Người yêu thứ ba của Tô Tiêu là một chàng trai khá "thượng hạng". Có thể hẹn Tô Tiêu ra ngoài mà không mang một xu nào, có thể mang theo 20 tệ nhưng lại bảo Tô Tiêu tìm một nơi thi vị nào đó để ăn cơm, khi ăn cơm có thể hạn định cho Tô Tiêu không được gọi những món quá số tiền ấy, có thể thản nhiên vay tiền Tô Tiêu, xưa nay Tô Tiêu cho anh ta vay tiền khác nào lấy bánh bao ném cho chó, một đi không trở lại. Diệc Thư (Diệc Thư : Một nhà tiểu thuyết của Trung Quốc) nói rất hay là "thời buổi này ai còn đi giết người phóng hoả mới là người xấu", một người đàn ông mà đến cái hoá đơn 36,5 tệ cũng không muốn thanh toán, thì đúng là một người đàn ông xấu!
Tôi không hề cho rằng ở đại học, nam sinh và nữ sinh yêu nhau thì nam sinh đó phải chịu hoàn toàn hoặc phần lớn những khoản chi. Mọi người đều là sinh viên, mà yêu đương vốn dĩ rất tốn kém và không hề dễ dàng. Ở đại học những bạn đã từng yêu đều biết, một khi đã yêu thì chi tiêu của bạn ít nhất cũng phải gấp rưỡi so với khi bạn độc thân. Cũng có nghĩa là, ở Vũ Hán, một sinh viên đại học bình thường không yêu đương thì khoảng 400 tệ là vừa (lấy bình quân), nhưng một khi đã yêu thì ít nhất một tháng phải có 600 tệ mới đủ tiêu. Thông thường nam sinh sẽ có thêm nhiều khoản chi hơn. Đó là không kể chi phí cho những ngày lễ tết như sinh nhật, Valentine, Giáng sinh... Đây là những lời rất chân thực của tôi, những con số đưa ra cũng vô cùng chân thực.
Chi phí sinh hoạt trong gia đình thì nhiều, mà hầu hết sinh viên đều xuất thân từ những gia đình bình thường, những sinh viên có tiền như Chương Hàm Yên trong trường tìm được mấy người. Sau khi yêu, chi phí tăng vọt, vậy phải làm thế nào? Người khôn ngoan một chút thì ra ngoài làm thêm hoặc tranh thủ đi làm gia sư, kẻ không hiểu biết thì lừa dối gia đình, hôm nay nói trường học bắt đóng tiền, ngày mai nói lớp sắp đi du xuân, lần sau lại nói mình bị ốm, lừa hết cả nhà lại quay sang vay mượn anh em bạn học. Tôi đã thấy rất nhiều nam sinh mắc nợ đầm đìa sau khi có bạn gái.
Có lẽ ở đại học yêu đương mới là khoản chi lớn nhất. Bạn gái mới là hàng tiêu dùng cao nhất. Giữa Tô Tiêu và người bạn trai thứ ba không ngừng xảy ra tranh chấp về vấn đề kinh tế. Bạn gái vốn là một hạng mục tiêu dùng cao cấp, huống hồ bạn gái lại là một người đẹp. Dịp lễ Giáng sinh, những nữ sinh đã có người yêu đều nhận được quà, ai ai cũng ôm một con thú bông rất to, đương nhiên Tô Tiêu cũng không thể kém phần, nhưng anh chàng đó chỉ tặng Tô Tiêu một con mèo rất rất rất nhỏ. Tôi thấy Tô Tiêu vừa về đến phòng liền quẳng con thú bông vào tủ với bộ mặt không vui vẻ gì. Ngày lễ Tình nhân, ở lớp có đến mấy nữ sinh nhận được 99 bông hồng, Tô Tiêu chỉ nhận được có 9 bông, và cô lại không vui, sau khi quay về liền bực bội rầy la bắt chàng nam sinh đó phải trả lại cô số tiền đã vay.
Xin đừng nói chúng tôi hư vinh. Ba cô gái một sân khấu, nhiều nữ sinh cùng sống với nhau như vậy khó tránh khỏi những chuyện so đo, ganh tị. Kiểu so đo ganh tị này thể hiện đặc biệt rõ ràng vào những ngày lễ tết. Mức độ giá trị quà tặng của bạn trai thể hiện rõ ràng nhất mức độ anh ta yêu bạn đến đâu, dường như đây đã là luật bất thành văn của phòng nữ sinh. Đối với các nam sinh thì những điều đó là cực kì không công bằng. Mọi người đều đang đi học, lần này mua cho em chiếc nhẫn kim cương, lần khác mua cho em con BMW, liệu có hiện thực không? Đàn ông dùng vật chất để thể hiện tình ý. Nhưng đàn ông kiếm được bao nhiêu tiền là năng lực của anh ta, tiêu bao nhiêu tiền là thái độ của anh ta. Dùng tiền để đo độ nông sâu của tình cảm, không xem giá trị tuyệt đối, chỉ xem tỉ lệ phần trăm. Hơn nữa, đàn ông tình nguyện tiêu tiền vì bạn không có nghĩa là anh ta thực sự yêu bạn, nhưng nếu đàn ông không tự nguyện tiêu tiền vì bạn thì lại có nghĩa là anh ta chắc chắn không yêu bạn.
Chính vì trong trường đại học có nhiều nữ sinh hư vinh như vậy, nên mới tạo ra nhiều nam sinh nợ nần chồng chất, lừa cha dối mẹ như thế. Như xưa kia, Chu Du đánh Hoàng Cái, một người nguyện đánh, một người nguyện chịu. Đánh sưng mặt lại thành ra béo múp đẫy đà. Tô Tiêu và cậu nam sinh đã keo kiệt lại không có tiền cũng "tập tọng" yêu nhau được nửa năm, rồi chia tay. Nghe nói lúc chia tay họ đã cãi nhau một trận tơi bời, hôm đó Tô Tiêu tức đến phát khóc, ngồi trong phòng nghiến răng lợi mắng chửi anh ta. Tính nợ trước nợ sau tổng cộng cậu ta đã vay Tô Tiêu 1.000 tệ, lúc vay tiền đều nói ngon ngọt sau này sẽ trả. Kết quả là khi chia tay, Tô Tiêu bảo anh ta trả tiền, thì anh ta nói tiền lấy từ tay Tô Tiêu cũng đã tiêu vào người Tô Tiêu cả. Tô Tiêu tức gần chết chửi rủa anh ta, anh không có tiền thì yêu với đương cái nỗi gì!
Anh ta nghe xong câu đó liền nói Tô Tiêu có thể đi làm kĩ nữ được đấy. Kĩ nữ lấy thân đổi tiền, còn con gái nhà lành lấy thân đổi tình yêu. Cô gái nào may mắn một chút thì lấy tình yêu đổi tiền. Tô Tiêu khóc sướt mướt chạy về phòng, rồi than vãn kể khổ cầu cứu chúng tôi. Tôi kể một câu chuyện để an ủi Tô Tiêu. Có một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai đó tiêu pha gì cũng đều chia đôi tiền với cô ấy. Cô ấy nghĩ rằng cùng chia đôi tiền cũng không có gì là không tốt, khi chia tay sẽ không ai nợ ai. Có một lần, họ đi ăn cơm, khi mua phiếu ăn chàng trai đã đưa thiếu 37 tệ. Cô gái lấy làm lạ nhưng cũng không hỏi nhiều, chỉ coi như anh chàng đó đã nhìn nhầm mệnh giá tờ tiền nên cô định rút tiếp 37 tệ của mình ra trả. Lúc đó anh chàng mới giải thích, lần này anh thiêế 37 tệ bởi vì lần trước mua bao cao su là anh trả tiền. Kể xong câu chuyện, tôi bảo Tô Tiêu, hãy thôi đau thương đi, xã hội mỗi ngày một thay đổi, có rất nhiều cô gái còn thê thảm hơn cậu.
Nếu Tô Tiêu có một người chị em thân thiết trong phòng, thì không chừng đã tìm được người giúp cô ấy dạy cho tên tiểu tử kia một bài học. Đáng tiếc, từ trước đến nay, ở trong phòng Tô Tiêu là kẻ đơn độc, không chỉ không có bạn mà hơn nữa còn có La Nghệ Lâm lúc nào cũng ức hiếp cô ấy. Ở nhà không ai quan tâm đến cô, cha mẹ cũng không bao giờ gọi điện thoại cho cô. Cô ấy thật sự cô đơn, cô ấy đang dùng tình yêu để làm thuốc tê cho bản thân, hết lần này đến lần khác cô ấy chà đạp lên tình yêu, và tình yêu hết lần này đến lần khác giễu cợt cô ấy. Cô ấy không trân trọng tình cảm của chính mình thì chính tình cảm sẽ trả thù cô. Những người chịu sự khuất phục của cô đơn là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất.
Đó đều là những chuyện hồi năm thứ nhất của Tô Tiêu, mười hai tháng thì có mười tháng yêu, thay bạn trai ba lần. Còn lại hai tháng nghỉ hè, cô nghỉ ngơi lấy sức, chuẩn bị để bước vào cuộc chiến đấu năm thứ hai. Lên năm thứ hai đại học, ngựa quen đường cũ, cô ấy lại vẫn thay bạn trai. Tôi cũng không muốn viết nữa. Qua Tô Tiêu, tôi thấy rõ ràng rằng trong trường đại học, tình yêu là tình yêu, bạn trai là bạn trai. Tình yêu, có lẽ chỉ cần một lần là đã đủ, nhưng bạn trai thì có thể có một trăm người. Thói đời thay đổi, ai nói chỉ có thể so sánh phụ nữ với việc may quần áo. Ở đại học, đối với một bộ phận nữ sinh, đàn ông như quần áo. Thay hoài thay mãi, đến cuối cùng mới hiểu từ trước đến giờ bản thân không hề yêu ai cả, bản thân chỉ "phải lòng" tình yêu, "phải lòng" sự ấm áp của đàn ông. Chính mắt tôi đã chứng kiến Tô Tiêu và rất nhiều đàn ông đã yêu nhau như thế, giống như một ván cờ, bắt đầu sai lầm thì cũng biết kết thúc sẽ sai lầm, thế là trong cuộc chơi cứ đi sai một cách trắng trợn. Có lúc tôi thấy thật sự xót thương cho cô ấy. Hoá ra đúng thật, những người khuất phục sự cô đơn là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất.
Viết đến những cậu bạn trai này của Tô Tiêu, bỗng nhiên tôi lại thấy thương cảm cho cô ấy. Hạ bút viết cũng không thuận lắm. Nhan sắc đẹp đẽ của một người con gái cũng không thể địch lại được với sự phá huỷ của việc không có tình yêu. Khi nhan sắc của chúng ta đang rực rỡ nhất, chúng ta gặp được ai, chuyện trò với họ thế nào, khung cảnh khi đó ra sao, tình tiết đẹp hay không, nhiều năm sau nhìn lại liệu có còn lưu lại trong chúng ta những tình cảm đẹp đẽ hay không? Bạn trai là một chuyện rất đơn giản, nhưng tình yêu mãi mãi là thiên biến vạn hoá, muôn vàn khúc mắc.
Có ai muốn nhớ lại chuyện xưa, rồi chợt thấy cố nhân nơi chốn cũ?
Ở đại học, chúng tôi đã học được cách yêu đương như vậy đấy. Suốt chặng đường chỉ toàn đổ vỡ và đớn đau, nói chia tay khi tốt nghiệp và rồi không thu được bất cứ thành quả gì.
Tôi không hề cho rằng ở đại học, nam sinh và nữ sinh yêu nhau thì nam sinh đó phải chịu hoàn toàn hoặc phần lớn những khoản chi. Mọi người đều là sinh viên, mà yêu đương vốn dĩ rất tốn kém và không hề dễ dàng. Ở đại học những bạn đã từng yêu đều biết, một khi đã yêu thì chi tiêu của bạn ít nhất cũng phải gấp rưỡi so với khi bạn độc thân. Cũng có nghĩa là, ở Vũ Hán, một sinh viên đại học bình thường không yêu đương thì khoảng 400 tệ là vừa (lấy bình quân), nhưng một khi đã yêu thì ít nhất một tháng phải có 600 tệ mới đủ tiêu. Thông thường nam sinh sẽ có thêm nhiều khoản chi hơn. Đó là không kể chi phí cho những ngày lễ tết như sinh nhật, Valentine, Giáng sinh... Đây là những lời rất chân thực của tôi, những con số đưa ra cũng vô cùng chân thực.
Chi phí sinh hoạt trong gia đình thì nhiều, mà hầu hết sinh viên đều xuất thân từ những gia đình bình thường, những sinh viên có tiền như Chương Hàm Yên trong trường tìm được mấy người. Sau khi yêu, chi phí tăng vọt, vậy phải làm thế nào? Người khôn ngoan một chút thì ra ngoài làm thêm hoặc tranh thủ đi làm gia sư, kẻ không hiểu biết thì lừa dối gia đình, hôm nay nói trường học bắt đóng tiền, ngày mai nói lớp sắp đi du xuân, lần sau lại nói mình bị ốm, lừa hết cả nhà lại quay sang vay mượn anh em bạn học. Tôi đã thấy rất nhiều nam sinh mắc nợ đầm đìa sau khi có bạn gái.
Có lẽ ở đại học yêu đương mới là khoản chi lớn nhất. Bạn gái mới là hàng tiêu dùng cao nhất. Giữa Tô Tiêu và người bạn trai thứ ba không ngừng xảy ra tranh chấp về vấn đề kinh tế. Bạn gái vốn là một hạng mục tiêu dùng cao cấp, huống hồ bạn gái lại là một người đẹp. Dịp lễ Giáng sinh, những nữ sinh đã có người yêu đều nhận được quà, ai ai cũng ôm một con thú bông rất to, đương nhiên Tô Tiêu cũng không thể kém phần, nhưng anh chàng đó chỉ tặng Tô Tiêu một con mèo rất rất rất nhỏ. Tôi thấy Tô Tiêu vừa về đến phòng liền quẳng con thú bông vào tủ với bộ mặt không vui vẻ gì. Ngày lễ Tình nhân, ở lớp có đến mấy nữ sinh nhận được 99 bông hồng, Tô Tiêu chỉ nhận được có 9 bông, và cô lại không vui, sau khi quay về liền bực bội rầy la bắt chàng nam sinh đó phải trả lại cô số tiền đã vay.
Xin đừng nói chúng tôi hư vinh. Ba cô gái một sân khấu, nhiều nữ sinh cùng sống với nhau như vậy khó tránh khỏi những chuyện so đo, ganh tị. Kiểu so đo ganh tị này thể hiện đặc biệt rõ ràng vào những ngày lễ tết. Mức độ giá trị quà tặng của bạn trai thể hiện rõ ràng nhất mức độ anh ta yêu bạn đến đâu, dường như đây đã là luật bất thành văn của phòng nữ sinh. Đối với các nam sinh thì những điều đó là cực kì không công bằng. Mọi người đều đang đi học, lần này mua cho em chiếc nhẫn kim cương, lần khác mua cho em con BMW, liệu có hiện thực không? Đàn ông dùng vật chất để thể hiện tình ý. Nhưng đàn ông kiếm được bao nhiêu tiền là năng lực của anh ta, tiêu bao nhiêu tiền là thái độ của anh ta. Dùng tiền để đo độ nông sâu của tình cảm, không xem giá trị tuyệt đối, chỉ xem tỉ lệ phần trăm. Hơn nữa, đàn ông tình nguyện tiêu tiền vì bạn không có nghĩa là anh ta thực sự yêu bạn, nhưng nếu đàn ông không tự nguyện tiêu tiền vì bạn thì lại có nghĩa là anh ta chắc chắn không yêu bạn.
Chính vì trong trường đại học có nhiều nữ sinh hư vinh như vậy, nên mới tạo ra nhiều nam sinh nợ nần chồng chất, lừa cha dối mẹ như thế. Như xưa kia, Chu Du đánh Hoàng Cái, một người nguyện đánh, một người nguyện chịu. Đánh sưng mặt lại thành ra béo múp đẫy đà. Tô Tiêu và cậu nam sinh đã keo kiệt lại không có tiền cũng "tập tọng" yêu nhau được nửa năm, rồi chia tay. Nghe nói lúc chia tay họ đã cãi nhau một trận tơi bời, hôm đó Tô Tiêu tức đến phát khóc, ngồi trong phòng nghiến răng lợi mắng chửi anh ta. Tính nợ trước nợ sau tổng cộng cậu ta đã vay Tô Tiêu 1.000 tệ, lúc vay tiền đều nói ngon ngọt sau này sẽ trả. Kết quả là khi chia tay, Tô Tiêu bảo anh ta trả tiền, thì anh ta nói tiền lấy từ tay Tô Tiêu cũng đã tiêu vào người Tô Tiêu cả. Tô Tiêu tức gần chết chửi rủa anh ta, anh không có tiền thì yêu với đương cái nỗi gì!
Anh ta nghe xong câu đó liền nói Tô Tiêu có thể đi làm kĩ nữ được đấy. Kĩ nữ lấy thân đổi tiền, còn con gái nhà lành lấy thân đổi tình yêu. Cô gái nào may mắn một chút thì lấy tình yêu đổi tiền. Tô Tiêu khóc sướt mướt chạy về phòng, rồi than vãn kể khổ cầu cứu chúng tôi. Tôi kể một câu chuyện để an ủi Tô Tiêu. Có một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai đó tiêu pha gì cũng đều chia đôi tiền với cô ấy. Cô ấy nghĩ rằng cùng chia đôi tiền cũng không có gì là không tốt, khi chia tay sẽ không ai nợ ai. Có một lần, họ đi ăn cơm, khi mua phiếu ăn chàng trai đã đưa thiếu 37 tệ. Cô gái lấy làm lạ nhưng cũng không hỏi nhiều, chỉ coi như anh chàng đó đã nhìn nhầm mệnh giá tờ tiền nên cô định rút tiếp 37 tệ của mình ra trả. Lúc đó anh chàng mới giải thích, lần này anh thiêế 37 tệ bởi vì lần trước mua bao cao su là anh trả tiền. Kể xong câu chuyện, tôi bảo Tô Tiêu, hãy thôi đau thương đi, xã hội mỗi ngày một thay đổi, có rất nhiều cô gái còn thê thảm hơn cậu.
Nếu Tô Tiêu có một người chị em thân thiết trong phòng, thì không chừng đã tìm được người giúp cô ấy dạy cho tên tiểu tử kia một bài học. Đáng tiếc, từ trước đến nay, ở trong phòng Tô Tiêu là kẻ đơn độc, không chỉ không có bạn mà hơn nữa còn có La Nghệ Lâm lúc nào cũng ức hiếp cô ấy. Ở nhà không ai quan tâm đến cô, cha mẹ cũng không bao giờ gọi điện thoại cho cô. Cô ấy thật sự cô đơn, cô ấy đang dùng tình yêu để làm thuốc tê cho bản thân, hết lần này đến lần khác cô ấy chà đạp lên tình yêu, và tình yêu hết lần này đến lần khác giễu cợt cô ấy. Cô ấy không trân trọng tình cảm của chính mình thì chính tình cảm sẽ trả thù cô. Những người chịu sự khuất phục của cô đơn là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất.
Đó đều là những chuyện hồi năm thứ nhất của Tô Tiêu, mười hai tháng thì có mười tháng yêu, thay bạn trai ba lần. Còn lại hai tháng nghỉ hè, cô nghỉ ngơi lấy sức, chuẩn bị để bước vào cuộc chiến đấu năm thứ hai. Lên năm thứ hai đại học, ngựa quen đường cũ, cô ấy lại vẫn thay bạn trai. Tôi cũng không muốn viết nữa. Qua Tô Tiêu, tôi thấy rõ ràng rằng trong trường đại học, tình yêu là tình yêu, bạn trai là bạn trai. Tình yêu, có lẽ chỉ cần một lần là đã đủ, nhưng bạn trai thì có thể có một trăm người. Thói đời thay đổi, ai nói chỉ có thể so sánh phụ nữ với việc may quần áo. Ở đại học, đối với một bộ phận nữ sinh, đàn ông như quần áo. Thay hoài thay mãi, đến cuối cùng mới hiểu từ trước đến giờ bản thân không hề yêu ai cả, bản thân chỉ "phải lòng" tình yêu, "phải lòng" sự ấm áp của đàn ông. Chính mắt tôi đã chứng kiến Tô Tiêu và rất nhiều đàn ông đã yêu nhau như thế, giống như một ván cờ, bắt đầu sai lầm thì cũng biết kết thúc sẽ sai lầm, thế là trong cuộc chơi cứ đi sai một cách trắng trợn. Có lúc tôi thấy thật sự xót thương cho cô ấy. Hoá ra đúng thật, những người khuất phục sự cô đơn là những người đối xử với bản thân mình tàn nhẫn nhất.
Viết đến những cậu bạn trai này của Tô Tiêu, bỗng nhiên tôi lại thấy thương cảm cho cô ấy. Hạ bút viết cũng không thuận lắm. Nhan sắc đẹp đẽ của một người con gái cũng không thể địch lại được với sự phá huỷ của việc không có tình yêu. Khi nhan sắc của chúng ta đang rực rỡ nhất, chúng ta gặp được ai, chuyện trò với họ thế nào, khung cảnh khi đó ra sao, tình tiết đẹp hay không, nhiều năm sau nhìn lại liệu có còn lưu lại trong chúng ta những tình cảm đẹp đẽ hay không? Bạn trai là một chuyện rất đơn giản, nhưng tình yêu mãi mãi là thiên biến vạn hoá, muôn vàn khúc mắc.
Có ai muốn nhớ lại chuyện xưa, rồi chợt thấy cố nhân nơi chốn cũ?
Ở đại học, chúng tôi đã học được cách yêu đương như vậy đấy. Suốt chặng đường chỉ toàn đổ vỡ và đớn đau, nói chia tay khi tốt nghiệp và rồi không thu được bất cứ thành quả gì.
/79
|