“Không thể nào, không thể nào!” Ông Thái vội vã xua tay, “Tử Phồn huynh, huynh ấy đã mất năm mươi năm trước rồi!”
Tôi cực kỳ ngạc nhiên: “Ông ơi, có phải ông nhớ nhầm không?”
Thái Thanh Hứa cũng nói: “Ông nội, ông đừng doạ anh Tùng Viễn, có phải là ký ức lẫn lộn nên nhầm không?”
Bản thân ông nội Thanh Hứa cũng hết sức kinh ngạc, nhưng bình tĩnh nói: “Sao ông nhớ nhầm được, Tằng Tử Phồn là *tộc huynh của bà nội con! Huynh ấy là thầy giáo dạy học ở thôn chúng ta, từ nhỏ đã được đi học nước ngoài, còn có một tên hiệu khác là Đại Viễn. Ông nhớ rất rõ ràng, huynh ấy khoảng năm mươi năm trước đã mất, ra đi vì bệnh thương hàn.”
*anh cùng họ
“Đại Viễn?” Chưa bao giờ tôi biết hay nghe ông nội còn có tên hiệu này, “Ông ơi, ông nội cháu là người sinh vào những năm 20 của thế kỷ trước phải không ạ?”
“Đúng rồi, hơn ông chừng hai mươi tuổi. Nếu không phải là vì huynh ấy là tộc huynh của bà lão nhà ông, ông cũng không thể gọi huynh ấy một tiếng “huynh”, có lẽ xét vai thì phải là thúc thúc rồi! Đại Viễn là tên hiệu đi học của huynh ấy, huynh ấy đã dạy ông tập viết, chúng ta đều gọi huynh ấy là Viễn ca.”
Thời gian sinh có thể đối chiếu, họ Tằng lúc ấy chắc cũng không có hai Tằng Tử Phồn, dù sao chỉ là một thôn làng nhỏ mà thôi, tính khả thi của việc trùng tên không cao. Gặp phải loại chuyện kỳ quái này, đầu óc của tôi lộn tùng phèo.
“Tùng Viễn anh đừng vội, ” Thái Thanh Hứa an ủi tôi, “Anh có tư liệu hay bức ảnh cái gì có thể cho ông xem không?”
Hôm nay tôi đến chỉ là để ném đá dò đường nên không mang theo các thứ liên quan. Hoặc là phải nói ông ngoại trừ giấy báo tử, cơ bản cũng không có tư liệu gì. Bỗng nhiên tôi nhớ ra trong điện thoại di động còn có mấy bức ảnh của ông nội tôi, vội vàng lấy ra cho ông nội Thanh Hứa xem: “Ông ơi, đây là ông nội cháu, ông có thể nhận ra được không ạ?”
Đó là ảnh chụp ở thành phố S, ông ngồi bên cửa sổ ở viện dưỡng lão, lấy kính lúp cúi đầu đọc báo. Ngoài cửa sổ trên cành cây lá xanh biếc màu xuân, ánh mặt trời len lỏi chiếu xuống bên chân của ông. Đây là bức ảnh duy nhất tôi chụp ông.
“A, là người đọc sách, Viễn ca đúng là người đọc sách. Nhưng chúng ta đều đã già nua nhăn nheo như bộ xương khô rồi, không nhận ra được!” Ông ấy cố nhìn kỹ bức ảnh rồi lắc đầu nói.
Tôi liền nghĩ tới những bức ảnh cũ của ông, có lẽ hai tấm hình kia ông ta có thể nhìn ra được chăng? Đáng tiếc tôi không mang chúng theo. Đúng rồi, còn có một nhánh manh mối!
“Ông ơi, ông có nhớ bố cháu không ạ?”
“Có nhớ, có một đứa trẻ con, là con trai tử! Lúc đó nói sợ lây mùi bệnh tật*, đưa về ngoại sau đó chưa từng gặp lại.”
*病气: Từ này hiểu ra là “mùi của người bệnh”, ý là trong lúc bị bệnh, dù được điều trị hay tự hồi phục cũng có mùi gì đó mang yếu tố bệnh tật…
“Vậy còn bà nội cháu ạ?” Tôi thăm dò.
“Là người ngoại địa, cũng từng được ăn học, lúc sinh con cũng mất rồi.” Ông Thái thở dài nói.
Tựa hồ tất cả đều rất trùng khớp, nhưng tại sao ông nội năm mươi năm trước lại chết rồi? Vậy người tôi gọi là ông nội hơn ba mươi năm qua là ai?
“Tùng Viễn đừng nóng vội, lát nữa chúng ta đến hỏi người nhà họ Tằng.” Thái Thanh Hứa vỗ vỗ vai tôi.
“Thanh Hứa, làm phiền cậu giúp tôi hỏi thăm người trong thôn một chút được không? Bây giờ tôi phải về trấn một chuyến, ở đó có ảnh cũ của ông nôi tôi để lại, mai tôi sẽ mang đến.” Trong lòng tôi có chút lo sợ và nghi ngờ, hai tấm ảnh cũ kia dường như biến thành nhánh cỏ cứu mạng.
Sau khi chào ông, Thái Thanh Hứa đưa tôi đến cửa thôn: “Em giúp anh hỏi thăm người già trong thôn, anh hỏi người nhà xem có tin tức gì không.”
“Cảm ơn cậu, chuyện này thực sự quá là kỳ quái.” Tôi gật đầu cười khổ.
Ngồi trên xe bus suốt đường về nhiều lần tôi vuốt nhẹ điện thoại di động, cuối cùng vẫn không gọi cho cha. Nếu cha đã bảo tôi đưa tro cốt ông về Quế Lĩnh, cha đương nhiên không biết chuyện này rồi. Vào lúc này hỏi cha, cùng lắm thì cha cũng chỉ oán giận ông nội vài câu, hoặc là nghĩ bậy nghĩ bạ. Tôi do dự một chút, quyết định tự mình điều tra cho rõ ràng rồi mới nói với cha. Cũng có lẽ là tôi càng cảm thấy được đây là chuyện giữa tôi và ông nội nhiều hơn, cha đã cách chúng tôi quá xa.
Tôi vỗ vỗ mặt, cố gắng khiến bản thân tỉnh táo lại, suy nghĩ mọi thứ một cách hợp lý. Ông nội thực sự từng đề cập đến Quế Lĩnh với tôi, mặc dù ông không nói qua muốn yên nghỉ ở khu mộ tổ họ Tằng, nhưng ông từng nói nơi này là quê hương của ông. Nếu như ông nội không phải Tằng Tử Phồn thật sự, thì tất nhiên ông cũng phải là người Quế Lĩnh. Không, nếu như ông coi bản thân mình là Tằng Tử Phồn thì sao? Nếu như ông tiếp nhận thân phận Tằng Tử Phồn này và tất cả những thứ khác, vậy đương nhiên ông cũng có thể nói Quế Lĩnh là quê hương của ông.
Tuy rằng suy đoán rất nhiều nhưng trong lòng tôi thật sự vô cùng khó tiếp thu sự thực này, cảm giác nhận thức gần ba mươi năm qua bị phá vỡ không dễ chịu chút nào. Tôi vô cùng hy vọng là ông Thái nhớ lộn, nhưng dáng vẻ bình tĩnh kia của ông khiến cho hi vọng của tôi bị bóng tối đen đặc bịt kín lại.
Trở lại thị trấn, tôi lập tức lấy di vật còn lại của ông ra xem xét tìm kiếm. Mục tiêu đầu tiên là tủ sách của ông, tôi luôn cảm thấy với tư cách một người từng đi học, nơi này có lẽ sẽ ẩn giấu bí mật của ông.
Nhưng trong tủ sách của ông phần nhiều là sách của thế kỉ trước, tuyển tập Mao Trạch Đông, Ngữ Lục Nhất Loại, còn có một vài quyển từ điển, tập thơ cùng báo cũ và tạp chí cũ. Tôi gần như đã lật qua lật lại từng trang trong từng quyển cả một buổi tối. Đừng nói đến thẻ đánh dấu trang sách có ý nghĩ, ghi chép cũ hay lưu niệm, nhật ký, ngay cả một chút bút tích của ông tôi cũng không tìm thấy.
Những khó khăn trắc trở của ngày hôm nay khiến tôi cực kỳ mệt mỏi, nghĩ đến việc ngày mai còn phải ngồi xe đi mấy chục km lên núi đến Quế Lĩnh nên tôi dọn dẹp rồi đi ngủ sớm.
Phía nam không có ấm áp, phố núi ban đêm càng là lạnh, lạnh đến mức thấu xương. Tôi đun nước nóng rửa mặt, dưới ánh đèn lờ mờ chỉ có cái bóng của tôi kéo thật dài, thỉnh thoảng còn có tiếng va chạm từ chậu rửa mặt. Sự tĩnh lặng nơi đây dường như có thể nuốt chửng vào lòng cả đêm đông, trống trải lạnh lẽo trong lòng tôi ngày càng lớ. Đồng thời, tôi không thể nào tưởng tượng được một mình ông nội trong căn nhà nhỏ này vượt qua tháng năm dài đằng đẵng như thế nào. Người đàn ông già luôn yên tĩnh ôn hoà có cảm thấy cô quạnh không?
Bỗng nhiên tôi cảm thấy cha tôi có biết bao tàn nhẫn, chúng tôi có biết bao tàn nhẫn. Bỏ lại một ông lão cao tuổi, cùng nhau vào thành phố sống, còn ông mỗi ngày chỉ có một khoảng sân nhỏ, một cây cây quế và những quyển sách từ mấy chục năm trước.
Con người đại khái chính là như vậy, luôn là dần dần trở nên lạnh lùng. Tôi do quen thái độ cha đối xử với ông, cảm giác tất cả những thứ này đều rất tự nhiên. Tôi chưa từng nghĩ tới ông lão ít nói ấy có phải cũng từng khát vọng thứ gì không, có khát vọng được ở bên con cháu không.
Tôi nằm trên tấm phản gỗ vừa lạnh vừa cứng, lần thứ hai suy nghĩ tới hai tấm hình cũ. Người trong hình hoặc là gương mặt thể hiện thoải mái, hoặc mang theo nụ cười.
Trong đó có phải có hình ông thời còn trẻ không? Lúc ấy có phải ông cũng có giấc mộng của riêng mình, trong lòng ông tràn đầy kỳ vọng vào cuộc sống như thế nào? Ông chắc chắn không nghĩ tới bản thân sẽ trải qua nửa thế kỉ rung chuyển chấn động, chắc chắn ông cũng không nghĩ tới bản thân mình sẽ có một tuổi cô độc như vậy, ông sẽ càng không nghĩ tới mấy chục năm sau cháu trai của ông sẽ nâng hai tấm hình cũ lên khóc không thành tiếng.
“Một kẻ trên trời, một kẻ ở góc bể, khi sống hình bóng không được ở bên nhau, khi chết hồn cũng chẳng được gặp trong giấc mộng.” Bỗng nhiên tôi cảm nhận sâu sắc rằng thời gian tôi và ông ở bên nhau thì thì ít mà xa cách thì nhiều, mười năm đó cũng vẫn chưa đủ. Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng, con muốn báo hiếu mà cha mẹ không còn. Rất nhiều tiếc nuối đều là tự tay chúng ta tạo thành.
“Ông nội, chúng ta hãy làm quen lại với nhau một lần nữa. Cháu muốn biết tên ông là gì, cháu muốn biết sau mươi năm trước khi còn chưa có cháu ông đã sống cuộc đời ra sao trải qua những gì…”
Một vài chỗ mình để tộc huynh hay huynh là vì ông Thái khá lớn tuổi rồi nên cách xưng hô không giống hiện đại. Hơn nữa cái này xét về vai vế nữa.
Nói thế nào nhỉ quen lâu chưa chắc đã hiểu nhau. Hồi cấp 2 Hạ Xưa có một người bạn thân Hạ Xưa rất hay tâm sự với người ấy. Sau này mất liên lạc Hạ Xưa mới nhận ra người ấy chưa từng chia sẻ gì với mình. Hạ Xưa cứ tự hỏi tại sao? Khóc ướt cả gối, ám ảnh trong cả những giấc mơ. Sau này cũng hiểu bản thân có lẽ không phải kiểu người thích hợp để người khác chia sẻ. Lúc đó không hiểu cho nên dằn vặt bản thân, oán trách bản thân. Sau đó gặp lại nhau. Giờ bạn Hạ Xưa sắp sinh em bé rồi.
Tôi cực kỳ ngạc nhiên: “Ông ơi, có phải ông nhớ nhầm không?”
Thái Thanh Hứa cũng nói: “Ông nội, ông đừng doạ anh Tùng Viễn, có phải là ký ức lẫn lộn nên nhầm không?”
Bản thân ông nội Thanh Hứa cũng hết sức kinh ngạc, nhưng bình tĩnh nói: “Sao ông nhớ nhầm được, Tằng Tử Phồn là *tộc huynh của bà nội con! Huynh ấy là thầy giáo dạy học ở thôn chúng ta, từ nhỏ đã được đi học nước ngoài, còn có một tên hiệu khác là Đại Viễn. Ông nhớ rất rõ ràng, huynh ấy khoảng năm mươi năm trước đã mất, ra đi vì bệnh thương hàn.”
*anh cùng họ
“Đại Viễn?” Chưa bao giờ tôi biết hay nghe ông nội còn có tên hiệu này, “Ông ơi, ông nội cháu là người sinh vào những năm 20 của thế kỷ trước phải không ạ?”
“Đúng rồi, hơn ông chừng hai mươi tuổi. Nếu không phải là vì huynh ấy là tộc huynh của bà lão nhà ông, ông cũng không thể gọi huynh ấy một tiếng “huynh”, có lẽ xét vai thì phải là thúc thúc rồi! Đại Viễn là tên hiệu đi học của huynh ấy, huynh ấy đã dạy ông tập viết, chúng ta đều gọi huynh ấy là Viễn ca.”
Thời gian sinh có thể đối chiếu, họ Tằng lúc ấy chắc cũng không có hai Tằng Tử Phồn, dù sao chỉ là một thôn làng nhỏ mà thôi, tính khả thi của việc trùng tên không cao. Gặp phải loại chuyện kỳ quái này, đầu óc của tôi lộn tùng phèo.
“Tùng Viễn anh đừng vội, ” Thái Thanh Hứa an ủi tôi, “Anh có tư liệu hay bức ảnh cái gì có thể cho ông xem không?”
Hôm nay tôi đến chỉ là để ném đá dò đường nên không mang theo các thứ liên quan. Hoặc là phải nói ông ngoại trừ giấy báo tử, cơ bản cũng không có tư liệu gì. Bỗng nhiên tôi nhớ ra trong điện thoại di động còn có mấy bức ảnh của ông nội tôi, vội vàng lấy ra cho ông nội Thanh Hứa xem: “Ông ơi, đây là ông nội cháu, ông có thể nhận ra được không ạ?”
Đó là ảnh chụp ở thành phố S, ông ngồi bên cửa sổ ở viện dưỡng lão, lấy kính lúp cúi đầu đọc báo. Ngoài cửa sổ trên cành cây lá xanh biếc màu xuân, ánh mặt trời len lỏi chiếu xuống bên chân của ông. Đây là bức ảnh duy nhất tôi chụp ông.
“A, là người đọc sách, Viễn ca đúng là người đọc sách. Nhưng chúng ta đều đã già nua nhăn nheo như bộ xương khô rồi, không nhận ra được!” Ông ấy cố nhìn kỹ bức ảnh rồi lắc đầu nói.
Tôi liền nghĩ tới những bức ảnh cũ của ông, có lẽ hai tấm hình kia ông ta có thể nhìn ra được chăng? Đáng tiếc tôi không mang chúng theo. Đúng rồi, còn có một nhánh manh mối!
“Ông ơi, ông có nhớ bố cháu không ạ?”
“Có nhớ, có một đứa trẻ con, là con trai tử! Lúc đó nói sợ lây mùi bệnh tật*, đưa về ngoại sau đó chưa từng gặp lại.”
*病气: Từ này hiểu ra là “mùi của người bệnh”, ý là trong lúc bị bệnh, dù được điều trị hay tự hồi phục cũng có mùi gì đó mang yếu tố bệnh tật…
“Vậy còn bà nội cháu ạ?” Tôi thăm dò.
“Là người ngoại địa, cũng từng được ăn học, lúc sinh con cũng mất rồi.” Ông Thái thở dài nói.
Tựa hồ tất cả đều rất trùng khớp, nhưng tại sao ông nội năm mươi năm trước lại chết rồi? Vậy người tôi gọi là ông nội hơn ba mươi năm qua là ai?
“Tùng Viễn đừng nóng vội, lát nữa chúng ta đến hỏi người nhà họ Tằng.” Thái Thanh Hứa vỗ vỗ vai tôi.
“Thanh Hứa, làm phiền cậu giúp tôi hỏi thăm người trong thôn một chút được không? Bây giờ tôi phải về trấn một chuyến, ở đó có ảnh cũ của ông nôi tôi để lại, mai tôi sẽ mang đến.” Trong lòng tôi có chút lo sợ và nghi ngờ, hai tấm ảnh cũ kia dường như biến thành nhánh cỏ cứu mạng.
Sau khi chào ông, Thái Thanh Hứa đưa tôi đến cửa thôn: “Em giúp anh hỏi thăm người già trong thôn, anh hỏi người nhà xem có tin tức gì không.”
“Cảm ơn cậu, chuyện này thực sự quá là kỳ quái.” Tôi gật đầu cười khổ.
Ngồi trên xe bus suốt đường về nhiều lần tôi vuốt nhẹ điện thoại di động, cuối cùng vẫn không gọi cho cha. Nếu cha đã bảo tôi đưa tro cốt ông về Quế Lĩnh, cha đương nhiên không biết chuyện này rồi. Vào lúc này hỏi cha, cùng lắm thì cha cũng chỉ oán giận ông nội vài câu, hoặc là nghĩ bậy nghĩ bạ. Tôi do dự một chút, quyết định tự mình điều tra cho rõ ràng rồi mới nói với cha. Cũng có lẽ là tôi càng cảm thấy được đây là chuyện giữa tôi và ông nội nhiều hơn, cha đã cách chúng tôi quá xa.
Tôi vỗ vỗ mặt, cố gắng khiến bản thân tỉnh táo lại, suy nghĩ mọi thứ một cách hợp lý. Ông nội thực sự từng đề cập đến Quế Lĩnh với tôi, mặc dù ông không nói qua muốn yên nghỉ ở khu mộ tổ họ Tằng, nhưng ông từng nói nơi này là quê hương của ông. Nếu như ông nội không phải Tằng Tử Phồn thật sự, thì tất nhiên ông cũng phải là người Quế Lĩnh. Không, nếu như ông coi bản thân mình là Tằng Tử Phồn thì sao? Nếu như ông tiếp nhận thân phận Tằng Tử Phồn này và tất cả những thứ khác, vậy đương nhiên ông cũng có thể nói Quế Lĩnh là quê hương của ông.
Tuy rằng suy đoán rất nhiều nhưng trong lòng tôi thật sự vô cùng khó tiếp thu sự thực này, cảm giác nhận thức gần ba mươi năm qua bị phá vỡ không dễ chịu chút nào. Tôi vô cùng hy vọng là ông Thái nhớ lộn, nhưng dáng vẻ bình tĩnh kia của ông khiến cho hi vọng của tôi bị bóng tối đen đặc bịt kín lại.
Trở lại thị trấn, tôi lập tức lấy di vật còn lại của ông ra xem xét tìm kiếm. Mục tiêu đầu tiên là tủ sách của ông, tôi luôn cảm thấy với tư cách một người từng đi học, nơi này có lẽ sẽ ẩn giấu bí mật của ông.
Nhưng trong tủ sách của ông phần nhiều là sách của thế kỉ trước, tuyển tập Mao Trạch Đông, Ngữ Lục Nhất Loại, còn có một vài quyển từ điển, tập thơ cùng báo cũ và tạp chí cũ. Tôi gần như đã lật qua lật lại từng trang trong từng quyển cả một buổi tối. Đừng nói đến thẻ đánh dấu trang sách có ý nghĩ, ghi chép cũ hay lưu niệm, nhật ký, ngay cả một chút bút tích của ông tôi cũng không tìm thấy.
Những khó khăn trắc trở của ngày hôm nay khiến tôi cực kỳ mệt mỏi, nghĩ đến việc ngày mai còn phải ngồi xe đi mấy chục km lên núi đến Quế Lĩnh nên tôi dọn dẹp rồi đi ngủ sớm.
Phía nam không có ấm áp, phố núi ban đêm càng là lạnh, lạnh đến mức thấu xương. Tôi đun nước nóng rửa mặt, dưới ánh đèn lờ mờ chỉ có cái bóng của tôi kéo thật dài, thỉnh thoảng còn có tiếng va chạm từ chậu rửa mặt. Sự tĩnh lặng nơi đây dường như có thể nuốt chửng vào lòng cả đêm đông, trống trải lạnh lẽo trong lòng tôi ngày càng lớ. Đồng thời, tôi không thể nào tưởng tượng được một mình ông nội trong căn nhà nhỏ này vượt qua tháng năm dài đằng đẵng như thế nào. Người đàn ông già luôn yên tĩnh ôn hoà có cảm thấy cô quạnh không?
Bỗng nhiên tôi cảm thấy cha tôi có biết bao tàn nhẫn, chúng tôi có biết bao tàn nhẫn. Bỏ lại một ông lão cao tuổi, cùng nhau vào thành phố sống, còn ông mỗi ngày chỉ có một khoảng sân nhỏ, một cây cây quế và những quyển sách từ mấy chục năm trước.
Con người đại khái chính là như vậy, luôn là dần dần trở nên lạnh lùng. Tôi do quen thái độ cha đối xử với ông, cảm giác tất cả những thứ này đều rất tự nhiên. Tôi chưa từng nghĩ tới ông lão ít nói ấy có phải cũng từng khát vọng thứ gì không, có khát vọng được ở bên con cháu không.
Tôi nằm trên tấm phản gỗ vừa lạnh vừa cứng, lần thứ hai suy nghĩ tới hai tấm hình cũ. Người trong hình hoặc là gương mặt thể hiện thoải mái, hoặc mang theo nụ cười.
Trong đó có phải có hình ông thời còn trẻ không? Lúc ấy có phải ông cũng có giấc mộng của riêng mình, trong lòng ông tràn đầy kỳ vọng vào cuộc sống như thế nào? Ông chắc chắn không nghĩ tới bản thân sẽ trải qua nửa thế kỉ rung chuyển chấn động, chắc chắn ông cũng không nghĩ tới bản thân mình sẽ có một tuổi cô độc như vậy, ông sẽ càng không nghĩ tới mấy chục năm sau cháu trai của ông sẽ nâng hai tấm hình cũ lên khóc không thành tiếng.
“Một kẻ trên trời, một kẻ ở góc bể, khi sống hình bóng không được ở bên nhau, khi chết hồn cũng chẳng được gặp trong giấc mộng.” Bỗng nhiên tôi cảm nhận sâu sắc rằng thời gian tôi và ông ở bên nhau thì thì ít mà xa cách thì nhiều, mười năm đó cũng vẫn chưa đủ. Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng, con muốn báo hiếu mà cha mẹ không còn. Rất nhiều tiếc nuối đều là tự tay chúng ta tạo thành.
“Ông nội, chúng ta hãy làm quen lại với nhau một lần nữa. Cháu muốn biết tên ông là gì, cháu muốn biết sau mươi năm trước khi còn chưa có cháu ông đã sống cuộc đời ra sao trải qua những gì…”
Một vài chỗ mình để tộc huynh hay huynh là vì ông Thái khá lớn tuổi rồi nên cách xưng hô không giống hiện đại. Hơn nữa cái này xét về vai vế nữa.
Nói thế nào nhỉ quen lâu chưa chắc đã hiểu nhau. Hồi cấp 2 Hạ Xưa có một người bạn thân Hạ Xưa rất hay tâm sự với người ấy. Sau này mất liên lạc Hạ Xưa mới nhận ra người ấy chưa từng chia sẻ gì với mình. Hạ Xưa cứ tự hỏi tại sao? Khóc ướt cả gối, ám ảnh trong cả những giấc mơ. Sau này cũng hiểu bản thân có lẽ không phải kiểu người thích hợp để người khác chia sẻ. Lúc đó không hiểu cho nên dằn vặt bản thân, oán trách bản thân. Sau đó gặp lại nhau. Giờ bạn Hạ Xưa sắp sinh em bé rồi.
/15
|