Sở Thủy ngồi trên một chiếc mộc đài cao có bánh xe nên có thể di chuyển được, nó được kéo bởi hơn năm mươi con ngựa khỏe, trên mộc đài có hai tiểu tướng đứng hầu luôn sẵng sàng nghe mệnh lệnh của Sở Thủy
Bên dưới bao quanh mộc đài là ba ngàn kỵ binh hộ vệ, phía trước nữa là ba đạo binh sắp thành hàng, mỗi hàng lại chia ra thành nhiều phân đội, sắp xếp rất có kỷ luật và bài bản.
Sở Thủy trên đài cao nhìn sang trận địa của quân Bắc Nhung, lão ta nói với tên lính hầu bên cạnh
- Cho đội tiên phong lên đi!
Tên quân nhận lệnh đứng trên đài cao, cầm một thanh đại kỳ mà ra hiệu , bên dưới đám quân lính ở hàng đầu tiên bắt đầu sải bước tiến lên, phía sau là trống trận đánh liên hồi, càng làm cho không khí thêm nặng nề
Hàng vạn con người như cày xới nền đất bằng khiến cho mặt đất rung chuyển dữ dội, kèm theo đó là tiếng thương đập vào lá chắn của quân Tây Lỗ nghe như búa bổ, tạo thành một sự uy hiếp vô cùng lớn đến quân đội Bắc Nhung
Hít hà, hít hà
Một tên lính trẻ tuổi đứng hàng đầu tiên của quân Bắc Nhung đang cố hít thở thật sâu để tự trấn an mình, nhưng có vẻ không phải chỉ có mình hắn là người hồi hộp, mà là cảm giác chung của năm vạn quân Bắc Nhung ở hàng đầu tiên.
Họ chính là những người mở đầu thật sự cho trận đại chiến chứ không phải một ai khác, và đặt biệt ý nghĩa cho sự thắng lợi ở một cuộc chiến ở cánh trung quân là cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hướng đến sỹ khí của toàn bộ chiến trường, vì vậy sự căng thẳng là không thể tránh khỏi
Các thiên nhân tướng của đạo quân đầu tiên bắt đầu đi lên phía trước để khích lệ binh sỹ, nhưng xem ra hành động đó chỉ là tự trấn an bản thân thì đúng hơn. Cứ nhìn cái cách mà họ nắm chặt vào binh khí, mồ hôi đổ ra nhễ nhại thì có thể biết được họ cũng thật sự cảm thấy bất an
Nhận thấy tình hình có nguy cơ chuyển xấu, một người rời khỏi đại trại của quân Bắc Nhung đi về phía trước quân tiên phong. Người này là Viêm Đạt, một lão tướng có danh tiếng vào hạng bật nhất của Tấn quốc, còn ở các tiểu quốc Bắc Nhung danh vọng ông cũng không hề nhỏ tí nào, cũng có thể nói là không ai không biết mới đúng
Đứng trước đám binh sỹ đã mất hết tự tin, Viêm Đạt dừng ngựa lại nói
- Cổ nhân có nói: “Làm nam nhi đem thân gửi nơi chiến trường thì phải xem sống chết là lẽ thường ”
- Nhưng ta lại thấy lời nói ấy thật hoang đường làm sao, phàm là con người ai chẳng có ý muốn cầu sinh, sao lại phải chọn cái chết để thể hiện mình
- Ở đây ai cũng có phụ mẫu, ở đây ai cũng có vợ hiền, ở đây ai cũng có con dại, liệu hỏi nếu hôm nay ngả xuống ở đất này mọi người có thật sự nhắm mắt xuôi tay không
Lời nói của Viêm Đạt hàm ý đơn giản khiến ai nghe cũng có thể hiểu, sau đó ông lại dạy mọi người hát theo một bài đồng giao nơi quê ông. Ban đầu mọi người không hề hiểu ông đang làm gì, họ lo lắng cho vị tướng quân già phải chăng là đã lú lẫn. Nhưng càng nghe, họ lại càng thấy một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng, rồi không ai bảo ai đều mấp mấy môi hát theo
Nam nhi xa nhà nhớ cha mẹ không
Nắng sớm chiều tà vì ta khó nhọc
Nam nhi xa nhà có nhớ vợ không
Nguyệt vọng the phòng, mỏi mòn trông ngóng
Nam nhi xa nhà có nhớ con không
Lệ ngấn hai dòng, không người dìu dắt
….
Câu hát da diết như tơ đàn gảy vào lòng người, lúc trầm lúc bổng khiến người nghe không khỏi hồi tưởng
Nhắc đến phụ mẫu lắm kẻ rơi lệ nhớ về hình ảnh cha mẹ già nuốt nước mắt ngậm ngùi ngày tiễn con đi, đâu đó vẫn còn vang vọng lời nói “cha mẹ không cần gì chỉ cầu cho con được bình an, hãy trở về con nhé”
Nhắc đến vợ hiền nhiều người xót xa nhớ về người vợ bên khung cửi mòn mỏi đợi chờ, thầm nhủ với lòng “hãy đợi ta, ta sẽ về cùng nàng”
Nhắc đến con thơ, dường như vẫn còn đâu hơi ấm ôm con vào lòng, nhìn đứa trẻ tươi cười rạng rỡ bên chiếc hồ lô đường và nói “cha ơi con yêu cha nhiều lắm”
A !
Tiếng hét cất lên, hai bên khóe mắt cay cay, những dòng lệ tuôn dài lăn trên đôi gò má đã trải qua bao phong sương
Nam nhi thì sao, anh dũng thì sao, hay chỉ là bên ngoài mạnh mẽ mà cõi lòng lại yếu đuối, tình cảm chất chứa sao bao ngày tháng cùng một lúc được bộc lộ ra ngoài, như con sóng triều vỗ mạnh lên nền cát
Một người lính đứng trong hàng ngũ, mắt thấy mọi người có vẻ đau thương, trong lòng lại trùng trùng tâm sự. Phải chăng ngàn câu, vạn chữ không thể thốt ra nay lại theo những giọt nước mắt kia mà bày tỏ nỗi niềm. là một sự cảm thông sâu sắc, khiến hắn bất giác nấc nghẹn thành tiếng
Viêm Đạt lại nói:
- Ta cũng như các ngươi, sống đến từng tuổi này trải qua không biết bao nhiêu chuyện đời, danh vọng, tiền tài đã gần đến mức tột cùng, nhưng rồi thì sao cơ chứ?
- Ước vọng nhỏ bé chỉ là ở cạnh những người thân yêu có lẽ sẽ không bao giờ thực hiện được
- Nhiều người bảo ta ngốc, ừ có lẽ ta ngốc thật, đại vương nói ta không cần phải ra chiến trường, có thể từ quan về sống những ngày điền viên tiêu diêu tự tại
- (Viêm Đạt khẽ thở dài) Thật vậy ư? Nếu ngày hôm nay ta không có ở đây, và đám binh lính Tây Lỗ kia thật sự vượt qua phòng tuyến này, thì liệu gia đình ta sẽ thật sự bình yên sao?
- Không ( Viêm Đạt hét lên), sẽ không bao giờ có một kết cuộc tốt đẹp như vậy nếu chúng ta bại trận ngày hôm nay
- Cha mẹ chúng ta sẽ phải khổ nhục vì áp bức, vợ con chúng ta sẽ không ai che chở sống những ngày rầy đây mai đó, nước mất rồi thì nhà sao được yên
- Vì vậy để có thể cho họ sống tốt hơn, ta nguyện đem tấm thân già này liều một trận, dù có da ngựa bọc thây, phơi thân nơi đồng nội thì ta cũng cam lòng
- Chúng tướng sỹ còn các ngươi thì sao? Điều gì làm các ngươi sợ nhất? là gươm giáo của kẻ thù hay sự mất mát của người thân
- Hãy nói ta biết, hãy nói ta nghe tiếng lòng của các ngươi
Thoáng trong khoảng khắc cả vạn người chìm trong sự tĩnh lặng, nghe đâu đó tiếng tim đập dồn dập hòa vào nhau như cơn sóng dữ đang gào thét, từng hơi thở cộng hưởng như cuồng phong đại nộ.
Sát!
Là ai đầu tiên cũng không rõ, từng người, từng người rút binh khí ra, ánh mắt họ thể hiện sự cương liệt, một thoáng chần chừ lúc trước đã hoàn toàn biến mất, con đường dần dần hiện tỏ, đó là “chiến”. Một chữ đơn giản mà thể hiện quyết tâm của bao người, đến chết cũng không lui
Viêm Đạt chắp tay phía trước, cúi đầu đáp lễ
- Các huynh đệ đa tạ
- Được chết cùng mọi người, Viêm Đạt này cũng không còn gì hối tiếc
- Hãy để máu chúng ta làm thắp lên tia hi vọng cho mảnh đất quê nhà!
- Còn chần chừ gì nữa, tất cả theo ta
- Sát
Một lời nói ra làm tim ai chấn động, làm nhiệt huyết ai trào dâng, năm vạn người cùng chúng một ý chí như một ngọn trường mâu lao về phía kẻ thù
Binh Tây Lỗ quốc từ xa trông thấy thế tiến của quân Bắc Nhung, tên thống lĩnh quan sát tình hình rồi nói
- Là trận hình kiếm
- Được đấy, mọi người nghe đây, trung quân di chuyển chậm lại, khi địch đến thì từ từ lui về sau
- Hai cánh giản ra bao vây địch từ ba mặt
- Cung binh chờ lệnh của ta, khi địch đã ở trong trận thì cứ thế mà bắn
Ra lệnh xong, tên thống lĩnh lại tiếp tục quan sát, bỗng mặt hắn biến sắc, hắn lấp bắp
- Không đúng, thế trận chúng quá nhanh… là trận nhất tiễn, không… là trận thiên ưng
- Cái chết tiệt, thế trận quỷ quái gì thế này
- Nhanh quá… chúng nhanh quá, tất cả ngăn chúng lại ngay đừng cho chúng tiến đến
Binh sỹ Tây Lỗ quốc ngơ ngác không biết tướng quân ra lệnh ấy có nghĩa gì, chúng hướng ánh nhìn vào đám kỵ binh đang xông tới
Chỉ thấy một làn bụi mù bốc lên cao, chìm vào trong đó là tiếng la hét đến sởn cả gai ốc, tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng binh khí va vào nhau,… và những ấm thanh đó thật hỗn độn, báo động một dự cảm không lành
Vượt qua đám bụi theo sau, một tướng đi đầu là một lão giã tay cầm một thanh đại đao, theo sau là hàng trăm kỵ mã rồi bộ binh, miệng không ngừng la thét
Đội hình của quân Bắc Nhung cực kỳ hỗn loạn không có quy cách gì cả, không có một đội hình nào lại tấn công một cách nguyên thủy như vậy. nó giống như bầy ong sau khi bị người khác phá tổ thì lao ra tấn công, trong mắt chỉ là kẻ thù chứ không còn một thứ gì khác. Và điều đó làm cho những người vốn tuân thủ theo lối đánh trận hình như Tây Lỗ đôi chút hoang mang.
Nhưng điều không ngờ nhất là dường như đám binh sỹ Bắc Nhung đang khóc, khiến cho đám binh sỹ Tây Lỗ càng thêm phần khó hiểu. Chúng nghĩ: “điều gì đang xảy ra, đám người mọi rợ phương Bắc đang khóc vì điều gì, là sợ cái chết mà đại binh thiên triều Tây Lỗ chúng ta sắp mang đến ư?. Không đúng, nếu là một đám người sợ hãi, thì làm sao có thể toát ra sát khí kinh hồn như thế này. Vậy chúng vì điều gì mà trông đau thương như vậy”
Là gì ư? Đó chính là cái đại nghĩa hi sinh bản thân mình để bảo vệ những gì mà mình yêu quí, là tình thương vô bờ bến đối với gia đình, có thể lý giải điều đó qua câu: Cái chết không quan trọng, mà quan trọng là ta vì điều gì mà chết
Sát nhân thành nhân
Ngày hôm đó năm vạn quân Bắc Nhung chống lại mười vạn quân Tây Lỗ, tuy thua sút về quân số, nhưng lạ thay quân Bắc Nhung đã hết lần này đến lần khác đánh tan tất cả trận hình của địch
Là do may mắn ư?
Không, mà là do sỹ khí đã đạt đến mức tột cùng, âu cũng là do kích tâm kế mà ra
(Lời bàn:
Kế sách là cương, thân tình là nhu
Cương nhu hợp nhất, sức tăng mười phần
Người làm tướng dùng binh không chỉ xét mạnh yếu của địch mà còn phải hiểu rõ tâm lý của binh lính mình. Vạn quân đồng lòng như nước lũ mùa thu, cuồn cuồn không dứt, đá không thể lắp, đập không thể ngăn, sức mạnh vô bờ
Quân Tây Lỗ dùng binh kín cẩn, quân pháp xâm nghiêm, tuy có thể phát huy tối đa sức mạnh của tập thể, nhưng lại là dồn nén sự bùng nổ của cá nhân, vừa là điểm mạnh và vừa là điểm yếu)
- Cút hết cho ta!
Viêm Đạt tay cầm đại đao hùng dũng trong vạn quân, tuy đã gần bảy mươi nhưng xem ra gân sức vẫn còn khỏe, đi đến đâu là người dãn ra đến đấy
Viêm Đạt nhìn về phía trước nơi có một cây đại kỳ vóc xanh, biết là tướng tiên phong của địch, liền tả xung hữu đột xông tới. Nhưng quân Tây Lỗ phòng thủ chặt lắm, đám thân binh theo sau ông đều bị chặn lại ở vòng ngoài, chỉ có mình Viêm Đạt một ngựa, một đao tiến về phía trước. Nhưng Viêm Đạt không núng tí nào, khi cách địch tướng còn khoảng trăm bước, ông vuốt hàm râu dài của mình hét lớn
- Lão tử là Viêm Đạt đại tướng nước Tấn đây, tên tiểu binh kia có dám cùng ta quyết một trận sống mái hay không?
Tiếng của Viêm Đạt như sét đánh ngang tầng trời, khiến tên thống lĩnh của Tây Lỗ Quốc tên là Bảo Anh rụng rời hết cả hồn vía.
Viêm Đạt thấy tên tướng địch đang phân vân chưa quyết thì lại giương mắt lên đến rách cả khóe mắt mà nói
- Đến một lão già như ta mà cũng không dám đánh thì ngươi lấy tư cách gì thống lĩnh trăm vạn quân
- Binh sỹ rơi vào tay người chỉ tổ uổng mạng, để ta thay Tây Lỗ quốc giáo huấn ngươi một chút
Thế là Viêm Đạt không hề quan tâm là mình chỉ có một mình, cứ thế cầm đại đao khua khoắn xông lên.
Đám thân binh của Bảo Anh thấy tên tướng già ngạo mạn thì tức lắm, mười mấy tên đi đầu lập tức cưỡi ngựa xông vào. Nhưng chúng đã quá khinh địch, Viêm Đạt được xưng là đại tướng của Tấn quốc suốt bao nhiêu năm nào phải là chuyện đùa, cứ tên nào đến là bị chẻ ra làm hai khúc ngay.
Đến lúc này thì Bảo Anh mới thấy sợ thật sự, hắn không dám ở lại đôi co với Viêm Đạt nữa, hắn hét lên
- Rút quân!
Không chờ lệnh từ Sở Thủy nữa, Bảo Anh quyết định làm theo ý mình, rút quân về phòng tuyến phía sau. Quân Tây Lỗ thấy chủ tướng rút lui thì vắt chân lên cổ mà chạy, bị kỵ binh Bắc Nhung theo sau chém chết không biết bao nhiêu mà kể, khí dụng, quân giới cũng thu được nhiều lắm
Thấy địch đã lui quân thì Viêm Đạt cũng không đuổi nữa, ông ra lệnh cho mọi người từ từ rút về, còn bản thân thì cưỡi ngựa tới đạo quân thứ hai của địch. Khi cách địch một khoảng đủ xa, Viêm Đạt dừng ngựa quan sát, ông nhìn thấy một người ngồi trên mộc đài cao lớn thì biết ắt hẳn là Trung quân nguyên soái của Tây Lỗ. và ngược lại Sở Thủy cũng thấy Viêm Đạt, không hẹn mà gặp cả hai cùng nói
- Thì ra chỉ là một tên già!
Hai ánh mắt chạm nhau nơi không trung đầy vẻ thù nghịch, nhưng chỉ thể quan sát được một lúc thì Viêm Đạt buộc phải rút lui, vì quân Tây Lỗ bắn tên ra. Viêm Đạt dùng đao gạt tên từ từ lui bước, lâu lâu lại ngoái lại nhìn đầy sự châm chọc
Bên dưới bao quanh mộc đài là ba ngàn kỵ binh hộ vệ, phía trước nữa là ba đạo binh sắp thành hàng, mỗi hàng lại chia ra thành nhiều phân đội, sắp xếp rất có kỷ luật và bài bản.
Sở Thủy trên đài cao nhìn sang trận địa của quân Bắc Nhung, lão ta nói với tên lính hầu bên cạnh
- Cho đội tiên phong lên đi!
Tên quân nhận lệnh đứng trên đài cao, cầm một thanh đại kỳ mà ra hiệu , bên dưới đám quân lính ở hàng đầu tiên bắt đầu sải bước tiến lên, phía sau là trống trận đánh liên hồi, càng làm cho không khí thêm nặng nề
Hàng vạn con người như cày xới nền đất bằng khiến cho mặt đất rung chuyển dữ dội, kèm theo đó là tiếng thương đập vào lá chắn của quân Tây Lỗ nghe như búa bổ, tạo thành một sự uy hiếp vô cùng lớn đến quân đội Bắc Nhung
Hít hà, hít hà
Một tên lính trẻ tuổi đứng hàng đầu tiên của quân Bắc Nhung đang cố hít thở thật sâu để tự trấn an mình, nhưng có vẻ không phải chỉ có mình hắn là người hồi hộp, mà là cảm giác chung của năm vạn quân Bắc Nhung ở hàng đầu tiên.
Họ chính là những người mở đầu thật sự cho trận đại chiến chứ không phải một ai khác, và đặt biệt ý nghĩa cho sự thắng lợi ở một cuộc chiến ở cánh trung quân là cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hướng đến sỹ khí của toàn bộ chiến trường, vì vậy sự căng thẳng là không thể tránh khỏi
Các thiên nhân tướng của đạo quân đầu tiên bắt đầu đi lên phía trước để khích lệ binh sỹ, nhưng xem ra hành động đó chỉ là tự trấn an bản thân thì đúng hơn. Cứ nhìn cái cách mà họ nắm chặt vào binh khí, mồ hôi đổ ra nhễ nhại thì có thể biết được họ cũng thật sự cảm thấy bất an
Nhận thấy tình hình có nguy cơ chuyển xấu, một người rời khỏi đại trại của quân Bắc Nhung đi về phía trước quân tiên phong. Người này là Viêm Đạt, một lão tướng có danh tiếng vào hạng bật nhất của Tấn quốc, còn ở các tiểu quốc Bắc Nhung danh vọng ông cũng không hề nhỏ tí nào, cũng có thể nói là không ai không biết mới đúng
Đứng trước đám binh sỹ đã mất hết tự tin, Viêm Đạt dừng ngựa lại nói
- Cổ nhân có nói: “Làm nam nhi đem thân gửi nơi chiến trường thì phải xem sống chết là lẽ thường ”
- Nhưng ta lại thấy lời nói ấy thật hoang đường làm sao, phàm là con người ai chẳng có ý muốn cầu sinh, sao lại phải chọn cái chết để thể hiện mình
- Ở đây ai cũng có phụ mẫu, ở đây ai cũng có vợ hiền, ở đây ai cũng có con dại, liệu hỏi nếu hôm nay ngả xuống ở đất này mọi người có thật sự nhắm mắt xuôi tay không
Lời nói của Viêm Đạt hàm ý đơn giản khiến ai nghe cũng có thể hiểu, sau đó ông lại dạy mọi người hát theo một bài đồng giao nơi quê ông. Ban đầu mọi người không hề hiểu ông đang làm gì, họ lo lắng cho vị tướng quân già phải chăng là đã lú lẫn. Nhưng càng nghe, họ lại càng thấy một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng, rồi không ai bảo ai đều mấp mấy môi hát theo
Nam nhi xa nhà nhớ cha mẹ không
Nắng sớm chiều tà vì ta khó nhọc
Nam nhi xa nhà có nhớ vợ không
Nguyệt vọng the phòng, mỏi mòn trông ngóng
Nam nhi xa nhà có nhớ con không
Lệ ngấn hai dòng, không người dìu dắt
….
Câu hát da diết như tơ đàn gảy vào lòng người, lúc trầm lúc bổng khiến người nghe không khỏi hồi tưởng
Nhắc đến phụ mẫu lắm kẻ rơi lệ nhớ về hình ảnh cha mẹ già nuốt nước mắt ngậm ngùi ngày tiễn con đi, đâu đó vẫn còn vang vọng lời nói “cha mẹ không cần gì chỉ cầu cho con được bình an, hãy trở về con nhé”
Nhắc đến vợ hiền nhiều người xót xa nhớ về người vợ bên khung cửi mòn mỏi đợi chờ, thầm nhủ với lòng “hãy đợi ta, ta sẽ về cùng nàng”
Nhắc đến con thơ, dường như vẫn còn đâu hơi ấm ôm con vào lòng, nhìn đứa trẻ tươi cười rạng rỡ bên chiếc hồ lô đường và nói “cha ơi con yêu cha nhiều lắm”
A !
Tiếng hét cất lên, hai bên khóe mắt cay cay, những dòng lệ tuôn dài lăn trên đôi gò má đã trải qua bao phong sương
Nam nhi thì sao, anh dũng thì sao, hay chỉ là bên ngoài mạnh mẽ mà cõi lòng lại yếu đuối, tình cảm chất chứa sao bao ngày tháng cùng một lúc được bộc lộ ra ngoài, như con sóng triều vỗ mạnh lên nền cát
Một người lính đứng trong hàng ngũ, mắt thấy mọi người có vẻ đau thương, trong lòng lại trùng trùng tâm sự. Phải chăng ngàn câu, vạn chữ không thể thốt ra nay lại theo những giọt nước mắt kia mà bày tỏ nỗi niềm. là một sự cảm thông sâu sắc, khiến hắn bất giác nấc nghẹn thành tiếng
Viêm Đạt lại nói:
- Ta cũng như các ngươi, sống đến từng tuổi này trải qua không biết bao nhiêu chuyện đời, danh vọng, tiền tài đã gần đến mức tột cùng, nhưng rồi thì sao cơ chứ?
- Ước vọng nhỏ bé chỉ là ở cạnh những người thân yêu có lẽ sẽ không bao giờ thực hiện được
- Nhiều người bảo ta ngốc, ừ có lẽ ta ngốc thật, đại vương nói ta không cần phải ra chiến trường, có thể từ quan về sống những ngày điền viên tiêu diêu tự tại
- (Viêm Đạt khẽ thở dài) Thật vậy ư? Nếu ngày hôm nay ta không có ở đây, và đám binh lính Tây Lỗ kia thật sự vượt qua phòng tuyến này, thì liệu gia đình ta sẽ thật sự bình yên sao?
- Không ( Viêm Đạt hét lên), sẽ không bao giờ có một kết cuộc tốt đẹp như vậy nếu chúng ta bại trận ngày hôm nay
- Cha mẹ chúng ta sẽ phải khổ nhục vì áp bức, vợ con chúng ta sẽ không ai che chở sống những ngày rầy đây mai đó, nước mất rồi thì nhà sao được yên
- Vì vậy để có thể cho họ sống tốt hơn, ta nguyện đem tấm thân già này liều một trận, dù có da ngựa bọc thây, phơi thân nơi đồng nội thì ta cũng cam lòng
- Chúng tướng sỹ còn các ngươi thì sao? Điều gì làm các ngươi sợ nhất? là gươm giáo của kẻ thù hay sự mất mát của người thân
- Hãy nói ta biết, hãy nói ta nghe tiếng lòng của các ngươi
Thoáng trong khoảng khắc cả vạn người chìm trong sự tĩnh lặng, nghe đâu đó tiếng tim đập dồn dập hòa vào nhau như cơn sóng dữ đang gào thét, từng hơi thở cộng hưởng như cuồng phong đại nộ.
Sát!
Là ai đầu tiên cũng không rõ, từng người, từng người rút binh khí ra, ánh mắt họ thể hiện sự cương liệt, một thoáng chần chừ lúc trước đã hoàn toàn biến mất, con đường dần dần hiện tỏ, đó là “chiến”. Một chữ đơn giản mà thể hiện quyết tâm của bao người, đến chết cũng không lui
Viêm Đạt chắp tay phía trước, cúi đầu đáp lễ
- Các huynh đệ đa tạ
- Được chết cùng mọi người, Viêm Đạt này cũng không còn gì hối tiếc
- Hãy để máu chúng ta làm thắp lên tia hi vọng cho mảnh đất quê nhà!
- Còn chần chừ gì nữa, tất cả theo ta
- Sát
Một lời nói ra làm tim ai chấn động, làm nhiệt huyết ai trào dâng, năm vạn người cùng chúng một ý chí như một ngọn trường mâu lao về phía kẻ thù
Binh Tây Lỗ quốc từ xa trông thấy thế tiến của quân Bắc Nhung, tên thống lĩnh quan sát tình hình rồi nói
- Là trận hình kiếm
- Được đấy, mọi người nghe đây, trung quân di chuyển chậm lại, khi địch đến thì từ từ lui về sau
- Hai cánh giản ra bao vây địch từ ba mặt
- Cung binh chờ lệnh của ta, khi địch đã ở trong trận thì cứ thế mà bắn
Ra lệnh xong, tên thống lĩnh lại tiếp tục quan sát, bỗng mặt hắn biến sắc, hắn lấp bắp
- Không đúng, thế trận chúng quá nhanh… là trận nhất tiễn, không… là trận thiên ưng
- Cái chết tiệt, thế trận quỷ quái gì thế này
- Nhanh quá… chúng nhanh quá, tất cả ngăn chúng lại ngay đừng cho chúng tiến đến
Binh sỹ Tây Lỗ quốc ngơ ngác không biết tướng quân ra lệnh ấy có nghĩa gì, chúng hướng ánh nhìn vào đám kỵ binh đang xông tới
Chỉ thấy một làn bụi mù bốc lên cao, chìm vào trong đó là tiếng la hét đến sởn cả gai ốc, tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng binh khí va vào nhau,… và những ấm thanh đó thật hỗn độn, báo động một dự cảm không lành
Vượt qua đám bụi theo sau, một tướng đi đầu là một lão giã tay cầm một thanh đại đao, theo sau là hàng trăm kỵ mã rồi bộ binh, miệng không ngừng la thét
Đội hình của quân Bắc Nhung cực kỳ hỗn loạn không có quy cách gì cả, không có một đội hình nào lại tấn công một cách nguyên thủy như vậy. nó giống như bầy ong sau khi bị người khác phá tổ thì lao ra tấn công, trong mắt chỉ là kẻ thù chứ không còn một thứ gì khác. Và điều đó làm cho những người vốn tuân thủ theo lối đánh trận hình như Tây Lỗ đôi chút hoang mang.
Nhưng điều không ngờ nhất là dường như đám binh sỹ Bắc Nhung đang khóc, khiến cho đám binh sỹ Tây Lỗ càng thêm phần khó hiểu. Chúng nghĩ: “điều gì đang xảy ra, đám người mọi rợ phương Bắc đang khóc vì điều gì, là sợ cái chết mà đại binh thiên triều Tây Lỗ chúng ta sắp mang đến ư?. Không đúng, nếu là một đám người sợ hãi, thì làm sao có thể toát ra sát khí kinh hồn như thế này. Vậy chúng vì điều gì mà trông đau thương như vậy”
Là gì ư? Đó chính là cái đại nghĩa hi sinh bản thân mình để bảo vệ những gì mà mình yêu quí, là tình thương vô bờ bến đối với gia đình, có thể lý giải điều đó qua câu: Cái chết không quan trọng, mà quan trọng là ta vì điều gì mà chết
Sát nhân thành nhân
Ngày hôm đó năm vạn quân Bắc Nhung chống lại mười vạn quân Tây Lỗ, tuy thua sút về quân số, nhưng lạ thay quân Bắc Nhung đã hết lần này đến lần khác đánh tan tất cả trận hình của địch
Là do may mắn ư?
Không, mà là do sỹ khí đã đạt đến mức tột cùng, âu cũng là do kích tâm kế mà ra
(Lời bàn:
Kế sách là cương, thân tình là nhu
Cương nhu hợp nhất, sức tăng mười phần
Người làm tướng dùng binh không chỉ xét mạnh yếu của địch mà còn phải hiểu rõ tâm lý của binh lính mình. Vạn quân đồng lòng như nước lũ mùa thu, cuồn cuồn không dứt, đá không thể lắp, đập không thể ngăn, sức mạnh vô bờ
Quân Tây Lỗ dùng binh kín cẩn, quân pháp xâm nghiêm, tuy có thể phát huy tối đa sức mạnh của tập thể, nhưng lại là dồn nén sự bùng nổ của cá nhân, vừa là điểm mạnh và vừa là điểm yếu)
- Cút hết cho ta!
Viêm Đạt tay cầm đại đao hùng dũng trong vạn quân, tuy đã gần bảy mươi nhưng xem ra gân sức vẫn còn khỏe, đi đến đâu là người dãn ra đến đấy
Viêm Đạt nhìn về phía trước nơi có một cây đại kỳ vóc xanh, biết là tướng tiên phong của địch, liền tả xung hữu đột xông tới. Nhưng quân Tây Lỗ phòng thủ chặt lắm, đám thân binh theo sau ông đều bị chặn lại ở vòng ngoài, chỉ có mình Viêm Đạt một ngựa, một đao tiến về phía trước. Nhưng Viêm Đạt không núng tí nào, khi cách địch tướng còn khoảng trăm bước, ông vuốt hàm râu dài của mình hét lớn
- Lão tử là Viêm Đạt đại tướng nước Tấn đây, tên tiểu binh kia có dám cùng ta quyết một trận sống mái hay không?
Tiếng của Viêm Đạt như sét đánh ngang tầng trời, khiến tên thống lĩnh của Tây Lỗ Quốc tên là Bảo Anh rụng rời hết cả hồn vía.
Viêm Đạt thấy tên tướng địch đang phân vân chưa quyết thì lại giương mắt lên đến rách cả khóe mắt mà nói
- Đến một lão già như ta mà cũng không dám đánh thì ngươi lấy tư cách gì thống lĩnh trăm vạn quân
- Binh sỹ rơi vào tay người chỉ tổ uổng mạng, để ta thay Tây Lỗ quốc giáo huấn ngươi một chút
Thế là Viêm Đạt không hề quan tâm là mình chỉ có một mình, cứ thế cầm đại đao khua khoắn xông lên.
Đám thân binh của Bảo Anh thấy tên tướng già ngạo mạn thì tức lắm, mười mấy tên đi đầu lập tức cưỡi ngựa xông vào. Nhưng chúng đã quá khinh địch, Viêm Đạt được xưng là đại tướng của Tấn quốc suốt bao nhiêu năm nào phải là chuyện đùa, cứ tên nào đến là bị chẻ ra làm hai khúc ngay.
Đến lúc này thì Bảo Anh mới thấy sợ thật sự, hắn không dám ở lại đôi co với Viêm Đạt nữa, hắn hét lên
- Rút quân!
Không chờ lệnh từ Sở Thủy nữa, Bảo Anh quyết định làm theo ý mình, rút quân về phòng tuyến phía sau. Quân Tây Lỗ thấy chủ tướng rút lui thì vắt chân lên cổ mà chạy, bị kỵ binh Bắc Nhung theo sau chém chết không biết bao nhiêu mà kể, khí dụng, quân giới cũng thu được nhiều lắm
Thấy địch đã lui quân thì Viêm Đạt cũng không đuổi nữa, ông ra lệnh cho mọi người từ từ rút về, còn bản thân thì cưỡi ngựa tới đạo quân thứ hai của địch. Khi cách địch một khoảng đủ xa, Viêm Đạt dừng ngựa quan sát, ông nhìn thấy một người ngồi trên mộc đài cao lớn thì biết ắt hẳn là Trung quân nguyên soái của Tây Lỗ. và ngược lại Sở Thủy cũng thấy Viêm Đạt, không hẹn mà gặp cả hai cùng nói
- Thì ra chỉ là một tên già!
Hai ánh mắt chạm nhau nơi không trung đầy vẻ thù nghịch, nhưng chỉ thể quan sát được một lúc thì Viêm Đạt buộc phải rút lui, vì quân Tây Lỗ bắn tên ra. Viêm Đạt dùng đao gạt tên từ từ lui bước, lâu lâu lại ngoái lại nhìn đầy sự châm chọc
/104
|