Chó Ngao Tây Tạng - Phần 1
Cuộc chiến Ngao Tạng xảy ra trên thảo nguyên Chinh-cô-ama được chi trên dư địa chí của địa phương chỉ vẻn vẹn có mấy chữ: Năm quốc dân đảng thứ 27, tiểu đoàn quân Hán của tướng Mã Bộ Phương đóng tại sân bay vịnh La-gia Tây Ninh di trú đến thảo nguyên Xi-chia-cu, thảo nguyên phía Tây Chinh-cô-ama. Tiểu đoàn trưởng, biệt danh là vua thịt chó cho quân đi lùng bắt những con chó về ăn thịt khiến các tù trưởng và dân du mục bất mãn, dẫn đến chiến sự. Dưới sự chỉ huy của tướng cướp Chia-ma-chua, thủ lĩnh quân sự của bộ lạc Mục Mã Hạc, hàng trăm con Ngao Tạng dũng mãnh xông pha, buộc quân Hán phải bỏ chạy khỏi thảo nguyên Xi-chia-cu.
Nhưng những người dân thảo nguyên lại nói, cuộc chiến Ngao Tạng năm quốc dân đảng thứ 27 vừa là bản anh hùng ca, vừa là bài ca bi tráng, đau thương, lạnh buốt như sự tưới tắm của núi tuyết xuống thảo nguyên. Nó thấm sâu vào ký ức của con người và những con Ngao Tạng, vì chiến bại của tiểu đoàn quân Hán không có nghĩa là cuộc chiến Ngao Tạng đã kết thúc. Thậm chí có thể nói, nó chỉ mới bắt đầu. Tướng Mã Bộ Phương quyết không để cho dân thảo nguyên có bất cứ hành động chống đối nào, bèn phái 1 đại đội kỵ binh đến đàn áp “phiến loạn”. Thảo nguyên Xi-chia-cu chìm trong khói lửa chiến tranh.
Đến tắm máu thảo nguyên Xi-chia-cu không chỉ có đại đội kỵ binh của Mã Bộ Phương, còn có các kỵ sĩ của thảo nguyên Thượng Ama, vốn thù địch truyền kiếp với thảo nguyên Xi-chia-cu. Các tù trưởng của thảo nguyên Thượng Ama, những kỵ sĩ phục tùng các tù trưởng, bị đại đội kỵ binh của Mã Bộ Phương xúi giục, dử mồi đã vượt qua biên giới thảo nguyên vốn có tranh chấp từ xa xưa. Sự tranh chấp thảo nguyên từ cổ xưa và mâu thuẫn bộ lạc nhanh chóng biến thành 1 cuộc chiến thực thụ. Bao nhiêu người đầu rơi máu chảy, bao nhiêu Ngao Tạng bị lột xa xả thịt, Mùa xuân của thảo nguyên Xi-chia-cu dưới những đợt mưa máu đã mọc ra những bãi cỏ màu đen thấm đỏ. Những bãi cỏ chăn nuôi đó không cách nào trở lại màu xanh tươi mơn mởn như trước nữa. Đó là những bãi cỏ suốt cả 4 mùa xuân hạ thu đông, mưa tuyết sương gió cũng không thể gột sạch. Đó là những bãi cỏ mà từ gốc rễ cho đến gien di truyền đã thấm đẫm máu tươi và hận thù.
Xuyên qua Lan Đạo Hiệp đã thấy thảo nguyên Chinh-cô-ama. 2 quân nhân tiễn cha tôi dừng ngựa lại, một người nói: “Chúng tôi chỉ có thể đưa anh đến đây thôi, đồng chí phóng viên ạ. Dân du mục và thảo nguyên Chinh-cô-ama là bạn với chúng ta. Anh sẽ không gặp nguy hiểm gì đâu. Cứ đi thẳng theo mặt trời lặn và xuống núi, không đầy 3 tiếng đồng hồ nữa, anh sẽ thấy 1 ngôi chùa và dãy nhà bằng đá. Đấy chính là nơi anh muốn đến, Xi-chia-cu đó.” Cha tôi nhìn 2 quân nhân đi về hướng Lan Đạo Hiệp. Ông mệt mỏi nhảy xuống ngựa, dắt con ngựa máu táo đỏ đi mấy bước, rồi nằm lăn ra trên bãi cỏ.
Tối qua ở thảo nguyên Tô-mi, cha tôi học tiếng Tạng với người chăn cừu, khuya lắm mới ngủ. Sáng nay lên đường từ lúc trời chưa sáng, ông muốn ngủ một chút rồi mới tiếp tục đi. Nhắm mắt lại, ông thấy hơi đói, bèn bốc 1 nắm lạc trong túi đựng lương khô bóc ra từng hạt cho vào mồm. Vỏ lạc rơi ở 2 bên sườn. Ăn hết 1 vốc, ông còn muốn ăn thêm, nhưng chưa hết vốc thứ 2 thì ông đã thiếp đi. Đột nhiên ông tỉnh dậy, bỗng ý thức được nguy hiểm đang rình rập bên mình. Ông thấy có những bóng đen vây quanh mình, không phải bóng ngựa, bóng đen đó thấp hơn ngựa. Sói? Ông ngồi bật dậy.
Không phải sói, là sư tử. Mà cũng không phải sư tử, là chó. Một con chó vàng lông dựng đứng đang ngồi cạnh nhìn chằm chằm vào ông. Chủ của con chó là 1 đám trẻ, ánh mắt hiếu kỳ chớp lia lịa. Cha tôi lần đầu tiên tiếp xúc với 1 con chó Tạng to lớn, ông căng thẳng lùi về sau và hỏi: “Các cháu từ đâu tới? Muốn gì?”
Bọn trẻ nhìn nhau, 1 đứa có cái đầu to nói bằng tiếng Hán lơ lớ: “Thượng Ama”. “Thượng Ama? Nếu các cháu là người Xi-chia-cu thì tốt biết mấy.” Cha tôi thấy trong tay bọn trẻ đều có vỏ lạc, 2 đứa còn đang đưa lên mồm nhằn. Nhìn sang bên cạnh, ông thấy vỏ lạc vứt bừa bãi đã bị bọn trẻ nhặt hết. Cha tôi nói: “Vứt đi, không ăn được đâu.” Vừa nói, ông vừa bốc 1 nắm lạc khác đưa cho chúng.
Bọn trẻ tranh nhau chìa tay ra. Cha tôi chia đều cho bọn trẻ, còn 2 củ lạc, ông vứt 1 củ cho con chó vàng, nịnh nó: “Mày đừng cắn tao nhé.” Sau cha tôi làm mẫu, bóc vỏ lạc ra ăn hạt, bọn trẻ cũng bắt chước theo. Con chó vàng ngửi ngửi củ lạc vẻ nghi ngờ, muốn ăn nhưng không dám. Thằng bé đầu to nhanh nhẩu nhặt củ lạc trước mõm chó, định đút vào mồm. 1 đứa khác có vết sẹo trên mặt cướp lại: “Phần của Cang-rư-sân-cơ!” Sau đó nó bóc lạc, để hạt trên bàn tay đưa đến trước mõm con chó vàng. Con chó vàng nhìn thằng bé có vết sẹo đầy cảm kích, thè lưỡi liếm luôn hạt lạc.
Cha tôi hỏi bọn trẻ: “Các cháu biết đây là gì không?” Thằng bé đầu to trả lời: “Quả thiên đường”. Nó lại dùng tiếng Tạng nhắc lại 1 lần nữa. Mấy đứa trẻ tán đồng gật đầu. Cha tôi nói: “Quả thiên đường ư? Cũng có thể gọi vậy, nhưng nó còn 1 cái tên khác nữa, gọi là củ lạc.” Thằng bé đầu to nhắc lại: “Củ lạc?”
Cha tôi đứng dậy, ngẩng đầu nhìn trời rồi lên ngựa. Ông vẫy tay chào bọn trẻ và con chó vàng trông đáng sợ kia rồi quất ngựa đi khá xa. Bỗng ông thấy đằng sau có tiếng động, quay đầu nhìn lại thì thấy lũ trẻ và con chó vàng to như con sư tử kia đang lẽo đẽo theo sau.
Cha tôi dừng lại, dùng ánh mắt hỏi: “Bọn bây theo tao làm gì?” Bọn trẻ cũng dừng lại, cũng dùng ánh mắt hỏi: “Sao ông không đi nữa?” Cha tôi lại tiếp tục đi, bọn trẻ lại tiếp tục theo sau. Một con chim ưng lượn vòng tròn trên đầu cha tôi một cách hiếu kỳ. Nó nhìn thấy dưới bầu trời thảo nguyên xanh biếc mùa hè, 1 người Hán cưỡi ngựa, theo sau là 7 đứa trẻ dân tộc Tạng, quần áo rách rưới và 1 con chó Tàng màu vàng oai phong lẫm liệt. Bọn trẻ vừa đi hăng say vừa dùng chân đá thảm cỏ êm và xốp.
Cha tôi trước sau đều cho rằng, chính những củ lạc là sợi dây liên kết 7 đứa trẻ và con chó vàng to lớn kia với ông. Số lạc đó là của ông Kim, chủ nhiệm ban phóng viên toà báo khi rời Tây Ninh cho cha tôi. Con gái ông mang từ quê Hà Nam lên cho 1 túi lạc. Ông Kim muốn cha tôi mang đi ăn hết. Ông nói: “Đây là món quà đặt biệt cho anh đấy. Chúng ta là đồng hương mà, anh đừng khách sáo.” Đương nhiên cha tôi không lấy hết, ông chỉ vốc một ít để trong túi lương khô, vừa đi vừa ăn. Khi đến thảo nguyên Chinh-cô-ama, chỉ còn lại chừng ấy. 7 đứa trẻ cùng con chó Tạng Cang-rư-sân-cơ đã ăn chỗ lạc còn lại cuối cùng, sau đó theo cha tôi đến tận Xi-chia-cu.
Xi-chia-cu là trung tâm của thảo nguyên Chinh-cô-ama, 1 ngôi chùa, 1 dãy nhà vọng gác xây bằng đá là dấu hiện của trung tâm đó. Những nơi không phải trung tâm trên thảo nguyên chỉ có lán vải có thể di chuyển đến bất kỳ nơi nào nếu cần. Giữa chùa và nhà vọng gác, chỗ nào cũng có gò Ma-ni, trông như cái tháp cao. Cạnh gò, cột khắc kinh nhiều vô kể. Cờ phong mã 7 màu in hình kinh văn và những lá cờ phướng vẽ tượng Phật nhiều màu sắc theo gió phấp phới tung bay. Cha tôi đến Xi-chia-cu lúc đã xế chiều. Hoàng hôn kéo dài bóng ông. Chùa Xi-chia-cu xây dựa theo thế núi cao thấp so le và những nhà vọng gác dưới nắng chiều trông như hơi nghiêng.
Cạnh chân núi là mảnh đất bằng phẳng, nơi rừng và thảo nguyên giáp nhau. Lẻ tẻ có vài cái lán lợp bằng lông bò, nhà bạt vải đen và trắng. Xung quanh nhà bạt trang trí bằng những lá cờ nhiều màu sắc thêu 6 chữ chân ngôn. Khói lam toả lan từ mái nhà, gió thổi chúng quấn vào mây. Mây bay là là gần chạm vào những cánh rừng trên dốc núi.
Dường như những áng mây phát ra tiếng động. Chó sủa ăng ẳng, rồi đua nhau sủa. Dưới chân núi, những đợt sóng cỏ dập dìu, phát ra âm thanh soàn soạt. Bóng của đàn chó vượt qua tầng mây, chạy ùa về phía cha tôi. Cha tôi kêu “Ối” một tiếng, luống cuống dừng ngựa lại. Ông chưa bao giờ thấy nhiều chó như vậy. Toàn là chó, rất nhiều những con cao to. Chúng không phải là chó nữa, là thú hoang như hổ, báo, gấu, sư tử.
Sau này cha tôi mới biết ông đã thấy những con Ngao Tạng. Cả một đàn chó Tây Tạng các loại có đến mấy trăm con, trong đó ít nhất 1/3 là những con Ngao Tạng dũng mãnh, cao to. Thời đó, những con Ngao Tạng trên thảo nguyên tuyệt đối thuần chủng. Có 2 nguyên nhân khiến những con Ngao Tạng trên dãy Hi-ma-lay-a nổi tiếng hung dữ và trí tuệ này giữ được thuần giống: Một là thời gian động dục của những con Ngao Tạng cố định vào mùa thu, những con chó khác thường là mùa đông hoặc hè. Trong thời gian những con Ngao Tạng động dục, những con chó cái không phải giống Ngao Tạng thường trốn tránh, vì chúng không chịu nổi sức nặng của Ngao Tạng, cũng như dê cái không chịu nổi sức nặng của bò đực vậy. Hai là thiên tính của Ngao Tạng cô độc, kiêu ngạo, khiến chúng gần như đoạn tuyệt khả năng thân mật với những con chó giống khác. Ngao Tạng với những con chó Tạng khác là bạn bè, là láng giềng, nhưng không thể là vợ chồng. Ngao Tạng đực cô độc chỉ muốn giao phối cùng Ngao Tạng cái càng cô độc hơn. Nếu lần đầu phối thành công, rất ít khi đôi lứa thay đổi bạn trăm năm, trừ khi bạn tình chết. Rất hiếm khi những con Ngao Tạng đực chẳng may vì bạn tình chết, do sự thúc giục của tính dục, phải đi tìm đối tượng khác không phải Ngao Tạng để xả dục. Nhưng như trước đã nói, những con chó cái vì không chịu được sức nặng của Ngao Tạng nên trông thấy nó từ xa đã trốn biệt. Nếu không trốn thoát được sẽ bị nó đè nằm gí xuống, hoàn toàn không thể thực hiện động tác giao phối tự nhiên. Một số Ngao Tạng ưu tú hơn, dù bạn đời chết, dù năm nào cũng bị tình dục thiêu như lửa, tràn như lũ, cũng quyết không hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Chúng là tượng trưng cho sự tôn nghiêm trong bầy chó, là Ngao Tạng cao quý, kiêu hãnh và trang nhã. Chí ít phong thái cốt cách cũng đáng kính nể.
Lại nói khi cha tôi sợ hãi quay đầu, quất ngựa chạy thì 1 đứa trẻ ở trần đi chân đất không hiểu từ đâu chui ra, kéo cương con ngựa đỏ thẫm của cha tôi lại. Con ngựa giật mình dựng vó trước lên khiến cha tôi suýt ngã. Đứa trẻ đu mình giữ con ngựa lại, hú dài 1 tiếng. Những con chó Tang đang phi như bay hướng về phía cha tôi dừng lại ngay.
Đàn chó không yên nhưng cũng không vồ vào cha tôi nữa. Cha tôi lăn từ trên lưng ngựa xuống. Thằng nhóc ở trần dắt con ngựa đi trước, đàn chó theo sau cha tôi, không xa mà cũng không gần lắm. Con mắt thù địch của chúng vẫn nhìn chằm chằm cha tôi. Cha tôi không ngoái cổ lại, nhưng vẫn cảm nhận được sự đe doạ đến từ những ánh mắt đó. Bất giác, cha tôi sợ run lên.
Thằng bé ở trần đưa cha tôi đến 1 nhà vọng gác tường trắng, trên tường đắp đầy phân bò đen. Nhà 2 tầng, dưới là chuồng ngựa để ngỏ, người ở trên. Thằng nhóc tiễn mắt chỉ lên trên.
Cha tôi vỗ vai trẩn của nó tỏ lòng biết ơn. Bỗng thằng bé nhảy ra, sợ hãi nhìn cha tôi, hệt như cha tôi đã sợ hãi nhìn đàn chó vậy. Cha tôi hỏi: “Cháu sao thế?” Thằng nhóc ở trần nói: “Thần thì địch, thần thù địch, trên vai ta có thần thù địch.” Cha tôi lắc đầu chẳng hiểu nó nói gì. Ông lấy hành lý từ trên lưng ngựa xuống, tháo yên ngựa ra, thả ngựa đến dốc núi ăn cỏ, còn mình xách hành lý bước lên bậc đá, đi thẳng vào cửa vọng gác. Ông đứng đó vừa định gõ cửa bỗng nghe tiếng kêu rít của thằng bé ở trần. Ông quay lại thấy mặt thằng bé biến dạng.
Trong ánh hoàng hôn, khuôn mặt thằng bé hằn rõ sự hận thù, đặc biệt là đôi mắt. Chưa bao giờ cho tôi thấy đôi mắt của 1 đứa trẻ lại có thể nảy ra những tia lửa thù hận đến như vậy.
Trên dốc núi không xa, 7 đứa trẻ theo cha tôi đến thảo nguyên Xi-chia-cu và con chó vàng tên Cang-rư-sân-cơ to như con mãnh sư dàn hàng ngang đứng đó. Cha tôi sẽ biết ngay thôi, Cang-rư-sân-cơ tiếng Tạng nghĩa là Sư tử núi tuyết. Nó cũng là 1 con Ngao Tạng, 1 con Ngao đực tráng kiện trẻ trung.
Cha tôi dùng tiếng Tạng nữa mùa hỏi thằng bé ở trần: “Sao thế? Bọn trẻ kia là của Thượng Ama đấy.” Thằng bé ở trần trừng mắt nhìn cha tôi 1 cái. Nó dùng tiếng Tạng thét như điên: “Kẻ thù Thượng Ama! Kẻ thù Thượng Ama! Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Bầy chó Tạng sủa gầm lên, trnah nhau vồ đến. 7 đứa trẻ Thượng Ama chạy bán sống bán chết, vừa chạy vừa kêu: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao. Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao.”
Con Ngao Tạng vàng Cang-rư-sân-cơ xông lên giao chiến yểm hộ lũ trẻ. Trong chớp mắt nó đã hỗn chiến với những con chó Tạng.
Cha tôi ngạc nhiên đứng như trời trồng. Lần đầu tiên ông được tận mắt chứng kiến 1 cuộc huyết chiến ác liệt trong thế giới chó. Cũng chính lần đầu tiên này ông phát hiện ra loài chó cũng giống như loài người, trước tiên phải loại trừ đồng loại chứ không phải loại trừ khác loại. Tất cả những con chó Tạng không đuổi cắn 7 đứa trẻ Thượng Ama nữa mà chĩa mũi tấn công con Cang-rư-sân-cơ đang cản đường chúng.
Cang-rư-sân-cơ biết tình hình lúc này thật bất lợi cho nó, nên đã áp dụng chiến thuật tốc chiến tốc thắng. Nó nhanh chóng chọn mục tiêu, rồi nhanh như tia chớp, dùng cả thân mình vồ vào đối thủ, nhưng chưa kịp cắn 1 miếng, nó đã vội chuyển sang mục tiêu khác. Kiểu cắn vồ nhịp điệu nhanh, thể lực nặng như đá lở của nó khiến nó vồ con nào là con đó ngã lăn ra. Mỗi khi Cang-rư-sân-cơ vồ ngã con này thì con khác thừa cơ cắn nó, để lại dấu răng vào mông và sườn. Những vết cẳn rỉ máu. Nhoáng cái, mông và lưng sườn con Cang-rư-sân-cơ đã nhuộm cả máu.
Thực khắc nghiệt là tất cả những con chó Tạng bị Cang-rư-sân-cơ vồ ngã không con nào có thân hình to khoẻ. Những con chó to, loài thú dữ như hổ báo, sư tử và gấu này chỉ đứng ở vòng ngoài, ngay cả 1 tiếng sủa cũng không cất lên. Chúng đang quan chiến, dường như chúng không thèm đếm xỉa đến kiểu đánh hội đồng này. Chúng im lặng bình tĩnh như 1 vị tướng. Hoặc giả chúng ý thức được mình chẳng cần ra tay, kẻ xâm phạm kia sẽ chết không có đất chôn, vì vậy chúng im lặng 1 cách ngạo mạn. Còn con Cang-rư-sân-cơ thấy đánh với 1 bầy chó Tạng thấp bé hơn mình, quả là điều đáng sỉ nhục. Đáng sỉ nhục hơn nữa là dù nó có đánh bại đối phương, nhưng người chảy máu lại là nó.
Những con chó Tạng này thắng không phải nhờ sự dũng mãnh mà dựa vào sức mạnh bầy đàn, đang dần dần tiêu hao sức lực của Cang-rư-sân-cơ và làm cho máu nó dần cạn kiệt.
Cang-rư-sân-cơ lại thay đổi chiến thuật. Khi 1 con chó Tạng nữa lại bị nó vồ ngã, và mông nó lại bị để lại 2 dấu răng đang rỉ máu của kẻ đánh lén, sự sỉ nhục lại sôi sục trong huyết quản nó khiến nó đi đến 1 quyết định gần như là mất khôn. Nó vòng qua tất cả lũ chó Tạng đang quần đảo nó, nhằm thẳng con chó cao to xông tới. Nó biết những con chó cao to kia là cùng giống với nó. Giống chó Ngao Hi-ma-lay-a, niềm kiêu hãnh của loài chó và loài người. Nó biết chỉ những con chó ưu tú của giống chó Ngao Hi-ma-lay-a mới là thủ lĩnh của bầy chó Xi-chia-cu. Quyết 1 phen sống mái với nó phải là những con Ngao Tạng chứ không thể là những con chó lâu la vây quanh nó sủa cắn ầm ĩ. Nó tin nó có thể giết chết chúng, cũng tin chúng có thể giết chết nó. Nhưng giết hay bị giết nó đều chấp nhận. Cái mà nó muốn là 1 cuộc chiến tương xứng với thân phận, với thế và lực, tương xứng với vinh và nhục, một cuộc chiến Ngao Tạng
Những con Ngao Tạng không ngờ Cang-rư-sân-cơ lại xông thẳng vào chúng. Hơn nữa, nó vừa xông đến là húc ngã 1 con sư đầu Kim Ngao cũng oai phong lẫm liệt không kém gì nó. Sau phút kinh ngạc, bầy Ngao Tạng vút cái giãn ra. Đó là khúc dạo đầu để xông lên nghênh chiến kẻ xâm phạm. Nhưng chúng không xông lên nữa. Chúng thấy con sư đầu Kim Ngao bật dậy vồ vào đối phương, thế là chúng lại giữ bình tĩnh, ngạo mạn như những vị tướng. Con Cang-rư-sân-cơ và con sư đầu Kim Ngao vồ lấy nhau, cắn vào thịt, vào da nhau, lấy 2 cái đầu ngao làm trung tâm quay vòng tròn giằng xé nhau. Nhưng hiển nhiên đây không phải là 1 cuộc chiến thế cân lực bằng. Kết quả con sư đầu Kim Ngao bị đè xuống đất, nửa cái cổ của nó nằm trong cái mõm to của con Cang-rư-sân-cơ. Máu từ kẽ răng của Cang-rư-sân-cơ chảy ra. Đấy là cái giá phải trả của con sư đầu Kim Ngao vì không biết tôn trọng 1 đồng loại mạnh hơn nó. Sự trả giá này cũng không thảm hại lắm, vì con Cang-rư-sân-cơ không tham lam cắn nó đến chết mới nhả ra. Khi Kim Ngao xoay cái cổ đang chảy máu, phẫn nộ đứng dậy nhe răng định cắn trả thì thấy đối phương đã bỏ nó xông thẳng vào con Ngao Tạng đứng gần nhất. Đấy là con Ngao đực màu xám, mắt xếch, mũi thẳng, trông hung ác. Nó đứng gần Cang-rư-sân-cơ nhất vì nó đã thấy trước sự thất bại của con sư đầu Kim Ngao và chuẩn bị sẵn sàng nghênh chiến với Cang-rư-sân-cơ. Khi thấy Cang-rư-sân-cơ đè ngã sư đầu Kim Ngao, nó làm ra vẻ như sắp vồ cắn để khiêu khích đối phương. Nhưng đợi cho Cang-rư-sân-cơ vồ tới, nó lại khéo léo tránh đi. Hành động chưa thử sức đã vội trốn tránh này không thường thấy ở những con Ngao Tạng, vốn thích đánh thẳng vào mặt nhau. Chiến thuật này chỉ có ở những con Ngao Tạng đã đánh nhau nhiều với sói và báo mới học được từ đối thủ. Trốn tránh là để trêu tức đối thủ, để đối thủ không kiềm chế được sự tức giận rồi tìm sơ hở để tạo cơ hội tấn công. Vì vậy con Ngao đực màu xám già này cứ trốn đi tránh lại, khiến Cang-rư-sân-cơ vô cùng tức giận. Khi con Cang-rư-sân-cơ liên tiếp ba bốn lần vồ cắn thất bại, không kìm được phát ra 1 tiếng rít. Âm thanh đó những con Ngao Tạng đang cắn nhau không bao giờ phát ra, chứng tỏ mục đích của con Ngao đực già kia đã gần đạt được. Chỉ cần liên tục vồ cắn hụt mấy lần, nhuệ khí của Cang-rư-sân-cơ sẽ mất dần. Làm tổn thương nhuệ khí của 1 con Ngao đực có nghĩa là làm mất đi một nữa sức mạnh và tốc độ của nó.
Song con Ngao đực già màu xám kia tuy mưu thâm kế độc, nhưng vẫn chưa đánh giá chính xác năng lực của Cang-rư-sân-cơ. Tuy Cang-rư-sân-cơ nóng lòng muốn giành phần thắng nên tỏ ra nôn nóng, nhưng rất nhanh nó đã hiểu rõ mục đích của con Ngao đực già kia. Nó quan sát nắm vững đường tránh của đối phương rồi theo bản năng di truyền xuất sắc nhất, nó hiểu là muốn vồ trúng đối phương phải ra tay trước khi đối phương tránh. Nó vồ cắn một lần theo sự tính toán của nó, không thành công. Nhưng sau đó nó lại hiểu ngay, không chỉ phải ra tay trước mà còn phải giương đông kích tây, khiến đối thủ không còn cách trốn thoát. Lần vồ cắn này nó đã thành công, làm cho sự tự trọng của con Ngao đực già bị tổn thương lớn. Trong khoảnh khắc con Ngao đực già tránh sự công kích của đối phương thì uỵch 1 cái, nó đã bị đè bẹp xuống đất, trên lưng cảm nhận được một sức mạnh nặng nề. Cùng lúc đó, gáy sau có một cảm giác đau đớn và bỏng rát. Chiếc răng nhọn sắc của Cang-rư-sân-cơ đã xé rách da thịt nó. Nó vội quay đầu định cắn, nhưng nghe thấy tiếng gừ cảnh cáo khẽ phát ra từ sâu trong cuống họng Cang-rư-sân-cơ, nó cúi đầu xuống rên khàn khàn. Đó là tiếng khóc, như tiếng khóc nấc thê thảm của loài người. Tiếng khóc đó không phải là nỗi sợ hãi mà là nỗi bi ai. Nó biết mình đã già, già đến nỗi không còn giữ được sự tôn nghiêm của Ngao Tạng trên thảo nguyên Xi-chia-cu. Điều duy nhất nó phải làm lúc này không phải là gượng dậy cắn xé vật lộn với địch thủ cho tới khi mình bị cắn trọng thương hoặc chết, mà là hai tay dâng kẻ địch đáng ra phải do mình tiêu diệt cho con Ngao Tạng khác, và chứng kiến 1 cách đau khổ con Ngao Tạng khác đánh bại kẻ cả gan xâm phạm này rồi dương dương tự đắc như thế nào.
Tiếng khóc thê thảm khiến Cang-rư-sân-cơ rời ngay lưng con Ngao Tạng đang đau khổ giần giật kia. Nó quay ngoắt lại, húc ngã 2 con chó Tạng lâu la lại định chồm đến cắn mông nó. Sau đó hiên ngang nhìn bầy chó Ngao con nào con nấy cũng cao to lực lưỡng của vùng Hi-ma-lay-a. Mũi nó thở phì phò, một luồng hào khí tràn đầy lồng ngực. Nó nhìn với một tư thế uy vũ bất khuất, dũng mãnh, ngang tàng.
Đến lúc này, theo quy luật, phong tục cổ xưa trong thế giới Ngao Tạng, Ngao Vương sẽ xuất trận nghênh chiến kẻ xâm phạm. Tại cao nguyên Thanh Tạng, những vùng sâu của thảo nguyên, đặc biệt là thảo nguyên Chinh-cô-ama, trong bầy Ngao Tạng giữ gìn bảo vệ lãnh địa thường tồn tại 1 con Ngao Vương với vị trí thủ lĩnh. Nó nhất định phải là giống đực, nhất định phải lớn mạnh và hung hãn cực kỳ, nhất định phải lập nên những chiến công hiển hách trong lãnh địa mà nó gìn giữ bảo vệ. Hơn nữa, phải được cả người và chó công nhận, nghĩa là nó đã cắn chết rất nhiều sói hoang và sói tuyết, cắn chết vô số báo kim tiền và báo tuyết, thậm chí đã từng cắn bị thương, cắn chết những con gấu ngựa Tạng và bò rừng lông dài. Ngoài ra, nó có thể đã từng cắn chết người như cắn chết con cáo, cắn chết những kẻ thù dám xông vào lãnh địa khiêu khích chủ nhân nó. Sự ra đời của Ngao Vương không nhất thiết phải thông qua kết quả của 1 cuộc đọ sức sống mái quyết liệt giữa các con Ngao Tạng, vì trong sự chung sống lâu dài ngày này qua tháng khác, trước trách nhiệm và kẻ địch chung, ai dũng cảm nhất, ai có trí tuệ nhất, ai trí dũng song toàn, trong lòng các con Ngao Tạng đều biết cả. Thêm vào đó là sự nhất trí thừa nhận của con người. Thế là tất cả đều công nhận và suy tôn nó. Chỉ có 1 tình huống khiến sự ra đời của Ngao Vương biến thành trận chiến sống còn giữa các con Ngao Tạng, đó là khi sự thừa nhận của con người sai lệch với sự thừa nhận của bầy Ngao Tạng. Con Ngao Vương nào được con người công nhận hoặc chỉ định thì tự nó phải chứng minh được sự lựa chọn của con người là chính xác. Con Ngao Tạng mà bầy Ngao Tạng lựa chọn cũng phải chứng minh quyết định của bầy Ngao Tạng là đúng đắn. Thế là sự đấu nhau sẽ thường xuyên xảy ra cho đến khi 1 trong 2 con ấy bị triệt để chinh phục. Cũng có con đến chết cũng không phục, thế là con cứng đầu cứng cổ bị 1 con cứng đầu cứng cổ hơn cắn chết tươi. Thông thường con bị chinh phục hoặc bị cắn chết thường là con Ngao Vương do con người công nhận. Vì trên phương diện xác định công trạng và nhận biết năng lực của Ngao Vương thì bầy Ngao Tạng so với con người sẽ chính xác và công bằng hơn.
Giờ đây, Ngao Vương trong bầy Ngao Tạng của thảo nguyên Xi-chia-cu sắp xuất hiện. 1 khi xuất hiện, nó gần như là 1 cuộc đọ sức nặng ký giữa mãnh hổ với mãnh hổ, sư tử với sư tử. Tất cả những con Ngao Tạng, tất cả những con chó Tạng lâu la, kể cả những con cún con hưng phấn đến không còn biết gì là sống chết bông nhiên im bặt. Tất cả đều đang chờ đợi. Khói lam, áng mây chiều tà và tịch dương đều đang tĩnh lặng chờ đợi. Bóng chùa Xi-chia-cu và dãy nhà vọng gác dưới ánh nắng hoàng hôn trông vốn đã nghiêng ngả nay lại càng nghiêng ngả. Từ trên đồi nhìn xuống, bóng râm của kiến trúc đó dường như kéo dài và xa xăm hơn.
Cang-rư-sân-cơ ngẩng cao đầu nhìn khắp lượt bầy Ngao Tạng, hầu như không bỏ qua 1 con nào. Ánh mắt nó dừng lại nhìn chằm chằm vào 1 con hổ đầu Tuyết Ngao đang mỉm cười nhìn nó. Con hổ đầu Tuyết Ngao chính là Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu. Dù rằng vị trí của nó không ở giữa trung tâm bầy đàn, dù rằng nó vẫn ngồi ung dung như thể trận chiến trước mặt chẳng liên quan gì đến nó, nhưng Cang-rư-sân-cơ chỉ cần liếc một cái đã nhận ra chính nó là Ngao Vương. Xem kìa, thân hình nó cao to vĩ đại, tư thế cao quý trang nhã, khí phách của 1 vương gia thể hiện trên nét mặt nó, ánh mắt nó liếc nhìn xung quanh đã đủ thấy oai phong lẫm liệt rồi. Một mắt nó đầy vẻ tự tin và hào sảng mà 1 vương gia phải có. Còn mắt kia đầy uy nghiêm và sát khí mà một đấu sĩ phải cần. Nhưng hành động của nó chậm chạp đầy vẻ ngạo mạn. Đó là sự miệt thị tận đáy lòng đối với kẻ xâm phạm. Cang-rư-sân-cơ bất giác khen thầm: Thật tuyệt, 1 Ngao Vương thật tuyệt! Cái đầu tôn nghiêm của nó không hề động đậy. Mỗi một cái lông ngao trắng như tuyết của nó lay động trước gió đều đang chứng minh ý nghĩa vĩ đại của sự tồn tại của nó. Điều quan trọng là, tuy mõm nó cắn chặt, nhưng 2 cái răng nanh vừa nhọn vừa sắc vẫn thò ra khỏi cái mõm dày thịt của nó. Răng nanh có 6 lưỡi, nghĩa là nó có 6 cái răng nanh, mỗi bên 3 nanh. Những con Ngao Tạng thường chỉ có 4 cái thôi, mà lại không nhọn sắc như vậy. Răng nanh dài nhọn sắc có 6 lưỡi cho đối phương biết một cách không úp mở là ta không bao giờ chiến bại. Cái diện mão mõm to mũi rộng là điển hình của loài Ngao Tạng vùng Hi-ma-lay-a cổ xưa khiến bất kỳ người hay súc vật nào nhìn thấy đều phải kính nể. Đó là uy thần thánh của sự sống bất khả xâm phạm.
Hổ đầu Tuyết Ngao đứng dậy, cuối cùng thì Ngao Vương của thảo nguyên Xhi-chia-cu cũng đứng dậy rồi. Cang-rư-sân-cơ nhìn nó chớp mắt 1 cái, chùm lông trên lưng vàn óng rũ mạnh. Trận đấu giữa 2 con mãnh Ngao sắp bắt đầu. Không, không phải đấu, mà là trừng phạt. Trong con mắt bầy Ngao Tạng và chó Tạng, đây là sự cắn xé mang tính trừng phạt không mảy may thương tiếc. Vì sự trung thành với chức trách và bảo vệ danh dự, Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu phải nghiêm khắc trừng phạt một kẻ ngang nhiên xâm phạm lãnh địa của nó mà không lượng sức. Nếu kẻ xâm phạm cả gan chống trả nghĩa là nó không muốn sống nữa.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao lững thững đi đến trước mặt Cang-rư-sân-cơ. Những âm thanh phù phù phát ra từ cuống họng nó như báo cho đối phương: “Mày còn kịp giữ mạng đó, chạy trốn mau. Thảo nguyên Xi-chia-cu không hoang nghênh mày!” Cang-rư-sân- cơ hiểu lời nó, nhưng không hề có 1 phản ứng tuân phục, mà còn tỏ vẻ khiêu khích, căng 2 chân trước, toàn thân hơi ngả ra sau. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao lim dim đôi mắt làm bộ cười, vẫy đuôi tỏ vẻ rộng lượng: “Đi đi, anh bạn trẻ kia. Mày đẹp trai và khoẻ mạnh như vậy, thực lòng tao không nhẫn tâm giết mày đâu.” Cang-rư-sân-cơ không đếm xỉa đến đối phương, lông gáy dựng lên, nó chuẩn bị vồ.
Khoan đã! Chúng nghe thấy 1 tiếng kêu. Đó là tiếng người, tiếng kêu của đứa bé ở trần đi chân đất. Thằng bé không đợi được nữa. Nó muốn bầy Ngao Tạng nhanh chóng cắn chết Cang-rư-sân-cơ rồi đi đuổi 7 đứa trẻ kẻ thù đến từ Thượng Ama. Vì vậy, thằng bé kêu lên: “Na-rư! Na-rư!” Thằng bé biết hổ đầu Tuyết Ngao là Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu, nhưng không biết rằng, càng là Ngao Vương, lại càng không cần nôn nóng ra tay. Ngao Vương cần tỏ ra là 1 thủ lĩnh, đe doạ chán chê rồi mới vồ, mà đã vồ là thành công, cắn 1 miếng là đối phương chết ngay lập tức. Thằng bé vừa thất vọng vừa ngạc nhiên. Nó cho rằng Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu không dám ra tay với kẻ xâm phạm trẻ trung tráng kiện, đường đường uy nguy kia.
Nó không nhẫn nại được nữa và kêu to: “Na-rư! Na-rư!”
Con Ngao Tạng tên là Na-rư nghe thấy nhảy từ trong bầy ra. Đó là 1 con Ngao Tạng cái có cái đầu sư tử,
Cuộc chiến Ngao Tạng xảy ra trên thảo nguyên Chinh-cô-ama được chi trên dư địa chí của địa phương chỉ vẻn vẹn có mấy chữ: Năm quốc dân đảng thứ 27, tiểu đoàn quân Hán của tướng Mã Bộ Phương đóng tại sân bay vịnh La-gia Tây Ninh di trú đến thảo nguyên Xi-chia-cu, thảo nguyên phía Tây Chinh-cô-ama. Tiểu đoàn trưởng, biệt danh là vua thịt chó cho quân đi lùng bắt những con chó về ăn thịt khiến các tù trưởng và dân du mục bất mãn, dẫn đến chiến sự. Dưới sự chỉ huy của tướng cướp Chia-ma-chua, thủ lĩnh quân sự của bộ lạc Mục Mã Hạc, hàng trăm con Ngao Tạng dũng mãnh xông pha, buộc quân Hán phải bỏ chạy khỏi thảo nguyên Xi-chia-cu.
Nhưng những người dân thảo nguyên lại nói, cuộc chiến Ngao Tạng năm quốc dân đảng thứ 27 vừa là bản anh hùng ca, vừa là bài ca bi tráng, đau thương, lạnh buốt như sự tưới tắm của núi tuyết xuống thảo nguyên. Nó thấm sâu vào ký ức của con người và những con Ngao Tạng, vì chiến bại của tiểu đoàn quân Hán không có nghĩa là cuộc chiến Ngao Tạng đã kết thúc. Thậm chí có thể nói, nó chỉ mới bắt đầu. Tướng Mã Bộ Phương quyết không để cho dân thảo nguyên có bất cứ hành động chống đối nào, bèn phái 1 đại đội kỵ binh đến đàn áp “phiến loạn”. Thảo nguyên Xi-chia-cu chìm trong khói lửa chiến tranh.
Đến tắm máu thảo nguyên Xi-chia-cu không chỉ có đại đội kỵ binh của Mã Bộ Phương, còn có các kỵ sĩ của thảo nguyên Thượng Ama, vốn thù địch truyền kiếp với thảo nguyên Xi-chia-cu. Các tù trưởng của thảo nguyên Thượng Ama, những kỵ sĩ phục tùng các tù trưởng, bị đại đội kỵ binh của Mã Bộ Phương xúi giục, dử mồi đã vượt qua biên giới thảo nguyên vốn có tranh chấp từ xa xưa. Sự tranh chấp thảo nguyên từ cổ xưa và mâu thuẫn bộ lạc nhanh chóng biến thành 1 cuộc chiến thực thụ. Bao nhiêu người đầu rơi máu chảy, bao nhiêu Ngao Tạng bị lột xa xả thịt, Mùa xuân của thảo nguyên Xi-chia-cu dưới những đợt mưa máu đã mọc ra những bãi cỏ màu đen thấm đỏ. Những bãi cỏ chăn nuôi đó không cách nào trở lại màu xanh tươi mơn mởn như trước nữa. Đó là những bãi cỏ suốt cả 4 mùa xuân hạ thu đông, mưa tuyết sương gió cũng không thể gột sạch. Đó là những bãi cỏ mà từ gốc rễ cho đến gien di truyền đã thấm đẫm máu tươi và hận thù.
Xuyên qua Lan Đạo Hiệp đã thấy thảo nguyên Chinh-cô-ama. 2 quân nhân tiễn cha tôi dừng ngựa lại, một người nói: “Chúng tôi chỉ có thể đưa anh đến đây thôi, đồng chí phóng viên ạ. Dân du mục và thảo nguyên Chinh-cô-ama là bạn với chúng ta. Anh sẽ không gặp nguy hiểm gì đâu. Cứ đi thẳng theo mặt trời lặn và xuống núi, không đầy 3 tiếng đồng hồ nữa, anh sẽ thấy 1 ngôi chùa và dãy nhà bằng đá. Đấy chính là nơi anh muốn đến, Xi-chia-cu đó.” Cha tôi nhìn 2 quân nhân đi về hướng Lan Đạo Hiệp. Ông mệt mỏi nhảy xuống ngựa, dắt con ngựa máu táo đỏ đi mấy bước, rồi nằm lăn ra trên bãi cỏ.
Tối qua ở thảo nguyên Tô-mi, cha tôi học tiếng Tạng với người chăn cừu, khuya lắm mới ngủ. Sáng nay lên đường từ lúc trời chưa sáng, ông muốn ngủ một chút rồi mới tiếp tục đi. Nhắm mắt lại, ông thấy hơi đói, bèn bốc 1 nắm lạc trong túi đựng lương khô bóc ra từng hạt cho vào mồm. Vỏ lạc rơi ở 2 bên sườn. Ăn hết 1 vốc, ông còn muốn ăn thêm, nhưng chưa hết vốc thứ 2 thì ông đã thiếp đi. Đột nhiên ông tỉnh dậy, bỗng ý thức được nguy hiểm đang rình rập bên mình. Ông thấy có những bóng đen vây quanh mình, không phải bóng ngựa, bóng đen đó thấp hơn ngựa. Sói? Ông ngồi bật dậy.
Không phải sói, là sư tử. Mà cũng không phải sư tử, là chó. Một con chó vàng lông dựng đứng đang ngồi cạnh nhìn chằm chằm vào ông. Chủ của con chó là 1 đám trẻ, ánh mắt hiếu kỳ chớp lia lịa. Cha tôi lần đầu tiên tiếp xúc với 1 con chó Tạng to lớn, ông căng thẳng lùi về sau và hỏi: “Các cháu từ đâu tới? Muốn gì?”
Bọn trẻ nhìn nhau, 1 đứa có cái đầu to nói bằng tiếng Hán lơ lớ: “Thượng Ama”. “Thượng Ama? Nếu các cháu là người Xi-chia-cu thì tốt biết mấy.” Cha tôi thấy trong tay bọn trẻ đều có vỏ lạc, 2 đứa còn đang đưa lên mồm nhằn. Nhìn sang bên cạnh, ông thấy vỏ lạc vứt bừa bãi đã bị bọn trẻ nhặt hết. Cha tôi nói: “Vứt đi, không ăn được đâu.” Vừa nói, ông vừa bốc 1 nắm lạc khác đưa cho chúng.
Bọn trẻ tranh nhau chìa tay ra. Cha tôi chia đều cho bọn trẻ, còn 2 củ lạc, ông vứt 1 củ cho con chó vàng, nịnh nó: “Mày đừng cắn tao nhé.” Sau cha tôi làm mẫu, bóc vỏ lạc ra ăn hạt, bọn trẻ cũng bắt chước theo. Con chó vàng ngửi ngửi củ lạc vẻ nghi ngờ, muốn ăn nhưng không dám. Thằng bé đầu to nhanh nhẩu nhặt củ lạc trước mõm chó, định đút vào mồm. 1 đứa khác có vết sẹo trên mặt cướp lại: “Phần của Cang-rư-sân-cơ!” Sau đó nó bóc lạc, để hạt trên bàn tay đưa đến trước mõm con chó vàng. Con chó vàng nhìn thằng bé có vết sẹo đầy cảm kích, thè lưỡi liếm luôn hạt lạc.
Cha tôi hỏi bọn trẻ: “Các cháu biết đây là gì không?” Thằng bé đầu to trả lời: “Quả thiên đường”. Nó lại dùng tiếng Tạng nhắc lại 1 lần nữa. Mấy đứa trẻ tán đồng gật đầu. Cha tôi nói: “Quả thiên đường ư? Cũng có thể gọi vậy, nhưng nó còn 1 cái tên khác nữa, gọi là củ lạc.” Thằng bé đầu to nhắc lại: “Củ lạc?”
Cha tôi đứng dậy, ngẩng đầu nhìn trời rồi lên ngựa. Ông vẫy tay chào bọn trẻ và con chó vàng trông đáng sợ kia rồi quất ngựa đi khá xa. Bỗng ông thấy đằng sau có tiếng động, quay đầu nhìn lại thì thấy lũ trẻ và con chó vàng to như con sư tử kia đang lẽo đẽo theo sau.
Cha tôi dừng lại, dùng ánh mắt hỏi: “Bọn bây theo tao làm gì?” Bọn trẻ cũng dừng lại, cũng dùng ánh mắt hỏi: “Sao ông không đi nữa?” Cha tôi lại tiếp tục đi, bọn trẻ lại tiếp tục theo sau. Một con chim ưng lượn vòng tròn trên đầu cha tôi một cách hiếu kỳ. Nó nhìn thấy dưới bầu trời thảo nguyên xanh biếc mùa hè, 1 người Hán cưỡi ngựa, theo sau là 7 đứa trẻ dân tộc Tạng, quần áo rách rưới và 1 con chó Tàng màu vàng oai phong lẫm liệt. Bọn trẻ vừa đi hăng say vừa dùng chân đá thảm cỏ êm và xốp.
Cha tôi trước sau đều cho rằng, chính những củ lạc là sợi dây liên kết 7 đứa trẻ và con chó vàng to lớn kia với ông. Số lạc đó là của ông Kim, chủ nhiệm ban phóng viên toà báo khi rời Tây Ninh cho cha tôi. Con gái ông mang từ quê Hà Nam lên cho 1 túi lạc. Ông Kim muốn cha tôi mang đi ăn hết. Ông nói: “Đây là món quà đặt biệt cho anh đấy. Chúng ta là đồng hương mà, anh đừng khách sáo.” Đương nhiên cha tôi không lấy hết, ông chỉ vốc một ít để trong túi lương khô, vừa đi vừa ăn. Khi đến thảo nguyên Chinh-cô-ama, chỉ còn lại chừng ấy. 7 đứa trẻ cùng con chó Tạng Cang-rư-sân-cơ đã ăn chỗ lạc còn lại cuối cùng, sau đó theo cha tôi đến tận Xi-chia-cu.
Xi-chia-cu là trung tâm của thảo nguyên Chinh-cô-ama, 1 ngôi chùa, 1 dãy nhà vọng gác xây bằng đá là dấu hiện của trung tâm đó. Những nơi không phải trung tâm trên thảo nguyên chỉ có lán vải có thể di chuyển đến bất kỳ nơi nào nếu cần. Giữa chùa và nhà vọng gác, chỗ nào cũng có gò Ma-ni, trông như cái tháp cao. Cạnh gò, cột khắc kinh nhiều vô kể. Cờ phong mã 7 màu in hình kinh văn và những lá cờ phướng vẽ tượng Phật nhiều màu sắc theo gió phấp phới tung bay. Cha tôi đến Xi-chia-cu lúc đã xế chiều. Hoàng hôn kéo dài bóng ông. Chùa Xi-chia-cu xây dựa theo thế núi cao thấp so le và những nhà vọng gác dưới nắng chiều trông như hơi nghiêng.
Cạnh chân núi là mảnh đất bằng phẳng, nơi rừng và thảo nguyên giáp nhau. Lẻ tẻ có vài cái lán lợp bằng lông bò, nhà bạt vải đen và trắng. Xung quanh nhà bạt trang trí bằng những lá cờ nhiều màu sắc thêu 6 chữ chân ngôn. Khói lam toả lan từ mái nhà, gió thổi chúng quấn vào mây. Mây bay là là gần chạm vào những cánh rừng trên dốc núi.
Dường như những áng mây phát ra tiếng động. Chó sủa ăng ẳng, rồi đua nhau sủa. Dưới chân núi, những đợt sóng cỏ dập dìu, phát ra âm thanh soàn soạt. Bóng của đàn chó vượt qua tầng mây, chạy ùa về phía cha tôi. Cha tôi kêu “Ối” một tiếng, luống cuống dừng ngựa lại. Ông chưa bao giờ thấy nhiều chó như vậy. Toàn là chó, rất nhiều những con cao to. Chúng không phải là chó nữa, là thú hoang như hổ, báo, gấu, sư tử.
Sau này cha tôi mới biết ông đã thấy những con Ngao Tạng. Cả một đàn chó Tây Tạng các loại có đến mấy trăm con, trong đó ít nhất 1/3 là những con Ngao Tạng dũng mãnh, cao to. Thời đó, những con Ngao Tạng trên thảo nguyên tuyệt đối thuần chủng. Có 2 nguyên nhân khiến những con Ngao Tạng trên dãy Hi-ma-lay-a nổi tiếng hung dữ và trí tuệ này giữ được thuần giống: Một là thời gian động dục của những con Ngao Tạng cố định vào mùa thu, những con chó khác thường là mùa đông hoặc hè. Trong thời gian những con Ngao Tạng động dục, những con chó cái không phải giống Ngao Tạng thường trốn tránh, vì chúng không chịu nổi sức nặng của Ngao Tạng, cũng như dê cái không chịu nổi sức nặng của bò đực vậy. Hai là thiên tính của Ngao Tạng cô độc, kiêu ngạo, khiến chúng gần như đoạn tuyệt khả năng thân mật với những con chó giống khác. Ngao Tạng với những con chó Tạng khác là bạn bè, là láng giềng, nhưng không thể là vợ chồng. Ngao Tạng đực cô độc chỉ muốn giao phối cùng Ngao Tạng cái càng cô độc hơn. Nếu lần đầu phối thành công, rất ít khi đôi lứa thay đổi bạn trăm năm, trừ khi bạn tình chết. Rất hiếm khi những con Ngao Tạng đực chẳng may vì bạn tình chết, do sự thúc giục của tính dục, phải đi tìm đối tượng khác không phải Ngao Tạng để xả dục. Nhưng như trước đã nói, những con chó cái vì không chịu được sức nặng của Ngao Tạng nên trông thấy nó từ xa đã trốn biệt. Nếu không trốn thoát được sẽ bị nó đè nằm gí xuống, hoàn toàn không thể thực hiện động tác giao phối tự nhiên. Một số Ngao Tạng ưu tú hơn, dù bạn đời chết, dù năm nào cũng bị tình dục thiêu như lửa, tràn như lũ, cũng quyết không hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Chúng là tượng trưng cho sự tôn nghiêm trong bầy chó, là Ngao Tạng cao quý, kiêu hãnh và trang nhã. Chí ít phong thái cốt cách cũng đáng kính nể.
Lại nói khi cha tôi sợ hãi quay đầu, quất ngựa chạy thì 1 đứa trẻ ở trần đi chân đất không hiểu từ đâu chui ra, kéo cương con ngựa đỏ thẫm của cha tôi lại. Con ngựa giật mình dựng vó trước lên khiến cha tôi suýt ngã. Đứa trẻ đu mình giữ con ngựa lại, hú dài 1 tiếng. Những con chó Tang đang phi như bay hướng về phía cha tôi dừng lại ngay.
Đàn chó không yên nhưng cũng không vồ vào cha tôi nữa. Cha tôi lăn từ trên lưng ngựa xuống. Thằng nhóc ở trần dắt con ngựa đi trước, đàn chó theo sau cha tôi, không xa mà cũng không gần lắm. Con mắt thù địch của chúng vẫn nhìn chằm chằm cha tôi. Cha tôi không ngoái cổ lại, nhưng vẫn cảm nhận được sự đe doạ đến từ những ánh mắt đó. Bất giác, cha tôi sợ run lên.
Thằng bé ở trần đưa cha tôi đến 1 nhà vọng gác tường trắng, trên tường đắp đầy phân bò đen. Nhà 2 tầng, dưới là chuồng ngựa để ngỏ, người ở trên. Thằng nhóc tiễn mắt chỉ lên trên.
Cha tôi vỗ vai trẩn của nó tỏ lòng biết ơn. Bỗng thằng bé nhảy ra, sợ hãi nhìn cha tôi, hệt như cha tôi đã sợ hãi nhìn đàn chó vậy. Cha tôi hỏi: “Cháu sao thế?” Thằng nhóc ở trần nói: “Thần thì địch, thần thù địch, trên vai ta có thần thù địch.” Cha tôi lắc đầu chẳng hiểu nó nói gì. Ông lấy hành lý từ trên lưng ngựa xuống, tháo yên ngựa ra, thả ngựa đến dốc núi ăn cỏ, còn mình xách hành lý bước lên bậc đá, đi thẳng vào cửa vọng gác. Ông đứng đó vừa định gõ cửa bỗng nghe tiếng kêu rít của thằng bé ở trần. Ông quay lại thấy mặt thằng bé biến dạng.
Trong ánh hoàng hôn, khuôn mặt thằng bé hằn rõ sự hận thù, đặc biệt là đôi mắt. Chưa bao giờ cho tôi thấy đôi mắt của 1 đứa trẻ lại có thể nảy ra những tia lửa thù hận đến như vậy.
Trên dốc núi không xa, 7 đứa trẻ theo cha tôi đến thảo nguyên Xi-chia-cu và con chó vàng tên Cang-rư-sân-cơ to như con mãnh sư dàn hàng ngang đứng đó. Cha tôi sẽ biết ngay thôi, Cang-rư-sân-cơ tiếng Tạng nghĩa là Sư tử núi tuyết. Nó cũng là 1 con Ngao Tạng, 1 con Ngao đực tráng kiện trẻ trung.
Cha tôi dùng tiếng Tạng nữa mùa hỏi thằng bé ở trần: “Sao thế? Bọn trẻ kia là của Thượng Ama đấy.” Thằng bé ở trần trừng mắt nhìn cha tôi 1 cái. Nó dùng tiếng Tạng thét như điên: “Kẻ thù Thượng Ama! Kẻ thù Thượng Ama! Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Bầy chó Tạng sủa gầm lên, trnah nhau vồ đến. 7 đứa trẻ Thượng Ama chạy bán sống bán chết, vừa chạy vừa kêu: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao. Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao.”
Con Ngao Tạng vàng Cang-rư-sân-cơ xông lên giao chiến yểm hộ lũ trẻ. Trong chớp mắt nó đã hỗn chiến với những con chó Tạng.
Cha tôi ngạc nhiên đứng như trời trồng. Lần đầu tiên ông được tận mắt chứng kiến 1 cuộc huyết chiến ác liệt trong thế giới chó. Cũng chính lần đầu tiên này ông phát hiện ra loài chó cũng giống như loài người, trước tiên phải loại trừ đồng loại chứ không phải loại trừ khác loại. Tất cả những con chó Tạng không đuổi cắn 7 đứa trẻ Thượng Ama nữa mà chĩa mũi tấn công con Cang-rư-sân-cơ đang cản đường chúng.
Cang-rư-sân-cơ biết tình hình lúc này thật bất lợi cho nó, nên đã áp dụng chiến thuật tốc chiến tốc thắng. Nó nhanh chóng chọn mục tiêu, rồi nhanh như tia chớp, dùng cả thân mình vồ vào đối thủ, nhưng chưa kịp cắn 1 miếng, nó đã vội chuyển sang mục tiêu khác. Kiểu cắn vồ nhịp điệu nhanh, thể lực nặng như đá lở của nó khiến nó vồ con nào là con đó ngã lăn ra. Mỗi khi Cang-rư-sân-cơ vồ ngã con này thì con khác thừa cơ cắn nó, để lại dấu răng vào mông và sườn. Những vết cẳn rỉ máu. Nhoáng cái, mông và lưng sườn con Cang-rư-sân-cơ đã nhuộm cả máu.
Thực khắc nghiệt là tất cả những con chó Tạng bị Cang-rư-sân-cơ vồ ngã không con nào có thân hình to khoẻ. Những con chó to, loài thú dữ như hổ báo, sư tử và gấu này chỉ đứng ở vòng ngoài, ngay cả 1 tiếng sủa cũng không cất lên. Chúng đang quan chiến, dường như chúng không thèm đếm xỉa đến kiểu đánh hội đồng này. Chúng im lặng bình tĩnh như 1 vị tướng. Hoặc giả chúng ý thức được mình chẳng cần ra tay, kẻ xâm phạm kia sẽ chết không có đất chôn, vì vậy chúng im lặng 1 cách ngạo mạn. Còn con Cang-rư-sân-cơ thấy đánh với 1 bầy chó Tạng thấp bé hơn mình, quả là điều đáng sỉ nhục. Đáng sỉ nhục hơn nữa là dù nó có đánh bại đối phương, nhưng người chảy máu lại là nó.
Những con chó Tạng này thắng không phải nhờ sự dũng mãnh mà dựa vào sức mạnh bầy đàn, đang dần dần tiêu hao sức lực của Cang-rư-sân-cơ và làm cho máu nó dần cạn kiệt.
Cang-rư-sân-cơ lại thay đổi chiến thuật. Khi 1 con chó Tạng nữa lại bị nó vồ ngã, và mông nó lại bị để lại 2 dấu răng đang rỉ máu của kẻ đánh lén, sự sỉ nhục lại sôi sục trong huyết quản nó khiến nó đi đến 1 quyết định gần như là mất khôn. Nó vòng qua tất cả lũ chó Tạng đang quần đảo nó, nhằm thẳng con chó cao to xông tới. Nó biết những con chó cao to kia là cùng giống với nó. Giống chó Ngao Hi-ma-lay-a, niềm kiêu hãnh của loài chó và loài người. Nó biết chỉ những con chó ưu tú của giống chó Ngao Hi-ma-lay-a mới là thủ lĩnh của bầy chó Xi-chia-cu. Quyết 1 phen sống mái với nó phải là những con Ngao Tạng chứ không thể là những con chó lâu la vây quanh nó sủa cắn ầm ĩ. Nó tin nó có thể giết chết chúng, cũng tin chúng có thể giết chết nó. Nhưng giết hay bị giết nó đều chấp nhận. Cái mà nó muốn là 1 cuộc chiến tương xứng với thân phận, với thế và lực, tương xứng với vinh và nhục, một cuộc chiến Ngao Tạng
Những con Ngao Tạng không ngờ Cang-rư-sân-cơ lại xông thẳng vào chúng. Hơn nữa, nó vừa xông đến là húc ngã 1 con sư đầu Kim Ngao cũng oai phong lẫm liệt không kém gì nó. Sau phút kinh ngạc, bầy Ngao Tạng vút cái giãn ra. Đó là khúc dạo đầu để xông lên nghênh chiến kẻ xâm phạm. Nhưng chúng không xông lên nữa. Chúng thấy con sư đầu Kim Ngao bật dậy vồ vào đối phương, thế là chúng lại giữ bình tĩnh, ngạo mạn như những vị tướng. Con Cang-rư-sân-cơ và con sư đầu Kim Ngao vồ lấy nhau, cắn vào thịt, vào da nhau, lấy 2 cái đầu ngao làm trung tâm quay vòng tròn giằng xé nhau. Nhưng hiển nhiên đây không phải là 1 cuộc chiến thế cân lực bằng. Kết quả con sư đầu Kim Ngao bị đè xuống đất, nửa cái cổ của nó nằm trong cái mõm to của con Cang-rư-sân-cơ. Máu từ kẽ răng của Cang-rư-sân-cơ chảy ra. Đấy là cái giá phải trả của con sư đầu Kim Ngao vì không biết tôn trọng 1 đồng loại mạnh hơn nó. Sự trả giá này cũng không thảm hại lắm, vì con Cang-rư-sân-cơ không tham lam cắn nó đến chết mới nhả ra. Khi Kim Ngao xoay cái cổ đang chảy máu, phẫn nộ đứng dậy nhe răng định cắn trả thì thấy đối phương đã bỏ nó xông thẳng vào con Ngao Tạng đứng gần nhất. Đấy là con Ngao đực màu xám, mắt xếch, mũi thẳng, trông hung ác. Nó đứng gần Cang-rư-sân-cơ nhất vì nó đã thấy trước sự thất bại của con sư đầu Kim Ngao và chuẩn bị sẵn sàng nghênh chiến với Cang-rư-sân-cơ. Khi thấy Cang-rư-sân-cơ đè ngã sư đầu Kim Ngao, nó làm ra vẻ như sắp vồ cắn để khiêu khích đối phương. Nhưng đợi cho Cang-rư-sân-cơ vồ tới, nó lại khéo léo tránh đi. Hành động chưa thử sức đã vội trốn tránh này không thường thấy ở những con Ngao Tạng, vốn thích đánh thẳng vào mặt nhau. Chiến thuật này chỉ có ở những con Ngao Tạng đã đánh nhau nhiều với sói và báo mới học được từ đối thủ. Trốn tránh là để trêu tức đối thủ, để đối thủ không kiềm chế được sự tức giận rồi tìm sơ hở để tạo cơ hội tấn công. Vì vậy con Ngao đực màu xám già này cứ trốn đi tránh lại, khiến Cang-rư-sân-cơ vô cùng tức giận. Khi con Cang-rư-sân-cơ liên tiếp ba bốn lần vồ cắn thất bại, không kìm được phát ra 1 tiếng rít. Âm thanh đó những con Ngao Tạng đang cắn nhau không bao giờ phát ra, chứng tỏ mục đích của con Ngao đực già kia đã gần đạt được. Chỉ cần liên tục vồ cắn hụt mấy lần, nhuệ khí của Cang-rư-sân-cơ sẽ mất dần. Làm tổn thương nhuệ khí của 1 con Ngao đực có nghĩa là làm mất đi một nữa sức mạnh và tốc độ của nó.
Song con Ngao đực già màu xám kia tuy mưu thâm kế độc, nhưng vẫn chưa đánh giá chính xác năng lực của Cang-rư-sân-cơ. Tuy Cang-rư-sân-cơ nóng lòng muốn giành phần thắng nên tỏ ra nôn nóng, nhưng rất nhanh nó đã hiểu rõ mục đích của con Ngao đực già kia. Nó quan sát nắm vững đường tránh của đối phương rồi theo bản năng di truyền xuất sắc nhất, nó hiểu là muốn vồ trúng đối phương phải ra tay trước khi đối phương tránh. Nó vồ cắn một lần theo sự tính toán của nó, không thành công. Nhưng sau đó nó lại hiểu ngay, không chỉ phải ra tay trước mà còn phải giương đông kích tây, khiến đối thủ không còn cách trốn thoát. Lần vồ cắn này nó đã thành công, làm cho sự tự trọng của con Ngao đực già bị tổn thương lớn. Trong khoảnh khắc con Ngao đực già tránh sự công kích của đối phương thì uỵch 1 cái, nó đã bị đè bẹp xuống đất, trên lưng cảm nhận được một sức mạnh nặng nề. Cùng lúc đó, gáy sau có một cảm giác đau đớn và bỏng rát. Chiếc răng nhọn sắc của Cang-rư-sân-cơ đã xé rách da thịt nó. Nó vội quay đầu định cắn, nhưng nghe thấy tiếng gừ cảnh cáo khẽ phát ra từ sâu trong cuống họng Cang-rư-sân-cơ, nó cúi đầu xuống rên khàn khàn. Đó là tiếng khóc, như tiếng khóc nấc thê thảm của loài người. Tiếng khóc đó không phải là nỗi sợ hãi mà là nỗi bi ai. Nó biết mình đã già, già đến nỗi không còn giữ được sự tôn nghiêm của Ngao Tạng trên thảo nguyên Xi-chia-cu. Điều duy nhất nó phải làm lúc này không phải là gượng dậy cắn xé vật lộn với địch thủ cho tới khi mình bị cắn trọng thương hoặc chết, mà là hai tay dâng kẻ địch đáng ra phải do mình tiêu diệt cho con Ngao Tạng khác, và chứng kiến 1 cách đau khổ con Ngao Tạng khác đánh bại kẻ cả gan xâm phạm này rồi dương dương tự đắc như thế nào.
Tiếng khóc thê thảm khiến Cang-rư-sân-cơ rời ngay lưng con Ngao Tạng đang đau khổ giần giật kia. Nó quay ngoắt lại, húc ngã 2 con chó Tạng lâu la lại định chồm đến cắn mông nó. Sau đó hiên ngang nhìn bầy chó Ngao con nào con nấy cũng cao to lực lưỡng của vùng Hi-ma-lay-a. Mũi nó thở phì phò, một luồng hào khí tràn đầy lồng ngực. Nó nhìn với một tư thế uy vũ bất khuất, dũng mãnh, ngang tàng.
Đến lúc này, theo quy luật, phong tục cổ xưa trong thế giới Ngao Tạng, Ngao Vương sẽ xuất trận nghênh chiến kẻ xâm phạm. Tại cao nguyên Thanh Tạng, những vùng sâu của thảo nguyên, đặc biệt là thảo nguyên Chinh-cô-ama, trong bầy Ngao Tạng giữ gìn bảo vệ lãnh địa thường tồn tại 1 con Ngao Vương với vị trí thủ lĩnh. Nó nhất định phải là giống đực, nhất định phải lớn mạnh và hung hãn cực kỳ, nhất định phải lập nên những chiến công hiển hách trong lãnh địa mà nó gìn giữ bảo vệ. Hơn nữa, phải được cả người và chó công nhận, nghĩa là nó đã cắn chết rất nhiều sói hoang và sói tuyết, cắn chết vô số báo kim tiền và báo tuyết, thậm chí đã từng cắn bị thương, cắn chết những con gấu ngựa Tạng và bò rừng lông dài. Ngoài ra, nó có thể đã từng cắn chết người như cắn chết con cáo, cắn chết những kẻ thù dám xông vào lãnh địa khiêu khích chủ nhân nó. Sự ra đời của Ngao Vương không nhất thiết phải thông qua kết quả của 1 cuộc đọ sức sống mái quyết liệt giữa các con Ngao Tạng, vì trong sự chung sống lâu dài ngày này qua tháng khác, trước trách nhiệm và kẻ địch chung, ai dũng cảm nhất, ai có trí tuệ nhất, ai trí dũng song toàn, trong lòng các con Ngao Tạng đều biết cả. Thêm vào đó là sự nhất trí thừa nhận của con người. Thế là tất cả đều công nhận và suy tôn nó. Chỉ có 1 tình huống khiến sự ra đời của Ngao Vương biến thành trận chiến sống còn giữa các con Ngao Tạng, đó là khi sự thừa nhận của con người sai lệch với sự thừa nhận của bầy Ngao Tạng. Con Ngao Vương nào được con người công nhận hoặc chỉ định thì tự nó phải chứng minh được sự lựa chọn của con người là chính xác. Con Ngao Tạng mà bầy Ngao Tạng lựa chọn cũng phải chứng minh quyết định của bầy Ngao Tạng là đúng đắn. Thế là sự đấu nhau sẽ thường xuyên xảy ra cho đến khi 1 trong 2 con ấy bị triệt để chinh phục. Cũng có con đến chết cũng không phục, thế là con cứng đầu cứng cổ bị 1 con cứng đầu cứng cổ hơn cắn chết tươi. Thông thường con bị chinh phục hoặc bị cắn chết thường là con Ngao Vương do con người công nhận. Vì trên phương diện xác định công trạng và nhận biết năng lực của Ngao Vương thì bầy Ngao Tạng so với con người sẽ chính xác và công bằng hơn.
Giờ đây, Ngao Vương trong bầy Ngao Tạng của thảo nguyên Xi-chia-cu sắp xuất hiện. 1 khi xuất hiện, nó gần như là 1 cuộc đọ sức nặng ký giữa mãnh hổ với mãnh hổ, sư tử với sư tử. Tất cả những con Ngao Tạng, tất cả những con chó Tạng lâu la, kể cả những con cún con hưng phấn đến không còn biết gì là sống chết bông nhiên im bặt. Tất cả đều đang chờ đợi. Khói lam, áng mây chiều tà và tịch dương đều đang tĩnh lặng chờ đợi. Bóng chùa Xi-chia-cu và dãy nhà vọng gác dưới ánh nắng hoàng hôn trông vốn đã nghiêng ngả nay lại càng nghiêng ngả. Từ trên đồi nhìn xuống, bóng râm của kiến trúc đó dường như kéo dài và xa xăm hơn.
Cang-rư-sân-cơ ngẩng cao đầu nhìn khắp lượt bầy Ngao Tạng, hầu như không bỏ qua 1 con nào. Ánh mắt nó dừng lại nhìn chằm chằm vào 1 con hổ đầu Tuyết Ngao đang mỉm cười nhìn nó. Con hổ đầu Tuyết Ngao chính là Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu. Dù rằng vị trí của nó không ở giữa trung tâm bầy đàn, dù rằng nó vẫn ngồi ung dung như thể trận chiến trước mặt chẳng liên quan gì đến nó, nhưng Cang-rư-sân-cơ chỉ cần liếc một cái đã nhận ra chính nó là Ngao Vương. Xem kìa, thân hình nó cao to vĩ đại, tư thế cao quý trang nhã, khí phách của 1 vương gia thể hiện trên nét mặt nó, ánh mắt nó liếc nhìn xung quanh đã đủ thấy oai phong lẫm liệt rồi. Một mắt nó đầy vẻ tự tin và hào sảng mà 1 vương gia phải có. Còn mắt kia đầy uy nghiêm và sát khí mà một đấu sĩ phải cần. Nhưng hành động của nó chậm chạp đầy vẻ ngạo mạn. Đó là sự miệt thị tận đáy lòng đối với kẻ xâm phạm. Cang-rư-sân-cơ bất giác khen thầm: Thật tuyệt, 1 Ngao Vương thật tuyệt! Cái đầu tôn nghiêm của nó không hề động đậy. Mỗi một cái lông ngao trắng như tuyết của nó lay động trước gió đều đang chứng minh ý nghĩa vĩ đại của sự tồn tại của nó. Điều quan trọng là, tuy mõm nó cắn chặt, nhưng 2 cái răng nanh vừa nhọn vừa sắc vẫn thò ra khỏi cái mõm dày thịt của nó. Răng nanh có 6 lưỡi, nghĩa là nó có 6 cái răng nanh, mỗi bên 3 nanh. Những con Ngao Tạng thường chỉ có 4 cái thôi, mà lại không nhọn sắc như vậy. Răng nanh dài nhọn sắc có 6 lưỡi cho đối phương biết một cách không úp mở là ta không bao giờ chiến bại. Cái diện mão mõm to mũi rộng là điển hình của loài Ngao Tạng vùng Hi-ma-lay-a cổ xưa khiến bất kỳ người hay súc vật nào nhìn thấy đều phải kính nể. Đó là uy thần thánh của sự sống bất khả xâm phạm.
Hổ đầu Tuyết Ngao đứng dậy, cuối cùng thì Ngao Vương của thảo nguyên Xhi-chia-cu cũng đứng dậy rồi. Cang-rư-sân-cơ nhìn nó chớp mắt 1 cái, chùm lông trên lưng vàn óng rũ mạnh. Trận đấu giữa 2 con mãnh Ngao sắp bắt đầu. Không, không phải đấu, mà là trừng phạt. Trong con mắt bầy Ngao Tạng và chó Tạng, đây là sự cắn xé mang tính trừng phạt không mảy may thương tiếc. Vì sự trung thành với chức trách và bảo vệ danh dự, Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu phải nghiêm khắc trừng phạt một kẻ ngang nhiên xâm phạm lãnh địa của nó mà không lượng sức. Nếu kẻ xâm phạm cả gan chống trả nghĩa là nó không muốn sống nữa.
Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao lững thững đi đến trước mặt Cang-rư-sân-cơ. Những âm thanh phù phù phát ra từ cuống họng nó như báo cho đối phương: “Mày còn kịp giữ mạng đó, chạy trốn mau. Thảo nguyên Xi-chia-cu không hoang nghênh mày!” Cang-rư-sân- cơ hiểu lời nó, nhưng không hề có 1 phản ứng tuân phục, mà còn tỏ vẻ khiêu khích, căng 2 chân trước, toàn thân hơi ngả ra sau. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao lim dim đôi mắt làm bộ cười, vẫy đuôi tỏ vẻ rộng lượng: “Đi đi, anh bạn trẻ kia. Mày đẹp trai và khoẻ mạnh như vậy, thực lòng tao không nhẫn tâm giết mày đâu.” Cang-rư-sân-cơ không đếm xỉa đến đối phương, lông gáy dựng lên, nó chuẩn bị vồ.
Khoan đã! Chúng nghe thấy 1 tiếng kêu. Đó là tiếng người, tiếng kêu của đứa bé ở trần đi chân đất. Thằng bé không đợi được nữa. Nó muốn bầy Ngao Tạng nhanh chóng cắn chết Cang-rư-sân-cơ rồi đi đuổi 7 đứa trẻ kẻ thù đến từ Thượng Ama. Vì vậy, thằng bé kêu lên: “Na-rư! Na-rư!” Thằng bé biết hổ đầu Tuyết Ngao là Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu, nhưng không biết rằng, càng là Ngao Vương, lại càng không cần nôn nóng ra tay. Ngao Vương cần tỏ ra là 1 thủ lĩnh, đe doạ chán chê rồi mới vồ, mà đã vồ là thành công, cắn 1 miếng là đối phương chết ngay lập tức. Thằng bé vừa thất vọng vừa ngạc nhiên. Nó cho rằng Ngao Vương của thảo nguyên Xi-chia-cu không dám ra tay với kẻ xâm phạm trẻ trung tráng kiện, đường đường uy nguy kia.
Nó không nhẫn nại được nữa và kêu to: “Na-rư! Na-rư!”
Con Ngao Tạng tên là Na-rư nghe thấy nhảy từ trong bầy ra. Đó là 1 con Ngao Tạng cái có cái đầu sư tử,
/13
|