Đám cành khô lá héo dưới chân vẫn lép nhép theo từng bước chân của ba người, mảnh sân hoang vắng nơi tận cùng thế giới, ngay đến ánh đèn đường cũng xa vời là vậy, không có ai ngang qua, không có ai nhìn ngó, và đương nhiên, cũng không có ai làm phiền niềm vui của ba kẻ ngốc.
.
Cát Niên vẫn đang làm nốt mấy việc trong bếp, thức ăn đã được bày lên bàn, Hàn Thuật và Phi Minh không đợi thêm được nữa vội vàng ngồi xuống bàn ăn. Tuy nói đây là bữa cơm quan trọng nhất một năm chỉ có một lần, Cát Niên cũng đã tỉ mỉ cầu kì hơn ngày thường nhưng theo Hàn Thuật thấy, bữa “yến tiệc” của họ quả thật phải gọi là quá giản đơn. Một bát canh gà, một nồi lẩu, ngoài ra chỉ còn một con cá hấp.
Phi Minh mắt lại sáng lên nhìn mâm cơm đơn giản, cô bé nhẹ nhàng nói với Hàn Thuật: “Món sở trường của cô cháu là cá hấp đấy.”
Tinh thần của Phi Minh có vẻ khá hơn khi còn trong viện rất nhiều, cử chỉ thần thái tuy vẫn thấp thoáng nét bệnh tật nhưng chí ít cũng không yếu đến nỗi nằm bệt trên giường.
Gần cả ngày nay Hàn Thuật chưa có gì vào bụng, dạ dày trống rỗng, sớm đã đói hoa cả mắt. Cát Niên lề mề không chịu ngồi xuống bàn ăn, mùi thức ăn nóng hổi đối với anh quả là một kiểu mê hoặc giày vò. Đến khi nghe thấy “ông bác ruột” đang réo ầm bên bàn ăn, anh đành tạm thời quên đi thân phận “khách” không mời mà đến của mình, lén lút gắp một miếng cá bỏ vào miệng, hệt như ở nhà trước khi ăn cơm vẫn thường bốc trộm thức ăn của mẹ, lại còn oang oang không biết xấu hổ với Phi Minh: “Chú nếm thử trước xem món sở trường của cô cháu thế nào.”
Phi Minh chớp chớp mắt nhìn Hàn Thuật, nghiêm túc hỏi: “Thế nào ạ?.”
Nói thật, tài nghệ nấu nướng của Cát Niên cũng chỉ tầm tầm, nếu là lúc bình thường, theo thang điểm khắt khe của Hàn Thuật chỉ đáng được 6/10, cứ lấy con cá hấp này mà nói, lửa hơi quá một chút là vị cũng nhạt đi ngay. Nhưng xét trên mức độ đói của Hàn Thuật bây giờ và suy xét nhân tố tình người, anh vẫn rất hào phóng gật gù.
Thấy anh như vậy, Phi Minh cũng không nhịn nổi thò đũa ra, vừa ăn vừa nói: “Vốn dĩ cháu cứ nghĩ hôm nay không cần ăn thức ăn cô làm nữa, chú Nghiệp đã nói mời cô và cháu cùng chú ấy đón Tết, đáng tiếc là chú ấy lại không tới.”
Hàn Thuật nghe Phi Minh dùng giọng điệu thân mật bàn chuyện Đường Nghiệp, trong lòng bất giác không vui, anh suy nghĩ một giây rồi lại giảo hoạt định moi móc thông tin từ miệng cô bé con: “Cô cháu đã nói chuyện với cháu về chú Đường Nghiệp chưa?.”
Phi Minh gẩy chiếc xương cá, một lúc sau mới nhớ ra gật gật đầu, “Nói rất nhiều lần rồi ạ.”
“Nói cái gì?” Hàn Thuật vội vàng hỏi dồn.
“Nói về truyện chú Đường Nghiệp tặng cháu, với truyện chú ấy đọc cho cháu.”
“Thế à.” Hàn Thuật bất giác có chút thất vọng, nhưng cũng tự cười mình, trẻ con thì biết cái gì?
Đúng lúc đó Phi Minh lại nhổm người về phía Hàn Thuật nói với giọng bí hiểm: “Có một lần, cô cháu hỏi cháu, nếu như có khả năng, cháu có đồng ý sống cùng chú Đường Nghiệp không?” Cô bé dường như còn sợ Hàn Thuật không hiểu, tinh quái thì thầm giải thích thêm chỉ đủ cho hai người nghe, “Cháu đoán cô muốn hỏi cháu, nếu như có thể, cô có nên lấy chú Đường Nghiệp không.”
Hàn Thuật sững người, cũng chụm đầu lại, dùng giọng lén lén lút lút hệt Phi Minh hỏi: “Thế cháu trả lời thế nào?”
Phi Minh làm ra vẻ người lớn nói: “Cháu nói với cô, cô muốn ở cùng chú Đường Nghiệp cũng được, vậy đợi cháu khỏe bệnh, lớn lên sẽ kết hôn với chú Hàn Thuật.”
Hàn Thuật chậm chạp thẳng người dậy, nhìn vẻ mặt “Thấy chưa, cháu luôn đứng về phía chú” của Phi Minh mà không nói nổi thành lời, gắp một miếng cá bỏ vào miệng như máy, suýt chút nữa còn bị hóc xương.
“Chú Hàn Thuật, chú không sao chứ?”
Hàn Thuật cười méo xệch, “Bà cô nhỏ ơi, cháu thật biết giúp chú.”
Đang thì thầm to nhỏ, tiếng bước chân của Cát Niên cũng dần tới gần, cô gọi một lớn một nhỏ đang chầu chực bên bàn ăn: “Sắp có thể ăn cơm rồi, Phi Minh, cháu bưng đĩa cá của cô đi đâu rồi?”
Phi Minh lập tức há hốc miệng, câm lặng vài giây mới hoảng hốt nói với Hàn Thuật: “Chết rồi, cháu vừa rồi chỉ chăm chăm nói chuyện quên mất, 30 Tết nào cô cũng dùng gà và cá để cúng thần, cúng xong mới được ăn.”
Cô bé và Hàn Thuật không hẹn mà cùng nhìn về con cá rô ngay giữa bàn, qua cuộc hỏi đáp miệng nói tay gắp khi nãy, nửa mình con cá đã chui vào bụng hai chú cháu.
Phi Minh nhanh như cắt đặt ngay đũa xuống, le le lưỡi theo bản năng, không dám nói thêm câu gì.
Hàn Thuật bất giác cũng sợ chết khiếp, đờ đẫn lẩm bẩm: “Cái cô này sao vẫn mê tín thế chứ?”
Không đợi hai người nghĩ ra kế sách đối phó, Cát Niên đã đi đến bên bàn ăn, kinh ngạc hết nhìn con cá tàn phế rồi lại quay sang nhìn hai chú cháu đang cúi đầu im thin thít.
“Cháu chỉ ăn có một tí xíu.” Phi Minh sợ cô giận liền vội vàng thừa nhận kết hợp phân trần, lời nói ra cũng đồng thời bán đứng luôn Hàn Thuật khi nãy vẫn còn là đồng minh tốt của cô bé.
Hàn Thuật gượng gạo gãi đầu, “Anh không biết vẫn còn quy trình này… làm thế nào bây giờ, hay là em nói với thần năm nay tạm không ăn cá đã?”
Phi Minh bụm miệng không nổi, len lén bật cười.
Cát Niên chẳng buồn nhìn thêm cặp chú cháu này nữa, im lặng đưa tay ra cầm đũa lật mặt kia mình cá lên, may mà phần này vẫn còn nguyên. Tiếp đó cô mặt không biến sắc, bê đĩa cá ra đặt trước chiếc bàn đã được kê sẵn một bên sân trong, thành khẩn khấn vái.
Đợi cô bê gà và cá lại về bàn, Hàn Thuật và Phi Minh lẽ ra nên chột dạ vẫn đang cười mãi không dứt.
Hàn Thuật nói: “Em vái thần phương nào thế, đây chẳng phải trắng trợn lừa dối thần sao?”
Cát Niên ngồi xuống bên cạnh Phi Minh, lúc này Hàn Thuật mới nhận ra khóe môi cô cũng đang run run, cuối cùng không nhịn nổi nữa cô cũng bật cười, tự biện hộ cho mình: “Tâm thành ắt linh.”
“Ăn cơm thôi.” Cát Niên múc cho Phi Minh một bát canh, thấy Hàn Thuật hiền lành ngồi một chỗ, cô do dự giây lát rồi cũng tiện tay múc cho anh một bát, khẽ giọng nói: “Em không ngờ anh đến, cơm nước hơi qua quýt, anh ăn tạm vậy.”
Hàn Thuật bàng hoàng trước cử chỉ ân cần của cô, vội vàng đưa tay ra đón, anh uống ngon lành hai ngụm rồi nhân luôn thời cơ tốt lành, có đi có lại gắp một miếng cá ngon nhất cẩn thận để vào bát cô.
Mới đầu anh còn có cảm giác lo lắng bất an, sợ mình không đâu lại gây chuyện lần nữa, ánh mắt Phi Minh cũng đi theo một đường parabol, bám sát quỹ đạo đôi đũa, nơm nớp quan sát phản ứng của cô.
Cát Niên tập trung vào ăn cơm, đầu cũng chẳng ngẩng lên. Cô im lặng ăn miếng cá trong bát, một lúc sau mới ngẩng đầu lên cười ngượng ngùng, “Cá hấp kỹ quá rồi.”
Hàn Thuật lập tức bật cười, Phi Minh cũng cười theo, không ai muốn đi sâu tìm hiểu xem, một con cá hấp quá kỹ có gì đáng vui như vậy.
Trời tối dần, bóng đèn năng lượng mặt trời cũ kỹ trong căn nhà thỉnh thoảng lại chập chờn, xa gần vẫn còn văng vẳng tiếng pháo nổ. Kỳ lạ ở chỗ, âm thanh vốn nên ồn ào ấy trong thời khắc này lại khiến người ta cảm nhận được một sự yên tĩnh kỳ lạ, trong bầu không khí yên tĩnh này rất nhiều rất nhiều thứ đã được lặng lẽ xoa bằng, như gió thổi bằng các vết thương nham thạch, như sóng cào bằng những dấu chân trên cát.
Đêm 30 sở dĩ quý giá chính vì hai chữ “đoàn viên.” Hàn Thuật yên lặng thưởng thức bữa cơm tất niên “qua loa” nhất trong suốt gần ba mươi năm trời sống trên đời của mình. Màn đêm cuối cùng cũng đã tới, trước nay anh chưa từng thích màn đêm, mọi vui vẻ náo nhiệt của những buổi hô bạn gọi bè, chơi bời tiệc tùng giống như cơn gió, chỉ lấp đầy trong khoảng thời gian ngắn rồi biến mất không một dấu vết, để lại một lỗ hổng rỗng tuếch và những âm thanh vọng lại khiến anh hoang mang, nhưng giờ đây, trái tim anh đã được buổi tối yên tĩnh này lấp đầy một cách kỳ lạ. Lần đầu tiên anh nghĩ đến hai từ “viên mãn.”
Sau bữa tối, Hàn Thuật chủ động nhận nhiệm vụ vào bếp rửa bát. Cát Niên chẳng khách khí, hai người cùng thu dọn cũng nhanh hơn một chút. Đợi mọi thứ đều đã dọn dẹp ngăn nắp, Phi Minh vẫn không chịu ngoan ngoãn lên giường nghỉ ngơi, cô bé ngồi dựa nghiêng nghiêng trên chiếc ghế tre hướng ra cổng ngoài, cũng may trên người còn đắp chiếc mền dày Cát Niên đã chuẩn bị sẵn.
Cát Niên sợ Phi Minh bị lạnh, đi ra sờ trán cô bé mới nhận ra ngoài sân mưa đã tạnh từ lúc nào, chỉ còn những giọt nước tí tách rơi từ mái hiên cũ xuống mặt đất im lìm những xác lá khô còn chưa hòa vào màn đêm. Trong không khí có mùi ẩm ướt của hơi nước trộn lẫn lá mục, đất sét và khói pháo. Hàn Thuật bước đến bên hai cô cháu đang một đứng một ngồi, hít hà không khí lành lạnh của mảnh sân sau cơn mưa phùn trong đêm đông vạn nhà đoàn viên.
Phi Minh quay sang nhìn Hàn Thuật, đột ngột thốt ra một ý tưởng kỳ lạ: “Chú Hàn Thuật, cháu rất mong được đánh một hiệp cầu lông với chú.”
Hàn Thuật vốn định nói: “Được thôi, trên xe chú sẵn có vợt đây”, nhưng lời đã đến miệng anh mới nhận ra vẻ trầm lặng của Cát Niên, và nét buồn bã thấp thoáng trên khuôn mặt non nớt của Phi Minh. Anh suýt nữa quên mất, với tình trạng sức khỏe của Phi Minh hiện giờ, kiên trì suốt một bữa cơm đã là quá lắm rồi, thể lực của cô bé sao chịu nổi những vận động thể lực quá mạnh. Có lẽ ngay Phi Minh cũng hiểu quá rõ điều này, vậy nên với một yêu cầu đơn giản như thế, cô bé chỉ nói “cháu mong” chứ không phải “cháu muốn”, cô bé biết mình không làm nổi.
Hàn Thuật ra sức nhớ lại, mười một tuổi, hoặc là mười hai tuổi, vào độ tuổi đó mình đang làm gì. Không chỉ mình anh, mọi đứa trẻ trong độ tuổi ấy đều nên được khỏe mạnh chạy nhảy nô đùa, còn Phi Minh, đứa bé đáng thương này, có lẽ cô bé chỉ không muốn trân trân nhìn mình yếu dần đi trong một đêm thế này, chỉ thế mà thôi nhưng vẫn không đạt được.
Hàn Thuật trước nay cũng biết mình giỏi nhất khoản ăn nói làm vui lòng người khác, anh muốn giúp Phi Minh vui lên, nhưng vắt óc suy nghĩ, miệng lưỡi hàng ngày không biết đã trốn tiệt vào đâu, lúc này anh mới cảm thấy sự vô dụng của lời nói trước cảnh sinh lão bệnh tử của số phận. Vừa may lúc đó Hàn Thuật thấy chiếc xe đạp của Cát Niên dựng dưới mái hiên, mắt anh bất giác sáng bừng, hào hứng phấn khởi nói với Phi Minh: “Hay là chúng ta đi xe đạp?”
Phi Minh mặt đầy hứng thú, gật đầu như gà mổ thóc, “Được ạ được ạ, cháu vẫn chưa biết đi, cô nói phải đợi cháu lên cấp Hai mới yên tâm để cháu đạp xe đi học.”
Hàn Thuật cười cười bước lại bên chiếc xe rồi an ủi cô bé: “Sau này chú sẽ dạy cháu, dễ lắm. Nhưng hôm nay cháu ngoan ngoãn ngồi phía sau đã, chú Hàn Thuật sẽ đèo cháu một vòng.”
Vừa nói anh vừa dắt chiếc xe ra giữa sân, thử quay bàn đạp mới phát hiện chỗ nào trên xe cũng phát ra tiếng cọt kẹt kỳ lạ, anh bất giác cúi đầu kiểm tra, hóa ra chiếc xe đồ cổ không rõ niên đại này đến dây xích cũng đã đứt rồi, bánh sau xẹp lép còn lộ cả khung thép. Hàn Thuật trố mắt đờ đẫn, “Tạ Cát Niên, cái xe ghẻ gì thế này?”
Cát Niên lúc này mới chậm rãi bước lại, đi quanh chiếc xe một vòng rồi xòe hai bàn tay làm như vô tội: “Em có nói đây là cái xe tốt đâu, vứt xó ở đấy cũng lâu lắm rồi chẳng có ai đi.”
Hàn Thuật vẫn không nhụt chí, tiếp tục hý hoáy một hồi, cuối cùng cũng đành bó tay, hiện giờ chẳng có dụng cụ sửa chữa gì, dù có muốn để chiếc xe miễn cưỡng chống đỡ một lúc cũng không được. Anh như bị dội gáo nước lạnh, càng nhìn chiếc xe ghẻ ấy càng thấy bực mình, anh làu bàu: “Cái thứ đồng nát này sớm nên vứt từ lâu rồi, giữ lại có còn chút giá trị nào không?”
Cát Niên ngập ngừng nói: “Chẳng phải vẫn có thể bán đi an hưởng tuổi già sao?”
Cô tránh ánh mắt tức giận của Hàn Thuật, quay đầu lại bắt gặp khuôn mặt có chút thất vọng của Phi Minh nãy giờ vẫn im thin thít.
Cát Niên nghĩ ngợi rồi xốc lại tinh thần, cười hì hì nói với Phi Minh: “Muốn đi xe đạp đúng không? Cũng không phải là không được.” Cô khẽ nghiêng đầu, đứng giữa sân vẫy vẫy Phi Minh, “Lại đây lại đây, cô đạp xe đèo cháu.” Chiếc xe cũ nát rõ ràng vẫn còn đổ bên cạnh cô, Phi Minh mặt mày hoang mang không hiểu ra sao nhưng cũng không cưỡng nổi sự dụ dỗ của cô.
“Lại đây, con bé ngốc này, mang theo mền của cháu, mau lại đây.”
Phi Minh bán tín bán nghi khoác mền chầm chậm bước đến bên cô, Hàn Thuật càng trợn to mắt, không hiểu cô định chơi trò gì.
Chỉ thấy hai tay Cát Niên đặt lên vai Phi Minh, đẩy cô bé ra sau lưng mình, rồi quay lưng về phía Phi Minh, giơ hai tay ra trước mặt làm như đang cầm một thứ gì đó vô hình, “Ngồi xong chưa, Phi Minh, xe sắp đi rồi này!”
Nói xong hai chân cô bước chầm chậm tiến về phía trước, Phi Minh ngô nghê ở phía sau cũng bước theo mỗi bước chân cô. Hàn Thuật đờ người một lát rồi cũng hiểu ra, cô nàng đang dùng chiếc xe giả tưởng của mình để chở Phi Minh đi vòng quanh đây.
Lúc này Phi Minh cũng đã kịp nhận ra, ngạc nhiên bụm miệng lén cười, nhưng dường như cũng cảm thấy thú vị, trong tiếng hô “rẽ đây, cẩn thận đừng ngã nhé…” như thật của Cát Niên, cô bé cũng ra dáng “ngồi” phía sau cô, vừa cười vừa nói: “Cô ơi đạp chậm lại chút.”
Hai cô cháu bận vui vẻ đạp xe không biết rằng bộ dạng một lớn một nhỏ cưỡi chiếc xe giả tưởng ấy ngớ ngẩn thế nào trong mắt Hàn Thuật đứng bên ngoài. Cát Niên vòng qua anh còn rất chuyên nghiệp dùng tay trái ấn “chuông.”
“Ting ting ting, mau nhường đường mau nhường đường, xe đâm vào là không hay đâu.” Anh đau khổ nheo mắt xoa xoa đầu, miệng lẩm bẩm: “Trời ạ, tôi chết đây.”
Thế nhưng Phi Minh càng ngày càng mê trò chơi vô vị này, còn rất nhập vai khuỵu khuỵu đầu gối làm như đang ngồi sau xe thật, cô bé nhiệt tình gọi Hàn Thuật, “Chú Hàn Thuật, chú cũng đạp đi, mau đạp xe đi.”
Hàn Thuật lắc đầu quầy quậy không thốt nên lời, anh không thể tham gia trò chơi ngốc nghếch này được. Nhưng Phi Minh vẫn giục hết lần này đến lần khác.
“Lại đây đi, chú Hàn Thuật, chúng ta cùng đạp xe.”
“Chú Hàn Thuật của cháu không biết đạp.”
“Chú Hàn Thuật, không sao đâu, cô cháu chở chú.”
“Chiếc xe đạp” chở hai người lại lần nữa đi qua Hàn Thuật, Phi Minh kéo tay anh, Hàn Thuật vừa vui vừa buồn cười, Cát Niên đang bận rộn đạp xe cũng quay lại nhìn anh, anh dứt khoát giơ tay kéo hai cô cháu đang “đạp xe chở nhau” lại.
Xem ra đạp xe có vẻ là một việc nặng nhọc, Cát Niên mặt đỏ phừng phừng, thở hổn hển nhìn Hàn Thuật, đợi câu nói kháy của anh. Quả nhiên, Hàn Thuật lạnh tanh nói: “Ngốc chết mất thôi.”
“Ờ.” Cát Niên đờ đẫn đáp một tiếng.
“Anh nói tư thế của em ngốc chết mất thôi, có ai đạp xe kiểu em không? Thảo nào đến xích xe cũng đứt.” Anh gượng gạo nói, húng hắng mấy tiếng rồi quyết định dùng hành động biểu thị sự coi thường của mình.
Anh chen vào giữa Cát Niên và Phi Minh, nghĩ ngợi một hồi lại thấy không đúng, bèn chuyển Phi Minh lên phía trước mình, để Cát Niên ở đằng sau, miệng còn chỉ huy, “Cháu ngồi trên dầm ngang phía trước, còn em, ngồi phía sau, để anh đạp xe.”
Hai người còn lại vui vẻ tiếp nhận sắp xếp, “chiếc xe đạp” chở ba người chật cứng đã khởi động như vậy. Mới đầu Hàn Thuật còn thấy hơi ngượng chân ngượng tay, vòng một vòng càng đạp lại càng thấy thuận, Phi Minh được anh kẹp ở phía trước, Cát Niên “ngồi” sau “xe” anh, hơi thở cô ở ngay sau gáy, tiếng cười giòn tan của trẻ con vang khắp mảnh sân.
Đêm lạnh như nước, một làn nước dịu dàng. Đám cành khô lá héo dưới chân vẫn lép nhép theo từng bước chân của ba người, mảnh sân hoang vắng nơi tận cùng thế giới, ngay đến ánh đèn đường cũng xa vời là vậy, không có ai ngang qua, không có ai nhìn ngó, và đương nhiên, cũng không có ai làm phiền niềm vui của ba kẻ ngốc.
“Đâm vào tường rồi đâm vào tường rồi, Hàn Thuật, anh phải phanh lại.”
“Em ngồi yên đi, cứ thế rồi ngã thì đừng có trách anh.”
“Cô ơi, có chuột.”
“Mau bấm chuông.”
“Tinh tinh tinh, tinh tinh tinh…”
“Cái xe này đã đi bao xa rồi ạ?”
“Vừa qua Bắc Kinh, sắp đến Đông Bắc rồi.”
“Cháu muốn đi Mỹ.”
“Sao cháu không vòng sông Ngân Hà một chuyến?”
…
Bỗng có một âm thanh cao vút chói tai, chỉ trong khoảnh khắc, trên bầu trời đã bung ra một chùm pháo bông rực rỡ, không biết là con cái nhà ai gần đấy nôn nóng đến độ không đợi được giao thừa nữa rồi. Chùm pháo bông như một tín hiệu bắt đầu, không lâu sau, pháo hoa bảy màu từ mấy điểm liên tục được bắn lên, nở bung. Bầu trời xanh đen trong đêm âm u không một ngôi sao lúc này đang được pháo hoa của con người thắp sáng.
Không biết trong ba người ai đã dừng lại trước, bọn họ giữ nguyên tư thế đạp xe, đứng giữa mảnh sân, ngẩng đầu say sưa ngắm từng đóa hoa lấp lánh trên bầu trời đêm. Pháo hoa quá mỹ lệ, không một ai mở miệng, chỉ sợ trong khoảnh khắc mở lời những bông pháo hoa ấy sẽ héo tàn. Sau tiếng nổ đùng đoàng đinh tai, chùm pháo rực rỡ nhất dường như đã phủ khắp khoảng trời trên đầu họ, nở bung dữ dội rồi rơi xuống như những ngôi sao băng.
Có lẽ vì ngửa cổ quá lâu, những ngôi sao băng ấy nhìn rất gần, gần đến nỗi Cát Niên còn giơ tay lên không trung, trong khoảnh khắc ấy, ngay đến Hàn Thuật cũng tưởng rằng ngôi sao băng sẽ rơi vào lòng bàn tay cô.
Cuối cùng, Cát Niên thu bàn tay khép chặt lại, Hàn Thuật không biết liệu cô có bắt được thứ gì hay không. Màn pháo hoa khiến bầu trời sáng rực hơn cả ban ngày, rồi lại đen kịt, tối hơn cả ban đêm.
.
Cát Niên vẫn đang làm nốt mấy việc trong bếp, thức ăn đã được bày lên bàn, Hàn Thuật và Phi Minh không đợi thêm được nữa vội vàng ngồi xuống bàn ăn. Tuy nói đây là bữa cơm quan trọng nhất một năm chỉ có một lần, Cát Niên cũng đã tỉ mỉ cầu kì hơn ngày thường nhưng theo Hàn Thuật thấy, bữa “yến tiệc” của họ quả thật phải gọi là quá giản đơn. Một bát canh gà, một nồi lẩu, ngoài ra chỉ còn một con cá hấp.
Phi Minh mắt lại sáng lên nhìn mâm cơm đơn giản, cô bé nhẹ nhàng nói với Hàn Thuật: “Món sở trường của cô cháu là cá hấp đấy.”
Tinh thần của Phi Minh có vẻ khá hơn khi còn trong viện rất nhiều, cử chỉ thần thái tuy vẫn thấp thoáng nét bệnh tật nhưng chí ít cũng không yếu đến nỗi nằm bệt trên giường.
Gần cả ngày nay Hàn Thuật chưa có gì vào bụng, dạ dày trống rỗng, sớm đã đói hoa cả mắt. Cát Niên lề mề không chịu ngồi xuống bàn ăn, mùi thức ăn nóng hổi đối với anh quả là một kiểu mê hoặc giày vò. Đến khi nghe thấy “ông bác ruột” đang réo ầm bên bàn ăn, anh đành tạm thời quên đi thân phận “khách” không mời mà đến của mình, lén lút gắp một miếng cá bỏ vào miệng, hệt như ở nhà trước khi ăn cơm vẫn thường bốc trộm thức ăn của mẹ, lại còn oang oang không biết xấu hổ với Phi Minh: “Chú nếm thử trước xem món sở trường của cô cháu thế nào.”
Phi Minh chớp chớp mắt nhìn Hàn Thuật, nghiêm túc hỏi: “Thế nào ạ?.”
Nói thật, tài nghệ nấu nướng của Cát Niên cũng chỉ tầm tầm, nếu là lúc bình thường, theo thang điểm khắt khe của Hàn Thuật chỉ đáng được 6/10, cứ lấy con cá hấp này mà nói, lửa hơi quá một chút là vị cũng nhạt đi ngay. Nhưng xét trên mức độ đói của Hàn Thuật bây giờ và suy xét nhân tố tình người, anh vẫn rất hào phóng gật gù.
Thấy anh như vậy, Phi Minh cũng không nhịn nổi thò đũa ra, vừa ăn vừa nói: “Vốn dĩ cháu cứ nghĩ hôm nay không cần ăn thức ăn cô làm nữa, chú Nghiệp đã nói mời cô và cháu cùng chú ấy đón Tết, đáng tiếc là chú ấy lại không tới.”
Hàn Thuật nghe Phi Minh dùng giọng điệu thân mật bàn chuyện Đường Nghiệp, trong lòng bất giác không vui, anh suy nghĩ một giây rồi lại giảo hoạt định moi móc thông tin từ miệng cô bé con: “Cô cháu đã nói chuyện với cháu về chú Đường Nghiệp chưa?.”
Phi Minh gẩy chiếc xương cá, một lúc sau mới nhớ ra gật gật đầu, “Nói rất nhiều lần rồi ạ.”
“Nói cái gì?” Hàn Thuật vội vàng hỏi dồn.
“Nói về truyện chú Đường Nghiệp tặng cháu, với truyện chú ấy đọc cho cháu.”
“Thế à.” Hàn Thuật bất giác có chút thất vọng, nhưng cũng tự cười mình, trẻ con thì biết cái gì?
Đúng lúc đó Phi Minh lại nhổm người về phía Hàn Thuật nói với giọng bí hiểm: “Có một lần, cô cháu hỏi cháu, nếu như có khả năng, cháu có đồng ý sống cùng chú Đường Nghiệp không?” Cô bé dường như còn sợ Hàn Thuật không hiểu, tinh quái thì thầm giải thích thêm chỉ đủ cho hai người nghe, “Cháu đoán cô muốn hỏi cháu, nếu như có thể, cô có nên lấy chú Đường Nghiệp không.”
Hàn Thuật sững người, cũng chụm đầu lại, dùng giọng lén lén lút lút hệt Phi Minh hỏi: “Thế cháu trả lời thế nào?”
Phi Minh làm ra vẻ người lớn nói: “Cháu nói với cô, cô muốn ở cùng chú Đường Nghiệp cũng được, vậy đợi cháu khỏe bệnh, lớn lên sẽ kết hôn với chú Hàn Thuật.”
Hàn Thuật chậm chạp thẳng người dậy, nhìn vẻ mặt “Thấy chưa, cháu luôn đứng về phía chú” của Phi Minh mà không nói nổi thành lời, gắp một miếng cá bỏ vào miệng như máy, suýt chút nữa còn bị hóc xương.
“Chú Hàn Thuật, chú không sao chứ?”
Hàn Thuật cười méo xệch, “Bà cô nhỏ ơi, cháu thật biết giúp chú.”
Đang thì thầm to nhỏ, tiếng bước chân của Cát Niên cũng dần tới gần, cô gọi một lớn một nhỏ đang chầu chực bên bàn ăn: “Sắp có thể ăn cơm rồi, Phi Minh, cháu bưng đĩa cá của cô đi đâu rồi?”
Phi Minh lập tức há hốc miệng, câm lặng vài giây mới hoảng hốt nói với Hàn Thuật: “Chết rồi, cháu vừa rồi chỉ chăm chăm nói chuyện quên mất, 30 Tết nào cô cũng dùng gà và cá để cúng thần, cúng xong mới được ăn.”
Cô bé và Hàn Thuật không hẹn mà cùng nhìn về con cá rô ngay giữa bàn, qua cuộc hỏi đáp miệng nói tay gắp khi nãy, nửa mình con cá đã chui vào bụng hai chú cháu.
Phi Minh nhanh như cắt đặt ngay đũa xuống, le le lưỡi theo bản năng, không dám nói thêm câu gì.
Hàn Thuật bất giác cũng sợ chết khiếp, đờ đẫn lẩm bẩm: “Cái cô này sao vẫn mê tín thế chứ?”
Không đợi hai người nghĩ ra kế sách đối phó, Cát Niên đã đi đến bên bàn ăn, kinh ngạc hết nhìn con cá tàn phế rồi lại quay sang nhìn hai chú cháu đang cúi đầu im thin thít.
“Cháu chỉ ăn có một tí xíu.” Phi Minh sợ cô giận liền vội vàng thừa nhận kết hợp phân trần, lời nói ra cũng đồng thời bán đứng luôn Hàn Thuật khi nãy vẫn còn là đồng minh tốt của cô bé.
Hàn Thuật gượng gạo gãi đầu, “Anh không biết vẫn còn quy trình này… làm thế nào bây giờ, hay là em nói với thần năm nay tạm không ăn cá đã?”
Phi Minh bụm miệng không nổi, len lén bật cười.
Cát Niên chẳng buồn nhìn thêm cặp chú cháu này nữa, im lặng đưa tay ra cầm đũa lật mặt kia mình cá lên, may mà phần này vẫn còn nguyên. Tiếp đó cô mặt không biến sắc, bê đĩa cá ra đặt trước chiếc bàn đã được kê sẵn một bên sân trong, thành khẩn khấn vái.
Đợi cô bê gà và cá lại về bàn, Hàn Thuật và Phi Minh lẽ ra nên chột dạ vẫn đang cười mãi không dứt.
Hàn Thuật nói: “Em vái thần phương nào thế, đây chẳng phải trắng trợn lừa dối thần sao?”
Cát Niên ngồi xuống bên cạnh Phi Minh, lúc này Hàn Thuật mới nhận ra khóe môi cô cũng đang run run, cuối cùng không nhịn nổi nữa cô cũng bật cười, tự biện hộ cho mình: “Tâm thành ắt linh.”
“Ăn cơm thôi.” Cát Niên múc cho Phi Minh một bát canh, thấy Hàn Thuật hiền lành ngồi một chỗ, cô do dự giây lát rồi cũng tiện tay múc cho anh một bát, khẽ giọng nói: “Em không ngờ anh đến, cơm nước hơi qua quýt, anh ăn tạm vậy.”
Hàn Thuật bàng hoàng trước cử chỉ ân cần của cô, vội vàng đưa tay ra đón, anh uống ngon lành hai ngụm rồi nhân luôn thời cơ tốt lành, có đi có lại gắp một miếng cá ngon nhất cẩn thận để vào bát cô.
Mới đầu anh còn có cảm giác lo lắng bất an, sợ mình không đâu lại gây chuyện lần nữa, ánh mắt Phi Minh cũng đi theo một đường parabol, bám sát quỹ đạo đôi đũa, nơm nớp quan sát phản ứng của cô.
Cát Niên tập trung vào ăn cơm, đầu cũng chẳng ngẩng lên. Cô im lặng ăn miếng cá trong bát, một lúc sau mới ngẩng đầu lên cười ngượng ngùng, “Cá hấp kỹ quá rồi.”
Hàn Thuật lập tức bật cười, Phi Minh cũng cười theo, không ai muốn đi sâu tìm hiểu xem, một con cá hấp quá kỹ có gì đáng vui như vậy.
Trời tối dần, bóng đèn năng lượng mặt trời cũ kỹ trong căn nhà thỉnh thoảng lại chập chờn, xa gần vẫn còn văng vẳng tiếng pháo nổ. Kỳ lạ ở chỗ, âm thanh vốn nên ồn ào ấy trong thời khắc này lại khiến người ta cảm nhận được một sự yên tĩnh kỳ lạ, trong bầu không khí yên tĩnh này rất nhiều rất nhiều thứ đã được lặng lẽ xoa bằng, như gió thổi bằng các vết thương nham thạch, như sóng cào bằng những dấu chân trên cát.
Đêm 30 sở dĩ quý giá chính vì hai chữ “đoàn viên.” Hàn Thuật yên lặng thưởng thức bữa cơm tất niên “qua loa” nhất trong suốt gần ba mươi năm trời sống trên đời của mình. Màn đêm cuối cùng cũng đã tới, trước nay anh chưa từng thích màn đêm, mọi vui vẻ náo nhiệt của những buổi hô bạn gọi bè, chơi bời tiệc tùng giống như cơn gió, chỉ lấp đầy trong khoảng thời gian ngắn rồi biến mất không một dấu vết, để lại một lỗ hổng rỗng tuếch và những âm thanh vọng lại khiến anh hoang mang, nhưng giờ đây, trái tim anh đã được buổi tối yên tĩnh này lấp đầy một cách kỳ lạ. Lần đầu tiên anh nghĩ đến hai từ “viên mãn.”
Sau bữa tối, Hàn Thuật chủ động nhận nhiệm vụ vào bếp rửa bát. Cát Niên chẳng khách khí, hai người cùng thu dọn cũng nhanh hơn một chút. Đợi mọi thứ đều đã dọn dẹp ngăn nắp, Phi Minh vẫn không chịu ngoan ngoãn lên giường nghỉ ngơi, cô bé ngồi dựa nghiêng nghiêng trên chiếc ghế tre hướng ra cổng ngoài, cũng may trên người còn đắp chiếc mền dày Cát Niên đã chuẩn bị sẵn.
Cát Niên sợ Phi Minh bị lạnh, đi ra sờ trán cô bé mới nhận ra ngoài sân mưa đã tạnh từ lúc nào, chỉ còn những giọt nước tí tách rơi từ mái hiên cũ xuống mặt đất im lìm những xác lá khô còn chưa hòa vào màn đêm. Trong không khí có mùi ẩm ướt của hơi nước trộn lẫn lá mục, đất sét và khói pháo. Hàn Thuật bước đến bên hai cô cháu đang một đứng một ngồi, hít hà không khí lành lạnh của mảnh sân sau cơn mưa phùn trong đêm đông vạn nhà đoàn viên.
Phi Minh quay sang nhìn Hàn Thuật, đột ngột thốt ra một ý tưởng kỳ lạ: “Chú Hàn Thuật, cháu rất mong được đánh một hiệp cầu lông với chú.”
Hàn Thuật vốn định nói: “Được thôi, trên xe chú sẵn có vợt đây”, nhưng lời đã đến miệng anh mới nhận ra vẻ trầm lặng của Cát Niên, và nét buồn bã thấp thoáng trên khuôn mặt non nớt của Phi Minh. Anh suýt nữa quên mất, với tình trạng sức khỏe của Phi Minh hiện giờ, kiên trì suốt một bữa cơm đã là quá lắm rồi, thể lực của cô bé sao chịu nổi những vận động thể lực quá mạnh. Có lẽ ngay Phi Minh cũng hiểu quá rõ điều này, vậy nên với một yêu cầu đơn giản như thế, cô bé chỉ nói “cháu mong” chứ không phải “cháu muốn”, cô bé biết mình không làm nổi.
Hàn Thuật ra sức nhớ lại, mười một tuổi, hoặc là mười hai tuổi, vào độ tuổi đó mình đang làm gì. Không chỉ mình anh, mọi đứa trẻ trong độ tuổi ấy đều nên được khỏe mạnh chạy nhảy nô đùa, còn Phi Minh, đứa bé đáng thương này, có lẽ cô bé chỉ không muốn trân trân nhìn mình yếu dần đi trong một đêm thế này, chỉ thế mà thôi nhưng vẫn không đạt được.
Hàn Thuật trước nay cũng biết mình giỏi nhất khoản ăn nói làm vui lòng người khác, anh muốn giúp Phi Minh vui lên, nhưng vắt óc suy nghĩ, miệng lưỡi hàng ngày không biết đã trốn tiệt vào đâu, lúc này anh mới cảm thấy sự vô dụng của lời nói trước cảnh sinh lão bệnh tử của số phận. Vừa may lúc đó Hàn Thuật thấy chiếc xe đạp của Cát Niên dựng dưới mái hiên, mắt anh bất giác sáng bừng, hào hứng phấn khởi nói với Phi Minh: “Hay là chúng ta đi xe đạp?”
Phi Minh mặt đầy hứng thú, gật đầu như gà mổ thóc, “Được ạ được ạ, cháu vẫn chưa biết đi, cô nói phải đợi cháu lên cấp Hai mới yên tâm để cháu đạp xe đi học.”
Hàn Thuật cười cười bước lại bên chiếc xe rồi an ủi cô bé: “Sau này chú sẽ dạy cháu, dễ lắm. Nhưng hôm nay cháu ngoan ngoãn ngồi phía sau đã, chú Hàn Thuật sẽ đèo cháu một vòng.”
Vừa nói anh vừa dắt chiếc xe ra giữa sân, thử quay bàn đạp mới phát hiện chỗ nào trên xe cũng phát ra tiếng cọt kẹt kỳ lạ, anh bất giác cúi đầu kiểm tra, hóa ra chiếc xe đồ cổ không rõ niên đại này đến dây xích cũng đã đứt rồi, bánh sau xẹp lép còn lộ cả khung thép. Hàn Thuật trố mắt đờ đẫn, “Tạ Cát Niên, cái xe ghẻ gì thế này?”
Cát Niên lúc này mới chậm rãi bước lại, đi quanh chiếc xe một vòng rồi xòe hai bàn tay làm như vô tội: “Em có nói đây là cái xe tốt đâu, vứt xó ở đấy cũng lâu lắm rồi chẳng có ai đi.”
Hàn Thuật vẫn không nhụt chí, tiếp tục hý hoáy một hồi, cuối cùng cũng đành bó tay, hiện giờ chẳng có dụng cụ sửa chữa gì, dù có muốn để chiếc xe miễn cưỡng chống đỡ một lúc cũng không được. Anh như bị dội gáo nước lạnh, càng nhìn chiếc xe ghẻ ấy càng thấy bực mình, anh làu bàu: “Cái thứ đồng nát này sớm nên vứt từ lâu rồi, giữ lại có còn chút giá trị nào không?”
Cát Niên ngập ngừng nói: “Chẳng phải vẫn có thể bán đi an hưởng tuổi già sao?”
Cô tránh ánh mắt tức giận của Hàn Thuật, quay đầu lại bắt gặp khuôn mặt có chút thất vọng của Phi Minh nãy giờ vẫn im thin thít.
Cát Niên nghĩ ngợi rồi xốc lại tinh thần, cười hì hì nói với Phi Minh: “Muốn đi xe đạp đúng không? Cũng không phải là không được.” Cô khẽ nghiêng đầu, đứng giữa sân vẫy vẫy Phi Minh, “Lại đây lại đây, cô đạp xe đèo cháu.” Chiếc xe cũ nát rõ ràng vẫn còn đổ bên cạnh cô, Phi Minh mặt mày hoang mang không hiểu ra sao nhưng cũng không cưỡng nổi sự dụ dỗ của cô.
“Lại đây, con bé ngốc này, mang theo mền của cháu, mau lại đây.”
Phi Minh bán tín bán nghi khoác mền chầm chậm bước đến bên cô, Hàn Thuật càng trợn to mắt, không hiểu cô định chơi trò gì.
Chỉ thấy hai tay Cát Niên đặt lên vai Phi Minh, đẩy cô bé ra sau lưng mình, rồi quay lưng về phía Phi Minh, giơ hai tay ra trước mặt làm như đang cầm một thứ gì đó vô hình, “Ngồi xong chưa, Phi Minh, xe sắp đi rồi này!”
Nói xong hai chân cô bước chầm chậm tiến về phía trước, Phi Minh ngô nghê ở phía sau cũng bước theo mỗi bước chân cô. Hàn Thuật đờ người một lát rồi cũng hiểu ra, cô nàng đang dùng chiếc xe giả tưởng của mình để chở Phi Minh đi vòng quanh đây.
Lúc này Phi Minh cũng đã kịp nhận ra, ngạc nhiên bụm miệng lén cười, nhưng dường như cũng cảm thấy thú vị, trong tiếng hô “rẽ đây, cẩn thận đừng ngã nhé…” như thật của Cát Niên, cô bé cũng ra dáng “ngồi” phía sau cô, vừa cười vừa nói: “Cô ơi đạp chậm lại chút.”
Hai cô cháu bận vui vẻ đạp xe không biết rằng bộ dạng một lớn một nhỏ cưỡi chiếc xe giả tưởng ấy ngớ ngẩn thế nào trong mắt Hàn Thuật đứng bên ngoài. Cát Niên vòng qua anh còn rất chuyên nghiệp dùng tay trái ấn “chuông.”
“Ting ting ting, mau nhường đường mau nhường đường, xe đâm vào là không hay đâu.” Anh đau khổ nheo mắt xoa xoa đầu, miệng lẩm bẩm: “Trời ạ, tôi chết đây.”
Thế nhưng Phi Minh càng ngày càng mê trò chơi vô vị này, còn rất nhập vai khuỵu khuỵu đầu gối làm như đang ngồi sau xe thật, cô bé nhiệt tình gọi Hàn Thuật, “Chú Hàn Thuật, chú cũng đạp đi, mau đạp xe đi.”
Hàn Thuật lắc đầu quầy quậy không thốt nên lời, anh không thể tham gia trò chơi ngốc nghếch này được. Nhưng Phi Minh vẫn giục hết lần này đến lần khác.
“Lại đây đi, chú Hàn Thuật, chúng ta cùng đạp xe.”
“Chú Hàn Thuật của cháu không biết đạp.”
“Chú Hàn Thuật, không sao đâu, cô cháu chở chú.”
“Chiếc xe đạp” chở hai người lại lần nữa đi qua Hàn Thuật, Phi Minh kéo tay anh, Hàn Thuật vừa vui vừa buồn cười, Cát Niên đang bận rộn đạp xe cũng quay lại nhìn anh, anh dứt khoát giơ tay kéo hai cô cháu đang “đạp xe chở nhau” lại.
Xem ra đạp xe có vẻ là một việc nặng nhọc, Cát Niên mặt đỏ phừng phừng, thở hổn hển nhìn Hàn Thuật, đợi câu nói kháy của anh. Quả nhiên, Hàn Thuật lạnh tanh nói: “Ngốc chết mất thôi.”
“Ờ.” Cát Niên đờ đẫn đáp một tiếng.
“Anh nói tư thế của em ngốc chết mất thôi, có ai đạp xe kiểu em không? Thảo nào đến xích xe cũng đứt.” Anh gượng gạo nói, húng hắng mấy tiếng rồi quyết định dùng hành động biểu thị sự coi thường của mình.
Anh chen vào giữa Cát Niên và Phi Minh, nghĩ ngợi một hồi lại thấy không đúng, bèn chuyển Phi Minh lên phía trước mình, để Cát Niên ở đằng sau, miệng còn chỉ huy, “Cháu ngồi trên dầm ngang phía trước, còn em, ngồi phía sau, để anh đạp xe.”
Hai người còn lại vui vẻ tiếp nhận sắp xếp, “chiếc xe đạp” chở ba người chật cứng đã khởi động như vậy. Mới đầu Hàn Thuật còn thấy hơi ngượng chân ngượng tay, vòng một vòng càng đạp lại càng thấy thuận, Phi Minh được anh kẹp ở phía trước, Cát Niên “ngồi” sau “xe” anh, hơi thở cô ở ngay sau gáy, tiếng cười giòn tan của trẻ con vang khắp mảnh sân.
Đêm lạnh như nước, một làn nước dịu dàng. Đám cành khô lá héo dưới chân vẫn lép nhép theo từng bước chân của ba người, mảnh sân hoang vắng nơi tận cùng thế giới, ngay đến ánh đèn đường cũng xa vời là vậy, không có ai ngang qua, không có ai nhìn ngó, và đương nhiên, cũng không có ai làm phiền niềm vui của ba kẻ ngốc.
“Đâm vào tường rồi đâm vào tường rồi, Hàn Thuật, anh phải phanh lại.”
“Em ngồi yên đi, cứ thế rồi ngã thì đừng có trách anh.”
“Cô ơi, có chuột.”
“Mau bấm chuông.”
“Tinh tinh tinh, tinh tinh tinh…”
“Cái xe này đã đi bao xa rồi ạ?”
“Vừa qua Bắc Kinh, sắp đến Đông Bắc rồi.”
“Cháu muốn đi Mỹ.”
“Sao cháu không vòng sông Ngân Hà một chuyến?”
…
Bỗng có một âm thanh cao vút chói tai, chỉ trong khoảnh khắc, trên bầu trời đã bung ra một chùm pháo bông rực rỡ, không biết là con cái nhà ai gần đấy nôn nóng đến độ không đợi được giao thừa nữa rồi. Chùm pháo bông như một tín hiệu bắt đầu, không lâu sau, pháo hoa bảy màu từ mấy điểm liên tục được bắn lên, nở bung. Bầu trời xanh đen trong đêm âm u không một ngôi sao lúc này đang được pháo hoa của con người thắp sáng.
Không biết trong ba người ai đã dừng lại trước, bọn họ giữ nguyên tư thế đạp xe, đứng giữa mảnh sân, ngẩng đầu say sưa ngắm từng đóa hoa lấp lánh trên bầu trời đêm. Pháo hoa quá mỹ lệ, không một ai mở miệng, chỉ sợ trong khoảnh khắc mở lời những bông pháo hoa ấy sẽ héo tàn. Sau tiếng nổ đùng đoàng đinh tai, chùm pháo rực rỡ nhất dường như đã phủ khắp khoảng trời trên đầu họ, nở bung dữ dội rồi rơi xuống như những ngôi sao băng.
Có lẽ vì ngửa cổ quá lâu, những ngôi sao băng ấy nhìn rất gần, gần đến nỗi Cát Niên còn giơ tay lên không trung, trong khoảnh khắc ấy, ngay đến Hàn Thuật cũng tưởng rằng ngôi sao băng sẽ rơi vào lòng bàn tay cô.
Cuối cùng, Cát Niên thu bàn tay khép chặt lại, Hàn Thuật không biết liệu cô có bắt được thứ gì hay không. Màn pháo hoa khiến bầu trời sáng rực hơn cả ban ngày, rồi lại đen kịt, tối hơn cả ban đêm.
/44
|