Sau đó, cụ nội mất, mấy người con trai đương nhiên sẽ phân chia nhà cửa.
Những ngày tươi đẹp chưa được bao lâu, “cải cách văn hóa” đã tới. cụ nội bị coi là nhà tư bản, tài sản chia cho con cái đều bị sung công. Không còn tiền cho thuê cửa hàng, chỉ trong một đêm, tiểu thiếu gia của thành phố nhỏ còn không bằng những người nghèo nhất. Hồng vệ quân tới tịch thu tài sản, ép người không biết chữ như bà đọc ngữ lục Mao Trạch Đông, bà không né tránh, nghiêm túc học thuộc. đến lúc bọn chúng tới thu tài sản lần nữa, bà sử dụng lý luận Mao Trạch Đông tranh luận với bọn chúng, miệng lưỡi lanh lợi khiến đám thanh niên sững sờ kinh ngạc, sau đó không tới nhà gỡ bỏ luôn cả giường nữa. Mấy khuôn đúc gốm sứ bằng đồng bà dùng để kê chân giường cũng may mắn được giữ lại, trong ba năm khốn khó gian khổ ấy bán đi cứu sống được cả gia đình.
Nhiều năm sau, bà bị chứng mất trí tuổi già do bệnh đái tháo đường, nhiều việc xảy ra gần đây bà cũng không nhớ nữa, nhưng vẫn thuộc đoạn ngữ lục Mao Trạch Đông.
Bà không để ý chuyện mình không nhớ được những chuyện xảy ra trong quá khứ, có lần bà khoe tài đọc thuộc ngữ lục Mao Trạch Đông cho tôi nghe, sau đó mỉm cười nói, quên cũng tốt, nhiều chuyện quên hết rồi, khi nhớ tới những chuyện ngày bé chỉ còn lại chuyện vui thôi.
Và tôi biết, khi còn nhỏ, có lẽ bà cũng chẳng có mấy chuyện vui.
Bà là con gái lớn, phải gánh vác cả gia đình từ sớm.
Cuộc đời của thế hệ những người như bà thực sự có quá nhiều hồi ức gian nan, dường như được khắc ở nơi sâu thẳm trong tâm hồn, lau không sạch, chùi không hết.
Chỉ cần chạm nhẹ cũng đau.
Sau khi bị tịch thu tài sản, ông bị éo tới công xưởng làm công việc thấp hèn nhất để chăm lo gia đình. Khi ấy bà đang có bầu cũng phải vác bụng tới làm công ở xưởng gốm sứ. Gia thế đã không còn, không còn gì chống lưng, ông nội đương nhiên đi đến đâu cũng bị chèn ép.
Bà được nghe chuyện từ người khác, một mình chạy tới giữa phân xưởng, đứng lên cao, bất kể có người nghe hay không, bà nói một hơi dài, hợp tình hợp lí,, khiến cho những người đàn ông làm việc chân tay giả vờ không nghe nhưng trong lòng âm thầm tán thưởng, từ đó không ai bắt nạt ông nội nữa.
Về sau khi nhắc tới những ngày này, nhắc tới ông nội, giọng của bà vẫn có phần cảm thấy thất vọng.
Bà kể chuyện ông được phát lương: “Việc đầu tiên là tới cửa hàng điểm tâm mua hai lạng rưỡi thứ đồ mình thích ăn nhất, lén lút ăn hết bên ngoài, hoàn toàn không nghĩ tới chuyện ở nhà còn mấy cái miệng đang đợi cơm.
Mặc dù nói vậy nhưng bà cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, không bóc mẽ ông tại sao về nhà nộp lương không đủ.
Qua những lời kể, ngoài than phiền ra bà vẫn bộc lộ niềm thương xót với người đàn ông này nhiều hơn. Bà dõi theo ông từ lúc ăn sung mặc sướng tới khi không xu dính túi, trong lòng cũng đầy thương tiếc và xót xa. Vì thế, bà cũng coi ông như một đứa trẻ, âm thầm đặt vào tay ông những thứ đã bị cuộc sống cướp mất và những thứ bàn tay bà có thể mang lại. rồi bà lặng lẽ đứng bên nhìn ông,nhìn ông nở nụ cười may mắn như trẻ con, trong lòng cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên.
Mấy năm sau đó, ông nội mất, để lại bốn đứa con, đứa lớn nhất mới mười mấy tuổi, nhỏ nhất vẫn trong bọc tã, cả nhà đều dựa vào một mình bà.
Khi nhắc tới những ngày ấy, nhắc tới cái chết của ông, bà nội thường nói ông ấy thật biết đường chết. Trong giọng điệu không nhận ra sự đau lòng hay sóng gió, ngược lại có chút châm biếm và bất lực. Nhưng tôi biết là bà rất đau lòng, ông buông tay ra đi đổi lấy sự thanh thản, nhưng để lại cả gia đình cho bà, để lại cả tương lai mù mịt. Con đường dài như vậy, để lại một mình bà bước đi.
Làm sao bà lại không giận được chứ, chỉ là ngày tháng trôi đi, kí ức về nỗi đau đã bị thời gian bào mòn, phủ lên một lớp ánh sáng dịu dàng ấm áp, thời gian qua đi, bà lại cảm thấy sự ra đi của ông là một sự giải thoát.
Bà hiểu người đàn ông của mình, ông quá ít trải nghiệm, bà chấp nhận để ông đi sớm, đi trước mình.
Bà khóc một chút, khổ một chút, rồi cũng qua, còn hơn là nhìn ông cùng chịu đựng với mình.
Vì thế những năm cuối cùng bà mắc bệnh đái tháo đường phải ăn kiêng, người nhà trông bà rất chặt, bà liền lén lút ăn vụng, thấy tôi không quản bà, bà như trẻ con xin tôi mua cho bà, với lý do: “Người sống trên đời chẳng phải vì miếng ăn hay sao, ông nội cháu thèm ăn như vậy nhưng sau đó chẳng được hưởng chút phúc nào, đồ ăn ngon cũng chẳng được ăn, bà phải ăn thay ông.
Lý do này đủ mạnh tới mức tôi quyết định trở thành đồng mưu với bà, bà muốn ăn gì tôi liền châm chước lén lút mua cho bà ăn.
Mỗi khi bà ăn xong, ngay đêm đó đường huyết sẽ lại tăng cao, bố mẹ đo đường huyết cho bà rồi chau mày lẩm bẩm tại sao đường huyết lại đột ngột tăng cao vậy. Tôi và bà bèn đưa mắt gian xảo nhìn nhau, cảm giác ấy đôi bên cùng thấu hiểu.
Bây giờ nhớ lại trong lòng vẫn thấy vui như có trận cười sảng khoái.
Những ngày tươi đẹp chưa được bao lâu, “cải cách văn hóa” đã tới. cụ nội bị coi là nhà tư bản, tài sản chia cho con cái đều bị sung công. Không còn tiền cho thuê cửa hàng, chỉ trong một đêm, tiểu thiếu gia của thành phố nhỏ còn không bằng những người nghèo nhất. Hồng vệ quân tới tịch thu tài sản, ép người không biết chữ như bà đọc ngữ lục Mao Trạch Đông, bà không né tránh, nghiêm túc học thuộc. đến lúc bọn chúng tới thu tài sản lần nữa, bà sử dụng lý luận Mao Trạch Đông tranh luận với bọn chúng, miệng lưỡi lanh lợi khiến đám thanh niên sững sờ kinh ngạc, sau đó không tới nhà gỡ bỏ luôn cả giường nữa. Mấy khuôn đúc gốm sứ bằng đồng bà dùng để kê chân giường cũng may mắn được giữ lại, trong ba năm khốn khó gian khổ ấy bán đi cứu sống được cả gia đình.
Nhiều năm sau, bà bị chứng mất trí tuổi già do bệnh đái tháo đường, nhiều việc xảy ra gần đây bà cũng không nhớ nữa, nhưng vẫn thuộc đoạn ngữ lục Mao Trạch Đông.
Bà không để ý chuyện mình không nhớ được những chuyện xảy ra trong quá khứ, có lần bà khoe tài đọc thuộc ngữ lục Mao Trạch Đông cho tôi nghe, sau đó mỉm cười nói, quên cũng tốt, nhiều chuyện quên hết rồi, khi nhớ tới những chuyện ngày bé chỉ còn lại chuyện vui thôi.
Và tôi biết, khi còn nhỏ, có lẽ bà cũng chẳng có mấy chuyện vui.
Bà là con gái lớn, phải gánh vác cả gia đình từ sớm.
Cuộc đời của thế hệ những người như bà thực sự có quá nhiều hồi ức gian nan, dường như được khắc ở nơi sâu thẳm trong tâm hồn, lau không sạch, chùi không hết.
Chỉ cần chạm nhẹ cũng đau.
Sau khi bị tịch thu tài sản, ông bị éo tới công xưởng làm công việc thấp hèn nhất để chăm lo gia đình. Khi ấy bà đang có bầu cũng phải vác bụng tới làm công ở xưởng gốm sứ. Gia thế đã không còn, không còn gì chống lưng, ông nội đương nhiên đi đến đâu cũng bị chèn ép.
Bà được nghe chuyện từ người khác, một mình chạy tới giữa phân xưởng, đứng lên cao, bất kể có người nghe hay không, bà nói một hơi dài, hợp tình hợp lí,, khiến cho những người đàn ông làm việc chân tay giả vờ không nghe nhưng trong lòng âm thầm tán thưởng, từ đó không ai bắt nạt ông nội nữa.
Về sau khi nhắc tới những ngày này, nhắc tới ông nội, giọng của bà vẫn có phần cảm thấy thất vọng.
Bà kể chuyện ông được phát lương: “Việc đầu tiên là tới cửa hàng điểm tâm mua hai lạng rưỡi thứ đồ mình thích ăn nhất, lén lút ăn hết bên ngoài, hoàn toàn không nghĩ tới chuyện ở nhà còn mấy cái miệng đang đợi cơm.
Mặc dù nói vậy nhưng bà cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, không bóc mẽ ông tại sao về nhà nộp lương không đủ.
Qua những lời kể, ngoài than phiền ra bà vẫn bộc lộ niềm thương xót với người đàn ông này nhiều hơn. Bà dõi theo ông từ lúc ăn sung mặc sướng tới khi không xu dính túi, trong lòng cũng đầy thương tiếc và xót xa. Vì thế, bà cũng coi ông như một đứa trẻ, âm thầm đặt vào tay ông những thứ đã bị cuộc sống cướp mất và những thứ bàn tay bà có thể mang lại. rồi bà lặng lẽ đứng bên nhìn ông,nhìn ông nở nụ cười may mắn như trẻ con, trong lòng cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên.
Mấy năm sau đó, ông nội mất, để lại bốn đứa con, đứa lớn nhất mới mười mấy tuổi, nhỏ nhất vẫn trong bọc tã, cả nhà đều dựa vào một mình bà.
Khi nhắc tới những ngày ấy, nhắc tới cái chết của ông, bà nội thường nói ông ấy thật biết đường chết. Trong giọng điệu không nhận ra sự đau lòng hay sóng gió, ngược lại có chút châm biếm và bất lực. Nhưng tôi biết là bà rất đau lòng, ông buông tay ra đi đổi lấy sự thanh thản, nhưng để lại cả gia đình cho bà, để lại cả tương lai mù mịt. Con đường dài như vậy, để lại một mình bà bước đi.
Làm sao bà lại không giận được chứ, chỉ là ngày tháng trôi đi, kí ức về nỗi đau đã bị thời gian bào mòn, phủ lên một lớp ánh sáng dịu dàng ấm áp, thời gian qua đi, bà lại cảm thấy sự ra đi của ông là một sự giải thoát.
Bà hiểu người đàn ông của mình, ông quá ít trải nghiệm, bà chấp nhận để ông đi sớm, đi trước mình.
Bà khóc một chút, khổ một chút, rồi cũng qua, còn hơn là nhìn ông cùng chịu đựng với mình.
Vì thế những năm cuối cùng bà mắc bệnh đái tháo đường phải ăn kiêng, người nhà trông bà rất chặt, bà liền lén lút ăn vụng, thấy tôi không quản bà, bà như trẻ con xin tôi mua cho bà, với lý do: “Người sống trên đời chẳng phải vì miếng ăn hay sao, ông nội cháu thèm ăn như vậy nhưng sau đó chẳng được hưởng chút phúc nào, đồ ăn ngon cũng chẳng được ăn, bà phải ăn thay ông.
Lý do này đủ mạnh tới mức tôi quyết định trở thành đồng mưu với bà, bà muốn ăn gì tôi liền châm chước lén lút mua cho bà ăn.
Mỗi khi bà ăn xong, ngay đêm đó đường huyết sẽ lại tăng cao, bố mẹ đo đường huyết cho bà rồi chau mày lẩm bẩm tại sao đường huyết lại đột ngột tăng cao vậy. Tôi và bà bèn đưa mắt gian xảo nhìn nhau, cảm giác ấy đôi bên cùng thấu hiểu.
Bây giờ nhớ lại trong lòng vẫn thấy vui như có trận cười sảng khoái.
/28
|