Dưới ánh mắt sáng quắc của mấy người, Lung Nguyệt lấy khăn lụa lau khóe môi, lại cúi đầu nhìn y phục một lát, phát hiện không có gì không ổn, mới lên tiếng hỏi: "Nhìn muội làm gì?"
Lý Long Tá chọc nhẹ vầng trán đầy đặn của nàng: "Có người muốn muội ban thưởng một bức hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa!"
Lung Nguyệt nhìn Bùi Nguyên Tu, rồi đưa mắt nhìn chính đường ở viện tử, thầm nghĩ: Thảo nào cảm thấy chính đường này có chút kỳ lạ, thì ra là thiếu một bức hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa.
"Muốn muội đến đề?" Hỏi xong thấy mấy người gật đầu, lại nói: "Muội nói, nếu không thích hợp các ca ca cũng không thể cười muội!"
Mấy người lại gật đầu.
Lung Nguyệt suy nghĩ một lát, nói: "Gọi là [Kết Lư] được không?
"Kết Lư?"
"Vâng!" Lung Nguyệt khẽ gật đầu: "Tĩnh Tiết tiên sinh có nói: [Kết lư tại nhân cảnh, nhi vô xa mã huyên. Vấn quân hà năng nhĩ ? Tâm viễn địa tự thiên.] (1). Không phải viện này của Bùi ca ca ở bên trong phố xá sầm uất, nhưng lại tâm lại hướng về nơi xa sao?"
"Đúng rồi!"
"Rất hay!"
"Có đạo lý! Còn hai tấm biển chào đón ở cửa này thì làm như thế nào?"
"Không bằng dùng hai câu [Hộ đình vô trần tạp, hư thất hữu dư nhàn. Cửu tại phiền lung lý, phục đắc phản tự nhiên] (1) của Tĩnh Tiết tiên sinh được không?" Lung Nguyệt suy nghĩ một lát rồi lại nói.
"Rất tốt!" Minh Thức cười đáp.
Lý Long Hựu cùng Lý Long Tá cũng gật đầu.
Bùi Nguyên Tu đứng dậy chắp tay vái chào Lung Nguyệt, nói: "Nhận Chi tạ Cửu Công chúa ban thưởng tấm hoành, cùng hai tấm biển chào đón ở cửa!" Dứt lời liền vẫy tay lệnh Bùi Tiểu đi lên sắp xếp bàn dài, giấy và bút mực.
Lung Nguyệt thấy lại nói: "Chữ này muội cho, còn viết thì miễn đi! Chữ của muội quá mức nội tâm, không viết ra được hai chữ mang ý cảnh [Kết lư], Bùi ca ca vẫn nên mời cao danh khác thôi!"
"Lời này có lý!" Minh Thức phụ họa.
"Vậy thì để ta!" Lý Long Tá vén cổ tay áo, tới trước án thư cầm bút lên, có chút thoải thoái không kiềm chết viết chữ lên giấy.
Phải nói cách đề chữ này rất thích hợp với Lý Long Tá.
Từ nhỏ Lý Long Hựu được xem như được dạy cách làm Đế Vương tương lai, cho nên cách viết chữ đương nhiên sẽ mang vẻ uy nghiêm cùng khí phách.
Mà từ trước cách dạy của Minh gia vô cùng nghiêm khắc, cho nên tuy chữ của con cháu trong nhà có khí khái nhưng lại quá mức nghiêm túc.
Còn về phần Bùi Nguyên Tu, từ nhỏ đã làm binh lên chiến trường chinh chiến, tự nhiên trong chữ sẽ có cảm giác sát phạt quyết đoán.
Chính vì thế so sánh qua lại, Lý Long Tá, người không câu nệ tiểu tiết tự nhiên sẽ là người có thể thể hiện được nét tiêu sái trong hai chữ [Kết lư].
Ăn xong bữa trưa, lại nói chuyện phiếm một lát, Lý Long Hựu đứng dậy dẫn đệ đệ, muội muội của mình cáo từ hồi cung.
Thấy Lung Nguyệt ôm một vài quyển sách ngồi bên trong xe ngựa, tâm trạng rất tốt, hắn không nhịn được khẽ ấn ấn trán của nàng: "Hôm nay ra cửa, thu hoạch của muội rất phong phú nhé!"
Lung Nguyệt cười cười, bên cạnh khóe môi tạo thành hai lúm đồng tiền nhỏ. Lúc cáo từ, nàng mặt dày dùng tấm hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa đòi thù lao của Bùi Nguyên Tu, mượn mấy quyển sách về.
Đứng ở trước cửa lớn màu đỏ thắm, Bùi Nguyên Tu không chớp mắt nhìn xe ngựa đã đi xa. Cho đến khi chiếc xe ngựa không thể nhìn thấy được nữa, biến mất ở góc đường, bụi trên đất bay lên rồi hạ xuống mới thu hồi tầm mắt cùng trái tim.
Cửu Nhi đi rồi, lại về nơi ngói lưu ly, tường đỏ.
Bùi Nguyên Tu nắm chặt quyền, nhanh chóng bước trở về thư phòng.
Ngồi trước án thư, hắn hít một hơi thật sâu, nơi này vẫn còn phảng phất hương thơm của Cửu Nhi.
Vừa rồi, lúc tiễn nhóm người Thái tử, Bùi Nguyên Tu cố nén không dám đặt ánh mắt ở trên người Cửu Nhi, sợ tâm tư của bản thân bị người khác phát hiện.
Khẽ nhắm mắt một lát, Bùi Nguyên Tu đứng dậy đi tới trước thư các.
Lúc nãy hắn đồng ý với Cửu Nhi, đưa mục lục sách cho nàng, để nàng dễ dàng mượn đọc.
Chuyển một cuốn sách lên án thư, lúc nhấc chân lại chạm phải chiếc ghế khắc hoa dưới chân. Lại nhớ tới vừa rồi Cửu Nhi ngồi đây, hắn đặt cuốn sách sang một bên, cẩn thận chuyển chiếc ghế đó tới trước án thư, ngây ngốc một lát rồi cười với nó, giống như Cửu Nhi đang ngồi trên đó.
Gần chạng vạng, Bùi Đại tới gõ cửa. Hắn với tiểu đệ Bùi Tiểu đã nói thầm nửa ngày rồi.
Từ lúc đoàn người Thái tử gia cáo từ, gia nhà hắn liền có chút không ổn. Trời rất nóng nhưng lại nhốt mình bên trong thư phòng, cửa phòng còn khép chặt, ngay cửa sổ nhỏ cũng không mở, không biết gia đang làm gì, cũng không sợ ngột ngạt đến sinh bệnh sao.
Bây giờ thời gian không còn sớm, mặt trời sắp khuất núi, cũng đã đến lúc chong đèn, nhưng gia nhà hắn vẫn không đi ra. Bùi Đại có chút đứng ngồi không yên, nên chạy tới phía trước gõ cửa.
Hắn hỏi: "Gia, bây giờ không còn sớm nữa, có thể chong đèn, dùng bữa không ạ?"
Bùi Đại bước vào thư phòng liền thấy gia nhà hắn đang dựa vào bàn viết cái gì đó, trên mặt án thư còn có chồng sách rất cao. Sau khi viết xong còn có thể quay sang cười với chiếc ghế ở bên cạnh án thư.
Vì cửa sổ luôn đóng, nên bên trong oi bức, trên người Bùi Nguyên Tu chỉ mặc một chiếc áo ngắn màu xanh nhạt, lúc này cổ áo mở rộng. Búi tóc có chút rời rạc, tóc mái trước trán bị mồ hôi làm dính sát vào khuôn mặt.
Nói thật, ngoại trừ ở trên chiến trường loạn chiến cùng quân địch thì hắn chưa bao giờ thấy gia nhà mình có thời điểm điểm vật như vậy. Mặc dù năm ấy lão gia bỏ mình, gia nhà hắn vô cùng đau khổ, nhưng vẻ ngoài vẫn không có một chút rối loạn nào, chỉ nói: "Không thể mất lễ nghi tước mặt phụ thân, nếu làm như vậy là rất bất kính!"
Bây giờ....
Bùi Đại cảm thấy cả người gia nhà hắn toát ra vẻ không ổn. Suy nghĩ một lát, không biết có cần mời thái y tới phủ nhìn một chút không?
Bùi Nguyên Tu ngẩng đầu, câu đầu tiên nói với Bùi Đại chính là: "Đóng chặt cửa phòng!" Sau đó lại dựa vào án thư viết chữ tiếp.
Bùi Đại cảm thấy, gia nhà hắn không ra vẻ mà thật sự là không ổn, cái này phải nói thế nào? Hành vi điên rồ? Đúng rồi, chính là hành vi điên rồ, từ lúc đoàn người Thái tử ra đi rồi, gia nhà hắn liền bắt đầu có hành vi điên rồ.
***
(1) Hai câu thơ trong bài thơ: Ẩm Tửu Thi - Đào Uyên Minh.
Kết lư tại nhân cảnh, nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ ? tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai, phi điểu tương dữ hoàn.
Thử trung hữu chân ý, dục biện dĩ vong ngôn.
Nhắp Rượu - Lê Phụng dịch.
Dựng lều giữa chốn chợ đời
Ngựa xe nhộn nhịp đón mời ngoài tai
Hỏi sao được tới như vầy
Rằng lòng riêng gửi cõi ngoài rảnh rang
Chân rào đông hái cúc vàng
Núi Nam tầm mắt cắt ngang trùng trùng
Chiều trong vách đá giăng sương
Chim về mỏi cánh ngập ngừng nẻo xa
Cảnh này chân ý nẩy ra
Giãi bầy muốn nói mà ta quên lời.
(2) Hai câu thơ trong bài: Quy điền viên cư kỳ 1 - Đào Minh Uyên
Thiếu vô thích tục vận,
Tính bản ái khâu sơn.
Ngộ lạc trần võng trung,
Nhất khứ tam thập niên.
Ky điểu luyến cựu lâm,
Trì ngư tư cố uyên.
Khai hoang nam dã tế,
Thủ chuyết quy viên điền.
Phương trạch thập dư mẫu,
Thảo ốc bát cửu gian.
Du liễu âm hậu diêm,
Đào lý la đường tiền.
Ái ái viễn nhân thôn,
Y y khư lý yên.
Cẩu phệ thâm hạng trung,
Kê minh tang thụ điên.
Hộ đình vô trần tạp,
Hư thất hữu dư nhàn.
Cửu tại phiền lung lý,
Phục đắc phản tự nhiên.
Dịch của Hoàng Tạo.
Trẻ không hùa thói tục
Tính thích núi non chơi
Lưới bụi khi trót vướng
Chốc ba chục năm trời
Chim lồng nhớ rừng cũ
Cá vũng tiếc đầm khơi
Đồng nam về vỡ rậm
Yên phận ruộng vườn vui
Mười mẫu đất vừa vặn
Tám chín gian sơ sài
Hiên sau du liễu rợp
Thềm trước lý, đào tươi
Xóm cũ tuôn khói bếp
Làng xa thoáng bóng người
Ngõ sâu chó sủa vọng
Ngon dâu gà gáy dài
Sân ngoài không mảy bụi
Nhà rỗng thừa thảnh thơi
Cũi lồng bó buộc mãi
Lại được thoả thuê đời.
Lý Long Tá chọc nhẹ vầng trán đầy đặn của nàng: "Có người muốn muội ban thưởng một bức hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa!"
Lung Nguyệt nhìn Bùi Nguyên Tu, rồi đưa mắt nhìn chính đường ở viện tử, thầm nghĩ: Thảo nào cảm thấy chính đường này có chút kỳ lạ, thì ra là thiếu một bức hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa.
"Muốn muội đến đề?" Hỏi xong thấy mấy người gật đầu, lại nói: "Muội nói, nếu không thích hợp các ca ca cũng không thể cười muội!"
Mấy người lại gật đầu.
Lung Nguyệt suy nghĩ một lát, nói: "Gọi là [Kết Lư] được không?
"Kết Lư?"
"Vâng!" Lung Nguyệt khẽ gật đầu: "Tĩnh Tiết tiên sinh có nói: [Kết lư tại nhân cảnh, nhi vô xa mã huyên. Vấn quân hà năng nhĩ ? Tâm viễn địa tự thiên.] (1). Không phải viện này của Bùi ca ca ở bên trong phố xá sầm uất, nhưng lại tâm lại hướng về nơi xa sao?"
"Đúng rồi!"
"Rất hay!"
"Có đạo lý! Còn hai tấm biển chào đón ở cửa này thì làm như thế nào?"
"Không bằng dùng hai câu [Hộ đình vô trần tạp, hư thất hữu dư nhàn. Cửu tại phiền lung lý, phục đắc phản tự nhiên] (1) của Tĩnh Tiết tiên sinh được không?" Lung Nguyệt suy nghĩ một lát rồi lại nói.
"Rất tốt!" Minh Thức cười đáp.
Lý Long Hựu cùng Lý Long Tá cũng gật đầu.
Bùi Nguyên Tu đứng dậy chắp tay vái chào Lung Nguyệt, nói: "Nhận Chi tạ Cửu Công chúa ban thưởng tấm hoành, cùng hai tấm biển chào đón ở cửa!" Dứt lời liền vẫy tay lệnh Bùi Tiểu đi lên sắp xếp bàn dài, giấy và bút mực.
Lung Nguyệt thấy lại nói: "Chữ này muội cho, còn viết thì miễn đi! Chữ của muội quá mức nội tâm, không viết ra được hai chữ mang ý cảnh [Kết lư], Bùi ca ca vẫn nên mời cao danh khác thôi!"
"Lời này có lý!" Minh Thức phụ họa.
"Vậy thì để ta!" Lý Long Tá vén cổ tay áo, tới trước án thư cầm bút lên, có chút thoải thoái không kiềm chết viết chữ lên giấy.
Phải nói cách đề chữ này rất thích hợp với Lý Long Tá.
Từ nhỏ Lý Long Hựu được xem như được dạy cách làm Đế Vương tương lai, cho nên cách viết chữ đương nhiên sẽ mang vẻ uy nghiêm cùng khí phách.
Mà từ trước cách dạy của Minh gia vô cùng nghiêm khắc, cho nên tuy chữ của con cháu trong nhà có khí khái nhưng lại quá mức nghiêm túc.
Còn về phần Bùi Nguyên Tu, từ nhỏ đã làm binh lên chiến trường chinh chiến, tự nhiên trong chữ sẽ có cảm giác sát phạt quyết đoán.
Chính vì thế so sánh qua lại, Lý Long Tá, người không câu nệ tiểu tiết tự nhiên sẽ là người có thể thể hiện được nét tiêu sái trong hai chữ [Kết lư].
Ăn xong bữa trưa, lại nói chuyện phiếm một lát, Lý Long Hựu đứng dậy dẫn đệ đệ, muội muội của mình cáo từ hồi cung.
Thấy Lung Nguyệt ôm một vài quyển sách ngồi bên trong xe ngựa, tâm trạng rất tốt, hắn không nhịn được khẽ ấn ấn trán của nàng: "Hôm nay ra cửa, thu hoạch của muội rất phong phú nhé!"
Lung Nguyệt cười cười, bên cạnh khóe môi tạo thành hai lúm đồng tiền nhỏ. Lúc cáo từ, nàng mặt dày dùng tấm hoành và hai tấm biển chào đón ở cửa đòi thù lao của Bùi Nguyên Tu, mượn mấy quyển sách về.
Đứng ở trước cửa lớn màu đỏ thắm, Bùi Nguyên Tu không chớp mắt nhìn xe ngựa đã đi xa. Cho đến khi chiếc xe ngựa không thể nhìn thấy được nữa, biến mất ở góc đường, bụi trên đất bay lên rồi hạ xuống mới thu hồi tầm mắt cùng trái tim.
Cửu Nhi đi rồi, lại về nơi ngói lưu ly, tường đỏ.
Bùi Nguyên Tu nắm chặt quyền, nhanh chóng bước trở về thư phòng.
Ngồi trước án thư, hắn hít một hơi thật sâu, nơi này vẫn còn phảng phất hương thơm của Cửu Nhi.
Vừa rồi, lúc tiễn nhóm người Thái tử, Bùi Nguyên Tu cố nén không dám đặt ánh mắt ở trên người Cửu Nhi, sợ tâm tư của bản thân bị người khác phát hiện.
Khẽ nhắm mắt một lát, Bùi Nguyên Tu đứng dậy đi tới trước thư các.
Lúc nãy hắn đồng ý với Cửu Nhi, đưa mục lục sách cho nàng, để nàng dễ dàng mượn đọc.
Chuyển một cuốn sách lên án thư, lúc nhấc chân lại chạm phải chiếc ghế khắc hoa dưới chân. Lại nhớ tới vừa rồi Cửu Nhi ngồi đây, hắn đặt cuốn sách sang một bên, cẩn thận chuyển chiếc ghế đó tới trước án thư, ngây ngốc một lát rồi cười với nó, giống như Cửu Nhi đang ngồi trên đó.
Gần chạng vạng, Bùi Đại tới gõ cửa. Hắn với tiểu đệ Bùi Tiểu đã nói thầm nửa ngày rồi.
Từ lúc đoàn người Thái tử gia cáo từ, gia nhà hắn liền có chút không ổn. Trời rất nóng nhưng lại nhốt mình bên trong thư phòng, cửa phòng còn khép chặt, ngay cửa sổ nhỏ cũng không mở, không biết gia đang làm gì, cũng không sợ ngột ngạt đến sinh bệnh sao.
Bây giờ thời gian không còn sớm, mặt trời sắp khuất núi, cũng đã đến lúc chong đèn, nhưng gia nhà hắn vẫn không đi ra. Bùi Đại có chút đứng ngồi không yên, nên chạy tới phía trước gõ cửa.
Hắn hỏi: "Gia, bây giờ không còn sớm nữa, có thể chong đèn, dùng bữa không ạ?"
Bùi Đại bước vào thư phòng liền thấy gia nhà hắn đang dựa vào bàn viết cái gì đó, trên mặt án thư còn có chồng sách rất cao. Sau khi viết xong còn có thể quay sang cười với chiếc ghế ở bên cạnh án thư.
Vì cửa sổ luôn đóng, nên bên trong oi bức, trên người Bùi Nguyên Tu chỉ mặc một chiếc áo ngắn màu xanh nhạt, lúc này cổ áo mở rộng. Búi tóc có chút rời rạc, tóc mái trước trán bị mồ hôi làm dính sát vào khuôn mặt.
Nói thật, ngoại trừ ở trên chiến trường loạn chiến cùng quân địch thì hắn chưa bao giờ thấy gia nhà mình có thời điểm điểm vật như vậy. Mặc dù năm ấy lão gia bỏ mình, gia nhà hắn vô cùng đau khổ, nhưng vẻ ngoài vẫn không có một chút rối loạn nào, chỉ nói: "Không thể mất lễ nghi tước mặt phụ thân, nếu làm như vậy là rất bất kính!"
Bây giờ....
Bùi Đại cảm thấy cả người gia nhà hắn toát ra vẻ không ổn. Suy nghĩ một lát, không biết có cần mời thái y tới phủ nhìn một chút không?
Bùi Nguyên Tu ngẩng đầu, câu đầu tiên nói với Bùi Đại chính là: "Đóng chặt cửa phòng!" Sau đó lại dựa vào án thư viết chữ tiếp.
Bùi Đại cảm thấy, gia nhà hắn không ra vẻ mà thật sự là không ổn, cái này phải nói thế nào? Hành vi điên rồ? Đúng rồi, chính là hành vi điên rồ, từ lúc đoàn người Thái tử ra đi rồi, gia nhà hắn liền bắt đầu có hành vi điên rồ.
***
(1) Hai câu thơ trong bài thơ: Ẩm Tửu Thi - Đào Uyên Minh.
Kết lư tại nhân cảnh, nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ ? tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai, phi điểu tương dữ hoàn.
Thử trung hữu chân ý, dục biện dĩ vong ngôn.
Nhắp Rượu - Lê Phụng dịch.
Dựng lều giữa chốn chợ đời
Ngựa xe nhộn nhịp đón mời ngoài tai
Hỏi sao được tới như vầy
Rằng lòng riêng gửi cõi ngoài rảnh rang
Chân rào đông hái cúc vàng
Núi Nam tầm mắt cắt ngang trùng trùng
Chiều trong vách đá giăng sương
Chim về mỏi cánh ngập ngừng nẻo xa
Cảnh này chân ý nẩy ra
Giãi bầy muốn nói mà ta quên lời.
(2) Hai câu thơ trong bài: Quy điền viên cư kỳ 1 - Đào Minh Uyên
Thiếu vô thích tục vận,
Tính bản ái khâu sơn.
Ngộ lạc trần võng trung,
Nhất khứ tam thập niên.
Ky điểu luyến cựu lâm,
Trì ngư tư cố uyên.
Khai hoang nam dã tế,
Thủ chuyết quy viên điền.
Phương trạch thập dư mẫu,
Thảo ốc bát cửu gian.
Du liễu âm hậu diêm,
Đào lý la đường tiền.
Ái ái viễn nhân thôn,
Y y khư lý yên.
Cẩu phệ thâm hạng trung,
Kê minh tang thụ điên.
Hộ đình vô trần tạp,
Hư thất hữu dư nhàn.
Cửu tại phiền lung lý,
Phục đắc phản tự nhiên.
Dịch của Hoàng Tạo.
Trẻ không hùa thói tục
Tính thích núi non chơi
Lưới bụi khi trót vướng
Chốc ba chục năm trời
Chim lồng nhớ rừng cũ
Cá vũng tiếc đầm khơi
Đồng nam về vỡ rậm
Yên phận ruộng vườn vui
Mười mẫu đất vừa vặn
Tám chín gian sơ sài
Hiên sau du liễu rợp
Thềm trước lý, đào tươi
Xóm cũ tuôn khói bếp
Làng xa thoáng bóng người
Ngõ sâu chó sủa vọng
Ngon dâu gà gáy dài
Sân ngoài không mảy bụi
Nhà rỗng thừa thảnh thơi
Cũi lồng bó buộc mãi
Lại được thoả thuê đời.
/217
|