Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra

Chương 26

/47


Thủ tục về hưu của mẹ đã gần xong, nhưng kết quả công việc của Thu là làm cấp dưỡng mà không phải là dạy học, mẹ bực mình đến suýt nữa thì tái phát bệnh đi tiểu ra máu.

Thu nghe tin tỏ ra bình tĩnh hơn mẹ, hình như Thu đã chuẩn bị trường hợp xấu nhất, cho nên gặp chuyện này Thu không bối rối, hoảng hốt. Thu an ủi mẹ:

- Làm cấp dưỡng thì làm cấp dưỡng, công tác cách mạng không có chuyện thấp cao snag hèn, làm cấp dưỡng vẫn tốt hơn về nông thôn cơ mà.

Mẹ thở dài:

- Việc thế này rồi cũng đành vậy. Nhưng nghĩ, con gái mẹ thông minh, chăm chỉ, cả đời phải ở trong bếp thì tức lắm.

Thu đưa câu nói của Ba ra để động viên mẹ:

- Mẹ đừng suy nghĩ nhiều, đừng nghĩ xa, thế giới này thay đổi hàng ngày, biết đâu làm cấp dưỡng vài năm sẽ được chuyển công tác khác.

Mẹ nói:

- Đấy là sự rộng rãi, độ lượng của con gái, việc gì cũng nghĩ thoáng hơn m>

Thu nghĩ, số phận là thế, không rộng rãi độ lượng còn biết phải làm thế nào?

Nghỉ hè, thủ tục về hưu của mẹ cũng đã xong, nhưng việc thế chỗ thì vẫn chưa, không biết nhà trường còn vướng chuyện gì. Bạn học của Thu nghe được tin này từ Thu đều làm xong thủ tục thế chỗ, còn Thu là người đầu tiên biết tin lại chưa làm xong. Mẹ sợ không được, sợ chờ chờ đợi đợi rồi hỏng việc, nên thường xuyên đến gic ông bí thư.

Ông Chung nói:

- Không phải nhà trường không khẩn trương, chúng tôi đã gửi báo cáo lên trên rồi, sở giáo dục vẫn chưa duyệt. Tôi đoán, có thể vì đang nghỉ hè, các thầy giáo, cô giáo về hết, cần cấp dưỡng làm gì? Chả nhẽ vừa tham gia công tác đã được hưởng ngay mấy tháng lương ngồi không à?

Mẹ rất buồn, dự đoán tháng Chín vào năm học mới, sở giáo dục vẫn chưa để những người thế chỗ đi làm.

Gia đình Thu rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn, vì mẹ đã về hưu, mỗi tháng lương hưu chỉ có hai mươi tám đồng, mà Thu thì chưa được thế chỗ, không có lương. Trước đây lương mẹ mỗi tháng được bốn mươi lăm đồng cũng không đủ sống, nay giảm gần bốn mươi phần trăm, lại càng khó khăn hơn.

Vậy là Thu phải đi lao động vụ việc.

Việc thế chỗ của Thu vẫn chưa đâu vào đâu, nhưng trong con mắt người ngoài Thu đã như một giáo viên, kiếm được bộn tiền. Rất nhiều người trước kia có quan hệ tốt với Thu nay cũng xa dần. Có thể mọi người dễ đồng tình với người bất hạnh, nhưng nếu người bất hạnh có chút may măn, những người đồng tình trước đây bỗng trở nên không vui, còn không vui hơn khi trông thấy những người may mắn được may mắn hơn.

Ông bí thư nhiều lần nói với mẹ Thu:

- Thời gian này vô cùng quan trọng, chị phải bảo cháu Thu không được phạm sai lầm. Chúng tôi để cháu được thế chỗ nhiều người cũng đỏ mắt, chị phải hết sức cẩn thận, nếu không chúng tôi khó làm việc.

Bà Lí, chủ tịch khu dân cư cũng biết Thu được thế chỗ nhiều người ít việc, trước tiên phải chiếu cố đến những người không kiếm được>

Thu vàng vội thanh minh:

- Bác ơi, mẹ cháu đã về hưu rồi, nhưng việc thế chỗ của cháu vẫn chưa xong thủ tục, cho nên gia đình rất khó khăn.

Bà Lí "ờ" một tiếng, rồi nói:

- Vậy cô nên về nông thôn rèn luyện đi đã, chờ đến khi làm xong thủ tục thế chỗ sẽ về đi làm, cô cứ bám lấy thành phố nếu tôi cho cô công việc chẳng hóa ra tôi tiếp tay cho tiêu cực à?

Mẹ nói:

- Thu ơi, mẹ con ta về thôi, không làm phiền bác Lí nữa.

Thu không chịu về:

- Mẹ về trước đi, con chờ một lúc nữa.

Thu nói với bà Lí:

- Cháu không sợ về nông thôn, có điều nhà cháu khó khăn quá, cháu không đi làm chút gì thì nhà cháu không sống nổi.

Bà Lí hạ giọng:

- Cô thích chờ thì cứ chờ, tôi không bảo đảm có việc cho cô.

Thu bảo mẹ về, cô chờ ở đây. Chờ suốt hai tiếng đồng hồ bà Lí vẫn không sắp xếp công việc cho Thu. Có hai lần bên A ngó đến Thu, nhưng bà Lí cứ một mực giới thiệu người khác. Bà ta giải thích:

- Khó khăn của cô chỉ tạm thời, cô có thể đi vay đâu đó, đến khi được làm cô giáo còn lo gì?

Thu giải thích mình thế chỗ không được làm giáo viên mà làm cấp dưỡng, bà Lí không tán thành, lắc đầu:

- Việc gì cô phải làm cấp dưỡng? Về nông thôn chẳng hơn làm cấp dưỡng à? Cô về nông thôn vài năm rồi được gọi về làm công nhân chả tốt hơn hay sao? Sáng sớm ngày thứ ba Thu lại đến nhà bà Lí thật sớm, ngồi ở nhà khách chờ việc. Đang suy nghĩ hôm nay không có việc thì biết làm thế nào, thì nghe có người hỏi:

- Thu, chờ việc đấy à?

Thu ngước nhìn, ngạc nhiên suýt kêu lên, thì ra "cô em vợ". Cậu ta mặc quân phục có màu úa, áo thì vừa người nhưng quần quá rộng, rõ ràng là cái quần thùng thình mới phải dùng dây lưng thắt cho eo nhỏ lại. Thu không biết giữa ngày hè nóng nực này cậu ta đóng bộ vào để làm gì. Thu nhìn kĩ, thấy trên ngực áo cậu ta có gắn huy hiệu lãnh tụ đỏ chót, cái mũ trên đầu cũng có huy hiệu, biết cậu ta đóng bộ không phải để chơi.

"Cô em vợ" mặt mày rạng rỡ:

- Tớ đi bộ đội rồi.

Thu không dám tin, cậu ta người nhỏ thó, cũng không khỏe mạnh làm sao có thể tòng quân? Hay là vào bộ đội để làm cần vụ cho thủ trưởng?

Ở trường, "cô em vợ" không bao giờ dám nói chuyện với Thu, cũng không dám nói chuyện với ai, đúng là lặng lẽ ít nói, trong lớp mọi người cảm thấy không có sự tồn tại của cậu ta, không ngờ cậu ta lại đi bộ đội, hình như cũng để tránh về nông thôn.

"Cô em vợ" hỏi lại:

- Thu đang chờ việc à? - Thấy Thu gật đầu, cậu ta vào nhà hỏi mẹ - Mẹ, sao mẹ không bố trí công việc cho bạn ấy?

Thu nghe thấy bà Lí nói:

- Mẹ đây có không bố trí việc cho cô ấy? Lâu nay việc ít, người nhiều.

- Mẹ bố trí công việc cho bạn ấy, bạn ấy đang chờ đấy - "Cô em vợ" nói.

- Chờ nhưng phải có việc. - Bà Lí nói

Thu thấy "cô em vợ" thì thầm gì đó với mẹ, nhưng nghe không rõ. Thu rất cảm kích "cô em vợ", nhưng lại cảm thấy khó xử, hình như mình đang cầu xin cậu ta.

Một lúc sau bà Lí ra, nói:

- Ông Vạn Xương Thịnh ở nhà máy giấy hôm qua đến đây tìm người làm, việc tương đối vất vả, tôi không giới thiệu cô. Nếu cô muốn làm thì đi làm.

Thu vui mừng nhìn ra ngoài, vội nói:

- Cháu làm, cháu không ngại khổ. Bác có cần viết cho cháu cái giấy giới thiệu không ạ?

- Không cần, cô cứ bảo tôi giới thiệu, chả nhẽ ông ấy không tin? - Bà ta nói xong liền quay vào làm việc của mình.

Thu biết nhà máy giấy ấy ở đâu, nhưng ông Vạn Xương Thịnh là ai, tìm ở đâu thì Thu không biết. Thu nhìn bà Lí đang bận việc riêng không muốn nói chuyện với Thu, nên Thu cứ đến nhà máy giấy xem sao.

Thu cảm ơn bà ta rồi đến thẳng nhà máy giấy. Đang đi thì có người cưỡi xe đạp đuổi theo, ấn chuông ngay bên cạnh. Thu quay lại nhìn thì ra "cô em vợ" mặt tươi roi rói, nói với Thu:

- Lên đây tôi đèo Thu đến nhà máy giấy, còn xa lắm.

Mặt Thu đỏ bừng, vội nói:

- Không cần, không cần, cứ để tôi đi một mình, bạn đi việc của bạn.

"Cô em vợ" cưỡi xe đạp đi bên cạnh, khuyên Thu:

- Lên đây, tốt nghiệp rồi, sợ gì chứ?

Thu vẫn không chịu, "cô em vợ" xuống xe, đi với Thu. Người đi đường nhìn hai người với cặp mắt hiếu kỳ, khiến Thu mất tự nhiên, nói:

- Bạn … đi đi, để tôi đi một mình.

"Cô em vợ" kiên trì theo Thu:

- Thu biết tìm bác Thịnh ở đâu, tôi đưa đi. Tôi sắp vào bộ đội rồi, bạn bè với nhau, nói với nhau vài câu không được hay sao?

Thu phát hiện trước đây mình không hiểu gì "cô em vợ" này, có thể Thu không hiểu bất cứ một học sinh nào trong lớp, lũ học sinh cùng lớp chỉ ham chơi, trêu chọc các thầy các cô, còn nữa chẳng hiểu gì. Nhất là những học sinh nam như "cô em vợ" lúc nào cũng như trẻ con. Nhưng cậu trẻ con này đã đi bộ đội, hơn nữa lại còn có xe đạp định đèo Thu, bắt chuyện với Thu, xem ra định để ý đến Thu.

Đến nhà máy giấy, cậu ta giúp , cao không đến một mét sáu mươi lăm, vừa gầy vừa nhỏ, lưng lại gù, tử khí bao Thu tìm ông Thịnh. Thu nhìn, cái người gọi là ông Thịnh này là một người trung niênbọc khuôn mặt, giống như người nghiện thuốc phiện, đuôi mắt như có cục dừ, so với cái tên ông ta thật châm biếm và hài hước.

"Cô em vợ" nói với ông Thịnh:

- Bác Thịnh, đây là cô Thu, bạn học của cháu, mẹ cháu bảo đưa cô ấy đến đây làm việc, nhờ bác quan tâm.

Thu đang ngạc nhiên với lời lẽ mệnh lệnh xã giao thì nghe ông Thịnh nói với "cô em vợ":

- Thu thiếc quái gì? Chẳng phải là con gái lớn của cô giáo Trương hay sao? - Ông ta quay sang Thu: - Tôi biết cô, mẹ cô dạy tôi. Hồi ấy mẹ cô bảo tôi phải chăm học, nếu không chăm học thì không có tương lai. Cô giáo nói người, nhưng lại rơi vào con mình, con gái mình không học hành tử tế, bây giờ phải đi làm công việc vặt.

"Cô em vợ" nói:

- Bác đừng nói bậy, cô Thu học giỏi lắm, là vì cô ấy đang chờ để được thế chỗ của mẹ, vào làm giáo viên, ở nhà không có việc gì, tạm thời đi lao động.

Ông Thịnh nói:

- Vậy là cả nhà dạy học? Thế thì tốt. Tôi là người học hành không ra gì, nhưng khá lắm.

Thu cười:

- Phải rồi, học hành có ích gì đâu? Bác đã có tương lai, mong được sự quan tâm của bác.

"Cô em vợ" dặn ông Thịnh vài câu rồi nói với thu:

- Tôi đi nhé, Thu phải cẩn thận, nếu công việc nặng nhọc, về nói với mẹ tôi đổi việc khác.

Thu chỉ biết nói cảm ơn.

Chờ cho "cô em vợ" đi,>

- Cậu ấy là đối tượng của cô đấy à?

- Không ạ

- Tôi cũng bảo không phải, nếu cậu ta là đối tượng của cô, mẹ cậu ta đâu để cô đến lao động ở đây.

Ông Thịnh nhìn khắp lượt Thu, nói:

- Cô yên tâm, mẹ cô dạy tôi, tôi không đối xử tệ với cô đâu. Hôm nay cô theo tôi sang bên kia sông mua đồ rồi chuyển về.

Hôm ấy Thu kéo theo cái xe ba gác, đi với ông Thịnh sang bên kia sông mua đồ. Dọc đường ông ta khoác lác mình thích đọc sách, hứa sẽ cho Thu mượn sách, còn bảo sẽ bố trí việc nhẹ cho Thu. Thu cứ ừ ừ à à, không biết ông ta định chơi trò gì đây.

Bốn giờ chiều hai người làm xong việc, ông ta khen Thu, bảo sau này đi lấy hàng sẽ gọi Thu. Ông ta nói:

- Chúng tôi ở đây nghỉ ngày chủ nhật, vì tôi nghỉ chủ nhật, tôi không có mặt, đám lao động phụ rất lười, dứt khoát cho bọn chúng nghỉ, khỏi phải chi tiền. Nhưng xem ra cô rất chăm chỉ, tôi bố trí việc cho cô làm, có làm không?

Trước đây Thu đi lao động không nghỉ Chủ nhật bao giờ, liền nói:

- Tất nhiên là được.

Ông Thịnh nói:

- Thế thì tốt, ngày mai cô kéo cái xe này đến nhà máy rượu ở cảng số Tám lấy máy tải bã rượu tôi đã đặt trước, đưa về đây để nhà máy nuôi lợn. Đấy là tôi ưu tiên cho cô, cô đừng nói với ai, rồi họ bảo tôi tốt với cô.

Thu tỏ ra cảm kích, lòng tự tôn của ông Thịnh lên cao cực điểm, làm ra vẻ tán thưởng:

- Cô đúng là con người hiểu biết, ai tốt ai xấu cô đều biết. - Nói xong, ông ta lấy từ trong túi ra hai mảnh giấy - Đây là phiếu lấy hàng, ngày mai cô theo phiếu này đi lấy hàng. Đây là phiếu ăn của nhà tập thể, ngày mai cô có thể đến lĩnh hai cái bánh bao chay, coi như bữa trưa của cô. Năm giờ chiều đưa hàng về giao cho nhà ăn>

Sáng hôm sau, Thu dậy sớm, đến nhà máy giấy lấy xe ba gác và lĩnh hai cái bánh bao chay, đi ra cảng số Tám. Cảng số Tám ở bờ sông, cách đấy chừng hơn chục dặm. Trên thượng nguồn sông có bến phà, có thể cho xe ba gác sang sông. Hiện tại đang là mùa hè, nước lên cao ngang bờ, không phải lên dốc xuống dốc, chỉ cần lên phà cẩn thận để người và xe không rơi xuống sông.

Giống như những lần lao động khác, hễ ra khỏi cửa là Thu cởi giày, sợ hỏng giày, lúc ra cửa Thu đi giày để mẹ thấy. Hôm nay Thu mặc đồ cũ của anh trai, mặc áo "hồn biển", cái quần vá mẹ cắt ngắn đến đầu gối, mọi người gọi đấy là quần "ngựa non". Hồi ấy con gái không mặc quần có cửa trước, Thu khâu kín cái quần, mở cửa quần bên hông.

Mùa hè nắng nóng, Thu đội cái mũ cối cũ, kéo sụp xuống để không ai nhìn rõ mặt, nhớ lại câu nói của Lỗ Tấn: "Mũ rách che mặt qua phố đông người". Thu không đọc câu tiếp theo, vì Thu không có nhà lầu nhỏ, không trốn vào đấy.

Thu vừa lên đến bờ bên kia thì muốn đi vệ sinh, tìm được cái nhà vệ sinh công cộng, nhưng không dám đi, vì sợ người khác kéo mất xe thì phải bồi thường.

Đang sốt ruột thì nghe có người nói ở phía sau:

- Đi đi, anh trông xe giúp.


/47

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status