảm hoa, áo váy bằng lụa quý, trên cánh tay quàng một tấm lụa đỏ tươi. Ngụy Tử đỡ tay nàng, nàng cầm quạt tròn che mặt đứng ở ngoài cửa hậu viện, không để lộ mặt, cũng không bước vào.
Người chủ trì hôn lễ làm động tác ‘Mời’ với Hồ Lân một lần nữa.
Hồ Lân nhanh chóng bước khỏi hàng người, lớn tiếng đọc mấy câu thơ chào hỏi bắt buộc phải có mà hắn đã thuộc lòng:
“Chẳng biết chiều nay là chiều nao
Người tựa ban công ngóng trông vào
Ai như Phù Dung trong nước đó?
Bóng hắt gương đồng ta đắn đo.”
Sau khi đọc xong thơ chào hỏi, Hồ Lân bước xuống đài, đi về phía Lý Mân.
Ngụy Tử gỡ tấm lụa đỏ tươi trên người Lý Mân, một đầu đặt vào tay Lý Mân, đầu còn lại đưa cho Hồ Lân.
Hồ Lân cầm đầu vải đỏ, dẫn dắt Lý Mân, một trước một sau chậm rãi đi về phía đài cao.
Hai người bọn họ chậm rãi đi phía trước, một đôi kim đồng ngọc nữ độ sáu tuổi đi đằng sau rải ngũ cốc và rắc hoa.
Người chủ trì hôn lễ đứng trên đài cao, nhìn hai người bọn họ tới đúng vị trí, sau đó cao giọng hô: “Bước qua chậu than!”
Người xướng lễ ngâm theo: “Chân ngọc bước qua lửa, hung thần tai ách trách qua hai bên. Phúc nhiều như mưa rơi, ngày ngày hạnh phúc! Bước qua chậu than!”
Người chủ trì hô tiếp: “Nhảy qua yên ngựa!”
Người xướng lễ tự nhiên ngâm theo: “Một tấm gỗ đàn hương, khắc thành tấm yên ngựa, tân nhân bước qua rồi, mỗi bước được bình an. Nhảy yên ngựa!”
Người chủ trì hô: “Vứt túi!”
Người xướng lễ ngâm: “Mất đi rồi lại có, lộc càng thêm càng nhiều. Vứt túi!”
Người chủ trì: “Một rắc tiền, hai rắc bạc, ba rắc anh tài của tân nhân.”
Người xướng lễ đọc: “Tân lang bắn ba mũi tên hỏi trời đất, bắn trúng một tên, ấy là trời trao lương duyên; bắn trúng hai tên, ấy là xứng đôi vừa lứa; bắn trúng ba tên, ấy là hợp ý trời đất, cho tân lang lấy được tân nương!”
Sau khi người chủ trì hôn lễ và người ngâm xướng đọc xong, Hồ Lân cầm đầu vải đỏ dắt Lý Mân vào trong Thanh Lư.
Sau khi tiến vào Thanh Lư sẽ đến lễ hạ quạt.
Lý Mân ngồi trên giường cưới phủ gấm đỏ chót, vẫn dùng quạt tròn che mặt như trước, không hề để lộ khuôn mặt.
Lúc này người chủ trì hôn lễ hô lớn: “Mời tân lang ngâm thơ hạ quạt!”
Hồ Lân đứng cuối giường, nhìn Lý Mân chăm chú, sau đó ngâm mấy vần thơ ‘Hạ quạt’ bắt buộc phải dùng trong hôn lễ:
“Đừng dùng quạt thay màn trướng, che lấp cảnh xuân son.
Nếu đoàn viên là trăng tròn, xin hạ quạt lộ hoa quế.”
Lúc đó Lý Mân mới hạ quạt tròn, để lộ gương mặt trắng nõn đang thẹn thùng.
Người chủ trì cao giọng hô: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái!”
Người xướng lễ sẽ cao giọng ngâm theo: “Trên trời có Ngưu Lang và Chức Nữ, dưới đất có tài tử xứng thành đôi, hôm nay hai nhà kết lương duyên, phúc lộc dồi dào trường thọ trăm năm.”
Sau khi phu thê quỳ lạy nhau, Hồ Lân dắt tay Lý Mân ngồi song song trên giường phủ gấm.
Ngụy Tử tiến lên, kính cẩn đưa kéo vàng.
Hồ Lân nhận lấy kéo vàng, nâng một lọn tóc dài của Lý Mân, cẩn thận dùng kéo vàng cắt một đoạn đưa cho Ngụy Tử, sau đó đưa kéo cho Lý Mân.
Lý Mân nhìn Hồ Lân và xung quanh một lát, sau đó bắt lấy một lọn tóc dài xõa sau lưng Hồ Lân. Nàng luống cuống tách lọn tóc, tay hơi run rẩy dùng sức cắt nhưng lại chỉ cắt được một sợi tóc.
Nàng hơi hoảng, trên trán lập tức toát ra một lớp mồ hôi lạnh.
Hồ Lân thấy vậy, thấp giọng nói: “Mân Nương, không cần vội vã.”
Nhưng Lý Mân vẫn khẩn trương như trước, nàng khẽ gật đầu, ‘roạt’ một tiếng, rốt cuộc cũng cắt được một lọn tóc của Hồ Lân.
Ngụy Tử phản ứng rất nhanh, nhận lấy lọn tóc kia, dùng chỉ đỏ tết lọn tóc của hai người thành một bím, để vào trong túi gấm, túi gấm trở thành ‘Túi kết tóc’, sau đó đưa cho Lý Mân.
Lúc này hôn lễ đã sắp kết thúc, người chủ trì hô vang: “Lễ hợp cẩn!”
Ngụy Tử bưng tới hai chiếc chén con đựng rượu đặt trên khay đỏ đã được chuẩn bị từ trước, đưa cho Hồ Lân và Lý Mân mỗi người một chén.
Hồ Lân và Lý Mân nhận lấy chén rượu, khoác chéo tay nhau uống rượu.
Khi hai người họ uống rượu, người xướng lễ đứng bên cạnh sẽ cao giọng ngâm: “Một khi đã uống rượu hợp cẩn, một đời một kiếp vĩnh viễn bên nhau.”
Người chủ trì hôn lễ hô “Đưa vào động phòng” biểu thị hôn lễ đã kết thúc. Mọi người nhanh chóng giải tán, đến nhà chính để ăn cơm và uống rượu cưới.
Trong Thanh Lư chỉ còn mỗi Lý Mân và Hồ Lân.
Ngụy Tử và Lão Hòe chạy đi chạy lại, đặt trước giường Lý Mân và Hồ Lân một bàn thức ăn và rượu, trên bàn có năm món rau và một món mặn, trong đó nhất định phải dùng đến tương, thịt lợn, thủy hải sản và thịt gia cầm.
Món mặn mà mọi người chuẩn bị cho hai vợ chồng Hồ Lân và Lý Mân là gà xào tương.
Hồ Lân và Lý Mân ăn vài miếng, hoàn thành phép “Vợ chồng chịu khổ cùng ăn” của hôn lễ. Sau đó Ngụy Tử và Lão Hòe sẽ bê bàn thức ăn đi, niêm phong lối vào của lều Thanh Lư, bản thân họ thì đứng gác ở cửa hậu viện.
Màn đêm đã buông xuống từ lâu, tiếng chúc rượu và tiếng ca hát từ nhà chính thấp thoáng truyền tới, nhưng ở hậu viện lại không hề có tiếng động, chỉ có tiếng sâu nhỏ động đậy trong bụi cỏ bên ngoài Thanh Lư ngẫu nhiên phát ra.
Trong không khí thanh lãnh tràn ngập hương hoa mẫu đơn.
Nương theo ánh sáng tỏa ra từ dạ minh châu, Lý Mân và Hồ Lân nhìn nhau cười.
Hồ Lân ngắm nhìn Lý Mân, trong lòng có trăm cảm xúc đan xen nhau lẫn lộn, cuối cùng hắn chỉ kêu một tiếng: “Nương tử——”
Lý Mân cúi đầu, ‘Vâng” một tiếng, khi nàng ngẩng đầu lên, cả khuôn mặt đã đỏ ửng.
**********
Chú thích:
*Lễ hợp cẩn: chính là lễ uống rượu giao bôi / uống rượu chéo tay của vợ chồng.
**Giờ Tuất: từ 19 đến 21 giờ tối.
Đó chính là ngày chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ, là ngày tốt để cưới hỏi theo phong tục Đại Đường.
Dựa theo phong tục Đại Đường, vào ngày thành thân, hai người sắp kết hôn không được vào trong nhà mà phải ở trong một cái lều dựng bằng vải xanh ở bên ngoài nhà được gọi là “Thanh Lư”. Vì vậy, trước hôn lễ mấy hôm, Hồ thị mang theo nha hoàn Ngụy Tử và Cao Thụ Văn tới thu dọn gian phòng ở lầu hai của Hồ Lân, biến phòng đó thành phòng ở trong tương lai của Hồ Lân và Lý Mân. Còn Hồ Lân cùng Lão Hòe tới giúp cha vợ tương lai Lý Thuận Chương dựng lều vải ở hậu viện.
Vì hắn và Lý Mân phải hoàn thành nghi thức thành thân bên trong lều vải, sau đó mới được vào ở trong phòng của mình nên khi Hồ Lân dựng trại đã rất cẩn thận, chẳng những dùng nguyên liệu tốt nhất mà còn trải thêm nhiều lớp vải đỏ để lót bên trong.
Hôn lễ bắt đầu từ giờ Tuất**, bây giờ đã xế chiều, trời sắp tối nên Hồ Lân treo bốn viên dạ minh châu ở góc lều để chiếu sáng.
Người trong nhà đều bận rộn, Lý Mân cũng không được rảnh rỗi.
Dựa theo phong tục của Đông Đô Lạc Dương, trước đêm hôn lễ, các thiếu nữ cùng tộc của tân nương sẽ tới giúp chuẩn bị trang phục cưới. Nhà họ Lý xuất thân từ bên ngoài thôn nên vốn không có người cùng tộc. Cuối cùng Lý Thuận Chương nghĩ ra một cách, ông mời bốn thiếu nữ tuổi xấp xỉ Lý Mân đến nhà để giúp Lý Mân chuẩn bị những thứ vải vóc và đồ thêu cần dùng trong lễ thành thân.
Kỹ năng thêu thùa của Lý Mân thực sự không dám khoe ai, do vậy Hồ Lân đã thay nàng chuẩn bị các lễ vật tân hôn từ sớm, nàng chỉ cần thêu mấy cái vỏ gối là xong. Vì thế mấy ngày nay Lý Mân trốn ở trong phòng, nói chuyện với bạn gái, nhàn nhã chơi đùa, chỉ chờ ngày hai tám tháng ba đến là được.
Sau khi người trong nhà bận rộn chuẩn bị xong, ngày hai mươi tám tháng ba rốt cục đã tới.
Từ sáng sớm, Lão Hòe đã dựng trước cổng lều trại ở hậu viện một cái đài cao trải lụa đỏ.
Còn chưa tới hoàng hôn, ngươì chủ trì và người xướng lễ đã men theo cầu thang gỗ đi lên đài, tách nhau ra đứng ở hai bên.
Hồ Lân đội mũ tân lang, trên người mặc áo đỏ viền đen, đứng ở chính giữa đài, vây quanh là sáu nam thanh niên trong thôn đảm nhiệm chức phù rể.
Họ hàng và bạn bè của gia đình đứng xem lễ cùng những người khác ở dưới đài, hồi hộp chờ đợi giờ Tuất đến.
Đồng hồ nước nhanh chóng báo hiệu đã đến giờ Tuất.
Giờ Tuất vừa điểm, người chủ trì hôn lễ dựa theo lễ nghi, bước về phía trước làm động tác ‘mời’.
Hồ Lân và sáu phù rể cùng nhìn về phía cửa hậu viện, đồng thanh hô lớn: “Tân nương mau ra đi! Tân nương mau ra đi! Tân nương mau ra đi!”
Lúc này bốn phù dâu khoác vải lụa hồng sẽ hộ tống tân nương Lý Mân đến cửa hậu viện, nhưng không bước vào.
Hôm nay tóc Lý Mân được búi cao, cài trâm và thoa khảm hoa, áo váy bằng lụa quý, trên cánh tay quàng một tấm lụa đỏ tươi. Ngụy Tử đỡ tay nàng, nàng cầm quạt tròn che mặt đứng ở ngoài cửa hậu viện, không để lộ mặt, cũng không bước vào.
Người chủ trì hôn lễ làm động tác ‘Mời’ với Hồ Lân một lần nữa.
Hồ Lân nhanh chóng bước khỏi hàng người, lớn tiếng đọc mấy câu thơ chào hỏi bắt buộc phải có mà hắn đã thuộc lòng:
“Chẳng biết chiều nay là chiều nao
Người tựa ban công ngóng trông vào
Ai như Phù Dung trong nước đó?
Bóng hắt gương đồng ta đắn đo.”
Sau khi đọc xong thơ chào hỏi, Hồ Lân bước xuống đài, đi về phía Lý Mân.
Ngụy Tử gỡ tấm lụa đỏ tươi trên người Lý Mân, một đầu đặt vào tay Lý Mân, đầu còn lại đưa cho Hồ Lân.
Hồ Lân cầm đầu vải đỏ, dẫn dắt Lý Mân, một trước một sau chậm rãi đi về phía đài cao.
Hai người bọn họ chậm rãi đi phía trước, một đôi kim đồng ngọc nữ độ sáu tuổi đi đằng sau rải ngũ cốc và rắc hoa.
Người chủ trì hôn lễ đứng trên đài cao, nhìn hai người bọn họ tới đúng vị trí, sau đó cao giọng hô: “Bước qua chậu than!”
Người xướng lễ ngâm theo: “Chân ngọc bước qua lửa, hung thần tai ách trách qua hai bên. Phúc nhiều như mưa rơi, ngày ngày hạnh phúc! Bước qua chậu than!”
Người chủ trì hô tiếp: “Nhảy qua yên ngựa!”
Người xướng lễ tự nhiên ngâm theo: “Một tấm gỗ đàn hương, khắc thành tấm yên ngựa, tân nhân bước qua rồi, mỗi bước được bình an. Nhảy yên ngựa!”
Người chủ trì hô: “Vứt túi!”
Người xướng lễ ngâm: “Mất đi rồi lại có, lộc càng thêm càng nhiều. Vứt túi!”
Người chủ trì: “Một rắc tiền, hai rắc bạc, ba rắc anh tài của tân nhân.”
Người xướng lễ đọc: “Tân lang bắn ba mũi tên hỏi trời đất, bắn trúng một tên, ấy là trời trao lương duyên; bắn trúng hai tên, ấy là xứng đôi vừa lứa; bắn trúng ba tên, ấy là hợp ý trời đất, cho tân lang lấy được tân nương!”
Sau khi người chủ trì hôn lễ và người ngâm xướng đọc xong, Hồ Lân cầm đầu vải đỏ dắt Lý Mân vào trong Thanh Lư.
Sau khi tiến vào Thanh Lư sẽ đến lễ hạ quạt.
Lý Mân ngồi trên giường cưới phủ gấm đỏ chót, vẫn dùng quạt tròn che mặt như trước, không hề để lộ khuôn mặt.
Lúc này người chủ trì hôn lễ hô lớn: “Mời tân lang ngâm thơ hạ quạt!”
Hồ Lân đứng cuối giường, nhìn Lý Mân chăm chú, sau đó ngâm mấy vần thơ ‘Hạ quạt’ bắt buộc phải dùng trong hôn lễ:
“Đừng dùng quạt thay màn trướng, che lấp cảnh xuân son.
Nếu đoàn viên là trăng tròn, xin hạ quạt lộ hoa quế.”
Lúc đó Lý Mân mới hạ quạt tròn, để lộ gương mặt trắng nõn đang thẹn thùng.
Người chủ trì cao giọng hô: “Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái!”
Người xướng lễ sẽ cao giọng ngâm theo: “Trên trời có Ngưu Lang và Chức Nữ, dưới đất có tài tử xứng thành đôi, hôm nay hai nhà kết lương duyên, phúc lộc dồi dào trường thọ trăm năm.”
Sau khi phu thê quỳ lạy nhau, Hồ Lân dắt tay Lý Mân ngồi song song trên giường phủ gấm.
Ngụy Tử tiến lên, kính cẩn đưa kéo vàng.
Hồ Lân nhận lấy kéo vàng, nâng một lọn tóc dài của Lý Mân, cẩn thận dùng kéo vàng cắt một đoạn đưa cho Ngụy Tử, sau đó đưa kéo cho Lý Mân.
Lý Mân nhìn Hồ Lân và xung quanh một lát, sau đó bắt lấy một lọn tóc dài xõa sau lưng Hồ Lân. Nàng luống cuống tách lọn tóc, tay hơi run rẩy dùng sức cắt nhưng lại chỉ cắt được một sợi tóc.
Nàng hơi hoảng, trên trán lập tức toát ra một lớp mồ hôi lạnh.
Hồ Lân thấy vậy, thấp giọng nói: “Mân Nương, không cần vội vã.”
Nhưng Lý Mân vẫn khẩn trương như trước, nàng khẽ gật đầu, ‘roạt’ một tiếng, rốt cuộc cũng cắt được một lọn tóc của Hồ Lân.
Ngụy Tử phản ứng rất nhanh, nhận lấy lọn tóc kia, dùng chỉ đỏ tết lọn tóc của hai người thành một bím, để vào trong túi gấm, túi gấm trở thành ‘Túi kết tóc’, sau đó đưa cho Lý Mân.
Lúc này hôn lễ đã sắp kết thúc, người chủ trì hô vang: “Lễ hợp cẩn!”
Ngụy Tử bưng tới hai chiếc chén con đựng rượu đặt trên khay đỏ đã được chuẩn bị từ trước, đưa cho Hồ Lân và Lý Mân mỗi người một chén.
Hồ Lân và Lý Mân nhận lấy chén rượu, khoác chéo tay nhau uống rượu.
Khi hai người họ uống rượu, người xướng lễ đứng bên cạnh sẽ cao giọng ngâm: “Một khi đã uống rượu hợp cẩn, một đời một kiếp vĩnh viễn bên nhau.”
Người chủ trì hôn lễ hô “Đưa vào động phòng” biểu thị hôn lễ đã kết thúc. Mọi người nhanh chóng giải tán, đến nhà chính để ăn cơm và uống rượu cưới.
Trong Thanh Lư chỉ còn mỗi Lý Mân và Hồ Lân.
Ngụy Tử và Lão Hòe chạy đi chạy lại, đặt trước giường Lý Mân và Hồ Lân một bàn thức ăn và rượu, trên bàn có năm món rau và một món mặn, trong đó nhất định phải dùng đến tương, thịt lợn, thủy hải sản và thịt gia cầm.
Món mặn mà mọi người chuẩn bị cho hai vợ chồng Hồ Lân và Lý Mân là gà xào tương.
Hồ Lân và Lý Mân ăn vài miếng, hoàn thành phép “Vợ chồng chịu khổ cùng ăn” của hôn lễ. Sau đó Ngụy Tử và Lão Hòe sẽ bê bàn thức ăn đi, niêm phong lối vào của lều Thanh Lư, bản thân họ thì đứng gác ở cửa hậu viện.
Màn đêm đã buông xuống từ lâu, tiếng chúc rượu và tiếng ca hát từ nhà chính thấp thoáng truyền tới, nhưng ở hậu viện lại không hề có tiếng động, chỉ có tiếng sâu nhỏ động đậy trong bụi cỏ bên ngoài Thanh Lư ngẫu nhiên phát ra.
Trong không khí thanh lãnh tràn ngập hương hoa mẫu đơn.
Nương theo ánh sáng tỏa ra từ dạ minh châu, Lý Mân và Hồ Lân nhìn nhau cười.
Hồ Lân ngắm nhìn Lý Mân, trong lòng có trăm cảm xúc đan xen nhau lẫn lộn, cuối cùng hắn chỉ kêu một tiếng: “Nương tử——”
Lý Mân cúi đầu, ‘Vâng” một tiếng, khi nàng ngẩng đầu lên, cả khuôn mặt đã đỏ ửng.
**********
Chú thích:
*Lễ hợp cẩn: chính là lễ uống rượu giao bôi / uống rượu chéo tay của vợ chồng.
**Giờ Tuất: từ 19 đến 21 giờ tối.
/127
|