Chương trình học của năm thứ tư rất ít, chỉ có thực tập với thực tập, tìm việc và tìm việc, thi tốt nghiệp rồi lại thi nghiên cứu sinh, vẫn chưa tốt nghiệp mà cả trường học vắng tanh vắng ngắt. Tôi rất ít khi đến trường, mặc dù lúc đó cả ngày tôi ở Hàn Khẩu chỉ có ngủ mà thôi, nhưng vẫn không muốn đi học. Cho đến hôm nay, tôi cảm thấy phát ngán lên rồi. Chán chường cảnh sống chung, chán việc ở nhà ngủ nướng, cho nên tôi quyết định đi học. Vì trước 8h phải có mặt ở trường học nên tôi dậy từ 6h30. Tìm mấy quyển giáo trình từ lâu đã bị bụi phủ, tôi xót xa phủi hết lớp bụi đó đi rồi lên đường.
Trên đường tới trường, những gánh hàng rong bán đồ ăn sáng vẫn rao đều đều như cũ. Những quán bánh bao trong ngõ nhỏ vẫn xếp hàng dài như vậy. Những xe ba bánh bán đồ ăn sáng ở cổng trường vây xung quanh không theo trật tự nào, rõ ràng quán ăn trong trường không còn đủ sức cạnh tranh với họ. Nhưng tôi vẫn quyết định đến nhà ăn ăn sáng, món mì khô ở lầu một là món tủ của nhà ăn trường tôi. Đến nhà ăn đã là 7h40, đây là giờ nhà ăn đông khách nhất. Ở mỗi cửa bán đều chật ních các sinh viên trên tay vừa cầm thẻ ăn vừa cầm sách, cái cách mắng sinh viên bằng tiếng địa phương khi họ không ngừng gây ồn vì sốt ruột, gõ thìa leng keng để đợi được bán bánh bao và mì khô vẫn y nguyên như cũ. Trước cửa nhà ăn, sinh viên mua bánh bao và sữa đậu nành đi lại như mắc cửi. Tôi bất chợt cảm thấy xót xa. Đã bao lâu rồi tôi không ăn cơm ở trường? Tại sao bây giờ những điều này lại trở nên lạ lẫm đến vậy, lạ lẫm đến mức trong lòng cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối?
Ăn xong, tôi vội vã đến phòng học ở tầng 7. Thang máy vẫn cứ chật ních sinh viên, có người chen nhau chạy lên trước, có người lại thong thả đi đằng sau. Có một nữ sinh lưng đeo ba lô, đi một mình, đầu cứ cúi gằm xuống nhìn lớp bụi bám vào chân cũng đi vào thang máy, cô bé làm tôi bất giác nhớ lại mình. Một hình ảnh cũng như thế này - cô độc và vô kỉ luật. Cô bé có lẽ rất ương bướng. Điều làm tôi ngạc nhiên là trong phòng học dường như chẳng có ai. Gần như chỉ có khoảng một phần sáu học sinh trong lớp có mặt. Khi tôi xuất hiện trước cửa lớp, rõ ràng đã làm mọi người kinh ngạc. Tôi nhìn thấy Tô Tiêu, còn nhìn thấy cả La Nghệ Lâm nữa. Nhìn thấy tôi Tô Tiêu chào rất niềm nở, vẫn dùng cái cách chào như ngày xưa "chào vị khách ít lui tới". Bắt đầu từ năm thứ hai, mỗi lần tôi xuất hiện ở giảng đường đã có người dùng những từ như thế này để chào tôi. Tôi nghe mãi đã thành quen. Không lấy làm ngại ngùng. Nhưng lần này, nó lại làm tôi cảm thấy xấu hổ. Bốn năm học đại học, thời gian tôi ngủ còn nhiều hơn cả thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Ở nơi dây có ánh mặt trời rực rỡ, có không khí trong lành, có những gương mặt tràn đầy sức sống. Tôi nhận thấy rằng thời gian ở trường của tôi ngày càng ít, mỗi ngày qua đi lại mất thêm một ngày, buồn bã thất vọng. Cảm giác xót xa. Bất lực. Hôm đó tôi ở lại trường cả ngày, khi trở về nhà tôi nói với anh ấy, tôi phải quay trở lại chỗ cũ. Tôi biết anh ấy rất yêu tôi, nhưng anh ấy tôn trọng và hiểu cho sự lựa chọn của tôi.
Trên đường tới trường, những gánh hàng rong bán đồ ăn sáng vẫn rao đều đều như cũ. Những quán bánh bao trong ngõ nhỏ vẫn xếp hàng dài như vậy. Những xe ba bánh bán đồ ăn sáng ở cổng trường vây xung quanh không theo trật tự nào, rõ ràng quán ăn trong trường không còn đủ sức cạnh tranh với họ. Nhưng tôi vẫn quyết định đến nhà ăn ăn sáng, món mì khô ở lầu một là món tủ của nhà ăn trường tôi. Đến nhà ăn đã là 7h40, đây là giờ nhà ăn đông khách nhất. Ở mỗi cửa bán đều chật ních các sinh viên trên tay vừa cầm thẻ ăn vừa cầm sách, cái cách mắng sinh viên bằng tiếng địa phương khi họ không ngừng gây ồn vì sốt ruột, gõ thìa leng keng để đợi được bán bánh bao và mì khô vẫn y nguyên như cũ. Trước cửa nhà ăn, sinh viên mua bánh bao và sữa đậu nành đi lại như mắc cửi. Tôi bất chợt cảm thấy xót xa. Đã bao lâu rồi tôi không ăn cơm ở trường? Tại sao bây giờ những điều này lại trở nên lạ lẫm đến vậy, lạ lẫm đến mức trong lòng cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối?
Ăn xong, tôi vội vã đến phòng học ở tầng 7. Thang máy vẫn cứ chật ních sinh viên, có người chen nhau chạy lên trước, có người lại thong thả đi đằng sau. Có một nữ sinh lưng đeo ba lô, đi một mình, đầu cứ cúi gằm xuống nhìn lớp bụi bám vào chân cũng đi vào thang máy, cô bé làm tôi bất giác nhớ lại mình. Một hình ảnh cũng như thế này - cô độc và vô kỉ luật. Cô bé có lẽ rất ương bướng. Điều làm tôi ngạc nhiên là trong phòng học dường như chẳng có ai. Gần như chỉ có khoảng một phần sáu học sinh trong lớp có mặt. Khi tôi xuất hiện trước cửa lớp, rõ ràng đã làm mọi người kinh ngạc. Tôi nhìn thấy Tô Tiêu, còn nhìn thấy cả La Nghệ Lâm nữa. Nhìn thấy tôi Tô Tiêu chào rất niềm nở, vẫn dùng cái cách chào như ngày xưa "chào vị khách ít lui tới". Bắt đầu từ năm thứ hai, mỗi lần tôi xuất hiện ở giảng đường đã có người dùng những từ như thế này để chào tôi. Tôi nghe mãi đã thành quen. Không lấy làm ngại ngùng. Nhưng lần này, nó lại làm tôi cảm thấy xấu hổ. Bốn năm học đại học, thời gian tôi ngủ còn nhiều hơn cả thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Ở nơi dây có ánh mặt trời rực rỡ, có không khí trong lành, có những gương mặt tràn đầy sức sống. Tôi nhận thấy rằng thời gian ở trường của tôi ngày càng ít, mỗi ngày qua đi lại mất thêm một ngày, buồn bã thất vọng. Cảm giác xót xa. Bất lực. Hôm đó tôi ở lại trường cả ngày, khi trở về nhà tôi nói với anh ấy, tôi phải quay trở lại chỗ cũ. Tôi biết anh ấy rất yêu tôi, nhưng anh ấy tôn trọng và hiểu cho sự lựa chọn của tôi.
/79
|