Một tháng sau đó là chuỗi dài các kỳ thi vào viện nghiên cứu, cũng gần đến kiểm tra cuối kỳ, rất nhiều người và nhiều việc đều bắt đầu trở nên bận rộn.
Trạch Vu hiếm khi đến quán cà phê, anh tập trung toàn bộ tinh thần vào việc quyết phân thắng bại trong kỳ thi vào viện nghiên cứu, nếu không ôm quyển sách trong phòng đọc 24/24 ở tầng hầm thư viện, thì thâu đêm đọc giáo trình lớp phụ đạo trong văn phòng câu lạc bộ, hầu như tối nào tôi cũng kiếm chút chuyện để lượn lờ quanh cái ổ đó, hoặc là ở cùng anh đến tận khuya.
Đúng như dự kiến, thời gian tôi và A Thác đi cùng nhau bị cắt giảm rất nhiều, nhưng nói cho cùng, ngoài dịp giao thừa mang ý nghĩa riêng, tôi không thể từ bỏ vô số cơ hội cùng A Thác trải qua những sự việc thú vị được.
Chủ nhật hằng tuần tôi vẫn hẹn A Thác đến tiệm giặt là ăn bữa tối vừa rẻ vừa thịnh soạn, chém gió với Thiết Đầu và mấy khách ăn cùng; lúc nào hết hứng viết tiểu thuyết cũng vẫn gọi điện rủ A Thác đến nhà anh Bạo xem phim, thậm chí còn giúp hai người A Thác Bách Giai ghép hình hai lần sau khi được sự đồng ý của cô bạn cùng phòng. Mặc dù lúc đến nhà A Thác phát hiện ra Cà Rốt rất thân thiết với Bách Giai, trong lòng tôi cũng có đôi chút ngấm ngầm ghen tị.
Khoảng thời gian này còn một khúc nhạc đệm xen vào, chính là Tư Đình có bạn trai, chẳng những thế lại còn là du học sinh người Indonesia nữa, sự khác biệt và hài hòa giữa văn hóa của dân bản địa Đài Loan cùng phong tục tập quán Indonesia trở thành chủ đề thú vị mà đám bạn cùng phòng chúng tôi nghe hoài cũng không hết.
Đêm giao thừa Tư Đình không về phòng ký túc, chính là vì đám người trong câu lạc bộ leo núi cậu ấy tham gia hứng chí phóng xe lên Đại Sơn Bối ngắm đom đóm, tuy rằng không đúng mùa thì con gì cũng chẳng ngắm được, nhưng nghe nói Tư Đình đã trông thấy ma nữ áo đỏ trên núi, coi như không uổng chuyến đi ấy.
Còn Bách Giai thì lại rơi vào vướng mắc.
Tư Huỳnh, theo cậu thì tại sao A Thác không dẫn tớ đến tiệm giặt là ăn cơm, cũng không đưa tớ đến nhà anh xã hội đen xem phim, cả không đưa tớ đi xem anh chàng thi lại kia biểu diễn ảo thuật. Bách Giai đến quán cà phê, nằm bò ra quầy bar.
Có lẽ không phải A Thác không dẫn cậu đi, mà là chưa dẫn cậu đi đấy thôi. Tôi đưa cho Bách Giai một cốc cà phê Ireland.
Thế bao giờ thì anh ấy dẫn tớ đi? Mặc dù ở bên cạnh anh ấy không hề nhàm chán vô vị, nhưng cậu đi rồi mà tớ chưa đi, anh ấy thật là thiên vị. Bách Giai lầu bầu, bộ dạng đáng yêu ấy làm Albus chết mê chết mệt.
Quá nửa là vì bức hình ghép đồ sộ ba nghìn miếng kia của cậu rồi, trước khi ghép xong, anh ấy không dám hẹn cậu đi làm việc gì khác! Tôi cười cười, chuyện này cũng không phải không có khả năng.
Cũng phải! Bách Giai uống một ngụm cà phê, nét mặt lộ vẻ tán thưởng.
Có cần tớ hỏi hộ cậu không? Hay là nhắc nhở anh ấy? Tôi hỏi.
Chớ có làm vậy. Bách Giai lắc đầu, cậu ấy thích mọi chuyện tự nhiên, đây mới là điều cậu ấy vẫn luôn chờ mong.
Ống kính cắt cảnh về lại quán cà phê Đợi Một Người.
Bách Giai ăn bánh quy, len lén chỉ vào chiếc bàn tròn nhỏ sau lưng cậu ấy, dùng ánh mắt hỏi tôi thế là thế nào.
Bên bàn tròn nhỏ, bà chủ cùng người đàn ông trung niên chán chường đã nghiện chịu khổ chịu sở đang ngây người ra nhìn nhau, giữa hai người để một quả dừa rỗng, bên trong quả dừa dập dềnh một thứ thức uống nghe nói được gọi là cà phê, cảnh tượng kỳ dị vô cùng.
Người đàn ông trung niên ấy đã kiên cường ngồi ở cái bàn nhỏ kia được một tháng, ngày ngày đều đến, ngày ngày đều gọi cà phê Bà chủ đặc chế, nhưng lại chẳng hề có ý muốn cưa cẩm bà chủ, vì ông ta tiếc chữ như tiếc vàng, hình như chỉ đến để chịu khổ vậy.
Hơn một tháng rồi, ông này nếu không phải vị giác bị tê liệt, thì chắc là định tham gia trò tự ngược đãi bản thân trên chương trình TV champion, đến đây để rèn luyện lần cuối cùng, dù gì thì gì, tóm lại đều bất bình thường. Tôi nói bằng giọng chắc chắn mười mươi.
Cậu cảm thấy người đàn ông mặt mũi nhàu nhĩ kia liệu có phải chân mệnh thiên tử của bà chủ không? Bách Giai chính là độc giả trung thành của tôi.
Nghiệt duyên. Albus đi qua sau lưng tôi, lạnh lùng buông lại một câu.
Albus! Cho anh cà phê Ba món tươi xào nóng đi. Vua gọi lung tung gọi ầm lên từ chỗ ngồi.
Cũng là nghiệt duyên. Tôi cười nói.
Trạch Vu hiếm khi đến quán cà phê, anh tập trung toàn bộ tinh thần vào việc quyết phân thắng bại trong kỳ thi vào viện nghiên cứu, nếu không ôm quyển sách trong phòng đọc 24/24 ở tầng hầm thư viện, thì thâu đêm đọc giáo trình lớp phụ đạo trong văn phòng câu lạc bộ, hầu như tối nào tôi cũng kiếm chút chuyện để lượn lờ quanh cái ổ đó, hoặc là ở cùng anh đến tận khuya.
Đúng như dự kiến, thời gian tôi và A Thác đi cùng nhau bị cắt giảm rất nhiều, nhưng nói cho cùng, ngoài dịp giao thừa mang ý nghĩa riêng, tôi không thể từ bỏ vô số cơ hội cùng A Thác trải qua những sự việc thú vị được.
Chủ nhật hằng tuần tôi vẫn hẹn A Thác đến tiệm giặt là ăn bữa tối vừa rẻ vừa thịnh soạn, chém gió với Thiết Đầu và mấy khách ăn cùng; lúc nào hết hứng viết tiểu thuyết cũng vẫn gọi điện rủ A Thác đến nhà anh Bạo xem phim, thậm chí còn giúp hai người A Thác Bách Giai ghép hình hai lần sau khi được sự đồng ý của cô bạn cùng phòng. Mặc dù lúc đến nhà A Thác phát hiện ra Cà Rốt rất thân thiết với Bách Giai, trong lòng tôi cũng có đôi chút ngấm ngầm ghen tị.
Khoảng thời gian này còn một khúc nhạc đệm xen vào, chính là Tư Đình có bạn trai, chẳng những thế lại còn là du học sinh người Indonesia nữa, sự khác biệt và hài hòa giữa văn hóa của dân bản địa Đài Loan cùng phong tục tập quán Indonesia trở thành chủ đề thú vị mà đám bạn cùng phòng chúng tôi nghe hoài cũng không hết.
Đêm giao thừa Tư Đình không về phòng ký túc, chính là vì đám người trong câu lạc bộ leo núi cậu ấy tham gia hứng chí phóng xe lên Đại Sơn Bối ngắm đom đóm, tuy rằng không đúng mùa thì con gì cũng chẳng ngắm được, nhưng nghe nói Tư Đình đã trông thấy ma nữ áo đỏ trên núi, coi như không uổng chuyến đi ấy.
Còn Bách Giai thì lại rơi vào vướng mắc.
Tư Huỳnh, theo cậu thì tại sao A Thác không dẫn tớ đến tiệm giặt là ăn cơm, cũng không đưa tớ đến nhà anh xã hội đen xem phim, cả không đưa tớ đi xem anh chàng thi lại kia biểu diễn ảo thuật. Bách Giai đến quán cà phê, nằm bò ra quầy bar.
Có lẽ không phải A Thác không dẫn cậu đi, mà là chưa dẫn cậu đi đấy thôi. Tôi đưa cho Bách Giai một cốc cà phê Ireland.
Thế bao giờ thì anh ấy dẫn tớ đi? Mặc dù ở bên cạnh anh ấy không hề nhàm chán vô vị, nhưng cậu đi rồi mà tớ chưa đi, anh ấy thật là thiên vị. Bách Giai lầu bầu, bộ dạng đáng yêu ấy làm Albus chết mê chết mệt.
Quá nửa là vì bức hình ghép đồ sộ ba nghìn miếng kia của cậu rồi, trước khi ghép xong, anh ấy không dám hẹn cậu đi làm việc gì khác! Tôi cười cười, chuyện này cũng không phải không có khả năng.
Cũng phải! Bách Giai uống một ngụm cà phê, nét mặt lộ vẻ tán thưởng.
Có cần tớ hỏi hộ cậu không? Hay là nhắc nhở anh ấy? Tôi hỏi.
Chớ có làm vậy. Bách Giai lắc đầu, cậu ấy thích mọi chuyện tự nhiên, đây mới là điều cậu ấy vẫn luôn chờ mong.
Ống kính cắt cảnh về lại quán cà phê Đợi Một Người.
Bách Giai ăn bánh quy, len lén chỉ vào chiếc bàn tròn nhỏ sau lưng cậu ấy, dùng ánh mắt hỏi tôi thế là thế nào.
Bên bàn tròn nhỏ, bà chủ cùng người đàn ông trung niên chán chường đã nghiện chịu khổ chịu sở đang ngây người ra nhìn nhau, giữa hai người để một quả dừa rỗng, bên trong quả dừa dập dềnh một thứ thức uống nghe nói được gọi là cà phê, cảnh tượng kỳ dị vô cùng.
Người đàn ông trung niên ấy đã kiên cường ngồi ở cái bàn nhỏ kia được một tháng, ngày ngày đều đến, ngày ngày đều gọi cà phê Bà chủ đặc chế, nhưng lại chẳng hề có ý muốn cưa cẩm bà chủ, vì ông ta tiếc chữ như tiếc vàng, hình như chỉ đến để chịu khổ vậy.
Hơn một tháng rồi, ông này nếu không phải vị giác bị tê liệt, thì chắc là định tham gia trò tự ngược đãi bản thân trên chương trình TV champion, đến đây để rèn luyện lần cuối cùng, dù gì thì gì, tóm lại đều bất bình thường. Tôi nói bằng giọng chắc chắn mười mươi.
Cậu cảm thấy người đàn ông mặt mũi nhàu nhĩ kia liệu có phải chân mệnh thiên tử của bà chủ không? Bách Giai chính là độc giả trung thành của tôi.
Nghiệt duyên. Albus đi qua sau lưng tôi, lạnh lùng buông lại một câu.
Albus! Cho anh cà phê Ba món tươi xào nóng đi. Vua gọi lung tung gọi ầm lên từ chỗ ngồi.
Cũng là nghiệt duyên. Tôi cười nói.
/63
|