Trên đường thiên lý
(Tố Hữu)
(trích)
Có ai bảo ta dại khờ không nhỉ
Khi ta không biết sợ quỷ trên đời?
Ta sinh ra là để làm người.
Không sợ chết, bởi vì ta dám sống.
Đường thiên lý, càng đi càng rộng
Ngoảnh lại nhìn, phút bỗng đã mười xuân
Sáng nay xuân lại tới, đẹp muôn lần
Như em vậy, hỡi em quàng khăn đỏ...
- ------
Tạp văn Khúc ba mươi (Nguyễn Ngọc Tư):
“Tụi nhỏ không biết, thật sự của Tết là bữa ba mươi này. Khi tụi nhỏ mặc bộ đồ mới đi khoe dài dài xóm, khi ba và anh tắm táp xong ra hàng ba ngơ ngẩn ngắm hoa sao nhái đốt lửa vàng run rẫy trước sân, khi má nhốt than trong những bếp lửa tàn, khi chị đứng chải tóc trước gương, thì Tết đã chớm hết, Mùng Một, Mùng Hai là Tết phai; Mùng Ba Mùng Bốn Tết tàn.
Tụi nhỏ không biết, mãi về sau, khi lớn lên, trong ký ức Tết ấu thơ, những ngày mùng rất nhạt, đơn điệu, chỉ chơi và chơi. Nhưng bữa ba mươi luôn sống động, lung linh những mồ hôi, những nụ cười, những khoan khoái, những ngọt ngào...”
(Tố Hữu)
(trích)
Có ai bảo ta dại khờ không nhỉ
Khi ta không biết sợ quỷ trên đời?
Ta sinh ra là để làm người.
Không sợ chết, bởi vì ta dám sống.
Đường thiên lý, càng đi càng rộng
Ngoảnh lại nhìn, phút bỗng đã mười xuân
Sáng nay xuân lại tới, đẹp muôn lần
Như em vậy, hỡi em quàng khăn đỏ...
- ------
Tạp văn Khúc ba mươi (Nguyễn Ngọc Tư):
“Tụi nhỏ không biết, thật sự của Tết là bữa ba mươi này. Khi tụi nhỏ mặc bộ đồ mới đi khoe dài dài xóm, khi ba và anh tắm táp xong ra hàng ba ngơ ngẩn ngắm hoa sao nhái đốt lửa vàng run rẫy trước sân, khi má nhốt than trong những bếp lửa tàn, khi chị đứng chải tóc trước gương, thì Tết đã chớm hết, Mùng Một, Mùng Hai là Tết phai; Mùng Ba Mùng Bốn Tết tàn.
Tụi nhỏ không biết, mãi về sau, khi lớn lên, trong ký ức Tết ấu thơ, những ngày mùng rất nhạt, đơn điệu, chỉ chơi và chơi. Nhưng bữa ba mươi luôn sống động, lung linh những mồ hôi, những nụ cười, những khoan khoái, những ngọt ngào...”
/68
|