Mấy phút sau khi Triệu Sơ Niên rời đi, Mạnh Đề vẫn như đang chìm đắm trong sương mù, lúc thì nghĩ đến bóng lưng lúc quay đi của Triệu Sơ Niên, lúc thì vô thức cúi xuống nhìn hàng chữ viết màu mực xanh trên giấy trắng. Nếu nói nét chữ của mỗi người đều mang đặc trưng của người đó thì điều này cực kỳ chính xác với Triệu Sơ Niên. Chữ viết bay lượn, không nói đến vẻ đẹp, ngay cả số điện thoại di động kia cũng là số đẹp, rất dễ nhớ. Nhưng cô không phải không buồn bực vì điều này, hành động của Triệu Sơ Niên rốt cuộc là thế nào? Hành động thật quá khó hiểu. Cô không lạ lẫm với việc bị người khác tiếp cận nhưng bị một người đàn ông kiêm thầy giáo đẹp trai đến mức độ này chủ động tới bắt chuyện thì là lần đầu tiên.
Bỗng dưng cảm thấy thật may mắn, may là trong lớp học không còn ai, nếu như bạn học Vương Hy Như của cô còn ở đây, sợ là đã hưng phấn đến độ thét ra lửa rồi ấy.
Coi như là một tiết mục đặc sắc làm đệm tăng thêm phần ý nghĩa cho học kỳ một của năm thứ tư, Mạnh Đề bị chuyện này làm cho tâm thần bất ổn, quyết định về nhà vì dù sao cũng đã hết giờ tự học rồi. Cô hầu như không sống trong ký túc xá sinh viên, không phải vì không thích, thực ra cô rất thích cuộc sống tập thể nhưng lại bị bạn học Khúc Sướng cùng phòng làm cho hết cách. Khúc Sướng là người dù chỉ có một chút ánh sáng le lói hay âm thanh thầm thì cũng không thể ngủ được, cho nên cô ta căm ghét đến xương tủy hành vi dành ra ba mươi phút trước đọc sách trước khi ngủ của Mạnh Đề, cô ta còn dùng giọng điệu cực kỳ phẫn nộ nói với cô: “Thói quen của cậu thì là thói quen, còn thói quen của tôi không phải thói quen hay sao? Cha mẹ cậu đều là giảng viên của trường, nhà thì ở ngay cổng phía Tây thôi, sao không về đó mà sống? Muốn cùng những người ngoại tỉnh như chúng tôi gây rắc rối làm gì?”
Mạnh Đề đành phải buồn rầu trở về nhà sau một tháng học tập. Hậu quả lớn nhất của việc học đại học gần nhà chính là bạn quá thân quen với từng nhành cây ngọn cỏ trong trường, thậm chí có thể nói là hiểu biết hơn cả đường chỉ tay của mình. Đến nỗi mà cô nghĩ mình nhắm mắt cũng có thể dễ dàng đi từ khu giảng đường về khu tập thể của giảng viên trong trường.
Tất cả các khu kí túc đều giống nhau, mười phòng như một, mang đầy tính chất của một mê cung điển hình. Ngay cả người thông minh như Vương Hy Như lần đầu tiên đi cũng suýt bị lạc đường.
Dãy nhà không cao, cao nhất chỉ có sáu tầng mà thôi, thấp thoáng ẩn hiện sau những lùm cây. Trên đường cực kỳ yên tĩnh, so với sự náo nhiệt trong trường học quả là hai thái cực trái chiều hoàn toàn, thi thoảng mới có chiếc xe đạp vụt qua.
Mạnh Đề vui vẻ đạp xe, mặc kệ mái tóc bị gió làm rối, cô dùng một tay giắt những sợi tóc lòa xòa trước mặt vào mang tai, một tay cua xe vào ngõ, phát hiện dưới gốc cây quen thuộc có một chiếc xe vừa tắt máy, vì đã từng ngồi trong chiếc xe đó mấy lần nên liếc mắt cô cũng có thể nhận ra đó là xe của nhà họ Trịnh, sau đó cô thấy ông Trịnh Bách Thường bước từ trên xe xuống.
Ông Trịnh Bách Thường là phó khoa văn ở trường cô, hơn năm mươi tuổi nhưng trông không già, đeo kính lão, vì đã đọc sách quá nửa đời người nên trên người ông có sự nho nhã đặc hữu của những phần tử trí thức cốt cán, cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú mặt nào cũng giỏi, tu dưỡng cũng tuyệt đối là tiêu chuẩn nhất. Từ hồi cô biết nhận thức thì hai gia đình đã là hàng xóm, người ở tầng trên, người ở tầng dưới, nhà họ Trịnh ở tầng ba còn nhà họ Mạnh ở tầng bốn, bình thường qua lại rất thân thiết, quan hệ tốt đẹp. Trong khoảng thời gian ông bà Mạnh không ở trong nước cũng nhờ họ chăm sóc con gái.
Trong suy nghĩ của cô, ông Trịnh Bách Thường trước nay đều là người đi làm và tan ca đúng giờ nhà nước, còn tối nay, muộn thế này ông mới lái xe về, Mạnh Đề hơi ngạc nhiên, không khỏi nhìn sang bên đó, không ngờ lại trông thấy một bóng dáng quen thuộc bước ra từ bên ghế lái phụ.
Ba bốn năm không gặp rồi.
Cả người cô đều bị bao trùm trong ngạc nhiên và bất ngờ, vô thức nắm chặt ghi-đông, ngơ ngác đứng giữa đường.
Cô biết trong thời gian này nhất định anh sẽ về nhưng không ngờ đó lại là ngày hôm nay. Không có bất kỳ một chút chuẩn bị nào thế mà lại gặp anh giữa đường thế này.
Ánh sáng dịu nhẹ của đèn cao áp chiếu xuống đường, cũng chiếu sáng bóng dáng người kia, bóng lưng màu đen chầm chậm cử động dưới ánh đèn, đi về phía sau mở cốp xe, lấy ra hai chiếc va ly và một chiếc ba lô, bất ngờ ngẩng mặt lên.
“A Đề?” Giọng nam dễ nghe truyền tới, còn mang tới xúc cảm như chạm vào bông mịn.
Mạnh Đề giật mình rồi phản ứng rất nhanh, cố bắt bản thân mỉm cười thật tươi. Cô hít sâu một hơi rồi dắt xe đạp tiến lên, lòng bàn tay rịn mồ hôi, ngay cả cầm nắm cũng trơn tuột, cô nghe thấy tim mình đập thình thịch, thình thịch, vang dội như muốn làm thủng màng nhĩ.
Rõ ràng cảm thấy bản thân sắp không thể chịu đựng nổi nữa nhưng vẫn ra vẻ tự nhiên bắt chuyện: “Anh Hiến Văn, anh về rồi à?”
Trịnh Hiến Văn đeo ba lô lên vai, mỉm cười ân cần với cô và nói: “Phải, anh về rồi đây.”
Mạnh Đề cũng mỉm cười, không muốn nhìn anh thêm nữa bèn dựng xe vào chỗ để xe của khu nhà, cúi xuống khóa xe, rồi quay đầu nhìn về phía ông Trịnh Bách Thường bước từ ghế lái xuống, dùng thái độ bình thường chào hỏi ông.
“Bác Trịnh, cháu vừa tự hỏi không biết sao giờ này bác mới về. Hóa ra là tới sân bay đón anh Hiến Văn.”
“Ừ. Bác cũng không ngờ Hiến Văn lại về sớm như thế, nó chẳng thèm báo trước.”
Mạnh Đề đi theo hai cha con vào khu nhà, còn giúp Trịnh Hiến Văn xách ba lô, thoạt nhìn có vẻ đầy ắp, to phình nhưng thực ra lại rất nhẹ. Khu tập thể không cao, chỉ có sáu tầng nên không có thang máy. Tiếng bước chân của ba người không nhỏ cộng thêm cả tiếng nói chuyện, đèn điện bất giác sáng lên, ánh đèn màu vàng cam di chuyển trên tay vịn và hành lang yên tĩnh.
Con trai không ở nhà ba năm cuối cùng đã về nước, ông Trịnh Bách Thường vô cùng vui vẻ, nói với Mạnh Đề: “Hôm nay muộn quá rồi, ngày mai nhà bác làm bữa cơm chào mừng Hiến Văn trở về, bác Liễu cháu đích thân xuống bếp, Tiểu Đề, cháu tan học sớm sang ăn cơm nhé!”
Từ nhỏ đến giờ, số lần ăn cơm ở nhà họ Trịnh có thể coi là “hằng hà sa số”, vả lại Mạnh Đề cũng rất nhớ nhung tay nghề cao siêu có thể so với đầu bếp khách sạn của bác Liễu. Nhưng vì Trịnh Hiến Văn đã trở về nên Mạnh Đề lần đầu tiên trong đời có cảm giác sợ hãi với việc sang nhà họ ăn cơm, phản ứng đầu tiên chính là từ chối, sau đó mới nghĩ mình nên làm thế nào cho có vẻ đáng tin, đành viện cớ: “Bác Trịnh, có lẽ cháu không sang được đâu, tối mai cháu có môn tự chọn buổi tối…”
“Trốn tiết, trốn tiết đi! Một tiết học thôi mà, không sao hết, cùng lắm thì bảo thầy nào muốn xử phạt cháu đến tìm bác!” Ông Trịnh Bách Thường xua tay, thái độ này thực sự khiến người ta rất khó tin rằng ông chính là phó khoa Trịnh khó tính như bà la sát trong truyền thuyết.
Đó chính là khẩu khí bắt buộc phải làm theo, Mạnh Đề giữ im lặng một lát rồi mới nói: “Vâng ạ.”
Trịnh Hiến Văn liếc mắt nhìn cô, ánh mắt của cô gái nhỏ này ương ngạnh nhìn thẳng về phía trước, balô trong tay lúc ở bên tay trái, lát sau lại chuyển sang tay phải, ngón tay xoắn xuýt lại, cầm balô không chịu đặt xuống, siết quá mạnh nên ngón nào cũng trắng bệch.
Cô căng thẳng bày ra dáng vẻ đứng ngồi không yên, đã mấy năm rồi mà những thói quen này vẫn chẳng hề thay đổi. Trịnh Hiến Văn vỗ nhẹ vai cô, giơ tay cầm lấy balô trong tay cô, chỉ vào cửa nhà mình: “Đến nơi rồi. A Đề, em có muốn vào ngồi một lát không?”
“Không ạ.” Mạnh Đề nói rất chân thành, tuy là trước nay Trịnh gia chưa từng coi cô là người ngoài nhưng hiện tại nhất định nhà họ đang vây quanh để chúc mừng con trai mới về, mình cô đứng ngoài không phải lạc lõng lắm sao? Dĩ nhiên, lý do quan trọng hơn là cô hoàn toàn chưa chuẩn bị tư tưởng.
“Cũng được. Bây giờ người anh cũng bẩn lắm.” Trịnh Hiến Văn thấy bờ vai run lên của cô hình như đang muốn trốn tránh bàn tay anh, hơi buồn, anh nói: “Ngày mai nhớ sang sớm nhé, anh có quà tặng em.”
“Vâng, được ạ.”
Mạnh Đề bối rối chào tạm biệt hai cha con nhà họ Trịnh rồi lên cầu thang về nhà mình, lấy chìa khóa mở cửa. Trong nhà tất nhiên là không có ai, cô tắm rửa xong rồi trở vào phòng ngủ, cầm giáo trình “Toán cơ bản” đọc kỹ rồi làm vài bài luyện tập thêm sau đó lại chuyển sang luyện từ tiếng Anh mới có thể đè nén trái tim bay bổng vì chuyện về nước của Trịnh Hiến Văn. Nằm lên giường, bật đèn ngủ, tiếp tục đọc cuốn tiểu thuyết dở dang hôm qua.
Cuốn tiểu thuyết ấy có tựa đề là “Nhà trọ”, nghe đâu cũng là một trong những tác phẩm của tác giả Phạm Dạ cô yêu thích nhất, sách này cô mới mua được trên mạng hôm qua.
Phạm Dạ là một trong những tác giả nổi tiếng nhất trong nước mười mấy năm qua, ba năm trước đã qua đời vì bệnh tật. Cả đời ông tính ra có khoảng hơn mười bộ truyện dài, hơn mười truyện ngắn, tổng số từ ông sử dụng lên tới trăm vạn. Có thể sáng tác được số lượng tác phẩm khổng lồ như vậy, tác giả chắc là phải chăm chỉ ghê lắm. Nhưng đối với Mạnh Đề, con số ấy vẫn chưa đủ, không bao giờ đủ cả. Mỗi tác phẩm của ông cô không chỉ đọc một lần, mua hết những bộ truyện có thể mua được, những bộ không mua được cũng mượn thư viện đem ra ngoài photo rồi đóng thành quyển. Cô nhớ rõ từng cái tên và từng tình tiết trong truyện của ông, thậm chí cả tên nhân vật cũng thuộc làu làu, những phân đoạn đặc sắc thậm chí còn có thể đọc thuộc lòng.
Trong thời đại công nghệ thông tin, để biết về một người không phải việc khó, Mạnh Đề say mê tác phẩm của Phạm Dạ đương nhiên sẽ không bỏ qua những thông tin về cuộc đời ông. Cô tự cho là mình có thể hiểu đến từng khớp xương của Phạm Dạ, nhưng mới đây lúc ngồi tìm tư liệu ở thư viện cô mới đọc được một nguồn tin từ một tạp chí văn học, trên một chương truyện nào đó có nói ông vẫn còn một bút danh khác, là Khô Hòe, đồng thời nói rằng tác phẩm “Cái xác dưới gốc hòe khô” mới là tác phẩm tâm đắc nhất của ông.
Sau khi biết tin này, Mạnh Đề bắt đầu lên mạng tìm kiếm một tiểu thuyết gia có tên là Khô Hòe, tiếc là đầu mối quá ít, trong thế giới bốn bề internet thông suốt rồi cả đống sách vở ngập tràn trong thư viện cũng chỉ tìm được vài đầu mối có liên quan mà thôi.
Cuối cùng mới tìm được cuốn “Nhà trọ” này trên một trang web bán sách cũ trên mạng, cô và một người muốn mua khác thương lượng rất lâu, cuối cùng với giá gấp mười lần niêm yết mới có thể mua về được. Bây giờ cô đang ôm trọn cuốn sách vào ngực, cảm nhận sâu sắc sự sáng suốt của bản thân… Chỉ đọc qua mà đã bị mê hoặc rồi.
Bỗng dưng cảm thấy thật may mắn, may là trong lớp học không còn ai, nếu như bạn học Vương Hy Như của cô còn ở đây, sợ là đã hưng phấn đến độ thét ra lửa rồi ấy.
Coi như là một tiết mục đặc sắc làm đệm tăng thêm phần ý nghĩa cho học kỳ một của năm thứ tư, Mạnh Đề bị chuyện này làm cho tâm thần bất ổn, quyết định về nhà vì dù sao cũng đã hết giờ tự học rồi. Cô hầu như không sống trong ký túc xá sinh viên, không phải vì không thích, thực ra cô rất thích cuộc sống tập thể nhưng lại bị bạn học Khúc Sướng cùng phòng làm cho hết cách. Khúc Sướng là người dù chỉ có một chút ánh sáng le lói hay âm thanh thầm thì cũng không thể ngủ được, cho nên cô ta căm ghét đến xương tủy hành vi dành ra ba mươi phút trước đọc sách trước khi ngủ của Mạnh Đề, cô ta còn dùng giọng điệu cực kỳ phẫn nộ nói với cô: “Thói quen của cậu thì là thói quen, còn thói quen của tôi không phải thói quen hay sao? Cha mẹ cậu đều là giảng viên của trường, nhà thì ở ngay cổng phía Tây thôi, sao không về đó mà sống? Muốn cùng những người ngoại tỉnh như chúng tôi gây rắc rối làm gì?”
Mạnh Đề đành phải buồn rầu trở về nhà sau một tháng học tập. Hậu quả lớn nhất của việc học đại học gần nhà chính là bạn quá thân quen với từng nhành cây ngọn cỏ trong trường, thậm chí có thể nói là hiểu biết hơn cả đường chỉ tay của mình. Đến nỗi mà cô nghĩ mình nhắm mắt cũng có thể dễ dàng đi từ khu giảng đường về khu tập thể của giảng viên trong trường.
Tất cả các khu kí túc đều giống nhau, mười phòng như một, mang đầy tính chất của một mê cung điển hình. Ngay cả người thông minh như Vương Hy Như lần đầu tiên đi cũng suýt bị lạc đường.
Dãy nhà không cao, cao nhất chỉ có sáu tầng mà thôi, thấp thoáng ẩn hiện sau những lùm cây. Trên đường cực kỳ yên tĩnh, so với sự náo nhiệt trong trường học quả là hai thái cực trái chiều hoàn toàn, thi thoảng mới có chiếc xe đạp vụt qua.
Mạnh Đề vui vẻ đạp xe, mặc kệ mái tóc bị gió làm rối, cô dùng một tay giắt những sợi tóc lòa xòa trước mặt vào mang tai, một tay cua xe vào ngõ, phát hiện dưới gốc cây quen thuộc có một chiếc xe vừa tắt máy, vì đã từng ngồi trong chiếc xe đó mấy lần nên liếc mắt cô cũng có thể nhận ra đó là xe của nhà họ Trịnh, sau đó cô thấy ông Trịnh Bách Thường bước từ trên xe xuống.
Ông Trịnh Bách Thường là phó khoa văn ở trường cô, hơn năm mươi tuổi nhưng trông không già, đeo kính lão, vì đã đọc sách quá nửa đời người nên trên người ông có sự nho nhã đặc hữu của những phần tử trí thức cốt cán, cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú mặt nào cũng giỏi, tu dưỡng cũng tuyệt đối là tiêu chuẩn nhất. Từ hồi cô biết nhận thức thì hai gia đình đã là hàng xóm, người ở tầng trên, người ở tầng dưới, nhà họ Trịnh ở tầng ba còn nhà họ Mạnh ở tầng bốn, bình thường qua lại rất thân thiết, quan hệ tốt đẹp. Trong khoảng thời gian ông bà Mạnh không ở trong nước cũng nhờ họ chăm sóc con gái.
Trong suy nghĩ của cô, ông Trịnh Bách Thường trước nay đều là người đi làm và tan ca đúng giờ nhà nước, còn tối nay, muộn thế này ông mới lái xe về, Mạnh Đề hơi ngạc nhiên, không khỏi nhìn sang bên đó, không ngờ lại trông thấy một bóng dáng quen thuộc bước ra từ bên ghế lái phụ.
Ba bốn năm không gặp rồi.
Cả người cô đều bị bao trùm trong ngạc nhiên và bất ngờ, vô thức nắm chặt ghi-đông, ngơ ngác đứng giữa đường.
Cô biết trong thời gian này nhất định anh sẽ về nhưng không ngờ đó lại là ngày hôm nay. Không có bất kỳ một chút chuẩn bị nào thế mà lại gặp anh giữa đường thế này.
Ánh sáng dịu nhẹ của đèn cao áp chiếu xuống đường, cũng chiếu sáng bóng dáng người kia, bóng lưng màu đen chầm chậm cử động dưới ánh đèn, đi về phía sau mở cốp xe, lấy ra hai chiếc va ly và một chiếc ba lô, bất ngờ ngẩng mặt lên.
“A Đề?” Giọng nam dễ nghe truyền tới, còn mang tới xúc cảm như chạm vào bông mịn.
Mạnh Đề giật mình rồi phản ứng rất nhanh, cố bắt bản thân mỉm cười thật tươi. Cô hít sâu một hơi rồi dắt xe đạp tiến lên, lòng bàn tay rịn mồ hôi, ngay cả cầm nắm cũng trơn tuột, cô nghe thấy tim mình đập thình thịch, thình thịch, vang dội như muốn làm thủng màng nhĩ.
Rõ ràng cảm thấy bản thân sắp không thể chịu đựng nổi nữa nhưng vẫn ra vẻ tự nhiên bắt chuyện: “Anh Hiến Văn, anh về rồi à?”
Trịnh Hiến Văn đeo ba lô lên vai, mỉm cười ân cần với cô và nói: “Phải, anh về rồi đây.”
Mạnh Đề cũng mỉm cười, không muốn nhìn anh thêm nữa bèn dựng xe vào chỗ để xe của khu nhà, cúi xuống khóa xe, rồi quay đầu nhìn về phía ông Trịnh Bách Thường bước từ ghế lái xuống, dùng thái độ bình thường chào hỏi ông.
“Bác Trịnh, cháu vừa tự hỏi không biết sao giờ này bác mới về. Hóa ra là tới sân bay đón anh Hiến Văn.”
“Ừ. Bác cũng không ngờ Hiến Văn lại về sớm như thế, nó chẳng thèm báo trước.”
Mạnh Đề đi theo hai cha con vào khu nhà, còn giúp Trịnh Hiến Văn xách ba lô, thoạt nhìn có vẻ đầy ắp, to phình nhưng thực ra lại rất nhẹ. Khu tập thể không cao, chỉ có sáu tầng nên không có thang máy. Tiếng bước chân của ba người không nhỏ cộng thêm cả tiếng nói chuyện, đèn điện bất giác sáng lên, ánh đèn màu vàng cam di chuyển trên tay vịn và hành lang yên tĩnh.
Con trai không ở nhà ba năm cuối cùng đã về nước, ông Trịnh Bách Thường vô cùng vui vẻ, nói với Mạnh Đề: “Hôm nay muộn quá rồi, ngày mai nhà bác làm bữa cơm chào mừng Hiến Văn trở về, bác Liễu cháu đích thân xuống bếp, Tiểu Đề, cháu tan học sớm sang ăn cơm nhé!”
Từ nhỏ đến giờ, số lần ăn cơm ở nhà họ Trịnh có thể coi là “hằng hà sa số”, vả lại Mạnh Đề cũng rất nhớ nhung tay nghề cao siêu có thể so với đầu bếp khách sạn của bác Liễu. Nhưng vì Trịnh Hiến Văn đã trở về nên Mạnh Đề lần đầu tiên trong đời có cảm giác sợ hãi với việc sang nhà họ ăn cơm, phản ứng đầu tiên chính là từ chối, sau đó mới nghĩ mình nên làm thế nào cho có vẻ đáng tin, đành viện cớ: “Bác Trịnh, có lẽ cháu không sang được đâu, tối mai cháu có môn tự chọn buổi tối…”
“Trốn tiết, trốn tiết đi! Một tiết học thôi mà, không sao hết, cùng lắm thì bảo thầy nào muốn xử phạt cháu đến tìm bác!” Ông Trịnh Bách Thường xua tay, thái độ này thực sự khiến người ta rất khó tin rằng ông chính là phó khoa Trịnh khó tính như bà la sát trong truyền thuyết.
Đó chính là khẩu khí bắt buộc phải làm theo, Mạnh Đề giữ im lặng một lát rồi mới nói: “Vâng ạ.”
Trịnh Hiến Văn liếc mắt nhìn cô, ánh mắt của cô gái nhỏ này ương ngạnh nhìn thẳng về phía trước, balô trong tay lúc ở bên tay trái, lát sau lại chuyển sang tay phải, ngón tay xoắn xuýt lại, cầm balô không chịu đặt xuống, siết quá mạnh nên ngón nào cũng trắng bệch.
Cô căng thẳng bày ra dáng vẻ đứng ngồi không yên, đã mấy năm rồi mà những thói quen này vẫn chẳng hề thay đổi. Trịnh Hiến Văn vỗ nhẹ vai cô, giơ tay cầm lấy balô trong tay cô, chỉ vào cửa nhà mình: “Đến nơi rồi. A Đề, em có muốn vào ngồi một lát không?”
“Không ạ.” Mạnh Đề nói rất chân thành, tuy là trước nay Trịnh gia chưa từng coi cô là người ngoài nhưng hiện tại nhất định nhà họ đang vây quanh để chúc mừng con trai mới về, mình cô đứng ngoài không phải lạc lõng lắm sao? Dĩ nhiên, lý do quan trọng hơn là cô hoàn toàn chưa chuẩn bị tư tưởng.
“Cũng được. Bây giờ người anh cũng bẩn lắm.” Trịnh Hiến Văn thấy bờ vai run lên của cô hình như đang muốn trốn tránh bàn tay anh, hơi buồn, anh nói: “Ngày mai nhớ sang sớm nhé, anh có quà tặng em.”
“Vâng, được ạ.”
Mạnh Đề bối rối chào tạm biệt hai cha con nhà họ Trịnh rồi lên cầu thang về nhà mình, lấy chìa khóa mở cửa. Trong nhà tất nhiên là không có ai, cô tắm rửa xong rồi trở vào phòng ngủ, cầm giáo trình “Toán cơ bản” đọc kỹ rồi làm vài bài luyện tập thêm sau đó lại chuyển sang luyện từ tiếng Anh mới có thể đè nén trái tim bay bổng vì chuyện về nước của Trịnh Hiến Văn. Nằm lên giường, bật đèn ngủ, tiếp tục đọc cuốn tiểu thuyết dở dang hôm qua.
Cuốn tiểu thuyết ấy có tựa đề là “Nhà trọ”, nghe đâu cũng là một trong những tác phẩm của tác giả Phạm Dạ cô yêu thích nhất, sách này cô mới mua được trên mạng hôm qua.
Phạm Dạ là một trong những tác giả nổi tiếng nhất trong nước mười mấy năm qua, ba năm trước đã qua đời vì bệnh tật. Cả đời ông tính ra có khoảng hơn mười bộ truyện dài, hơn mười truyện ngắn, tổng số từ ông sử dụng lên tới trăm vạn. Có thể sáng tác được số lượng tác phẩm khổng lồ như vậy, tác giả chắc là phải chăm chỉ ghê lắm. Nhưng đối với Mạnh Đề, con số ấy vẫn chưa đủ, không bao giờ đủ cả. Mỗi tác phẩm của ông cô không chỉ đọc một lần, mua hết những bộ truyện có thể mua được, những bộ không mua được cũng mượn thư viện đem ra ngoài photo rồi đóng thành quyển. Cô nhớ rõ từng cái tên và từng tình tiết trong truyện của ông, thậm chí cả tên nhân vật cũng thuộc làu làu, những phân đoạn đặc sắc thậm chí còn có thể đọc thuộc lòng.
Trong thời đại công nghệ thông tin, để biết về một người không phải việc khó, Mạnh Đề say mê tác phẩm của Phạm Dạ đương nhiên sẽ không bỏ qua những thông tin về cuộc đời ông. Cô tự cho là mình có thể hiểu đến từng khớp xương của Phạm Dạ, nhưng mới đây lúc ngồi tìm tư liệu ở thư viện cô mới đọc được một nguồn tin từ một tạp chí văn học, trên một chương truyện nào đó có nói ông vẫn còn một bút danh khác, là Khô Hòe, đồng thời nói rằng tác phẩm “Cái xác dưới gốc hòe khô” mới là tác phẩm tâm đắc nhất của ông.
Sau khi biết tin này, Mạnh Đề bắt đầu lên mạng tìm kiếm một tiểu thuyết gia có tên là Khô Hòe, tiếc là đầu mối quá ít, trong thế giới bốn bề internet thông suốt rồi cả đống sách vở ngập tràn trong thư viện cũng chỉ tìm được vài đầu mối có liên quan mà thôi.
Cuối cùng mới tìm được cuốn “Nhà trọ” này trên một trang web bán sách cũ trên mạng, cô và một người muốn mua khác thương lượng rất lâu, cuối cùng với giá gấp mười lần niêm yết mới có thể mua về được. Bây giờ cô đang ôm trọn cuốn sách vào ngực, cảm nhận sâu sắc sự sáng suốt của bản thân… Chỉ đọc qua mà đã bị mê hoặc rồi.
/44
|