Hôm nay , hai bên gia đình sẽ gặp mặt . Tôi luôn mơ về gia đình nhỏ đấy , và tôi cũng mong cuộc nói chuyện này sẽ được sự đồng ý của cả hai .18h30’, mẹ và tôi đã tới nhà hàng Victory . Nhìn khuôn mặt mẹ, tôi hiểu tâm trạng mẹ cũng như tôi:” Cưới vợ là phải cưới liền tay “- Tôi nhớ lời mẹ dặn …
19h ,
Từ xa , tôi và Lệ Dương đã nhận ra nhau , vẫy vẫy tay , cười hớn hở đến mức tôi bị mẹ thúc cho một cái vào mạng sườn :” Lớn rồi đấy nha cu , đi hỏi vợ chứ không phải đi tán gái nữa đâu “.- “ Dạ “.
…Nụ cười đó bỗng tắt ngụm khi bên cạnh nàng còn có một bóng người đàn ông cao to , một người đàn bà bận chiếc đầm màu xanh ngọc sang trọng lù lù đi tới . Tôi quay mặt sang mẹ …
“ Sao lại là bố hả mẹ “.
“… “
“ Mẹ ? Bà ta là ai ? “
“ … “
Mẹ tôi vẫn không nói gì . Đôi mắt nhìn trân trân . Người đàn ông đấy ư ? Người đàn bà kia nữa ? – Cả hai người họ đều quay sang nhìn Lệ Dương :” Là mẹ con nó đấy à “. Lệ Dương gật đầu cười :” Dạ đó là bác Hoàng Lan và anh Hạo Nhiên ạ “. Người phụ nữ nghiến giọng cay độc :” Màn kịch hay đây , ông Trần Lâm “. Tôi thấy người mình nóng như điên. … Bất ngờ , mẹ tôi quỵ ngã , hai mắt nhắm nghiền . Lệ Dương gọi cấp cứu hối hả ,…, ông ấy bộ mặt sầm lại , … , người đàn bà cười vang .
…
“ Đi về “. Tôi gắt lên mà con đàn bà trước mặt tôi cứ khóc lóc. “ Điên thật , cô có điếc không . Tôi bảo cô đi về “.
“ Nghe rõ chưa con . Nó đuổi con về rồi mà còn đần mặt ngồi đấy à . Đứng lên “ – Người đàn bà từ cửa bước vào , cao giọng .
“ Không ! Con phải ở lại chăm bác Hoàng Lan . Mẹ và dượng về trước đi “.
“ Cô có bị điên không đấy . Cô có biết ông dượng cô là ai không ?” – Lệ Dương quệt nước mắt , lắc đầu - .” Cô về , cô hỏi cái bà đẻ ra cô đấy . Đứng lên . Đi , đi hết khỏi đây mau “.( Sau này , mỗi khi nghe cô bạn y tá học chung thời cấp ba kể lại, cô y tá đều bảo , đôi mắt tôi long lên song sọc , vẻ đẹp trí thức của một người đẳng cấp tiêu tan … )
Người đàn bà ấy vẫn cười , cười mà tôi nghe không khác gì tiếng rên rỉ của một loài cầm thú . Còn những giọt nước mắt của Lệ Dương sao mà giống một con cá sấu già quá chừng . Lúc này , tôi mới nghe ông bố của tôi mở được một câu :” Ngậm cái miệng lại , đưa con Lệ Dương về trước đi “. Người đàn bà quay gót cái ngoắt :” Con kia , đứng lên đi về “. “ Mẹ có bị sao không đấy , mẹ thích thì đi mà về “ – Nói xong , Lệ Dương chạy ra khỏi cửa , thút thít . “ Cái con đần này , ăn gì mà đần độn thế không biết “…. Tôi cũng chẳng muốn nhìn mặt người đàn ông này , nhưng vẫn biết phận làm con , tôi im lặng .
Mẹ tôi nằm đó với mũi kim tiêm từ những chai nước truyền dịch treo lủng lẳng trên cây thanh sắt đầu giường. Mặt bà phờ phạc , một màu trắng bệch như đắp từng miếng lên khuôn mặt chỉ còn để lộ rõ những đường gân xanh …Dưới đuôi mắt , từng giọt , nối đuôi nhau , chảy xuống , và thấm rộng lan ra một mảng gối mềm … Tôi đau . Dẫu cuộc đời có trớ trêu cũng chẳng đến mức đày đọa tôi như thế . Lời tin nhắn của Vân ngày nào như nhảy múa : “Nhưng cuộc sống thì luôn là những bi kịch , và trong những bi kịch đó thì có kẻ khóc , người cười “. Tôi đang khóc , để người đàn bà đó cười nhạo vào mặt mẹ con tôi. Tôi nhớ đến những câu chuyện của Lệ Băng , chợt cười – nụ cười đầy mỉa mai , châm biếm , biết đâu tôi cũng như những chàng trai kia , ruồng bỏ cô người yêu của mình một thời say đắm , đổ lên đầu cô ta bao lời cay nghiệt của lẽ đời …
Tin nhắn của Lệ Băng :
“Anh – Dù ta có sống đến gần cuối cuộc đời thì bản thân mỗi người cũng không thể định nghĩa được hai từ “ cuộc sống “: nó không hẳn là bi kịch , càng không hẳn là hài kịch . Thế giới xung quanh ta vẫn không ngừng vận động , trái tim rực lửa nơi anh cũng thế , đừng bắt ép nó phải chai lì hay đóng băng , thậm chí là đập sai nhịp vì quá “ cuồng điên và tức tối “. Biết bao chuyện xảy ra , tất cả chỉ là những đoạn trích nhỏ của một vở kịch vui , nhưng vì ta làm nó rối ren nên nó làm điều ngược lại khiến ta phải khóc . Anh đừng đổ lỗi cho ai, kể cả em , kể cả Lệ Dương – vì chúng ta chỉ đều là con của họ “.
Màn đêm buông đặc . Những cuộc gọi nhỡ từ Lệ Dương vẫn ngày một tăng lên .-“ Nếu tôi bắt máy , dù cô ấy chỉ là con của bà ta , tôi cũng sẽ chửi “ – tôi nghiến răng , lẩm bẩm trong miệng , lòng đầy căm phẫn. Bố tôi cũng không còn trong bệnh viện nữa …
19h ,
Từ xa , tôi và Lệ Dương đã nhận ra nhau , vẫy vẫy tay , cười hớn hở đến mức tôi bị mẹ thúc cho một cái vào mạng sườn :” Lớn rồi đấy nha cu , đi hỏi vợ chứ không phải đi tán gái nữa đâu “.- “ Dạ “.
…Nụ cười đó bỗng tắt ngụm khi bên cạnh nàng còn có một bóng người đàn ông cao to , một người đàn bà bận chiếc đầm màu xanh ngọc sang trọng lù lù đi tới . Tôi quay mặt sang mẹ …
“ Sao lại là bố hả mẹ “.
“… “
“ Mẹ ? Bà ta là ai ? “
“ … “
Mẹ tôi vẫn không nói gì . Đôi mắt nhìn trân trân . Người đàn ông đấy ư ? Người đàn bà kia nữa ? – Cả hai người họ đều quay sang nhìn Lệ Dương :” Là mẹ con nó đấy à “. Lệ Dương gật đầu cười :” Dạ đó là bác Hoàng Lan và anh Hạo Nhiên ạ “. Người phụ nữ nghiến giọng cay độc :” Màn kịch hay đây , ông Trần Lâm “. Tôi thấy người mình nóng như điên. … Bất ngờ , mẹ tôi quỵ ngã , hai mắt nhắm nghiền . Lệ Dương gọi cấp cứu hối hả ,…, ông ấy bộ mặt sầm lại , … , người đàn bà cười vang .
…
“ Đi về “. Tôi gắt lên mà con đàn bà trước mặt tôi cứ khóc lóc. “ Điên thật , cô có điếc không . Tôi bảo cô đi về “.
“ Nghe rõ chưa con . Nó đuổi con về rồi mà còn đần mặt ngồi đấy à . Đứng lên “ – Người đàn bà từ cửa bước vào , cao giọng .
“ Không ! Con phải ở lại chăm bác Hoàng Lan . Mẹ và dượng về trước đi “.
“ Cô có bị điên không đấy . Cô có biết ông dượng cô là ai không ?” – Lệ Dương quệt nước mắt , lắc đầu - .” Cô về , cô hỏi cái bà đẻ ra cô đấy . Đứng lên . Đi , đi hết khỏi đây mau “.( Sau này , mỗi khi nghe cô bạn y tá học chung thời cấp ba kể lại, cô y tá đều bảo , đôi mắt tôi long lên song sọc , vẻ đẹp trí thức của một người đẳng cấp tiêu tan … )
Người đàn bà ấy vẫn cười , cười mà tôi nghe không khác gì tiếng rên rỉ của một loài cầm thú . Còn những giọt nước mắt của Lệ Dương sao mà giống một con cá sấu già quá chừng . Lúc này , tôi mới nghe ông bố của tôi mở được một câu :” Ngậm cái miệng lại , đưa con Lệ Dương về trước đi “. Người đàn bà quay gót cái ngoắt :” Con kia , đứng lên đi về “. “ Mẹ có bị sao không đấy , mẹ thích thì đi mà về “ – Nói xong , Lệ Dương chạy ra khỏi cửa , thút thít . “ Cái con đần này , ăn gì mà đần độn thế không biết “…. Tôi cũng chẳng muốn nhìn mặt người đàn ông này , nhưng vẫn biết phận làm con , tôi im lặng .
Mẹ tôi nằm đó với mũi kim tiêm từ những chai nước truyền dịch treo lủng lẳng trên cây thanh sắt đầu giường. Mặt bà phờ phạc , một màu trắng bệch như đắp từng miếng lên khuôn mặt chỉ còn để lộ rõ những đường gân xanh …Dưới đuôi mắt , từng giọt , nối đuôi nhau , chảy xuống , và thấm rộng lan ra một mảng gối mềm … Tôi đau . Dẫu cuộc đời có trớ trêu cũng chẳng đến mức đày đọa tôi như thế . Lời tin nhắn của Vân ngày nào như nhảy múa : “Nhưng cuộc sống thì luôn là những bi kịch , và trong những bi kịch đó thì có kẻ khóc , người cười “. Tôi đang khóc , để người đàn bà đó cười nhạo vào mặt mẹ con tôi. Tôi nhớ đến những câu chuyện của Lệ Băng , chợt cười – nụ cười đầy mỉa mai , châm biếm , biết đâu tôi cũng như những chàng trai kia , ruồng bỏ cô người yêu của mình một thời say đắm , đổ lên đầu cô ta bao lời cay nghiệt của lẽ đời …
Tin nhắn của Lệ Băng :
“Anh – Dù ta có sống đến gần cuối cuộc đời thì bản thân mỗi người cũng không thể định nghĩa được hai từ “ cuộc sống “: nó không hẳn là bi kịch , càng không hẳn là hài kịch . Thế giới xung quanh ta vẫn không ngừng vận động , trái tim rực lửa nơi anh cũng thế , đừng bắt ép nó phải chai lì hay đóng băng , thậm chí là đập sai nhịp vì quá “ cuồng điên và tức tối “. Biết bao chuyện xảy ra , tất cả chỉ là những đoạn trích nhỏ của một vở kịch vui , nhưng vì ta làm nó rối ren nên nó làm điều ngược lại khiến ta phải khóc . Anh đừng đổ lỗi cho ai, kể cả em , kể cả Lệ Dương – vì chúng ta chỉ đều là con của họ “.
Màn đêm buông đặc . Những cuộc gọi nhỡ từ Lệ Dương vẫn ngày một tăng lên .-“ Nếu tôi bắt máy , dù cô ấy chỉ là con của bà ta , tôi cũng sẽ chửi “ – tôi nghiến răng , lẩm bẩm trong miệng , lòng đầy căm phẫn. Bố tôi cũng không còn trong bệnh viện nữa …
/13
|