Một chiếc xe điện trống dừng ở giữa phố, bên ngoài xe điện vầng mặt trời nhàn nhạt, bên trong xe điện, cũng là mặt trời, nhưng chỉ chiếc xe điện này mang một vẻ hoang lạnh nguyên thủy.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Đừng truy hỏi tôi đang ở đâu, chúng ta đều vì muốn sống tự do, nên lưu lạc tới chân trời. Giấc mộng đời người, dâu biển vô thường, sáng nay còn thấy phồn hoa tựa tuyết, ngày mai đã bị hoa rơi chôn vùi. Thời gian xử tử chúng ta, sẽ có một ngày chúng ta đều bị lăng trì đến chết. Như thế không phải là tàn nhẫn, chính bản thân chúng ta đều đã hoang phí tất cả thời gian, không ai có thể thay thế cho ai hết.
Vào những năm cuối đời, việc Trương Ái Linh muốn làm chính là hoàn toàn vứt bỏ những vật ngoài thân. Nhưng dường như thứ gì bà cũng có thể vứt bỏ, từ tình cảm, danh lợi, đến thế sự, duy chỉ có một thứ bà không chịu vứt đi, đó chính là văn chương của bà. Do lần trước bị Đới Văn Thái quấy rầy, Trương Ái Linh như con chim sợ cành cong, càng cảnh giác cao độ hơn nữa với thế giới bên ngoài. Địa chỉ của bà được bảo mật tuyệt đối, đến người thân nhất của bà là người cô cũng không được cho biết.
Khu chung cư lần này, bà cũng không thể ở được lâu dài. Đầu tiên, trong một lần dạo phố, bà bị một thanh niên Nam Mỹ va phải, bị gẫy xương vai. Bà phải đi khám bệnh một mình, may mà không có gì đáng ngại lắm. Nhưng không bao lâu sau, trong khu chung cư bà ở lại có một số di dân Nam Mỹ và châu Á chuyển đến, vì ý thức kém, cho nên giữ gìn vệ sinh chung rất tệ. Thậm chí còn có người nuôi chó, sinh ra ruồi muỗi, điều này khiến Trương Ái Linh cực kỳ khó chịu, bà một lần nữa lại viết thư cho Lâm Thức Đồng yêu cầu chuyển nhà.
Trương Ái Linh vẫn luôn không thích động vật, bà cảm thấy con người và động vật có điểm giống nhau, có máu thịt, là sẽ có ý nghĩ mờ ám. Cho nên bà thà trồng mấy bồn hoa cỏ còn hơn, bởi bà cảm thấy cỏ cây cũng có linh hồn. Nhưng từ khi bắt đầu cuộc sống xa bầy lẻ bạn, thì bà chẳng còn muốn thứ gì nữa, chỉ còn lại là vài thứ đồ dùng, đi theo bà phiêu bạt khắp nơi, nhưng cũng chẳng có tình cảm với chúng, mà chẳng qua chỉ là buộc phải dùng mà thôi.
Tháng 7 năm 1987, Lâm Thức Đồng giúp Trương Ái Linh tìm được một căn chung cư phù hợp, phòng ốc đủ mới mẻ, không có côn trùng. Trương Ái Linh rất sợ côn trùng và sâu bọ, tuổi già sức yếu như bà không còn có thể chịu đựng được sự quấy nhiễu như thế nữa. Căn chung cư mới của Trương Ái Linh, chủ nhà là người Iran, Lâm Thức Đồng lái xe đưa Trương Ái Linh cùng đến ký hợp đồng, đây cũng là lần thứ hai Lâm Thức Đồng gặp Trương Ái Linh sau hơn mười năm quen biết. Những năm qua, Trương Ái Linh và ông liên hệ qua điện thoại và thư từ, nếu không đến mức vạn bất đắc dĩ, thì bà cũng không muốn quấy rầy bất cứ ai.
Lâm Thức Đồng là một người nhiệt tình tốt bụng. Ông chỉ là một kiến trúc sư, không hề am hiểu văn chương chữ nghĩa, nhưng đối với bà già cao ngạo này, trong lòng ông lại có một sự ngưỡng mộ và kính phục vô cớ. Mười năm trước, họ không gặp mặt, nhưng hễ Trương Ái Linh yêu cầu giúp đỡ, là ông không hề do dự. Ông giúp Trương Ái Linh tìm nhà, làm bổ sung các loại giấy tờ chứng nhận bị mất, ông biến địa chỉ chỗ ở của mình thành địa chỉ vĩnh viễn của Trương Ái Linh. Ông không bao giờ dễ dàng tiết lộ tình cảnh của Trương Ái Linh cho bất cứ người nào, đồng ý tuyệt đối giữ kín hết thảy sự tình của bà.
Cho nên đối với Lâm Thức Đồng, Trương Ái Linh cũng tuyệt đối tin tưởng. Ở nước Mỹ, bà không có người thân, hơn mười năm cuối cùng, Lâm Thức Đồng cũng có thể coi là người thân duy nhất của bà, cũng là người liên lạc nhiều nhất với bà trong những năm cuối cuộc đời. Thậm chí bà rất thích nói chuyện với ông, tuy rằng bà quyết không qua lại với người đời, nhưng bà cũng không cảm thấy cô đơn. Lâm Thức Đồng cũng coi bà là một người già cô độc, cho nên đối với tất cả yêu cầu mà bà đề ra, ông đều cố gắng hết sức có thể để thỏa mãn.
Có một lần, đột nhiên bà nói với Lâm Thức Đồng tại sao Tam Mao lại tự sát. Lâm Thức Đồng không trả lời, vì căn bản ông không biết Tam Mao là ai, cũng không biết trên đời này còn có một người phụ nữ giống như Trương Ái Linh, nhưng lại khác biệt hoàn toàn với bà. Còn Trương Ái Linh cũng chỉ là vô tình hỏi, đối với bà, cuộc sống này, ai đang sống, ai đã chết, đều không còn quan trọng nữa.
Nhà mới của Trương Ái Linh là một khu chung cư đơn lẻ, nằm ở khu Westwood Village. Ở nơi này môi trường tuy tốt, nhưng cũng hơi yên tĩnh quá mức. Trương Ái Linh không thích những nơi quá yên tĩnh, bà thích ồn ào hơn một chút, bởi náo nhiệt làm bà cảm thấy an toàn. Đây có lẽ cũng chính là bậc đại ẩn cư nơi phố thị chăng? Năm tháng trôi đi trong tĩnh lặng sẽ cực kỳ dài lâu, hơn nữa còn khiến người ta cảm thấy cô đơn. Nhưng bà vẫn ở lại, có lẽ là bởi tuổi tác đã cao, bà không còn chịu đựng được bao nhiêu giày vò. Cho dù bà nhiều lần oán thán chủ nhà, nhưng tất cả đều qua hết.
Trương Ái Linh dùng cái tên giả Phong để đặt cho hòm thư của mình, đó là một cái tên Việt Nam. Bà nói với chủ nhà, bên ngoài đồn đại bà phát tài, bà sợ những người thân tìm đến đòi vay tiền. Phong là tên của bà ngoại bà, sẽ không gây chú ý. Có thể thấy, để trốn tránh người đời, bà đã thật sự phải mất nhiều công sức. Hòm thư này lúc nào cũng đầy thư, nhưng một tháng mới mở một lần. Bà đã không còn chú ý đến những thứ này nữa.
Vì bà liên tục chuyển nhà, nên đã mất liên lạc với người em trai Trương Tử Tĩnh ở Thượng Hải. Có một lần, Trương Tử Tĩnh đọc được tin nữ văn sĩ Trương Ái Linh đã qua đời… Lúc ấy, ông đau lòng khôn xiết, sau mấy lần đi lại, mới có thể liên hệ được với Trương Ái Linh, ông mới yên tâm. Bao năm qua, Trương Tử Tĩnh đã quen với sự lạnh nhạt của chị gái, nhưng trong lòng ông, chỉ cần biết được bà còn sống, bà vẫn còn là tốt rồi.
Sau này nghe tin người cô bệnh, Trương Ái Linh cũng không về Thượng Hải. Đối với bà, Thượng Hải đã là thành phố của quá khứ, những chuyện phát sinh ở đó, nay đã là kiếp trước. Dường như bà không còn nhớ một số việc, một số người, mà cho dù thi thoảng nhớ ra, thì cũng không hề có cảm giác gì. Một người sống được đến như vậy, cũng coi là một kiểu tu luyện.
Năm 1991, người bạn thân của Trương Ái Linh – Viêm Anh – qua đời. Người bạn sát cánh bên bà suốt nửa thế kỷ này, cho dù những năm về sau họ có xa cách, nhưng trong thâm tâm Trương Ái Linh, bà ấy vẫn vô cùng quan trọng. Tháng 6 năm đó, người cô của Trương Ái Linh là Trương Mậu Uyên cũng từ trần ở Thượng Hải. Người cô cũng là người thân ruột thịt nhất trên đời của Trương Ái Linh, họ đã từng ở cạnh nhau suốt bao nhiêu ngày tháng. Chỉ là thực sự quá xa xôi, bà cố gắng nhớ lại, rốt cuộc vẫn không nhớ nổi.
Sống chết đối với bà, giống như hoa nở hoa tàn, quá sức tầm thường. Xưa nay, bà không sợ một ngày nào đó mình đột nhiên chết đi, cũng không mong ngày ấy tới, bởi vì bà biết, nhân quả sớm đã được định đoạt. Cho nên, bà để bản thân sống một cách cô độc, được năm nào hay năm đó, được ngày nào hay ngày đó. Sinh mệnh chỉ là một loại tồn tại giản đơn, gánh nặng trần thế đã bị vứt bỏ, thì không còn quan trọng nữa.
Năm 1992, Lâm Thức Đồng đột nhiên nhận được một lá thư quan trọng của Trương Ái Linh, đó là bản sao di chúc của Trương Ái Linh. Nội dung của bản di chúc này là: Một, tất cả đồ đạc cá nhân đều để lại cho vợ chồng Tống Kỳ ở Hương Cảng; hai, không cử hành bất cứ hình thức tang lễ nào, hỏa táng di thể, tro cốt có thể rắc ở bất cứ cánh đồng nào. Người thực thi di chúc là Lâm Thức Đồng.
Có lẽ, Trương Ái Linh sợ hành động của mình khiến Lâm Thức Đồng cảm thấy đột ngột, nên trong thư bà giải thích: Mua được tờ bảng biểu trong hiệu sách nên nhân thể viết một trang di chúc, tránh việc số tiền còn lại sau khi chết sẽ bị sung công. Trên thực tế, Trương Ái Linh thấy những người bên cạnh, từng người từng người một ra đi, tan biến trong tro bụi của thời gian, bà biết, mình không còn xa cái ngày đó nữa. Dù bà không để tâm đến sống chết, nhưng bà vẫn nên sắp xếp ổn thỏa chuyện hậu sự của bản thân.
Nhưng bà không hề biết, sau khi bà qua đời, Nhà xuất bản Hoàng Quán và nhiều nhà xuất bản ở đại lục đã vì bản quyền tác phẩm của bà, mà gây nên những vụ kiện tụng vô cùng vô tận. Thắng thua thành bại đối với bà, cũng không còn bất cứ dây dưa mắc mớ nào nữa. Bà đã giao phó bản thân cho tử thần, mà người còn sống, cũng là sống vì sứ mệnh của bản thân. Đối với cuộc tranh đoạt ngoài ý muốn của bọn họ. Trương Ái Linh có thể thấu hiểu một cách sâu sắc, bởi bà đã từng sống một cách nghiêm túc và đầy cố gắng.
Tưởng chừng như Trương Ái Linh bàn giao bản di chúc lại một cách tình cờ như thế, nhưng cũng khiến cho Lâm Thức Đồng cảm thấy ngạc nhiên. Trong Có duyên quen biết Trương Ái Linh, ông từng nói: “Vừa đọc xong, tôi cảm thấy người này thật kỳ quái, sao lại gửi cho tôi di thư làm gì…? Trong di thư có nhắc đến Tống Kỳ, tôi lại không quen biết người này, trong thư cũng không nói rõ cách liên lạc với vợ chồng họ, mà chỉ nói nếu tôi không thể làm người thực thi di chúc, thì có thể để cô ấy mời người khác. Trương Ái Linh vẫn ổn đấy chứ? Mẹ tôi còn lớn tuổi hơn cô ấy, nhưng không hề bị lẫn chút nào…”. Về sau, Lâm Thức Đồng cũng không đáp lại bà, vì ông cho rằng, đây vẫn là chuyện còn xa vời, thậm chí, ông còn quên mất việc này.
Viết xong lá thư này, Trương Ái Linh lại giấu mình ở nơi sâu kín tít mù khơi. Ngay đến Lâm Thức Đồng cũng không biết mấy năm về sau này, rốt cuộc Trương Ái Linh sống thế nào. Trương Ái Linh vẫn như trước đây, tuy ở giữa hồng trần, nhưng lại giống ở giữa thâm sơn cùng cốc. Thi thoảng ra ngoài tản bộ, mua chút đồ dùng hàng ngày, mấy lần đi hiệu sách, có gặp hàng xóm cũng không thích chào hỏi.
Nhưng Trương Ái Linh vẫn chưa thể thanh thản hoàn toàn, trong lòng bà, còn có việc vẫn chưa hoàn thành, đó chính là tri kỉ cả đời của bà – văn chương. Ngoài cuốn Đối chiếu ký gồm cả hình lẫn chữ đó, bà còn viết lại cuốn tiểu thuyết trường thiên mang tính tự thuật, Tiểu đoàn viên. Bà hy vọng có một ngày sau khi bà ra đi, còn có thể để lại cho đời những gì liên quan đến bà. Bản thảo cuốn Tiểu đoàn viên, vốn định hoàn thành vào năm 1993, sau lại ưu tiên xuất bản cuốn Đối chiếu ký trước, nên phải gác lại, và nó đã trở thành một câu chuyện không có hồi kết.
Tiểu đoàn viên trở thành tác phẩm thần bí của Trương Ái Linh, tác phẩm này đã được bà sáng tác trong hơn hai mươi năm, cho đến trước khi bà qua đời vẫn chưa thể được hoàn thành, và trước đó bản thảo này cũng chưa từng được tiết lộ. Duy chỉ có mấy người bạn thân Tống Kỳ, giám đốc tập đoàn văn hóa Hoàng Quán Đài Loan Bình Hâm Đào là được đọc qua bản thảo này, Trương Ái Linh từng yêu cầu tiêu hủy nó trong bản di chúc, nhưng sau khi bà qua đời 14 năm, Tiểu đoàn viên vẫn được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Loan xuất bản vào ngày 26 tháng 2 năm 2009.
Trương Ái Linh từng nói: “Đây là một câu chuyện tràn đầy tình cảm, tôi muốn diễn tả sự lên thác xuống ghềnh của tình yêu, khi đã hoàn toàn vỡ mộng thì vẫn còn lại chút gì đó”. Chỉ là, cuối cùng bà đã không còn nhiệt tình để kể hết câu chuyện này. Đến nay, Tiểu đoàn viên mà chúng ta đọc được, cũng không biết rốt cuộc là bản thảo nào? Nhưng muôn vàn độc giả trung thành của Trương Ái Linh có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện chân thực về bà trong cuốn sách này, và những gì đã từng tồn tại, sẽ là những hình bóng không thể nào chạm tới được.
Năm 1994, Đối chiếu ký của Trương Ái Linh giành được Giải Văn học có thành tựu đặc biệt của Thời báo Trung Quốc Đài Loan. Vì thế, bà chụp một tấm ảnh, cũng là bức chân dung cuối cùng bà để lại cho người đời. Chúng ta nhìn thấy Trương Ái Linh khi đó đã tóc bạc da mồi, bà rất gầy, nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời. Trong tay bà cầm một quyển báo giấy, trên đó in rõ rành hàng chữ lớn màu đen Chủ tịch Kim Nhật Thành đột ngột qua đời vào ngày hôm qua. Người ta phải giật mình, phải chăng bà đang gửi đến chúng ta tín hiệu của cái chết.
Sau này, Trương Ái Linh quyết định đưa tấm ảnh này vào làm trang cuối trong bản tái bản Đối chiếu ký và còn viết thêm một đoạn tự thuật: “Khi viết cuốn sách này, tôi đã nghiên cứu trong cuốn album cũ rất lâu cách để báo tin. Cùng mọi người đọc chung một dòng tin tức, thật là có cảm giác ngay tức khắc ‘cùng chung một lúc góc trời soi chung’. Tờ báo cầm trong tay lại giống như bức ảnh mà bọn bắt cóc gửi cho người nhà con tin, để chứng minh rằng con tin ngày hôm đó vẫn còn sống. Thực ra điều này cũng không phải là so sánh khập khiễng. Có thơ làm chứng rằng: Con người già nua đa số đều là tù binh của thời gian, dù giam cầm cẩn mật nhưng nó đối đãi với tôi vẫn còn tốt, đương nhiên nó cũng có thể mỉm cười mà giết chết tôi bất cứ lúc nào”.
Giấc mộng phù sinh, mấy độ vui say. Cuộc đời khác thường và hoa lệ của Trương Ái Linh không bao lâu nữa sẽ ra mắt chào độc giả trong Đối chiếu ký. Đây là một cõi Ta Bà[1], ồn ào náo nhiệt, đến đến đi đi, duy chỉ từ bỏ, mới là tồn tại.
[1] Cõi Ta Bà: Theo quan điểm Phật giáo, “cõi ta bà” chẳng khác gì quán trọ, nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Đừng truy hỏi tôi đang ở đâu, chúng ta đều vì muốn sống tự do, nên lưu lạc tới chân trời. Giấc mộng đời người, dâu biển vô thường, sáng nay còn thấy phồn hoa tựa tuyết, ngày mai đã bị hoa rơi chôn vùi. Thời gian xử tử chúng ta, sẽ có một ngày chúng ta đều bị lăng trì đến chết. Như thế không phải là tàn nhẫn, chính bản thân chúng ta đều đã hoang phí tất cả thời gian, không ai có thể thay thế cho ai hết.
Vào những năm cuối đời, việc Trương Ái Linh muốn làm chính là hoàn toàn vứt bỏ những vật ngoài thân. Nhưng dường như thứ gì bà cũng có thể vứt bỏ, từ tình cảm, danh lợi, đến thế sự, duy chỉ có một thứ bà không chịu vứt đi, đó chính là văn chương của bà. Do lần trước bị Đới Văn Thái quấy rầy, Trương Ái Linh như con chim sợ cành cong, càng cảnh giác cao độ hơn nữa với thế giới bên ngoài. Địa chỉ của bà được bảo mật tuyệt đối, đến người thân nhất của bà là người cô cũng không được cho biết.
Khu chung cư lần này, bà cũng không thể ở được lâu dài. Đầu tiên, trong một lần dạo phố, bà bị một thanh niên Nam Mỹ va phải, bị gẫy xương vai. Bà phải đi khám bệnh một mình, may mà không có gì đáng ngại lắm. Nhưng không bao lâu sau, trong khu chung cư bà ở lại có một số di dân Nam Mỹ và châu Á chuyển đến, vì ý thức kém, cho nên giữ gìn vệ sinh chung rất tệ. Thậm chí còn có người nuôi chó, sinh ra ruồi muỗi, điều này khiến Trương Ái Linh cực kỳ khó chịu, bà một lần nữa lại viết thư cho Lâm Thức Đồng yêu cầu chuyển nhà.
Trương Ái Linh vẫn luôn không thích động vật, bà cảm thấy con người và động vật có điểm giống nhau, có máu thịt, là sẽ có ý nghĩ mờ ám. Cho nên bà thà trồng mấy bồn hoa cỏ còn hơn, bởi bà cảm thấy cỏ cây cũng có linh hồn. Nhưng từ khi bắt đầu cuộc sống xa bầy lẻ bạn, thì bà chẳng còn muốn thứ gì nữa, chỉ còn lại là vài thứ đồ dùng, đi theo bà phiêu bạt khắp nơi, nhưng cũng chẳng có tình cảm với chúng, mà chẳng qua chỉ là buộc phải dùng mà thôi.
Tháng 7 năm 1987, Lâm Thức Đồng giúp Trương Ái Linh tìm được một căn chung cư phù hợp, phòng ốc đủ mới mẻ, không có côn trùng. Trương Ái Linh rất sợ côn trùng và sâu bọ, tuổi già sức yếu như bà không còn có thể chịu đựng được sự quấy nhiễu như thế nữa. Căn chung cư mới của Trương Ái Linh, chủ nhà là người Iran, Lâm Thức Đồng lái xe đưa Trương Ái Linh cùng đến ký hợp đồng, đây cũng là lần thứ hai Lâm Thức Đồng gặp Trương Ái Linh sau hơn mười năm quen biết. Những năm qua, Trương Ái Linh và ông liên hệ qua điện thoại và thư từ, nếu không đến mức vạn bất đắc dĩ, thì bà cũng không muốn quấy rầy bất cứ ai.
Lâm Thức Đồng là một người nhiệt tình tốt bụng. Ông chỉ là một kiến trúc sư, không hề am hiểu văn chương chữ nghĩa, nhưng đối với bà già cao ngạo này, trong lòng ông lại có một sự ngưỡng mộ và kính phục vô cớ. Mười năm trước, họ không gặp mặt, nhưng hễ Trương Ái Linh yêu cầu giúp đỡ, là ông không hề do dự. Ông giúp Trương Ái Linh tìm nhà, làm bổ sung các loại giấy tờ chứng nhận bị mất, ông biến địa chỉ chỗ ở của mình thành địa chỉ vĩnh viễn của Trương Ái Linh. Ông không bao giờ dễ dàng tiết lộ tình cảnh của Trương Ái Linh cho bất cứ người nào, đồng ý tuyệt đối giữ kín hết thảy sự tình của bà.
Cho nên đối với Lâm Thức Đồng, Trương Ái Linh cũng tuyệt đối tin tưởng. Ở nước Mỹ, bà không có người thân, hơn mười năm cuối cùng, Lâm Thức Đồng cũng có thể coi là người thân duy nhất của bà, cũng là người liên lạc nhiều nhất với bà trong những năm cuối cuộc đời. Thậm chí bà rất thích nói chuyện với ông, tuy rằng bà quyết không qua lại với người đời, nhưng bà cũng không cảm thấy cô đơn. Lâm Thức Đồng cũng coi bà là một người già cô độc, cho nên đối với tất cả yêu cầu mà bà đề ra, ông đều cố gắng hết sức có thể để thỏa mãn.
Có một lần, đột nhiên bà nói với Lâm Thức Đồng tại sao Tam Mao lại tự sát. Lâm Thức Đồng không trả lời, vì căn bản ông không biết Tam Mao là ai, cũng không biết trên đời này còn có một người phụ nữ giống như Trương Ái Linh, nhưng lại khác biệt hoàn toàn với bà. Còn Trương Ái Linh cũng chỉ là vô tình hỏi, đối với bà, cuộc sống này, ai đang sống, ai đã chết, đều không còn quan trọng nữa.
Nhà mới của Trương Ái Linh là một khu chung cư đơn lẻ, nằm ở khu Westwood Village. Ở nơi này môi trường tuy tốt, nhưng cũng hơi yên tĩnh quá mức. Trương Ái Linh không thích những nơi quá yên tĩnh, bà thích ồn ào hơn một chút, bởi náo nhiệt làm bà cảm thấy an toàn. Đây có lẽ cũng chính là bậc đại ẩn cư nơi phố thị chăng? Năm tháng trôi đi trong tĩnh lặng sẽ cực kỳ dài lâu, hơn nữa còn khiến người ta cảm thấy cô đơn. Nhưng bà vẫn ở lại, có lẽ là bởi tuổi tác đã cao, bà không còn chịu đựng được bao nhiêu giày vò. Cho dù bà nhiều lần oán thán chủ nhà, nhưng tất cả đều qua hết.
Trương Ái Linh dùng cái tên giả Phong để đặt cho hòm thư của mình, đó là một cái tên Việt Nam. Bà nói với chủ nhà, bên ngoài đồn đại bà phát tài, bà sợ những người thân tìm đến đòi vay tiền. Phong là tên của bà ngoại bà, sẽ không gây chú ý. Có thể thấy, để trốn tránh người đời, bà đã thật sự phải mất nhiều công sức. Hòm thư này lúc nào cũng đầy thư, nhưng một tháng mới mở một lần. Bà đã không còn chú ý đến những thứ này nữa.
Vì bà liên tục chuyển nhà, nên đã mất liên lạc với người em trai Trương Tử Tĩnh ở Thượng Hải. Có một lần, Trương Tử Tĩnh đọc được tin nữ văn sĩ Trương Ái Linh đã qua đời… Lúc ấy, ông đau lòng khôn xiết, sau mấy lần đi lại, mới có thể liên hệ được với Trương Ái Linh, ông mới yên tâm. Bao năm qua, Trương Tử Tĩnh đã quen với sự lạnh nhạt của chị gái, nhưng trong lòng ông, chỉ cần biết được bà còn sống, bà vẫn còn là tốt rồi.
Sau này nghe tin người cô bệnh, Trương Ái Linh cũng không về Thượng Hải. Đối với bà, Thượng Hải đã là thành phố của quá khứ, những chuyện phát sinh ở đó, nay đã là kiếp trước. Dường như bà không còn nhớ một số việc, một số người, mà cho dù thi thoảng nhớ ra, thì cũng không hề có cảm giác gì. Một người sống được đến như vậy, cũng coi là một kiểu tu luyện.
Năm 1991, người bạn thân của Trương Ái Linh – Viêm Anh – qua đời. Người bạn sát cánh bên bà suốt nửa thế kỷ này, cho dù những năm về sau họ có xa cách, nhưng trong thâm tâm Trương Ái Linh, bà ấy vẫn vô cùng quan trọng. Tháng 6 năm đó, người cô của Trương Ái Linh là Trương Mậu Uyên cũng từ trần ở Thượng Hải. Người cô cũng là người thân ruột thịt nhất trên đời của Trương Ái Linh, họ đã từng ở cạnh nhau suốt bao nhiêu ngày tháng. Chỉ là thực sự quá xa xôi, bà cố gắng nhớ lại, rốt cuộc vẫn không nhớ nổi.
Sống chết đối với bà, giống như hoa nở hoa tàn, quá sức tầm thường. Xưa nay, bà không sợ một ngày nào đó mình đột nhiên chết đi, cũng không mong ngày ấy tới, bởi vì bà biết, nhân quả sớm đã được định đoạt. Cho nên, bà để bản thân sống một cách cô độc, được năm nào hay năm đó, được ngày nào hay ngày đó. Sinh mệnh chỉ là một loại tồn tại giản đơn, gánh nặng trần thế đã bị vứt bỏ, thì không còn quan trọng nữa.
Năm 1992, Lâm Thức Đồng đột nhiên nhận được một lá thư quan trọng của Trương Ái Linh, đó là bản sao di chúc của Trương Ái Linh. Nội dung của bản di chúc này là: Một, tất cả đồ đạc cá nhân đều để lại cho vợ chồng Tống Kỳ ở Hương Cảng; hai, không cử hành bất cứ hình thức tang lễ nào, hỏa táng di thể, tro cốt có thể rắc ở bất cứ cánh đồng nào. Người thực thi di chúc là Lâm Thức Đồng.
Có lẽ, Trương Ái Linh sợ hành động của mình khiến Lâm Thức Đồng cảm thấy đột ngột, nên trong thư bà giải thích: Mua được tờ bảng biểu trong hiệu sách nên nhân thể viết một trang di chúc, tránh việc số tiền còn lại sau khi chết sẽ bị sung công. Trên thực tế, Trương Ái Linh thấy những người bên cạnh, từng người từng người một ra đi, tan biến trong tro bụi của thời gian, bà biết, mình không còn xa cái ngày đó nữa. Dù bà không để tâm đến sống chết, nhưng bà vẫn nên sắp xếp ổn thỏa chuyện hậu sự của bản thân.
Nhưng bà không hề biết, sau khi bà qua đời, Nhà xuất bản Hoàng Quán và nhiều nhà xuất bản ở đại lục đã vì bản quyền tác phẩm của bà, mà gây nên những vụ kiện tụng vô cùng vô tận. Thắng thua thành bại đối với bà, cũng không còn bất cứ dây dưa mắc mớ nào nữa. Bà đã giao phó bản thân cho tử thần, mà người còn sống, cũng là sống vì sứ mệnh của bản thân. Đối với cuộc tranh đoạt ngoài ý muốn của bọn họ. Trương Ái Linh có thể thấu hiểu một cách sâu sắc, bởi bà đã từng sống một cách nghiêm túc và đầy cố gắng.
Tưởng chừng như Trương Ái Linh bàn giao bản di chúc lại một cách tình cờ như thế, nhưng cũng khiến cho Lâm Thức Đồng cảm thấy ngạc nhiên. Trong Có duyên quen biết Trương Ái Linh, ông từng nói: “Vừa đọc xong, tôi cảm thấy người này thật kỳ quái, sao lại gửi cho tôi di thư làm gì…? Trong di thư có nhắc đến Tống Kỳ, tôi lại không quen biết người này, trong thư cũng không nói rõ cách liên lạc với vợ chồng họ, mà chỉ nói nếu tôi không thể làm người thực thi di chúc, thì có thể để cô ấy mời người khác. Trương Ái Linh vẫn ổn đấy chứ? Mẹ tôi còn lớn tuổi hơn cô ấy, nhưng không hề bị lẫn chút nào…”. Về sau, Lâm Thức Đồng cũng không đáp lại bà, vì ông cho rằng, đây vẫn là chuyện còn xa vời, thậm chí, ông còn quên mất việc này.
Viết xong lá thư này, Trương Ái Linh lại giấu mình ở nơi sâu kín tít mù khơi. Ngay đến Lâm Thức Đồng cũng không biết mấy năm về sau này, rốt cuộc Trương Ái Linh sống thế nào. Trương Ái Linh vẫn như trước đây, tuy ở giữa hồng trần, nhưng lại giống ở giữa thâm sơn cùng cốc. Thi thoảng ra ngoài tản bộ, mua chút đồ dùng hàng ngày, mấy lần đi hiệu sách, có gặp hàng xóm cũng không thích chào hỏi.
Nhưng Trương Ái Linh vẫn chưa thể thanh thản hoàn toàn, trong lòng bà, còn có việc vẫn chưa hoàn thành, đó chính là tri kỉ cả đời của bà – văn chương. Ngoài cuốn Đối chiếu ký gồm cả hình lẫn chữ đó, bà còn viết lại cuốn tiểu thuyết trường thiên mang tính tự thuật, Tiểu đoàn viên. Bà hy vọng có một ngày sau khi bà ra đi, còn có thể để lại cho đời những gì liên quan đến bà. Bản thảo cuốn Tiểu đoàn viên, vốn định hoàn thành vào năm 1993, sau lại ưu tiên xuất bản cuốn Đối chiếu ký trước, nên phải gác lại, và nó đã trở thành một câu chuyện không có hồi kết.
Tiểu đoàn viên trở thành tác phẩm thần bí của Trương Ái Linh, tác phẩm này đã được bà sáng tác trong hơn hai mươi năm, cho đến trước khi bà qua đời vẫn chưa thể được hoàn thành, và trước đó bản thảo này cũng chưa từng được tiết lộ. Duy chỉ có mấy người bạn thân Tống Kỳ, giám đốc tập đoàn văn hóa Hoàng Quán Đài Loan Bình Hâm Đào là được đọc qua bản thảo này, Trương Ái Linh từng yêu cầu tiêu hủy nó trong bản di chúc, nhưng sau khi bà qua đời 14 năm, Tiểu đoàn viên vẫn được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Loan xuất bản vào ngày 26 tháng 2 năm 2009.
Trương Ái Linh từng nói: “Đây là một câu chuyện tràn đầy tình cảm, tôi muốn diễn tả sự lên thác xuống ghềnh của tình yêu, khi đã hoàn toàn vỡ mộng thì vẫn còn lại chút gì đó”. Chỉ là, cuối cùng bà đã không còn nhiệt tình để kể hết câu chuyện này. Đến nay, Tiểu đoàn viên mà chúng ta đọc được, cũng không biết rốt cuộc là bản thảo nào? Nhưng muôn vàn độc giả trung thành của Trương Ái Linh có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện chân thực về bà trong cuốn sách này, và những gì đã từng tồn tại, sẽ là những hình bóng không thể nào chạm tới được.
Năm 1994, Đối chiếu ký của Trương Ái Linh giành được Giải Văn học có thành tựu đặc biệt của Thời báo Trung Quốc Đài Loan. Vì thế, bà chụp một tấm ảnh, cũng là bức chân dung cuối cùng bà để lại cho người đời. Chúng ta nhìn thấy Trương Ái Linh khi đó đã tóc bạc da mồi, bà rất gầy, nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời. Trong tay bà cầm một quyển báo giấy, trên đó in rõ rành hàng chữ lớn màu đen Chủ tịch Kim Nhật Thành đột ngột qua đời vào ngày hôm qua. Người ta phải giật mình, phải chăng bà đang gửi đến chúng ta tín hiệu của cái chết.
Sau này, Trương Ái Linh quyết định đưa tấm ảnh này vào làm trang cuối trong bản tái bản Đối chiếu ký và còn viết thêm một đoạn tự thuật: “Khi viết cuốn sách này, tôi đã nghiên cứu trong cuốn album cũ rất lâu cách để báo tin. Cùng mọi người đọc chung một dòng tin tức, thật là có cảm giác ngay tức khắc ‘cùng chung một lúc góc trời soi chung’. Tờ báo cầm trong tay lại giống như bức ảnh mà bọn bắt cóc gửi cho người nhà con tin, để chứng minh rằng con tin ngày hôm đó vẫn còn sống. Thực ra điều này cũng không phải là so sánh khập khiễng. Có thơ làm chứng rằng: Con người già nua đa số đều là tù binh của thời gian, dù giam cầm cẩn mật nhưng nó đối đãi với tôi vẫn còn tốt, đương nhiên nó cũng có thể mỉm cười mà giết chết tôi bất cứ lúc nào”.
Giấc mộng phù sinh, mấy độ vui say. Cuộc đời khác thường và hoa lệ của Trương Ái Linh không bao lâu nữa sẽ ra mắt chào độc giả trong Đối chiếu ký. Đây là một cõi Ta Bà[1], ồn ào náo nhiệt, đến đến đi đi, duy chỉ từ bỏ, mới là tồn tại.
[1] Cõi Ta Bà: Theo quan điểm Phật giáo, “cõi ta bà” chẳng khác gì quán trọ, nhân loại sống trong cõi này đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não.
/34
|