Bước vào thế giới động vật
Tôi viết tiểu thuyết về động vật, thường xuyên nhận được thư của độc giả, bên cạnh những lời động viên nhiệt tình, cũng có nhiều người hiếu kì hỏi những câu chuyện về động vật mà tôi viết có phải đều là trải nghiệm của bản thân hay không. Câu trả lời của tôi là đúng như vậy.
Khi tôi mười sáu tuổi, gặp đúng thời kì vận động thanh niên trí thức lên núi hoặc về nông thôn, thanh thiếu niên trong thành phố đều bị đuổi về định cư ở nông thôn, tôi cũng phải tạm biệt Thượng Hải trong tiếng khóc của mẹ và các chị em, đến một trại tên là Man Quảng Lộng của người dân tộc Thái ở Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam.
Nơi ấy xa rời đô thị, đất rộng người thưa, bốn phía đều là rừng nhiệt đới rậm rạp um tùm, được tôn vinh là “vương quốc thực vật” và “vương quốc động vật”. Ra đồng cày cây, cỏ vẫn cứ quanh quẩn bên mình; lên núi chặt củi, thường trông thấy ngựa, hươu và dê núi. Nơi ấy chẳng những có nhiều loài động vật hoang dã, mà còn có thể khiến người ta cảm nhận được mối thân tình sâu sắc giữa con người và các loài động vật. Khi thầy mo lên đồng thường dùng chuỗi hạt được làm từ hai mươi bốn mảnh xương bánh chè của mười hai loài thú, bao gồm hổ, báo, chó rừng, sói, chó, trâu, ngựa, lợn, dê, la, hươu, hoẵng; ngoài cổng trại điêu khắc hình voi trắng và gấu đen, trên vách tre của nhà nào nhà nấy đều treo đầu trâu rừng; những lời chúc mừng trong hôn lễ bao gồm: Chúc chú rể chất phác như trâu, nhanh nhẹn như khỉ, dũng cảm như báo, chúc cô dâu xinh đẹp như chim công, hiền dịu như phượng hoàng đất, đảm đang việc nhà và chăm sóc con cái như chó rừng lưng bạc; vật chôn theo trong lễ tang thường là các tượng chim hoặc thú bằng gỗ, dường như dù ở dương gian hay âm phủ, phải làm bạn với động vật thì cuộc đời mới hoàn chỉnh.
Vùng này còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện thú vị về động vật, như hổ đi bắt nghé bị trâu húc chết; để trả ơn ông lão từng cứu một con voi cái, đàn voi đã dùng vòi múc nước giúp ông tưới cho cánh đồng ngô sắp chết trong mùa hạn hán; gấu chó mặc quần áo lấy trộm được của người, khiến cho dê ngơ ngác chạy vào trong núi. Những chuyện như thế nhiều như lá rừng, muốn hái cũng không sao hái hết được.
Tôi sống ở trại Man Quảng Lộng sáu năm, vì kế sinh nhai, tôi từng nuôi bò, chăn ngựa, đem chim ưng biển ra sông Lan Thương bắt cá, dắt chó lên núi Bố Lãng đi săn, gần như ngày nào cũng tiếp xúc với động vật, tận mắt chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động về động vật.
Có một lần, tôi trèo lên cây lấy tổ chim, không cẩn thận làm rơi tổ ong vò vẽ, đàn ong giận dữ đuổi theo tôi khắp nơi. Con chó săn trung thành của tôi liều mình xông lên, hướng lên trời vừa sủa vừa cắn, giúp tôi nhân cơ hội đó mà chạy thoát thân, còn nó thì bị bầy ông đốt tới chết.
Lại có một lần, tôi bị một đàn chó rừng, hay còn được gọi là sói đỏ bao vây bên một cây to trơ trọi, hai ngày liền không có lấy một hạt cơm hay giọt nước, đói đến mức sắp suy kiệt. Một con chim ưng săn mồi được tôi nuôi bay từ trong trại vào rừng tìm thấy tôi, lại bay về trại báo cáo với thôn trưởng, dẫn đoàn thợ săn đến cứu tôi thoát khỏi đường cùng.
Quãng đời kì diệu ấy đã cho tôi nguồn tư liệu sáng tác vô cùng phong phú.
Cuốn tiểu thuyết về động vật đầu tiên của tôi được viết vào năm 1979. Khi đó, tôi làm cán bộ thời sự phân khu quân đội ở Tây Song Bản Nạp. Có một hôm, một người bạn học cùng đội trong trại trước đây đến chơi, cho tôi biết một tin, ông nuôi voi trong trại, người dành cả nửa đời nuôi voi cho quan thổ ty đã mất. Ngày tôi là thanh niên trí thức ở nông thôn rất thân với ông nuôi voi ấy, nghe đồn ông có thể hiểu được tiếng của voi, có thể nói chuyện với voi, con voi dù có bất kham khó thuần đến đâu, qua tay ông nuôi dưỡng, cũng sẽ trở thành voi nhà dễ bảo. Tôi còn nghe chính miệng ông nói, ông từng vì không nhẫn tâm để thổ ty xẻ ngà voi mà đã thả cho một con voi đi mất.
Sau khi người bạn học đưa tin ấy đi khỏi, đêm đó tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi về ông nuôi voi. Ông cả đời nuôi voi, sau khi chết vẫn giữ quan hệ với loài voi, như thế cuộc đời mới có thể xem là đã đặt một dấu chấm hoàn chỉnh. Tôi cảm thấy con voi rừng được ông thả nên chạy từ trong rừng về trại, đứng trước mộ ông gào khóc, để tỏ lòng thương tiếc. Cứ nghĩ mãi nghĩ mãi, tôi liền nghĩ ra một thiên tiểu thuyết, lấy tên là Khi đàn voi di cư. Bản thảo viết xong, tôi gửi về báo Văn học thiếu nhi ở Bắc Kinh, nửa tháng sau thì nhận được hồi âm, trong thư biên tập viên hết lời khen ngợi, khuyến khích tôi tiếp tục viết những tiểu thuyết về động vật mang đậm sắc thái địa phương như thế.
Cuốn sách thực sự đem lại danh tiếng cho tôi trong lòng độc giả là Hoàng Hồ - Chú chó nghiệp vụ nghỉ hưu.
Mùa xuân năm 1983, tôi đến phỏng vấn liên đội biên phòng Quan Lụy. Một hôm, cấp trên hạ lệnh liên đội lập tức điều một phân đội nhỏ đến khu vực rừng nguyên sinh giữa biên giới Việt - Trung ngăn chặn và bắt giữ một bọn buôn ma túy có vũ trang. Tôi may mắn được tham gia vào nhiệm vụ lần này.
Lúc sắp khởi hành, một con chó nghiệp vụ được nuôi trong đồn mười năm nay, sớm đã nghỉ hưu, cứ nhất quyết đòi theo chúng tôi đi chấp hành nhiệm vụ. Con chó ấy đã già đến mức sắp đi gặp Thượng đế của loài chó, lông trên cổ và đuôi đều đã rụng, trên mặt có một vết sẹo dài ba tấc, chân trước bên trái bị đạn gọt mất một khúc, đi lại có phần khập khiễng. Mọi người sợ nó tuổi già sức yếu sẽ gây thêm rắc rối, không đồng ý đưa nó đi, liền xích nó lại bên chuồng. Không ngờ, chúng tôi đi ba tiếng đồng hồ, vừa mới đến điểm phục kích, chẳng hiểu con chó ấy làm thế nào mà chui được ra khỏi xích, xuất hiện trước mặt chúng tôi! Hết cách, chúng tôi đành cho nó ở lại.
Nửa đêm, bọn buôn ma túy có vũ trang quả nhiên xuất hiện trên đường biên giới. Trận chiến nổ ra, mấy tên buôn thuốc phiện đều bị bắn chết hoặc bắt sống, chỉ có duy nhất một tên nhân lúc trời tối, chui vào trong một khe suối sâu mấy chục trượng. Con chó già sủa ầm ĩ lên rồi chui vào trong khe. Từ trong khe vang lên ba tiếng súng và tiếng kêu của tên buôn lậu. Chúng tôi vội vàng trèo xuống, soi đèn pin thì thấy trên cổ con chó trúng một phát đạn, trên mình trúng hai phát, đang nằm giữa vũng máu, nhưng miệng nó vẫn cắn chặt lấy tên buôn lậu không chịu buông ra.
Các chiến sĩ vây quanh con chó mà khóc, người nuôi chó nghiệp vụ cứ nhắc đi nhắc lại: “Đừng tưởng nó chỉ là một con vật không biết nói, nó còn thông minh hơn con người, trọng tình cảm hơn con người!” Các chiến sĩ kể cho tôi nghe, con chó nghiệp vụ này từng hai lần lập chiến công, vết thương trên mặt và ở chân trước của nó là do mìn nổ gây ra. Nó đã nghỉ hưu được ba năm, theo quy định, có thể về trường huấn luyện chó nghiệp vụ an hưởng tuổi già, được nuôi dưỡng đến hết đời. Nhưng nó hai lần chạy từ trường huấn luyện trở về đồn, cuối cùng anh dũng hi sinh trong vị trí chiến đấu.
Ngày hôm sau, liên đội biên phòng long trọng tổ chức tang lễ cho con chó nghiệp vụ, rất nhiều người đã rơi nước mắt. Chính trong tang lễ, trong lòng tôi đột nhiên dâng lên một niềm xúc động kì lạ, tôi nhận thấy bản thân chú chó nghiệp vụ này chính là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, thế là tôi liền viết thành cuốn Hoàng Hồ - chú chó nghiệp vụ nghỉ hưu. Sau khi tác phẩm được đăng trên báo Văn nghệ thiếu niên Thượng Hải, tôi nhận được hàng nghìn bức thư của độc giả, cuốn sách đã trở thành tiểu thuyết về động vật được độc giả yêu thích nhất của tôi. Biên tập viên cũng vô cùng khen ngợi, nói tác phẩm này có chủ đề độc đáo và mới lạ.
Cuối cùng tôi đã ngộ ra được điều gì đó, một điểm mới lạ trong văn chương, không phải là cái mới theo kiểu chạy theo mốt hay dẫn đầu trào lưu, mà là kinh nghiệm đặc thù của nhà văn, chính là những thứ mà người khác không có. Văn đàn là một vườn trồng trăm hoa, nếu anh trồng hoa hồng, tôi cũng trồng hoa hồng, trăm hoa sẽ chỉ còn một loài; mặc dù hoa hồng rất cao quý, nhưng sẽ vì lặp đi lặp lại mà trở nên đơn điệu nhàm chán. Người ta trồng hoa hồng, tôi trồng hoa xa cúc, mặc dù hoa xa cúc không kiều diễm như hoa hồng, nhưng bởi vì chủng loại mới lạ nên sẽ lọt vào mắt xanh của mọi người. Chen chúc trên con đường nhỏ hẹp của văn chương, điều quan trọng là phải tìm được chính mình.
Lúc này, tôi phát hiện thấy những tiểu thuyết động vật mà tôi viết từ trước đến nay về cơ bản đều chỉ loanh quanh trong vòng ân oán giữa động vật và con người, đang dậm chân tại chỗ trong việc nhân cách hóa hình tượng động vật. Nếu tiếp tục viết như thế, chắc chắn sẽ chỉ là rang cơm nguội. Hơn nữa, các loài động vật có thể viết ở Tây Song Bản Nạp hầu như tôi đều đã viết rồi. Tôi cảm nhận được sự khủng hoảng trong sáng tác, những lối mòn đều đã đi hết, đường mới thì chưa được mở ra, tôi nôn nóng đến mức chỉ muốn lao đầu vào tường.
Tôi quyết tâm tìm ra một con đường mới trong lĩnh vực tiểu thuyết về động vật.
Ở khoa văn tôi đã đọc qua rất nhiều sách vở tài liệu thuộc các lĩnh vực sinh vật học, động vật học, hành vi động vật học. Trong đó có bốn cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất tới tôi, một là Sự tổng hợp mới của Wilson; hai là Tấn công và nhân tính của Konrad Lorenz - nhà nghiên cứu hành vi động vật người Áo, người từng đoạt giải Nobel Y học và Sinh Lý học; hai cuốn còn lại là Vượn trần trụi và Vườn thú người của Morris. Đọc những cuốn sách này, tôi có cảm giác ngạc nhiên mừng rỡ như đi trên sa mạc may mắn gặp được nguồn nước. Quan điểm đáng sợ trong học thuyết sinh vật xã hội của Wilson đối với tôi có tác dụng giác ngộ, còn những nghiên cứu sâu sắc của hai nhà động vật học kiệt xuất Lorenz và Morris đối với thế giới động vật đã mở ra cho tôi một góc độ hoàn toàn mới trong việc quan sát động vật, chắt lọc chủ đề và xây dựng cốt truyện.
Tôi nhận thấy trước đây những hiểu biết của bản thân về động vật còn quá nông cạn. Động vật không chỉ vì con người mà sống trên trái đất này, chúng còn có một phạm vi sống chết của riêng mình, nơi kẻ mạnh đánh bại kẻ yếu, hoàn toàn có thể đứng từ góc độ đa dạng phong phú của các quy tắc rừng xanh để xây dựng hình tượng chính của động vật.
Ngoài ra, rất nhiều tật xấu và vấn đề trong xã hội loài người, ví dụ như chiến tranh, phân biệt chủng tộc, cướp đoạt tài nguyên, khác biệt giới tính, tranh chấp quyền lực, hành vi tấn công, ỷ mạnh hiếp yếu… vừa có thể dùng quan điểm xã hội học để tìm lời giải thích và đáp án hợp lý từ trong văn hóa, lại có thể dùng con mắt của nhà động vật học, đứng trên phương diện sinh học để giải mã căn nguyên. Suy luận từ ý nghĩa trên, giá trị nhận thức của tiểu thuyết động vật không những có thể vượt qua việc phổ cập kiến thức, mà còn có thể vượt qua cách thức soi gương sám hối kiểu “con người không bằng động vật”, hoàn toàn có thể sánh ngang với các tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết triết lý cùng loại.
Dựa trên hai điểm nhận thức nói trên, tôi viết tiểu thuyết ngắn Nấm mồ voi và tiểu thuyết Ráng chiều. Tôi tự nhận thấy, đây là một khởi điểm mới cho sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết động vật của mình. Trước tiên, hai cuốn tiểu thuyết này hoàn toàn chỉ viết về động vật, không có sự xuất hiện của con người, nội dung và tình tiết đều lấy từ chính hành vi đặc trưng của động vật, chứ không bắt nguồn từ quy phạm đạo đức. Trong cuốn Nấm mồ voi, khi voi mẹ Ba Á đứng trước xung đột gay gắt giữa tình mẫu tử và tình yêu, nó đã từ bỏ tình yêu mà làm tròn tình mẫu tử; trong cuốn Ráng chiều, đàn chó rừng vì lợi ích của cả đàn mà hi sinh những cá thể già yếu. Những chủ đề này đã đụng đến một số phương diện nhân sinh mà lâu nay chúng ta che giấu, gợi cho độc giả những suy tư về trạng thái sinh tồn của chính con người. Thêm nữa, trong cách viết, tôi có thay đổi góc độ trần thuật, vận dụng suy luận logic chặt chẽ và sự tưởng tượng hợp tình hợp lý, mô phỏng tư duy cảm giác của động vật, tiến hành miêu tả tâm lý.
Cuộc thử nghiệm này có thể xem như đã thành công. Sau khi tiểu thuyết được phát hành đã khơi dậy sự quan tâm rộng rãi của độc giả lẫn các nhà phê bình. Có nhà phê bình chỉ ra rằng: Hai tác phẩm trên đều bắt nguồn từ đặc tính của động vật để tập trung xây dựng cốt truyện, quan sát tinh tế động cơ tự nhiên của hành vi động vật, hàm chứa triết lý sâu sắc mà không có dấu vết của việc nhân hóa động vật, có thể xem là những tiểu thuyết động vật chân chính.
Đào mười cái giếng nông không bằng đào một cái giếng sâu. Tôi đã tìm thấy con đường của riêng mình và kiên định tiến về phía trước. Từ nay về sau, về cơ bản tôi sẽ từ bỏ sáng tác ở các đề tài khác, chuyên tâm sáng tác tiểu thuyết động vật. Khi đó tôi đã được điều đến Phòng sáng tác văn học nghệ thuật Bộ chính trị quân khu Thành Đô, để có được những tư liệu mới nhất về thế giới động vật và cảm giác mới mẻ trong cuộc sống, tôi coi thung lũng Dã Tượng ở Tây Song Bản Nạp, trung tâm cứu trợ động vật hoang dã núi Ai Lao, vườn thú trên núi Viên Thông ở Côn Minh là ba khu vực nền tảng, đề ra quy định với chính mình, bất luận công việc bận rộn đến đâu, mỗi năm đều phải dành ra ba tháng đến ba nơi này để trải nghiệm cuộc sống.
Trải qua nhiều năm nỗ lực, tôi dần dần viết ra những cuốn tiểu thuyết động vật mang lại danh tiếng cho bản thân. Các tác phẩm Chó ngao độ hồn, Cảnh ngộ của chim ưng, Dê sữa đỏ, Người nuôi chim đều lần lượt đoạt giải Tác phẩm văn học xuất sắc dành cho thiếu nhi do Hội nhà văn Trung Quốc tổ chức.
Từ năm 1993, các tác phẩm của tôi lần lượt được giới thiệu ở Đài Loan, đến nay tổng cộng đã xuất bản hơn ba mươi cuốn, mười hai lần đoạt giải Sách hay cùng đọc dành cho tài liệu đọc xuất sắc do báo Nhân dân, báo Quốc ngữ, báo Thiếu niên sư tử, thư viện thành phố Đài Bắc và Hội học thuật văn học thiếu nhi Đài Loan phối hợp tổ chức.
Lúc còn trẻ, chưa biết trời cao đất dày, tôi từng đặt ra vô số ước mơ hoài bão. Đến nay đã ngoài năm mươi, tóc mai đã bạc, tôi mới hiểu ra một triết lý hết sức đơn giản và hiển nhiên: Đời người ngắn ngủi, sức lực và tài năng là có hạn, trong đời có thể làm tốt một hai chuyện đã là khá lắm rồi. Đối với tôi, viết cho hay những tiểu thuyết động vật mà tôi yêu tha thiết và có thể viết ra thêm vài tác phẩm được độc giả đón nhận, đó chính là niềm an ủi lớn nhất của cuộc đời tôi.
Tôi viết tiểu thuyết về động vật, thường xuyên nhận được thư của độc giả, bên cạnh những lời động viên nhiệt tình, cũng có nhiều người hiếu kì hỏi những câu chuyện về động vật mà tôi viết có phải đều là trải nghiệm của bản thân hay không. Câu trả lời của tôi là đúng như vậy.
Khi tôi mười sáu tuổi, gặp đúng thời kì vận động thanh niên trí thức lên núi hoặc về nông thôn, thanh thiếu niên trong thành phố đều bị đuổi về định cư ở nông thôn, tôi cũng phải tạm biệt Thượng Hải trong tiếng khóc của mẹ và các chị em, đến một trại tên là Man Quảng Lộng của người dân tộc Thái ở Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam.
Nơi ấy xa rời đô thị, đất rộng người thưa, bốn phía đều là rừng nhiệt đới rậm rạp um tùm, được tôn vinh là “vương quốc thực vật” và “vương quốc động vật”. Ra đồng cày cây, cỏ vẫn cứ quanh quẩn bên mình; lên núi chặt củi, thường trông thấy ngựa, hươu và dê núi. Nơi ấy chẳng những có nhiều loài động vật hoang dã, mà còn có thể khiến người ta cảm nhận được mối thân tình sâu sắc giữa con người và các loài động vật. Khi thầy mo lên đồng thường dùng chuỗi hạt được làm từ hai mươi bốn mảnh xương bánh chè của mười hai loài thú, bao gồm hổ, báo, chó rừng, sói, chó, trâu, ngựa, lợn, dê, la, hươu, hoẵng; ngoài cổng trại điêu khắc hình voi trắng và gấu đen, trên vách tre của nhà nào nhà nấy đều treo đầu trâu rừng; những lời chúc mừng trong hôn lễ bao gồm: Chúc chú rể chất phác như trâu, nhanh nhẹn như khỉ, dũng cảm như báo, chúc cô dâu xinh đẹp như chim công, hiền dịu như phượng hoàng đất, đảm đang việc nhà và chăm sóc con cái như chó rừng lưng bạc; vật chôn theo trong lễ tang thường là các tượng chim hoặc thú bằng gỗ, dường như dù ở dương gian hay âm phủ, phải làm bạn với động vật thì cuộc đời mới hoàn chỉnh.
Vùng này còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện thú vị về động vật, như hổ đi bắt nghé bị trâu húc chết; để trả ơn ông lão từng cứu một con voi cái, đàn voi đã dùng vòi múc nước giúp ông tưới cho cánh đồng ngô sắp chết trong mùa hạn hán; gấu chó mặc quần áo lấy trộm được của người, khiến cho dê ngơ ngác chạy vào trong núi. Những chuyện như thế nhiều như lá rừng, muốn hái cũng không sao hái hết được.
Tôi sống ở trại Man Quảng Lộng sáu năm, vì kế sinh nhai, tôi từng nuôi bò, chăn ngựa, đem chim ưng biển ra sông Lan Thương bắt cá, dắt chó lên núi Bố Lãng đi săn, gần như ngày nào cũng tiếp xúc với động vật, tận mắt chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động về động vật.
Có một lần, tôi trèo lên cây lấy tổ chim, không cẩn thận làm rơi tổ ong vò vẽ, đàn ong giận dữ đuổi theo tôi khắp nơi. Con chó săn trung thành của tôi liều mình xông lên, hướng lên trời vừa sủa vừa cắn, giúp tôi nhân cơ hội đó mà chạy thoát thân, còn nó thì bị bầy ông đốt tới chết.
Lại có một lần, tôi bị một đàn chó rừng, hay còn được gọi là sói đỏ bao vây bên một cây to trơ trọi, hai ngày liền không có lấy một hạt cơm hay giọt nước, đói đến mức sắp suy kiệt. Một con chim ưng săn mồi được tôi nuôi bay từ trong trại vào rừng tìm thấy tôi, lại bay về trại báo cáo với thôn trưởng, dẫn đoàn thợ săn đến cứu tôi thoát khỏi đường cùng.
Quãng đời kì diệu ấy đã cho tôi nguồn tư liệu sáng tác vô cùng phong phú.
Cuốn tiểu thuyết về động vật đầu tiên của tôi được viết vào năm 1979. Khi đó, tôi làm cán bộ thời sự phân khu quân đội ở Tây Song Bản Nạp. Có một hôm, một người bạn học cùng đội trong trại trước đây đến chơi, cho tôi biết một tin, ông nuôi voi trong trại, người dành cả nửa đời nuôi voi cho quan thổ ty đã mất. Ngày tôi là thanh niên trí thức ở nông thôn rất thân với ông nuôi voi ấy, nghe đồn ông có thể hiểu được tiếng của voi, có thể nói chuyện với voi, con voi dù có bất kham khó thuần đến đâu, qua tay ông nuôi dưỡng, cũng sẽ trở thành voi nhà dễ bảo. Tôi còn nghe chính miệng ông nói, ông từng vì không nhẫn tâm để thổ ty xẻ ngà voi mà đã thả cho một con voi đi mất.
Sau khi người bạn học đưa tin ấy đi khỏi, đêm đó tôi không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi về ông nuôi voi. Ông cả đời nuôi voi, sau khi chết vẫn giữ quan hệ với loài voi, như thế cuộc đời mới có thể xem là đã đặt một dấu chấm hoàn chỉnh. Tôi cảm thấy con voi rừng được ông thả nên chạy từ trong rừng về trại, đứng trước mộ ông gào khóc, để tỏ lòng thương tiếc. Cứ nghĩ mãi nghĩ mãi, tôi liền nghĩ ra một thiên tiểu thuyết, lấy tên là Khi đàn voi di cư. Bản thảo viết xong, tôi gửi về báo Văn học thiếu nhi ở Bắc Kinh, nửa tháng sau thì nhận được hồi âm, trong thư biên tập viên hết lời khen ngợi, khuyến khích tôi tiếp tục viết những tiểu thuyết về động vật mang đậm sắc thái địa phương như thế.
Cuốn sách thực sự đem lại danh tiếng cho tôi trong lòng độc giả là Hoàng Hồ - Chú chó nghiệp vụ nghỉ hưu.
Mùa xuân năm 1983, tôi đến phỏng vấn liên đội biên phòng Quan Lụy. Một hôm, cấp trên hạ lệnh liên đội lập tức điều một phân đội nhỏ đến khu vực rừng nguyên sinh giữa biên giới Việt - Trung ngăn chặn và bắt giữ một bọn buôn ma túy có vũ trang. Tôi may mắn được tham gia vào nhiệm vụ lần này.
Lúc sắp khởi hành, một con chó nghiệp vụ được nuôi trong đồn mười năm nay, sớm đã nghỉ hưu, cứ nhất quyết đòi theo chúng tôi đi chấp hành nhiệm vụ. Con chó ấy đã già đến mức sắp đi gặp Thượng đế của loài chó, lông trên cổ và đuôi đều đã rụng, trên mặt có một vết sẹo dài ba tấc, chân trước bên trái bị đạn gọt mất một khúc, đi lại có phần khập khiễng. Mọi người sợ nó tuổi già sức yếu sẽ gây thêm rắc rối, không đồng ý đưa nó đi, liền xích nó lại bên chuồng. Không ngờ, chúng tôi đi ba tiếng đồng hồ, vừa mới đến điểm phục kích, chẳng hiểu con chó ấy làm thế nào mà chui được ra khỏi xích, xuất hiện trước mặt chúng tôi! Hết cách, chúng tôi đành cho nó ở lại.
Nửa đêm, bọn buôn ma túy có vũ trang quả nhiên xuất hiện trên đường biên giới. Trận chiến nổ ra, mấy tên buôn thuốc phiện đều bị bắn chết hoặc bắt sống, chỉ có duy nhất một tên nhân lúc trời tối, chui vào trong một khe suối sâu mấy chục trượng. Con chó già sủa ầm ĩ lên rồi chui vào trong khe. Từ trong khe vang lên ba tiếng súng và tiếng kêu của tên buôn lậu. Chúng tôi vội vàng trèo xuống, soi đèn pin thì thấy trên cổ con chó trúng một phát đạn, trên mình trúng hai phát, đang nằm giữa vũng máu, nhưng miệng nó vẫn cắn chặt lấy tên buôn lậu không chịu buông ra.
Các chiến sĩ vây quanh con chó mà khóc, người nuôi chó nghiệp vụ cứ nhắc đi nhắc lại: “Đừng tưởng nó chỉ là một con vật không biết nói, nó còn thông minh hơn con người, trọng tình cảm hơn con người!” Các chiến sĩ kể cho tôi nghe, con chó nghiệp vụ này từng hai lần lập chiến công, vết thương trên mặt và ở chân trước của nó là do mìn nổ gây ra. Nó đã nghỉ hưu được ba năm, theo quy định, có thể về trường huấn luyện chó nghiệp vụ an hưởng tuổi già, được nuôi dưỡng đến hết đời. Nhưng nó hai lần chạy từ trường huấn luyện trở về đồn, cuối cùng anh dũng hi sinh trong vị trí chiến đấu.
Ngày hôm sau, liên đội biên phòng long trọng tổ chức tang lễ cho con chó nghiệp vụ, rất nhiều người đã rơi nước mắt. Chính trong tang lễ, trong lòng tôi đột nhiên dâng lên một niềm xúc động kì lạ, tôi nhận thấy bản thân chú chó nghiệp vụ này chính là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, thế là tôi liền viết thành cuốn Hoàng Hồ - chú chó nghiệp vụ nghỉ hưu. Sau khi tác phẩm được đăng trên báo Văn nghệ thiếu niên Thượng Hải, tôi nhận được hàng nghìn bức thư của độc giả, cuốn sách đã trở thành tiểu thuyết về động vật được độc giả yêu thích nhất của tôi. Biên tập viên cũng vô cùng khen ngợi, nói tác phẩm này có chủ đề độc đáo và mới lạ.
Cuối cùng tôi đã ngộ ra được điều gì đó, một điểm mới lạ trong văn chương, không phải là cái mới theo kiểu chạy theo mốt hay dẫn đầu trào lưu, mà là kinh nghiệm đặc thù của nhà văn, chính là những thứ mà người khác không có. Văn đàn là một vườn trồng trăm hoa, nếu anh trồng hoa hồng, tôi cũng trồng hoa hồng, trăm hoa sẽ chỉ còn một loài; mặc dù hoa hồng rất cao quý, nhưng sẽ vì lặp đi lặp lại mà trở nên đơn điệu nhàm chán. Người ta trồng hoa hồng, tôi trồng hoa xa cúc, mặc dù hoa xa cúc không kiều diễm như hoa hồng, nhưng bởi vì chủng loại mới lạ nên sẽ lọt vào mắt xanh của mọi người. Chen chúc trên con đường nhỏ hẹp của văn chương, điều quan trọng là phải tìm được chính mình.
Lúc này, tôi phát hiện thấy những tiểu thuyết động vật mà tôi viết từ trước đến nay về cơ bản đều chỉ loanh quanh trong vòng ân oán giữa động vật và con người, đang dậm chân tại chỗ trong việc nhân cách hóa hình tượng động vật. Nếu tiếp tục viết như thế, chắc chắn sẽ chỉ là rang cơm nguội. Hơn nữa, các loài động vật có thể viết ở Tây Song Bản Nạp hầu như tôi đều đã viết rồi. Tôi cảm nhận được sự khủng hoảng trong sáng tác, những lối mòn đều đã đi hết, đường mới thì chưa được mở ra, tôi nôn nóng đến mức chỉ muốn lao đầu vào tường.
Tôi quyết tâm tìm ra một con đường mới trong lĩnh vực tiểu thuyết về động vật.
Ở khoa văn tôi đã đọc qua rất nhiều sách vở tài liệu thuộc các lĩnh vực sinh vật học, động vật học, hành vi động vật học. Trong đó có bốn cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất tới tôi, một là Sự tổng hợp mới của Wilson; hai là Tấn công và nhân tính của Konrad Lorenz - nhà nghiên cứu hành vi động vật người Áo, người từng đoạt giải Nobel Y học và Sinh Lý học; hai cuốn còn lại là Vượn trần trụi và Vườn thú người của Morris. Đọc những cuốn sách này, tôi có cảm giác ngạc nhiên mừng rỡ như đi trên sa mạc may mắn gặp được nguồn nước. Quan điểm đáng sợ trong học thuyết sinh vật xã hội của Wilson đối với tôi có tác dụng giác ngộ, còn những nghiên cứu sâu sắc của hai nhà động vật học kiệt xuất Lorenz và Morris đối với thế giới động vật đã mở ra cho tôi một góc độ hoàn toàn mới trong việc quan sát động vật, chắt lọc chủ đề và xây dựng cốt truyện.
Tôi nhận thấy trước đây những hiểu biết của bản thân về động vật còn quá nông cạn. Động vật không chỉ vì con người mà sống trên trái đất này, chúng còn có một phạm vi sống chết của riêng mình, nơi kẻ mạnh đánh bại kẻ yếu, hoàn toàn có thể đứng từ góc độ đa dạng phong phú của các quy tắc rừng xanh để xây dựng hình tượng chính của động vật.
Ngoài ra, rất nhiều tật xấu và vấn đề trong xã hội loài người, ví dụ như chiến tranh, phân biệt chủng tộc, cướp đoạt tài nguyên, khác biệt giới tính, tranh chấp quyền lực, hành vi tấn công, ỷ mạnh hiếp yếu… vừa có thể dùng quan điểm xã hội học để tìm lời giải thích và đáp án hợp lý từ trong văn hóa, lại có thể dùng con mắt của nhà động vật học, đứng trên phương diện sinh học để giải mã căn nguyên. Suy luận từ ý nghĩa trên, giá trị nhận thức của tiểu thuyết động vật không những có thể vượt qua việc phổ cập kiến thức, mà còn có thể vượt qua cách thức soi gương sám hối kiểu “con người không bằng động vật”, hoàn toàn có thể sánh ngang với các tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết triết lý cùng loại.
Dựa trên hai điểm nhận thức nói trên, tôi viết tiểu thuyết ngắn Nấm mồ voi và tiểu thuyết Ráng chiều. Tôi tự nhận thấy, đây là một khởi điểm mới cho sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết động vật của mình. Trước tiên, hai cuốn tiểu thuyết này hoàn toàn chỉ viết về động vật, không có sự xuất hiện của con người, nội dung và tình tiết đều lấy từ chính hành vi đặc trưng của động vật, chứ không bắt nguồn từ quy phạm đạo đức. Trong cuốn Nấm mồ voi, khi voi mẹ Ba Á đứng trước xung đột gay gắt giữa tình mẫu tử và tình yêu, nó đã từ bỏ tình yêu mà làm tròn tình mẫu tử; trong cuốn Ráng chiều, đàn chó rừng vì lợi ích của cả đàn mà hi sinh những cá thể già yếu. Những chủ đề này đã đụng đến một số phương diện nhân sinh mà lâu nay chúng ta che giấu, gợi cho độc giả những suy tư về trạng thái sinh tồn của chính con người. Thêm nữa, trong cách viết, tôi có thay đổi góc độ trần thuật, vận dụng suy luận logic chặt chẽ và sự tưởng tượng hợp tình hợp lý, mô phỏng tư duy cảm giác của động vật, tiến hành miêu tả tâm lý.
Cuộc thử nghiệm này có thể xem như đã thành công. Sau khi tiểu thuyết được phát hành đã khơi dậy sự quan tâm rộng rãi của độc giả lẫn các nhà phê bình. Có nhà phê bình chỉ ra rằng: Hai tác phẩm trên đều bắt nguồn từ đặc tính của động vật để tập trung xây dựng cốt truyện, quan sát tinh tế động cơ tự nhiên của hành vi động vật, hàm chứa triết lý sâu sắc mà không có dấu vết của việc nhân hóa động vật, có thể xem là những tiểu thuyết động vật chân chính.
Đào mười cái giếng nông không bằng đào một cái giếng sâu. Tôi đã tìm thấy con đường của riêng mình và kiên định tiến về phía trước. Từ nay về sau, về cơ bản tôi sẽ từ bỏ sáng tác ở các đề tài khác, chuyên tâm sáng tác tiểu thuyết động vật. Khi đó tôi đã được điều đến Phòng sáng tác văn học nghệ thuật Bộ chính trị quân khu Thành Đô, để có được những tư liệu mới nhất về thế giới động vật và cảm giác mới mẻ trong cuộc sống, tôi coi thung lũng Dã Tượng ở Tây Song Bản Nạp, trung tâm cứu trợ động vật hoang dã núi Ai Lao, vườn thú trên núi Viên Thông ở Côn Minh là ba khu vực nền tảng, đề ra quy định với chính mình, bất luận công việc bận rộn đến đâu, mỗi năm đều phải dành ra ba tháng đến ba nơi này để trải nghiệm cuộc sống.
Trải qua nhiều năm nỗ lực, tôi dần dần viết ra những cuốn tiểu thuyết động vật mang lại danh tiếng cho bản thân. Các tác phẩm Chó ngao độ hồn, Cảnh ngộ của chim ưng, Dê sữa đỏ, Người nuôi chim đều lần lượt đoạt giải Tác phẩm văn học xuất sắc dành cho thiếu nhi do Hội nhà văn Trung Quốc tổ chức.
Từ năm 1993, các tác phẩm của tôi lần lượt được giới thiệu ở Đài Loan, đến nay tổng cộng đã xuất bản hơn ba mươi cuốn, mười hai lần đoạt giải Sách hay cùng đọc dành cho tài liệu đọc xuất sắc do báo Nhân dân, báo Quốc ngữ, báo Thiếu niên sư tử, thư viện thành phố Đài Bắc và Hội học thuật văn học thiếu nhi Đài Loan phối hợp tổ chức.
Lúc còn trẻ, chưa biết trời cao đất dày, tôi từng đặt ra vô số ước mơ hoài bão. Đến nay đã ngoài năm mươi, tóc mai đã bạc, tôi mới hiểu ra một triết lý hết sức đơn giản và hiển nhiên: Đời người ngắn ngủi, sức lực và tài năng là có hạn, trong đời có thể làm tốt một hai chuyện đã là khá lắm rồi. Đối với tôi, viết cho hay những tiểu thuyết động vật mà tôi yêu tha thiết và có thể viết ra thêm vài tác phẩm được độc giả đón nhận, đó chính là niềm an ủi lớn nhất của cuộc đời tôi.
/19
|