“Hôm nay đổi gió chút, chúng ta sẽ đến Đại học Bắc Kinh nghe giảng,” thầy Lý nói.
Sinh viên Bắc Kinh trong đoàn chúng tôi không có ai học Bắc Đại *, đến đại học Bắc Kinh nghe giảng là điều rất mới mẻ đối với họ, còn đối với sinh viên Đài Loan, chuyến đi này ít nhiều mang ý nghĩa hành hương.
* Đại học Bắc Kinh được gọi tắt là Bắc Đại.
Chúng tôi vào Bắc Đại qua cổng Tây.
Không ngờ cổng vào ngôi trường này lại mang kiến trúc cửa hoàng cung cổ điển, ba cánh cổng sơn đỏ nhìn vô cùng bắt mắt.
Nếu không phải ở giữa treo tấm biển “Đại học Bắc Kinh”, tôi còn tưởng đây hẳn phải vương phủ hay cung điện gì chứ.
Hai con sư tử đá được đẽo khắc tinh xảo, uy nghiêm trấn hai bên trái phải cổng trường, ánh mắt rực sáng long lanh rất có thần, bất nộ tự uy.
“Đây là sư tử đá trong Viên Minh Viên”, thầy Lý nói.
Cổng trường nườm nượp người qua lại không ngơi nghỉ, nhưng lại chẳng có ai để ý đến hai con sư tử đá đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm này.
Từ cổng Tây bước vào Bắc Đại, thứ đầu tiên đập vào tầm mắt, là hai cột hoa biểu đứng sừng sững chót vót trên thảm cỏ.
Dưới sự tương phản của nền cỏ xanh rờn, cột hoa biểu đội ánh dương trở nên vô cùng khiết bạch trang nghiêm.
Tôi nhớ lại cột hoa biểu đã nhìn thấy ở Tử Cấm Thành, trong lòng dậy lên một nghi vấn: Sao trong khuôn viên trường lại dựng cột hoa biểu?
“Đôi hoa biểu này cũng là lấy từ Viên Minh Viên,” thầy Lý nói.
Lại là từ Viên Minh Viên?
Đi thẳng về hướng đông có thể thấy rất nhiều các tòa nhà xây dựng theo phong cách kiến trúc Minh – Thanh, rất điển nhã, với những vạt cây xanh bao bọc xung quanh.
Noãn Noãn kể với tôi, thầy Lý tốt nghiệp trường Bắc Đại, còn di tích Viên Minh Viên thì nằm ngay cạnh trường này.
Thầy Lý nói trường Bắc Đại nổi tiếng nhất là “nhất tháp hồ đồ”, nghe hệt như nhất loạt hồ đồ.
Cái gọi là “nhất tháp hồ đồ” chính là chỉ tháp Bác Nhã, hồ Vị Danh và đồ thư quán tức thư viện Bắc Đại.
Đi qua một dãy đồi cây cối um tùm, liền thấy hồ Vị Danh, tháp Bác Nhã đứng sừng sững trên bờ hồ tây nam.
Chúng tôi đi thành hàng một men theo bờ hồ Vị Danh, bóng tháp Bác Nhã thấp thoáng ẩn hiện trên mặt hồ, cảnh đẹp vô cùng.
Những gợn sóng li ti đuổi trên mặt nước, hàng dương liễu trên bờ duyên dáng rủ bóng, giữa hồ lại có một hòn đảo nhỏ điểm xuyết giữa sắc hồ bóng tháp.
“Ban đầu khi đặt tên cho hồ này, có rất nhiều cái tên được đưa ra nhưng đều không khiến người ta hài lòng,” thầy Lý nói, “cuối cùng Đại sư Quốc học Tiền Mục bèn đặt luôn hồ là ‘Vị Danh’ tức ‘chưa có tên’, cái tên Vị Danh cũng lưu truyền rộng rãi từ đó.”
“Sau này anh cũng muốn làm Đại sư Quốc học,” tôi nói.
“Ý, muốn quyết tâm phấn đấu hả?” Noãn Noãn cười rất dễ thương.
“Ừ.” Tôi gật đầu. “Anh dốt nhất là đặt tên, nhưng nếu làm Đại sư Quốc học rồi thì sẽ không còn khó khăn gì nữa.”
Noãn Noãn đi ra chỗ khác, không thèm nói gì với tôi nữa.
Nhưng nhỡ may lại nhiều Đại sư Quốc học quá, e rằng cũng vẫn còn khó khăn.
Ví dụ như có hai người Trung Quốc xa lạ gặp nhau trên nước Mỹ, chuyện nọ chuyện kia qua lại, uống rượu cười nói vui vẻ.
Người thứ nhất nói anh ta sống ở tòa nhà Vị Danh trên đường Vị Danh, người thứ hai liền hào hứng nói: Trùng hợp quá, tôi cũng thế đấy.
Người thứ hai nói anh ta tốt nghiệp trường cấp III Vị Danh, bờ song Vị Danh gần trường là nơi anh ta có mối tình đầu tiên.
Tôi cũng thế đấy! Người thứ nhất cực kỳ xúc động.
Hai người rưng rưng nước mắt vài giây sau bèn ôm chầm lấy nhau, hai con cháu Viêm Hoàng tương phùng nơi đất lạ xa xôi, thật đúng là tha hương gặp cố nhân! Hai người đều kêu lên hôm nay để tôi mời.
Nhưng rồi tiếp tục câu chuyện mới phát hiện ra một người ở Bắc Kinh, người kia ở Thượng Hải.
Cuối cùng người Bắc Kinh nói: Người Thượng Hải thực dụng lắm, người Thượng Hải nói: Người Bắc Kinh ngoan cố lắm, ánh dương đã dần khuất nơi triền tây mà tiền rượu vẫn chưa ai trả.
“Vẫn còn chưa xong à,” Noãn Noãn dừng lại, quay đầu trừng mắt với tôi.
“Còn xíu nữa thôi, cố kiên nhẫn một chút,” tôi nói.
“Nói mau lên.”
“Đã vô danh rồi, vậy cũng sẽ vô tranh,” tôi nói. “Hai từ Vị Danh dường như để nhắc nhở tất cả sinh viên Bắc Đại không cần màng danh lợi, rộng lượng không tranh chấp. Anh nghĩ đây mới là chủ ý của Tiền Mục tiên sinh.”
“Câu này mới còn ra hồn.” Noãn Noãn bật cười.
“Nếu học ở đây, hẳn phải dễ kiếm bạn gái lắm,” tôi nói.
“Hả?”
“Trường bọn anh cũng có một cái hồ, đi một vòng chưa hết mười phút. Nhưng đi dạo với con gái thì mười phút sao đủ được? Đành đi tiếp vòng thứ hai, vòng thứ ba, vòng thứ tư…” Tôi thở dài một tiếng, rồi nói tiếp: “Cuối cùng cô gái kia không chịu được nữa bèn nói: Đừng có dẫn tôi đi vòng vòng nữa! Chúng ta chia tay! Đừng tới tìm tôi nữa! Ba dấu chấm than kinh hoàng đã kết thúc một cuộc tình thế đấy.”
“Thế thì sao hồ Vị Danh lại giúp người ta có bạn gái?” Noãn Noãn hỏi.
“Hồ Vị Danh vừa rộng vừa đẹp, thanh niên nam nữ tan học xong đến đây dạo bộ đến cả quên cả thời gian. Đi mãi đi mãi, chàng trai bèn nói: Anh nguyện trở thành ngọn tháp Bác Nhã sừng sững uy nghi, còn em là nước hồ Vị Danh dịu dàng đa tình, anh một bước không đi, ngày ngày đứng đó, chỉ mong bóng mình mãi chiếu xuống lòng em. Có khi còn chưa đi hết nửa vòng hồ, một cặp tình nhân đã ra đời rồi.”
“Sao đơn giản thế được.” Noãn Noãn không tán thành.
“Nếu như chàng trai nói: Chúng ta nhất định sẽ mãi ở bên nhau, vĩnh viễn dài lâu, không chia không lìa, không quản gió, không quản mưa, cũng không quản sấm sét. Liên quân Anh Pháp có thể đốt trụi Viên Minh Viên, cũng không sây sát được hòn đá trong lòng anh, bởi trên hòn đá trung thành ấy có khắc tên em. Thế này thì sao?” tôi hỏi.
“Quá sến,” Noãn Noãn nói, “Anh thử lại đi.”
Tôi ngoẹo đầu nghĩ ngợi hồi lâu mà chẳng nặn nổi câu nào nữa.
“Không nghĩ ra chứ gì.” Noãn Noãn cười khúc khích, “vậy em có thể rảnh tai được rồi.”
“Dù gì thì hồ cũng đủ lớn, có thể đi rất lâu” tôi nói, “đi dạo lâu trong cảnh đẹp nên thơ này, có là người sáp cũng lây thêm vài phần ý thơ.”
“Như anh thì không thể rồi, anh chỉ biết nói nhảm thêm thôi,” Noãn Noãn nói.
Đi tiếp chừng mười lăm phút nữa, tháp Bác Nhã đã gần ngay trước mặt.
Tháp Bác Nhã được xây giả theo tháp đèn cổ Thông Châu, có mười tầng, cao 37 mét.
“Các bạn thử đoán xem, tòa tháp này dùng để làm gì?” thầy Lý chỉ tòa tháp hỏi.
Mọi người bắt đầu rào rào tranh luận, có người nói tháp thường được xây trong đền thờ Phật, xây trong khuôn viên trường thế này kỳ quá; cũng có người nói chắc không phải giống tháp Lôi Phong dùng trấn áp Bạch nương tử, ở đây cũng đang trấn áp một loài yêu quái nào đó ư?
Cuối cùng thấy Lý cũng công bố đáp án: Đây là tòa thủy tháp, một tháp cung cấp nước được cải trang như một tòa bảo tháp.
Tháp Bác Nhã được xây vào những năm 20, trước sau âm thầm lặng lẽ đứng bên bờ hồ, cung cấp nước sinh hoạt cho thầy và trò trường Bắc Đại.
Tôi ngẩng đầu ngước nhìn tòa tháp cao ngút tầng mây, tháp Bác Nhã dãi dầu sương gió, xung quanh chỉ có những tán tùng bách bầu bạn.
“Một kiến trúc mang đầy vẻ đẹp nghệ thuật văn hóa, có thể chỉ giữ một vai trò đơn giản; hoặc nói cách khác, một người công dân làm nhiệm vụ cấp thoát nước có vẻ hèn kém, nhưng có thể nội tâm anh ta lại mang đầy hơi thở nghệ thuật văn hóa,” thầy Lý nói. “Trước đây khi còn học ở Bắc Đại, tôi thường tới đây trầm ngâm suy ngẫm, lần nào cũng đều có thu nhận đáng kể.”
Rời tháp Bác Nhã, chúng tôi đi về hướng Nam, tạm biệt hồ Vị Danh, chuẩn bị đến nơi sẽ lên lớp.
“Hồ Vị Danh đẹp thật.” Tôi ngoảnh lại nhìn hồ Vị Danh lần cuối, nói: “Nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Vị Danh cũng chỉ thường thường thôi.”
Noãn Noãn đột nhiên dừng khựng lại.
Tôi nói xong liền thấy có điều gì bất thường cũng dừng khựng lại.
Mọi người đều dần dần đi hết, chỉ có tôi và Noãn Noãn vẫn đứng nguyên chỗ cũ.
“Anh!” Cậu em khóa dưới ngoảnh đầu lại hét lớn gọi tôi: “Đừng có chuồn đấy!”
Chẳng hiểu sao tôi lại có thể buột miệng nói ra câu đó?
Là vì trong đầu đang tưởng tượng đến đoạn đối thoại nam nữ đi dạo trên hồ Vị Danh ư?
Hay vì trong lòng tôi vẫn luôn thấy Noãn Noãn rất đẹp, nên bất giác đem so sánh với vẻ đẹp của hồ Vị Danh?
Hai cái giả thiết trên đều đúng, chỉ vì tôi đã đem mình và Noãn Noãn gán vào đôi nam nữ kia?
“Đây chính là đáp ác trước em bảo anh thử lại phải không?” Cuối cùng Noãn Noãn cũng lên tiếng.
“Cứ coi thế đi. Nhưng…ờm…” tôi trả lời, “anh cũng không chắc lắm.”
Không khí chẳng hề vì tôi và Noãn Noãn đều đã mở lời mà thay đổi.
“Anh.” Cậu em chạy lại, nói: “Bọn mình chơi trò rong biển* đi.”
*Trò rong biển: Một cách chơi Oẳn tù tì của Trung Quốc.
“Làm gì?” tôi hỏi.
“Rong biển à rong biển…” Cậu ta dang rộng hai tay như đại bàng xòe cánh, cánh tay uốn lượn như sợi rong biển.
“Nhạt vừa chứ,” tôi nói.
“Rong biển à rong biển à…” Cậu ta lại giơ cao hai tay, cánh tay đang uốn lượn lên trên, tôi liền cốc cho cậu ta một phát, nói: “Lại còn nữa!”
Cậu ta liền cười sằng sặc rồi bỏ chạy, Noãn Noãn cũng bật cười khúc khích.
“Bọn mình đi thôi.” Noãn Noãn dứt lời bèn rảo bước về phía trước.
Tôi cũng rảo bước theo, bắt kịp Noãn Noãn, rồi bắt kịp đoàn người.
Đi qua đường Ngũ Tứ, liền thấy một gian tứ hợp viện xây từ cuối đời Thanh, trên cổng có viết: Trị Bối Tử Viên.
Trước cổng còn có một bức tượng Lão Tử đẽo bằng đá, cao khoảng hai mét.
Trong sân là các đình viện nhỏ còn đậm hương sắc cổ, đâu đâu cũng toát lên một vẻ cổ kính, mộc mạc, điển nhã.
“Hôm nay lên lớp ở đây ư ?” Tôi hỏi Noãn Noãn.
“Nghe nói vậy,” Noãn Noãn nói.
“Ừ,” tôi gật đầu, “chỗ này rất hợp với phong cách của anh.”
Noãn Noãn cười gập bụng, như vừa nghe thấy một chuyện cười siêu hài hước.
Thầy giáo đứng lớp hôm nay tóc bạc trắng, nhưng trên mặt chả có đến nửa cọng râu, giảng về tư tưởng của Lão Trang.
Bài giảng bắt đầu từ chương một “Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh” trong Đạo đức kinh.
“Đạo” là thứ có thể nói, nhưng đạo có thể biểu đạt bằng ngôn từ, thì đạo ấy chẳng vĩnh hằng bất biến; miêu tả diện mạo vạn sự vạn vật – tức “danh”, cũng có thể được định nghĩa, nhưng một khi đã định nghĩa quá rõ ràng, thì diện mạo vốn có của vạn sự vạn vật hẳn không thể được miêu tả chân thực.
Ừm, uyên thâm quá.
Bình thường nếu nghe phải bài giảng uyên thâm kiểu này, tôi đều tận dụng thời gian nghe giảng để nạp năng lượng.
Nhưng có thể học ở nơi thế này quả là một trải nghiệm cả đời khó gặp, tính tò mò của tôi dễ dàng đánh bại cơn buồn ngủ.
Len lén quan sát bốn bề phòng học, xà trên mái, gạch dưới đất đều hiển hiện những dấu ấn lịch sử.
Mùi vị không khí cũng khác hẳn, có một hương thơm nhè nhẹ, không sao gọi được thành tên.
Tôi viết lên tờ giấy trước mặt Noãn Noãn: Có ngửi thấy một mùi hương đặc biệt không?
Noãn Noãn hít ng viết lên tờ giấy trước mặt tôi: Không. Là mùi gì?
Tôi lại viết: Mùi hương này rất giống mùi trên người anh.
Noãn Noãn viết: ?
Tôi viết: Đó gọi là hương sách.
Noãn Noãn viết: Ngậm miệng!
Tôi viết: Nhưng anh dùng tay viết mà.
Noãn Noãn viết: Thế thì dừng tay!
Trước khi hết giờ, thầy giáo nói bản tính của con người cũng như viên ngọc bị vùi sâu dưới đáy lòng, chỉ lộ ra một chút ít.
Mỗi người đều phải khai quật từng chút từng chút viên ngọc vùi giấu nơi đáy lòng ấy, đem nó ra, mài giũa nó.
Đây chính là quá trình tìm tòi tự phát huy bản thân.
“Cần nỗ lực khai quật chính mình.” Thầy lấy đây là câu kết của buổi học hôm nay.
“Anh đã khai quật được chính mình chưa?” ra khỏi Trị Bối Tử Viên, Noãn Noãn hỏi.
“Cái có thể khai quật đã chẳng phải khai quật. Thà rằng chẳng khai quật còn hơn,” tôi nói. “Đây là đạo gia đấy.”
“Còn gì nữa không?” Noãn Noãn nói.
“Khai quật chính là không, không chính là khai quật, đây là Phật gia” tôi nói.
“Tiếp theo?”
“Người chí sĩ bậc nhân nhân, không ai khai quật mà hại Đạo nhân, chỉ có kẻ không khai quật mà thành Đạo nhân. Đây là Nho gia.”
Noãn Noãn thở dài, nói: “Nói nhảm hình như chính là bản chất của anh.”
“Giờ em mới phát hiện ra à?”
Chúng tôi tới Tam Giác Địa ăn trưa. Ăn xong, tôi ra cửa hàng gần đó mua phong bì và giấy viết thư của trường Bắc Đại.
“Có ý nghĩa gì đặc biệt à?” Noãn Noãn hỏi.
“Anh định dung phong bì và giấy viết thư để viết CV tìm việc,” tôi nói. “Công ty nhận được thư chắc chắn sẽ nghĩ anh tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, tò mò bèn đọc kỹ. Như vậy CV của anh mới không chìm nghỉm giữa cả biển thư.”
“Anh nghĩ nhiều quá rồi đấy.”
“Nghĩ nhiều vẫn cứ tốt hơn. Giờ ở Đài Loan khó tìm việc lắm.”
Mọi người dạo bộ về hướng Bắc, gần đến hồ Vị Danh, liền trông thấy thư viện Bắc Đại.
Đây là tòa nhà mới của thư viện, cửa chính nằm ở hướng Đông, vừa vặn nối liền cổng Đông của trường.
Nếu vào Bắc Đại từ cổng Đông, tầm mắt không có gì cản trở, sẽ có thể nhìn thẳng thấy thư viện Bắc Đại.
Thư viện thiết kế theo phong cách truyền thống kết hợp hiện đại, phần mái hệt như cung điện trong Tử Cấm Thành, toát lên vẻ cổ điển mà phóng khoáng.
Tổng thể kiến trúc có màu xám trắng, càng tràn đầy khí thế trang nghiêm, vững chãi.
Hai bên tường tòa nhà mới vừa khéo nối với tòa nhà cũ, tạo thành thư viện đại học có quy mô lớn nhất châu Á.
Thầy Lý nói có sinh viên trường Bắc Đại đã viết câu thơ miêu tả không khí trong thư viện thế này: Tĩnh, tĩnh một cách hừng hực sôi nổi.
Mọi người liền rộ lên muốn vào thư viện cảm nhận chút không khí.
Chúng tôi đem chứng minh thư đổi lấy một thẻ đọc tạm thời xong, bèn nhẹ chân nhỏ tiếng, lặng lẽ như cá bước vào thư viện.
Điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất là ánh mắt của những sinh viên đang đọc sách, hệt như loài mãnh hổ đang dõi sát theo con mồi.
Nếu như thế giới của sinh viên cũng có cảnh giới lý tưởng, thì đây hẳn chính là hình mẫu thế giới đại đồng.
Đáng tiếc tôi đã tốt nghiệp rồi, nếu như vẫn chưa, trở về Đài Loan rồi tôi nhất định sẽ càng dụng công học hành.
Nhưng đứng ở một góc độ khác mà nói, may là tôi đã tốt nghiệp rồi, không thì áp lực thật quá lớn.
Học khả học, phi thường học. Ừm, cứ học nhẹ nhàng là được rồi.
Chúng tôi lại đi về hướng Bắc tới ven hồ Vị Danh, tiếp tục thưởng lãm phong cảnh hai bên bờ hồ buổi sáng vẫn còn chưa dạo hết.
Phía tây hồ Vị Danh, trên mặt nước lộ ra một con cá đá đang quẫy đuôi há miệng hướng lên trời, đây cũng là một di vật của Viên Minh Viên.
“Cá đá trong hồ Vị Danh, thật là một điểm nhấn kết hợp kỳ diệu,” Noãn Noãn nói.
“Anh em bạn bè nó đều đã bị cháy trụi hết rồi, một mình nó hiu quạnh ở đây nhấn nhá nhất định rất cô đơn” tôi nói.
“Ừ! cười. “Thật không ngờ anh cũng có trái tim cảm tính đấy nhỉ.”
“Em có mang khóa ở đây không?”
“Mang khóa làm gì?”
“Anh phải khóa trái tim mình lại, không để em nhìn thấy nữa.”
“Em có mang súng đây, hay là, bắn chết nó luôn đi” Noãn Noãn nói.
Rời khỏi Bắc Đại từ cổng Tây, lên xe ngồi chưa nóng chỗ đã tới Viên Minh Viên, hai nơi này cách nhau chưa đến một cây số.
Nơi đây thực ra cũng chẳng còn lại gì nữa, sau trận cháy lớn ba ngày ba đêm liên quân Anh Pháp gây ra năm 1860, ngoài những hồ nước và bộ phận các văn vật điêu khắc đá vụn nát ra, mọi thứ đều đã bị cháy rụi.
Thế nhưng lá sen xanh biếc, hoa sen thắm sắc trong hồ, cây cối mọc lên từ những khe ngói, đống đổ nát giấu mình giữa những thảm cỏ, tổng thể cảnh sắc tự nhiên vẫn mang một vẻ đẹp và một sức sống mãnh liệt.
“Ngoài chữ viết, tranh ảnh, phim truyện có thể ghi lại lịch sử, những phế tích cũng có thể là bằng chứng cho lịch sử,” thầy Lý nói. “Ý nghĩa tồn tại của công viên di chỉ Viên Minh Viên, chính là để nhắc nhở người dân Trung Quốc chớ quên đi lịch sử.”
Hồi những tử tôn học rộng biết nhiều ham mê cái mới, nhớ tới tổ tiên từng khởi gia với mười ba bộ giáp, viết bảy đại hận cáo thiên, phát binh đánh Minh, bất khả chiến bại, tự hào biết bao.
Nếu bây giờ bị cướp sạch đốt sạch vườn hoa nhà cửa, lẽ nào các bạn lại chỉ biết cúi đầu nhận lỗi, cắt đất bồi thường, vậy thì còn mặt mũi nào gặp lại tổ tiên!?
“Em nói đúng lắm,” tôi nói với Noãn Noãn, “chẳng trách Hàm Phong không dám vào ở Hoàng Khung Vũ trong Thiên Đàn”
“Em nói bừa thôi,” Noãn Noãn nói.
“Không, em không biết nói bừa, chỉ biết nói rõ thôi. Em lúc nào cũng sắc bén, nhìn xa trông rộng,” tôi nói. “Nếu như người con gái Hàm Phong gặp không phải Từ Hy mà là Noãn Noãn, kết cục nhất định sẽ khác.”
“Khác ở đâu?”
“Gỗ làm bài vị của Hàm Phong sẽ rất cứng, tên trên bài vị cũng rất lớn, hương thắp sẽ rất dài, lúc dâng hương mọi người cũng sẽ khóc rất to.”
“Nói đủ chưa thế?”
“Đủ rồi.” Tôi cười cười.
Chúng tôi dừng ở Viên Minh Viên không được bao lâu, đã lại lên xe tới Di Hòa Viên.
Di Hòa Viên nằm ở phía tây Viên Minh Viên , cũng ngồi chưa nóng mông đã đến nơi.
Chính vì gần nhau như thế mà tiền thân của Di Hòa Viên – Thanh Y Viên, cũng đã bị cháy rụi bởi liên quân Anh Pháp.
Về sau Từ Hy trưng dụng ba mươi triệu lượng bạc trắng kinh phí hải quân xây dựng lại trong suốt mười năm, rồi đổi tên thành Di Hòa Viên.
Di Hòa Viên là khu nghỉ mát của hoàng gia cuối đời Thanh, và cũng là hành cung của Từ Hy.
Từ cửa Đông Cung bước vào, sáu tấm cửa đỏ tươi bên trên có khảm đinh vàng, phía trước cửa còn có một đôi sư tử lớn bằng đồng.
Đầu tiên chúng tôi vào thăm quan điện Nhân Thọ nơi Từ Hy xử lý chính sự, Đức Hòa Viên nơi Từ Hy nghe kịch, buồng ngủ Ngọc Lan Đường, rồi đi dạo ven hồ Côn Minh, chiêm ngưỡng cảnh hồ sắc núi.
Hồ Côn Minh gợn sóng biếc, núi Vạn Thọ dưới ánh nắng hòa vào dãy Tây Sơn, sơn thủy một màu.
Trên mặt hồ trải rộng, điểm xuyến ba hòn đảo nhỏ, quanh hồ có đủ các đình đài lầu gác điển nhã muôn hình muôn vẻ.
Di Hòa Viên vừa nguy nga tráng lệ kiểu hoàng gia, lại có linh khí thanh nhã của lâm viên Giang Nam.
“Hồ Côn Minh đẹp thật. Nhưng...”
“Này,” Noãn Noãn vội vàng ngắt lời tôi, “mấy lời quái đản ngày nói một lần là đủ rồi.”
“Hôm nay anh đã nói câu nào quái đản đâu?”
“Thì lúc ở hồ Vị Danh ấy, anh nói gì mà hồ Vị Danh đẹp thật...”
“Hồ Vị Danh đẹp thật, nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Vị Danh cũng chỉ thường thường thôi. Em bảo câu này hả?”
Tốc độ nói của tôi quá nhanh, vốn chẳng kịp nghĩ xem có nên nói hay không, đã liền một hơi nói hết ra rồi.
Noãn Noãn nghe xong dường như đỏ mặt, tôi cũng thấy hai vành tai mình nóng bừng lên.
“Noãn Noãn.”
“Hả?”
“Chúng ta hãy đứng trên lập trường người thứ ba để kiểm điểm đoạn đối thoại này, không mắc vào ân oán cá nhân.”
“Được.” Noãn Noãn gật đầu, rồi bật cười.
“Thanh niên nam nữ tản bộ ven hồ Vị Danh...” Tôi ngừng lại, nuốt nước bọt, rồi nói tiếp: “Nếu chàng trai nói ra một số câu quái đản, cô gái sẽ phản ứng ra sao?”
“Có thể thấy ngọt ngào, mà cũng có thể thấy nhàm chán. Có khi thấy buồn nôn,” Noãn Noãn nói.
“Giả sử, chỉ là giả sử, em là cô gái trong cặp nam nữ đang dạo hồ Vị Danh đó, khi em nghe thấy mấy lời quái đản ấy, em có cảm tưởng thế nào?”
“Cái đấy còn phải xem là ai nói đã.”
“Giả sử, là giả sử nhé, chàng trai đó là anh.”
“Ờm...” Noãn Noãn trầm ngâm một lúc, “mang tai em mềm, chắc cũng nghe lọt thôi.”
“Thật không?”
“Dù gì người như anh miệng cún chẳng mọc được ngà voi, khó lắm mới nói được câu dễ nghe, đương nhiên là phải nghe rồi.”
“Thế thì tốt.”
“Đấy là em nói, giả sử em là cái cô đó.”
“Nhưng đồng thời em cũng giả sử anh là anh chàng đó.”
“Em...” Noãn Noãn ấp úng.
“Noãn Noãn,” tôi nói, “bọn mình đổi chủ đề đi.”
“Được thôi.” Noãn Noãn như trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm.
“Từ Hy quả là đã tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Hả?”
“Nếu không phải Từ Hy trưng dụng kinh phí hải quân, làm sao có được một Di Hòa Viên đẹp thế này?”
“Nói gì thế,” Noãn Noãn nói, “lẽ nào anh không biết đạo chỉ này đã dẫn đến thất bại trong trận chiến Giáp Ngọ sau này à?”
“Nếu như Từ Hy không những không trưng dụng kinh phí hải quân, mà còn ủng hộ cả châu báu của bản thân cho hải quân, ví dụ như áo lót nạm dạ minh châu với quần lót nạm kim cương,” tôi nói, “lẽ nào trận chiến Giáp Ngọ có thể thắng được ư?”
“Cái này...”
“Số tiền đó nếu đổ vào túi người Nhật, thì chi bằng dùng để xây Di Hòa Viên còn hơn. Từ Hy biết về sau người dân Trung Quốc ngoài siêng năng làm việc, cũng cần một số danh thắng để khích lệ tinh thần, nên mới thà chịu thế nhân mắng chửi, cũng phải để lại Di Hòa Viên cho con cháu đời sau. Vì vậy mới nói, Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
“Nói nhảm.” Noãn Noãn trừng mắt nhìn tôi.
“Thế lại đổi chủ đề là được rồi,” tôi nói.
“OK. Nhưng không được nói mấy chuyện ngớ ngẩn kiểu chuối vấp ngã biến thành cà tím, đậu xanh từ gác rơi xuống lại thành đậu đỏ.”
“Được.” Tôi cũng gật gật đầu. “Đúng rồi, vừa rồi anh nói nhầm, Từ Hy chắc chắn cũng có thắt ruột tượng, vì vậy cái bà hiến tặng là dải ruột tượng được nạm mười chữ ‘Người phụ nữ Trung Quốc có thân hình đẹp nhất’ bằng các loại đá quý.”
“Chuyển chủ đề!”
“Từ Hy thật là tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Này.”
“Trước khi chết, Từ Hy còn không quên gửi thuốc độc cho Quang Tự, bắt ông chết trước.”
“Thế coi là tốn nhiều tâm huyết vào việc gì?”
“Từ Hy biết Quang Tự hiếu thuận, nếu mình chết trước, Quang Tự nhất định sẽ đau khổ tột cùng. Nên thà mình mình chịu đựng nỗi thống khổ của kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, chứ không muốn để Quang Tự chịu cảnh bi ai mất mẹ.”
“Quang Tự có phải do Từ Hy sinh ra đâu, mẹ Quang Tự là em gái Từ Hy.”
“Nhưng trên danh nghĩa vẫn là mẹ, mà dù gì cũng vẫn cùng huyết thống mà,” tôi nói. “Tóm lại, bàn tay Từ Hy đưa thuốc độc run rẩy lắm. Vì vậy mới nói, Từ Hy quả đã tốn nhiều tâm huyết.”
“Nói như vậy, khi liên quân tám nước đến chân thành Bắc Kinh, Từ Hy trước khi bỏ trốn còn sai người đẩy Trân Phi xuống giếng, cũng là tốn nhiều tâm huyết à?” Noãn Noãn nói.
“Trân Phi bị nhốt mãi trong lãnh cung, thân thể nhất định đã đóng băng rồi. Từ Hy phải bỏ Bắc Kinh chạy đến Tây An, một lộ trình xa xôi là thế, Trân Phi làm sao chịu đựng nổi sự giày vò ấy? Vì không muốn để Trân Phi phải chịu đựng nỗi khổ của cuộc hành trình dài đằng đẵng, Từ Hy chỉ còn cách sai thái giám đẩy nàng xuống giếng. Lúc hạ lệnh, giọng Từ Hy nghẹn ngào mãi.”
“Đổi tiếp chủ đề,” Noãn Noãn nói, “và không được liên quan đến Từ Hy nữa.”
“Thế thì hết chủ đề rồi,” tôi nói, “nhưng chủ đề đầu tiên của anh vẫn chưa nói hết.”
“Chủ đề đầu tiên?” Noãn Noãn hơi nghi hoặc. “Tự nhiên em quên mất rồi, là gì thế?”
“Hồ Côn Minh đẹp thật. Nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Côn Minh và em như chị em gái, hơn nữa Noãn Noãn là chị, còn hồ Côn Minh là em.” Nói liền một mạch xong, tôi vội vàng bổ sung thêm: “Nếu như mạo phạm, xin được lượng thứ. Em cứ coi như anh đang nói nhảm đi.”
“Đươc, em phá lệ,” Noãn Noãn cười nói: “một ngày nghe tận hai câu quái đản.”
Chúng tôi tới bến thuyền Thủy Mộc, khi Từ Hy đi đường thủy từ thành Bắc Kinh tới Di Hòa Viên, thuyền ngự đều neo tại đây.
Đi về hướng Bắc một chút, chính là điện Lạc Thọ nơi Từ Hy ở, phần lớn thời gian những năm cuối đời, Từ Hy đều trải qua ở đây.
Trong điện Lạc Thọ còn có một bức ảnh Từ Hy đóng vai Quan Âm, cảm giác khi nhìn tổng thể chỉ thấy kỳ quái.
Bạn có thể liên hệ giữa chó săn với người đẹp được không chứ?
“Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Anh lại nữa rồi,” Noãn Noãn nói.
“Từ Hy đóng Quan Âm, mục đích là để nhắc nhở mọi người, thế gian này có rất nhiều con sói đội lốt cừu, tuyệt đối đừng để ngoại hình che mắt,” tôi nói. “Vì vậy mới nói, Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
“Từ Hy rốt cuộc phải tốn tâm huyết đến tận lúc nào đây?”
“Đến đây thôi,” tôi nói.
Từ điện Lạc Thọ đi về hướng Tây qua Yêu Nguyệt Môn, liền đến hành lang dài Trường Lan nổi tiếng của Di Hòa Viên.
Trường Lang được xây dựng theo kiểu kiến trúc điển hình của Trung Quốc, là hành lang nối giữa các phòng, chỉ có nóc mà không có tường hai bên, vì vậy khi tản bộ trên Trường Lang ta vừa có thể thưởng thức cảnh đẹp, lại có thể tránh nắng tránh mưa.
Trường Lang trong Di Hòa Viên, phía nam cồ Côn Minh, phía bắc kề núi Vạn Thọ, phía đông dựng Yêu Nguyệt Môn, phía tây có Thạch Trương Đình; dài tới 728 mét, cứ bốn cột trụ làm thành một gian, tổng cộng có 273 gian.
Nửa trên mỗi gian lắp các thanh ngang, nửa dưới lại đặt băng ghế bằng gỗ dọc theo lan can.
Trên các thanh dầm của Trường Lang vẽ kín những bức tranh màu sắc tươi sáng, tổng cộng có hơn 14000 bức, không bức nào giống bức nào.
Những bức tranh này được vẽ theo phong cách hội họa Giang Tô, đại để có thể phân thành bốn loại: người vật, sơn thủy, chim hoa, kiến trúc phong cảnh.
Với kiến trúc độc đáo, hội họa phong phú, Trường Lang được công nhận là gallery tranh dài nhất thế giới.
Tản bộ trên Trường Lang, dường như ta đang bước vào một gallery hội họa trang nhã độc đáo; mỗi người như cũng tự biến thành một chú cá, bơi lội trong họa cảnh.
Những bức tranh trong Trường Lang, cùng đình đài lầu các, sông núi hoa cỏ bên ngoài san sát nối tiếp nhau, khiến mắt người không kịp nghỉ ngơi.
Nếu đi mệt rồi, ta có thể ngồi xuống những băng ghế gỗ hai bên bất cứ lúc nào. Ngồi thưởng thức tranh cũng là một kiểu nghỉ ngơi lý thú.
“Anh!” Cậu em khóa dưới chạy lại nói: “Thử vừa đi vừa ngẩng đầu ngắm tranh xem, mỗi bức đều phải nhìn cho kỹ ấy, xem anh đi được mấy bước mà không chóng mặt.”
“Từng này tuổi đầu rồi còn chơi mấy trò trẻ con ấy nữa.” Tôi tỏ vẻ khinh bỉ.
“Thử đi mà,” Noãn Noãn nói.
“Ừ,” tôi lập tức thay đổi thái độ, “giữ tâm hồn thơ trẻ cũng ha
Tôi ngửa cổ nhìn lên, đi từng bước chậm rãi, xem thật kỹ từng bức tranh trên các thanh ngang, thanh dầm.
Những bức họa đầy màu sắc, tạo hình phong phú, tôi dần cảm thấy mắt hoa lên, bèn dừng lại.
“Anh mới đi được 29 bước,” cậu em nói, “em đi được 37 bước, Vương Khắc còn đi được tận 48 bước.”
“Thế thì làm sao?” tôi nói.
“Thế chứng tỏ IQ của anh thấp hơn em với Vương Khắc.”
“Vớ vẩn!”
“Anh ấy thẹn quá nổi giận rồi,” cậu ta quay sang nói với Vương Khắc, “chúng ta mau chuồn thôi.”
Bóng cậu chàng và Vương Khắc khuất xa rồi, tôi mới quay sang Noãn Noãn nói: “Noãn Noãn, em cũng thử xem.”
“Không cần thử nữa,” Noãn Noãn nói, “IQ của em chắc chắn cao hơn anh.”
“Cái đó cũng chưa chắc.”
“Hay là thử đánh cược xem, nếu như IQ của em cao hơn anh, anh phải đưa em tới Noãn Noãn.”
“Em nói đúng đấy,” tôi gật đầu, “IQ của em chắc chắn cao hơn anh.”
Tới Bài Vân Môn, cũng vừa đúng dạo hết nửa phía đông của dãy hành lang. Chúng tôi ngoành sang hướng Bắc, đi thẳng tới núi Vạn Thọ.
Từ Bài Vân Môn đi men lên theo núi Vạn Thọ, lần lượt thấy Nhị Cung Môn, Bài Vân Điện, Đức Huy Điện và Phật Hương Các.
Những kiến trúc này trải từ nam tới bắc, từ thấp lên cao, tăng dần t tầng thế núi, cảnh sắc hùng vĩ.
Bài Vân Điện tầng tầng trùng điệp, ngói lưu ly bảy màu sặc sỡ, là nơi Từ Hy nhận lễ mỗi lần mừng thọ.
Bên trong trưng bày những món quà các vương công đại thần mừng thọ Từ Hy 70 tuổi, còn có cả một bức tranh sơn dầu vẽ Từ Hy.
Từ Bài Vân Điện tới Đức Huy Điện, leo tiếp 114 bậc cầu thang, là tới Phật Hương Các.
Cầu thang 114 bậc cao chừng 20 mét, bằng một tòa nhà sáu tầng, đội hẳn Phật Hương Các lên cao.
Từ dưới nhìn lên Phật Hương Các cheo leo nơi đỉnh núi, cảm tưởng như cao ngút chọc trời.
“Mình không leo đâu, mình sợ độ cao.” Chân Vương Khắc đã hơi bủn rủn.
“Nào,” cậu em tôi ngồi xổm xuống, quay lưng về phía Vương Khắc, “mình cõng bạn.”
“Cảm ơn.” Tôi ngồi lên lưng cậu ta. “Vất vả cho chú quá, chú thật chu đáo.”
“Mấy tuổi đầu rồi mà còn đùa nữa.” Cậu ta đứng phắt dậy.
Tôi vồ phải một con ếch, cả Noãn Noãn và Vương Khắc đều bật cười.
“Noãn Noãn,” tôi hỏi, “em sợ độ cao không?”
“Không,” Noãn Noãn trả lời, “em thích độ cao.”
“Như chơi xếp hình ấy hả?”
“Đúng thế.” Noãn Noãn bật cười.
Mọi người đều đã đi xa cả rồi, bốn chúng tôi vì bệnh sợ độ cao của Vương Khắc vẫn cắm rễ lại đây. Noãn Noãn đưa ra một sáng kiến: cậu em khóa dưới tôi sẽ đi trước dắt tay Vương Khắc, tôi và Noãn Noãn đi sau phụ trách cản tầm nhìn của cô bạn này.
Chúng tôi nhất trí làm như vậy, cậu em tôi tay phải dắt Vương Khắc, tôi và Noãn Noãn một phải một trái áp sát đằng sau, còn Vương Khắc thì cúi gằm mặt, không nhìn lên cũng chẳng nhìn xuống, bước dần từng bước lên trên.
Leo mãi leo mãi, Noãn Noãn đột nhiên nói: “Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
Vương Khắc dường như khá kinh ngạc, quay đầu lại nhìn một cái, rồi lập tức quay lên.
“Bậc thang dốc thế này, Từ Hy không thể tự mình leo, chắc chắn phải có người khiêng lên. Từ Hy biết nguyên nhân yếu kém của người Trung Quốc là do thể chất không kiện toàn, nên mới xây bậc thang siêu dốc, để người đỡ bà ta rèn luyện sức khỏe. Khi Từ Hy ngồi giữa kiệu nhìn mấy người đang khiêng mình, nhất định rưng rưng nước mắt.” Noãn Noãn nói: “Vì thế mới nói Từ Hy quả tốn nhiều tâm huyết.”
“Noãn Noãn,” Vương Khắc phá lên cười, “cậu nói kiểu gì thế?”
Noãn Noãn cười đắc ý, tiếng cười vừa dứt, chúng tôi đã lên tới Phật Hương Các.
Phật Hương Các được xây dựa triền núi, cao 41 mét, có tám mặt, ba tầng lầu, bốn lớp mái, vô cùng uy nghi.
Bên trong có thờ một pho tượng Quan Âm nghìn tay bằng đất, cao chừng ba mét.
Cứ đến mùng một và mười lăm hàng tháng, Từ Hy lại đến đây dâng hương cúng Phật, những ngày còn lại hẳn đều có thể tùy tiện sát sinh.
Phật Hương Các nằm ở trung tâm Di Hòa Viên, từ đây nhìn xuống, có thể thu hết cảnh đẹp của Di Hòa Viên vào tầm mắt.
Nhìn ra Tiên Đảo nằm giữa hồ Côn Minh, rồi Trường Đê, Thạch Kiều, xa xa phía tây là núi Ngọc Tuyền và dãy Tây Sơn, nước hồ trong xanh sắc núi biêng biếc, lầu gác thanh nhã, khiến lòng người cũng vui vẻ thoải mái.
Chúng tôi xuống núi theo đường cũ, vốn lo không biết Vương Khắc sẽ xuống núi thế nào, nhưng rồi hơn hai mươi bạn sinh viên quây thành ba vòng tròn, lấy Vương Khắc là tâm, cả đoàn người từ từ xuống núi.
Vương Khắc lúc đầu còn thấy ngại, về sau lại cảm thấy buồn cười, chúng tôi cũng cười cười nói nói suốt chặng đi xuống.
Quay về Bài Vân Môn, lại đi bộ men theo bờ tây Trường Lang, đi hết Trường Lang liền trông thấy một con thuyền đá.
Thuyền đá có tên là thuyền Thanh Yến, lấy ý từ câu “hà thanh hải yến”, dài 36 mét, neo bên bờ hồ Côn Minh.
Thuyền đá được đẽo dựng từ đá cẩm thạch trắng, bên trên có hai tầng lầu mang phong cách phương Tây, còn phần mái là mái hiên kiểu Trung Quốc.
Sàn thuyền được lát đá hoa, cửa sổ khảm kính màu, trên nền đá cẩm thạch trắng càng hiện ra tinh xảo hoa lệ.
Kính màu khiến người ta liên tưởng đến phong cách trang trí nhà thờ phương Tây, hơn nữa bánh lái hai bên mạn thuyền cũng mô phỏng theo thuyền hơi nước của phương Tây, vì vậy có thể nói thuyền đá chính là sản vật kết hợp giữa Đông và Tây, là một biểu tượng quan trọng của Di Hòa Viên.
Thuyền Thanh Yến là nơi Từ Hy ngắm cảnh hồ và thưởng thức yến tiệc, có lúc còn sai cung nữ và thái giám hóa trang thành người cá.
Đáng tiếc con thuyền đá này đã không thể chạy trên mặt nước, mà cũng chẳng chở nổi giang sơn nhà Thanh.
Chúng tôi ở trên thuyền Thanh Yến xử lý mấy kiểu ảnh cuối xong, bèn tới phố Tô Châu sau núi Vạn Thọ.
Phố Tô Châu nằm hai bên bờ sông Tô Châu sau núi, xây mô phỏng theo những con phố ven sông ở vùng sông nước Giang Nam.
Cả con phố dài gần 300 mét, được sông Tô Châu chia làm hai dãy lầu ốc, nối với nhau bằng các cây cầu gỗ hoặc cầu đá.
Sông Tô Châu quanh co uốn lượn, thoắt rộng thoắt hẹp, kiến trúc hai bên bờ tuy đa dạng nhưng đều mang phong cách đơn giản thanh nhã, được xây bằng gỗ kết hợp gạch xám ngói xanh. Bờ sông kè bằng đá.
Điều này khiến tôi nhớ đến bài Nguyên khúc “Thiên tịnh sa – Thu tư” từng miêu tả: Tiểu kiều, lưu thủy, nhân gia.
Trên phố Tô Châu, biển hiệu cửa tiệm hai bên bờ đều mang dáng vẻ cổ xưa, rèm vải, màn che, cờ xướng đều được dùng làm biển hiệu.
Hoàng hậu đời Thanh thích dong thuyền du ngoạn tại đây, kẻ làm người ở trong tiệm đều do các thái giám cung nữ sắm vai.
Hàng trăm năm trước, nơi đây từng có những cửa tiệm phục vụ tốt nhất thế giới, bởi mỗi khi khách hàng bước vào nhân viên trong tiệm đều quỳ xuống nghênh tiếp.
Tôi và Noãn Noãn thả bộ dọc theo con phố, phía xa cây cối um tùm một màu xanh biếc, bờ sông liễu rủ thướt tha, trên sông thuyền nhỏ bơi qua bơi lại; nếu như không thỉnh thoảng lại thấy những biển báo nhắc nhở du khách cẩn thận kẻo ngã xuống sông, mọi thứ đều khiến người ta như thể chìm trong một thế ngoại đào viên của thế kỷ 18.
Chúng tôi nhìn thấy một lá cờ trắng viền mép đỏ bên trên có viết hai chữ “Tiền Trang*”, bèn tò mò bước vào.
*Tiền Trang: Ngân hàng tín dụng tư nhân.
Hóa ra phố Tô Châu giao dịch bằng tiền đồng và nguyên bảo*, Tiền Trang chính là điểm đổi nhân dân tệ sang tiền đồng và nguyên bảo, một tệ đổi được một đồng tiền đồng.
*Nguyên bảo: Thoi vàng hoặc bạc khá lớn thời xưa. 1 nguyên bảo bạc = 50 lượng; 1 nguyên bảo vàng = 5 hoặc 10 lượng.
Tôi và Noãn Noãn đổi một ít tiền đồng và nguyên bảo, rồi bước vàorà quán bên cạnh uống trà nói chuyện.
Ngồi trên tầng hai trà quán, nhìn ra những cây cầu nhỏ vất qua mặt nước, tưởng tượng miền sông nước Giang Nam thuở xưa có chăng cũng giống như cảnh đang trước mắt.
Thời gian cũng giống như nước sông Tô Châu, cứ chậm rãi chậm rãi, lặng lẽ chảy.
“Đồ bán ở đây nhất định rất rẻ” tôi nói.
“Sao công tử lại nói vậy?” Noãn Noãn nói.
“Ý?” tôi nói, “cách nói của em thay đổi rồi.”
“Hoàn cảnh xô đẩy” Noãn Noãn nói.
“Xin cô nương trở lại thế kỷ 21, có được chăng?”
“Được thôi,” Noãn Noãn cười khúc khích, “anh nói đi xem nào.”
“Lúc dạo phố, Từ Hy hỏi: Cái áo này bao nhiêu tiền? Cung nữ đáp: Mười lạng bạc ạ. Từ Hy nói: Đắt quá. Cung nữ lập tức quỳ xuống dập đầu khóc than: Nô tài đáng chết!” tôi nói: “Kẻ bán đắt đều bị giết sạch, tự nhiên sẽ có truyền thống bán rẻ.”
“Lời công tử hẳn là nói xằng.”
“Hở?”
“Nói nhảm!” Noãn Noãn lại bật cười.
Rời khỏi trà quán, chúng tôi đi qua một cây cầu đá sang phố đối diện, trông thấy hàng chữ đen trên lá cờ trắng: Coi chữ.
“Anh chỉ nghe qua có coi bói với đo chữ, coi chữ là cái gì?” tôi hỏi Noãn Noãn.
Noãn Noãn lắc đầu, nói: “Vào coi thử xem”
Một ông lão râu dài đến ngực ngồi nghiêm trang trong trạm quán, bên cạnh có hàng chữ nhỏ: Năm đồng tiền.
Tôi và Noãn Noãn quay sang nhìn nhau, cùng gật gật đầu, rồi ngồi xuống.
“Viết lên tờ giấy này, cả hàng ngang lẫn hàng dọc, mỗi hàng khoảng mười chữ.” Ông lão đưa cho chúng tôi hai tờ giấy, nói: “Viết nhiều hơn vài chữ cũng không sao, số chữ hàng ngang hàng dọc khác nhau cũng không sao.”
Tôi nghĩ một chút, rồi viết hàng dọc trước: Làm chuyện gian tà, tận tụy đốt hương chẳng ích.
Rồi viết đến hàng ngang: Có lòng chính trực, gặp ta chẳng lạy sao đành.
“Đây là cái gì thế?” Noãn Noãn hỏi.
“Là câu đối trong miếu Thành Hoàng ở Đài Nam,” tôi nói.
“Anh tỏ vẻ chứ gì?” Noãn Noãn cười rất vui vẻ.
“Đây là thói quen xấu của kẻ mọt sách, bị em nhìn thấu rồi,” tôi nói.
Noãn Noãn cũng nghĩ một lúc, rồi viết hàng ngang trước: Biết dụng tâm phản tặc tự tiêu, tự xưa hiểu binh không hiếu chiến.
Rồi viết đến hàng dọc: Không hiểu chuyện khoan nghiêm nhầm lẫn, về sau phải suy xét tỏ tường.
“Đây là câu đối trong đền Vũ Hầu ở Thành Đô,” Noãn Noãn nói.
“Em cũng có thói quen xấu của kẻ mọt sách hả?”
“Đúng thế,” Noãn Noãn cười nói. “Nhưng em mọt hơn, vì em nhiều chữ hơn anh.”
Chúng tôi đưa hai tờ giấy cho ông lão, ông ta chỉ liếc qua một cái liền hỏi tôi: “Anh đây viết chữ Phồn thể *?”
* Chữ Phồn thể: Tiếng Trung có hai kiểu chữ là chữ Giản thể và chữ Phồn thể, chữ Phồn thể nhiều nét và khó viết hơn. Người Đài Loan dùng chữ Phồn thể.
“Vâng ạ,” tôi nói, “Cháu từ Đài Loan đến.”
“Thảo nào.” Ông lão khẽ gật đầu.
“Có phải người viết chữ Phồn thể sẽ có vận mệnh khá tốt không?” tôi hỏi.
“Tôi chỉ xem tính cách, không xem mệnh,” ông lão nói.
Ông lão này bảnh thật, nói chuyện chẳng cười cợt chút nào.
“Cách sắp xếp hàng dọc và hàng ngang không giống nhau, về cơ bản sẽ có chín loại thế này ├, ┤, ┼, ┬, ┴, ┌, ┐, └, ┘đại diện cho suy nghĩ cơ bản của mỗi người.” Ông lão chấm bút xuống nghiên mực, vừa viết lên giấy vừa giảng giải: “Của anh đây là ┼ à, là cách viết duy nhất có hàng ngang xuyên qua hàng dọc, suy nghĩ khác biệt, thường bất đồng với người khác. Của cô đây là ┴, suy nghĩ cẩn trọng tỉ mỉ, không dễ mắc sai lầm.”
“Vậy còn những cái khác thì sao?” tôi hỏi.
“Hỏi nữa phải trả thêm một đồng tiền,” ông lão nói. “Câu này tạm không thu tiền, về sau là không được đâu đấy. Nói một cách đơn giản, cách viết thường thấy nhất ở người bình thường là ├ và ┤, suy nghĩ dễ thiên về một phía, không biết suy nghĩ từ một góc độ khác.”
Tôi và Noãn Noãn đều không dám mở miệng, chỉ sợ hở ra lại phải đưa thêm một đồng tiền nữa. Ông lão uống ngụm trà xong, rồi nói tiếp: “Viết hàng ngang hay hàng dọc trước thể hiện phong cách hành sự. Anh viết hàng dọc trước, cúi đầu về phía trước, hành động tích cực; lại vừa hay kết hợp với kiểu ┼, suy nghĩ độc đáo sẽ càng rõ ràng, cũng sẽ không quan tâ tới ý kiến của người khác. Cô viết hàng ngang trước, phàm chuyện gì cũng cân nhắc trước sau, lấy an định làm đầu, lại kết hợp với kiểu ┴, suy nghĩ sẽ càng bình tĩnh, thời gian và số lần suy nghĩ sẽ càng nhiều.”
“Loại nào thì tốt hơn?” Tôi nhỡ hỏi xong liền đưa tay bịt miệng.
Ông lão không trả lời, bưng cốc trà lên uống một ngụm. Tôi lấy ra một đồng tiền đặt lên bàn, ông ta mới nói tiếp: “Người Trung Quốc theo đạo Trung Dung, vạn sự đều không có gì là tốt xấu tuyệt đối. Hành sự quá tích cực dễ liều lĩnh; suy nghĩ quá nhiều dễ giậm chân tại chỗ. Hai người đều có khuyết điểm, điểm yếu của anh là không màng trước sau, chăm chăm làm theo ý mình; điểm yếu của cô là chần chừ do dự, hành động không dứt khoát.”
“Hai vị hãy xem.” Ông lão hai tay cầm hai tờ giấy tôi và Noãn Noãn viết, nói: “Hai vị dù viết dọc hay ngang, hàng chữ đều rất thẳng. Hàng ngang chỉ không gian, hàng dọc chỉ thời gian. Hàng dọc thẳng chứng tỏ hai vị lúc nào cũng có thể tu tỉnh bản thân, có năng lực cảnh tỉnh; hàng ngang thẳng chứng tỏ hai vị muốn cải thiện hoàn cảnh, hơn nữa còn muốn dẫn dắt người bên cạnh đi theo hướng đúng. Điều này vừa hay có thể bù đắp chút ít cho điểm yếu của hai người.”
Ông lão nói xong, thu tờ giấy lại trước mặt, đặt lên mặt bàn, vuốt thẳng, rồi nói tiếp: “Nhìn từ nét chữ, anh dùng lực viết mạnh, hành sự dũng cảm; nét chữ quá thẳng, hành sự cứng nhắc, không biết sửa đổi. Ngay như chữ ‘ta’ này...”
Ông lão dùng bút khoang tròn chữ “ta” tôi vừa viết, nói:
“Nét móc góc dưới bên trái quá sắc, nét chấm thu bút góc trên bên phải quá lớn, lực dùng lại mạnh nhất trong cả chữ, thể hiện anh có tính cách góc cạnh, dễ đắc tội với người khác mà không biết. Quan trọng nhất là, chữ của anh quá ‘vuông’, dường như mỗi chữ khi viết, xung quanh đều đóng thêm một cái khung vuông, nhưng trên giấy trắng hoàn toàn không có khung, khung được vẽ lên trong lòng anh, đấy chính là sự trói buộc trong anh.”
“Cô đây thì không có vấn đề gì.” Ánh mắt ông lão chuyển sang tờ giấy Noãn Noãn viết, ông nói:
“Lực viết vừa đủ, viết liền mạch không ngắt nét, giữa các nét bút vô cùng hài hòa, thể hiện cô là người có tính cách dễ gần, nhân duyên rất tốt. Đáng tiếc là nét bút cuối cùng vừa yếu lại không rõ ràng, khoảng cách giữa các chữ có hiện tượng càng lúc càng sát lại, do đó cái cô thiếu là dũng khí và quyết tâm hành động.”
“Vậy cô ấy nên làm thế nào?” Tôi lại lấy một đồng tiền đặt lên trước mặt ông.
“Hành sự không nên nghĩ quá nhiều, đối với người cũng không nên quá tốt” ông lão nói.
“Vậy còn cháu?” Tôi đang chuẩn bị móc tiền ra thì ông lão đã xua xua tay.
“Câu hỏi này xin miễn cho lão không trả lời, sự trói buộc trong anh chỉ có thể tự mình tháo gỡ mà thôi.”
Ông lão nói xong bèn đưa tay ra hiệu “Mời”, tôi và Noãn Noãn đành đứng dậy rời đi.
“Xin đợi đã,” ông lão gọi chúng tôi lại, “chữ viết là thứ có thể thay đổi, mấy năm nữa có lẽ sẽ không còn giống bây giờ nữa. Sau này hai người có thể so sánh với chữ trên giấy này.” Ông đưa hai tờ giấy ban nãy cho chúng tôi, Noãn Noãn giơ tay ra nhận.
Tôi chỉ đi hai bước, rồi lại quay lại đặt một đồng tiền xuống trước mặt ông lão, hỏi: “Xin hỏi cháu và cô ấy có thích hợp không?”
“Cô cậu có hai người, vì vậy tính là hai câu hỏi,” ông lão nói.
Tôi đành móc ra một đồng tiền nữa đặt lên bàn.
“Anh hỏi về tính cách?” ông lão nói.
“Phải.” Tôi nói xong, liền giơ tay phải nắm lấy một đồng tiền trên bàn
Ông lão tỏ vẻ kinh ngạc, tôi nói: “Vì ông cũng hỏi một câu.”
Ông lão lần đầu tiên khẽ nở một nụ cười, nói: “Như cá gặp nước, ý khí tương đầu.”
Tay phải tôi nắm chặt lấy đồng tiền, cả nắm tay đập lên mặt bàn, đồng tiền va vào bàn gỗ phát ra một tiếng khô đét.
“Còn nữa...” Noãn Noãn đang ở bên cạnh, tôi không dám hỏi thẳng, nhưng vẫn thu hết can đảm, nói: “Ví dụ như, một nam một nữ, ngoài ý khí tương đầu ra, còn có gì khác, cũng tương đầu không?”
Ông lão nắm lấy đồng tiền, tay phải thuận thế tung lên trời, đồng tiền vẽ lên một đường vòng cung trong không trung, rồi rơi tõm một tiếng xuống sông Tô Châu.
“Câu hỏi này phải hỏi ông trời” ông lão nói.
Rời khỏi trạm quán, tôi và Noãn Noãn đều như có tâm sự, chẳng ai nói câu nào.
“Em thấy ông lão vừa rồi thế nào?”
Tôi nói xong, bèn đưa một đồng tiền cho Noãn Noãn, em đưa tay nhận lấy.
“Rất kỳ quái.” Noãn Noãn lại đưa đồng tiền cho tôi, hỏi: “Anh thấy sao?”
“Không phải rất kỳ quái,” tôi nói, “mà là cực kỳ cực kỳ kỳ quái.”
Nói rồi chúng tôi nhìn nhau đầy hàm ý, cùng bật cười.
Mọi người tập trung trên một chiếc cầu đá hổng cao ngang tòa nhà hai tầng, sau đó rời Di Hòa Viên theo đường Bắc Cung Môn.
Bất luận là ngồi trên xe, ăn cơm trong căng tin trường, hay lúc tắm rửa, trong đầu tôi đều không ngừng hiện lên bộ râu của ông lão.
Tắm rửa xong tới giảng đường tán phét, hỏi rất nhiều người xem có coi chữ ở chỗ ông lão ấy không?
Kết quả mọi người đều chỉ đi qua chứ không vào coi chữ; duy có cậu em khóa dưới tôi là ngồi xuống coi.
“Em cứ nghĩ là coi về nhân duyên, nên mới để ông ta coi chữ” cậu ta nói.
Cậu ta kể ông lão còn chưa mở lời, cậu ta đã bô bô ra ngày tháng năm sinh, còn hỏi xem nhân duyên của mình có phải ở phương bắc không?
“Nhân duyên của cậu trên núi cao, nói là phương Bắc so với Đài Loan cũng không sai,” tôi nói chen vào.
“Sao lại là ở núi cao?” Cậu ta tò mò.
“Thiếu Lâm Tự trên núi cao,” tôi nói, “cậu có mệnh xuất gia.”
“Anh này,” cậu ta nhăn nhó mặt mày, “đừng có đùa nữa.”
“Được,” tôi cười cười, “thế ông lão nói thế nào?”
“Ông ấy nói: không coi nhân duyên, chỉ xem tính cách. Thế là em đành ngoan ngoãn viết chữ.” Cậu ta đưa mảnh giấy mình viết cho tôi, hàng dọc viết: Tôi đói bụng quá muốn về nhà ăn cơm.
Hàng ngang viết: Ông không xem nhân duyên thì ngồi đây làm gì.
Hai hàng xếp thành hình ┬, không thẳng cũng không lệch, cong cong như hình chữ S.
Dáng chữ xiêu xiêu vẹo vẹo, chữ to chữ nhỏ không đều.
Ông lão nói suy nghĩ của cậu ta không theo lý lẽ thông thường, không quy phạm, dễ tùy tiện xằng bậy; nhưng vì tính cách tốt, nên nét chữ tùy ý lại là một dạng phúc báo.
“Đúng rồi,” tôi nói, “sao cậu lại muốn hỏi nhân duyên?”
Cậu chàng ra hiệu tôi hạ âm lượng xuống, rồi mới nói khẽ: “Bước ra ngoài cái rồi nói.” Nói rồi cậu ta đi ra ngoài giảng đường, tôi cũng đứng lên đi một bước rồi dừng lại.
“Kìa anh,” cậu ta nói, “sao thế?”
“Cậu chỉ nói bước một cái thôi mà” tôi nói.
Cậu ta chạy lại, hoàn toàn mất kiên nhẫn đẩy thẳng tôi ra khỏi giảng đường.
Đã cách xa khu giảng đường, cậu em khóa dưới tìm một chỗ yên tĩnh không người, chúng tôi ngồi bệt xuống đất.
“Anh ạ,” cậu ta mở miệng, “anh có biết em thích Vương Khắc không?”
“Cũng nhìn ra” tôi nói.
“Tinh thế sao?” Cậu ta tỏ vẻ kinh ngạc.
“Có thằng đần mới không nhận ra,” tôi nói. “Thế cậu thích Vương Khắc, vậy thì sao?”
“Sáng ngày kia chúng ta phải về Đài Loan rồi, em muốn...” Thái độ cậu ta có vẻ ngại ngùng.
Tôi cũng sực nhớ ra.
Đúng rồi, sắp phải về rồi, cũng nên về rồi.
Mấy ngày nay ở Bắc Kinh, chẳng hề có ý nghĩ nhớ nhà, nhất thời quên rằng mình hoàn toàn chẳng thuộc về nơi đây
Nhưng bất kể bản thân có quen hay thích nơi này, cuối cùng cũng phải trở về thôi.
“Sắp về Đài Loan rồi, vậy nên?” tôi định thần lại, hỏi.
“Em muốn nói với Vương Khắc, là em thích cô ấy,” cậu ta nói.
“Vậy tốt quá rồi” tôi nói.
“Nhưng mà nếu cô ấy cũng thích em, thì phải làm thế nào?”
“Cậu thích cô ấy, cô ấy cũng thích cậu, vui vẻ thế còn gì?”
“Em ở Đài Loan, còn Vương Khắc ở tận Bắc Kinh đấy,” giọng cậu ta hơi kích động, “đường xá xa xôi, lại còn cách cả co biển Đài Loan, về sau sao mà tiếp tục được?”
“Vậy thì đừng nói với cô ấy nữa, cứ coi như một đoạn ký ức đẹp trong đời thôi.”
“Em sợ sau này đến già vẫn cô đơn một mình, dắt con chó già đi dạo trong công viên, lại cúi xuống lẩm bẩm với nó: Hồi trẻ tao từng thích một cô gái đấy, nhưng tao không nói với cô ấy, đây là di hận lớn nhất trong đời tao. Nói xong nước mắt còn rơi lã chã. Mà con chó già chỉ có thể ăng ẳng mấy tiếng, liếm liếm những giọt nước mắt nơi khóe mắt em. Rồi sau em lặng lẽ ngồi lên băng ghế đá tróc sơn trong công viên, nhìn ánh tà dương xuống núi nơi chân trời. Màn đêm buông xuống, bóng hình một người một chó cứ nhạt nhòa dần trong đêm đen.”
Cậu ta càng nói càng cuống, càng cuống càng nhanh, nói liền một mạch chẳng dừng lấy hơi.
“Cậu đi viết tiểu thuyết được rồi đấy” tôi nói.
“Em nghiêm túc đấy,” cậu ta nói. “Anh, anh chẳng cũng thích Noãn Noãn còn gì ?”
“Cậu nhận ra à?”
“Em cũng có phải thằng ngốc đâu,” cậu ta nói. “Anh định làm thế nào?”
Cậu em, anh lớn hơn cậu hai tuổi. Ở tuổi này của bọn anh, cứ tăng thêm một tuổi là những thuần khiết lại chết đi một ít.
Anh cũng từng khao khát một tình yêu kiểu “Dậu đông hái cúc vàng hoa, núi Nam thơ thới lòng ta cảm hoài” * như Đào Uyên Minh; nhưng hoa cúc đã khô héo trong thực tại, còn anh cũng chẳng thong dong được nữa.
* Dậu đông hái cúc vàng hoa, núi Nam thơ thới lòng ta cảm hoài
Âm Hán Việt: Thái Cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam Sơn. Hai câu thơ trong bài “Ẩm tửu” của Đào Uyên Minh, Hải Đà dịch.
Đây không phải thế giới nơi ta thích em, em thích ta là đôi mình có thể bên nhau.
Thế giới này có núi, có biển, cũng có những bức tường ngăn cách, chứ chẳng hề bằng phẳng như chúng ta tưởng tượng.
Tôi không thể nói với Noãn Noãn rằng tôi thích em, hoặc như lời ông lão coi chữ trên phố Tô Châu đã nói, đây là gút trói buộc trong tôi, là khung vuông tôi tự vẽ lên trong lòng.
Tôi không thể vượt qua cái khung ấy, nếu như vì thế mà phải dắt chó dạo bộ trong công viên, thì cũng đành nhận vậy.
“Mặc anh định thế nào,” tôi nói, “cậu cứ nói với Vương Khắc đi.”
“Ngộ nhỡ cô ấy nói thích em thì sao?” cậu em nói.
“Cậu đã tự nói là ‘ngộ nhỡ’ rồi mà.”
“Đúng vậy, em nghĩ nhiều quá rồi.” Cậu ta như bỗng ngộ ra chân lý. “Nếu như em nói với Vương Khắc là thích cô ấy, chắc cô ấy sẽ nói: chúng ta cứ là đồng bào của nhau thì tốt hơn, không nên là người yêu.”
“Anh cũng nghĩ thế đấy”
“Thoải mái hơn nhiều rồi,” cậu ta cười cười nói. “Ngày mai em sẽ tìm cơ hội nói với cô ấy, dù gì cũng nói ra, sau này sẽ không phải ôm di hận nữa.”
Cậu em dường như đã hất được tảng đá đè nặng trong tim, bắt đầu bô bô ba la kể với tôi mấy chuyện vụn vặt xảy ra trong ngày.
Cậu ta còn giữ một nguyên bảo đổi ở phố Tô Châu làm kỷ niệm.
Lúc tôi đứng dậy định quay lại giảng đường, cậu ta đột nhiên nói: “Anh này, như thế có phải đau xót lắm không?”
“Hả?”
“Em thấy mừng vì Vương Khắc sẽ từ chối em, như thế có phải xót xa lắm không?” Cậu ta cười gượng.
Tôi kh
Sinh viên Bắc Kinh trong đoàn chúng tôi không có ai học Bắc Đại *, đến đại học Bắc Kinh nghe giảng là điều rất mới mẻ đối với họ, còn đối với sinh viên Đài Loan, chuyến đi này ít nhiều mang ý nghĩa hành hương.
* Đại học Bắc Kinh được gọi tắt là Bắc Đại.
Chúng tôi vào Bắc Đại qua cổng Tây.
Không ngờ cổng vào ngôi trường này lại mang kiến trúc cửa hoàng cung cổ điển, ba cánh cổng sơn đỏ nhìn vô cùng bắt mắt.
Nếu không phải ở giữa treo tấm biển “Đại học Bắc Kinh”, tôi còn tưởng đây hẳn phải vương phủ hay cung điện gì chứ.
Hai con sư tử đá được đẽo khắc tinh xảo, uy nghiêm trấn hai bên trái phải cổng trường, ánh mắt rực sáng long lanh rất có thần, bất nộ tự uy.
“Đây là sư tử đá trong Viên Minh Viên”, thầy Lý nói.
Cổng trường nườm nượp người qua lại không ngơi nghỉ, nhưng lại chẳng có ai để ý đến hai con sư tử đá đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm này.
Từ cổng Tây bước vào Bắc Đại, thứ đầu tiên đập vào tầm mắt, là hai cột hoa biểu đứng sừng sững chót vót trên thảm cỏ.
Dưới sự tương phản của nền cỏ xanh rờn, cột hoa biểu đội ánh dương trở nên vô cùng khiết bạch trang nghiêm.
Tôi nhớ lại cột hoa biểu đã nhìn thấy ở Tử Cấm Thành, trong lòng dậy lên một nghi vấn: Sao trong khuôn viên trường lại dựng cột hoa biểu?
“Đôi hoa biểu này cũng là lấy từ Viên Minh Viên,” thầy Lý nói.
Lại là từ Viên Minh Viên?
Đi thẳng về hướng đông có thể thấy rất nhiều các tòa nhà xây dựng theo phong cách kiến trúc Minh – Thanh, rất điển nhã, với những vạt cây xanh bao bọc xung quanh.
Noãn Noãn kể với tôi, thầy Lý tốt nghiệp trường Bắc Đại, còn di tích Viên Minh Viên thì nằm ngay cạnh trường này.
Thầy Lý nói trường Bắc Đại nổi tiếng nhất là “nhất tháp hồ đồ”, nghe hệt như nhất loạt hồ đồ.
Cái gọi là “nhất tháp hồ đồ” chính là chỉ tháp Bác Nhã, hồ Vị Danh và đồ thư quán tức thư viện Bắc Đại.
Đi qua một dãy đồi cây cối um tùm, liền thấy hồ Vị Danh, tháp Bác Nhã đứng sừng sững trên bờ hồ tây nam.
Chúng tôi đi thành hàng một men theo bờ hồ Vị Danh, bóng tháp Bác Nhã thấp thoáng ẩn hiện trên mặt hồ, cảnh đẹp vô cùng.
Những gợn sóng li ti đuổi trên mặt nước, hàng dương liễu trên bờ duyên dáng rủ bóng, giữa hồ lại có một hòn đảo nhỏ điểm xuyết giữa sắc hồ bóng tháp.
“Ban đầu khi đặt tên cho hồ này, có rất nhiều cái tên được đưa ra nhưng đều không khiến người ta hài lòng,” thầy Lý nói, “cuối cùng Đại sư Quốc học Tiền Mục bèn đặt luôn hồ là ‘Vị Danh’ tức ‘chưa có tên’, cái tên Vị Danh cũng lưu truyền rộng rãi từ đó.”
“Sau này anh cũng muốn làm Đại sư Quốc học,” tôi nói.
“Ý, muốn quyết tâm phấn đấu hả?” Noãn Noãn cười rất dễ thương.
“Ừ.” Tôi gật đầu. “Anh dốt nhất là đặt tên, nhưng nếu làm Đại sư Quốc học rồi thì sẽ không còn khó khăn gì nữa.”
Noãn Noãn đi ra chỗ khác, không thèm nói gì với tôi nữa.
Nhưng nhỡ may lại nhiều Đại sư Quốc học quá, e rằng cũng vẫn còn khó khăn.
Ví dụ như có hai người Trung Quốc xa lạ gặp nhau trên nước Mỹ, chuyện nọ chuyện kia qua lại, uống rượu cười nói vui vẻ.
Người thứ nhất nói anh ta sống ở tòa nhà Vị Danh trên đường Vị Danh, người thứ hai liền hào hứng nói: Trùng hợp quá, tôi cũng thế đấy.
Người thứ hai nói anh ta tốt nghiệp trường cấp III Vị Danh, bờ song Vị Danh gần trường là nơi anh ta có mối tình đầu tiên.
Tôi cũng thế đấy! Người thứ nhất cực kỳ xúc động.
Hai người rưng rưng nước mắt vài giây sau bèn ôm chầm lấy nhau, hai con cháu Viêm Hoàng tương phùng nơi đất lạ xa xôi, thật đúng là tha hương gặp cố nhân! Hai người đều kêu lên hôm nay để tôi mời.
Nhưng rồi tiếp tục câu chuyện mới phát hiện ra một người ở Bắc Kinh, người kia ở Thượng Hải.
Cuối cùng người Bắc Kinh nói: Người Thượng Hải thực dụng lắm, người Thượng Hải nói: Người Bắc Kinh ngoan cố lắm, ánh dương đã dần khuất nơi triền tây mà tiền rượu vẫn chưa ai trả.
“Vẫn còn chưa xong à,” Noãn Noãn dừng lại, quay đầu trừng mắt với tôi.
“Còn xíu nữa thôi, cố kiên nhẫn một chút,” tôi nói.
“Nói mau lên.”
“Đã vô danh rồi, vậy cũng sẽ vô tranh,” tôi nói. “Hai từ Vị Danh dường như để nhắc nhở tất cả sinh viên Bắc Đại không cần màng danh lợi, rộng lượng không tranh chấp. Anh nghĩ đây mới là chủ ý của Tiền Mục tiên sinh.”
“Câu này mới còn ra hồn.” Noãn Noãn bật cười.
“Nếu học ở đây, hẳn phải dễ kiếm bạn gái lắm,” tôi nói.
“Hả?”
“Trường bọn anh cũng có một cái hồ, đi một vòng chưa hết mười phút. Nhưng đi dạo với con gái thì mười phút sao đủ được? Đành đi tiếp vòng thứ hai, vòng thứ ba, vòng thứ tư…” Tôi thở dài một tiếng, rồi nói tiếp: “Cuối cùng cô gái kia không chịu được nữa bèn nói: Đừng có dẫn tôi đi vòng vòng nữa! Chúng ta chia tay! Đừng tới tìm tôi nữa! Ba dấu chấm than kinh hoàng đã kết thúc một cuộc tình thế đấy.”
“Thế thì sao hồ Vị Danh lại giúp người ta có bạn gái?” Noãn Noãn hỏi.
“Hồ Vị Danh vừa rộng vừa đẹp, thanh niên nam nữ tan học xong đến đây dạo bộ đến cả quên cả thời gian. Đi mãi đi mãi, chàng trai bèn nói: Anh nguyện trở thành ngọn tháp Bác Nhã sừng sững uy nghi, còn em là nước hồ Vị Danh dịu dàng đa tình, anh một bước không đi, ngày ngày đứng đó, chỉ mong bóng mình mãi chiếu xuống lòng em. Có khi còn chưa đi hết nửa vòng hồ, một cặp tình nhân đã ra đời rồi.”
“Sao đơn giản thế được.” Noãn Noãn không tán thành.
“Nếu như chàng trai nói: Chúng ta nhất định sẽ mãi ở bên nhau, vĩnh viễn dài lâu, không chia không lìa, không quản gió, không quản mưa, cũng không quản sấm sét. Liên quân Anh Pháp có thể đốt trụi Viên Minh Viên, cũng không sây sát được hòn đá trong lòng anh, bởi trên hòn đá trung thành ấy có khắc tên em. Thế này thì sao?” tôi hỏi.
“Quá sến,” Noãn Noãn nói, “Anh thử lại đi.”
Tôi ngoẹo đầu nghĩ ngợi hồi lâu mà chẳng nặn nổi câu nào nữa.
“Không nghĩ ra chứ gì.” Noãn Noãn cười khúc khích, “vậy em có thể rảnh tai được rồi.”
“Dù gì thì hồ cũng đủ lớn, có thể đi rất lâu” tôi nói, “đi dạo lâu trong cảnh đẹp nên thơ này, có là người sáp cũng lây thêm vài phần ý thơ.”
“Như anh thì không thể rồi, anh chỉ biết nói nhảm thêm thôi,” Noãn Noãn nói.
Đi tiếp chừng mười lăm phút nữa, tháp Bác Nhã đã gần ngay trước mặt.
Tháp Bác Nhã được xây giả theo tháp đèn cổ Thông Châu, có mười tầng, cao 37 mét.
“Các bạn thử đoán xem, tòa tháp này dùng để làm gì?” thầy Lý chỉ tòa tháp hỏi.
Mọi người bắt đầu rào rào tranh luận, có người nói tháp thường được xây trong đền thờ Phật, xây trong khuôn viên trường thế này kỳ quá; cũng có người nói chắc không phải giống tháp Lôi Phong dùng trấn áp Bạch nương tử, ở đây cũng đang trấn áp một loài yêu quái nào đó ư?
Cuối cùng thấy Lý cũng công bố đáp án: Đây là tòa thủy tháp, một tháp cung cấp nước được cải trang như một tòa bảo tháp.
Tháp Bác Nhã được xây vào những năm 20, trước sau âm thầm lặng lẽ đứng bên bờ hồ, cung cấp nước sinh hoạt cho thầy và trò trường Bắc Đại.
Tôi ngẩng đầu ngước nhìn tòa tháp cao ngút tầng mây, tháp Bác Nhã dãi dầu sương gió, xung quanh chỉ có những tán tùng bách bầu bạn.
“Một kiến trúc mang đầy vẻ đẹp nghệ thuật văn hóa, có thể chỉ giữ một vai trò đơn giản; hoặc nói cách khác, một người công dân làm nhiệm vụ cấp thoát nước có vẻ hèn kém, nhưng có thể nội tâm anh ta lại mang đầy hơi thở nghệ thuật văn hóa,” thầy Lý nói. “Trước đây khi còn học ở Bắc Đại, tôi thường tới đây trầm ngâm suy ngẫm, lần nào cũng đều có thu nhận đáng kể.”
Rời tháp Bác Nhã, chúng tôi đi về hướng Nam, tạm biệt hồ Vị Danh, chuẩn bị đến nơi sẽ lên lớp.
“Hồ Vị Danh đẹp thật.” Tôi ngoảnh lại nhìn hồ Vị Danh lần cuối, nói: “Nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Vị Danh cũng chỉ thường thường thôi.”
Noãn Noãn đột nhiên dừng khựng lại.
Tôi nói xong liền thấy có điều gì bất thường cũng dừng khựng lại.
Mọi người đều dần dần đi hết, chỉ có tôi và Noãn Noãn vẫn đứng nguyên chỗ cũ.
“Anh!” Cậu em khóa dưới ngoảnh đầu lại hét lớn gọi tôi: “Đừng có chuồn đấy!”
Chẳng hiểu sao tôi lại có thể buột miệng nói ra câu đó?
Là vì trong đầu đang tưởng tượng đến đoạn đối thoại nam nữ đi dạo trên hồ Vị Danh ư?
Hay vì trong lòng tôi vẫn luôn thấy Noãn Noãn rất đẹp, nên bất giác đem so sánh với vẻ đẹp của hồ Vị Danh?
Hai cái giả thiết trên đều đúng, chỉ vì tôi đã đem mình và Noãn Noãn gán vào đôi nam nữ kia?
“Đây chính là đáp ác trước em bảo anh thử lại phải không?” Cuối cùng Noãn Noãn cũng lên tiếng.
“Cứ coi thế đi. Nhưng…ờm…” tôi trả lời, “anh cũng không chắc lắm.”
Không khí chẳng hề vì tôi và Noãn Noãn đều đã mở lời mà thay đổi.
“Anh.” Cậu em chạy lại, nói: “Bọn mình chơi trò rong biển* đi.”
*Trò rong biển: Một cách chơi Oẳn tù tì của Trung Quốc.
“Làm gì?” tôi hỏi.
“Rong biển à rong biển…” Cậu ta dang rộng hai tay như đại bàng xòe cánh, cánh tay uốn lượn như sợi rong biển.
“Nhạt vừa chứ,” tôi nói.
“Rong biển à rong biển à…” Cậu ta lại giơ cao hai tay, cánh tay đang uốn lượn lên trên, tôi liền cốc cho cậu ta một phát, nói: “Lại còn nữa!”
Cậu ta liền cười sằng sặc rồi bỏ chạy, Noãn Noãn cũng bật cười khúc khích.
“Bọn mình đi thôi.” Noãn Noãn dứt lời bèn rảo bước về phía trước.
Tôi cũng rảo bước theo, bắt kịp Noãn Noãn, rồi bắt kịp đoàn người.
Đi qua đường Ngũ Tứ, liền thấy một gian tứ hợp viện xây từ cuối đời Thanh, trên cổng có viết: Trị Bối Tử Viên.
Trước cổng còn có một bức tượng Lão Tử đẽo bằng đá, cao khoảng hai mét.
Trong sân là các đình viện nhỏ còn đậm hương sắc cổ, đâu đâu cũng toát lên một vẻ cổ kính, mộc mạc, điển nhã.
“Hôm nay lên lớp ở đây ư ?” Tôi hỏi Noãn Noãn.
“Nghe nói vậy,” Noãn Noãn nói.
“Ừ,” tôi gật đầu, “chỗ này rất hợp với phong cách của anh.”
Noãn Noãn cười gập bụng, như vừa nghe thấy một chuyện cười siêu hài hước.
Thầy giáo đứng lớp hôm nay tóc bạc trắng, nhưng trên mặt chả có đến nửa cọng râu, giảng về tư tưởng của Lão Trang.
Bài giảng bắt đầu từ chương một “Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh” trong Đạo đức kinh.
“Đạo” là thứ có thể nói, nhưng đạo có thể biểu đạt bằng ngôn từ, thì đạo ấy chẳng vĩnh hằng bất biến; miêu tả diện mạo vạn sự vạn vật – tức “danh”, cũng có thể được định nghĩa, nhưng một khi đã định nghĩa quá rõ ràng, thì diện mạo vốn có của vạn sự vạn vật hẳn không thể được miêu tả chân thực.
Ừm, uyên thâm quá.
Bình thường nếu nghe phải bài giảng uyên thâm kiểu này, tôi đều tận dụng thời gian nghe giảng để nạp năng lượng.
Nhưng có thể học ở nơi thế này quả là một trải nghiệm cả đời khó gặp, tính tò mò của tôi dễ dàng đánh bại cơn buồn ngủ.
Len lén quan sát bốn bề phòng học, xà trên mái, gạch dưới đất đều hiển hiện những dấu ấn lịch sử.
Mùi vị không khí cũng khác hẳn, có một hương thơm nhè nhẹ, không sao gọi được thành tên.
Tôi viết lên tờ giấy trước mặt Noãn Noãn: Có ngửi thấy một mùi hương đặc biệt không?
Noãn Noãn hít ng viết lên tờ giấy trước mặt tôi: Không. Là mùi gì?
Tôi lại viết: Mùi hương này rất giống mùi trên người anh.
Noãn Noãn viết: ?
Tôi viết: Đó gọi là hương sách.
Noãn Noãn viết: Ngậm miệng!
Tôi viết: Nhưng anh dùng tay viết mà.
Noãn Noãn viết: Thế thì dừng tay!
Trước khi hết giờ, thầy giáo nói bản tính của con người cũng như viên ngọc bị vùi sâu dưới đáy lòng, chỉ lộ ra một chút ít.
Mỗi người đều phải khai quật từng chút từng chút viên ngọc vùi giấu nơi đáy lòng ấy, đem nó ra, mài giũa nó.
Đây chính là quá trình tìm tòi tự phát huy bản thân.
“Cần nỗ lực khai quật chính mình.” Thầy lấy đây là câu kết của buổi học hôm nay.
“Anh đã khai quật được chính mình chưa?” ra khỏi Trị Bối Tử Viên, Noãn Noãn hỏi.
“Cái có thể khai quật đã chẳng phải khai quật. Thà rằng chẳng khai quật còn hơn,” tôi nói. “Đây là đạo gia đấy.”
“Còn gì nữa không?” Noãn Noãn nói.
“Khai quật chính là không, không chính là khai quật, đây là Phật gia” tôi nói.
“Tiếp theo?”
“Người chí sĩ bậc nhân nhân, không ai khai quật mà hại Đạo nhân, chỉ có kẻ không khai quật mà thành Đạo nhân. Đây là Nho gia.”
Noãn Noãn thở dài, nói: “Nói nhảm hình như chính là bản chất của anh.”
“Giờ em mới phát hiện ra à?”
Chúng tôi tới Tam Giác Địa ăn trưa. Ăn xong, tôi ra cửa hàng gần đó mua phong bì và giấy viết thư của trường Bắc Đại.
“Có ý nghĩa gì đặc biệt à?” Noãn Noãn hỏi.
“Anh định dung phong bì và giấy viết thư để viết CV tìm việc,” tôi nói. “Công ty nhận được thư chắc chắn sẽ nghĩ anh tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, tò mò bèn đọc kỹ. Như vậy CV của anh mới không chìm nghỉm giữa cả biển thư.”
“Anh nghĩ nhiều quá rồi đấy.”
“Nghĩ nhiều vẫn cứ tốt hơn. Giờ ở Đài Loan khó tìm việc lắm.”
Mọi người dạo bộ về hướng Bắc, gần đến hồ Vị Danh, liền trông thấy thư viện Bắc Đại.
Đây là tòa nhà mới của thư viện, cửa chính nằm ở hướng Đông, vừa vặn nối liền cổng Đông của trường.
Nếu vào Bắc Đại từ cổng Đông, tầm mắt không có gì cản trở, sẽ có thể nhìn thẳng thấy thư viện Bắc Đại.
Thư viện thiết kế theo phong cách truyền thống kết hợp hiện đại, phần mái hệt như cung điện trong Tử Cấm Thành, toát lên vẻ cổ điển mà phóng khoáng.
Tổng thể kiến trúc có màu xám trắng, càng tràn đầy khí thế trang nghiêm, vững chãi.
Hai bên tường tòa nhà mới vừa khéo nối với tòa nhà cũ, tạo thành thư viện đại học có quy mô lớn nhất châu Á.
Thầy Lý nói có sinh viên trường Bắc Đại đã viết câu thơ miêu tả không khí trong thư viện thế này: Tĩnh, tĩnh một cách hừng hực sôi nổi.
Mọi người liền rộ lên muốn vào thư viện cảm nhận chút không khí.
Chúng tôi đem chứng minh thư đổi lấy một thẻ đọc tạm thời xong, bèn nhẹ chân nhỏ tiếng, lặng lẽ như cá bước vào thư viện.
Điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất là ánh mắt của những sinh viên đang đọc sách, hệt như loài mãnh hổ đang dõi sát theo con mồi.
Nếu như thế giới của sinh viên cũng có cảnh giới lý tưởng, thì đây hẳn chính là hình mẫu thế giới đại đồng.
Đáng tiếc tôi đã tốt nghiệp rồi, nếu như vẫn chưa, trở về Đài Loan rồi tôi nhất định sẽ càng dụng công học hành.
Nhưng đứng ở một góc độ khác mà nói, may là tôi đã tốt nghiệp rồi, không thì áp lực thật quá lớn.
Học khả học, phi thường học. Ừm, cứ học nhẹ nhàng là được rồi.
Chúng tôi lại đi về hướng Bắc tới ven hồ Vị Danh, tiếp tục thưởng lãm phong cảnh hai bên bờ hồ buổi sáng vẫn còn chưa dạo hết.
Phía tây hồ Vị Danh, trên mặt nước lộ ra một con cá đá đang quẫy đuôi há miệng hướng lên trời, đây cũng là một di vật của Viên Minh Viên.
“Cá đá trong hồ Vị Danh, thật là một điểm nhấn kết hợp kỳ diệu,” Noãn Noãn nói.
“Anh em bạn bè nó đều đã bị cháy trụi hết rồi, một mình nó hiu quạnh ở đây nhấn nhá nhất định rất cô đơn” tôi nói.
“Ừ! cười. “Thật không ngờ anh cũng có trái tim cảm tính đấy nhỉ.”
“Em có mang khóa ở đây không?”
“Mang khóa làm gì?”
“Anh phải khóa trái tim mình lại, không để em nhìn thấy nữa.”
“Em có mang súng đây, hay là, bắn chết nó luôn đi” Noãn Noãn nói.
Rời khỏi Bắc Đại từ cổng Tây, lên xe ngồi chưa nóng chỗ đã tới Viên Minh Viên, hai nơi này cách nhau chưa đến một cây số.
Nơi đây thực ra cũng chẳng còn lại gì nữa, sau trận cháy lớn ba ngày ba đêm liên quân Anh Pháp gây ra năm 1860, ngoài những hồ nước và bộ phận các văn vật điêu khắc đá vụn nát ra, mọi thứ đều đã bị cháy rụi.
Thế nhưng lá sen xanh biếc, hoa sen thắm sắc trong hồ, cây cối mọc lên từ những khe ngói, đống đổ nát giấu mình giữa những thảm cỏ, tổng thể cảnh sắc tự nhiên vẫn mang một vẻ đẹp và một sức sống mãnh liệt.
“Ngoài chữ viết, tranh ảnh, phim truyện có thể ghi lại lịch sử, những phế tích cũng có thể là bằng chứng cho lịch sử,” thầy Lý nói. “Ý nghĩa tồn tại của công viên di chỉ Viên Minh Viên, chính là để nhắc nhở người dân Trung Quốc chớ quên đi lịch sử.”
Hồi những tử tôn học rộng biết nhiều ham mê cái mới, nhớ tới tổ tiên từng khởi gia với mười ba bộ giáp, viết bảy đại hận cáo thiên, phát binh đánh Minh, bất khả chiến bại, tự hào biết bao.
Nếu bây giờ bị cướp sạch đốt sạch vườn hoa nhà cửa, lẽ nào các bạn lại chỉ biết cúi đầu nhận lỗi, cắt đất bồi thường, vậy thì còn mặt mũi nào gặp lại tổ tiên!?
“Em nói đúng lắm,” tôi nói với Noãn Noãn, “chẳng trách Hàm Phong không dám vào ở Hoàng Khung Vũ trong Thiên Đàn”
“Em nói bừa thôi,” Noãn Noãn nói.
“Không, em không biết nói bừa, chỉ biết nói rõ thôi. Em lúc nào cũng sắc bén, nhìn xa trông rộng,” tôi nói. “Nếu như người con gái Hàm Phong gặp không phải Từ Hy mà là Noãn Noãn, kết cục nhất định sẽ khác.”
“Khác ở đâu?”
“Gỗ làm bài vị của Hàm Phong sẽ rất cứng, tên trên bài vị cũng rất lớn, hương thắp sẽ rất dài, lúc dâng hương mọi người cũng sẽ khóc rất to.”
“Nói đủ chưa thế?”
“Đủ rồi.” Tôi cười cười.
Chúng tôi dừng ở Viên Minh Viên không được bao lâu, đã lại lên xe tới Di Hòa Viên.
Di Hòa Viên nằm ở phía tây Viên Minh Viên , cũng ngồi chưa nóng mông đã đến nơi.
Chính vì gần nhau như thế mà tiền thân của Di Hòa Viên – Thanh Y Viên, cũng đã bị cháy rụi bởi liên quân Anh Pháp.
Về sau Từ Hy trưng dụng ba mươi triệu lượng bạc trắng kinh phí hải quân xây dựng lại trong suốt mười năm, rồi đổi tên thành Di Hòa Viên.
Di Hòa Viên là khu nghỉ mát của hoàng gia cuối đời Thanh, và cũng là hành cung của Từ Hy.
Từ cửa Đông Cung bước vào, sáu tấm cửa đỏ tươi bên trên có khảm đinh vàng, phía trước cửa còn có một đôi sư tử lớn bằng đồng.
Đầu tiên chúng tôi vào thăm quan điện Nhân Thọ nơi Từ Hy xử lý chính sự, Đức Hòa Viên nơi Từ Hy nghe kịch, buồng ngủ Ngọc Lan Đường, rồi đi dạo ven hồ Côn Minh, chiêm ngưỡng cảnh hồ sắc núi.
Hồ Côn Minh gợn sóng biếc, núi Vạn Thọ dưới ánh nắng hòa vào dãy Tây Sơn, sơn thủy một màu.
Trên mặt hồ trải rộng, điểm xuyến ba hòn đảo nhỏ, quanh hồ có đủ các đình đài lầu gác điển nhã muôn hình muôn vẻ.
Di Hòa Viên vừa nguy nga tráng lệ kiểu hoàng gia, lại có linh khí thanh nhã của lâm viên Giang Nam.
“Hồ Côn Minh đẹp thật. Nhưng...”
“Này,” Noãn Noãn vội vàng ngắt lời tôi, “mấy lời quái đản ngày nói một lần là đủ rồi.”
“Hôm nay anh đã nói câu nào quái đản đâu?”
“Thì lúc ở hồ Vị Danh ấy, anh nói gì mà hồ Vị Danh đẹp thật...”
“Hồ Vị Danh đẹp thật, nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Vị Danh cũng chỉ thường thường thôi. Em bảo câu này hả?”
Tốc độ nói của tôi quá nhanh, vốn chẳng kịp nghĩ xem có nên nói hay không, đã liền một hơi nói hết ra rồi.
Noãn Noãn nghe xong dường như đỏ mặt, tôi cũng thấy hai vành tai mình nóng bừng lên.
“Noãn Noãn.”
“Hả?”
“Chúng ta hãy đứng trên lập trường người thứ ba để kiểm điểm đoạn đối thoại này, không mắc vào ân oán cá nhân.”
“Được.” Noãn Noãn gật đầu, rồi bật cười.
“Thanh niên nam nữ tản bộ ven hồ Vị Danh...” Tôi ngừng lại, nuốt nước bọt, rồi nói tiếp: “Nếu chàng trai nói ra một số câu quái đản, cô gái sẽ phản ứng ra sao?”
“Có thể thấy ngọt ngào, mà cũng có thể thấy nhàm chán. Có khi thấy buồn nôn,” Noãn Noãn nói.
“Giả sử, chỉ là giả sử, em là cô gái trong cặp nam nữ đang dạo hồ Vị Danh đó, khi em nghe thấy mấy lời quái đản ấy, em có cảm tưởng thế nào?”
“Cái đấy còn phải xem là ai nói đã.”
“Giả sử, là giả sử nhé, chàng trai đó là anh.”
“Ờm...” Noãn Noãn trầm ngâm một lúc, “mang tai em mềm, chắc cũng nghe lọt thôi.”
“Thật không?”
“Dù gì người như anh miệng cún chẳng mọc được ngà voi, khó lắm mới nói được câu dễ nghe, đương nhiên là phải nghe rồi.”
“Thế thì tốt.”
“Đấy là em nói, giả sử em là cái cô đó.”
“Nhưng đồng thời em cũng giả sử anh là anh chàng đó.”
“Em...” Noãn Noãn ấp úng.
“Noãn Noãn,” tôi nói, “bọn mình đổi chủ đề đi.”
“Được thôi.” Noãn Noãn như trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm.
“Từ Hy quả là đã tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Hả?”
“Nếu không phải Từ Hy trưng dụng kinh phí hải quân, làm sao có được một Di Hòa Viên đẹp thế này?”
“Nói gì thế,” Noãn Noãn nói, “lẽ nào anh không biết đạo chỉ này đã dẫn đến thất bại trong trận chiến Giáp Ngọ sau này à?”
“Nếu như Từ Hy không những không trưng dụng kinh phí hải quân, mà còn ủng hộ cả châu báu của bản thân cho hải quân, ví dụ như áo lót nạm dạ minh châu với quần lót nạm kim cương,” tôi nói, “lẽ nào trận chiến Giáp Ngọ có thể thắng được ư?”
“Cái này...”
“Số tiền đó nếu đổ vào túi người Nhật, thì chi bằng dùng để xây Di Hòa Viên còn hơn. Từ Hy biết về sau người dân Trung Quốc ngoài siêng năng làm việc, cũng cần một số danh thắng để khích lệ tinh thần, nên mới thà chịu thế nhân mắng chửi, cũng phải để lại Di Hòa Viên cho con cháu đời sau. Vì vậy mới nói, Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
“Nói nhảm.” Noãn Noãn trừng mắt nhìn tôi.
“Thế lại đổi chủ đề là được rồi,” tôi nói.
“OK. Nhưng không được nói mấy chuyện ngớ ngẩn kiểu chuối vấp ngã biến thành cà tím, đậu xanh từ gác rơi xuống lại thành đậu đỏ.”
“Được.” Tôi cũng gật gật đầu. “Đúng rồi, vừa rồi anh nói nhầm, Từ Hy chắc chắn cũng có thắt ruột tượng, vì vậy cái bà hiến tặng là dải ruột tượng được nạm mười chữ ‘Người phụ nữ Trung Quốc có thân hình đẹp nhất’ bằng các loại đá quý.”
“Chuyển chủ đề!”
“Từ Hy thật là tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Này.”
“Trước khi chết, Từ Hy còn không quên gửi thuốc độc cho Quang Tự, bắt ông chết trước.”
“Thế coi là tốn nhiều tâm huyết vào việc gì?”
“Từ Hy biết Quang Tự hiếu thuận, nếu mình chết trước, Quang Tự nhất định sẽ đau khổ tột cùng. Nên thà mình mình chịu đựng nỗi thống khổ của kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, chứ không muốn để Quang Tự chịu cảnh bi ai mất mẹ.”
“Quang Tự có phải do Từ Hy sinh ra đâu, mẹ Quang Tự là em gái Từ Hy.”
“Nhưng trên danh nghĩa vẫn là mẹ, mà dù gì cũng vẫn cùng huyết thống mà,” tôi nói. “Tóm lại, bàn tay Từ Hy đưa thuốc độc run rẩy lắm. Vì vậy mới nói, Từ Hy quả đã tốn nhiều tâm huyết.”
“Nói như vậy, khi liên quân tám nước đến chân thành Bắc Kinh, Từ Hy trước khi bỏ trốn còn sai người đẩy Trân Phi xuống giếng, cũng là tốn nhiều tâm huyết à?” Noãn Noãn nói.
“Trân Phi bị nhốt mãi trong lãnh cung, thân thể nhất định đã đóng băng rồi. Từ Hy phải bỏ Bắc Kinh chạy đến Tây An, một lộ trình xa xôi là thế, Trân Phi làm sao chịu đựng nổi sự giày vò ấy? Vì không muốn để Trân Phi phải chịu đựng nỗi khổ của cuộc hành trình dài đằng đẵng, Từ Hy chỉ còn cách sai thái giám đẩy nàng xuống giếng. Lúc hạ lệnh, giọng Từ Hy nghẹn ngào mãi.”
“Đổi tiếp chủ đề,” Noãn Noãn nói, “và không được liên quan đến Từ Hy nữa.”
“Thế thì hết chủ đề rồi,” tôi nói, “nhưng chủ đề đầu tiên của anh vẫn chưa nói hết.”
“Chủ đề đầu tiên?” Noãn Noãn hơi nghi hoặc. “Tự nhiên em quên mất rồi, là gì thế?”
“Hồ Côn Minh đẹp thật. Nhưng khi đi bên em, lại thấy hồ Côn Minh và em như chị em gái, hơn nữa Noãn Noãn là chị, còn hồ Côn Minh là em.” Nói liền một mạch xong, tôi vội vàng bổ sung thêm: “Nếu như mạo phạm, xin được lượng thứ. Em cứ coi như anh đang nói nhảm đi.”
“Đươc, em phá lệ,” Noãn Noãn cười nói: “một ngày nghe tận hai câu quái đản.”
Chúng tôi tới bến thuyền Thủy Mộc, khi Từ Hy đi đường thủy từ thành Bắc Kinh tới Di Hòa Viên, thuyền ngự đều neo tại đây.
Đi về hướng Bắc một chút, chính là điện Lạc Thọ nơi Từ Hy ở, phần lớn thời gian những năm cuối đời, Từ Hy đều trải qua ở đây.
Trong điện Lạc Thọ còn có một bức ảnh Từ Hy đóng vai Quan Âm, cảm giác khi nhìn tổng thể chỉ thấy kỳ quái.
Bạn có thể liên hệ giữa chó săn với người đẹp được không chứ?
“Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết,” tôi nói.
“Anh lại nữa rồi,” Noãn Noãn nói.
“Từ Hy đóng Quan Âm, mục đích là để nhắc nhở mọi người, thế gian này có rất nhiều con sói đội lốt cừu, tuyệt đối đừng để ngoại hình che mắt,” tôi nói. “Vì vậy mới nói, Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
“Từ Hy rốt cuộc phải tốn tâm huyết đến tận lúc nào đây?”
“Đến đây thôi,” tôi nói.
Từ điện Lạc Thọ đi về hướng Tây qua Yêu Nguyệt Môn, liền đến hành lang dài Trường Lan nổi tiếng của Di Hòa Viên.
Trường Lang được xây dựng theo kiểu kiến trúc điển hình của Trung Quốc, là hành lang nối giữa các phòng, chỉ có nóc mà không có tường hai bên, vì vậy khi tản bộ trên Trường Lang ta vừa có thể thưởng thức cảnh đẹp, lại có thể tránh nắng tránh mưa.
Trường Lang trong Di Hòa Viên, phía nam cồ Côn Minh, phía bắc kề núi Vạn Thọ, phía đông dựng Yêu Nguyệt Môn, phía tây có Thạch Trương Đình; dài tới 728 mét, cứ bốn cột trụ làm thành một gian, tổng cộng có 273 gian.
Nửa trên mỗi gian lắp các thanh ngang, nửa dưới lại đặt băng ghế bằng gỗ dọc theo lan can.
Trên các thanh dầm của Trường Lang vẽ kín những bức tranh màu sắc tươi sáng, tổng cộng có hơn 14000 bức, không bức nào giống bức nào.
Những bức tranh này được vẽ theo phong cách hội họa Giang Tô, đại để có thể phân thành bốn loại: người vật, sơn thủy, chim hoa, kiến trúc phong cảnh.
Với kiến trúc độc đáo, hội họa phong phú, Trường Lang được công nhận là gallery tranh dài nhất thế giới.
Tản bộ trên Trường Lang, dường như ta đang bước vào một gallery hội họa trang nhã độc đáo; mỗi người như cũng tự biến thành một chú cá, bơi lội trong họa cảnh.
Những bức tranh trong Trường Lang, cùng đình đài lầu các, sông núi hoa cỏ bên ngoài san sát nối tiếp nhau, khiến mắt người không kịp nghỉ ngơi.
Nếu đi mệt rồi, ta có thể ngồi xuống những băng ghế gỗ hai bên bất cứ lúc nào. Ngồi thưởng thức tranh cũng là một kiểu nghỉ ngơi lý thú.
“Anh!” Cậu em khóa dưới chạy lại nói: “Thử vừa đi vừa ngẩng đầu ngắm tranh xem, mỗi bức đều phải nhìn cho kỹ ấy, xem anh đi được mấy bước mà không chóng mặt.”
“Từng này tuổi đầu rồi còn chơi mấy trò trẻ con ấy nữa.” Tôi tỏ vẻ khinh bỉ.
“Thử đi mà,” Noãn Noãn nói.
“Ừ,” tôi lập tức thay đổi thái độ, “giữ tâm hồn thơ trẻ cũng ha
Tôi ngửa cổ nhìn lên, đi từng bước chậm rãi, xem thật kỹ từng bức tranh trên các thanh ngang, thanh dầm.
Những bức họa đầy màu sắc, tạo hình phong phú, tôi dần cảm thấy mắt hoa lên, bèn dừng lại.
“Anh mới đi được 29 bước,” cậu em nói, “em đi được 37 bước, Vương Khắc còn đi được tận 48 bước.”
“Thế thì làm sao?” tôi nói.
“Thế chứng tỏ IQ của anh thấp hơn em với Vương Khắc.”
“Vớ vẩn!”
“Anh ấy thẹn quá nổi giận rồi,” cậu ta quay sang nói với Vương Khắc, “chúng ta mau chuồn thôi.”
Bóng cậu chàng và Vương Khắc khuất xa rồi, tôi mới quay sang Noãn Noãn nói: “Noãn Noãn, em cũng thử xem.”
“Không cần thử nữa,” Noãn Noãn nói, “IQ của em chắc chắn cao hơn anh.”
“Cái đó cũng chưa chắc.”
“Hay là thử đánh cược xem, nếu như IQ của em cao hơn anh, anh phải đưa em tới Noãn Noãn.”
“Em nói đúng đấy,” tôi gật đầu, “IQ của em chắc chắn cao hơn anh.”
Tới Bài Vân Môn, cũng vừa đúng dạo hết nửa phía đông của dãy hành lang. Chúng tôi ngoành sang hướng Bắc, đi thẳng tới núi Vạn Thọ.
Từ Bài Vân Môn đi men lên theo núi Vạn Thọ, lần lượt thấy Nhị Cung Môn, Bài Vân Điện, Đức Huy Điện và Phật Hương Các.
Những kiến trúc này trải từ nam tới bắc, từ thấp lên cao, tăng dần t tầng thế núi, cảnh sắc hùng vĩ.
Bài Vân Điện tầng tầng trùng điệp, ngói lưu ly bảy màu sặc sỡ, là nơi Từ Hy nhận lễ mỗi lần mừng thọ.
Bên trong trưng bày những món quà các vương công đại thần mừng thọ Từ Hy 70 tuổi, còn có cả một bức tranh sơn dầu vẽ Từ Hy.
Từ Bài Vân Điện tới Đức Huy Điện, leo tiếp 114 bậc cầu thang, là tới Phật Hương Các.
Cầu thang 114 bậc cao chừng 20 mét, bằng một tòa nhà sáu tầng, đội hẳn Phật Hương Các lên cao.
Từ dưới nhìn lên Phật Hương Các cheo leo nơi đỉnh núi, cảm tưởng như cao ngút chọc trời.
“Mình không leo đâu, mình sợ độ cao.” Chân Vương Khắc đã hơi bủn rủn.
“Nào,” cậu em tôi ngồi xổm xuống, quay lưng về phía Vương Khắc, “mình cõng bạn.”
“Cảm ơn.” Tôi ngồi lên lưng cậu ta. “Vất vả cho chú quá, chú thật chu đáo.”
“Mấy tuổi đầu rồi mà còn đùa nữa.” Cậu ta đứng phắt dậy.
Tôi vồ phải một con ếch, cả Noãn Noãn và Vương Khắc đều bật cười.
“Noãn Noãn,” tôi hỏi, “em sợ độ cao không?”
“Không,” Noãn Noãn trả lời, “em thích độ cao.”
“Như chơi xếp hình ấy hả?”
“Đúng thế.” Noãn Noãn bật cười.
Mọi người đều đã đi xa cả rồi, bốn chúng tôi vì bệnh sợ độ cao của Vương Khắc vẫn cắm rễ lại đây. Noãn Noãn đưa ra một sáng kiến: cậu em khóa dưới tôi sẽ đi trước dắt tay Vương Khắc, tôi và Noãn Noãn đi sau phụ trách cản tầm nhìn của cô bạn này.
Chúng tôi nhất trí làm như vậy, cậu em tôi tay phải dắt Vương Khắc, tôi và Noãn Noãn một phải một trái áp sát đằng sau, còn Vương Khắc thì cúi gằm mặt, không nhìn lên cũng chẳng nhìn xuống, bước dần từng bước lên trên.
Leo mãi leo mãi, Noãn Noãn đột nhiên nói: “Từ Hy quả là tốn nhiều tâm huyết.”
Vương Khắc dường như khá kinh ngạc, quay đầu lại nhìn một cái, rồi lập tức quay lên.
“Bậc thang dốc thế này, Từ Hy không thể tự mình leo, chắc chắn phải có người khiêng lên. Từ Hy biết nguyên nhân yếu kém của người Trung Quốc là do thể chất không kiện toàn, nên mới xây bậc thang siêu dốc, để người đỡ bà ta rèn luyện sức khỏe. Khi Từ Hy ngồi giữa kiệu nhìn mấy người đang khiêng mình, nhất định rưng rưng nước mắt.” Noãn Noãn nói: “Vì thế mới nói Từ Hy quả tốn nhiều tâm huyết.”
“Noãn Noãn,” Vương Khắc phá lên cười, “cậu nói kiểu gì thế?”
Noãn Noãn cười đắc ý, tiếng cười vừa dứt, chúng tôi đã lên tới Phật Hương Các.
Phật Hương Các được xây dựa triền núi, cao 41 mét, có tám mặt, ba tầng lầu, bốn lớp mái, vô cùng uy nghi.
Bên trong có thờ một pho tượng Quan Âm nghìn tay bằng đất, cao chừng ba mét.
Cứ đến mùng một và mười lăm hàng tháng, Từ Hy lại đến đây dâng hương cúng Phật, những ngày còn lại hẳn đều có thể tùy tiện sát sinh.
Phật Hương Các nằm ở trung tâm Di Hòa Viên, từ đây nhìn xuống, có thể thu hết cảnh đẹp của Di Hòa Viên vào tầm mắt.
Nhìn ra Tiên Đảo nằm giữa hồ Côn Minh, rồi Trường Đê, Thạch Kiều, xa xa phía tây là núi Ngọc Tuyền và dãy Tây Sơn, nước hồ trong xanh sắc núi biêng biếc, lầu gác thanh nhã, khiến lòng người cũng vui vẻ thoải mái.
Chúng tôi xuống núi theo đường cũ, vốn lo không biết Vương Khắc sẽ xuống núi thế nào, nhưng rồi hơn hai mươi bạn sinh viên quây thành ba vòng tròn, lấy Vương Khắc là tâm, cả đoàn người từ từ xuống núi.
Vương Khắc lúc đầu còn thấy ngại, về sau lại cảm thấy buồn cười, chúng tôi cũng cười cười nói nói suốt chặng đi xuống.
Quay về Bài Vân Môn, lại đi bộ men theo bờ tây Trường Lang, đi hết Trường Lang liền trông thấy một con thuyền đá.
Thuyền đá có tên là thuyền Thanh Yến, lấy ý từ câu “hà thanh hải yến”, dài 36 mét, neo bên bờ hồ Côn Minh.
Thuyền đá được đẽo dựng từ đá cẩm thạch trắng, bên trên có hai tầng lầu mang phong cách phương Tây, còn phần mái là mái hiên kiểu Trung Quốc.
Sàn thuyền được lát đá hoa, cửa sổ khảm kính màu, trên nền đá cẩm thạch trắng càng hiện ra tinh xảo hoa lệ.
Kính màu khiến người ta liên tưởng đến phong cách trang trí nhà thờ phương Tây, hơn nữa bánh lái hai bên mạn thuyền cũng mô phỏng theo thuyền hơi nước của phương Tây, vì vậy có thể nói thuyền đá chính là sản vật kết hợp giữa Đông và Tây, là một biểu tượng quan trọng của Di Hòa Viên.
Thuyền Thanh Yến là nơi Từ Hy ngắm cảnh hồ và thưởng thức yến tiệc, có lúc còn sai cung nữ và thái giám hóa trang thành người cá.
Đáng tiếc con thuyền đá này đã không thể chạy trên mặt nước, mà cũng chẳng chở nổi giang sơn nhà Thanh.
Chúng tôi ở trên thuyền Thanh Yến xử lý mấy kiểu ảnh cuối xong, bèn tới phố Tô Châu sau núi Vạn Thọ.
Phố Tô Châu nằm hai bên bờ sông Tô Châu sau núi, xây mô phỏng theo những con phố ven sông ở vùng sông nước Giang Nam.
Cả con phố dài gần 300 mét, được sông Tô Châu chia làm hai dãy lầu ốc, nối với nhau bằng các cây cầu gỗ hoặc cầu đá.
Sông Tô Châu quanh co uốn lượn, thoắt rộng thoắt hẹp, kiến trúc hai bên bờ tuy đa dạng nhưng đều mang phong cách đơn giản thanh nhã, được xây bằng gỗ kết hợp gạch xám ngói xanh. Bờ sông kè bằng đá.
Điều này khiến tôi nhớ đến bài Nguyên khúc “Thiên tịnh sa – Thu tư” từng miêu tả: Tiểu kiều, lưu thủy, nhân gia.
Trên phố Tô Châu, biển hiệu cửa tiệm hai bên bờ đều mang dáng vẻ cổ xưa, rèm vải, màn che, cờ xướng đều được dùng làm biển hiệu.
Hoàng hậu đời Thanh thích dong thuyền du ngoạn tại đây, kẻ làm người ở trong tiệm đều do các thái giám cung nữ sắm vai.
Hàng trăm năm trước, nơi đây từng có những cửa tiệm phục vụ tốt nhất thế giới, bởi mỗi khi khách hàng bước vào nhân viên trong tiệm đều quỳ xuống nghênh tiếp.
Tôi và Noãn Noãn thả bộ dọc theo con phố, phía xa cây cối um tùm một màu xanh biếc, bờ sông liễu rủ thướt tha, trên sông thuyền nhỏ bơi qua bơi lại; nếu như không thỉnh thoảng lại thấy những biển báo nhắc nhở du khách cẩn thận kẻo ngã xuống sông, mọi thứ đều khiến người ta như thể chìm trong một thế ngoại đào viên của thế kỷ 18.
Chúng tôi nhìn thấy một lá cờ trắng viền mép đỏ bên trên có viết hai chữ “Tiền Trang*”, bèn tò mò bước vào.
*Tiền Trang: Ngân hàng tín dụng tư nhân.
Hóa ra phố Tô Châu giao dịch bằng tiền đồng và nguyên bảo*, Tiền Trang chính là điểm đổi nhân dân tệ sang tiền đồng và nguyên bảo, một tệ đổi được một đồng tiền đồng.
*Nguyên bảo: Thoi vàng hoặc bạc khá lớn thời xưa. 1 nguyên bảo bạc = 50 lượng; 1 nguyên bảo vàng = 5 hoặc 10 lượng.
Tôi và Noãn Noãn đổi một ít tiền đồng và nguyên bảo, rồi bước vàorà quán bên cạnh uống trà nói chuyện.
Ngồi trên tầng hai trà quán, nhìn ra những cây cầu nhỏ vất qua mặt nước, tưởng tượng miền sông nước Giang Nam thuở xưa có chăng cũng giống như cảnh đang trước mắt.
Thời gian cũng giống như nước sông Tô Châu, cứ chậm rãi chậm rãi, lặng lẽ chảy.
“Đồ bán ở đây nhất định rất rẻ” tôi nói.
“Sao công tử lại nói vậy?” Noãn Noãn nói.
“Ý?” tôi nói, “cách nói của em thay đổi rồi.”
“Hoàn cảnh xô đẩy” Noãn Noãn nói.
“Xin cô nương trở lại thế kỷ 21, có được chăng?”
“Được thôi,” Noãn Noãn cười khúc khích, “anh nói đi xem nào.”
“Lúc dạo phố, Từ Hy hỏi: Cái áo này bao nhiêu tiền? Cung nữ đáp: Mười lạng bạc ạ. Từ Hy nói: Đắt quá. Cung nữ lập tức quỳ xuống dập đầu khóc than: Nô tài đáng chết!” tôi nói: “Kẻ bán đắt đều bị giết sạch, tự nhiên sẽ có truyền thống bán rẻ.”
“Lời công tử hẳn là nói xằng.”
“Hở?”
“Nói nhảm!” Noãn Noãn lại bật cười.
Rời khỏi trà quán, chúng tôi đi qua một cây cầu đá sang phố đối diện, trông thấy hàng chữ đen trên lá cờ trắng: Coi chữ.
“Anh chỉ nghe qua có coi bói với đo chữ, coi chữ là cái gì?” tôi hỏi Noãn Noãn.
Noãn Noãn lắc đầu, nói: “Vào coi thử xem”
Một ông lão râu dài đến ngực ngồi nghiêm trang trong trạm quán, bên cạnh có hàng chữ nhỏ: Năm đồng tiền.
Tôi và Noãn Noãn quay sang nhìn nhau, cùng gật gật đầu, rồi ngồi xuống.
“Viết lên tờ giấy này, cả hàng ngang lẫn hàng dọc, mỗi hàng khoảng mười chữ.” Ông lão đưa cho chúng tôi hai tờ giấy, nói: “Viết nhiều hơn vài chữ cũng không sao, số chữ hàng ngang hàng dọc khác nhau cũng không sao.”
Tôi nghĩ một chút, rồi viết hàng dọc trước: Làm chuyện gian tà, tận tụy đốt hương chẳng ích.
Rồi viết đến hàng ngang: Có lòng chính trực, gặp ta chẳng lạy sao đành.
“Đây là cái gì thế?” Noãn Noãn hỏi.
“Là câu đối trong miếu Thành Hoàng ở Đài Nam,” tôi nói.
“Anh tỏ vẻ chứ gì?” Noãn Noãn cười rất vui vẻ.
“Đây là thói quen xấu của kẻ mọt sách, bị em nhìn thấu rồi,” tôi nói.
Noãn Noãn cũng nghĩ một lúc, rồi viết hàng ngang trước: Biết dụng tâm phản tặc tự tiêu, tự xưa hiểu binh không hiếu chiến.
Rồi viết đến hàng dọc: Không hiểu chuyện khoan nghiêm nhầm lẫn, về sau phải suy xét tỏ tường.
“Đây là câu đối trong đền Vũ Hầu ở Thành Đô,” Noãn Noãn nói.
“Em cũng có thói quen xấu của kẻ mọt sách hả?”
“Đúng thế,” Noãn Noãn cười nói. “Nhưng em mọt hơn, vì em nhiều chữ hơn anh.”
Chúng tôi đưa hai tờ giấy cho ông lão, ông ta chỉ liếc qua một cái liền hỏi tôi: “Anh đây viết chữ Phồn thể *?”
* Chữ Phồn thể: Tiếng Trung có hai kiểu chữ là chữ Giản thể và chữ Phồn thể, chữ Phồn thể nhiều nét và khó viết hơn. Người Đài Loan dùng chữ Phồn thể.
“Vâng ạ,” tôi nói, “Cháu từ Đài Loan đến.”
“Thảo nào.” Ông lão khẽ gật đầu.
“Có phải người viết chữ Phồn thể sẽ có vận mệnh khá tốt không?” tôi hỏi.
“Tôi chỉ xem tính cách, không xem mệnh,” ông lão nói.
Ông lão này bảnh thật, nói chuyện chẳng cười cợt chút nào.
“Cách sắp xếp hàng dọc và hàng ngang không giống nhau, về cơ bản sẽ có chín loại thế này ├, ┤, ┼, ┬, ┴, ┌, ┐, └, ┘đại diện cho suy nghĩ cơ bản của mỗi người.” Ông lão chấm bút xuống nghiên mực, vừa viết lên giấy vừa giảng giải: “Của anh đây là ┼ à, là cách viết duy nhất có hàng ngang xuyên qua hàng dọc, suy nghĩ khác biệt, thường bất đồng với người khác. Của cô đây là ┴, suy nghĩ cẩn trọng tỉ mỉ, không dễ mắc sai lầm.”
“Vậy còn những cái khác thì sao?” tôi hỏi.
“Hỏi nữa phải trả thêm một đồng tiền,” ông lão nói. “Câu này tạm không thu tiền, về sau là không được đâu đấy. Nói một cách đơn giản, cách viết thường thấy nhất ở người bình thường là ├ và ┤, suy nghĩ dễ thiên về một phía, không biết suy nghĩ từ một góc độ khác.”
Tôi và Noãn Noãn đều không dám mở miệng, chỉ sợ hở ra lại phải đưa thêm một đồng tiền nữa. Ông lão uống ngụm trà xong, rồi nói tiếp: “Viết hàng ngang hay hàng dọc trước thể hiện phong cách hành sự. Anh viết hàng dọc trước, cúi đầu về phía trước, hành động tích cực; lại vừa hay kết hợp với kiểu ┼, suy nghĩ độc đáo sẽ càng rõ ràng, cũng sẽ không quan tâ tới ý kiến của người khác. Cô viết hàng ngang trước, phàm chuyện gì cũng cân nhắc trước sau, lấy an định làm đầu, lại kết hợp với kiểu ┴, suy nghĩ sẽ càng bình tĩnh, thời gian và số lần suy nghĩ sẽ càng nhiều.”
“Loại nào thì tốt hơn?” Tôi nhỡ hỏi xong liền đưa tay bịt miệng.
Ông lão không trả lời, bưng cốc trà lên uống một ngụm. Tôi lấy ra một đồng tiền đặt lên bàn, ông ta mới nói tiếp: “Người Trung Quốc theo đạo Trung Dung, vạn sự đều không có gì là tốt xấu tuyệt đối. Hành sự quá tích cực dễ liều lĩnh; suy nghĩ quá nhiều dễ giậm chân tại chỗ. Hai người đều có khuyết điểm, điểm yếu của anh là không màng trước sau, chăm chăm làm theo ý mình; điểm yếu của cô là chần chừ do dự, hành động không dứt khoát.”
“Hai vị hãy xem.” Ông lão hai tay cầm hai tờ giấy tôi và Noãn Noãn viết, nói: “Hai vị dù viết dọc hay ngang, hàng chữ đều rất thẳng. Hàng ngang chỉ không gian, hàng dọc chỉ thời gian. Hàng dọc thẳng chứng tỏ hai vị lúc nào cũng có thể tu tỉnh bản thân, có năng lực cảnh tỉnh; hàng ngang thẳng chứng tỏ hai vị muốn cải thiện hoàn cảnh, hơn nữa còn muốn dẫn dắt người bên cạnh đi theo hướng đúng. Điều này vừa hay có thể bù đắp chút ít cho điểm yếu của hai người.”
Ông lão nói xong, thu tờ giấy lại trước mặt, đặt lên mặt bàn, vuốt thẳng, rồi nói tiếp: “Nhìn từ nét chữ, anh dùng lực viết mạnh, hành sự dũng cảm; nét chữ quá thẳng, hành sự cứng nhắc, không biết sửa đổi. Ngay như chữ ‘ta’ này...”
Ông lão dùng bút khoang tròn chữ “ta” tôi vừa viết, nói:
“Nét móc góc dưới bên trái quá sắc, nét chấm thu bút góc trên bên phải quá lớn, lực dùng lại mạnh nhất trong cả chữ, thể hiện anh có tính cách góc cạnh, dễ đắc tội với người khác mà không biết. Quan trọng nhất là, chữ của anh quá ‘vuông’, dường như mỗi chữ khi viết, xung quanh đều đóng thêm một cái khung vuông, nhưng trên giấy trắng hoàn toàn không có khung, khung được vẽ lên trong lòng anh, đấy chính là sự trói buộc trong anh.”
“Cô đây thì không có vấn đề gì.” Ánh mắt ông lão chuyển sang tờ giấy Noãn Noãn viết, ông nói:
“Lực viết vừa đủ, viết liền mạch không ngắt nét, giữa các nét bút vô cùng hài hòa, thể hiện cô là người có tính cách dễ gần, nhân duyên rất tốt. Đáng tiếc là nét bút cuối cùng vừa yếu lại không rõ ràng, khoảng cách giữa các chữ có hiện tượng càng lúc càng sát lại, do đó cái cô thiếu là dũng khí và quyết tâm hành động.”
“Vậy cô ấy nên làm thế nào?” Tôi lại lấy một đồng tiền đặt lên trước mặt ông.
“Hành sự không nên nghĩ quá nhiều, đối với người cũng không nên quá tốt” ông lão nói.
“Vậy còn cháu?” Tôi đang chuẩn bị móc tiền ra thì ông lão đã xua xua tay.
“Câu hỏi này xin miễn cho lão không trả lời, sự trói buộc trong anh chỉ có thể tự mình tháo gỡ mà thôi.”
Ông lão nói xong bèn đưa tay ra hiệu “Mời”, tôi và Noãn Noãn đành đứng dậy rời đi.
“Xin đợi đã,” ông lão gọi chúng tôi lại, “chữ viết là thứ có thể thay đổi, mấy năm nữa có lẽ sẽ không còn giống bây giờ nữa. Sau này hai người có thể so sánh với chữ trên giấy này.” Ông đưa hai tờ giấy ban nãy cho chúng tôi, Noãn Noãn giơ tay ra nhận.
Tôi chỉ đi hai bước, rồi lại quay lại đặt một đồng tiền xuống trước mặt ông lão, hỏi: “Xin hỏi cháu và cô ấy có thích hợp không?”
“Cô cậu có hai người, vì vậy tính là hai câu hỏi,” ông lão nói.
Tôi đành móc ra một đồng tiền nữa đặt lên bàn.
“Anh hỏi về tính cách?” ông lão nói.
“Phải.” Tôi nói xong, liền giơ tay phải nắm lấy một đồng tiền trên bàn
Ông lão tỏ vẻ kinh ngạc, tôi nói: “Vì ông cũng hỏi một câu.”
Ông lão lần đầu tiên khẽ nở một nụ cười, nói: “Như cá gặp nước, ý khí tương đầu.”
Tay phải tôi nắm chặt lấy đồng tiền, cả nắm tay đập lên mặt bàn, đồng tiền va vào bàn gỗ phát ra một tiếng khô đét.
“Còn nữa...” Noãn Noãn đang ở bên cạnh, tôi không dám hỏi thẳng, nhưng vẫn thu hết can đảm, nói: “Ví dụ như, một nam một nữ, ngoài ý khí tương đầu ra, còn có gì khác, cũng tương đầu không?”
Ông lão nắm lấy đồng tiền, tay phải thuận thế tung lên trời, đồng tiền vẽ lên một đường vòng cung trong không trung, rồi rơi tõm một tiếng xuống sông Tô Châu.
“Câu hỏi này phải hỏi ông trời” ông lão nói.
Rời khỏi trạm quán, tôi và Noãn Noãn đều như có tâm sự, chẳng ai nói câu nào.
“Em thấy ông lão vừa rồi thế nào?”
Tôi nói xong, bèn đưa một đồng tiền cho Noãn Noãn, em đưa tay nhận lấy.
“Rất kỳ quái.” Noãn Noãn lại đưa đồng tiền cho tôi, hỏi: “Anh thấy sao?”
“Không phải rất kỳ quái,” tôi nói, “mà là cực kỳ cực kỳ kỳ quái.”
Nói rồi chúng tôi nhìn nhau đầy hàm ý, cùng bật cười.
Mọi người tập trung trên một chiếc cầu đá hổng cao ngang tòa nhà hai tầng, sau đó rời Di Hòa Viên theo đường Bắc Cung Môn.
Bất luận là ngồi trên xe, ăn cơm trong căng tin trường, hay lúc tắm rửa, trong đầu tôi đều không ngừng hiện lên bộ râu của ông lão.
Tắm rửa xong tới giảng đường tán phét, hỏi rất nhiều người xem có coi chữ ở chỗ ông lão ấy không?
Kết quả mọi người đều chỉ đi qua chứ không vào coi chữ; duy có cậu em khóa dưới tôi là ngồi xuống coi.
“Em cứ nghĩ là coi về nhân duyên, nên mới để ông ta coi chữ” cậu ta nói.
Cậu ta kể ông lão còn chưa mở lời, cậu ta đã bô bô ra ngày tháng năm sinh, còn hỏi xem nhân duyên của mình có phải ở phương bắc không?
“Nhân duyên của cậu trên núi cao, nói là phương Bắc so với Đài Loan cũng không sai,” tôi nói chen vào.
“Sao lại là ở núi cao?” Cậu ta tò mò.
“Thiếu Lâm Tự trên núi cao,” tôi nói, “cậu có mệnh xuất gia.”
“Anh này,” cậu ta nhăn nhó mặt mày, “đừng có đùa nữa.”
“Được,” tôi cười cười, “thế ông lão nói thế nào?”
“Ông ấy nói: không coi nhân duyên, chỉ xem tính cách. Thế là em đành ngoan ngoãn viết chữ.” Cậu ta đưa mảnh giấy mình viết cho tôi, hàng dọc viết: Tôi đói bụng quá muốn về nhà ăn cơm.
Hàng ngang viết: Ông không xem nhân duyên thì ngồi đây làm gì.
Hai hàng xếp thành hình ┬, không thẳng cũng không lệch, cong cong như hình chữ S.
Dáng chữ xiêu xiêu vẹo vẹo, chữ to chữ nhỏ không đều.
Ông lão nói suy nghĩ của cậu ta không theo lý lẽ thông thường, không quy phạm, dễ tùy tiện xằng bậy; nhưng vì tính cách tốt, nên nét chữ tùy ý lại là một dạng phúc báo.
“Đúng rồi,” tôi nói, “sao cậu lại muốn hỏi nhân duyên?”
Cậu chàng ra hiệu tôi hạ âm lượng xuống, rồi mới nói khẽ: “Bước ra ngoài cái rồi nói.” Nói rồi cậu ta đi ra ngoài giảng đường, tôi cũng đứng lên đi một bước rồi dừng lại.
“Kìa anh,” cậu ta nói, “sao thế?”
“Cậu chỉ nói bước một cái thôi mà” tôi nói.
Cậu ta chạy lại, hoàn toàn mất kiên nhẫn đẩy thẳng tôi ra khỏi giảng đường.
Đã cách xa khu giảng đường, cậu em khóa dưới tìm một chỗ yên tĩnh không người, chúng tôi ngồi bệt xuống đất.
“Anh ạ,” cậu ta mở miệng, “anh có biết em thích Vương Khắc không?”
“Cũng nhìn ra” tôi nói.
“Tinh thế sao?” Cậu ta tỏ vẻ kinh ngạc.
“Có thằng đần mới không nhận ra,” tôi nói. “Thế cậu thích Vương Khắc, vậy thì sao?”
“Sáng ngày kia chúng ta phải về Đài Loan rồi, em muốn...” Thái độ cậu ta có vẻ ngại ngùng.
Tôi cũng sực nhớ ra.
Đúng rồi, sắp phải về rồi, cũng nên về rồi.
Mấy ngày nay ở Bắc Kinh, chẳng hề có ý nghĩ nhớ nhà, nhất thời quên rằng mình hoàn toàn chẳng thuộc về nơi đây
Nhưng bất kể bản thân có quen hay thích nơi này, cuối cùng cũng phải trở về thôi.
“Sắp về Đài Loan rồi, vậy nên?” tôi định thần lại, hỏi.
“Em muốn nói với Vương Khắc, là em thích cô ấy,” cậu ta nói.
“Vậy tốt quá rồi” tôi nói.
“Nhưng mà nếu cô ấy cũng thích em, thì phải làm thế nào?”
“Cậu thích cô ấy, cô ấy cũng thích cậu, vui vẻ thế còn gì?”
“Em ở Đài Loan, còn Vương Khắc ở tận Bắc Kinh đấy,” giọng cậu ta hơi kích động, “đường xá xa xôi, lại còn cách cả co biển Đài Loan, về sau sao mà tiếp tục được?”
“Vậy thì đừng nói với cô ấy nữa, cứ coi như một đoạn ký ức đẹp trong đời thôi.”
“Em sợ sau này đến già vẫn cô đơn một mình, dắt con chó già đi dạo trong công viên, lại cúi xuống lẩm bẩm với nó: Hồi trẻ tao từng thích một cô gái đấy, nhưng tao không nói với cô ấy, đây là di hận lớn nhất trong đời tao. Nói xong nước mắt còn rơi lã chã. Mà con chó già chỉ có thể ăng ẳng mấy tiếng, liếm liếm những giọt nước mắt nơi khóe mắt em. Rồi sau em lặng lẽ ngồi lên băng ghế đá tróc sơn trong công viên, nhìn ánh tà dương xuống núi nơi chân trời. Màn đêm buông xuống, bóng hình một người một chó cứ nhạt nhòa dần trong đêm đen.”
Cậu ta càng nói càng cuống, càng cuống càng nhanh, nói liền một mạch chẳng dừng lấy hơi.
“Cậu đi viết tiểu thuyết được rồi đấy” tôi nói.
“Em nghiêm túc đấy,” cậu ta nói. “Anh, anh chẳng cũng thích Noãn Noãn còn gì ?”
“Cậu nhận ra à?”
“Em cũng có phải thằng ngốc đâu,” cậu ta nói. “Anh định làm thế nào?”
Cậu em, anh lớn hơn cậu hai tuổi. Ở tuổi này của bọn anh, cứ tăng thêm một tuổi là những thuần khiết lại chết đi một ít.
Anh cũng từng khao khát một tình yêu kiểu “Dậu đông hái cúc vàng hoa, núi Nam thơ thới lòng ta cảm hoài” * như Đào Uyên Minh; nhưng hoa cúc đã khô héo trong thực tại, còn anh cũng chẳng thong dong được nữa.
* Dậu đông hái cúc vàng hoa, núi Nam thơ thới lòng ta cảm hoài
Âm Hán Việt: Thái Cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam Sơn. Hai câu thơ trong bài “Ẩm tửu” của Đào Uyên Minh, Hải Đà dịch.
Đây không phải thế giới nơi ta thích em, em thích ta là đôi mình có thể bên nhau.
Thế giới này có núi, có biển, cũng có những bức tường ngăn cách, chứ chẳng hề bằng phẳng như chúng ta tưởng tượng.
Tôi không thể nói với Noãn Noãn rằng tôi thích em, hoặc như lời ông lão coi chữ trên phố Tô Châu đã nói, đây là gút trói buộc trong tôi, là khung vuông tôi tự vẽ lên trong lòng.
Tôi không thể vượt qua cái khung ấy, nếu như vì thế mà phải dắt chó dạo bộ trong công viên, thì cũng đành nhận vậy.
“Mặc anh định thế nào,” tôi nói, “cậu cứ nói với Vương Khắc đi.”
“Ngộ nhỡ cô ấy nói thích em thì sao?” cậu em nói.
“Cậu đã tự nói là ‘ngộ nhỡ’ rồi mà.”
“Đúng vậy, em nghĩ nhiều quá rồi.” Cậu ta như bỗng ngộ ra chân lý. “Nếu như em nói với Vương Khắc là thích cô ấy, chắc cô ấy sẽ nói: chúng ta cứ là đồng bào của nhau thì tốt hơn, không nên là người yêu.”
“Anh cũng nghĩ thế đấy”
“Thoải mái hơn nhiều rồi,” cậu ta cười cười nói. “Ngày mai em sẽ tìm cơ hội nói với cô ấy, dù gì cũng nói ra, sau này sẽ không phải ôm di hận nữa.”
Cậu em dường như đã hất được tảng đá đè nặng trong tim, bắt đầu bô bô ba la kể với tôi mấy chuyện vụn vặt xảy ra trong ngày.
Cậu ta còn giữ một nguyên bảo đổi ở phố Tô Châu làm kỷ niệm.
Lúc tôi đứng dậy định quay lại giảng đường, cậu ta đột nhiên nói: “Anh này, như thế có phải đau xót lắm không?”
“Hả?”
“Em thấy mừng vì Vương Khắc sẽ từ chối em, như thế có phải xót xa lắm không?” Cậu ta cười gượng.
Tôi kh
/15
|