An Bình thuần thục cởi bỏ quần áo của An Trung, hành động tự nhiên này của nàng thành công làm cho những người có mặt ở đây bị doạ. Nhất là An Thành, ông cảm thấy An Bình là nữ nhi, làm thế này rất không hợp quy củ. Nhưng vì thấy động tác thuần thục liền mạch của An Bình, nhìn biểu cảm nghiêm túc của nàng, lại thêm vết thương vẫn còn rỉ máu của An Trung, An Thành chỉ có thể bấm bụng mà không dám thốt ra thành tiếng.
Gỡ bỏ quần áo của An Trung xong, lúc này trên người ông chỉ còn độc một cái quần lót mỏng. An Bình liền quay sang An Thành.
“Cha, cha mau ra ngoài mang nước ấm vào, trước tiên cần phải lau rửa miệng vết thương mới có thể điều trị được.”
An Thành do dự một lát, xong liền đi nhanh ra ngoài mang nước ấm vào. Trong phòng lúc này chỉ còn Cụ An và Bà Nồng. Hai người vẫn căng ánh mắt hồi hộp nhìn từng động tác của An Bình.
Bỗng An Bình quay đầu nhìn bà Nồng nói:
“Bà nội, nội đi xem xem mẹ của con và các tỷ tỷ tìm được bao nhiêu cây kim rồi, mau đem trước cho con một ít”
Bà Nồng có chút lúng túng, xong vẫn nhanh nhẹn chạy đi.
Nếu là ở hiện đại các vết thường trên người An Trung cũng không gọi là nguy hiểm, nhưng ở cổ đại, ở cái thời mà dao mổ còn không biết là gì thì các vết thương của An Trung lúc này chính là nguy hiểm tới đòi mạng. Một phần là do sẽ bị nhiễm trùng vì không có thuốc sát trùng, một phần là… An Trung sẽ bị “sốc”. Bị “sốc” ở đây có hai loại, loại thứ nhất là bị sốc do chứng kiến viết thương trên người mình, tâm lý sẽ sinh ra sợ hãi, sau đó cơ thể sẽ có phản ứng tương tự. “sốc” này sẽ rất nguy hiểm, chưa kể nếu bệnh nhân là người có triệu chứng về tim thì rất có thể sẽ vong mạng.
Còn loại “sốc” thứ hai chính là cơ thể bị đau, vì quá đau nhưng lại không có thuốc giảm đau, thuốc gây mê nên sẽ không chịu đựng nổi mới sinh ra “sốc”. Thường những lúc này cơ thể bệnh nhân sẽ có triệu chứng đông cứng, cả cơ thể, từ các cơ, các mô, đến cả các vị trí như gò má, mũi, miệng cũng sẽ bị cứng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tê liệt não, hoặc thần trí mơ hồ….
An Bình biết, đối với tình huống hiện tại này nàng không thể chần chừ, phải nhanh, lẹ, và phải dứt khoát. Vì nếu cứ kéo dài, cơ thể của An Trung sẽ chịu đựng không nổi mà có triệu chứng “sốc”.
Việc hiện tại bây giờ là cần phải giảm sốc cấp tốc cho An Trung, lau rửa miệng vết thương và lấy hết dị vật ra ngoài, còn phải kiểm tra xem kia có vết thương kín nào không, từ lồng ngực tới ổ bụng, còn có trên đầu có va đập gì không.
Nói thì chậm, nhưng thao tác của An Bình lại rất nhanh, bàn tay nhỏ nhắn của nàng vừa buông cái này đã động cái kia, nhìn sơ qua thì cứ nghĩ nàng đang làm loạn, nhưng nếu chú tâm nhìn kỹ, kia sẽ thấy từng cái nhấc tay nâng chân kia của nàng rất là bài bản.
Chờ An Bình kiểm tra cho An Trung xong, lúc này bà Nồng cũng hấp tấp chạy vào, trên tay bà đang cầm chừng một chúc cây kim. Có kim khâu, cũng có kim thêu.
Nhận kim từ tay bà Nồng, An Bình liền quay sang nói tiếp.
Nội, nội ra ngoài đem vào cho con một nồi nước sôi, còn có… đem một cái lò nhỏ vào đây, nấu cho con nồi nước sôi ở tại chỗ này.
Đúng vậy, ở đây không có thuốc sát trùng, cho nên chỉ có thể dùng nước sôi để sát trùng các cây kim và những vật dụng trị vết thương.
Bà Nồng nghe An Bình nói, cũng không biết nàng muốn làm gì. Nhưng là lúc này, tính mạng của con bà mới là quan trọng. Huống hồ bà cũng đã nhìn ra được, đứa cháu gái này của mình còn thật sự có nghề. Cho nên, bà Nồng cũng không cảm thấy mình bị An Bình sai sử là không đúng, ngược lại và rất sốt sắng chạy đi làm…
Nồi nước sôi bên ngoài đã nấu sẵn, bếp nhỏ thì dùng cái lò sưởi dưới chân giường để làm. Rất nhanh, trong phòng liền có nồi nước sôi ùng ục.
An Bình chờ nước sôi lên liền cầm nắm kim bỏ vào, chờ một lát nàng liền lấy ra ba cây kim có cỡ nhỏ và mãnh nhất rồi châm thẳng vào ba huyệt Bách Hội, Nhân Trung và Phong Phủ của An Trung.
An Bình vừa châm xong, cũng là Lúc An Thành mang nước nóng chạy vào. Kia vừa nhìn thấy An Bình đem kim châm vào mặt của An Trung, An Thành khiếp đảm hô lên thành tiếng. Đừng nói An Thành, Cụ An và bà Nồng lúc này cũng bị hành động của An Bình doạ cho chết khiếp, hai người căng lớn mắt, một bộ dạng đờ đẩn không thể tin.
Mà lúc này An Bình lại không có thời gian giải thích. Nàng vội vàng dùng vải sạch thấm vào nước, kế đến lấy trong thùng thuốc của mình ra vài loại dược liệu, tìm kiếm một lúc, nàng liền cầm lên một túi dược đưa đưa cho bà Nồng nghiêm túc nói:
“Bà nội, nội đi nấu cái này, đổ ba chén nước để lửa nhỏ chờ tới khi sắc còn một chén thì mang vào đây.”
Rồi An Bình quay lại An Thành.
Cha, tay cha sạch chứ? Giúp con giặt khăn, con phải lau mình cho đại bá!”
An Thành chần chờ, ông cảm thấy công việc động chạm thân thể thế này phải do ông làm mới đúng. Nhưng nhìn biểu cảm và khí độ của An Bình lúc này, An Thành chỉ đành bấm bụng nghe theo An Bình sắp xếp.
Bởi vì đã một kiếp làm đại phu, đã cứu trị qua rất nhiều người. Cho nên An Bình lúc này tuyệt nhiên không hề hồi hộp hay lúng túng, có chăng là thái độ chuyên chú và nghiêm túc.
Chưa đầy một khắc, An Bình đã lau xong cả người của An Trung, cũng đồng thời lấy hết những dị vật trong miệng vết thương của An Trung ra. Các vết thương nhỏ giờ đã ngừng chảy máu, nhưng các vết thương lớn thì vẫn còn âm ỉ chảy đỏ một mảnh không ngừng.
Đã lau sạch người An Trung, kế tiếp, An Bình thuần thục băng bó các miệng viết thương đang rỉ máu. Những vết thương có độ hở quá lớn An Bình sẽ chọn cách dùng chỉ để khâu miệng viết thương.
Lại nói, An Bình vì là người hiện đại, cho nên từ khi học y nàng đã cùng sư phụ nghiên cứu về vấn đề may miệng vết thương bằng chỉ. Lúc này đây, nàng chính là dùng thảo dược gây tê, và dùng cách châm cứu gây tê để khâu miệng vết thương của An Trung.
Sợi chỉ là nàng đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ này không phải chỉ may bình thường, mà là sợi chỉ thiêu mà ngày trước khi còn ở Phủ Thị lang An Bình thu thập được.
Đem ánh đèn nhỏ bên cạnh đến, An Bình đưa mũi kim vào lửa hơ qua một cái, sau đó thật nhanh lẹ châm vào vết thương của An Trung. Kế đến, nàng dùng sợi chỉ luồn qua cây kim bắt đầu công đoạn khâu vết thương.
Ở đây là cổ đại, cho nên không có thuốc gây tê, gây mê triệt để như ở hiện đại. Cho dù An Bình đã dùng dược liệu gây tê, cũng đã dùng kim châm để gây tê, nhưng là nó không gây tê tuyệt đối. Cho nên lúc An Bình dùng kim khâu vết thương thì An Trung từ trong mê mang rên hừ hừ vài tiếng, sau lại cũng vì đau nên tỉnh lại.
Thấy An Trung tỉnh lại, An Thành đầu tiên là vui mừng, cứ nghĩ là do con gái cứu được đại ca. Có điều, nhìn thấy nét mặt khổ sở đổ đầy mồ hôi của An Trung, An Thành lại bắt đầu lo lắng.
Mà An Bình lúc này cả người cũng không tốt hơn là bao, phải biết, công đoạn khâu vết thương này rất cực, phải chú ý kỹ từng chỗ từng chỗ một, để không phải sai lầm khi ghim mũi kim. Bên ngoài trời rất lạnh, nhưng trong phòng lúc này có bốn người ai cũng đều đổ mồ hôi.
Cụ An nãy giờ ngồi một bên nhìn hành động của An Bình. Nếu nói lúc đầu ông do dự không mấy tin tưởng An Bình thì sau khi chứng kiến thao tác nhanh lẹ dức khoát của nàng ông liền tin tưởng. Trong bụng Cụ An lúc này cũng ba đào nổi sóng. Sống gần hết một đời người, chuyện kỳ dị thấy qua không ít. Nhưng là lúc này, xuất hiện trước mắt ông, điều kỳ dị này chính là đứa cháu gái chưa đầy mười tuổi.
Qua một lúc, các vết thương có độ hở lớn trên người An Trung đã được An Bình khâu lại hết, mỗi một chỗ được khâu xong liền được cô đắp lên một lớp thuốc mỏng, cũng sẽ dùng kim châm châm vào để giảm đau.
Hiện tại số kim trên tay đã hết, An Bình liền quay đầu kêu An Thành đi tìm Thẩm Thị để lấy thêm.
An Thành gật đầu, sau đó lật đật đứng lên chạy ra ngoài. Nhưng ông còn chưa ra cửa thì Thẩm Thị đã mang kim vào, gần ba chục cây kim khâu.
Kim đã có đủ, An Bình liền tiến hành thi châm pháp. Đây là bộ châm pháp mà ngày xưa nàng và sư phụ nghiên cứu, chính là bộ châm pháp cải tử hồi sinh.
Kim châm vào, tuỳ theo từng huyệt vị, từng căn bệnh mà có độ nông sâu khác nhau. Việc này đối với một học đồ là rất khó, nhưng đối với một người đã sống hai kiếp như An Bình mà nói lại không là vấn đề. Tuy rằng phải thật cẩn thận, và phải châm mũi kim thật chính xác, nhưng nàng cũng không có một chút nào do dự. Từng mũi kim qua tay nàng liền nhanh, lẹ thoăn thoắt, giống như một người đang múa ca hơn là một người đang trị bệnh cứu người..
Thi hành bộ châm pháp này rất tốn thời gian, còn có phải không ngừng văn vê kích thích huyệt vị. Cho nên, An Bình cứ như vậy mà ngồi suốt từ sáng sớm cho tới đầu giờ ngọ.
Lúc này bà Nồng từ bên ngoài đi vào, nói thuốc đã sắt xong. An Bình liền nói bà đem đến đút cho An Trung uống. Còn phần xác thuốc, thì đem tới đắp lên các miệng vết thương nhỏ trên người An Trung, bởi vì trong phần xác thuốc này cũng có một chức năng là trị lành vết thương và giảm sưng đau.
An Bình cứ bận rộn các thao tác cứu trị, loay hoay đã đến giữa giờ thân (4h chiều), lúc này sắc mặt của An Trung cũng từ tái nhợt chuyển hồng hào, hơi thở cũng hoà hoãn điều điều, không còn yếu ớt như lúc trước. Nhìn tình trạng này của An Trung, người một nhà cũng hiểu được coi như hắn đã an toàn.
Lăn qua lộn lại, thế nhưng cả một ngày dài người An Gia không có một hạt cơm vào bụng. Khi cái bụng nhỏ của An Bình réo lên một tiếng, bà Nồng mới vội vàng chạy ra ngoài kêu người nấu cơm.
….
An Trung khoẻ lại, chuyện An Bình ra tay cứu ông chỉ có những người lớn An Gia mới biết, những người khác thì chỉ nghe nói An Trung được cứu là nhờ có nhân sâm ngàn năm mà lúc trước gia chủ của An Thành tặng cho ông. Cho nên lúc này, mọi người điều tắc lưỡi rằng mạng An Trung lớn, sống sót được cũng là nhờ phúc của An Thành.
Khi sức khoẻ An Trung không còn trở ngại, lúc này An gia mới bắt đầu truy hỏi nguyên nhân vì sao bọn họ chỉ đi săn thú lại bị thương như vậy. Phải biết, những vết thương kia không phải do dã thú tạo thành, mà là do đao kiếm tạo thành.
Cho tới lúc này An Bình mới biết được, lần đi săn thú này không chỉ có một mình An Trung bị thương, mà tất cả mọi người đều bị thương. Nhưng An Trung là người bị thương nặng nhất.
Theo lời thuật lại của mọi người, hôm đó khi mấy người An Trung vào núi săn thú thì phát hiện có rất nhiều dấu chân của con người. Bọn họ còn cho là người ở nơi khác tới đó để săn thú. Nhưng là khi tiến sâu thêm một chút, cư nhiên họ bị một đám người bịt mặt bao vây. Bọn chúng không nói không rằng mà lao vào chém giết. May là giữa đường có người nhảy ra cứu giúp, cho nên mấy người An Trung mới may mắn mà giữ được một mạng…
Gỡ bỏ quần áo của An Trung xong, lúc này trên người ông chỉ còn độc một cái quần lót mỏng. An Bình liền quay sang An Thành.
“Cha, cha mau ra ngoài mang nước ấm vào, trước tiên cần phải lau rửa miệng vết thương mới có thể điều trị được.”
An Thành do dự một lát, xong liền đi nhanh ra ngoài mang nước ấm vào. Trong phòng lúc này chỉ còn Cụ An và Bà Nồng. Hai người vẫn căng ánh mắt hồi hộp nhìn từng động tác của An Bình.
Bỗng An Bình quay đầu nhìn bà Nồng nói:
“Bà nội, nội đi xem xem mẹ của con và các tỷ tỷ tìm được bao nhiêu cây kim rồi, mau đem trước cho con một ít”
Bà Nồng có chút lúng túng, xong vẫn nhanh nhẹn chạy đi.
Nếu là ở hiện đại các vết thường trên người An Trung cũng không gọi là nguy hiểm, nhưng ở cổ đại, ở cái thời mà dao mổ còn không biết là gì thì các vết thương của An Trung lúc này chính là nguy hiểm tới đòi mạng. Một phần là do sẽ bị nhiễm trùng vì không có thuốc sát trùng, một phần là… An Trung sẽ bị “sốc”. Bị “sốc” ở đây có hai loại, loại thứ nhất là bị sốc do chứng kiến viết thương trên người mình, tâm lý sẽ sinh ra sợ hãi, sau đó cơ thể sẽ có phản ứng tương tự. “sốc” này sẽ rất nguy hiểm, chưa kể nếu bệnh nhân là người có triệu chứng về tim thì rất có thể sẽ vong mạng.
Còn loại “sốc” thứ hai chính là cơ thể bị đau, vì quá đau nhưng lại không có thuốc giảm đau, thuốc gây mê nên sẽ không chịu đựng nổi mới sinh ra “sốc”. Thường những lúc này cơ thể bệnh nhân sẽ có triệu chứng đông cứng, cả cơ thể, từ các cơ, các mô, đến cả các vị trí như gò má, mũi, miệng cũng sẽ bị cứng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tê liệt não, hoặc thần trí mơ hồ….
An Bình biết, đối với tình huống hiện tại này nàng không thể chần chừ, phải nhanh, lẹ, và phải dứt khoát. Vì nếu cứ kéo dài, cơ thể của An Trung sẽ chịu đựng không nổi mà có triệu chứng “sốc”.
Việc hiện tại bây giờ là cần phải giảm sốc cấp tốc cho An Trung, lau rửa miệng vết thương và lấy hết dị vật ra ngoài, còn phải kiểm tra xem kia có vết thương kín nào không, từ lồng ngực tới ổ bụng, còn có trên đầu có va đập gì không.
Nói thì chậm, nhưng thao tác của An Bình lại rất nhanh, bàn tay nhỏ nhắn của nàng vừa buông cái này đã động cái kia, nhìn sơ qua thì cứ nghĩ nàng đang làm loạn, nhưng nếu chú tâm nhìn kỹ, kia sẽ thấy từng cái nhấc tay nâng chân kia của nàng rất là bài bản.
Chờ An Bình kiểm tra cho An Trung xong, lúc này bà Nồng cũng hấp tấp chạy vào, trên tay bà đang cầm chừng một chúc cây kim. Có kim khâu, cũng có kim thêu.
Nhận kim từ tay bà Nồng, An Bình liền quay sang nói tiếp.
Nội, nội ra ngoài đem vào cho con một nồi nước sôi, còn có… đem một cái lò nhỏ vào đây, nấu cho con nồi nước sôi ở tại chỗ này.
Đúng vậy, ở đây không có thuốc sát trùng, cho nên chỉ có thể dùng nước sôi để sát trùng các cây kim và những vật dụng trị vết thương.
Bà Nồng nghe An Bình nói, cũng không biết nàng muốn làm gì. Nhưng là lúc này, tính mạng của con bà mới là quan trọng. Huống hồ bà cũng đã nhìn ra được, đứa cháu gái này của mình còn thật sự có nghề. Cho nên, bà Nồng cũng không cảm thấy mình bị An Bình sai sử là không đúng, ngược lại và rất sốt sắng chạy đi làm…
Nồi nước sôi bên ngoài đã nấu sẵn, bếp nhỏ thì dùng cái lò sưởi dưới chân giường để làm. Rất nhanh, trong phòng liền có nồi nước sôi ùng ục.
An Bình chờ nước sôi lên liền cầm nắm kim bỏ vào, chờ một lát nàng liền lấy ra ba cây kim có cỡ nhỏ và mãnh nhất rồi châm thẳng vào ba huyệt Bách Hội, Nhân Trung và Phong Phủ của An Trung.
An Bình vừa châm xong, cũng là Lúc An Thành mang nước nóng chạy vào. Kia vừa nhìn thấy An Bình đem kim châm vào mặt của An Trung, An Thành khiếp đảm hô lên thành tiếng. Đừng nói An Thành, Cụ An và bà Nồng lúc này cũng bị hành động của An Bình doạ cho chết khiếp, hai người căng lớn mắt, một bộ dạng đờ đẩn không thể tin.
Mà lúc này An Bình lại không có thời gian giải thích. Nàng vội vàng dùng vải sạch thấm vào nước, kế đến lấy trong thùng thuốc của mình ra vài loại dược liệu, tìm kiếm một lúc, nàng liền cầm lên một túi dược đưa đưa cho bà Nồng nghiêm túc nói:
“Bà nội, nội đi nấu cái này, đổ ba chén nước để lửa nhỏ chờ tới khi sắc còn một chén thì mang vào đây.”
Rồi An Bình quay lại An Thành.
Cha, tay cha sạch chứ? Giúp con giặt khăn, con phải lau mình cho đại bá!”
An Thành chần chờ, ông cảm thấy công việc động chạm thân thể thế này phải do ông làm mới đúng. Nhưng nhìn biểu cảm và khí độ của An Bình lúc này, An Thành chỉ đành bấm bụng nghe theo An Bình sắp xếp.
Bởi vì đã một kiếp làm đại phu, đã cứu trị qua rất nhiều người. Cho nên An Bình lúc này tuyệt nhiên không hề hồi hộp hay lúng túng, có chăng là thái độ chuyên chú và nghiêm túc.
Chưa đầy một khắc, An Bình đã lau xong cả người của An Trung, cũng đồng thời lấy hết những dị vật trong miệng vết thương của An Trung ra. Các vết thương nhỏ giờ đã ngừng chảy máu, nhưng các vết thương lớn thì vẫn còn âm ỉ chảy đỏ một mảnh không ngừng.
Đã lau sạch người An Trung, kế tiếp, An Bình thuần thục băng bó các miệng viết thương đang rỉ máu. Những vết thương có độ hở quá lớn An Bình sẽ chọn cách dùng chỉ để khâu miệng viết thương.
Lại nói, An Bình vì là người hiện đại, cho nên từ khi học y nàng đã cùng sư phụ nghiên cứu về vấn đề may miệng vết thương bằng chỉ. Lúc này đây, nàng chính là dùng thảo dược gây tê, và dùng cách châm cứu gây tê để khâu miệng vết thương của An Trung.
Sợi chỉ là nàng đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ này không phải chỉ may bình thường, mà là sợi chỉ thiêu mà ngày trước khi còn ở Phủ Thị lang An Bình thu thập được.
Đem ánh đèn nhỏ bên cạnh đến, An Bình đưa mũi kim vào lửa hơ qua một cái, sau đó thật nhanh lẹ châm vào vết thương của An Trung. Kế đến, nàng dùng sợi chỉ luồn qua cây kim bắt đầu công đoạn khâu vết thương.
Ở đây là cổ đại, cho nên không có thuốc gây tê, gây mê triệt để như ở hiện đại. Cho dù An Bình đã dùng dược liệu gây tê, cũng đã dùng kim châm để gây tê, nhưng là nó không gây tê tuyệt đối. Cho nên lúc An Bình dùng kim khâu vết thương thì An Trung từ trong mê mang rên hừ hừ vài tiếng, sau lại cũng vì đau nên tỉnh lại.
Thấy An Trung tỉnh lại, An Thành đầu tiên là vui mừng, cứ nghĩ là do con gái cứu được đại ca. Có điều, nhìn thấy nét mặt khổ sở đổ đầy mồ hôi của An Trung, An Thành lại bắt đầu lo lắng.
Mà An Bình lúc này cả người cũng không tốt hơn là bao, phải biết, công đoạn khâu vết thương này rất cực, phải chú ý kỹ từng chỗ từng chỗ một, để không phải sai lầm khi ghim mũi kim. Bên ngoài trời rất lạnh, nhưng trong phòng lúc này có bốn người ai cũng đều đổ mồ hôi.
Cụ An nãy giờ ngồi một bên nhìn hành động của An Bình. Nếu nói lúc đầu ông do dự không mấy tin tưởng An Bình thì sau khi chứng kiến thao tác nhanh lẹ dức khoát của nàng ông liền tin tưởng. Trong bụng Cụ An lúc này cũng ba đào nổi sóng. Sống gần hết một đời người, chuyện kỳ dị thấy qua không ít. Nhưng là lúc này, xuất hiện trước mắt ông, điều kỳ dị này chính là đứa cháu gái chưa đầy mười tuổi.
Qua một lúc, các vết thương có độ hở lớn trên người An Trung đã được An Bình khâu lại hết, mỗi một chỗ được khâu xong liền được cô đắp lên một lớp thuốc mỏng, cũng sẽ dùng kim châm châm vào để giảm đau.
Hiện tại số kim trên tay đã hết, An Bình liền quay đầu kêu An Thành đi tìm Thẩm Thị để lấy thêm.
An Thành gật đầu, sau đó lật đật đứng lên chạy ra ngoài. Nhưng ông còn chưa ra cửa thì Thẩm Thị đã mang kim vào, gần ba chục cây kim khâu.
Kim đã có đủ, An Bình liền tiến hành thi châm pháp. Đây là bộ châm pháp mà ngày xưa nàng và sư phụ nghiên cứu, chính là bộ châm pháp cải tử hồi sinh.
Kim châm vào, tuỳ theo từng huyệt vị, từng căn bệnh mà có độ nông sâu khác nhau. Việc này đối với một học đồ là rất khó, nhưng đối với một người đã sống hai kiếp như An Bình mà nói lại không là vấn đề. Tuy rằng phải thật cẩn thận, và phải châm mũi kim thật chính xác, nhưng nàng cũng không có một chút nào do dự. Từng mũi kim qua tay nàng liền nhanh, lẹ thoăn thoắt, giống như một người đang múa ca hơn là một người đang trị bệnh cứu người..
Thi hành bộ châm pháp này rất tốn thời gian, còn có phải không ngừng văn vê kích thích huyệt vị. Cho nên, An Bình cứ như vậy mà ngồi suốt từ sáng sớm cho tới đầu giờ ngọ.
Lúc này bà Nồng từ bên ngoài đi vào, nói thuốc đã sắt xong. An Bình liền nói bà đem đến đút cho An Trung uống. Còn phần xác thuốc, thì đem tới đắp lên các miệng vết thương nhỏ trên người An Trung, bởi vì trong phần xác thuốc này cũng có một chức năng là trị lành vết thương và giảm sưng đau.
An Bình cứ bận rộn các thao tác cứu trị, loay hoay đã đến giữa giờ thân (4h chiều), lúc này sắc mặt của An Trung cũng từ tái nhợt chuyển hồng hào, hơi thở cũng hoà hoãn điều điều, không còn yếu ớt như lúc trước. Nhìn tình trạng này của An Trung, người một nhà cũng hiểu được coi như hắn đã an toàn.
Lăn qua lộn lại, thế nhưng cả một ngày dài người An Gia không có một hạt cơm vào bụng. Khi cái bụng nhỏ của An Bình réo lên một tiếng, bà Nồng mới vội vàng chạy ra ngoài kêu người nấu cơm.
….
An Trung khoẻ lại, chuyện An Bình ra tay cứu ông chỉ có những người lớn An Gia mới biết, những người khác thì chỉ nghe nói An Trung được cứu là nhờ có nhân sâm ngàn năm mà lúc trước gia chủ của An Thành tặng cho ông. Cho nên lúc này, mọi người điều tắc lưỡi rằng mạng An Trung lớn, sống sót được cũng là nhờ phúc của An Thành.
Khi sức khoẻ An Trung không còn trở ngại, lúc này An gia mới bắt đầu truy hỏi nguyên nhân vì sao bọn họ chỉ đi săn thú lại bị thương như vậy. Phải biết, những vết thương kia không phải do dã thú tạo thành, mà là do đao kiếm tạo thành.
Cho tới lúc này An Bình mới biết được, lần đi săn thú này không chỉ có một mình An Trung bị thương, mà tất cả mọi người đều bị thương. Nhưng An Trung là người bị thương nặng nhất.
Theo lời thuật lại của mọi người, hôm đó khi mấy người An Trung vào núi săn thú thì phát hiện có rất nhiều dấu chân của con người. Bọn họ còn cho là người ở nơi khác tới đó để săn thú. Nhưng là khi tiến sâu thêm một chút, cư nhiên họ bị một đám người bịt mặt bao vây. Bọn chúng không nói không rằng mà lao vào chém giết. May là giữa đường có người nhảy ra cứu giúp, cho nên mấy người An Trung mới may mắn mà giữ được một mạng…
/20
|